1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

76 2,8K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 7,45 MB

Nội dung

ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhu cầu sử dụng đất đang ngày càng tăng lên làm cho đất đai càng trở nên khan hiếm. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho chúng ta là cần quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong hiện tại cũng như tương lai.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN

LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện: Phan Viết Lĩnh Lớp: Quản lý đất đai 41A

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hữu Ngữ

NĂM 2011

Trang 2

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa, côngnghiệp hóa nhu cầu sử dụng đất đang ngày càng tăng lên làm cho đất đai càngtrở nên khan hiếm Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho chúng ta là cần quản lý, sửdụng tài nguyên đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả, đảm bảo cho sự pháttriển bền vững trong hiện tại cũng như tương lai

Để có thể quản lý, sử dụng đất đai một cách có hiệu quả thì hệ thốngthông tin đất giữ một vai trò hết sức quan trọng Đó là cơ sở cho việc đề xuấtcác chính sách phù hợp và lập ra các kế hoạch hợp lý để quản lý, phân bổ, sửdụng đất cũng như đưa ra các quyết định liên quan đến đầu tư, phát triểnnhằm khai thác hợp lý nhất đối với tài nguyên đất đai

Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (trong đó có GIS) vàocác ngành, lĩnh vực đang trở nên khá phổ biến Ứng dụng GIS trong xâydựng, quản lý dữ liệu về tài nguyên đất đã mang lại những hiệu quả thiết thựcnhư: nâng cao độ chính xác, tiết kiệm thời gian, nhân lực, công sức… Vì vậy,ứng dụng GIS trong quản lý đất đai ngày càng được triển khai rộng rãi ở cáccấp, các vùng và địa phương

Thuận Thành là một trong 4 phường thuộc thành nội Huế Trước đây,

là trung tâm của vương Triều Nguyễn (1802 - 1945); ngày nay, là trung tâmcủa quần thể di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới Vì vậy, trênđịa bàn phường tập trung rất nhiều di tích Cũng chính vì đặc điểm đó nênphường Thuận Thành mang những đặc thù riêng trong công tác quản lý, sửdụng đất đai Đó là, phải đảm bảo sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội vừa phải giữ gìn, bảo tồn quỹ đất di tích cho thành phốHuế cũng như cả nước

Xuất phát từ những vấn đề trên, cũng như muốn củng cố các kiến thức

đã học góp phần tăng khả năng chuyên môn trước khi tốt nghiệp ra trường,đồng thời được sự hướng dẫn của GV.TS Nguyễn Hữu Ngữ, tôi tiến hành thực

hiện đề tài: “Ứng dụng GIS trong xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai tại phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế ”.

Trang 3

1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích

- Nghiên cứu khả năng ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS),đặc biệt là khả năng ứng dụng của phần mềm ArcGis 9.3 trong việc xây dựng,quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu tài nguyên đất

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho công tác quản lý đất đaitại phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế phù hợp vớicác yêu cầu về quản lý và sử dụng đất theo các quy định của pháp luật

- Từ cơ sở dữ liệu đã được xây dựng, tiến hành phân tích, tính toán,khai thác dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn phường

1.2.2 Yêu cầu

- Dữ liệu sau khi hoàn thành phải đảm bảo chính xác, cập nhật đơn giản

và nhanh chóng Cơ sở dữ liệu bao gồm bản đồ chứa đựng các thông tinkhông gian về thửa đất, giao thông,… đã được liên kết với dữ liệu thuộc tính

- Cấu trúc cơ sở dữ liệu của hệ thống phải thống nhất và tuân thủ theocác quy định, yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai

- Đáp ứng được các nhu cầu phân tích, xử lý, tìm kiếm, cung cấp thôngtin về đất đai trên địa bàn

Trang 4

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu về GIS

2.1.1 Khái niệm về Hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Hệ thống thông tin địa lý – GIS (Geographic Information System) là

một nhánh của công nghệ thông tin, đã hình thành từ những năm 60 của thế

kỷ trước và phát triển rất mạnh trong những năm gần đây

GIS được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian(bản đồ) gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch vàquản lý các hoạt động theo lãnh thổ

Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, GIS đã trở thành công cụ trợgiúp quyết định trong hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốcphòng, đối phó với thảm hoạ thiên tai GIS có khả năng trợ giúp các cơ quanchính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân đánh giá đượchiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông quacác chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tinđược gắn với một nền bản đồ số nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệubản đồ đầu vào

Có nhiều định nghĩa về GIS, nhưng nói chung đã thống nhất quan niệm

chung: GIS là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính

cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu, quản lý nhất định [2]

Xét dưới góc độ là công cụ, GIS dùng để thu thập, lưu trữ, biến đổi,hiển thị các thông tin không gian nhằm thực hiện các mục đích cụ thể

Xét dưới góc độ là phần mềm, GIS làm việc với các thông tin khônggian, phi không gian, thiết lập quan hệ không gian giữa các đối tượng Có thểnói các chức năng phân tích không gian đã tạo ra diện mạo riêng cho GIS

Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, GIS có thể đượchiểu như là một công nghệ xử lý các dữ liệu có toạ độ để biến chúng thànhcác thông tin trợ giúp quyết định phục vụ các nhà quản lý

Xét dưới góc độ hệ thống, GIS là hệ thống gồm các hợp phần: phầncứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, con người và phương pháp [2]

Trang 5

2.1.2 Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý GIS

Như đã nói ở trên, xét dưới góc độ hệ thống GIS gồm có 5 thành tốchính, bao gồm: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp

2.1.2.1 Phần cứng

Bao gồm hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi có khả năng thực

hiện các chức năng nhập thông tin (Input), xuất thông tin (Output) và xử lý thông tin của phần mềm Hệ thống này gồm có máy chủ (server), máy khách (client), máy quét (scanner), máy in (printer) đã được liên kết với nhau.

2.1.2.2 Phần mềm

Đi kèm với hệ thống thiết bị trong GIS ở trên là một hệ phần mềm cótối thiểu 4 nhóm chức năng sau đây:

- Nhập thông tin không gian và thông tin thuộc tính từ các nguồn khác nhau

- Lưu trữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức các thông tin không gian vàthông tin thuộc tính

- Phân tích biến đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết cácbài toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian, thời gian

- Hiển thị và trình bày thông tin dưới các dạng khác nhau, với các biệnpháp khác nhau

Phần mềm được phân thành ba lớp: Hệ điều hành, các chương trìnhtiện ích đặc biệt và các chương trình ứng dụng

kế và duy trì hệ thống hoặc những người sử dụng GIS để giải quyết các vấn

đề trong công việc

2.1.2.4 Dữ liệu

Cơ sở dữ liệu trong GIS chứa các thông tin không gian (thông tin địalý: cặp tọa độ X,Y trong hệ tọa độ phẳng hoặc địa lý) và các thông tin thuộctính được liên kết chặt chẽ với nhau và được tổ chức theo một ý đồ chuyên

Trang 6

ngành nhất định Dữ liệu có thể được nhập từ nhiều nguồn khác nhau như: Sốliệu thống kê, báo cáo, tính toán, đo đạc từ thực tế, ảnh vệ tinh…

Mỗi hệ GIS cần phải hiểu được dữ liệu trong các khuôn mẫu khác nhau,không chỉ hiểu khuôn mẫu dữ liệu riêng của hệ thống Điều này nhằm để tạo sựtrao đổi, liên kết dữ liệu giữa các hệ thống của các phần mềm khác nhau

2.1.2.5 Phương pháp

Một hệ thống GIS muốn đạt được hiệu quả cao cần phải có phươngpháp tiếp cận đúng hay nói cách khác đó là việc hoạch định các phương thức

để tiến hành công việc (đề cương chi tiết cho một dự án)

2.1.3 Hệ cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý GIS

2.1.3.1 Khái niệm về dữ liệu địa lý

Dữ liệu địa lý là loại dữ liệu nhằm phản ánh thế giới thực; do đó, mộtđối tượng của dữ liệu địa lý được coi là đã xác định khi trả lời đầy đủ thôngtin về các các câu hỏi sau:

- Cái gì? (dữ liệu thuộc tính).

- Ở đâu? (dữ liệu không gian)

- Khi nào? (thời gian)

- Tương tác với các đối tượng khác ra sao? (quan hệ)

2.1.3.2 Cấu trúc dữ liệu trong GIS

Có hai dạng cấu trúc dữ liệu cơ bản trong GIS Đó là dữ liệu không

gian và dữ liệu thuộc tính Đặc điểm quan trọng trong tổ chức dữ liệu của GIS

là: dữ liệu không gian (bản đồ) và dữ liệu thuộc tính được lưu trữ trong cùngmột cơ sở dữ liệu (CSDL) và có quan hệ chặt chẽ với nhau

a Các kiểu dữ liệu không gian

Dữ liệu không gian có hai dạng cấu trúc: cấu trúc raster và cấu trúc vector.

 Cấu trúc raster:

Có thể hiểu đơn giản đó là một “ảnh” chứa các thông tin về một chuyên

đề mô phỏng bề mặt trái đất và các đối tượng trên đó bằng một lưới (đều hoặckhông đều) gồm các hàng và cột Những phần tử nhỏ này gọi là những điểm

ảnh (pixel) Giá trị của pixel là thuộc tính của đối tượng Kích thước pixel

càng nhỏ thì đối tượng càng được mô tả chính xác Một mặt phẳng chứa đầy

các pixel tạo thành raster Cấu trúc này thường được áp dụng để mô tả các

Trang 7

đối tượng, hiện tượng phân bố liên tục trong không gian, dùng để lưu giữthông tin dạng ảnh (ảnh mặt đất, ảnh hàng không, ảnh vũ trụ ) Một số dạng

mô hình biểu diễn bề mặt như DEM (Digital Elevation Model), DTM (Digital

Terrain Model), TIN (Triangulated Irregular Network) trong CSDL cũng

thuộc dạng raster

Ưu điểm của cấu trúc dữ liệu dạng raster là dễ thực hiện các chức năng

xử lý và phân tích Tốc độ tính toán nhanh, thực hiện các phép toán bản đồ dễdàng Dễ dàng liên kết với dữ liệu viễn thám Cấu trúc raster có nhược điểm

là kém chính xác về vị trí không gian của đối tượng Khi độ phân giải càngthấp (kích thước pixel lớn) thì sự sai lệch này càng tăng

Cấu trúc vector mô tả vị trí và phạm vi của các đối tượng không gianbằng tọa độ cùng các kết hợp hình học gồm nút, cạnh, mặt và quan hệ giữachúng Về mặt hình học, các đối tượng được phân biệt thành 3 dạng: đối

tượng dạng điểm (point), đối tượng dạng đường (line) và đối tượng dạng vùng (region hay polygon) Điểm được xác định bằng một cặp tọa độ X,Y Đường

là một chuỗi các cặp tọa độ X,Y liên tục Vùng là khoảng không gian đượcgiới hạn bởi một tập hợp các cặp tọa độ X,Y trong đó điểm đầu và điểm cuốitrùng nhau Với đối tượng vùng, cấu trúc vector phản ánh đường bao

Cấu trúc vector có ưu điểm là vị trí của các đối tượng được định vị chínhxác (nhất là các đối tượng điểm, đường và đường bao) Cấu trúc này giúp chongười sử dụng dễ dàng biên tập bản đồ, chỉnh sửa, in ấn Tuy nhiên cấu trúcnày có nhược điểm là phức tạp khi thực hiện các phép chồng xếp bản đồ [2]

b Dữ liệu thuộc tính

Dữ liệu thuộc tính dùng để mô tả đặc điểm của đối tượng Dữ liệu

thuộc tính có thể là định tính - mô tả chất lượng (qualitative) hay là định lượng (quantative) Về nguyên tắc, số lượng các thuộc tính của một đối

tượng là không có giới hạn Để quản lý dữ liệu thuộc tính của các đối tượngđịa lý trong CSDL, GIS đã sử dụng phương pháp gán các giá trị thuộc tính

cho các đối tượng thông qua các bảng số liệu Mỗi bản ghi (record) đặc

trưng cho một đối tượng địa lý, mỗi cột của bảng tương ứng với một kiểuthuộc tính của đối tượng đó

Trang 8

Các dữ liệu trong GIS thường rất lớn và lưu trữ ở các dạng khác nhaunên tương đối phức tạp Do vậy, để quản lý, người ta phải xây dựng các cấutrúc chặt chẽ cho các CSDL Có các cấu trúc cơ bản sau:

 Cấu trúc phân nhánh (hierarchical data structure):

Cấu trúc này thường sử dụng cho các dữ liệu được phân cấp theo quan

hệ mẹ - con hoặc 1 - nhiều Cấu trúc này rất thuận lợi cho việc truy cập theo

khóa nhưng nếu muốn tìm kiếm theo hệ thống thì tương đối khó khăn Hệ rất

dễ dàng được mở rộng bằng cách thêm nhánh nhưng rất khó sửa đổi toàn bộcấu trúc hệ Một bất cập khác của cấu trúc dữ liệu kiểu này là phải duy trì

các tập tin (các file) chỉ số lớn (Index) và những giá trị thuộc tính phải lặp đi

lặp lại ở các cấp Điều này làm dư thừa dữ liệu, tăng chi phí lưu trữ và thờigian truy cập

Cấu trúc này thường hay sử dụng cho các dữ liệu địa lý có nhiều thuộctính và mỗi thuộc tính thì lại liên kết với nhiều đối tượng Cấu trúc này rất

tiện lợi khi thể hiện các mối quan hệ nhiều - nhiều Cấu trúc này giúp cho việc

tìm kiếm thông tin tương đối mềm dẻo, nhanh chóng, tránh dữ liệu thừa

Tuy nhiên, đây là một hệ cấu trúc phức tạp, tương đối khó thiết kế Cầnphải xác định rõ các mối quan hệ để tránh nhầm lẫn

Dữ liệu được lưu trữ trong các bản ghi (record) tạo thành bộ (tuple)

-đó là tập hợp các thông tin của một đối tượng theo một khuôn mẫu quy địnhtrước Các bộ tập hợp thành một bảng hai chiều gọi là một quan hệ Như vậy,

mỗi cột trong quan hệ thể hiện một thuộc tính Mỗi một bản ghi (record) có

một mã chỉ số để nhận dạng và như vậy có thể liên kết qua các bảng quan hệvới nhau thông qua mã này

Cấu trúc quan hệ có thể tìm kiếm truy cập đối tượng nhanh chóng vàlinh động bằng nhiều khóa khác nhau Có thể tổ chức, bổ sung dữ liệu tươngđối dễ dàng vì đây là những dạng bảng đơn giản Số lượng kiên kết không bịhạn chế và không gây nhầm lẫn như trong quan hệ mạng Do vậy, không cầnlưu trữ dư thừa Tuy nhiên, chính vì không có con trỏ nên việc thao tác tuần

tự trên các file để tìm kiếm, truy cập sẽ mất nhiều thời gian [2]

Trang 9

2.1.3.3 Chuyển đổi dữ liệu trong GIS

Việc chuyển đổi dữ liệu trong GIS là rất quan trọng vì nó giúp tiết kiệmthời gian, công sức cũng như tạo sự trao đổi thuận tiện, nhanh chóng giữacác hệ cơ sở dữ liệu và các phần mềm với nhau Trong GIS, có 2 dạng chuyểnđổi dữ liệu cơ bản: chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu và chuyển đổi dữ liệu giữacác phần mềm khác nhau

Chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu: Có thể chuyển đổi dữ liệu từ cấu trúcraster sang vector và ngược lại thông qua các chức năng của các phần mềmGIS Hiện nay, phần lớn các hệ mềm GIS đều có những chức năng trên

Chuyển đổi dữ liệu giữa các phần mềm khác nhau: Thông qua chức

năng nhập (Import) và xuất (Export) của các phần mềm GIS.

2.2 Tình hình ứng dụng GIS trong xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về đất đai trên thế giới và tại Việt Nam

2.2.1 Tình hình ứng dụng trên thế giới

Hệ thống GIS đầu tiên trên thế giới có tên gọi là CanadianGeographical Information System đã được Canada xây dựng vào năm 1964.Cùng lúc đó, tại Mỹ hàng loạt các trường đại học cũng tiến hành nghiên cứu

và xây dựng các Hệ thống thông tin địa lý Rất nhiều hệ thống trong số đó đãkhông tồn tại được bao lâu do khâu thiết kế cồng kềnh và giá thành quá cao.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở giai đoạn này đã đưa ra những lý luận nhậnđịnh quan trọng về vai trò, chức năng của Hệ thống thông tin địa lý Hàng loạtloại bản đồ có thể được số hoá và liên kết với nhau tạo ra một bức tranh tổngthể về tài nguyên thiên nhiên của một khu vực, một quốc gia hay một châulục Sau đó, máy tính được sử dụng để phân tích các đặc trưng của nguồn tàinguyên đó và cung cấp các thông tin bổ ích, kịp thời cho việc quy hoạch

Trong giai đoạn những năm 1970 đến 1980, trước sự gia tăng nhu cầuquản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, nhiều quốc giacũng như các tổ chức quốc tế đã quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu vàphát triển của hệ thống thông tin địa lý Bên cạnh đó, có hàng loạt các yếu tố

đã thay đổi thuận lợi cho sự phát triển của GIS Các ứng dụng của GIS tronglĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường phát triển mạnh trong

thời gian này, điển hình như các hệ LIS (Land Information System), LRIS

Trang 10

(Land Resource Information System), ILWIS (Integrated Land and Water

Information System),… và hàng loạt các sản phẩm thương mại của các hãng,

các tổ chức nghiên cứu phát triển ứng dụng GIS như ESRI, Computerversion,Intergraph…

Ngày nay, việc xây dựng các cơ sở dữ liệu toàn cầu về địa lý, tàinguyên và môi trường đang được các nhà quản lý quan tâm nhằm phục vụcho các nhu cầu khác nhau như bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên… Việcxây dựng dữ liệu địa lý và đất đai toàn cầu được xác định trong chương trình

Bản đồ Thế giới (Global Mapping) được bắt đầu từ năm 1996 với nội dung là

thành lập hệ thống bản đồ nền theo tiêu chuẩn thống nhất ở tỷ lệ 1/1.000.000bao gồm các lớp thông tin liên quan đến tài nguyên đất Các nhà khoa họctrên thế giới đã dự định tới việc xây dựng một cơ sở dữ liệu không gian thống

nhất mang tên GSDI (Spatial Data Infrastructure), những nghiên cứu khả thi

về hệ thống CSDL này đã được tiến hành từ năm 1996

Tại Đông Nam Á, Liên Hợp Quốc đã chủ trì chương trình cơ sở hạ tầng

về thông tin Địa lý Châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu từ năm 1995 tạiMalaysia Với sự hình thành các nhóm nghiên cứu về hệ quy chiếu và địa giớihành chính, hệ thống pháp lý, bản đồ nền, chuẩn hoá thông tin Chương trìnhnày cũng tập trung nghiên cứu xây dựng hệ quy chiếu, hệ toạ độ và CSDLkhông gian cho khu vực

Nhìn chung từ khi ra đời cho đến nay, Hệ thống thông tin địa lý (GIS)

đã được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ trên thế giới GIS đã được pháttriển và ứng dụng không chỉ trong quản lý đất đai mà còn trong nhiều ngành,lĩnh vực khác nhằm giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược phát triển đốivới mỗi quốc gia cũng như của toàn cầu

2.2.2 Tình hình ứng dụng GIS trong xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về đất đai ở Việt Nam

Từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, hệ thống thông tin địa

lý (GIS) bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam qua các dự án hợp tác quốc tế Tuynhiên, cho đến giữa thập niên 90, GIS mới có cơ hội phát triển ở Việt Nam.Hiện nay, nhiều cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp đã và đang tiếp cận côngnghệ thông tin địa lý (công nghệ GIS) để giải quyết các bài toán của cơ quan

Trang 11

mình như quản lý môi trường, tài nguyên hoặc thực hiện các bài toán quyhoạch sử dụng đất, quản lý và thiết kế các công trình hạ tầng kỹ thuật…

Một số phần mềm lớn của GIS như ArcGis, Mapinfo, Microstation…

đã được sử dụng ở nhiều nơi để xây dựng lại bản đồ địa hình, bản đồ địachính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc Sự kết hợp giữacông nghệ viễn thám và GIS đã bắt đầu được ứng dụng trong một số nghiêncứu về nông lâm nghiệp như trong công tác điều tra quy hoạch rừng (Việnđiều tra quy hoạch rừng), công tác điều tra đánh giá và quy hoạch đất nôngnghiệp của Viện quy hoạch, thiết kế nông nghiệp…

Năm 1998, Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường)

đã xây dựng dự án khả thi xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất(bao gồm cơ sở dữ liệu địa lý và cơ sở dữ liệu đất đai) Mục tiêu của dự án là:Nghiên cứu phân tích thiết kế tổng thể hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tàinguyên đất và kế hoạch triển khai dài hạn Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầngthông tin cho cơ sở dữ liệu tài nguyên đất ở Trung ương và các tỉnh bao gồm:Đầu tư từng bước phần cứng phần mềm, đường truyền cho cơ sở dữ liệuthành phần; đào tạo cán bộ tin học; xây dựng chuẩn thông tin thống nhất; xâydựng cơ sở dữ liệu thông tin bao gồm hệ quy chiếu, hệ toạ độ, độ cao nhànước, hệ thống địa danh, địa giới hành chính, xây dựng thông tin bản đồ nềnđịa hình các tỷ lệ 1/50.000, 1/100.000 phủ trùm cả nước và tỷ lệ 1/25.000,1/10.000 các vùng kinh tế trọng điểm Xây dựng thông tin bản đồ nền địahình đáy biển các tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000.000; bản đồ nền địa lý các tỷ

lệ nhỏ hơn 1/1.000.000 cả nước; xây dựng thông tin không gian có liên quankhác như bản đồ ảnh hàng không, vũ trụ, các loại bản đồ địa lý khác; xâydựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai đến từng thửa đất ở cấp tỉnh, xây dựng cơ

sở dữ liệu thông tin hiện trạng sử dụng đất, chất lượng đất, giá đất, quy hoạch

sử dụng đất; xây dựng các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin nhưFamis, Cilis, Vilis…

Với các dự án được hoàn thành, đã phát huy tác dụng trong việc đápứng yêu cầu công tác quản lý và sử dụng đất đai theo luật đất đai 2003; gópphần tăng cường hiệu lực quản lý và hiệu quả sử dụng đất đai, đảm bảo quyềnlợi hợp pháp của người sử dụng đất, hỗ trợ quy hoạch phát triển kinh tế - xã

Trang 12

hội, thu hút đầu tư, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đăng ký, định giáđất và bất động sản

Hiện nay, Viện phát triển tài nguyên đất đã ứng dụng công nghệ GISsản xuất được 44 loại bản đồ khác nhau liên quan đến tình trạng dinh dưỡngđất, sử dụng phân bón, nhiễm mặn, sử dụng đất

Do vậy, tiềm năng ứng dụng GIS trong xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệutài nguyên đất đai đã được mở rộng và ngày càng tỏ ra hiệu quả, trở thànhmột công cụ hỗ trợ ra quyết định đối với các chuyên gia quy hoạch và các nhàquản lý

2.2.3 Ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng kỹ thuật GIS

2.2.3.1 Ưu điểm

Kỹ thuật GIS là một công nghệ ứng dụng các tiến bộ của khoa học máytính, do đó việc sử dụng GIS trong các mục tiêu nghiên cứu so với cácphương tiện cổ điển có thể mang lại những hiệu quả cao do:

- Là cách tiết kiệm chi phí và thời gian nhất trong việc lưu trữ số liệu

- Có thể thu thập số liệu với số lượng lớn

- Số liệu lưu trữ có thể được cập nhật một cách dễ dàng

- Chất lượng số liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt

- Dễ dàng truy cập, phân tích số liệu từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau

- Tổng hợp một lần được nhiều loại số liệu khác nhau để phân tích vàtạo ra nhanh chóng một lớp số liệu tổng hợp mới

Đặc biệt trong nông nghiệp, GIS có 3 điểm thuận lợi chính khi được sosánh với cách quản lý bản đồ truyền thống trước đây:

- Chúng là một công cụ khá mạnh trong việc lưu trữ và diễn đạt các sốliệu đặc biệt là các bản đồ

- Chúng có thể cho ra những kết quả dưới những dạng khác nhau nhưcác bản đồ, bảng, biểu và các biểu đồ thống kê

- Chúng là một công cụ đắc lực cho các nhà khoa học đặc biệt về lĩnhvực nghiên cứu hệ thống canh tác, đánh giá đất đai, khả năng thích nghi củacác kiểu sử dụng đất, quản lý và xử lý các bản đồ giải thửa trong quản lý đấtđai… Nó giúp cho các nhà làm khoa học có khả năng phân tích các nguyênnhân, những ảnh hưởng và kiểm chứng những biến đổi trong hệ thống sinh

Trang 13

thái cũng như khả năng thích ứng của việc thay đổi một chính sách đối vớingười dân.

2.2.3.2 Hạn chế

Trong quá trình sử dụng kỹ thuật GIS cũng có những trở ngại xuấthiện, những trở ngại này đặc biệt quan trọng là cần được cân nhắc thậntrọng trong quá trình phát triển GIS tại các nước kém và đang phát triểnnhư Việt Nam, đó là:

- Chi phí và những vấn đề kỹ thuật đòi hỏi trong việc chuẩn bị lại các

số liệu thô hiện có, nhằm có thể chuyển từ bản đồ dạng giấy truyền thốngsang dạng kỹ thuật số trên máy tính (thông qua việc số hoá, quét ảnh )

- Đòi hỏi nhiều kiến thức của các kỹ thuật cơ bản về máy tính, và yêucầu lớn về nguồn tài chính ban đầu

- Chi phí của việc mua sắm và lắp đặt thiết bị và phần mềm GIS khá cao

- Trong một số lĩnh vực ứng dụng, hiệu quả tài chính thu lại thấp [3]

2.3 Mô hình cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai

Mô hình CSDL của hệ thống thông tin đất đai bao gồm ba thành phần

cơ bản là: dữ liệu đầu vào, phân tích dữ liệu và thông tin đầu ra

2.3.1 Dữ liệu đầu vào

Dữ liệu đầu vào của GIS bao gồm 2 thành phần chính là dữ liệu không

gian và dữ liệu thuộc tính Dữ liệu không gian có thể có được từ bản đồ giấyhoặc ảnh hàng không được xử lý thành định dạng số và dữ liệu số từ các nguồn

và các định dạng khác nhau có thể được chuyển đổi về định dạng phù hợp với cơ

sở dữ liệu hiện có Dữ liệu thuộc tính đóng vai trò mô tả các thông tin định tính,định lượng, chú thích cho dữ liệu bản đồ Dữ liệu thuộc tính thường ở dạng chữ

số, văn bản, biểu đồ, đồ thị hoặc có thể là âm thanh, hình ảnh, phim…

Các nguồn dữ liệu GIS được thu thập chủ yếu từ các nguồn như số hoá

từ bản đồ giấy, các số liệu toạ độ thu được từ các máy đo đạc, số liệu thống

kê, điều tra thực địa, các số liệu điều tra cơ bản đã có, ảnh vệ tinh, hệ thốngđịnh vị toàn cầu (GPS)…

2.3.2 Phân tích dữ liệu

Chức năng của GIS cho phép chúng ta thực hiện các phép phân tích dữliệu không gian và dữ liệu thuộc tính để phục vụ cho quá trình quản lý và trợ

Trang 14

giúp cho việc ra các quyết định Công việc này yêu cầu các kỹ năng để chọn

lựa và sử dụng các công cụ từ hộp công cụ của GIS và có các kiến thức về các

dữ liệu đang được sử dụng

Có nhiều phương pháp phân tích dữ liệu trong GIS, tuỳ vào từng mụctiêu và nguồn dữ liệu cụ thể mà ta có thể chọn các phương pháp phân tíchkhác nhau:

- Thao tác phân tích trên một lớp dữ liệu: Là những thủ tục để truy vấnthuộc tính, truy vấn không gian thực hiện trên một lớp dữ liệu và tạo nhữngtập dữ liệu mới

- Thao tác phân tích trên nhiều lớp dữ liệu: Là những thao tác trênnhiều lớp dữ liệu không gian để thực hiện các bài toán phân tích: chồng lớp,phân tích sự gần kề, phân tích sự tương quan không gian…

- Mô hình hoá không gian: Bao gồm việc xây dựng những mô hình đểgiải thích và dự đoán không gian, mô phỏng không gian

- Phân tích bề mặt: Liên quan đến sự phân bố không gian của đối tượngtrên bề mặt trong những điều kiện có cấu trúc không gian 3 chiều

Việc lựa chọn một hệ thống phần mềm ứng dụng để phân tích và xử lý

dữ liệu của hệ thống thông tin tài nguyên đất đóng vai trò hết sức quan trọng

Vì ngoài chức năng quản lý CSDL nói trên, phần mềm này cần có chức năngxây dựng các cơ sở dữ liệu dẫn xuất, đáp ứng cho nhu cầu của các ngành, các

tổ chức, các mục đích sử dụng chuyên dùng khác nhau

2.3.3 Thông tin đầu ra

Đây là yếu tố quan trọng vì nó sẽ cho ta biết được hiệu quả của hệ cơ

sở dữ liệu GIS đã được xây dựng và quản lý

Dữ liệu GIS có thể được xuất ra dưới nhiều dạng khác nhau như dữ liệukhông gian ở dạng ảnh, bản đồ hoặc dưới dạng bảng, biểu, đồ thị, sơ đồ… cóthể in trên giấy, xuất ra thành các tập tin để đưa vào các báo cáo hoặc chuyểnlên mạng Internet cung cấp cho người dùng ở xa…

Các thông tin đầu ra của cơ sở dữ liệu đất đai sẽ là một trong những cơ

sở quan trọng giúp cho các nhà quản lý, các nhà quy hoạch cũng như nhữngngười khai thác thực hiện được những yêu cầu theo công việc của mình trongnhiều lĩnh vực khác nhau

Trang 15

Mô hình CSDL của hệ thống thông tin đất đai được thể hiện qua sơ đồ

ở hình 2.1:

Hình 2.1: Sơ đồ mô hình cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai

2.4 Giới thiệu về phần mềm ArcGis Desktop 9.3

ArcGis Desktop là một sản phẩm của Viện Nghiên cứu hệ thống môitrường (ESRI) Có thể nói, đây là một phần mềm về GIS hoàn thiện nhất.ArcGis cho phép người sử dụng thực hiện những chức năng của GIS ở bất

cứ nơi nào họ muốn: trên màn hình, máy chủ, trên mạng (web), trên các trường (field)…

Trang 16

Hình 2.2: Các ứng dụng của phần mềm trong ArcGis

- Tạo lập bản đồ

Nhằm giúp cho người sử dụng dễ dàng xây dựng các bản đồ chuyên đề

để truyền tải thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và chuẩn xác, ArcMapcung cấp hàng loạt các công cụ để người dùng đưa dữ liệu của họ lên bản đồ,thể hiện, trình bày chúng sao cho có hiệu quả và ấn tượng nhất

- Trợ giúp ra quyết định

ArcMap cung cấp cho người dùng các công cụ để phân tích, xử lý dữliệu không gian, giúp cho người dùng dễ dàng tìm được lời giải đáp cho cáccâu hỏi như là “Ở đâu ?”, “Như thế nào ?”, “Có bao nhiêu ?”,… Các thông tinnày sẽ giúp cho người dùng có những quyết định nhanh chóng, chính xác hơn

về một vấn đề cụ thể xuất phát từ thực tế mà cần phải được giải quyết

Trang 17

- Trình bày

ArcMap cho phép người dùng trình bày, hiển thị kết quả công việc của

họ một cách dễ dàng Người dùng có thể xây dựng những bản đồ chất lượng

và tạo các hiển thị tương tác để kết nối các báo cáo, đồ thị, biểu đồ, bảng biểu,bản vẽ, tranh ảnh và những thành phần khác với dữ liệu của người dùng Họ

có thể tìm kiếm, truy vấn thông tin địa lý thông qua các công cụ xử lý dữ liệurất mạnh và chuyên nghiệp của ArcMap

- Khả năng tùy biến của chương trình

Môi trường tùy biến của ArcMap cho phép người dùng tự tạo các giaodiện phù hợp với mục đích, đối tượng sử dụng, xây dựng những công cụ mới

để thực hiện công việc của người dùng một cách tự động, hoặc tạo nhữngchương trình ứng dụng độc lập thực thi trên nền tảng của ArcMap

ArcCatalog:

ArcCatalog dùng để lưu trữ, quản lý hoặc tạo mới các dữ liệu địa lý:

- Tạo mới một cơ sở dữ liệu

- Kết nối và tìm kiếm dữ liệu

- Xác định hệ thống tọa độ cho cơ sở dữ liệu

ArcToolbox:

ArcToolbox cung cấp các công cụ để xử lý, xuất nhập các dữ liệu từ cácđịnh dạng khác như Mapinfo, MicroStation, AutoCad… Các công cụ về chồng

xếp, phân tích không gian như cắt (Clip), giao (Intersect), gộp (Merge), …

2.4.2 Giới thiệu về định dạng dữ liệu Shapefile lưu trữ trong ArcGIs

- Dữ liệu Shapefile là một trong ba định dạng được lưu trữ trongArcGis: Shapefile lưu trữ cả dữ liệu không gian lẫn dữ liệu thuộc tính Tùythuộc vào các loại đối tượng không gian mà nó lưu trữ, Shapefile sẽ đượchiển thị trong ArcCatolog bằng một trong ba biểu tượng sau:

Hình 2.3: Các biểu tượng chính của Shapfile

Trang 18

Về thực chất Shapefile không phải là một file mà là 5 - 6 file có têngiống nhau nhưng đuôi khác nhau, trong đó 3 file quan trọng nhất là các file

có đuôi:

*.shp - chứa các đối tượng không gian

*.dbf - bảng thuộc tính

*.shx - chỉ số để liên kết đối tượng với bảng thuộc tính

*.Prj - xác định hệ quy chiếu của Shapefile

Shapefile rất hay được dùng trong thành lập bản đồ và trong một sốphân tích Phần lớn dữ liệu địa lý đều nằm ở dạng Shapefile Shapefile đơngiản hơn hai định dạng còn lại vì nó chỉ lưu các đối tượng trong những lớpđối tượng đơn (điểm, đường hoặc vùng)

PHẦN 3

Trang 19

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Từ ngày 3/1/2011 đến ngày 6/5/2011

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội, tình hình sử dụngđất đai của phường Thuận Thành

- Ứng dụng phần mềm ArcGis 9.3 để lập, quản lý, khai thác hệ thốngthông tin về đất đai trên địa bàn:

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin đất đai của phường.+ Tạo sự liên kết giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

+ Phân tích, tìm kiếm các thông tin trong hệ cơ sở dữ liệu để phục vụcho quản lý nhà nước về đất đai

+ Lưu trữ, khai thác các thông tin phục vụ cho các mục đích cụ thể

3.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: Dùng phương pháp này để thu thập các

số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý sử dụngđất, các loại bản đồ… để phục vụ cho quá trình nghiên cứu

- Phương pháp ứng dụng tin học: Từ các thông tin thu thập được, sửdụng phần mềm ArcGis để tiến hành biên tập lại, thiết lập thêm các trường dữliệu thuộc tính để mô tả cho đối tượng bản đồ tạo nên cơ sở dữ liệu thống nhấtcung cấp các thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai

- Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Từ các số liệu thu thập đượctiến hành chọn lọc, xử lý, phân tích, hiển thị dữ liệu…

- Phương pháp kế thừa: Sử dụng, kế thừa số liệu, tài liệu tham khảo,các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các phương tiệnthông tin đại chúng

Trang 20

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm chung của khu vực nghiên cứu

Trang 21

4.1.1 Khái quát về vị trí địa lý và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Hình 4.1: Sơ đồ vị trí phường Thuận Thành – thành phố Huế

(Nguồn: Dư địa chí Thừa Thiên Huế)

Phường Thuận Thành là một trong bốn phường nội thành của thành phốHuế, với vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp phường Thuận Lộc

- Phía Nam giáp phường Phú Hoà

- Phía Đông giáp phường Thuận Lộc và Phú Hoà

- Phía Tây giáp phường Thuận Hoà và Tây Lộc

4.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

a Dân số

- Phường Thuận Thành gồm 8 khu dân cư, 16 tổ dân phố với 2.951 hộ.

Dân số toàn phường năm 2010 là 15.212 người trong đó có 7.892 nữ và 7.320nam Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,01% Trong đó số nhân khẩu thuộc đốitượng hộ nghèo là 342 người chiếm tỷ lệ 2,25%, số nhân khẩu thuộc đốitượng cận nghèo là 226 người chiếm tỷ lệ 1,49% [11], [14]

b Thực trạng cơ sở hạ tầng

Phường Thuận Thành

Trang 22

- Là một trong những phường nội thành của thành phố Huế, những nămvừa qua Phường Thuận Thành đã được quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện

cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, cấp thoát nước… Tỷ lệ hộ được dùng điện

và nước sạch đạt 100% Phần lớn các tuyến đường chính trên địa bàn phườngnhư Mai Thúc Loan, Đinh Tiên Hoàng, Đặng Thái Thân… đều đã được nângcấp mở rộng với đầy đủ hệ thống thoát nước và đèn đường chiếu sáng Bêncạnh đó, 100% các đường, kiệt đã được nhựa hóa, bê tông hóa tạo điều kiệnthuận lợi cho đời sống sinh hoạt, đi lại của người dân

- Là một phường nội thành nên phường Thuận Thành không có cáctrung tâm kinh tế lớn; nhân dân buôn bán kinh doanh sầm uất chủ yếu trên 2trục đường chính là Mai Thúc Loan, Đinh Tiên Hoàng; còn các trục đườngcòn lại việc kinh doanh buôn bán phần lớn là nhỏ lẻ và không đáng kể

c Y tế - Giáo dục

- Trong những năm vừa qua, công tác y tế - giáo dục trên địa bànphường luôn được quan tâm xây dựng Năm 2006, phường đã được côngnhận đạt chuẩn quốc gia về công tác y tế 100% trẻ trong độ tuổi và các bà mẹmang thai đều được tiêm chủng đầy đủ theo định kỳ Ý thức về chăm sóc sứckhỏe, phòng chống bệnh tật, vệ sinh môi trường… trong mọi tầng lớp nhândân cũng ngày càng được nâng cao

- Phường có hệ thống trường học đã và đang được đầu tư xây dựnghoàn chỉnh từ cấp Mầm non đến Đại học, đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địabàn Các trường như: Trường Mầm non II, trường tiểu học Thuận Thành vàTrần Quốc Toản, trường Trung học cơ sở Thống Nhất đều đạt chuẩn quốc gia

và đều là các đơn vị có chất lượng giáo dục cao của thành phố Ngoài ra trênđịa bàn phường còn có 03 trường Đại học (Kinh Tế, Nông Lâm, Nghệ Thuật);

01 trường Trung cấp văn hoá Nghệ thuật và 1 trường trung học phổ thông(Trường THPT Nguyễn Huệ) Với hệ thống trường lớp được xây dựng đãkhông những đáp ứng nhu cầu dạy, học trên địa bàn mà còn thu hút một sốlượng lớn học sinh, sinh siên từ các nơi khác về theo học Trên địa bànphường, 100% tỉ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường đầy đủ Phường đã được côngnhận phổ cập giáo dục đúng độ tuổi liên tục trong nhiều năm

Trang 23

4.1.2 Tình hình quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn và những khó khăn, vướng mắc

4.1.2.1 Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn

- Từ năm 1996 cho đến nay, phường Thuận Thành đã được đo đạc,thành lập, chỉnh lý bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 500 qua 2 đợt, vào các năm 1996

và 2007

+ Năm 1996, do Liên đoàn địa chất 4 đo đạc, thành lập gồm 42 tờ bản

đồ với tổng diện tích là 144,20 ha và được nghiệm thu vào năm 1998

+ Năm 2007, do Xí nghiệp đo đạc địa hình Miền Nam đo đạc và chỉnh

lý lại thành bản đồ GIS gồm 42 tờ với tổng diện tích là 141,90 ha và đượcnghiệm thu vào tháng 6 năm 2010 Bản đồ GIS đã được dùng làm cơ sở chocông tác tổng kiểm kê đất đai năm 2010 cho toàn phường

- Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của phườngcũng mang những nét đặc thù riêng, chủ yếu là nhằm bảo tồn quỹ đất di tíchlịch sử trên địa bàn Trong thời gian qua, phường đã phối hợp với các cơ quanchức năng thực hiện một số dự án quy hoạch như dự án quy hoạch thuộc khuvực Nam kinh thành Huế (di dời 25 hộ dân); quy hoạch cải tạo sông Ngự Hà(di dời và bố trí tái định cư cho 65 hộ dân)…

- Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất là một trong những yếu tố quan trọng để tăng cườnghiệu lực của công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng như đảm bảo quyền vàlợi ích cho người sử dụng đất Vì vậy, thời gian qua, UBND phường đã vậnđộng cũng như tạo điều kiện để thực hiện việc đăng ký đất đai và cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng đất Trong năm 2009,UBND phường đã tiến hành xác nhận và đề nghị UBND thành phố cấpGCNQSDĐ cho 90 trường hợp, đưa tổng số hộ được cấp GCNQSDĐ vàquyền sở hữu nhà ở lên 1.398 hộ trong tổng số 1.608 hộ đủ điều kiện đượccấp giấy, đạt tỷ lệ 87%

- Hiện trạng sử dụng và quản lý đất đai trên địa bàn phường tính đếnngày 01/01/2010 như sau:

Trang 24

+ Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 thì tổng diện tích tự nhiêncủa phường Thuận Thành là 141,90 ha Cơ cấu diện tích các loại đất theo mụcđích sử dụng trong tổng diện tích tự nhiên được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Cơ cấu, diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng

Đơn vị tính: ha

tích

Tỷ lệ (%)

Trong tổng diện tích tự nhiên thì 100% là đất phi nông nghiệp; trongcác loại đất phi nông nghiệp thì đất chuyên dùng có diện tích lớn nhất là101,14 ha (chiếm 71,28%) Diện tích đất ở tại đô thị là 40,43 ha chiếm(28,49%) Còn lại là đất tôn giáo, tín ngưỡng chiếm 0,23%

+ Về cơ cấu, diện tích các loại đất phân theo đối tượng sử dụng và quản

lý được thể hiện qua bảng 4.2 Trong đó, đối tượng sử dụng đất có diện tíchlớn nhất là các cơ quan, đơn vị của nhà nước với 81,57 ha; tiếp đến là hộ giađình, cá nhân với 39,36 ha chiếm 27,74% tổng diện tích đất đang sử dụng

Trang 25

Bảng 4.2: Cơ cấu, diện tích các loại đất theo đối tượng sử dụng và quản lý

Đơn vị tính: ha

STT Đối tượng sử dụng, quản lý đất phi

+ Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2005 – 2010:

Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 cho thấy: diện tích đất tự nhiên củaphường năm 2010 giảm 2,30 ha so với năm 2005 Qua kết quả nghiên cứu,trao đổi với cán bộ ở phường đã chỉ ra rằng: diện tích tự nhiên của phườnggiảm không có nghĩa là ranh giới hành chính của phường bị thu hẹp lại mà là

do sai lệch về kết quả thông kê, kiểm kê hoặc kết quả đo đạc, tính toán giữahai thời điểm 2010 và 2005

Tình hình biến động đất đai theo mục đích sử dụng giai đoạn 2005 –

2010 thể hiện qua bảng 4.3 như sau:

Trang 26

Bảng 4.3: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng

Đơn vị tính: ha

STT Mục đích sử dụng đất Mã DT năm

2010

DT năm 2005

Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 141,90 144,20 -2,30

1.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,33 0,29 0,04

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy, diện tích đất đai biến động của phườngkhông lớn Trong đó, đất ở đô thị tăng 0,11 ha, đất tôn giáo, tín ngưỡng tăng0,04 ha, và diện tích đất chuyên dùng giảm 2,45 ha do chuyển sang các mụcđích khác

4.1.2.2 Một số khó khăn, vướng mắc

- Vì phần lớn diện tích của các hộ dân đang sử dụng không có đầy đủcác loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc hoặc các hồ sơ thừa kế, chuyểnnhượng không rõ ràng nên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chocác chủ sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, cần có nhiều thời gian để xácminh và bổ sung hoàn thiện hồ sơ

- Mặc dù, công nghệ thông tin đã phần nào được ứng dụng, cán bộ địachính đã được đào tạo có trình độ nhưng vẫn chưa có hệ cơ sở dữ liệu thông tin vềđất đai trên máy tính; các loại giấy tờ, hồ sơ địa chính vẫn được lưu trữ, quản lýtrên giấy Do đó, việc tra cứu, tìm kiếm, cập nhật, chỉnh lý tương đối khó khăn

Trang 27

- Công tác quy hoạch đang còn nhiều vướng mắc, các bộ phận chưa thốngnhất với nhau, gây chồng chéo trong quá trình thực hiện Việc quản lý một sốkhu quy hoạch đang còn lỏng lẻo, tình trạng quy hoạch treo đang còn tiếp diễn.

4.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Do điều kiện thời gian không cho phép nên việc xây dựng cơ sở dữ liệukhông gian và dữ liệu thuộc tính phục vụ cho công tác quản lý, khai thác hệthống thông tin đất đai trên địa bàn phường Thuận Thành - thành phố Huế chỉ

có thể thực hiện được cho tờ bản đồ địa chính số 11 (trong tổng số 42 tờ bản

đồ của phường) Quy trình xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đaiđược thể hiện qua sơ đồ ở hình 4.1

Hình 4.1: Mô hình xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai

Trang 28

4.2.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian

4.2.1.1 Chuyển dữ liệu bản đồ địa chính sang định dạng Shapefile

Bản đồ địa chính thu thập được của phường Thuận Thành được xây

dựng trên phần mềm MicroStation với định dạng là *.dgn nhưng định dạng

này không được hỗ trợ trong phần mềm ArcGis Vì vậy, cần tiến hành chuyển

dữ liệu sang định dạng Shapefile, là một trong những định dạng được lưu trữ

trong ArcGis để tiến hành xây dựng CSDL đất đai của phường

Nếu dữ liệu BĐĐC được xây dựng trên phần mềm MicroStation kếthợp với phần mềm tích hợp đo vẽ Famis thì việc chuyển đổi dữ liệu quaShapefile tương đối dễ dàng và có thể thực hiện bằng cách chuyển dữ liệu từphần mềm Famis qua phần mềm Vilis (Vilis cũng là phần mềm làm việc vớiđịnh dạng dữ liệu là Shapefile) Sau đó, có thể sử dụng Shapefile vừa chuyểnđổi để làm việc trong ArcGis Việc chuyển đổi này tương đối nhanh chóng vàthuận tiện vì vừa chuyển được dữ liệu không gian vừa giữ được dữ liệu thuộctính của cơ sở dữ liệu

Tuy nhiên, do đặc điểm của BĐĐC phường Thuận Thành trong quátrình thành lập không sử dụng phần mềm Famis, nên bản đồ không có file

*.pol (tức là không được tạo tâm thửa) Vì vậy, việc chuyển đổi dữ liệu bằngphương pháp trên không thực hiện được Do đó, phải chuyển trực tiếp từ địnhdạng của MicroStation sang phần mềm ArcGis và với phương pháp này thìchỉ chuyển đổi được dữ liệu không gian mà không có dữ liệu thuộc tính

Việc chuyển dữ liệu từ MicroStation sang ArcGis được thực hiện nhờứng dụng ArcToolbox của phần mềm ArcGis như sau:

Khởi động ArcCatalog từ nút Start \ Programs \ ArcGIS \ ArcCatalog:

Từ thanh công cụ của ArcCattalog bấm vào nút để khởi động

Trang 29

Hình 4.2: Hộp thoại Festure Class To Shapefile (multiple)

Ở phần Input Features, bấm vào nút để chọn thư mục chứa file bản

đồ cần chuyển (file to so 11.dgn) Kích đúp chọn vào file này để xuất hiện các

file: Annotation, Polyline, Polygon… Chọn lần lượt hoặc chọn tất cả các file

cùng lúc rồi bấm Add.

Ở phần Output folder, chọn folder sẽ lưu và đặt lại tên cho các file đầu

ra (các Shapefile) Sau đó, bấm OK chuyển dữ liệu.

Khi dữ liệu được chuyển xong, sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo đã

hoàn thành Bấm Close để đóng lại.

Hình 4.3: Hộp thoại thông báo đã chuyển xong dữ liệu

Trang 30

4.2.1.2 Kết nối đến thư mục và đặt lại hệ tọa độ cho các Shapefile trong ArcCatalog

a Kết nối đến thư mục chứa các Shapefile

Việc kết nối đến thư mục chứa Shapefile sẽ giúp cho việc tìm và làmviệc với dữ liệu nhanh chóng và thuận tiện hơn

Từ thanh công cụ của ArcCatalog bấm vào nút để xuất hiện hộp

thoại Connect to Folder, chọn thư mục cần kết nối (là thư mục chứa các

Shapefile vừa được tạo ra) và bấm Ok Khi đó trong trang Contents của

ArcCatalog, sẽ xuất hiện các Shapefile vừa được chuyển

Hình 4.4 : Kết nối đến thư mục trong ArcCatlog

b Đặt lại hệ tọa độ cho các Shapefile

Bản đồ địa chính phường Thuận Thành được xây dựng trên phần mềmMicroStation với hệ tọa độ VN 2000, múi chiếu 30, kinh tuyến trục là 107 củatỉnh Thừa Thiên Huế Vì vậy, khi chuyển bản đồ qua ArcGis cần phải chọnđúng hệ tọa độ này để đặt cho các Shapefile

Trong trang Contents của ArcCatalog, kích chuột phải vào lớp Shapefile cần đặt lại hệ tọa độ (ví dụ như to so 11_dgn_Polyline) và chọn

Properties Khi xuất hiện hộp thoại Shapefile Properties, chọn vào thẻ XY

Coordinate System và bấm vào Select… để chọn hệ tọa độ cho file.

Trang 31

Hình 4.5: Hộp thoại Shapefile Properties

Khi hộp thoại Browse for Coordinate system xuất hiện:

Chọn vào Projected Coordinate Systems \ UTM \ Other GCS \ VN 2000

(3 Degree_107) Sau đó, bấm Add.

Hình 4.6: Hộp thoại Browse for Coordinate system

Lúc này, trong ô Details của hộp thoại Shapefile Properties, sẽ xuất

hiện các thông số của hệ tọa độ đã chọn

Trang 32

Hình 4.7 : Hộp thoại Shapefile Properties

Thông số Central_Meridian = 107 (kinh tuyến trục của Thừa Thiên Huế); Scale_Factor = 0.9999 (hệ số k của múi chiếu 30)…

Nếu chưa có sẵn hệ tọa độ (với kinh tuyến trục riêng cho các tỉnh,

thành phố) người sử dụng có thể chọn vào Modify… để xuất hiện hộp thoại

Projected Coordinate System Properties cho phép sửa lại một số thông số của

hệ tọa độ cho phù hợp Sau đó, bấm Apply và Ok để chấp nhận.

Làm tương tự để đặt lại hệ tọa độ cho các Shapefile còn lại

4.2.1.3 Chuyển các Shapefile qua ArcMap và xây dựng các lớp dữ liệu

Sau khi đã đặt lại hệ tọa độ, các Shapefile sẽ được chuyển qua ArcMap

để hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu Việc thêm dữ liệu vào ArcMapđược thực hiện như sau:

Khởi động ArcMap từ nút Start hoặc bằng cách bấm vào biểu tượng

ArcMap trên thanh công cụ của ArcCatalog

Trang 33

Sau khi khởi động, trong cây thư mục của bản đồ vừa tạo, có một nhóm

các lớp đối tượng (Data frame) có tên mặc định là Layers Data Frame này

hiện còn đang rỗng Đặt các tham số cho Data frame này bằng cách như sau:

Bấm chuột phải vào Layers rồi trong thực đơn hiện ra chọn Properties Trong hộp thoại hiện ra, bấm vào trang Coordinate System.

Hình 4.8 : Hộp thoại Data Frame Properties

Trong ô Select a coordinate system, chọn hệ tọa độ như sau: Vào

Predefined \ Projected Coordinate Systems \ UTM \ Other GCS \ VN 2000 (3 Degree_107) (tương tự như trên) Bấm nút Apply \ OK để chấp nhận.

Sau khi đã đặt lại các thông số cho Data frame, tiến hành đưa dữ liệu

vào ArcMap bằng cách: Bấm vào nút Add data từ thanh công cụ của

ArcMap, tìm thư mục chứa các Shapefile vừa chuyển đổi rồi chọn file to so

11_dgn_polyline.shp Sau đó, bấm nút Add Dữ liệu sẽ được thêm vào

ArcMap và hiển thị lên màn hình

Trang 34

Hình 4.9: Lớp dữ liệu thửa đất ở dạng đường

Để lưu lại bản đồ vào File \ Savve: chọn chỗ lưu và đặt tên cho file.

a Tạo lớp ranh giới thửa đất

Dữ liệu bản đồ đã được đưa vào nhưng đang là đối tượng dạng đường

và đang nằm trên các lớp (Layer) khác nhau Các đối tượng này cần được

chuyển sang dạng vùng vì ranh giới thửa đất phải được khép kín trên bản đồ.Trong bộ công cụ ArcToolbox của ArcGis đã cung cấp công cụ chuyển đổi từđối tượng dạng đường sang dạng vùng khá nhanh chóng

Tuy nhiên, vì khi chuyển từ file *.dgn qua Shapefile (điểm, đường,vùng, mô tả) và đưa vào trong ArcMap thì các đối tượng vẫn nằm trên cácLayer khác nhau (tương tự như trong MicroStation nằm trên các Level khácnhau) Nếu tiến hành tạo vùng thửa đất ngay thì sẽ dẫn tới bị thừa vùng (sốlượng thửa đất sẽ nhiều hơn trong file *.dgn) Vì vậy, trước khi tạo vùng, cầntiến hành chọn các đối tượng không thuộc Layer 10 để xóa đi (Layer 10 làLayer chứa ranh giới thửa đất, giống như trong MicroStation) để tránh việctạo vùng bị thừa

Việc lựa chọn các đối tượng trên các Layer được thực hiện bằng công

cụ tìm kiếm Select By Attributes của ArcMap.

Trang 35

Trường hợp ranh giới thửa đất có các đối tượng khác cắt qua, ví dụ nhưđường giao thông (Layer 29 = Level 29), hoặc kênh, mương, rãnh thoát nước(Layer 32 = Level 32) thì cần để lại các Layer này để tránh trường hợp tạovùng bị thiếu

Trường hợp tờ bản đồ số 11, ranh giới thửa đất chỉ nằm trên Layer số

10 nên chỉ cần để lại Layer này Việc tạo vùng được tiến hành như sau:

Từ thanh công cụ của ArcMap, bấm vào nút để khởi động

ArcToolbox Sau đó vào Data Management Tools \ Features \ Feature To

Polygon Khi đó, sẽ xuất hiện hộp thoại Feature To Polygon.

Ở phần Input Features, bấm vào hình tam giác để chọn lớp cần chuyển (lớp to so 11_dgn_Polyline) Ở phần Output Feature Class, chọn chỗ lưu và đặt lại tên cho file Sau đó, bấm Ok.

Hình 4.10: Hộp thoại Feature To Polygon

Khi kết thúc quá trình chuyển, sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo Bấm

Close để đóng lại Lớp vùng sẽ được tự động đưa vào trong ArcMap.

Để kiểm tra việc tạo vùng có chính xác hay không có thể mở bảngthuộc tính của lớp vùng vừa được tạo ra để kiểm tra: Kích chuột phải lên

Layer vừa tạo chọn Open Attribute Table.

Tiếp theo, đổi tên của Layer vừa được đưa vào thành tên mới là Ranh

gioi thua dat Sau đó, kích đúp vào biểu tượng vùng bên dưới tên Layer để xuất

hiện hộp thoại Simple Slector và chọn lại các cách hiển thị cho lớp dữ liệu.

Trang 36

Hình 4.11: Lớp dữ liệu thửa đất dạng vùng

Sau khi đã khép vùng cho thửa đất, có thể xóa lớp to so

11_dgn_Polyline đi bằng cách kích phải vào lớp này và chọn Remove.

b Tạo lớp giao thông

Các bước để tạo lớp giao thông cũng tương tự như tạo lớp Ranh gioi

thua dat nhưng trong dữ liệu Shapefile chuyển vào chỉ cần giữ lại Layer 29

(Layer chứa đường giao thông) và không cần chuyển qua dữ liệu dạng vùng

vì lớp giao thông là đối tượng dạng đường (Polyline) Tuy nhiên, lớp dữ liệu

này khá phức tạp vì có khá nhiều đối tượng (khi mở bảng thuộc tính sẽ thấy

có rất nhiều dòng dữ liệu) Để làm cho lớp dữ liệu đơn giản hơn, có thể số hóa

(vẽ lại) lớp này và lưu lại vào một lớp mới có tên là Giao thong Để tạo lớp

Giao thong, tiến hành như sau:

Chạy ứng dụng ArcCatalog, vào File \ New \ Shapefile Khi xuất hiện

hộp thoại Create New Shapefile Trong hộp thoại này, ở ô Name: đặt tên cho

file, ở ô Feture Type: chọn kiểu dữ liệu Bấm vào Edit để đặt lại hệ tọa độ cho Shapefile mới Sau đó, bấm OK.

Trang 37

Hình 4.12: Hộp thoại Create New Shapefile:

Sau khi tạo xong Shapefile mới có tên là Giao thong thì chuyển vào

ArcMap tương tự như trên

Để tiến hành số hóa trên ArcMap, vào Editor chọn Start Editing Chọn lớp cần chỉnh sửa (chọn lớp Giao thong) và bấm Ok

Lúc này, ở ô Target trên thanh công cụ của ArcMap, sẽ hiện lên lớp

Giao thong.

Nghĩa là, lớp này sẽ là lớp ghi lại các đối tượng khi tiến hành việc số

hóa Tiếp theo, chọn vào công cụ Sketch Tool (hình cây bút) và sử

dụng các công cụ Zoom in, Zoom out, Pan … nhằm phóng to,thu nhỏ, di chuyển bản đồ để tiến hành số hóa Kết thúc mỗi đường vẽ nhấn

chuột phải và chọn Finish Sketch hoặc bấm phím F2 để kết thúc

Việc số hóa có thể tạo ra các đối tượng nằm đè lên nhau hoặc cácđoạn thẳng bị dư Để cắt các đoạn thừa hoặc các đoạn giao nhau có thể sử

dụng công cụ Trim tool của ArcMap: Trên thanh xổ Editor, chọn menu

More Editing Tools để mở hộp thoại Advanced Editing và chọn công cụ

Trim Tool để cắt.

Trang 38

Hình 4.13: Hộp thoại Advanced Editing

Kết quả như sau:

Sau khi kết thúc công việc số hóa, vào Editor \ Stop Editing \ chọn

Save Edits để lưu lại các đối tượng Kết quả như sau:

Hình 4.14: Lớp dữ liệu Giao thong

Ngày đăng: 03/08/2014, 23:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đặng Văn Đức, Hệ thống thông tin địa lý, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống thông tin địa lý
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
[3]. Võ Quang Minh, Nguyễn Hồng Điệp, Trần Ngọc Trinh, Trần Văn Hùng, Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý
[4]. Đặng Thị Mỹ Lan, Tài liệu hướng dẫn sử dụng ArcGis, Viện nghiên cứu địa chính Trung Tâm công Nghệ Cao, Hà nội, năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn sử dụng ArcGis
[5]. TS. Hà Qúy Quỳnh, Ứng dụng phần mềm ArcGis 9.2 trong bảo tồn đa dạng sinh học, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng phần mềm ArcGis 9.2 trong bảo tồn đa dạng sinh học
[6]. Trần Quốc Bình, Bài giảng ESRI ArcGis 8.1, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc Gia Hà Nội, năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng ESRI ArcGis 8.1
[8]. Vũ Văn Trọng, Luận văn Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ, Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ
[9]. Th.s Đinh Văn Thoá, Giáo trình Quản lý Nhà nước về đất đai , Đại học Nông Lâm Huế, năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý Nhà nước về đất đai
[12]. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Quy định về giá các loại đất năm 2011 thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2010).Tài liệu từ một số trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về giá các loại đất năm 2011 thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
[2]. Ứng dụng hệ thông thông tin địa lý viễn thám trong nông nghiệp và phát triển nông thôn – 04/2006.Nguồn từ: www.ipsard.gov.vn/images/2007/07/GIS.doc Khác
[7]. Phòng Hệ thống thông tin Địa lý - Chi nhánh công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, Hướng dẫn sử dụng ArcGis 9.x Version 1.0 Khác
[10]. Ủy ban nhân dân phường Thuận Thành, Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai phường Thuận Thành 1/1/2010 Khác
[11]. Ủy ban nhân dân phường Thuận Thành, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sơ đồ mô hình cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai - ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hình 2.1 Sơ đồ mô hình cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai (Trang 15)
Hình 2.2: Các ứng dụng của phần mềm trong ArcGis - ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hình 2.2 Các ứng dụng của phần mềm trong ArcGis (Trang 16)
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí phường Thuận Thành – thành phố Huế (Nguồn: Dư địa chí Thừa Thiên Huế) - ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hình 4.1 Sơ đồ vị trí phường Thuận Thành – thành phố Huế (Nguồn: Dư địa chí Thừa Thiên Huế) (Trang 21)
Hình 4.1: Mô hình  xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai - ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hình 4.1 Mô hình xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai (Trang 27)
Hình 4.2: Hộp thoại Festure Class To Shapefile (multiple) - ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hình 4.2 Hộp thoại Festure Class To Shapefile (multiple) (Trang 29)
Hình 4.4 : Kết nối đến thư mục trong ArcCatlog - ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hình 4.4 Kết nối đến thư mục trong ArcCatlog (Trang 30)
Hình 4.5: Hộp thoại Shapefile Properties - ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hình 4.5 Hộp thoại Shapefile Properties (Trang 31)
Hình 4.8 : Hộp thoại Data Frame Properties - ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hình 4.8 Hộp thoại Data Frame Properties (Trang 33)
Hình 4.9: Lớp dữ liệu thửa đất ở dạng đường - ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hình 4.9 Lớp dữ liệu thửa đất ở dạng đường (Trang 34)
Hình 4.10: Hộp thoại Feature To Polygon - ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hình 4.10 Hộp thoại Feature To Polygon (Trang 35)
Hình 4.11: Lớp dữ liệu thửa đất dạng vùng - ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hình 4.11 Lớp dữ liệu thửa đất dạng vùng (Trang 36)
Hình 4.12: Hộp thoại Create New Shapefile: - ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hình 4.12 Hộp thoại Create New Shapefile: (Trang 37)
Hình 4.15: Các lớp dữ liệu không gian  4.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính - ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hình 4.15 Các lớp dữ liệu không gian 4.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính (Trang 40)
Hình 4.17: Hộp thoại Identify - ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hình 4.17 Hộp thoại Identify (Trang 46)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w