c. Lớp ranh gới quy hoạch và lớp tọa độ X, Y
4.3.2. Phân tích, tính tốn, cung cấp thơng tin, trợ giúp ra quyết định cho các nhà quy hoạch
các nhà quy hoạch
Điểm mạnh của ArcGis là có khả năng phân tích dữ liệu khơng gian mạnh mẽ để đưa ra những thông tin mới. Thông qua các khả năng chồng xếp, phân tích các lớp dữ liệu ArcGis sẽ đưa ra được các thông tin cuối cùng phù hợp với các điều kiện hay các tiêu chí đã được đặt ra. Ví dụ: Thơng qua việc chồng xếp các bản đồ trong hệ thống thông tin đất như bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ độ dốc, bản đồ độ tầng dày… kết hợp với các dữ liệu về kinh tế - xã hội và đặc điểm của từng loại cây trồng để đưa ra được các loại hình sử dụng đất phù hợp cho từng vùng. Từ đó, có các định hướng quy hoạch hợp lý làm tăng hiệu quả của việc sử dụng đất.
Để xây dựng một phương án quy hoạch cần xem xét đến rất nhiều yếu tố tác động và cần phải đặt chúng vào trong các mối quan hệ cũng như những hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Để có được phương án quy hoạch hợp lý các nhà quy hoạch cần tính tốn được mức độ, phạm vi ảnh hưởng về mặt không gian cũng như các mặt kinh tế - xã hội của phương án đó. Với sự trợ giúp của các phần mềm như ArcGis thì các vấn đề trên đã phần nào được giải quyết nhanh chóng: Từ các lớp dữ liệu được đã thu thập, xây dựng các nhà quy hoạch có thể thực hiện các phân tích, tính tốn ngay trên phần mềm, vừa có thể tiết kiệm được thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo cho kết quả chính xác.
4.3.2.1. Xác định phạm vi ảnh hưởng về mặt khơng gian
Ví dụ: Để tính tốn, xây dựng phương án quy hoạch mở rộng một
tuyến đường giao thơng nào đó thì cần tính tốn được phạm vi ảnh hưởng về mặt không gian của dự án như thế nào. Hay nói cách khác là cần xét xem việc mở rộng tuyến đường trên thực tế sẽ cắt qua, hay chồng lên những đối tượng nào. Để thực hiện cơng việc này có thể sử dụng chức năng Buffer (tạo vùng đệm) trong ArcGis. Các bước như sau:
Mở bảng thuộc tính của lớp Giao thong và chọn tất cả các đối tượng (cũng có thể chỉ chọn một hoặc một số tuyến đường nào đó muốn tạo vùng đệm).
Sau đó, vào ArcToolbox \ Analysis Tools \ Proximity \ Buffer. Khi xuất hiện hộp thoại Buffer:
Hình 4.29: Hộp thoại Bufer
Chọn InputFeatures là lớp Giao thong và nhập khoảng cách muốn mở rộng các tuyến đường (giả sử là mở rộng 5m về hai bên tính từ tim đường) và bấm Ok.
Như vậy, bằng chức năng Buffer các nhà quy hoạch có thể xác định nhanh chóng và chính xác phạm vi ảnh hưởng khơng gian của các các phương án được xây dựng mà khơng cần mất cơng đo đạc, tính tốn.
Hình 4.30: Tạo Buffer cho các tuyến đường 4.3.2.2. Chồng xếp, tính tốn diện tích giải tỏa
Tiếp theo, các nhà quy hoạch có thể tiến hành phân tích, tính tốn diện tích các thửa bị giải tỏa nếu phương án quy hoạch được thực hiện: Khởi động ArcToolbox, vào Analysis Tool \ Extract \ Clip. Khi hộp thoại Clip xuất hiện:
Hình 4.31: Hộp thoại Clip
Ở phần Input Features chọn lớp Ranh gioi thua dat. Ở phần Clip
Features chọn lớp Ranh gioi Quy hoach. Chọn chỗ lưu và đặt tên cho lớp
thông tin mới là Phan giai toa.shp và bấm Ok.
Kết thúc quá trình xử lý, sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo hồn thành .Bấm Close để đóng lại. Lớp Phan giai toa sẽ được đưa vào bản đồ.
Hình 4.32: Phần diện tích bị giải tỏa của các thửa
Như vậy, bằng lệnh Clip các nhà quy hoạch có thể tìm kiếm và tính tốn nhanh chóng diện tích giải tỏa của các thửa hoặc tổng diện tích phải giải tỏa nếu phương án quy hoạch được tiến hành. Để tính tốn diện tích bị giải tỏa của các thửa, tiến hành như sau:
Mở bảng thuộc tính của lớp Phan giai toa, tạo thêm trường mới có tên là DT giai toa. Sau đó, kích chuột phải vào trường này chọn Calculate
Geometry và chọn Yes.
Khi xuất hiện hộp thoại Calculate Geometry:
Hình 4.33: Hộp thoại Calculate Geometry
Chọn các thông số như sau: - Ở phần Proprty chọn Area.
- Ở phần Coordinate System chọn hệ tọa độ cho lớp dữ liệu mới sẽ được tạo ra (sử dụng hệ tọa độ của dữ liệu nguồn hoặc hệ tọa độ của Dataframe).
- Ở phần Units chọn đơn vị tính diện tích.
Sau khi chọn xong, bấm Ok. Dữ liệu của trường DT giai toa sẽ được tự động tính tốn như sau:
Hình 4.34: Bảng thuộc tính lớp Phan giai toa
Để tính tổng diện tích phải giải tỏa, kích phải chọn trường DT giai toa
và chọn vào Statistics...:
Hình 4.35: Hộp thoại Statistics
Ở trong phần kết quả thống kê, có thể thấy được các thơng tin như: Có 105 thửa có một phần diện tích nằm trong ranh giới quy hoạch, trong đó thửa có diện tích giải tỏa lớn nhất là 7.223,2 m2, thửa bé nhất là 0,3 m2 và tổng diện tích giải tỏa là 94.945,9 m2.
Các nhà quy hoạch cũng có thể sử dụng cơng cụ Identify để xem thông tin chi tiết về các thửa bị giải tỏa trên bản đồ.
Như vậy, với sự trợ giúp của phần mềm các nhà quy hoạch có thể tính tốn nhanh chóng diện tích giải toả. Sau đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có các phương án bồi thường cho người sử dụng đất. Điều này đã chứng minh được tiềm năng của ArcGis trong việc dùng quan hệ khơng gian để tìm ra các câu trả lời và trợ giúp trong việc ra quyết định.