Đối tượng được giao để quản lý 16,

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 25)

2.1 UBND phường 16,50 11,63

(Nguồn: UBND phường Thuận Thành – thành phố Huế, năm 2010)

+ Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2005 – 2010:

Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 cho thấy: diện tích đất tự nhiên của phường năm 2010 giảm 2,30 ha so với năm 2005. Qua kết quả nghiên cứu, trao đổi với cán bộ ở phường đã chỉ ra rằng: diện tích tự nhiên của phường giảm không có nghĩa là ranh giới hành chính của phường bị thu hẹp lại mà là do sai lệch về kết quả thông kê, kiểm kê hoặc kết quả đo đạc, tính toán giữa hai thời điểm 2010 và 2005.

Tình hình biến động đất đai theo mục đích sử dụng giai đoạn 2005 – 2010 thể hiện qua bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Biến động diện tích theo mục đích sử dụng Đơn vị tính: ha STT Mục đích sử dụng đất DT năm 2010 DT năm 2005 Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 141,90 144,20 -2,30 1 Đất phi nông nghiệp PNN 141,90 144,20 -2,30

1.1 Đất ở tại đô thị ODT 40,43 40,32 0,11

1.2 Đất chuyên dùng CDG 101,14 103,59 -2,45

1.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công

trình sự nghiệp CTS 0,61 1,57 -0,96

1.2.2 Đất quốc phòng CQP 0,47 -0,47

1.2.3 Đất an ninh CAN 0,18 0,13 0,05

1.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh

phi nông nghiệp CSK 1,87 1,33 0,54

1.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 98,48 100,09 -1,61

1.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,33 0,29 0,04

(Nguồn: UBND phường Thuận Thành – thành phố Huế, năm 2010)

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy, diện tích đất đai biến động của phường không lớn. Trong đó, đất ở đô thị tăng 0,11 ha, đất tôn giáo, tín ngưỡng tăng 0,04 ha, và diện tích đất chuyên dùng giảm 2,45 ha do chuyển sang các mục đích khác.

4.1.2.2. Một số khó khăn, vướng mắc

- Vì phần lớn diện tích của các hộ dân đang sử dụng không có đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc hoặc các hồ sơ thừa kế, chuyển nhượng không rõ ràng nên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, cần có nhiều thời gian để xác minh và bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Mặc dù, công nghệ thông tin đã phần nào được ứng dụng, cán bộ địa chính đã được đào tạo có trình độ nhưng vẫn chưa có hệ cơ sở dữ liệu thông tin về đất đai trên máy tính; các loại giấy tờ, hồ sơ địa chính vẫn được lưu trữ, quản lý trên giấy. Do đó, việc tra cứu, tìm kiếm, cập nhật, chỉnh lý tương đối khó khăn.

- Công tác quy hoạch đang còn nhiều vướng mắc, các bộ phận chưa thống nhất với nhau, gây chồng chéo trong quá trình thực hiện. Việc quản lý một số khu quy hoạch đang còn lỏng lẻo, tình trạng quy hoạch treo đang còn tiếp diễn.

4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Do điều kiện thời gian không cho phép nên việc xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính phục vụ cho công tác quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn phường Thuận Thành - thành phố Huế chỉ có thể thực hiện được cho tờ bản đồ địa chính số 11 (trong tổng số 42 tờ bản đồ của phường). Quy trình xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai được thể hiện qua sơ đồ ở hình 4.1.

Hình 4.1: Mô hình xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai

Bản đồ địa chính Hồ sơ địa chính

Dữ liệu không gian Dữ liệu thuộc tính

HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU DỮ LIỆU Phân tích, xử lý dữ liệu Nhà Quy hoạch Nhà Quản lý Người sử dụng đất

4.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian

4.2.1.1. Chuyển dữ liệu bản đồ địa chính sang định dạng Shapefile

Bản đồ địa chính thu thập được của phường Thuận Thành được xây dựng trên phần mềm MicroStation với định dạng là *.dgn nhưng định dạng này không được hỗ trợ trong phần mềm ArcGis. Vì vậy, cần tiến hành chuyển dữ liệu sang định dạng Shapefile, là một trong những định dạng được lưu trữ trong ArcGis để tiến hành xây dựng CSDL đất đai của phường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu dữ liệu BĐĐC được xây dựng trên phần mềm MicroStation kết hợp với phần mềm tích hợp đo vẽ Famis thì việc chuyển đổi dữ liệu qua Shapefile tương đối dễ dàng và có thể thực hiện bằng cách chuyển dữ liệu từ phần mềm Famis qua phần mềm Vilis (Vilis cũng là phần mềm làm việc với định dạng dữ liệu là Shapefile). Sau đó, có thể sử dụng Shapefile vừa chuyển đổi để làm việc trong ArcGis. Việc chuyển đổi này tương đối nhanh chóng và thuận tiện vì vừa chuyển được dữ liệu không gian vừa giữ được dữ liệu thuộc tính của cơ sở dữ liệu.

Tuy nhiên, do đặc điểm của BĐĐC phường Thuận Thành trong quá trình thành lập không sử dụng phần mềm Famis, nên bản đồ không có file *.pol (tức là không được tạo tâm thửa). Vì vậy, việc chuyển đổi dữ liệu bằng phương pháp trên không thực hiện được. Do đó, phải chuyển trực tiếp từ định dạng của MicroStation sang phần mềm ArcGis và với phương pháp này thì chỉ chuyển đổi được dữ liệu không gian mà không có dữ liệu thuộc tính.

Việc chuyển dữ liệu từ MicroStation sang ArcGis được thực hiện nhờ ứng dụng ArcToolbox của phần mềm ArcGis như sau:

Khởi động ArcCatalog từ nút Start \ Programs \ ArcGIS \ ArcCatalog: Từ thanh công cụ của ArcCattalog bấm vào nút để khởi động

ứng dụng ArcToolbox.

Sau đó, vào Conversion Tools \ To Shapefile \ Feature Class To

Shapefile (multiple).

Hình 4.2: Hộp thoại Festure Class To Shapefile (multiple)

Ở phần Input Features, bấm vào nút để chọn thư mục chứa file bản đồ cần chuyển (file to so 11.dgn). Kích đúp chọn vào file này để xuất hiện các file: Annotation, Polyline, Polygon… Chọn lần lượt hoặc chọn tất cả các file cùng lúc rồi bấm Add.

Ở phần Output folder, chọn folder sẽ lưu và đặt lại tên cho các file đầu ra (các Shapefile). Sau đó, bấm OK chuyển dữ liệu.

Khi dữ liệu được chuyển xong, sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo đã hoàn thành. Bấm Close để đóng lại.

4.2.1.2. Kết nối đến thư mục và đặt lại hệ tọa độ cho các Shapefile trong ArcCatalog

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 25)