1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nguyên tắc sử dụng điện an toàn

17 557 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 616,52 KB

Nội dung

Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn chủ yếu là do bất cẩn trong sinh hoạt hàng ngày, thi công xây dựng, sửa chữa nhà cửa,… Chủ động phòng tránh sẽ giúp giảm đáng kể những tai nạn đáng tiếc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ- VIỄN THÔNG

Báo cáo tiểu luận môn:

An toàn bức xạ và an toàn điện trong y tế

Đề Tài:

CÁC NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Phạm Mạnh Hùng Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Hào

MSSV: 20111472 Lớp: DTTT02 –K56

Hà nội, 12/2015

Trang 2

Contents

A Lời Nói Đầu 3

B Nôi Dung Chính 4

1 Các nguyên nhân gây mất an toàn điện 4

Những tình huống gây tai nạn 4

2 Các nguyên tắc sử dụng điện an toàn 6

2.1 Quy tắc an toàn lắp dây dẫn trong gia đình 6

2.2 Qui tắc an toàn lắp đặt thiết bị bảo vệ , đóng cắt điện : 6

2.3 Quy tắc sử dụng an toàn điện trong gia đình : 7 3 Hướng dẫn sử dụng điện an toàn và một số biện pháp phòng tránh tai nạn điện 8

3.1 Hướng dẫn sử dụng điện an toàn đối với hệ thống điện hạ thế sau điện kế: 8

3.2 Một số biện pháp phòng tránh tai nạn điện 10

4 Các biện pháp sơ cứu với người bị điện giật 12

4.1 Cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật: 12

4.2 Những tổn thương do điện giật gây ra 15

C Kết Luận 17

Trang 3

A Lời Nói Đầu

Trong thời đại hiện nay sự phổ biến của các thiết bị điện là rất rộng lớn Vì vậy việc sử dụng thiết bị đúng cách và an toàn là một vấn đề rất quan trọng Khi thiết bị điện trong tủ điện phân phối hay tủ điện điều khiển bị hư hỏng

rò điện, chạm mát mà người sử dụng tiếp xúc vào sẽ nhận dòng điện đi qua người xuống đất ở điện áp nguồn, điều nay sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng Nếu trong tủ điện có sử dụng thiết bị chống dòng điện rò thì người sử dụng sẽ tránh được tai nạn do thiết bị này ngắt nguồn điện ngay khi dòng điện rò xuất hiện

Nội dung chính trong bài này em sẽ trình tổng quan về các nguyên nhân, các nguyên tắc an toàn điện đồng thời các biện pháp sơ cứu đối với người bị điện giật

Em xin chân thành cám ơn Thầy Phạm Mạnh Hùng đã hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề tài này Do sự hạn chế về kiến thức chuyên môn nên bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo từ Thầy và các bạn để đề này của em được hoàn thiện hơn

Trang 4

B Nôi Dung Chính

1 Các nguyên nhân gây mất an toàn điện

Cùng với sự phát triển của ngành điện lực, số ca tai nạn do điện giật ngày càng gia tăng Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn chủ yếu là do bất cẩn trong sinh hoạt hàng ngày, thi công xây dựng, sửa chữa nhà cửa,… Chủ động phòng tránh sẽ giúp giảm đáng kể những tai nạn đáng tiếc xảy ra

Những tình huống gây tai nạn

 Chạm trực tiếp vào dòng điện

Khi làm việc với đường dây hay các thiết bị điện, con người có thể chạm vào các phần mang điện, như chạm vào dây dẫn trần đang mang điện Khi

sử dụng thiết bị điện, có thể có các chỗ cách điện bị nứt, rách, vỡ để hở phần mang điện, hoặc do gió to, do giông bão làm cho dây điện đứt rơi xuống, con người hay gia súc có thể chạm vào mà gây ra tai nạn điện

 Chạm điện gián tiếp

Khi có sự cố do hỏng cách điện, điện dò ra vỏ máy, khi người chạm vào

vỏ máy thì điện đã truyền từ vỏ máy sang người, gây tai nạn Cách điện hỏng do chất lượng cách điện kém hoặc do vật liệu làm cách điện bị lão hoá theo thời gian, do bụi bẩn hoặc không đảm bảo khe hở cách ly Những

Trang 5

thiết bị hay dụng cụ điện tự lắp cũng có thể là nguyên nhân gây tai nạn, do

vật liệu sử dụng không đảm bảo độ bền điện theo yêu cầu

 Tai nạn do điện áp bước

Là tai nạn do dòng điện chạy qua 2 chân lên cơ thể người do 2 chân đặt ở

2 chỗ có điện thế khác nhau

Khi có ngắn mạch chạm đất, con người có thể bị điện áp bước nếu đến gần chỗ chạm đất Điện áp bước ở mạng điện hạ áp thì nhỏ, còn ở mạng điện cao áp thì thường rất lớn, dễ gây ra tai nạn điện

 Tai nạn điện do tác dụng của điện trường mạnh

Các vùng ở gần trạm hay đường dây siêu cao áp, từ 110kV trở lên, cường

độ điện trường có thể đạt tới trên 25kV/m có thể làm rối loạn hoạt động bình thường của cơ thể, có thể gây ra tai nạn điện

 Tai nạn do sét

Sét đánh cũng là một dạng bị tai nạn điện do giông bão gây ra Dòng điện sét có giá trị lớn nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng có sức phá hoại lớn

đường, ruộng, ao hồ

Trang 6

2 Các nguyên tắc sử dụng điện an toàn

2.1 Quy tắc an toàn lắp dây dẫn trong gia đình

- Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây trần mà phải dùng dây có bọc cách điện chất lượng tốt Tiết diện dây dẫn phải chọn đủ khả năng tải dòng điện đến các dụng cụ điện , có tính đến khả năng phát triển phụ tải sau này Cấm dùng dây có tiết diện nhỏ cho thiết bị cho thiết bị có công suất lớn nhằm tránh cháy dây và có thể gây hoả hoạn hoặc cháy nhà

- Dây dẫn xuyên tường phải đặt trong ống nhựa hoặc sứ bảo vệ , không để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà Tại đầu hồi của nhà có thể dùng giá đỡ bắt chặt vào tường để đỡ dây điện vào nhà Khoảng cách từ sứ trên giá đỡ đến mặt đất không được nhỏ hơn 3,5 m

- Nếu lắp đật dây dẫn đi nổi trong nhàn có thể dùng sứ kẹp , puli sứ hoặc luồn dây trong ống nhựa bảo vệ Nếu dùng sứ kẹp hoặc puli sứ thì khoảng cách giữa hai sứ không được quá 0,7 m Khoảng cách giữa hai dây và tường nhà , trần nhà , kèo là 1 cm Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và quấn băng cách điện ngoài mối nối ( trong nhà cần hạn chế các mối nối )

- Nếu lắp đặt dây điện đi ngầm trong tường thì dây không được có mối nối và phải dùng dây bọc có 2 lớp cách điện thật tốt Không kéo dây chéo qua tường để đề phòng đóng đinh phải dây gây sự cố , tai nạn Các mối nối phải đặt trong hộp kỹ thuật để có thể kiểm tra sữa chữa khi cần thiết

2.2 Qui tắc an toàn lắp đặt thiết bị bảo vệ , đóng cắt điện :

- Các nhánh sau công tơ về nhà đều phải đặt cầu chì hoặc Áptomat

- Cầu dao cầu chì , Áptomat tổng trong gia đình phải đặt gần cửa chính ra vào để khi cần thiết có thể cắt điên được toàn bộ gia đình

- Điện nguồn phải được lấy từ dây pha qua cầu chì hoặc Áptomat rồi mới vào ổ cắm và công tắc đèn , quạt Khi rút cầu chì kiểm tra thì phía đầu cực nối vào phải có điện , phía nối vào ổ cắm và công tắc đi

ra đèn , quạt phải mất điện Kiểm tra bằng bút thử điện cả hai lỗ ổ cắm đều không có điện

Trang 7

- Dòng điện định mức của cầu chì , Áptômat phải chọn phù hợp với công suất thiết bị Khi có chạm , chập gây ngắn mạch hoặc khi quá tải vượt 1,3 công suất định mức thì cầu chì hoặc Áptômat phải tác đông sau một thời gian nhất định

- Cầu dao và cầu chì phải có nắp đậy an toàn để tránh người vô ý chạm vào điện Cấm dùng giấy bạc , dây đồng , dây thép có tiết diện tuỳ tiện để thay dây chảy cầu chì

2.3 Quy tắc sử dụng an toàn điện trong gia đình :

- Nếu trong gia đình có trẻ nhỏ hoặc khi nền nhà bị úng ngập nước thì dây điện bảng điện , ổ cắm điện phải đặt trên cao , cách nền nhà từ 1,4-1,6 m

- Khi chân tay ướt , đi chân trần không được thao tác cắm hoặc rút phích điện thay dây chảy cầu chì , đóng cắt cầu dao

- Khi thấy dây điện trong nhà bị sờn , thiết bị điện trong nhà bị hư hỏng hoặc có hiện tượng bị rò điện phải cắt điện và tổ chức sửa chữa ngay

- Người không có kiến thức về điện không được tự ý tháo lắp , sữa chữa điện

Trang 8

3 Hướng dẫn sử dụng điện an toàn và một số biện pháp phòng tránh tai nạn điện

3.1 Hướng dẫn sử dụng điện an toàn đối với hệ thống điện hạ thế sau

điện kế:

- Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây điện trần…

- Khi thấy dây dẫn điện kéo vào nhà mình bị chạm vào tường, chạm vào cây xanh, chạm vào các vật liệu khác mà không có sứ cách điện thì không được đụng đến mà ngay lập tức phải thông báo ngay với đơn vị Điện lực các huyện, thị xã, thành phố đang quản lý, vận hành lưới điện trong khu vực để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa xảy ra chạm, chập, rò phóng điện

- Dây dẫn điện đi xuyên tường vào nhà phải đặt trong ống nhựa hoặc ống

sứ thì phải đặt sao cho nước không đọng lại trong ruột ống

- Phải lắp cầu dao hay áptômát ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hỏa do chập điện

- Cầu dao, cầu chì, aptomat, công tắc, ổ cắm trong gia đình phải đăt nơi khô ráo và thuận tiện cho việc sử dụng Tại các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể bị ngập nước, các thiết bị trên còn phải đặt cách mặt đất ít nhất 1,4m Chỉ được sửa chữa điện trong nhà sau khi

đã cắt điện, chân tay khô ráo và đi giày hoặc dép khô Khôngđóng cầu dao (hoặc áptômát), bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép, đứng nơi ẩm ướt

- Không tự ý sửa chữa điện của gia đình nếu không có kiến thức về điện,

mà phải nhờ hoặc báo cho nguời có chuyên môn về điện đến sửa chữa

- Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (như máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay…) phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công cụ điện bị rò điện

Trang 9

- Nên nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như: vỏ tủ lạnh, vỏ máy nước nóng, vỏ máy bơm nước, máy giặt,… để không bị điện giật khi thiết bị điện bị rò điện ra vỏ

- Dây dẫn điện phải được nối bằng cách vặn xoắn sau đó dùng băng cách điện bọc kín mối nối

- Những mối nối giữa hai dây dẫn làm bằng hai kim loại khác nhau hoặc

có tiết diện dây khác nhau phải dùng kẹp nối dây chuyên dùng phù hợp Các mối nối này không chịu lực kéo cơ học

- Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy, nổ để không làm phát hỏa trong nhà

- Khi sửa chữa hoặc thay thế các cầu dao, cầu chì bằng các thiết bị đóng ngắt điện an toàn; thường xuyên kiểm tra dây dẫn điện trong nhà để có thể sửa chữa, thay thế kịp thời các dây dẫn bị hỏng hóc; khi sử dụng điện

để thắp sáng phải dùng phích cắm điện hoặc công tắc, không được dùng kim băng câu móc hoặc đấu trực tiếp vào dây dẫn mà không có băng keo cách điện, các bóng đèn chiếu sáng phải có chui đèn; thay thế các trụ gỗ

đỡ dây dẫn điện bằng các trụ bê tông đúc sẵn; không được tự ý kéo dây dẫn sau công tơ về đến nhà mà phải có sự phối hợp với Điện lực các huyện, thị xã, thành phố nhằm đảm bảo an toàn trong sử dụng điện

- Các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, áptômát, công tắc, ổ cắm điện… bị hư hỏng phảisửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn điện gây điện giật

-Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém vì các thiết bị này có lớp cách điện xấu dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật chết người và dễ gây phát hỏa trong nhà

Trang 10

- Các tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp các máy rút tiền ATM phải thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp điện, tiếp địa, dây dẫn điện, các điểm nối để kịp thời khắc phục, sửa chữa khi có hiện tượng rò rỉ điện

3.2 Một số biện pháp phòng tránh tai nạn điện

Để tích cực ngăn ngừa các tai nạn điện đáng tiếc có thể xảy ra, trong sinh hoạt hàng ngày tất cả mọi người cần thực hiện đúng các biện pháp sau:

 Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy, chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện, chỗ nối dây để không bị điện giật chết người

 Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém, vì các thiết bị điện này dễ bị chạm chập, rò điện ra

vỏ gây điện giật chết người

 Dây dẫn điện sau điện kế ngoài trời phải dùng dây có tiết diện đủ lớn để tránh quá tải; không dùng dây có nhiều mối nối; không treo,

gá dây dẫn lên cây xanh hoặc các kết cấu, trụ tạm bợ; không để dây dẫn va quệt vào bất cứ vật gì; không kéo dây dẫn quá thấp gây nguy hiểm cho cộng đồng

 Không lắp đặt ăng-ten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo hoặc các vật dụng khác tại các vị trí mà khi đổ, rơi sẽ va quệt vào công trình lưới điện

 Không sử dụng điện để đánh bắt thuỷ sản, bẫy chuột, chống trộm, bảo vệ tài sản, hoa màu

 Không trồng cây hoặc để cành cây, dây leo vi phạm khoảng cách

an toàn lưới điện, trạm điện Khi tỉa cành, chặt cây có khả năng ngã đổ vào đường dây điện phải báo cho Điện lực để được hỗ trợ biện pháp an toàn

 Không đào đất gần móng cột điện gây khả năng lún, sụt cột; không đắp đất lên cao làm giảm khoảng cách an toàn từ dây dẫn điện đến mặt đất

 Không thả diều, bóng bay, các vật bay khác, các loại pháo khi bắn

ra có dây kim tuyến trong phạm vi bảo vệ công trình điện

Trang 11

 Không quăng, ném, bắn bất kỳ vật gì lên đường dây điện, vào công trình điện

 Không tới gần hoặc đưa bất cứ vật gì đến gần đường dây, trạm điện 22kV trong phạm vi 02 mét như: leo lên mái nhà, ban-công, ô-văng; đưa tấm tole, thanh kim loại … gần đường dây điện để đề phòng điện giật hoặc điện cao áp phóng chết người

 Không cất nhà ở, công trình gần cột điện cao áp 22kV trong phạm

vi 03 mét; khi xây dựng nhà ở, công trình gần đường dây điện cao

áp phải liên hệ với Điện lực để thỏa thuận khoảng cách an toàn;

 Khi trời mưa, giông, bão không chạm người vào cột điện, dây chằng cột, dây nối đất, thùng điện kế, thùng cầu dao… để đề phòng điện giật do rò điện

 Khi phát hiện trụ điện ngã hoặc dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ… người phát hiện không được đến gần và phải cấp báo cho mọi người xung quanh biết, tìm cách lập rào chắn và báo ngay cho Trực vận hành điện của Điện lực sở tại để có biện pháp

xử lý thích hợp

Trang 12

4 Các biện pháp sơ cứu với người bị điện giật

Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột, do vô tình hoặc không nắm vững những nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện, hậu quả

là nạn nhân có thể bị bỏng ở các mức độ khác nhau, thậm chí tử vong do ngừng hô hấp và tuần hoàn Bởi vậy, sơ cứu ban đầu có vai trò quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân

Chất lượng sơ cứu tai nạn điện phụ thuộc nhiều vào sự nhanh nhẹn, tháo vát và cứu chữa đúng cách Khi có tai nạn điện xảy ra, phải nhanh chóng tách người bị giật ra khỏi nguồn điện và nhanh chóng cứu chữa, không

để lãng phí thời gian vào việc xem người đó đã chết chưa

4.1 Cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật:

4.1.1 Tách nạn nhân khỏi nguồn điện

Khi dòng điện qua người lớn tới mức các cơ bị co giật mạnh không thể

tự gỡ ra khỏi phần mang điện, không thể kêu cứu được Khi đó đòi hỏi người cứu phải nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

 Điện áp cao: Nhất thiết phải cắt điện cầu dao trước đó, sau đó mới

lại gần và tiến hành sơ cứu

- Riêng thợ điện có thể :

+ Dùng găng tay cách điện, đi ủng cách điện, dùng sào cách điện có chất lượng cách điện phù hợp với cấp điện áp ở nơi người bị nạn để tách dây điện ra khỏi người bị nạn;

Trang 13

+ Dùng phương pháp ngắn mạch: ném các vật kim loại lên các dây dẫn điện trần, hoặc dùng dây kim loại có một đầu được nối đất, đầu kia ném lên dây điện trần (đây là công việc khó khăn, nguy hiểm, chỉ có thợ điện được luyện tập chu đáo mới làm)

Nếu người bị nạn ở trên cao khi cắt điện phải bố trí đỡ người bị nạn rơi

 Mạng Hạ áp:

- Ngắt điện bằng cầu dao, rút phích cắm, ngắt công tác, rút cầu chì

- Dùng dao các gỗ khô để chặt đứt dây điện

- Dùng vải khô lót tay kéo ngưòi bị nạn ra

- Dùng sào tre khô, gậy khô gạt dây điện ra

* Chú ý:

- Không va chạm vào các phần dẫn điện, nhất là dây dẫn ở gần ngưòi bị nạn

- Không nắm vào ngưòi bị nạn bằng tay không, hay tiếp xúc với cơ thể để trần của người bị nạn;

- Phải tranh thủ từng dây, từng phút, nhanh trí, sáng tạo, tuỳ tình hình thực tế và dụng cụ có trong tay để xử trí

- Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát

Ngày đăng: 30/10/2016, 19:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w