Chương I: Tai nạn điện thường gặpChạm trực tiếp vào dòng điện Khi làm việc với đường dây hay các thiết bị điện, con người có thể chạm vào các phần mang điện, như chạm vào dây dẫn trần đa
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG
- -TIỂU LUẬN
AN TOÀN ĐIỆN VÀ BỨC XẠ TRONG Y TẾ
ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN & PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐIỆN
GVHD: ThS Phạm Mạnh Hùng
Sinh viên:
Phan Thanh Tiến Mssv: 20115781 Lớp CNKT DTTT2 – K56
Hà Nội, 12/2015
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, điện năng rất có ích cho cho cuộc sống, nhờ có điện mà cuộc sống của chúng ta trở nên văn minh, hiện đại Ngày nay, điện năng đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hằng ngày Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về mối nguy hại mà điện năng có thể đem đến cho con người chúng ta
Khi sử dụng và sửa chữa điện cần phải tuân theo các nguyên tắc an toàn điện để tránh xảy ra tai nạn điện Chúng ta luôn nhớ rằng “tai nạn do điện xảy ra rất nhanh
và vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây hỏa hoạn, làm bị thương hoặc chết người” Việc nâng cao nhận thức của mọi người về mối nguy hiểm mà điện có thể gây ra đối với con người chúng ta là rất cần thiết
Khác với các mối nguy hiểm khác, trước khi xảy ra có thể thấy các triệu chứng hoặc phát hiện trước bằng giác quan, chẳng hạn như thanh kim loại nóng đỏ, bộ phận máy quay xộc xệch, tiếng gãy vỡ, mùi khí độc , mối nguy hiểm điện chỉ có thể biết được khi tiếp xúc với các phần tử mang điện, nhưng như vậy là đã có thể bị tai nạn hoặc chết người Vì thế thiếu hiểu biết về an toàn điện đều có thể bị tai nạn điện, do vậy phải hiểu một số khái niệm về an toàn điện nhằm tránh được những nguy hiểm có thể xảy ra cho bản thân cũng như cho những người xung quanh
Trang 3Chương I: Tai nạn điện thường gặp
Chạm trực tiếp vào dòng điện
Khi làm việc với đường dây hay các thiết bị điện, con người có thể chạm vào các phần mang điện, như chạm vào dây dẫn trần đang mang điện Khi sử dụng thiết bị điện, có thể có các chỗ cách điện bị nứt, rách, vỡ để hở phần mang điện, hoặc do gió to, do giông bão làm cho dây điện đứt rơi xuống, con người hay gia súc có thể chạm vào mà gây ra tai nạn điện
Chạm điện gián tiếp
Khi có sự cố do hỏng cách điện, điện dò ra vỏ máy, khi người chạm vào vỏ máy thì điện đã truyền từ vỏ máy sang người, gây tai nạn Cách điện hỏng do chất lượng cách điện kém hoặc do vật liệu làm cách điện bị lão hoá theo thời gian, do bụi bẩn hoặc không đảm bảo khe hở cách ly Những thiết bị hay dụng cụ điện tự lắp cũng
có thể là nguyên nhân gây tai nạn, do vật liệu sử dụng không đảm bảo độ bền điện theo yêu cầu
Tai nạn do điện áp bước
Là tai nạn do dòng điện chạy qua 2 chân lên cơ thể người do 2 chân đặt ở 2 chỗ có điện thế khác nhau
Trang 4Khi có ngắn mạch chạm đất, con người có thể bị điện áp bước nếu đến gần chỗ chạm đất Điện áp bước ở mạng điện hạ áp thì nhỏ, còn ở mạng điện cao áp thì thường rất lớn, dễ gây ra tai nạn điện
Tai nạn điện do tác dụng của điện trường mạnh
Các vùng ở gần trạm hay đường dây siêu cao áp, từ 110kV trở lên, cường độ điện trường có thể đạt tới trên 25kV/m có thể làm rối loạn hoạt động bình thường của cơ thể, có thể gây ra tai nạn điện
Tai nạn do sét
Sét đánh cũng là một dạng bị tai nạn điện do giông bão gây ra Dòng điện sét có giá trị lớn nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng có sức phá hoại lớn
Chương 2: Nguyên tắc sử dụng điện an toàn
- Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây điện trần…
- Khi thấy dây dẫn điện kéo vào nhà mình bị chạm vào tường, chạm vào cây xanh, chạm vào các vật liệu khác mà không có sứ cách điện thì không được đụng đến mà ngay lập tức phải thông báo ngay với đơn vị Điện lực các huyện, thị xã, thành phố đang quản lý, vận hành lưới điện trong khu vực để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa xảy ra chạm, chập, rò phóng điện
- Dây dẫn điện đi xuyên tường vào nhà phải đặt trong ống nhựa hoặc ống sứ thì phải đặt sao cho nước không đọng lại trong ruột ống
- Phải lắp cầu dao hay áptômát ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hỏa do chập điện
- Cầu dao, cầu chì, aptomat, công tắc, ổ cắm trong gia đình phải đăt nơi khô ráo và thuận tiện cho việc sử dụng Tại các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể bị ngập nước, các thiết bị trên còn phải đặt cách mặt đất ít nhất 1,4m Chỉ được sửa chữa điện trong nhà sau khi đã cắt điện, chân tay khô ráo và đi giày hoặc dép khô Khôngđóng cầu dao (hoặc áptômát), bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép, đứng nơi ẩm ướt
Trang 5- Không tự ý sửa chữa điện của gia đình nếu không có kiến thức về điện, mà phải nhờ hoặc báo cho nguời có chuyên môn về điện đến sửa chữa
- Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (như máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay…) phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công cụ điện
bị rò điện
- Nên nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như: vỏ tủ lạnh, vỏ máy nước nóng, vỏ máy bơm nước, máy giặt,… để không bị điện giật khi thiết bị điện bị rò điện ra vỏ
- Dây dẫn điện phải được nối bằng cách vặn xoắn sau đó dùng băng cách điện bọc kín mối nối
- Những mối nối giữa hai dây dẫn làm bằng hai kim loại khác nhau hoặc có tiết diện dây khác nhau phải dùng kẹp nối dây chuyên dùng phù hợp Các mối nối này không chịu lực kéo cơ học
- Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy, nổ để không làm phát hỏa trong nhà
- Khi sửa chữa hoặc thay thế các cầu dao, cầu chì bằng các thiết bị đóng ngắt điện
an toàn; thường xuyên kiểm tra dây dẫn điện trong nhà để có thể sửa chữa, thay thế kịp thời các dây dẫn bị hỏng hóc; khi sử dụng điện để thắp sáng phải dùng phích cắm điện hoặc công tắc, không được dùng kim băng câu móc hoặc đấu trực tiếp vào dây dẫn mà không có băng keo cách điện, các bóng đèn chiếu sáng phải có chui đèn; thay thế các trụ gỗ đỡ dây dẫn điện bằng các trụ bê tông đúc sẵn; không được tự ý kéo dây dẫn sau công tơ về đến nhà mà phải có sự phối hợp với Điện lực các huyện, thị xã, thành phố nhằm đảm bảo an toàn trong sử dụng điện
Trang 6- Các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, áptômát, công tắc, ổ cắm điện… bị
hư hỏng phảisửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn điện gây điện giật
-Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém
vì các thiết bị này có lớp cách điện xấu dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật chết người và dễ gây phát hỏa trong nhà
- Các tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp các máy rút tiền ATM phải thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp điện, tiếp địa, dây dẫn điện, các điểm nối để kịp thời khắc phục, sửa chữa khi có hiện tượng rò rỉ điện
Chương 3: Một số biện pháp phòng tránh tai nạn điện
Không tự ý leo lên cột điện hoặc vượt qua hàng
rào trạm điện, chạm người vào dây chằng cột,
dây nối đất, thùng điện kế, thùng cầu dao,… để
đề phòng điện giật do rò điện khi trời mưa,
giông, bão
Không tự ý tháo dỡ, sửa chữa các kết cấu của
công trình điện
Không di chuyển, đi lại bằng tàu, thuyền, bè,…
trong vùng ngập, lụt có đường dây điện sát với
mặt nước để tránh bị phóng điện gây tai nạn
Cấm buộc gia súc và thuyền bè vào cột điện
để đề phòng cột bị gãy đổ và bị điện giật
Trang 7Không mang vác, lắp dựng cây, cột bằng kim
loại, cột ăngten tivi, cây tre gỗ tươi gần đường
dây điện để tránh va chạm gây nên phóng điện
dẫn đến tai nạn
Khi thấy trụ điện ngã đổ hoặc dây điện đứt, rơi
xuống thì không được đến gần, cầm, nắm vào
dây điện và ngăn ngừa không cho người khác
(kể cả súc vật) đến gần Đồng thời nhanh chóng
tìm cách báo ngay cho đơn vị quản lý điện hoặc
chính quyền địa phương gần nhất biết để có
biện pháp xử lý
Không dùng điện để rà cá, bẫy chuột, chống
trộm cắp,… gây nguy hiểm đến tính mạng con
người
Cắt ngay cầu dao, cầu chì, aptomat,… đầu
nguồn điện vào nhà để đề phòng mạng điện bị
ngập nước gây tai nạn khi có lũ lụt
Không chặt cây gần đường dây điện, có thể bị
phóng điện gây nguy hiểm đến tính mạng Cần
liên hệ phối hợp với đơn vị quản lý điện tại địa
phương