Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 40)

c. Lớp ranh gới quy hoạch và lớp tọa độ X, Y

4.2.2.Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính

Sau khi xây dựng xong dữ liệu không gian, sẽ xây dựng dữ liệu thuộc tính cho các đối tượng. Các thông tin thuộc tính được gắn với các đối tượng địa lý trên bản đồ và đóng vai trò mô tả cho các đối tượng này. Mỗi một đối tượng được thể hiện qua một bản ghi (record) với các thông tin thuộc tính chứa trong các trường (field) của bảng thuộc tính. Việc xây dựng dữ liệu thuộc tính cho các lớp đối tượng được thực hiện như sau:

Trước tiên, các lớp đối tượng cần được tắt chế độ biên tập (Stop Editings). Kích chuột phải vào lớp đối tượng, chọn Open Attribute Table để

mở bảng thuộc tính. Vào Options chọn Add Field. Khi đó, sẽ xuất hiện hộp thoại Add Field.

Ở ô Name: đặt tên cho trường; Type: kiểu dữ liệu của trường; Field

Properties: diễn đạt cho trường. Chọn đầy đủ các thông số rồi bấm Ok \ Yes.

Dữ liệu thuộc tính của các lớp đối tượng trên bản đồ được xây dựng với các trường dữ liệu như sau:

- Các trường dữ liệu thuộc tính của lớp Ranh gioi thua dat:

Tên trường viết

tắt Giải thích

Định dạng trường (Type)

So to bd Số tờ bản đồ Short Interger

So thua Số thửa Short Interger

Dien tich Diện tích Float (10; 1)

Chu su dung Chủ sử dụng Text (30)

Dia chi Địa chỉ chủ sử dụng Text (40)

Muc dich sd qđ Mục đích sử dụng theo quy định Text (5)

MDSD TT Mục đích sử dụng thực tế Text (5)

GCNQSDD Tình trạng cấp giấy CNQSDĐ Text (10)

TT Tranh Chap Tình trạng tranh chấp Text (30)

TT Quy Hoach Tình trạng quy hoạch Text (20)

Thoi han SD Thời hạn sử dụng Text (12)

Bien Dong Hình thức biến động Text (20)

TD Bien Dong Thời điểm biến động Date

Vi Tri Vị trí thửa đất theo đường Text (50)

Don Gia 1 Đơn giá 1 m

2 của thửa đất tính theo

mặt tiền thứ nhất của thửa đất Double(5; 2) Don Gia 2 Đơn giá 1 m

2 của thửa đất tính theo

mặt tiền thứ nhất của thửa đất (nếu có) Double(5; 2)

Ghi Chu Ghi chú Text(30)

Vị trí thửa đất theo đường phố được xác định theo Mục 3, điều 15 của Quy định ban hành kèm theo quyết định số 47/2010/QĐ - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 20 tháng 12 năm 2010 về giá các loại đất năm 2011 thuộc tỉnh Thừa thiên Huế. Có thể tóm tắt như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vị trí 1:

Tất cả các thửa đất ở mặt tiền đường phố trong đô thị. Khoảng cách xác định cho vị trí 1 tính từ chỉ giới đường đỏ của đường phố kéo dài đến 25 mét.

Vị trí 2:

+ Các thửa nằm liền kề vị trí 1 thuộc các đường kiệt (hẻm) có mặt cắt đường < 2,5m . Khoảng cách xác định cho vị trí 2 tính tại đường phân giữa vị trí 1 và vị trí 2 kéo dài thêm 25 mét.

+ Các thửa mặt tiền thuộc các đường kiệt (hẻm) có mặt cắt đường ≥2,5m. Khoảng cách xác định cho vị trí 2 tính tại đường phân giữa vị trí 1 và vị trí 2 đến dưới 100 mét.

Vị trí 3:

+ Các thửa đất mặt tiền thuộc các đường kiệt (hẻm) có mặt cắt đường ≥ 2,5m. Khoảng cách xác định cho vị trí 3 tính tại đường phân giữa vị trí 2 và vị trí 3 kéo đến hết đường.

+ Các thửa đất nằm liền kề vị trí 2 thuộc các đường kiệt (hẻm) có mặt cắt đường < 2,5m. Khoảng cách xác định cho vị trí 3 tính tại đường phân giữa vị trí 2 và vị trí 3 kéo dài thêm 25 mét.

+ Các thửa đất nằm liền kề vị trí 2 thuộc các đường kiệt của đường kiệt (hẻm) có mặt cắt đường ≥ 2,5m. Với khoảng cách xác định cho vị trí 3 tính từ đường phân vị trí 2 kéo dài tiếp theo đến dưới 100 mét.

Vị trí 4:

+ Các thửa đất nằm liền kề vị trí 3 thuộc các đường kiệt (hẻm) có mặt cắt đường < 2,5m.Khoảng cách xác định cho vị trí 4 tính từ đường phân vị trí 3 cho đến hết đường.

+ Các thửa đất nằm liền kề vị trí 3 thuộc các đường kiệt của đường kiệt (hẻm) có mặt cắt đường ≥ 2,5m. Khoảng cách xác định cho vị trí 4 tính từ đường phân vị trí 3 kéo dài tiếp theo đến hết đường.

+ Các thửa đất còn lại có điều kiện về giao thông và sinh hoạt kém hơn vị trí 3.

Hộp 4.1: Tóm tắt các quy định về xác định vị trí của thửa đất theo đường phố

Trường Vi tri có định dạng Text bao gồm các thông tin: Vị trí thửa đất theo đường - Loại đường - Mã số đường. Ví dụ: 1-5A.-264. Nghĩa là, thửa đất có vị trí số 1, loại đường 5A, mã đường 264 (đường Xuân 68). Ví dụ: nếu thửa đất có hai vị trí 1 và 2 sẽ được thể hiện như sau: 1.2-5A-264.

Trường Don Gia 1 là đơn giá 1m2 của thửa đất theo quy định của nhà nước đối với mặt tiền thứ nhất của thửa đất. (Phụ lục 3)

Trường Don Gia 2 là đơn giá 1m2 của thửa đất theo quy định của nhà nước đối với mặt tiền thứ hai của thửa đất nếu có. (Phụ lục 3)

- Các trường dữ liệu thuộc tính của lớp Giao thong:

Tên trường viết tắt Giải thích Định dạng trường (Type)

Ma duong Mã đường Short Interger (3)

Ten duong Tên đường Text (20)

Loai duong Loại đường Text (5)

Mã đường được xác định theo số thứ tự của các đường trong bảng giá đất thành phố Huế năm 2011. (Phụ lục 3)

- Các trường dữ liệu thuộc tính của lớp Toa do X Y:

Tên trường viết tắt Giải thích Định dạng trường (Type)

X Tọa độ X Double (11; 2)

Y Tọa độ Y Double (11; 2)

TEN Tên điểm Text (10)

GHI CHU Ghi chú Text (50)

Lớp Ranh gioi Quy hoach chỉ dùng để phân tích không gian nên không cần gán thuộc tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi tạo xong bảng thuộc tính cho các lớp đối tượng, tiến hành nhập thông tin cho các đối tượng vào các trường dữ liệu.

Việc nhập dữ liệu thuộc tính được tiến hành như sau:

Đặt lớp đối tượng ở chế độ Start Editings, mở bảng thuộc tính Attribute

Tables. Chọn vào công cụ Edit Tool và chọn các đối tượng trên bản đồ. Khi một đối tượng được chọn thì bản ghi tương ứng với đối tượng đó trong bảng thuộc tính cũng sẽ được chọn và được bôi đậm. Nếu bấm vào nút

Selected trong mục Show của bảng thuộc tính thì khi đó bảng thuộc tính chỉ

hiển thị các bản ghi được lựa chọn giúp cho việc nhập dữ liệu dễ dàng hơn.

Hình 4.16: Nhập dữ liệu thuộc tính

Tiếp theo, kích đúp vào các ô trong bảng thuộc tính và nhập dữ liệu vào các trường. Sau khi nhập xong, vào Editor chọn Stop Editings \ Yes để lưu lại thuộc tính vào bảng.

Sau khi thiết lập, dữ liệu thuộc tính sẽ được liên kết với dữ liệu không gian để tạo nên hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất phục vụ cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 40)