Về đạo lý kinh doanh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp doc (Trang 68 - 69)

- Giáo dục và đào tạo.

7 nội dung cơ bản của Quy ước:

2.2.2.1. Về đạo lý kinh doanh

Những doanh nghiệp mà chúng tôi khảo sát, tất cả hầu như họ đều thấy được tầm quan trọng của đạo lý kinh doanh và đã cố gắng xây dựng những nét đặc trưng về triết lý kinh doanh sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, về mặt lý luận những triết lý ấy chưa thật đầy đủ, chưa nêu bật được vai trò định hướng phát triển của doanh nghiệp. Phần lớn trong các triết lý kinh doanh ấy, họ nêu được tính khái quát, chứ chưa xác định được vấn đề cốt lõi của triết lý kinh doanh. Ví dụ như Công ty In Công đoàn Việt Nam mặc dầu đã trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, nhưng không có một triết lý kinh doanh cụ thể. Công ty chỉ có một câu: “Sản phẩm của chúng tôi luôn

luôn làm vừa lòng khách hàng”. Hoặc, Công ty giầy Thượng Đình, mặc dầu đưa ra “ Quy

ước văn hoá” để mọi thành viên phải tuân theo, nhưng lợi nhuận hàng năm không cao lắm. Giải quyết vấn đề xã hội tốt, nhưng lương bình quân tháng của CNLĐ thấp so với

các doanh nghiệp trên địa bàn. Tất nhiên, về triết lý kinh doanh mà các doanh nghiệp cần quan tâm là lợi ích doanh nghiệp. Song doanh nghiệp còn phải có các chức năng khác, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước phải có trách nhiệm đóng góp với xã hội với cộng đồng. Bởi chính môi trường xã hội, môi trường cộng đồng sẽ là những điều kiện cơ bản giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Do vậy, triết lý mà các doanh nghiệp xây dựng cần thể hiện được mối liên kết với cộng đồng, xã hội, phải tạo được sự hài hoà giữa lợi ích doanh nghiệp, lợi ích xã hội và lợi ích của từng thành viên trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp doc (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)