Xây dựng mối quan hệ giữa người lao động với nhau

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp doc (Trang 89 - 90)

- Nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực

3.2.2.3.Xây dựng mối quan hệ giữa người lao động với nhau

Trong doanh nghiệp, việc xây dựng mối quan hệ giữa những người CNLĐ với nhau, để tạo thành sức mạnh tập thể hướng đến đích cuối cùng, xây dựng doanh nghiệp ngày càng đi lên và phát triển là một nhiệm vụ quan trọng của VHDN.

Những người CNLĐ trong cùng một doanh nghiệp, mặc dầu họ hoàn toàn khác nhau về độ tuổi, giới tính, xuất xứ, tính cách…nhưng họ có cái chung đều là thành viên của doanh nghiệp. Họ có chung một Ban lãnh đạo, điều hành và đều khoác lên mình một bộ đồng phục và tên chung của doanh nghiệp.

Tuy mỗi người đứng một dây chuyền khác nhau, đảm trách một công việc khác nhau, nhưng sản phẩm của họ làm ra đều mang tên doanh nghiệp. Trong từng sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp đều có sự đóng góp mồ hôi, nước mắt, công sức của mỗi người.

Các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong doanh nghiệp đều do người CNLĐ đoàn kết xây dựng nên. Bộ mặt của doanh nghiệp, môi trường làm việc, xanh - sạch - đẹp đều do công nhân tạo nên. Vì vây, xây dựng được mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa những người công nhân lao động với nhau là việc làm cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi CNLĐ họ đoàn kết, thì họ luôn bảo ban nhau cùng làm việc. Họ sẽ trao đỗi, bàn bạc với nhau làm việc sao cho có hiệu quả. Làm việc phải có kỷ luật, có kỹ thuật thì mới nâng cao năng suất lao động. Có năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thì uy tín của doanh nghiệp mới nâng cao và tất nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được tăng lên. Hơn nữa, khi công nhân lao động đoàn kết với nhau vì mục tiêu xây dựng doanh nghiệp, thì họ sẽ động viên nhau tích cực tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, phong trào thi đua sản xuất, phong trào sáng kiến, sáng tạo, người công nhân sẽ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm làm cho sản phẩm doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh với thị trường,

thương hiệu của doanh nghiệp được giữ vững, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên. Trong doanh nghiệp sẽ lan toả một không khí vui tươi, phấn khởi, tin tưởng của CNLĐ vào tiền đồ tươi sáng của doanh nghiệp và sẽ tạo ra sức mạnh nội sinh làm cho doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.

Ngược lại nếu không xây dựng được mối quan hệ đoàn kết giữa những người CNLĐ với nhau, sẽ dẫn đén tình trạng tự do, mất dân chủ, kích bác lẫn nhau, hay để ý, xoi mói lẫn nhau, không chú tâm đến lao động sản xuất. Từ đó sẽ xuất hiện hiện tượng chán nản, đi muộn về sớm, năng suất lao động giảm, các phong trào trong doanh nghiệp sẽ bị chìm xuống. Doanh nghiệp sẽ mất khí chất, mất sức sống và dẫn đến sản phẩm không đảm bảo chất lượng cạnh tranh, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, lợi nhuận giảm, doanh nghiệp mất uy tín, đời sống CNLĐ giảm sút, doanh nghiệp sẽ đi đến chổ phá sản.

Để giữ được sự đoàn kết nhất trí, tâm huyết, cùng đồng cam, chịu khổ của những người CNLĐ với nhau, Công đoàn cần tăng cường công tác giáo dục về truyền thống của doanh nghiệp, về lòng tương thân, tương ái cho CNLĐ, về vai trò, trách nhiệm của các thành viên đối với doanh nghiệp. Có như vậy CNLĐ mới hiểu và cùng nhau đồng lòng, đồng sức để xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển và ổn định.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp doc (Trang 89 - 90)