Tổng quan các doanh nghiệp nhà nước và tổ chức Công đoàn trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp doc (Trang 45 - 48)

- Giáo dục và đào tạo.

2.1.2. Tổng quan các doanh nghiệp nhà nước và tổ chức Công đoàn trên địa bàn Hà Nộ

là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô: tờ” Hà Nội Mới”. Ngoài ra còn có hàng chục nhà xuất bản của Trung ương và địa phương, hàng trăm tờ báo ra hàng này, hàng tuần và hàng tháng.

Hà Nội có rất nhiều nhà Bảo tàng, Thư viện, Nhà văn hoá, Câu lạc bộ, Rạp hát, Rạp chiếu bóng, Hiệu sách…. Hà Nội có đến 521 di tích lịch sử văn hoá, kiên trúc đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng.

Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa mới.

- Giáo dục và đào tạo.

Hà Nội có Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đầu tiên của nước ta. Hiện nay Hà Nội là nơi hội tụ của 44 trường đại học và cao đẳng của đất nước với 330 nghìn sinh viên, 25 trường trung học chuyên nghiệp với 15 nghìn học sinh.

- Khoa học

Hà Nội với hơn một trăm Viện nghiên cứu ở hai Trung tâm Khoa học tự nhiên công nghệ và Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia và ở các bộ nghành. Hà Nội thực sự là nơi hội tụ nhân tài của đất nước. Có thể nói phần lớn các chuyên gia khoa học đầu ngành đều công tác, nghiên cứu giảng dạy ở Thủ đô.

Hàng năm, Hà Nội tổ chức một số lượng lớn các cuộc hội thảo, hội nghị với các tổ chức quốc tế song phương và đa phương.

Hà Nội cũng là nơi đào tạo nhân tài cho cảc nước. Nơi đây đã có biết bao cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư trưởng thành, đã và đang có mặt khắp mọi miền của Tổ quốc, phấn đấu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp sức làm cho dân giàu nước mạnh.

Hà Nội mảnh đất đầy tự hào, cái nôi rèn luyện và tạo dựng các thế hệ trí thức của thời đại mới. Các thế hệ danh nhân đó đã bồi đắp trở lại cho Hà Nội ngày càng thực sự tiêu biểu cho nền văn hoá Việt Nam.

2.1.2. Tổng quan các doanh nghiệp nhà nước và tổ chức Công đoàn trên địa bàn Hà Nội Hà Nội

2.1.2.1. Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2004, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 717 doanh nghiệp nhà nước. Trong đó doanh nghiệp Trung ương có 526 và Hà Nội có 191 doanh nghiệp.

Hiện tại, kinh tế nhà nước chiếm 39,1% GDP, vượt xa so với tỷ trọng 7,5% của kinh tế tập thể, 8,2% của kinh tế tư nhân, 30,7% của kinh tế cả nước và 14,55% của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp Nhà nước chiếm 39,1% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, cao hơn nhiều so với tỷ trọng 0,6 của kinh tế tập thể, 12,7% của kinh tế tư nhân và cũng cao hơn tỷ trọng 36% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 56% tổng vốn đầu tư phát triển, cao hơn tỷ trọng 26,9% của khu vực ngoài quốc doanh và 17,1% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Từ số liệu trên ta thấy, xét riêng về khu vực doanh nghiệp thì vị trí của doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ về số lượng doanh nghiệp, nhưng lại chiếm tỷ trọng khá cao về các chỉ tiêu khác. So với toàn bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 6,7% về số lượng đơn vị, nhưng đã chiếm 43,7% về số lượng lao động, 58,7% về nguồn vốn, 50,8% về giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn, 46,5% về doanh thu, 46% về nộp ngân sách Nhà nước, chiếm khoảng 55% GDP do các doanh nghiệp tạo ra.

Theo khảo sát điều tra của Viện Công nhân & Công đoàn, tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2004, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 717 doanh nghiệp nhà nước. Trong đó doanh nghiệp Trung ương có 526 doanh nghiệp, doanh nghiệp Hà Nội có 191 doanh nghiệp.

Bảng 2.1: Số doanh nghiệp Trung ương và Hà Nội trên địa bàn Hà Nội (tính theo

ngành)

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Ngành Trung ương Hà Nội Tổng

Công nghiệp 159 55 214

Xây dựng cơ bản 155 38 193

GT, Bưu điện 24 9 33

Nông, Lâm, Ngư 5 13 18

Tổng 526 191 717

Nguồn: Tổng cục thống kê (năm 2003).

Bảng 2.2: Số doanh nghiệp Trung ương và Hà Nội trên địa bàn Hà Nội (tính theo

lao động)

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Ngành Trung ương Hà Nội Tổng

Công nghiệp 94238 28226 122464

Xây dựng cơ bản 122154 22100 144254

TN, DV, Du lịch 45863 14285 60148

GT, Bưu điện 16203 6553 22756

Nông, Lâm, Ngư 689 2369 3058

Tổng 279174 73533 352680

Nguồn: Tổng cục thống kê (năm 2003).

Bình quân 1 doanh nghiệp nhà nước có 466,4% lao động, cao hơn nhiều so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (331,8 người) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (325,6 người).

Nguồn vốn bình quân 1 DNNN đạt 207 tỷ đồng. Trong khi đó nguồn vốn của 1 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đạt mức 139,7 tỷ đồng.

Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn bình quân 1 lao động DNNN đạt 143 triệu đồng, cao hơn mức 50 triệu đồng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và thấp hơn mức 224 triệu đồng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thu nhập bình quân 1 lao động của DNNN đạt 1.495 nghìn đồng 1 tháng, cao hơn mức 1.046 nghìn đồng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và thấp hơn mức 1774 nghìn

đồng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Báo Lao động Thủ đô số 28 - thứ ba - ra ngày 12/7/2005).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hoá doanh nghiệp và vai trò Công đoàn trong việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp doc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)