0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nhân cách của nhà lãnh đạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP DOC (Trang 64 -68 )

- Giáo dục và đào tạo.

7 nội dung cơ bản của Quy ước:

2.2.1.4. Nhân cách của nhà lãnh đạo

Như ở chương 1, chúng tôi đã trình bày nhân cách của các nhà lãnh đạo vô cùng quan trọng. Bởi lãnh đạo sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Theo GS. Tương Lai, những nhà lãnh đạo, những doanh nhân, họ là “ Tầng lớp xã hội mới”, là “ Chiến sĩ thời bình”, họ có đủ yếu tố đức và tài. Họ không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, sản xuất kinh doanh mà còn hiểu biết và thông thạo nhiều lĩnh vực khác. Họ là những người năng động, sáng tạo, chịu khó, tìm tòi, suy nghĩ, họ gắn cuộc sống của họ với sứ mệnh của Công ty. Họ vui với nỗi vui của Công ty, họ buồn khi Công ty làm ăn khó khăn, vất vã. Họ đống vai trò “ Người chủ của gia đình” quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất cũng như tinh thần cho tất cả mọi thành viên của Công ty giống như những người thân thích, ruột thịt của họ vậy.

* Công ty Giầy Thượng Đình.

Tiếp xúc, làm việc với chúng tôi có anh Nguyễn Ngọc Hải- Phó Giám đốc Công ty và anh Trần Chí Thành- Chủ tịch Công đoàn Công ty. Hai anh đều toát lên vẻ điềm đạm, tự

tin và rất mến khách. Quan điểm của các anh trong kinh doanh là: lấy chữ “ Tín” làm đầu. Vì vậy, ngay ở trụ sở của Công ty có câu khẩu hiệu rất lớn, chữ đỏ viết hẳn vào toà nhà: “ Chất lượng sản phẩm là quyết định sự sống còn của Công ty”. Các anh cho rằng: câu khẩu hiệu này như một lời hiệu triệu, thấm sau vào màu thịt của mọi thành viên trong doanh nghiệp, để họ luôn luôn làm việc hết sức mình và tạo ra những sản phẩm chất lượng “ Vàng” để tung ra thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Công ty có một quan điểm hết sức nhân văn là: nhận những thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự vào doanh nghiệp làm việc. Các anh cho rằng, lợi nhuận ít một chút cũng được, nhưng Công ty đã giải quyết được vấn đề lao động cho xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo niềm tin yêu, đùm bọc lẫn nhau của truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt Nam: “ Thương người như thể thương thân”. Chính vì lẽ đó, Công ty giầy Thượng Đình trong những năm qua đã đón nhận nhiều phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng.

+ Huân chương độc lập Hạng ba + Huân chương lao động Hạng ba + Huân chương chiến công Hạng ba

* Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội

Tiếp đoàn khảo sát của chúng tôi, về phía lãnh đạo Công ty có anh Phạm Tiến Bình- phó Tổng giám đốc, anh Đoàn Văn Hào- Chủ tịch Công đoàn Công ty và các đồng chí lãnh đạo Phòng, Ban của Công ty. Qua trao đổi, báo cáo về quá trình xây dựng VHDN của Công ty, chúng tôi thấy ở các anh lãnh đạo toát lên một không khí thân mật, cởi mở, đầm ấm rất dễ gần. Anh Đoàn Văn Hào- Chủ tịch Công đoàn Công ty khẳng định rằng: Quan điểm hoạt động kinh doanh của chúng tôi là: “Luôn luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vì khách hàng mà phục vụ. Công ty có một đội ngũ cán bộ kế cận, từ Giám đốc các xí nghiệp, nhà máy, Trung tâm nghiên cứu… tất cả được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động và sáng tạo, chắc hẳn sẽ giúp Công ty chúng tôi

Từ việc hưởng ứng phong trào xây dựng “ Văn hoá công nghiệp” do LĐLĐ thành phố phát động, Công ty đã cụ thể hoá từng bước và vận dụng vào tình hình thực tế của Công ty đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu như sau:

Một là: Muốn công nhân lao động tham gia tốt phong trào “ Xây dưng văn hoá công

nghiệp” thì cần phải cụ thể hoá thành các quy định dễ thực hiện, đồng thời đề ra các chỉ tiêu đánh giá, phối hợp giữa tuyên truyền, vận động và biện pháp hành chính; chấm điểm thi đua nhằm đưa hoạt động của mọi thành viên vào quỹ đạo chung, rèn tác phong tuân thủ quy định, xây dựng phong cách người lao động Thủ đô tôn trọng pháp luật.

Hai là: khi các hoạt động đều rõ ràng, minh bạch và khoa học, sẽ tạo sự đoàn kết nhất

trí trong đơn vị, rèn luyện ý chí tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên của mỗi người, đồng thời tạo dựng tinh thần tương thân, tương ái, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống.

Ba là: Quá trình xây dựng VHDN là cả một quá trình lâu dài, thường xuyên liên tục,

liên quan đến mọi mặt hoạt động của đơn vị. Vì vậy, phải có định hướng rõ ràng, xuyên suốt trong mọi hoạt động và phải vận động tuyên truyền để mọi người phấn đấu cho mục tiêu chung, làm doanh nghiệp ngày càng phát triển.

* Công ty in công đoàn Việt Nam

So với các vị lãnh đạo của Công ty giày Thượng Đình và Công ty chiếu sáng & Thiết bị đô thị Hà nội, giám đốc Công ty In Công đoàn Nguyễn Quang Đoài là một người hóm hỉnh, rất để gần, nhưng rất năng động, miệng nói tay làm, vì vậy anh rất được CNVC - LĐ tin mến. Anh đã giữ chức vụ giám đốc Công ty đã trên 10 năm, nhưng chưa bao giờ có một điều tiếng gì không tốt về anh. Với tác phong nhanh nhẹn, anh luôn luôn xuống tận các phân xưởng, vừa kiểm tra nhịp độ sản xuất, vừa động viên anh chị em mỗi khi làm thêm ca, thêm giờ để kịp trả hàng cho khách. Mặc dầu nhà anh gần Công ty, nhưng bửa trưa anh vẫn ở lại ăn cơm cùng anh em, để chia ngọt, sẽ bùi cùng anh em đồng thời nắm bắt tư tưởng của CNLĐ nếu có vấn đề gì kịp thời uốn nắn, giải quyết.

Tiếp chúng tôi anh vui vẻ nói: “Công ty đang chuẩn bị có trụ sở mới vì sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Tuy sản xuất phát triển, nhưng cái tâm của người lãnh đạo là phải quan tâm đến anh em, tin tưởng anh em cấp dưới và giao việc cho họ. Có như vậy

anh em mới tin mình và có vấn đề gì họ đều báo để Giám đốc biết mà giải quyết. Đồng thời có giao việc cho cấp dưới, thì họ mới quen việc vì sau này họ sẽ thay mình điều

hành, quản lý Công ty”. Đối với giám đốc Nguyễn Quang Đoài, trong công tác quản lý,

phân công trách nhiệm thì tin tưởng anh em, còn trong sản xuất kinh doanh thì anh có quan điểm nhất quán là: “Khách hàng là thượng đế.” Anh tâm sự tiếp: “Chúng tôi phải

biết ơn khách hàng, vì khách hàng nuôi sống chúng tôi, vì vậy sản phẩm của chúng tôi

phải luôn làm vừa lòng khách hàng.” Về mặt mẫu mã, Công ty luôn thay đổi để phù hợp

với nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng, do đó sản phẩm in ra không bao giờ bị khách hàng trả lại. Trong quá trình in ấn, chúng tôi hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót có thể xẩy ra. Vì vậy, ở bộ phận đọc morat, kiểm soát lỗi chính tả, Công ty đã bố trí những người vừa có kinh nghiệm, vừa giỏi chuyên môn để khi sản phẩm chuyển qua công đoạn in tuyệt đối không có lỗi nào.

Đúng như lời Giám đốc Nguyễn Quang Đoài nói, những người làm việc ở bộ phận kiểm soát nội dung, câu chữ, họ rất có trách nhiệm, làm việc hết mình vì công việc cũng chính là vì góp phần cùng mọi thành viên xây dựng Công ty ngày càng phát triển.

Chia tay anh, chúng tôi chúc cho Công ty của anh luôn ăn nên làm ra, đứng vững trong kinh tế thị trường và giữ được thương hiệu mạnh, một thương hiệu đã lâu nay để lại ấn tượng trong lòng khách hàng, Công ty In Công đoàn Việt Nam.

Tóm lại, qua khảo sát thực tế những doanh nghiệp trên, được tiếp xúc, làm quen với

các nhà lãnh đạo Công ty, chúng tôi nhận thấy họ là những người không chỉ vững vàng về chuyên môn mà giỏi trong sản xuất kinh doanh, thông hiểu nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Họ là những người dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm về công việc mà mình đang điều hành. Họ mạnh dạn đổi mới, mạnh dạn đầu tư vào kỹ thuật công nghệ để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ nhu cầu của xã hội. Ví dụ như Giám đốc Công ty In Công đoàn Việt Nam Nguyễn Quang Đoài sang tận bên Đức, bên Nhật để mua bằng được máy in 4 màu, máy gấp tự động, máy xén 3 mặt hiện đại bậc nhất thế giới để ngày ngày cho ra những sản phẩm làm mát lòng khách hàng.

Bên cạnh đó họ còn thường xuyên quan tâm đến lợi ích của cộng đồng. Họ nhiệt tình, vui vẽ, sẵn sàng giúp đỡ những địa phương khi gặp họan nạn trong lũ lụt, chăm sóc phụng dưỡng

bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ đồng thời tài trợ các hoạt động xã hội như xoá đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa… Họ đã góp phần tô đẹp thêm cho truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam chúng ta “ Thương người như thể thương thân”, “ Uống nước, nhớ nguồn”.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, những kết quả đạt được đáng khích lệ mà chúng tôi đã nêu ở trên, trong quá trình xây dựng VHDN ở thủ đô Hà Nội. Nhưng khách quan mà nói, Xây dựng VHDN vẫn là điều mới mẻ và khó khăn đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, chúng tôi vẫn thấy còn một số hạn chế nhất định.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP DOC (Trang 64 -68 )

×