1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái khu di tích thắng cảnh chùa hương xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội

114 462 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 5,54 MB

Nội dung

Mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển mở rộng phát triển các loại hình du lịch nhưng việc khai thác các hoạt động du lịch tại khu vực khu di tích thắng cảnh chùa Hương hiện nay chủ yếu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS ĐẶNG VĂN HÀ

Hà Nội, 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để kết thúc khóa học và hoàn thành luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với tất các các thầy cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp đã truyền đạt kiến thức trên tất cả các lĩnh vực có liên quan trong suốt cả khóa học này Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo khoa Lâm học, Khoa sau Đại học, đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giáo viên TS Đặng Văn Hà trưởng bộ môn Lâm nghiệp Đô thị, trường Đại học Lâm nghiệp đã hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong cả quá trình cho đến khi hoàn thành luận văn

Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Lãnh đạo huyện Mỹ Đức, Ban quản

lý di tích thắng cảnh Hương Sơn, ban quản lý Rừng đặc dụng Hương Sơn, UBND xã Hương Sơn, lãnh đạo Hạt kiểm lâm Mỹ Đức các đồng nghiệp và các anh chị học viên trong lớp K18BLH, đã tạo điều kiện thuận lợi và trợ giúp tôi từ việc học đến khi hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp này

Tôi cam đoan rằng, tất cả các số liệu sử dụng trong báo cáo này đề là tôi đã làm

và đúng thực tế, các trích dẫn trong báo cáo là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng Tôi xin chịu trách nhiệm về tất cả các nội dung về số liệu trong luận văn này

Quá trình thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng của bản thân nhưng do thời gian

và khả năng trình bày chưa được tốt do đó luận văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô giáo để hoàn thiện hơn./

Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội ngày 28 tháng 12 năm 2012

Tác giả

Đặng Sơn Đông

Trang 3

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục các bảng v

Danh mục các hình vi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 3

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Trên thế giới 3

1.1.2 Nghiên cứu về tài nguyên du lịch sinh thái 5

1.2 Ở Việt Nam 6

1.2.2.Tài nguyên du lịch sinh thái 11

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 13

2.1.1 Mục tiêu chung 13

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 13

2.2 Đối tượng ngiên cứu 13

2.3 Nội dung nghiên cứu 13

2.4 Phương pháp nghiên cứu 14

2.4.1 Ngoại nghiệp 14

2.4.2 Nội nghiệp 17

Chương 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VỀ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU DI TÍCH THẮNG CẢNH CHÙA HƯƠNG ……….24

3.1 Điều kiện tự nhiên ………24

3.1.2 Khí hậu 24

3.1.3 Thủy văn 24

3.1.4 Địa hình 25

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội khu DTTC chùa Hương 25

Trang 4

3.2.1 Dân số 25

3.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội 26

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

4.1.Đánh giá hiện trạng tài nguyên DLST khu DTTC Chùa Hương 28

4.1.1 Đánh giá đặc điểm cơ bản khu vực nghiên cứu 28

4.1.2 Tài nguyên sinh vật - một dạng điển hình của TNDLST 38

4.1.3 Tài nguyên Du lịch nhân văn 43

4.2 Đánh giá tiềm năng du lịch DLST khu DTTC Chùa Hương 50

4.3 Đánh giá hiện trạng khai thác DLST tại khu DTTC Chùa Hương 62

4.3.1 Thị trường khách du lịch 62

4.3.2 Luồng khách 64

4.3.3.Nguồn nhân lực phục vụ du lịch 67

4.3.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 68

4.3.5 Các loại hình khai thác du lịch 70

4.3.6 Kết quả kinh doanh du lịch 70

4.3.7 Các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái 71

4.3.8 Tính thời vụ của Du lịch 71

4.3.9 Tiếp thị và quảng bá, xúc tiến, diễn giải du lịch 72

4.3.10 Một số tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên và xã hội 76

4.4 Đề xuất chiến lược khai thác tài nguyên DLSTtại khu DTTC Chùa Hương đến năm 2020 ……… 80

4.4.1 Quan điểm chiến lược khai thác tài nguyên DLST tại DTTC Chùa Hương 80

4.4.2 Mục tiêu chiến lược đến năm 2020 80

4.4.3 Đề xuất các loại hình hoạt động du lịch sinh thái tiềm năng 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101

1 Kết luận 101

2 Kiến nghị 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

10 PKPHST Phân khu phục hồi sinh thái

11 RĐD Hương Sơn Rừng Đặc dụng Hương Sơn

12 TNDL Tài nguyên du lịch

14 TNTN Tài nguyên thiên nhiên

16 UNESCO Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục LHQ

17 UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới

18 VHST Văn hóa – Sinh thái

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.2 Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người 15 2.3 Đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch sinh thái 18 4.4 Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người ở Hương Sơn 32

4.3 Đánh giá tiềm năng DLST khu DTTC chùa Hương 50

4.7 Lượng khách thăm quan khu di tích thắng cảnh Hương Sơn vào các

tháng trong năm

66

4.8 Lực lượng lao động trong ngành du lịch tại khu di tích thắng cảnh

Hương Sơn từ năm 2005 đến năm 2011

67

4.9 Tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú tại Hương Sơn năm 2005-2011 68 4.10 Tình hình cung ứng dịch vụ ăn uống tại khu vực Hương Sơn năm 2011 68 4.11 Số lượng xuồng, đò phục vụ du lịch năm 2004 - 2011 69 4.12 Tình hình doanh thu của Hương Sơn năm 2005-2011 70

4.14 Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khai

thác Du lịch sinh thái tại DTTC Chùa Hương

78

4.15 Dự báo lượng khách của khu DTTC Chùa Hương giai đoạn 2013-2020 81

4.17 Phân vùng phát triển du lịch khu DTTC Chùa Hương 84

Trang 7

4.17 Hiện trạng tài nguyên hang động và đình chùa 49 4.18 Bản đồ ý tưởng quy hoạch du lịch sinh thái 90

4.20 Sơ đồ vị trí cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 92

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Những thập kỷ gần đây, du lịch sinh thái (DLST) đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi, khám phá thế giới

tự nhiên, mang lại lợi ích về kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho các quốc gia cũng như cộng đồng dân cư địa phương, nơi có các khu bảo tồn thiên nhiên với cảnh quan hấp dẫn, DLST còn có ý nghĩa giáo dục bảo vệ môi trường cho khách du lịch cũng như cộng đồng dân cư, góp phần bảo tồn và nâng cao các giá trị cảnh quan môi trường Theo Ủy ban lữ hành du lịch thế giới cho rằng,

du lịch đã trở thành ngành công nghiệp lớn nhất thế giới, đem lại thu nhập và việc làm đáng kể cho thế giới Du lịch sinh thái cũng đóng góp không nhỏ cho du lịch thế giới và ngày càng gia tăng, đem lại thu nhập lớn cho các nước đang phát triển và kém phát triển, du lịch sinh thái đang là động cơ của nhiều đảo nhiệt đới vùng Caribe, khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương Từ nhận thức đó, du lịch sinh thái đã được xác định là một trong những hướng phát triển du lịch chủ đạo của Du lịch Việt Nam trong Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020

Khu di tích thắng cảnh chùa Hương nằm trên địa bàn huyện Mỹ Đức cách trung tâm thành phố Hà Nội 50km về phía Tây Nam và thuộc khu vực rừng đặc dụng Hương Sơn Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương có trong danh sách các khu rừng đặc dụng Việt Nam theo Quyết định số 194/CT, ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, là Khu Văn hoá - Lịch sử Chùa Hương Tích với diện tích 500

ha (Bộ NN&PTNT, 1997) và nay là Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương Mục tiêu của khu Rừng đặc dụng này là "Bảo vệ rừng trên núi đá vôi và cảnh quan nổi tiếng của vùng"

Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương là khu vực có nhiều tiềm năng về bảo tồn giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) và phát triển du lịch sinh thái Hương Sơn là một vùng núi đá vôi điệp trùng, hùng vĩ với địa hình chia cắt phức tạp, và quá trình Karst (Castơ) tạo nhiều hang động tự nhiên như động Hương Tích, động Tiên Sơn, động Tuyết Quynh Với hệ sinh thái động thực vật trên núi đá vôi phong phú đa dạng tạo

Trang 9

cho khu di tích thắng cảnh Chùa Hương một cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn cùng với hệ thống đền chùa, miếu mạo nổi tiếng Các công trình tôn giáo hòa nhập giữa phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp là một đặc trưng của khu du lịch Hương Sơn, hấp dẫn hàng chục vạn du khách đến vãn cảnh và tham gia lễ hội mỗi năm Rừng đặc dụng Hương Sơn cũng là một kho dự trữ thiên nhiên to lớn về bảo tồn nguồn gen, các loài quý hiếm, loài đặc hữu Hệ thực vật gồm 840 loài, 540 chi thuộc 185 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch với nhiều loài thực vật quý hiếm như: Sưa bắc bộ, Lát hoa, Rau sắng, Mơ Hương tích và nhiều loài là thực vật thân thảo có giá trị dược phẩm cao như: Hoàng đằng cẩu tích, Đẳng sâm, Ba kích… Hệ động vật cũng rất đa dạng và phong phú gồm 28 loài động vật thuộc 84 họ, 26 bộ thuộc các lớp động vật ở cạn: thú, chim, bò sát, ếch nhái và một số loài lưỡng cư Trong đó có nhiều loài là động vật Quý hiếm như: Gà lôi trắng, Culi, Khỉ, Vượn, Rắn hổ mang chúa… Có giá trị cao về Bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái Đây là tiềm năng rất lớn cho phát triển DLST, du lịch văn hóa cộng đồng, và điều tra nghiên cứu khám phá thiên nhiên

Mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển mở rộng phát triển các loại hình du lịch nhưng việc khai thác các hoạt động du lịch tại khu vực khu di tích thắng cảnh chùa Hương hiện nay chủ yếu thiên về khai thác loại hình du lịch tâm linh trong thời điểm

tổ chức lễ hội, các loại hình du lịch khác phát triển còn rất hạn chế, chưa tương xứng với nguồn tài nguyên du lịch vốn có Những nguyên nhân chính của vấn đề này là chưa có những đánh giá đúng mức về các giá tiềm năng tài nguyên du lịch hiện có, đặc biệt là tài nguyên du lịch sinh thái phục vụ cho phát triển du lịch Do đó, để có những cơ sở khoa học phục vụ cho việc đa dạng hóa các loại hình du lịch tại khu vực

và khai thác bền vững các tiềm năng tài nguyên du lịch tại đây, việc “Nghiên cứu

đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái khu di tích thắng cảnh chùa Hương xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội ” là rất cần thiết

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới

1.1.1 Nghiên cứu về du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái được coi là một trong những cách thức vừa hỗ trợ bảo tồn đồng thời Phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững Tại hội nghị các Vườn Quốc gia thế giới lần thứ V do IUCN tổ chức đã khẳng định “Du lịch Sinh thái ở trong và ngoài khu bảo tồn là một phương pháp bảo tồn, hỗ trợ, tăng cường nhận thức về các giá trị quan trọng của khu bảo tồn như giá trị sinh thái, văn hóa, tinh thần, thẩm mỹ, giải trí và kinh tế; đồng thời tạo thu nhập phục vụ cho việc bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái và di sản văn hóa Du lịch sinh thái cũng đóng góp nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng bản địa”

Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững Ở Cossta Rica và Nê Pan, Thái Lan… một số chủ trang trại chăn nuôi đó bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đó biến những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương Đặc biệt là tại các nước phát triển như Thuỵ Điển, Nhật Bản, Mỹ các KBT được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa bảo tồn và phát triển du lịch, nhiều loại hình du lịch được hình thành như leo núi, thăm động vật hoang dã trong xe bảo vệ, theo dõi cuộc sống của các loài linh trưởng, ngắm nhìn các loại động thực vật biển Gần đây, một số nước Châu Phi cũng rất chú trọng phát triển loại hình du lịch này, ở một số nước như Uganda, Nigeria việc phát triển du lịch sinh thái được đưa vào trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước Du lịch sinh thái cũng rất phổ biến ở Trung và Nam Mỹ Các điểm đến bao gồm Bolivia, Brazil, Ecuador, Venezuela, Guatemala

và Panama Tại Guatemala mục tiêu chính của du lịch sinh thái sinh thái là giáo dục

du khách về truyền thống văn hóa lịch sử của người Maya, Itza, bảo vệ các vùng đất trong dự trữ sinh quyển Maya và cung cấp thu nhập cho người dân của khu vực Mặc dù sự phổ biến của du lịch sinh thái trong các ví dụ nêu trên, các nhà phê bình

Trang 11

của du lịch sinh thái cũng trích dẫn rằng du lịch tới khu vực hoặc các hệ sinh thái nhạy cảm tăng mà không có quy hoạch và quản lý thực sự có thể gây hại cho hệ sinh thái bởi vì cơ sở hạ tầng cần thiết để duy trì du lịch như: đường giao thông có thể đóng góp vào suy thoái môi trường Các nhà phê bình cũng cho biết du lịch sinh thái dễ tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương vì sự xuất hiện của du khách

nước ngoài (Amanda Briney, “An Overview of Ecotourism” [1] )

Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái, định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này"

“DLST là du lịch tại các vùng còn chưa bị con ngươi làm biến đổi Nó phải đóng góp vào BTTN và phúc lợi của dân địa phương” (L.Hens, 1998)

Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ,1998 “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời tạo cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”

Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì

“DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”

Đối với cá nhân, định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh là định nghĩa của Honey (1999) “DLST là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất

Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”

Như vậy khái niệm, tính chất của DLST đã được nhiều cơ quan tổ chức, cá nhân trên thế giới nghiên cứu đưa ra và hiện nay DLST đang phát triển mạnh mẽ

Trang 12

toàn cầu, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong các loại hình du lịch Sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch tự nhiên và du lịch sinh thái đến các khu BTTN đã kéo theo sự thay đổi chiến lược trong quản lý khu vực bảo tồn theo hướng phát triển tích hợp Do đó các khu BTTN nên xem xét làm thế nào để có thể kiểm soát du lịch tự nhiên đến các khu vực quản lý và chuyển đổi nó trở thành du lịch sinh thái vì lợi ích của việc bảo tồn và sinh kế của người dân địa phương

1.1.2 Nghiên cứu về tài nguyên du lịch sinh thái

Nghiên cứu về tài nguyên du lịch sinh thái trên thế giới đã bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ 20 Từ trước những năm 80 của thế kỷ 20, tài nguyên du lịch sinh thái được định nghĩa là những khu cảnh quan thiên nhiên đẹp có sức hấp dẫn cho du lịch và sự hấp dẫn đó được đánh giá chủ yếu thông qua khả năng chi trả tự nguyện của du khách thông qua tiền vé tham quan Du khách đi du lịch tại những khu cảnh quan thiên nhiên đẹp chủ yếu là để ngắm cảnh, giải trí và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng

Theo Clawson và Knelsch (1985), Tài nguyên DLST lấy hệ sinh thái tự nhiên làm trọng tâm, việc khai thác loại hình tài nguyên này cho mục đích du lịch phải nhấn mạnh đến công tác bảo vệ môi trường tự nhiên và gắn liền với sự phát triển bền vững

về kinh tế xã hội của khu vực.Trên quan điểm này, những nơi có thể khai thác phát triển du lịch sinh thái chủ yếu là những khu bảo tồn thiên nhiên, công viên rừng, khu danh lam thắng cảnh, các khu vườn động, thực vật

Theo Lindberg (1991), nếu xét về phạm trù tài nguyên DLST thì tài nguyên DLST bao gồm tài nguyên DLST tự nhiên và tài nguyên DLST nhân văn, nếu xét trên cơ sở nguyên nhân hình thành thì tài nguyên DLST được phân chia thành phần tài nguyên DLST nguyên sinh và tài nguyên DLST thứ sinh, còn nếu trên cơ sở động

cơ du lịch thì tài nguyên DLST gồm loại tài nguyên DLST nghỉ dưỡng, tài nguyên DLST thám hiểm, tài nguyên DLST rèn luyện sức khỏe và loại tài nguyên DLST phong cảnh

Theo Yuan Shu Qi – (2004), cho rằng dựa trên đặc điểm phân bố của tài nguyên DLST trong không gian có thể chia phân chia tài nguyên DLST thành 5 loại

Trang 13

hình gồm: tài nguyên DLST đồi núi, tài nguyên DLST sông hồ, tài nguyên DLST biển, tài nguyên DLST đất ngập nước và tài nguyên DLST thảo nguyên,

Qua một số quan điểm về tài nguyên DLST nói trên, có thể nhận thấy về tài nguyên DLST vẫn còn có những điểm chưa thống nhất nhưng đa số đều đề cập đến vấn đề về tài nguyên thiên nhiên

1.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về DLST là: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường,

có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” Ngoài những khái niệm và định nghĩa trên còn có một số định nghĩa mở rộng hơn về nội dung của DLST: “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền

và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” (Lê Huy Bá – 2000)

Trong luật du lịch năm 2005, đã định nghĩa khá ngắn gọn “ du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”

Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên,

hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lí theo hướng bền vững

về mặt sinh thái Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và

Trang 14

văn hóa bản địa DLST nói theo một định nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội đủ các

yếu tố cần: (1) sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; (2) trách nhiệm với xã hội

và cộng đồng ( Lê Huy Bá, 2003, Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

TP Hồ Chí Minh

Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức kỹ thuật không riêng gì với Việt Nam mà ở nhiều nước Tiềm năng du lịch sinh thái to lớn của Việt Nam cũng như thị trường du lịch sinh thái trong nước chưa được khai thác có hiệu quả Trong những năm qua mới chỉ tập trung chủ yếu vào công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch mang tính định hướng chiến lược và đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng khách sạn du lịch Công tác điều tra cơ bản, quy hoạch những vùng tiềm năng phục vụ cho mục đích phát triển du lịch sinh thái hầu như còn ở giai đoạn đầu

- Về tổ chức các loại hình du lịch sinh thái và thị trường du lịch sinh thái: Trước nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của các tiềm năng du lịch sinh

thái của Việt Nam, tại một số nơi hoạt động du lịch sinh thái cũng đã hình thành dưới các hình thức khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên khác nhau như

du lịch tham quan, nghiên cứu ở một số khu vườn quốc gia (Cát Bà, Cúc Phương,

Ba Bể, Nam Cát Tiên, Tam Nông, U Minh ); du lịch thám hiểm, nghiên cứu vùng núi cao như Phanxipăng; du lịch tham quan miệt vườn, sông nước đồng bằng sông Cửu Long; du lịch lặn biển (Hạ Long - Cát Bà, Nha Trang), thám hiểm hang động (Phong Nha) Thị trường khách của loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam còn rất hạn chế Phần lớn khách du lịch quốc tế đến các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là từ các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc, còn khách nội địa là sinh viên, học sinh và cán bộ nghiên cứu

-Về tổ chức khai thác thị trường du lịch sinh thái: thị trường du lịch sinh thái trên phạm vi thế giới và trong nước hiện nay đang phát triển mạnh và là một xu hướng mới Tuy nhiên, việc tổ chức nghiên cứu thị trường và những giải pháp phát triển du lịch sinh thái còn nhiều hạn chế

Trang 15

-Về đầu tư phát triển: việc phát triển du lịch sinh thái chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh các khu lưu trú, khách sạn, khu nghỉ dưỡng(Resort) Việc đầu tư và quản lý xây dựng chưa bảo đảm nguyên tắc, cơ sở khoa học của DLST, phù hợp với yêu cầu quy hoạch phát triển DLST dẫn đến tình trạng xây dựng tràn lan, làm huỷ hoại cảnh quan môi trường, trùng lặp hoặc thiếu sản phẩm du lịch đặc thù vùng, miền, công suất khai thác sử dụng thấp, giảm hiệu quả đầu tư Mặt khác, nhận thức về du lịch sinh thái còn bất cập, thiếu cơ sở pháp luật để

tổ chức đầu tư, phát triển và kinh doanh: tiêu chuẩn, quy phạm, phương pháp thiết kế quy hoạch đầu tư phát triển du lịch sinh thái chưa được ban hành; chưa tạo được hành lang pháp lý với những cơ chế phù hợp; cơ chế quản lý hệ sinh thái đặc trưng (vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên ) đáp ứng yêu cầu hoạt động DLST; việc khai thác tiềm năng sinh thái chưa gắn kết với quy hoạch du lịch sinh thái; sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý phát triển DLST chưa được chặt chẽ Mâu thuẫn giữa sự tăng trưởng khách và nhu cầu du lịch sinh thái với năng lực đáp ứng của các khu, điểm du lịch, kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường, sinh thái nhằm đảm

bảo sự phát triển hài hoà, bền vững chưa có giải pháp hiệu quả.(Lê Trọng Bình, 2007,

Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái [9-10])

Từ các kết quả nghiên cứu ở trên có thể thấy, du lịch sinh thái là hoạt động du lịch mới phát triển một vài thập kỷ gần đây và đang trở thành một xu hướng tích cực để đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững gắn liền với việc bảo tồn thiên nhiên

và môi trường, các giá trị nhân văn giàu bản sắc văn hóa của mọi dân tộc, thông qua việc giáo dục nhận thức của xã hội, của cộng đồng Việt Nam là một nước có điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với những ưu thế của thiên nhiên nhiệt đới ẩm, địa hình, cảnh quan đa dạng với nhiều hệ sinh thái điển hình khác nhau từ vùng núi cao nguyên đến vùng đồng bằng ven biển và hải đảo Trên những khu vực cảnh quan này là địa bàn cư trú của hàng chục các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam với những phong tục tập quán, nền văn nghệ dân gian đặc sắc Để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch nói riêng và công cuộc phát triển kinh tế xã hội của nước ta nói chung, du lịch sinh thái là loại hình cần được

Trang 16

đẩy mạnh phát triển trên cơ sở khai thác hợp lý các thế mạnh tiềm năng của tài nguyên du lịch Việt Nam Để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải có

sự chỉ đạo, phối kết hợp đồng bộ thể hiện ở 3 lĩnh vực chủ yếu: chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp và sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương

Trong tương lai không xa, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành dưới sự đạo của Tổng cục Du lịch theo định hướng mà Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ, chắc chắn du lịch sinh thái sẽ là tiền đề để phát triển du lịch bền vững, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

1.2.1.Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại các VQG và khu BTTT ở Việt Nam

Du lịch sinh thái ở các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam là khái niệm không còn mới mẻ, với ba phần tư diện tích lãnh thổ của Việt nam là đồi núi với nhiều đỉnh núi cao có khí hậu mát mẻ rất thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng mùa hè Những địa điểm nổi tiếng như Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Bạch Mã, Bà Nà - Núi Chúa đã được người Pháp khai thác cách đây nửa thế kỷ và hiện còn lưu giữ nhiều tàn tích của các biệt thự cũ Từ các trung tâm nghỉ dưỡng nay ta có thể thiết kế các đường mòn thiên nhiên với cự ly từ 2 –3 km để kết hợp du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác Sông, suối, thác, ghềnh, hồ tự nhiên và nhân tạo trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở các vùng núi rất thuận lợi cho việc phát triển loại hình

du lịch mạo hiểm và du lịch thể thao dưới nước

Vườn quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên được thành lập vào năm 1962 thực hiện tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và đã phát huy được hiệu quả của loại hình du lịch này trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức và mức sống của người dân địa phương Đến năm 2008, hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm

30 Vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển

Trang 17

Đến năm 2009, Việt Nam đã có 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận, có 2 khu Di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Khu Phong Nha – Kẻ Bàng, có 2 khu RAMSAR, đó là khu Xuân Thuỷ (tỉnh Nam Định)

và khu Bầu Sấu thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên

Mặc dù có tiềm năng lớn, nhưng DLST ở các VQG và các KBTTN Việt Nam đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó Do những nguyên nhân sau:

+ Sự ít hiểu biết về khái niệm du lịch sinh thái là một hạn chế không nhỏ cho việc phát triển du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch khá mới mẻ cả về khái niệm, tổ chức hoạt động, quy hoạch, chính sách đầu tư khai thác Vấn đề phổ cập kiến thức du lịch sinh thái chưa được các ngành liên quan quan tâm đúng mức Hầu hết nhân dân Việt nam chưa có khái niệm về du lịch sinh thái

+ Lực lượng quản lý tại các khu vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên thiếu cả về số lượng lẫn kiến thức chuyên môn về bảo tồn cũng như du lịch sinh thái Mặc dù du lịch là một trong những chức năng, nhiệm vụ của vườn quốc gia Nhưng thực tế các vườn mới chỉ chú trọng đến bảo vệ rừng mà chưa quan tâm tới việc quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái Các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu những phương tiện cung cấp các thông tin giáo dục, diễn giải môi trường và chưa có được những hướng dẫn viên du lịch sinh thái chuyên nghiệp, am hiểu đầy đủ, tường tận các tài nguyên du lịch của chính mình

+ Các điểm du lịch sinh thái chưa được quy hoạch là một trở ngại lớn cho việc phát triển của nghành du lịch này tại Việt nam Hầu hết các khu bảo tồn thiên nhiên chưa có phân vùng dành cho du lịch sinh thái Không có các nguyên tắc chỉ đạo dựa vào đó các đối tượng biết mình đang tiến hành du lịch sinh thái hay một hình thức du lịch nào khác

+ Sự thiếu tiếp thị quảng cáo cho du lịch sinh thái cũng là một nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt nam Thiếu tiếp

Trang 18

thị, quảng cáo, tuyên truyền dẫn đến thiếu nhu cầu trong thị trường Điều này lại dẫn đến sự thiếu động lực thúc đẩy các cơ quan chức trách có thẩm quyền và các nhà đầu tư để họ quan tâm hơn đến việc ưu tiên đầu tư cho bảo tồn và du lịch sinh thái

+ Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là sự kém phát triển của cơ

sở hạ tầng phục vụ du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng Tuy du lịch sinh thái và các khách du lịch sinh thái không chú trọng lắm tới sự hiện đại của

cơ sở vật chất, nhưng cần có sự phục vụ tối thiểu để du khách không phải bận lòng mỗi khi cần đến chúng

+ Nhìn chung nguyên nhân quan trọng nhất gây trở ngại cho việc phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên lại là thiếu sự phối hợp kếi hợp giữa các cơ quan, các nghành, các cấp trong việc xây dựng các chính sách phát triển và quy hoạch du lịch Du lịch sinh thái là một ngành du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần phải có sự kết hợp của nhiều ngành liên quan mới có thể phát triển đựơc

Như vậy, việc đánh giá tài nguyên và quy hoạch du lịch sinh thái ở các KBTTN Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển, chưa có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chung cho vấn đề quy hoạch này Các KBTTN cũng nắm bắt được xu hướng phát triển của du lịch sinh thái nên cũng tiến hành thực hiện quy hoạch du lịch sinh thái và đáp ứng phần nào nhu cầu của thị trường Tuy nhiên những quy hoạch đó còn mang tính chất tự phát, chưa thể hiện rõ bản chất của du lịch sinh thái, chủ yếu là du lịch dựa vào thiên nhiên, không giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho du khách và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương

1.2.2.Tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận của tài nguyên du lịch, nó bao gồm tất cả các giá trị tự nhiên thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa được tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó Tuy vậy, nhưng không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên

du lịch sinh thái, mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị

Trang 19

văn hóa bản địa gắn với mục đích phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng thì mới được xem là tài nguyên DLST

Tài nguyên DLST có thể chia làm 2 nhóm, tài nguyên du lịch tự nhiên( Địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật) và tài nguyên du lịch nhân văn( văn hóa bản địa, các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, các hoạt động nhận thức) Bao gồm nhóm tài nguyên đã và đang khai thác, tài nguyên triển vọng sẽ khai thác, khả năng khai thác của tài nguyên du lịch sinh thái phụ thuộc vào:

- Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng của tài nguyên

- Mức độ yêu cầu để phát triển những sản phẩm DLST nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và ngày càng đa dạng của du khách

- Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng của tài nguyên DLST

- Trình độ tổ chức quản lí đối với việc khai thác tài nguyên DLST

Trang 20

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng tài nguyên và đề xuất chiến lược khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn để phát triển DLST tại địa bàn khu di tích thắng cảnh Chùa Hương

2.2 Đối tượng ngiên cứu

- Tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn tại khu di tích thắng cảnh chùa Hương:

- Tài nguyên DLST tự nhiên gồm tài nguyên sinh vật, sông suối, hệ thống hang động và cảnh quan thiên nhiên

- Tài nguyên DLST nhân văn gồm di tích lịch sử, văn hóa bản địa

- Các loại hình và hoạt động du lịch sinh thái

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng tài nguyên DLST tại khu di tích thắng cảnh chùa Hương

- Đánh giá tiềm năng tài nguyên DLST trong khu vực

- Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên DLST

- Đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên DLST tại khu di tích thắng cảnh Chùa Hương, phù hợp với chiến lược phát triển và kinh tế xã hội tại địa phương

Trang 21

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Ngoại nghiệp

* Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan: các nguồn tài liệu có liên quan,

các công trình nghiên cứu, các dự án phát triển du lịch sinh thái có nhiều ưu điểm đã được thực hiện trước đây:

+ Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, du lịch, văn hóa được thu thập tại Ban di tích thắng cảnh Chùa Hương

+ Các loại bản đồ ranh giới, vị trí, phân khu, hiện trạng sử dụng đất… của khu

di tích thắng cảnh Chùa Hương

*Điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên:

- Điều tra, đánh giá vị trí địa lý: kế thừa từ bản đồ ranh giới khu di tích thắng

cảnh chùa Hương và được đánh giá mức độ thuận lợi theo phương pháp của Đặng Duy Lợi (1995) căn cứ vào khoảng cách giữa điểm du lịch đối với nơi cung cấp nguồn khách chính (các trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông hoặc các trung tâm du lịch) và các điều kiện về giao thông (thời gian đi đường) theo làm 4 mức độ:

+ Rất thuận lợi (rất thích hợp): Khoảng cách từ 10 -100Km; thời gian đi không quá 3 giờ; có thể đến bằng 2-3 loại phương tiện thông dụng

+ Khá thuận lợi (khá thích hợp): Khoảng cách từ 100 – 200Km; thời gian đi khoảng 2 -3 giờ; đi bằng 2-3 loại phương tiện giao thông

+ Thuận lợi trung bình (thích hợp trung bình): Khoảng cách trên 200Km hoặc dưới 5Km; thời gian đi đường từ 4 -5 giờ; có thể đến bằng 1- 2 phương tiện thông thường

+ Kém thuận lợi (kém thích hợp): Khoảng cách trên 300Km; thời gian đi đường trên 5 giờ; có thể đến bằng 1-2 phương tiện thông dụng

- Điều tra, đánh giá địa hình, địa mạo và địa chất:

+ Kế thừa tài liệu đặc điểm chung về địa hình, địa mạo, địa chất

+ Điều tra các dạng địa hình có phong cảnh đẹp, các dạng địa hình đặc biệt có giá trị với hoạt động du lịch

Trang 22

Bảng 2.1.Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên

Stt Tên khu

Vị trí (tọa độ) X(m) Y(m)

1

2

3

(Vị trí: đo bằng máy GPS; Tên khu vực: phỏng vấn người dân, Đặc điểm: quan sát

mô phỏng đối tượng; Ý nghĩa: tiềm năng du lịch)

- Điều tra, đánh giá tài nguyên khí hậu:

+ Kế thừa số liệu khí hậu: các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng, dao động nhiệt độ tháng nóng nhất và lạnh nhất, giao động nhiệt ngày đêm, lượng mưa trung bình năm và các tháng, độ ẩm trung bình năm và các tháng; các hiện tượng thời tiết đặc biệt: bão, gió Phơn tây nam, gió mùa Đông bắc, lốc… trung bình và qua các tháng

+ So sánh, đối chiếu với bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người (Bảng 2.2) để đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn với hoạt động du lịch, thời gian hoạt động du lịch, khả năng phát triển các loại hình du lịch

Bảng 2.2 Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người

Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ TB

năm ( 0 C)

Nhiệt độ TB tháng ( 0 C)

Biên độ nhiệt của t 0 TB năm

Lượng mưa năm (mm)

Trang 23

+ Điều tra các thác nước tự nhiên, nước ngầm nước khoáng và công dụng của chúng (nếu có)

- Điều tra đánh giá tài nguyên sinh vật

+ Kế thừa số liệu đã điều tra của di tích thắng cảnh

+ Điều tra bổ sung các thông tin về quần thể các loài cây quí hiếm, cây cổ thụ

* Điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn

+ Điều tra vị trí, tên gọi, đặc điểm, giá trị được xếp hạng (quốc tế, quốc gia, địa phương), thời gian được xếp hạng, giá trị kiến trúc, cảnh quan của các di tích lịch

sử văn hóa hoặc các công trình đương đại tiêu biểu Đánh giá chung về những giá trị đặc điểm nổi bật cũng như khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch

+ Tiến hành điều tra về số lượng lễ hội, thời gian diễn ra lễ hội, giá trị và quy

mô, sức hấp dẫn du khách của các lễ hội, cách thức tổ chức quản lý các lễ hội thông qua phỏng vấn người dân địa phương và ban quản lý di tích

+ Điều tra các giá trị văn hóa nghệ thuật: các loại hình biểu diễn, thời gian, môi trường biểu diễn…thực trạng và khả năng khai thác bảo tồn phát triển du lịch

+ Điều tra, đánh giá: số lượng các dân tộc, tên, số lượng, tỷ lệ của từng dân tộc; địa bàn cư trú, các giá trị văn hóa đặc sắc của từng tộc người; thực trạng và khả năng đầu tư phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

* Điều tra, đánh giá hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật

+ Các cơ sở lưu trú, ăn uống gồm: khách, hotel, camping, làng du lịch, biệt thự, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng Kế thừa số liệu về: số lượng, quy mô, công suất buồng và phòng Điều tra, đánh giá về sự phù hợp hài hòa của các thiết bị, vật liệu xây dựng, kiến trúc, mỹ thuật, mật độ của cơ sở vật chất du lịch với tài nguyên, cảnh quan, văn hóa bản địa

+ Kết cấu hạ tầng du lịch và phương tiện vận chuyển khách du lịch: kế thừa số liệu và điều tra, đánh giá về số lượng, sức chứa của các phương tiện vận chuyển, nhà

ga, bến bãi, hệ thống đường giao thông, các trạm đón tiếp khách, các trung tâm thông tin, các công trình vệ sinh

Trang 24

+ Các cơ sở vui chơi giải trí và các khu du lịch: điều tra, đánh giá về quy hoạch, số lượng, chất lượng các dịch vụ, tác động đến môi trường và hiệu quả kinh doanh

* Điều tra, đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật:

+ Điều tra, đánh giá các loại đường giao thông cả về số lượng, chất lượng, mối quan hệ giữa các đường giao thông

+ Điều tra, đánh giá thực trạng về: hệ thống cung cấp điện; hệ thống cấp thoát nước; hệ thống bưu chính viễn thông; hệ thống thu gom, xử lý tái chế chất thải

* Điều tra xã hội học:

Sử dụng các các biểu điều tra - phỏng vấn khách du lịch và người dân địa phương về các nội dung liên quan đến nội dung đề tài

* Chụp ảnh các loại hình cảnh quan đặc trưng

2.4.2 Nội nghiệp

* Phương pháp tổng hợp:

Dùng phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tình hình tổ chức khai thác du lịch, từ việc thu thập số liệu về tài nguyên du lịch, đầu tư, nhân lực, lượng khách du lịch để nắm được quy luật cũng như phân tích biến động và xu thế phát triển của đối tượng;

* Phương pháp phân tích:

Phân tích các giá trị và các điều kiện để khai thác du lịch dựa trên các nguyên tắc, yêu cầu và tiêu chuẩn của hoạt động du lịch sinh thái

- Phân tích thông qua công cụ SWOT ( S-điểm mạnh, W-điểm yếu, O-cơ hội

và T- thách thức) của tài nguyên DLST tại khu vực Trong đó, phân tích điểm mạnh

và điểm yếu là nghiên cứu các điều kiện nội bộ để làm cơ sở so sánh với các điều kiện tương tự khác ( hay còn gọi là khả năng cạnh tranh), còn phân tích cơ hội và thách thức là phân tích các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự khai thác tài nguyên

và thị trường du lịch

* Xây dựng các chỉ tiêu và cách thức đánh giá tài nguyên DLST

Trang 25

a Tính hấp dẫn: Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài

nguyên du lịch vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch Độ hấp dẫn có tính tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch

Bảng 2.3: Đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch sinh thái

Mức độ Cảnh quan tự nhiên Cảnh quan độc đáo Loại hình du lịch

b Tính an toàn: Là chỉ tiêu thu hút du khách đảm bảo sự an toàn về sinh thái

và xã hội, được xác định bởi tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, vệ sinh môi trường

c Tính bền vững:

Tính bền vững nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên tiêu cực như thiên tai

- Rất bền vững: Không có thành phần, bộ phận nào bị phá hoại, khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái môi trường nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc, >100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục

- Khá bền vững: Các thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại không đáng kể, có khả năng phục hồi nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc từ 20-100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục

- Trung bình bền vững: Nếu có 1-2 bộ phận bị phá hoại đáng kể, phải có sự trợ giúp tích cực của con người mới phục hồi được, thời gian hoạt động từ 10-20 năm, hoạt động du lịch diễn ra bị hạn chế

- Kém bền vững: Có 2-3 thành phần, bộ phận bị phá hoại năng, tồn tại vững chắc dưới 10 năm, hoạt động du lịch bị gián đoạn

Trang 26

d Tính thời vụ

Thời vụ hoạt động du lịch được xác định bằng số thời gian thích hợp nhất trong năm của các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khỏe của du khách và số thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch Tính thời

vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư quy hoạch kinh doanh du lịch đươc đánh giá cho tài nguyên thiên nhiên và nhân văn

- Rất dài: triển khai du lịch suốt năm

- Khá : 200-250 ngày

- Trung bình: 100-200 ngày

- Kém: < 100 ngày

e Tính liên kết: Nghĩa là giá trị tài nguyên có khả năng khai thác trong sự kết

nối với các giá trị ở khu vức lân cận trong 1 điểm, tuyến, vùng du lịch

- Rất tốt: Nếu có trên 5 điểm du lịch xung quanh để thực hiện liên kết

Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng về quy mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch Sức chứa khách du lịch có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hoạt động của khách ( số lượng, thời gian), đến khả năng chịu đựng của môi trường

tự nhiên, xã hội Vì thế sức chứa khách du lịch không phải theo xu thế càng nhiều càng tốt mà phải là càng phù hợp càng tốt

- Rất lớn: Sức chứa trên 1000 người/ngày

- Khá lớn: Sức chứa trên 500 - 1000 người/ngày

- Trung bình: Sức chứa trên 100 - 500 người/ngày

Trang 27

- Kém: Sức chứa dưới 100 người/ngày

- Phương pháp tính toán sức chứa sinh thái của điểm du lịch: (carrying capacity)

Hai nhà nghiên cứu A.M.Cifuentes và H.Ceballos-Lascurain đã đưa ra công thức tính toán về khả năng tải vật lý, khả năng tải thực tế từ đó chúng ta có thể vận dụng công thức tính toàn này vào tính toán sức chứa cho các khu du lịch sinh thái và

có tính sáng tạo hơn

1- Công thức tính toán chung của hai nhà nghiên cứu:

- Khả năng chịu tải vật lý ( PCC- Physical carying capacity) là giới hạn tối đa cho phép về số lượng khách đến tham quan du lịch tại một khu, điểm du lịch, thăm quan trong một giới hạn thời gian được xác định trước: PCC = A.D.Rf(1)

Trong đó: A là diện tính của khu vực, điểm tham quan dự kiến

D là diện tích cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách điến tham quan hay mật

độ khác được đáp ứng trên một m2

Rf là số lượng khách tham quan tối đa trong 01 ngày Thường Rf được tính bằng số thời gian cho phép lưu lại một điểm, khu vực tham quan trên số thời gian khách lưu lại tham quan tại điểm đó

Rf = T cp/T tq (2)

Trong đó: T cp là thời gian cho phép tham quan

T tq là thời gian khách lưu lại thăm quan Vd: Một khu hội chợ mở cửa 12h trong ngày, đoàn khách A đến tham quan dự kiến là 4h thì Rf = 3

Ghi chú: Đối với diện tích thường được xem xét trong một phạm vi nhất định được giới hạn bởi đối tượng tài nguyên mà khách du lịch tham quan du lịch như một khu vườn, nơi nuôi động vật hoặc khu vực sinh sống của thực vật, hoặc một khu vực

để tổ chức các cuộc vui chơi giải trí

Rf ( Rotation factor) được xác định bởi thời gian cho phép cho số lượng khách tối đa tham quan và thời gian lưu lại của khách tại điểm tham quan

- Hiệu quả chịu tải thực tế:(ERCC- Effective Real Carrying Capacity): Là số

lượng khách và thời gian tham quan tối đa phù hợp với điều kiện khu vực cho phép,

Trang 28

đủ khả năng kiểm soát tình hình khu vực của các nhà quản lý nhưng đạt được sự thỏa mãn động cơ mục đích và nhu cầu đi tham quan của khách du lịch

Công thức được tính như sau: ERCC = PCC – Cf1 – Cf2 – Cf3- Cfn.(3) Trong đó Cfi ( Conrrective factor) thường được gọi là hệ số giới hạn cho phép hay là hệ số các yếu tố tiêu cực cần phải loại trừ để khỏi tác động đến khu vực thường được áp dụng các tiêu chuẩn hoặc các ngưỡng giới hạn cho phép khi áp dụng cho việc tính toán đến tác động ảnh hưởng Các hệ số này được tính toán theo tỷ lệ phần trăm Vì vậy, có thể viết lại như sau:

ERCC = PCC ((100- Cf1)/100).((100- Cf2)/100) ((100- Cfn1)/100) (4)

Hệ số giới hạn được tính Cfi = Mi/Mt

Trong đó: Mi là giá trị giới hạn của yếu tố tác động thứ i;

Mt là tổng các giá trị giới hạn cho một điểm khu vực mà khách du lịch đến tham quan

Trong thực tế chỉ số giới hạn Cf1 thường căn cứ vào các yếu tố nhạy cảm của các tài nguyên tại khu vực điểm tham quan như vấn đề môi trường, mức độ chịu đựng của hệ sinh thái, các yếu tố nhạy cảm về kinh tế hay là các yếu tố xã hội, con người, cuộc sống phong tục tập quán, nhân thức tại khu vực Tuy nhiên, trong số trường hợp

có thể định hình tính toán các yếu tố bất lợi cho việc phát triển du lịch và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch

2.Một số giới hạn thường gặp trong hoạt động của khách du lịch tại các khu

du lịch sinh thái

Trong hoạt động kinh doanh du lịch, yếu tố quan trong an toàn cho du khách

và bảo tồn, bảo vệ hệ sinh thái có vị trí quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản lý cũng như kinh doanh du lịch Như chúng ta đã biết, các khu du lịch sinh thái chỉ có những khu vực rừng núi hoang dã, nơi thường xảy ra mưa bão, lũ lụt, lở đất, các kiểu thời tiết bất thường và khắc nghiệt hơn vùng đồng bằng, điều kiện đi lại khó khăn do

hệ thống cơ sở hạ tầng và công tác đầu tư, quản lý của nhà nước còn hạn chế Những khu vực này đòi hỏi cao về công tác bảo tồn và bảo vệ đối với hệ sinh thái trước sự

Trang 29

tác động của con người trong đó có khách du lịch Vì vậy hệ số giới hạn thường xảy

ra các trường hợp sau:

- Hệ số giới hạn về thời tiết

+ Hệ số giới hạn về mưa bão trong năm thường xảy ra tại các khu vực làm cản

trở hoạt động của khách du lịch đến tham quan, khu vực miền Trung thường có 2 tháng có mưa lũ

+ Hệ số giới hạn về độ dài rét, mưa phùn, gió bắc, ảnh hưởng đến tầm quan sát, ẩm ướt gây khó chịu miền Bắc thường xảy ra vào sau tết kéo dài khoảng 2-3 tháng

+ Hệ số về giờ nắng trong năm gây khó chịu cho khách như vào mùa hè có các đợt không khí nóng từ phía tây tràn sang (hay còn gọi là gió Lào)

-Hệ số giới hạn về môi trường

+Hệ số giới hạn về mức độ ô nhiễm từ chất thải, rác thải, nước thải trong thời

gian nhất định nào đó tác động ức chế đối với khách

+ Hệ số giới hạn về tiếng ồn từ các động cơ ô tô, xe máy, động cơ thuyền hay đám đông gây ảnh hưởng đên nhu cầu của khách, yếu tố hệ số này thường được xác định thông qua điều tra xã hội học để tính tỉ lệ phần trăm người không tán thành được hỏi so với số người điều tra

+Hệ số giới hạn về tai biến và sự cố môi trường gây ra nguy hiểm cho khách tham quan tại các điểm du lịch sinh thái thường được xác định theo số vụ xảy ra trong thời gian nhất định theo tháng hoặc năm

+ Hệ số chất lượng nguồn nước bao gồm nước sinh hoạt, nước biển hệ số này được xác định thông qua số lượng thời gian quan trắc các thành phần đảm bảo Tiêu chuẩn việt nam hay không

- Hệ số giới hạn về mức độ an toàn cho du khách Được xác định dựa trên cơ

sở tỉ lệ % mức độ rủi ro thường xảy ra đối với số lượng khách hoặc số ngày rủi ro xảy

ra với số ngày trong năm

- Hệ số giới hạn ảnh hưởng đến hệ sinh thái Được xác định số lượng thời gian

chịu đựng của hệ sinh thái so với số ngày trong năm

Trang 30

- Hệ số giới hạn về cơ sở hạ tầng: Về độ dốc đường đi cho khách du lịch đảm bảo an toàn giao thông đi lại, theo quy định về độ dốc trên 10º là ảnh hưởng đến khách du lịch, tỉ lệ % số km đường đi lại khó khăn so với km khách đi du lịch đi lại trong khu vực sinh thái; số ngày có điện; còn đối với các cơ sở hạ tầng khác như điện, nước, vệ sinh do chưa có tiêu chuẩn quy định nên có thể dựa vào tỉ lệ % để tính hệ số giới hạn hoặc thông qua công tác điều tra xã hội học để tính % giữa người tán thành với người hỏi ý kiến

* Phương pháp bản đồ

- Sử dụng phần mềm Mapinfor để thể hiện các thông tin hiện trạng như: bản

đồ hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng cơ sở vật kỹ thuật, tài nguyên du lịch…

- Phân tích, đánh giá bản đồ hiện trạng, dữ liệu các lớp thông tin (layer) kết hợp sử dụng phần mềm AutoCad và Photoshop để xây dựng các bản đồ quy hoạch không gian, tuyến, điểm du lịch sinh thái và quy hoạch phát triển hạ tầng du lịch

Trang 31

Chương 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VỀ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

KHU DI TÍCH THẮNG CẢNH CHÙA HƯƠNG 3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý

Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội gần 60 km về phía Tây Nam, ở toạ độ địa lý từ 20º34’ đến 20º29’ vĩ độ Bắc, từ 105º41’ đến 105º49’ độ kinh Đông Phía Tây Bắc giáp xã Hùng Tiến, An Tiến, phía Tây nam giáp xã An Phú – huyện Mỹ Đức và xã Phú Lão – huyện Lạc Thuỷ – tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp xã Tân Sơn huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam, phía Đông Bắc giáp khu dân cư xã Hương Sơn Khu DTTC Chùa Hương bao gồm phân giới hành chính của 4 xã Hương Sơn, An Tiến, Hùng Tiến và An Phú thuộc huyện Mỹ Đức Thành phố Hà Nội, với diện tích 4283.94 ha

3.1.2 Khí hậu

Hương Sơn chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Tổng nhiệt độ đạt từ 80000C – 85000C/năm Lượng mưa hàng năm theo số liệu của trạm

Mỹ Đức là 1914,8mm Nhiệt độ trung bình năm là 230C/năm Một năm chia làm hai mùa nóng lạnh rõ rệt Thời kỳ nóng nhất nhiệt trung bình là 270C Thời kỳ lạnh nhất

có nhiệt độ trung bình 180C Hương Sơn có ba tháng khô (từ tháng 12 đến cuối tháng 3) Tuy nhiên mùa khô ở Hương Sơn cũng không khắc nghiệt Gió mùa Đông Bắc từ tháng 2 bị biến tính mang hơi ẩm của biển đã tạo nên mưa phùn với số ngày mưa phùn khoảng hơn 20 ngày trong toàn mùa khô

3.1.3 Thủy văn

Vùng nghiên cứu có sông Đáy, sông Thanh Hà chảy qua với chiều dài 3.5km

là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu hàng hóa với các địa phương khác trong tỉnh và trong vùng Tuy nhiên về mùa mưa có thể gây lụt, ảnh hưởng đến đời sống của người dân

Hiện tại suối Yến đã được nạo vét cải tạo, với mặt cắt ngang lòng sông suối

Trang 32

là 40m, chiều sau nạo vét suối h ≥ 1,0m, cao độ trung bình nền suối tương ứng sau khi nạo vét lòng suối là ± 0.0 ÷ 0,2m, đảm bảo cột nước về mùa cạn h ≥ 1,5m

Mực nước suối Yến về mùa lũ có độ cao từ ± 3,0m ÷ 3,2m Về mùa cạn có độ cao từ ± 1,5m ÷ 1,7m, về mùa mưa nước mưa từ trên núi và các vùng trong lưu vực chảy về suối Long Vân, suối Tuyết Sơn cao hơn mực nước sông Đáy, nước từ suối Yến chảy về cống điều tiết ( gần cầu Đục Khê ) rồi thoát ra sông Đáy và một phần chảy về phía Đông Nam thoát ra sông Đáy qua cống xả Giáp Bạt – Kim Sơn

3.1.4 Địa hình

Địa hình khu vực có 3 dạng chính, trong đó chủ yếu là địa hình núi đá vôi

- Địa hình núi đất: Kiểu địa hình núi đất chiếm tỷ lệ thấp, phân bố ở phía Nam

và Đông Nam của khu di tích giáp huyện Ứng Hòa và tỉnh Hà Nam Địa hình núi đất nhưng độ chia cắt tương đối sâu và độ dốc khá lớn, trung bình từ 25 - 300

Địa hình núi đá vôi: Khu vực Hương Sơn là phần cuối của hệ thống núi và

cao nguyên đá vôi Sơn La – Mộc Châu (Tây Bắc) và tiếp giáo với đồng bằng Bắc Bộ, nên ở đây chỉ tồn tại kiểu núi thấp ( đỉnh cao nhất là Bà Lồ - 381m) Tuy vậy, biên độ chia cắt sâu cũng khá lớn (từ 100-150m)

Địa hình đồng bằng: Phân bố ở phía bắc và đông bắc của khu vực với địa hình

bằng phẳng, là nơi tập trung dân cư xây nhà ở, các khu dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch và trồng trọt

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội khu DTTC chùa Hương

3.2.1 Dân số

Khu di tích thắng cảnh chùa Hương nằm ngay trong khu dân cư bao gồm 4 xã

Hương Sơn, An Tiến, Hùng Tiến, An Phú Trong đó Hương Sơn là xã đông dân cư nhất (chiếm khoảng trên 90%) với số dân 21.318 người, có lượng lao động tham gia hoạt động kinh doanh du lịch tại khu DTTC Chùa Hương Đây là vùng đất nông nghiệp nhưng thu nhập chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch Khi vào mùa hội nhân dân trong vùng tập chung chủ yếu là phục vụ khách du lịch Nhân dân thôn Yến

Vĩ và Đục Khê chủ yếu sống bằng nghề chèo đò và bán hàng lưu niệm hoặc gánh hàng thuê cho khách

Trang 33

3.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Hương Sơn tuy là vùng danh thắng nổi tiếng, song vẫn là vùng nông nghiệp, đồng chiêm lúa nước, hàng năm vẫn phải chịu cảnh lũ lụt Vào mùa mưa lũ, nước sông Đáy cao hơn mặt đồng tới 2 – 3m Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe của người dân địa phương

Mức chênh lệch về sản xuất và đời sống của người dân Hương Sơn tương đối lớn, bên cạnh những hộ có kinh tế tương đối phát triển thì còn nhiều hộ gặp không ít khó khăn

Nét nổi bật về hiện trạng kinh tế - xã hội của Hương Sơn được thể hiện qua các mặt sau đây:

- Cơ sở vật chất: Những năm gần đây, cùng với sự đi lên của nền kinh tế, đời sống của nhân dân Hương Sơn nói chung đã có nhiều chuyển biến theo hướng tốt Các cấp lãnh đạo cùng nhân dân địa phương đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng mà trước hết là các lĩnh vực quan trọng như:

+ Hệ thống giao thông vận tải, giải quyết các vấn đề về giao thông vận tải là một yêu cầu quan trọng phải đặt ra trong mục tiêu khai thác các nguồn khách thu hút vào các điểm du lịch của các tổ chức kinh doanh du lịch

Với hệ thống đường giao thông chất lượng cao, vẫn chuyển du khách an toàn, mất ít thời gian là một trong những nhân tố nâng cao về sức hấp dẫn của một vùng du lịch đối với du khách

+ Nhà ở: Hương Sơn là vùng có tỉ lệ nhà kiên cố khá cao, chiếm tới 32,9% (huyện Mỹ Đức là 17,6%) Tuy nhiên, tỷ lệ nhà tạm thời vẫn còn cao (19,8%) trong khi tính chung cả huyện chỉ là 16%

- Sản xuất nông nghiệp: Đa số cư dân Hương Sơn sống bằng sản xuất nông nghiệp (88,6%), nhưng sản xuất nông nghiệp sẽ bị ngưng trệ trong mùa lễ hội từ tháng 1-3(âm lịch) mỗi năm Diện tích đất nông nghiệp không nhỏ, nhưng là vùng đồng bằng chiêm trũng nên hơn 30% tổng diện tích chỉ trồng cấy được một vụ năng suất thấp

Trang 34

- Hương sơn là vùng có số lượng đàn gia súc, gia cầm phát triển cả về số lượng và chủng loại Trâu bò vừa cày kéo, vừa sinh sản, vừa là nguồn thực phẩm chủ yếu cung cấp cho dân địa phương và khách du lịch Trong mùa lễ hội, đàn gia súc, gia cầm là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng

- Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: tại Hương Sơn, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tuy có nhưng phát triển không đều Tỉ lệ số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp là 5% trong khi tỉ lệ này ở huyện Mỹ Đức là 1% So với nhu cầu của thị trường vào mùa lễ hội là chưa đáp ứng được

- Hương Sơn là xã có trình độ học vấn tương đối khá, toàn bộ cư dân trong xã

là dân tộc Kinh đã sinh sống ở đây từ lâu đời

- Cư dân ở trong độ tuổi lao động (18 – 60 tuổi) chiếm 41,64 % dân số, độ tuổi

0 – 18 tuổi chiếm 45,65%, độ tuổi trên 60 tuổi chiếm 12,71%

- Lao động nông nghiệp chiếm 70%, còn lại là cán bộ, lao động trong lĩnh vực dịch vụ, bán hàng, làm mộc, chạy xe

- Công tác giáo dục: toàn xã có một trường mầm non, 3 trường tiểu học, một trường trung học cơ sở

- Mạng lưới truyền thanh hoạt động tốt, phát thanh ngày 2 buổi: sáng - chiều

- Y tế, bảo hiểm: Đây là loại dịch vụ rất quan trọng không chỉ đối với người dân địa phương mà còn cả với khách du lịch vì thắng cảnh Hương Sơn là khu di tích

có cả địa hình núi non hùng vĩ và mặt nước rộng Việc trang bị cho các cơ sở y tế đủ khả năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng là rất cần thiết

Trang 35

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1.Đánh giá hiện trạng tài nguyên DLST khu DTTC Chùa Hương

4.1.1 Đánh giá đặc điểm cơ bản khu vực nghiên cứu

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Khu DTTC Chùa Hương huyện Mỹ Đức Thành phố Hà Nội nằm trên trục đường giao thông thuận tiện nên có vị trí địa lý đắc địa, rất thuận lợi cho phát triển du lịch Khu vực cách tuyến đường Hồ Chí Minh 7km, giáp 2 tỉnh Hà Nam và Hòa Bình, nằm giữa các khu di tích Bái Đính và VQG Cúc Phương tỉnh Ninh Bình( 60km), khu

du lịch sinh thái Sơn Tây - Ba Vì thành phố Hà Nội(80km), gần khu du lịch sinh thái Quan Sơn – huyện Mỹ Đức (7km) và khu du lịch Suối khoáng Kim Bôi tỉnh Hòa Bình( 20km), có thể tạo thành cụm các khu du lịch sinh thái của miền Bắc Việt Nam

Trang 39

4.1.1.2 Khí hậu - Thủy văn

a Khí hậu

Khí hậu ở Hương Sơn thuộc loại nóng ẩm, là điều kiện rất thuận lợi cho kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh cây là rộng mưa mùa nhiệt đới phát triển Tuy nhiên, lượng mưa cao cũng tạo nên những tác động xói mòn, rửa lũa, sập lở trên vùng núi đá vôi của Hương Sơn, là một trong những nguyên nhân tạo nên các hang động

và nhũ đá rất hấp dẫn của vùng Thời kỳ tháng 3,4,9,10,11 thời tiết tương đối thích nghi với sức khoẻ con người thuận lợi cho tham quan, nghỉ dưỡng

Bảng 4.1 Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người ở Hương Sơn

Hạ

Nhiệt độ

TB năm (0C)

Nhiệt độ TB tháng nóng nhất (0C)

Biên độ nhiệt độ trong năm

Lượng mưa năm (mm)

Trang 40

b Thủy văn

Trên địa bàn có 3 con suối

bắt nguồn từ khối núi Hương Sơn

là: Suối Yến có độ dài 4km, rộng

trung bình 20-25m; suối Long

Vân dài 3km, rộng trung bình

10-15m, suối Tuyết Sơn dài 2km,

rộng trung bình 10-15m Ba con

suối này không chỉ làm tăng vẻ

đẹp của khu di tích mà còn là con

đường giao thông phục vụ du khách, đặc biệt trong mùa lễ hội Hệ thống các suối Yến, suối Long Vân, suối Tuyết Sơn đều do nguồn nước ngầm Karst cung cấp tạo dòng chảy quanh năm Dòng suối Yến còn tạo ra sinh cảnh bán ngập ở khu di tích thắng cảnh Hương Sơn Mực nước suối Yến cao hơn sông Đáy gần 2m, hàng năm vẫn đổ nước ra sông Đáy Vào mùa mưa, nước sông Đáy dâng cao, nước suối Yến không tiêu được xung quanh khu vực chùa Hương

Bảng 4.2: Thành phần cán cân nước trong khu vực

( Nguồn : Viện nghiên cứu và phát triển du lịch)

P : lượng nước mưa năm E : lượng bốc hơi năm

R : lượng dòng chảy năm ỏ : hệ số dòng chảy

Nhìn chung về mặt tài nguyên nước, có thể thấy lượng nước trong khu vực là

đủ và sạch để phục vụ cho nhu cầu du lịch và sinh hoạt Nhưng do tính chất đặc biệt của cấu tạo địa chất nên cần có những biện pháp khai thác hợp lý để cho môi trường nước luôn trong sạch, góp phần vào phát triển du lịch sinh thái ở khu vực

Hình 4.5 Suối Yến –nguồn nước của khu vực

Ngày đăng: 30/08/2017, 14:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Nguyễn Quang Thành (1999), Lịch sử Hương Sơn, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Hương Sơn
Tác giả: Nguyễn Quang Thành
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 1999
16. Thích Viên Thành (2000), Hương Sơn ngày nay, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hương Sơn ngày nay
Tác giả: Thích Viên Thành
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 2000
17. Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý du lịch Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2010
23. Drumm, Andy, Alan Moore (2005), An Introduction to Ecosystem Planning, Second Edition. The Nature Conservancy, Arlington, Virginia, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Introduction to Ecosystem Planning
Tác giả: Drumm, Andy, Alan Moore
Năm: 2005
24. Ceballos-Lascurain (1996), Tourism, Ecotourism and protected areas, Switezland and Cambridge UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism, Ecotourism and protected areas
Tác giả: Ceballos-Lascurain
Năm: 1996
18. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2020, tầm nhìn 2030 Khác
20. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Chương trình phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010-2015 Khác
21. Viện nghiên cứu phát triển du lịch - Sở du lịch Hà Nội (2005), Quy hoạch phát triển khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn 2005-2015 Khác
22. Viện nghiên cứu phát triển du lịch - Sở du lịch Hà Nội (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội 2005-2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w