1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mất an toàn điện khi sử dụng bàn là điện

20 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 788,29 KB

Nội dung

Hà Nội, tháng 12/2015Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU Bàn là là một trong những thiết bị có công suất tiêu thụ lớn, có bộ phận đốt nóng làm từ kim loại có điện trở cao và khó nóng chảy như Crôm,Vonfra

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

====o0o====

BÁO CÁO

AN TOÀN ĐIỆN

ĐỀ TÀI: MẤT AN TOÀN ĐIỆN KHI SỬ DỤNG BÀN LÀ ĐIỆN

SVTH: LÊ THỊ QUYÊN - MSSV : 20112717

Trang 2

Hà Nội, tháng 12/2015

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU

Bàn là là một trong những thiết bị có công suất tiêu thụ lớn, có bộ phận đốt nóng làm từ kim loại có điện trở cao và khó nóng chảy như Crôm,Vonfram… Nguyên nhân cháy, nổ những thiết bị này có nhiều nguyên nhân như dây dẫn không đảm bảo, các thiết bị bảo vệ không hoàn thiện, do điều kiện sử dụng ở những nơi

tắc an toàn điện trong đời sống hàng ngày là rất quan trọng và việc phòng cháy, đảm bảo an toàn cần phải được mọi người quan tâm nhiều hơn, đó là trách nhiệm của mỗi người, mọi nhà, mỗi cơ quan

Em đã tìm hiểu các thông tin về an toàn điện và quan tâm phân tích tình huống gây mất an toàn khi sử dụng bàn là điện- thiết bị mà hàng ngày chúng ta đều

sử dụng Phần báo cáo của em tập trung vào phân tích tình huống mất an toàn điện

và đưa ra những giải pháp hạn chế nguy cơ mất an toàn đó khi sử dụng bàn là điện

Em xin cảm ơn thầy Phạm Mạnh Hùng đã hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành bài báo cáo Do thời gian còn hạn chế, phần báo cáo của em có thể còn những sai

Trang 3

sót, em mong muốn thầy hướng dẫn thêm để phần trình bày của em được hoàn thiện hơn

I KHÁI NIỆM VỀ AN TOÀN ĐIỆN

Sự an toàn được hiểu là không có nguy hiểm An toàn cơ bản là sự bảo vệ khỏi những mối nguy hiểm vật lý khi thiết bị điện được sử dụng trong điều kiện thường hoặc điều kiện có thể dự đoán được

Có các mối nguy hiểm thường gặp như: nguy hiểm về điện, cơ khí, môi trường, sinh học, bức xạ…

Các nguyên nhân chủ yếu là:

 Sử dụng sai

 Đào tạo thiếu bài bản

 Thiếu kinh nghiệm

 Thiếu tài liệu hướng dẫn

 Lỗi thiết bị

Do đó việc nắm được các nguyên tắc về an toàn điện là vô cùng cần thiết đối với tất

cả mọi người

Trang 4

1 Điện trở của người

Điện trở của cơ thể người:

 Da có điện trở lớn nhất, chủ yếu do trên da có lớp sừng dày khoảng (0,05

- 0,2) [mm]

 Xương có điện trở tương đối lớn

 Thịt và máu có điện trở nhỏ

Điện trở của người rất không ổn định và phụ thuộc:

 trạng thái sức khoẻ của cơ thể, trạng thái thần kinh của người, VD:

- Khi người khô ráo, điện trở là (10.000 - 100.000)[Ω]

- Điện trở người phụ thuộc vào chiều dày lớp sừng da, nếu mất lớp sừng trên da thì điện trở người còn khoảng (800 - 1000) [Ω]

 môi trường xung quanh

 điều kiện tổn thương, VD:

- Khi tiếp xúc điện, nếu da người bị dí mạnh trên các cực điện, điện trở da cũng giảm đi Với điện áp bé (50 - 60)[V] có thể xem điện trở tỷ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc

- Khi tiếp xúc điện U > 250[V], có khi chỉ cần (10 - 30)[V], thì sẽ có hiện tượng đánh thủng điện, lúc này điện trở người có thể xem như tương ứng với trường hợp bị bóc hết lớp da ngoài

- Khi có dòng điện qua người, da bị đốt nóng, mồ hôi toát ra làm điện trở người giảm xuống:

với dòng điện 0,1 [mA] điện trở người R người = 500.000 [Ω]

với dòng điện 10 [mA] điện trở người R người = 8.000 [Ω]

- Khi có dòng điện qua người, điện trở người giảm tỷ lệ với thời gian tác dụng của dòng điện, vì da bị đốt nóng, mồ hôi thoát ra và có sự thay đổi

về điện phân

Trang 5

2 Tác dụng của dòng điện

 Tác dụng kích thích

Khi người tiếp xúc vào điện, vì điện trở người còn lớn, dòng điện qua người còn

bé, tác dụng của nó làm bắp thịt tay, ngón tay co quắp lại

Nếu nạn nhân không rời khỏi vật mang điện được thì điện trở của người dần dần giảm xuống và dòng điện tăng lên, hiện tượng co quắp càng tăng lên

Thời gian tiếp xúc với vật mang điện càng lâu thì càng nguy hiểm vì người không còn khả năng tách rời khỏi vật mang điện đưa đến tê liệt tuần hoàn và hô hấp dẫn đến chết người (không gây thương tích)

 Tác dụng chấn thương

Thường xảy ra do người tiếp xúc với điện áp cao Khi người đến gần với vật mang điện Tuy chưa chạm phải điện nhưng vì điện áp cao sinh hồ quang điện chạy dòng điện qua người tương đối lớn

Về mặt làm cho hệ tuần hoàn bị ngưng lại, dòng DC (direct current) có lợi thế hơn dòng AC (alternating current), vì dòng DC chỉ có thể làm tim chúng ta ngừng đập, trong khi đó, dòng AC có thể kích thích tim chúng ta tạo ra một xung cao huyết áp, dẫn đến tử vong Do đó trong y học, ngừoi ta thừong dùng dòng DC, làm cho tim chúng ta ngưng đập trong thời gian ngắn, sau đó hồi phục lại

Hiện tượng điện giật: là tình trạng xuất hiện dòng điện chạy qua cơ thể người, nó sẽ gây nên những hậu quả sinh học làm ảnh hưởng tới các chức năng thần kinh, tuần hoàn, hô hấp hoặc gây phỏng cho người bị tai nạn Khi dòng điện này đủ lớn (>10mA) và nếu không được cắt kịp thời, người có thẻ bị nguy hiểm đến tính mạng

Trang 6

II CÁC TÌNH HUỐNG GÂY MẤT AN TOÀN

1 Cấu tạo của bàn là điện:

SƠ ĐỒ CẤU TAO BÀN LÀ

2 Núm điều chỉnh

1.Nắp

3 Đế

4.Dây đốt

Trang 7

2 Núm điều chỉnh nhiệt độ

3 Đế

4 Dây đốt nóng

Bàn là điện nói chung gồm có 3 bộ phận chính:

- Dây đốt nóng: được làm bằng hợp kim Niken – Crôm, chịu được nhiệt độ cao

Điện trở dây đốt nóng

Công thức : R = ρl/S

Trong đó: R: là điện trở Đơn vị: Ω (Ôm)

ρ : là điện trở suất Đơn vị: Ωm (Ôm - Mét)

l : là chiều dài Đơn vị: m (Mét)

S : là tiết diện Đơn vị: mm2

* Lưu ý: Đổi đơn vị tiết diện 1mm2=10-6m2

- Vỏ bàn là: gồm đế và nắp :

Đế: làm bằng gang hoặc hợp kim nhôn, được đánh bóng hoặc mạ Crôm Các bàn là thế hệ mới hiện nay đế được làm bằng hợp kim nhôm

Nắp được làm bằng đồng, thép mạ crôm hoặc nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm cứng bằng nhựa chịu nhiệt

- Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ tự động của bàn là bằng rơle nhiệt RN đóng mở mạch điện cấp cho dây điện trở

Trang 8

2 Nguyên lý hoạt động của bàn là điện :

- Khi cho điện vào bàn là, dòng điện chạy trong dây đốt nóng, dây đốt nóng toả nhiệt, làm nóng bàn là

- Khi nhiệt độ của bàn là đạt đến trị số quy định, rơle nhiệt mở tiếp điểm, cắt điện vào bàn là

- Khi bàn là nguội đến mức quy định, tiếp điểm rơle nhiệt tự động đóng lại làm kín mạch điện, bàn là được

- Thời gian đóng mở của rơle nhiệt phụ thuộc vào việc điều chỉnh vị trí cam C

3 Các số liệu kỹ thuật :

- Điện áp định mức : 127V, 220V

- Công suất định mức : 300W – 1000W

4 Các nguyên nhân gây mất an toàn và hậu quả khi sử dung bàn là điện:

Bàn là điện - thiết bị điện gia dụng phổ biến không thể thiếu đối với mỗi gia đình, cửa hàng may, công ty, xưởng may, hiện nay Chỉ với một chiếc bàn là nhỏ gọn cùng những thao tác đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian là chúng ta đã có ngay những bộ quần áo phẳng phiu, ngăn nắp, sáng mới

Bàn là điện nói riêng cũng như các thiết bị điện gia dụng khác nói chung việc hỏng hóc, sự cố khi sử dụng là không thể tránh khỏi Là vật dụng sử dụng điện hoạt động nên chúng ta cần phải biết và xử lý đúng cách, kịp thời để không những khắc phục, duy trì hoạt động, tuổi thọ cho sản phẩm mà còn đảm bảo an toàn, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra

4.1 Bàn là dễ gây cháy :

Có rất nhiều nguyên nhân gây cháy :

- Do dùng điện quá tải :dòng điện của bàn là tiêu thụ lớn quá so với dòng điện định mức của dây dẫn, các thiết bị đóng cắt hoặc nguồn cấp

Trang 9

- Do chập mạch : các pha chập vào nhau khi 2 dây bị mất lớp vỏ bọc cách điện chập vào nhau

- Do mối nối dây không tốt (lỏng, hở): Khi nối dây dẫn không tốt làm điện trở dây

dẫn tăng lên làm cho điểm nối nóng đỏ gây cháy dây dẫn và các vật cháy liền kề Khi mối nối lỏng, hở sẽ có hiện tượng tia lửa điện, được phóng qua không khí (móc nối dây dẫn, đóng mở cầu dao, công tắc điện)

4.2 Bàn là rất dễ chập điện :

Nguyên lý hoạt động chung của thiết bị này là sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp cho nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao nếu nhà sản xuất

sử dụng nguyên liệu không bảo đảm chất lượng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật Chẳng hạn, đối với dây dẫn sử dụng vỏ bọc bằng nhựa kém chất lượng, không đúng

kỹ thuật dễ dẫn đến giòn, nứt hoặc bị chảy Dây dẫn điện không đạt chuẩn dẫn đến tình trạng quá tải gây nóng, chảy, chạm mạch Đối với dây đốt sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, lắp ráp không đúng kỹ thuật sẽ chạm vào thành bao, hoặc mâm nhiệt gây chập điện Ngoài ra, do sử dụng trong môi trường nhiệt cao, các linh kiện

dễ bị lão hóa, gỉ sét cũng dẫn đến chập điện

4.3 Gây điện giật do dây dẫn bị hở cách điện

Hở dây điện rất nguy hiểm Dây dẫn bị hở có thể do chuột cắn, hoặc việc nối dây còn cẩu thả Nếu dây dẫn hở điện không được phát hiện thì vô tình có thể gây giật khi cắm hoặc rút ấm điện ra khỏi nguồn.Hở dây điện và dò điện rất nguy hiểm cho con người nhất là trẻ nhỏ Những nguyên nhân gây hở điện thì rất nhiều, và thường xảy ra bất ngờ nên càng nguy hiểm hơn

5 Những sự cố và cách khắc phuc khi sử dụng bàn là điện :

5.1 đứt dây điện trở(dây làm nóng bàn là)

- Đây là sự cố phổ biến nhất khi sử dụng bàn là điện Đứt dây có thể do nhiều

Trang 10

nguyên nhân như dây vô ý chạm vật sắc, dây đã mòn, hoặc do chuột cắm, Trong trường hợp này bạn cần thay dây mới Để thay dây điện trở bạn làm theo các bước sau:

- Tháo dây dẫn cắm điện rồi mở vỏ bàn là ra Tiếp theo tháo tấm nặng và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ (nếu có).- Sau đó tháo bỏ dây cũ, thay dây mới vào và ráp

lại.Sau khi đã thay dây bạn cần kiểm tra lại:- Kiểm tra mức cách điện giữa vỏ bàn là

và mạch điện Việc kiểm tra phải được tiến hành trong một phút ở nhiệt độ làm việc nóng nhất của bàn là;- Kiểm tra tất cả các mối nối của mạch điện xem có tiếp xúc tốt không.- Đèn tín hiệu phải làm việc bình thường (khi điện vào phải cháy sáng).- Các

bộ phận điều chỉnh nhiệt độ cũng như bộ phận phun hơi ẩm phải làm việc tốt, có nghĩa là khi giảm nhiệt độ, bàn là phải nguội dần, khí phun hơi ẩm phải có hơi nước xòe ra.- Mặt đế là phải sạch và trơn láng.- Tay cầm phải chắc chắn (không lỏng, không lung lay)

5.2 Cắm nguồn nhưng không thấy có đèn báo, bàn là không nóng

- Do sử dụng lâu ngày dây điện của ban la dien bị đứt ngầm: cần thay thế dây nguồn mới

- Do đứt cầu chì (ở các sản phẩm nhập khẩu từ châu Âu thường có cầu chì bảo vệ ở đầu phích cắm): kiểm tra xem bàn là có bị chập, chạm ở đâu không? Nếu không thì thay cầu chì bảo vệ mới

- Do Rơ le nhiệt bị hỏng/ oxi hóa/ có gai nên không tiếp xúc: Vệ sinh tiếp điểm rơle 5.3 Đèn báo sáng nhưng không nóng:

- Do thanh nhiệt bị hỏng: Thay đế bàn là mới

- Do mối hàn bấm bị bong: Hàn lại bằng thiết bị hàn bấm chuyên dụng

5.4 Đủ nhiệt nhưng bàn là không tự ngắt:

- Do Rơ le nhiệt bị hỏng: Thay Role mới

Trang 11

- Do bình chứa bị vỡ/ nứt: Kiểm tra và thay thế bình chứa nước mới

- Do chưa thực hiện đúng thao tác là hay mở nước khi chưa đủ nhiệt: Kiểm tra và làm đúng hướng dẫn sử dụng

5.6 Bàn là hơi nước không ra hơi/ hơi nước ra yếu:

- Do đóng cặn (canxi) trong bình/ đế: Sử dụng nút tự làm sạch (nếu có) hoặc vệ sinh cặn canxi

- Do hỏng kim chặn: Thay thế bằng kim mới

- Do công tắc từ bị hỏng (đối với bàn là công nghiệp); Thay van từ

5.7 Lớp mạ hợp kim bên ngoài bị gỉ:

Thông thường vỏ bên ngoài của bàn là có mạ một lớp hợp kim rất khó bị rỉ, nhưng

do sử dụng lâu ngày hoặc bị xây xát do va chạm, lớp mạ tự nhiên sẽ bị tróc ra, lúc

đó sẽ xuất hiện hiện tượng rỉ Bàn là bị rỉ sẽ giây bẩn ra quần áo và có khi còn kéo sợi vải làm cho vải bị xù lông

Để tẩy sạch vết rỉ, bạn hãy cho một chút kem đánh răng vào khăn ướt để lau Khi lau xong, chà lên chỗ rỉ một ít sáp đèn cầy, sau đó cắm diện cho sáp chảy ra, rút điện rồi lau tiếp Nếu chỗ bị rỉ nằm dưới mặt bàn là, bạn cũng làm như trên Nhưng sau cùng, hãy là vài lượt lên một miếng vải cũ đã bỏ đi là được Không nên dùng giấy nhám để

cọ chà chỗ rỉ (sẽ làm vết rỉ long ra thêm)

Trang 12

III CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐIỆN :

1 Các biện pháp chung để đảm bảo an toàn điện :

Để việc sử dụng điện được an toàn, hạn chế thấp nhất sự cố điện gây ra cháy, nổ, góp phần bảo vệ tính mạng và tài sản của bà con, người đứng đầu cơ quan, đơn vị,

tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và mọi người cần lưu tâm thực hiện các nội dung, biện pháp sau:

- Các công trình, nhà ở xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp, thay đổi công năng hoạt động phải có phương án thiết kế lắp đặt, sử dụng hệ thống điện theo tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật an toàn điện; phải tách riêng điện phục vụ sản xuất, kinh doanh, chiếu sáng và điện phục vụ chữa cháy thành từng hệ thống riêng biệt, đề phòng sự cố cháy lan, cháy lớn

- Khi lắp đặt hệ thống điện, sử dụng điện cần chú ý lựa chọn dây dẫn điện phù hợp với công suất tiêu thụ điện và phải có dự phòng phát sinh sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ điện phục vụ yêu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt về sau; không sử dụng quá nhiều thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn cùng 1 ổ cắm để tránh dẫn đến quá tải gây cháy

- Cần lựa chọn lắp đặt thiết bị bảo vệ như: Aptomat, cầu dao điện đảm bảo chất lượng, đúng thông số kỹ thuật, phù hợp với công suất tiêu thụ điện để khi có sự cố thì các thiết bị này tự ngắt điện; không sử dụng dây đồng, dây kẽm, giấy bạc thay dây chảy cầu chì và cầu chì, cầu dao phải có thiết bị bảo vệ; không sử dụng dây kẽm, đinh, các vật kim loại khác để dẫn, câu mắc dây điện; các mối nối dây dẫn điện phải được quấn chặt và phải được quấn băng keo cách điện để đề phòng sự cố chạm chập gây cháy

Trang 13

- Sắp xếp hàng hóa, vật tư, các vật dụng khác không được chèn lắp trên dây điện và phải bảo đảm khoảng cách an toàn với dây dẫn điện, các thiết bị điện để đề phòng xảy ra sự cố điện sẽ gây ra cháy lan

- Các thiết bị điện như: Đèn, quạt, máy lạnh, tivi khi không còn sử dụng phải ngắt điện; khi sử dụng các thiết bị sinh nhiệt như: Bàn là, bếp điện phải có người trông coi cẩn thận, đề phòng sự cố cháy hoặc truyền nhiệt gây cháy lan Lưu ý, khi sử dụng các thiết bị điện mà bị cúp điện thì phải nhớ tắt ngay các thiết bị điện

- Có nội quy quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy trong việc vận hành, sử dụng điện Kịp thời phát hiện và khắc phục sửa chữa những sơ hở, thiếu sót phát sinh cháy, nổ do điện gây ra; quản lý, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong quá trình thực hiện khâu hàn điện ở những nơi có nhiều vật tư, hàng hóa, chất

dễ cháy

- Quan tâm tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ, trang bị hệ thống cảnh báo cháy sớm, hệ thống cấp nước chữa cháy, phương tiện, dụng cụ chữa cháy phù hợp với điều kiện, tính chất hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình, để khi có cháy xảy ra thì có đủ điều kiện cần thiết để tổ chức chữa cháy kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại về người và tài sản

- Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở cán bộ, công nhân viên chức, người lao động và người thân trong gia đình nâng cao kiến thức, ý thức về phòng cháy chữa cháy nói chung, an toàn về điện nói riêng, khi ra khỏi phòng, khỏi nhà chú ý tắt điện, tốt nhất là cúp cầu dao điện

Trang 14

2 Các biện pháp an toàn điện khi sử dụng bàn là điện :

2.1 Kết nối nguồn điện

Bàn là điện là thiết bị có công suất cao, không kết nối bàn là với các thiết bị khác trên cùng một mạch điện sẽ gây quá tải Chú ý, luôn luôn để bàn là ở chế độ OFF trước khi cắm và ngắt điện Không bao giờ giật dây điện của bàn là để ngắt điện, phải nắm phích cắm và rút nó ra

Trang 15

2.2 Cận thận với dây điện:

Không được đặt dây điện ở vị trí ẩm ướt và đông người qua lại Chúng sẽ mang đến nguy hiểm nếu không may ai đó vướng phải Chắc chắn rằng dây điện luôn trong

Ngày đăng: 30/10/2016, 19:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w