1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng gian lận Thuế GTGT tại Việt Nam

61 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 118,56 KB

Nội dung

Trong đó, để có những hiểu biết cơ bản về Thuế GTGT có thể kể đến: Giáo trình thuế của Học viện Tài chính 2009, Luận án Tiến sĩ kinh tế: ”Hoàn thiện những điều kiện áp dụng thuế GTGT ở V

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

Viết Tắt Viết đầy đủ Tiếng Anh Viết đầy đủ Tiếng Việt

Trang 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Số thuế GTGT hoàn cho các dự án đầu tư và xuất khẩu

hàng hoá, dịch vụ tăng qua các năm

27

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng năm giai đoạn 2005 – 2011 28

Bảng 2.3 Tiền thuế GTGT và phần trăm thuế GTGT trong nguồn

thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2005 – 2011

30

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang 3

Tên biểu đồ Nội dung Trang

Biểu đồ 2.1 Tổng thuế GTGT và số thuế GTGT đã hoàn từ năm

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Thuế GTGT nói riêng và Thuế nói chung đóng một vai trò hết sức quan trọngtrong việc tạo ra nguồn thu chủ yếu cho Ngân sách Nhà nước (NSNN) là nhận địnhchung tại hầu hết các quốc gia, kể cả ở Việt Nam Đặc biệt, sau những ảnh hưởng từ cuộckhủng hoảng nợ công Châu Âu tới nền kinh tế Việt Nam cùng tác động từ cuộc khủnghoảng kinh tế chung năm 2012, gánh nặng thu cho NSNN càng được đặt nặng lên vaingành thuế Theo thống kê của Tổng Cục Thuế Việt Nam, năm 2012, tổng thu từ thuếchiếm hơn 80% trong NSNN (607,844 tỷ đồng) Trong đó, Thuế GTGT là sắc thuế được

áp dụng rộng rãi với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các sắc thuế - khoảng 30% tổng thu NSNN Những thực tếnày càng chứng minh vai trò quan trọng của thuế GTGT trong việc đảm bảo ổn định chonguồn thu NSNN và từ đó tạo điều kiện để mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế xã hội,đất nước

Tuy nhiên, thực trạng gian lận thuế GTGT ở nước ta cho thấy các vụ gian lậnthuế GTGT ngày càng nhiều với các hình thức ngày càng tinh vi hơn Cụ thể, Theo báocáo từ Bộ Tài chính, đến tháng 11/2012, số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tratrong 11 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 30% so với cùng kỳ năm 2011, nhưng số tiền mà

cơ quan thuế truy thu, truy hoàn và phạt vi phạm hành chính thuế tăng tới 58% đã chothấy mức độ gian lận thuế ngày càng tăng Gần đây nhất cũng có thể kể đến sự kiện một

số doanh nghiệp trong nước lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước cho Khu kinh tếThương mại (KKTTM) Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị để trục lợi bất chính Mỗi doanh nghiệpgian lận thuế GTGT, giữ lại được 10-20 triệu VND/doanh nghiệp, trong khi NSNN thấtthu, người dân vẫn phải mua hàng hóa với giá cao Sự kiện này đã trở thành một điểmnóng, mở ra một vấn đề không mới nhưng cũng không cũ để đề cập và tìm hướng xử lýphù hợp

Trang 6

Trước những thực tế đó, mục tiêu tìm ra những giải pháp cơ bản để chống gian lậnthuế GTGT tại Việt Nam đòi hỏi phải có sự nhìn nhận toàn diện về những thực trạng vềgian lận thuế GTGT Chỉ trên cơ sở nắm rõ các cơ sở lý luận về thuế GTGT, những hìnhthái biến tính của việc gian lận thuế GTGT cùng nguyên nhân của vấn đề đang diễn ra, tamới có cơ sở rõ ràng trong việc đưa ra những giải pháp thay đổi trong Luật thuế GTGT,cùng các quyết định quản lý, kiểm soát hệ thống thuế GTGT hợp lý nhằm giảm thiểu tình

trạng này Tổng hợp các nội dung trên, nhóm đề tài quyết định chọn: “Thực trạng gian lận Thuế GTGT tại Việt Nam” làm nội dung đề tài nghiên cứu

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Thuế GTGT và Gian lận thuế GTGT không còn là một vấn đề có tính mới, đã xuấthiện nhiều bài nghiên cứu về chủ đề này Trong đó, để có những hiểu biết cơ bản về Thuế

GTGT có thể kể đến: Giáo trình thuế của Học viện Tài chính (2009), Luận án Tiến sĩ kinh tế: ”Hoàn thiện những điều kiện áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam” tác giả Đàm

Văn Huệ (2004); tìm hiểu về gian lận thuế GTGT có thể kể đến: luận văn Thạc Sĩ:

Gian lận thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam - thực trạng và giải pháp ” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân – Đại học Ngoại Thương, hay

”Gian lận trong khấu trừ thuế, hoàn thuế và hướng hoàn thiện thuế GTGT trong tiến trình hội nhập AFTA” được đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học ĐH Kinh tế TP.HCM.

Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, nhóm đề tài nhận thấy các nghiên cứu trênkhông còn có tính mới và phù hợp với thời điểm hiện tại Bởi lẽ thuế GTGT không nằmngoài những vấn đề chung của Thuế, hệ thống Luật thuế GTGT cũng trải qua nhiều lần

bổ sung và sửa đổi, những vấn đề về gian lận thuế GTGT cũng ngày càng nảy sinh nhiềutrường hợp mới Hơn thế nữa, gian lận thuế GTGT tại Việt Nam là một vấn đề khá rộng

và phức tạp dưới nhiều góc độ khác nhau Chính vì lẽ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra đề tàicủa mình với mục đích tiếp tục phát triển những ý tưởng nghiên cứu từ các công trìnhnghiên cứu trên để có thể hoàn thiện và phát triển những hướng giải quyết phù hợp vàcập nhật cho vấn đề gian lận thuế GTGT tại Việt Nam

Trang 7

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài sẽ tập trung làm rõ những thực trạng của việc gian lận thuế GTGT tại ViệtNam trên cơ sở lý thuyết về thuế GTGT và các trường hợp cụ thể về gian lận thuế GTGTtại Việt Nam Từ đó, nhóm đề tài sẽ đưa ra các giải pháp phối hợp đồng bộ giữa Chínhphủ và Doanh nghiệp Việt Nam nhằm định hướng việc áp dụng hệ thống quản lý thuếGTGT tốt hơn, hạn chế tình trạng gia tăng các trường hợp gian lận

4. Phương pháp nghiên cứu:

Do đối tượng nghiên cứu là thuế GTGT, phương pháp luận sẽ dựa trên hệ thống

cơ sở lý luận về hệ thống thuế này

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác cụ thểnhư sau :

- Phương pháp phân tích – tổng hợp : Phân tích các dữ liệu thông tin thứ cấp

- Phương pháp định tính: Sử dụng các thông tin thu thập được đưa ra nhữngnhận định, đánh giá để định tính các dữ liệu thu được, nhằm đưa ra những giảipháp phù hợp với thực tế

5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: thuế GTGT

Phạm vi nghiên cứu: nhóm đề tài tập trung nghiên cứu về thuế GTGT và cáctrường hợp gian lận thuế GTGT tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay

6. Kết quả nghiên cứu dự kiến:

Dựa trên tìm hiểu thực tế về thực trạng gian lận thuế GTGT tại Việt Nam, nhóm

đề tài mong muốn sẽ đạt được một số kết quả nghiên cứu sau:

Trang 8

Đề tài đưa ra một cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về thuế GTGT và cáctrường hợp gian lận thuế GTGT đang diễn ra tại Việt Nam

Qua những khó khăn còn tồn tại, trả lời được câu hỏi: thực trạng gian lận thuếGTGT tại Việt Nam

Từ đó, qua những nghiên cứu, nhóm đề tài muốn tập trung đưa ra và xây dựngmột số các giải pháp giúp hạn chế các trường hợp gian lận thuế, đồng thờiđóng góp những ý kiến trong việc xây dựng hệ thống quản lý, kiểm soát thuếGTGT

7. Kết cấu của đề tài:

Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, bài tiểu luận được kết cấu theo ba chương nhưsau:

Chương 1: Giới thiệu về thuế GTGT

Chương 2: Thực trạng gian lận thuế GTGT của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp chống gian lận thuế GTGT tại Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GTGT

1. Thuế giá trị gia tăng

1.1. Nội dung thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT là thuế đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phátsinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng Về bản chất, ngườichịu thuế GTGT là người tiêu dùng, người sản xuất hoặc cả người tiêu dùng và nhà sảnxuất, phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu trên thị trường Với mục đích mở rộng sảnxuất, khuyến khích trao đổi hàng hóa, phát triển nền kinh tế quốc dân, căn cứ Hiến phápnước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một sốđiều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vớinhững nội dung cơ bản sau:

1.2. Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế GTGT

1.2.1.Đối tượng nộp thuế

Điều 4, Luật thuế GTGT qui định: Tổ chức, cá nhân, sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ chịu thuế (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức cá nhân khác nhậpkhẩu hàng hóa chịu thuế (sau đây gọi là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế hayđối tượng chịu thuế GTGT Cụ thể là:

Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinhdoanh theo luật đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần

Công ty, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

Các tổ chức kinh tế của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – chính trị, các đơn vị sựnghiệp

Những người kinh doanh độc lập, hộ gia đình, các cá nhân hợp tác kinh doanh 1.2.2.Đối tượng chịu thuế

Trang 10

Theo điều 3, Luật thuế GTGT, đối tượng chịu thuế là hàng hóa, dịch vụ sử dụngcho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5của Luật này

1.2.3.Đối tượng không chịu thuế

Điều 5 Luật thuế GTGT quy định: các đối tượng không chịu thuế bao gồm 25nhóm mặt hàng Đây là những nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống xãhội, các ngành lĩnh vực chưa phát triển và được nhà nước khuyến khích phát triển, cácsản phẩm nông, lâm, thủy sản mới qua sơ chế do trực tiếp người sản xuất khai thác bán rathị trường, các hàng hóa, dịch vụ được sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh mà vìmục đích xã hội, những hàng hóa, dịch vụ không tiêu dùng ở Việt Nam hoặc khó xácđịnh giá trị gia tăng Cụ thể:

Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thànhcác sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sảnxuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu

Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống,cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền

Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuấtnông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp

Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối ốt

i-Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do i-Nhà nước bán cho người đang thuê

Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnhcho người và vật nuôi

Trang 11

Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình củaChính phủ.

Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trìvườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch

vụ tang lễ

Duy tu, sửa chữa, xây dựngbằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợnhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ côngcộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội

Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật

Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị,sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật, sách

in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cảdưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền

Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện

Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu

để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tưthuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt độngtìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộcloại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanhnghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê

Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh

Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại;quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổchức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mứcquy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩnmiễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.Hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để việntrợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam

Trang 12

Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, táixuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu;nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất,gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kếtvới bên nước ngoài; hàng hoá, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khuphi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyểnnhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máytính

Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồtrang sức hay sản phẩm khác

Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến theo quyđịnh của Chính phủ

Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xelăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho ngườitàn tật

Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấphơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tạiĐiều này không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, trừ trường hợp áp dụngmức thuế suất 0% quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này

So với luật thuế GTGT 2004, Luật thuế GTGT năm 2008 có nhiều điểm khác biệt

về đối tượng không chịu thuế GTGT

Thứ nhất, số lượng đối tượng không chịu thuế GTGT giảm từ 28 xuống 25 và ba

nhóm đối tượng chuyển từ không phải chịu thuế sang chịu thuế là:

Nhóm hàng hoá là thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trongdây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuấtđược cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp;

Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuấtphim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;

Trang 13

Hoạt động điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bảncủa Nhà nước.

Thứ hai, chuyển “Vận tải quốc tế” sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất

0%, hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực tiếp cho vận tải quốc tế sang đối tượng chịu thuếGTGT với thuế suất tương ứng của từng hàng hoá, dịch vụ Theo luật Thuế GTGT 2004,

“Vận tải quốc tế” không phải đối tượng chịu thuế GTGT nên thuế giá trị gia tăng đầuvào của hoạt động này không được hoàn Việc chuyển “ Vận tải quốc tế” sang đối tượngchịu thuế GTGT 0% giúp cho “ Vận tải quốc tế” được khấu trừ và hoàn lại phần thuếGTGT đầu vào tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích ngành này phát triển

1.3.2.Giá tính thuế

Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng củangười bán, người cung cấp dịch vụ hoặc trên chứng từ của hàng nhập khẩu Giá tính thuếđược quy định rõ trong Điều 7, luật Thuế GTGT năm 2008

Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuêcho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thờihạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;

Trang 14

Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trongnước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nướcngoài;

1.4. Phương pháp tính thuế GTGT

1.4.1.Phương pháp khấu trừ thuế

Thuế GTGT = Thuế suất Giá đầu ra - Thuế suất Giá đầu vàoPhương pháp khấu trừ thuế được quy định trong điều 10, Luật thuế GTGT năm2008; áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng

từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theophương pháp khấu trừ thuế

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giatrị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ Số thuế giá trị giatăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa Số thuế giá trị gia tăng đầuvào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng muahàng hóa, dịch vụ

1.4.2.Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

Thuế GTGT = Thuế suất × (Giá đầu ra- Giá đầu vào)Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định trong điều 11 củaLuật, áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sởthường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiệnđầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ

Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý

Trang 15

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị giatăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất giá trị giatăng Giá trị gia tăng của hàng hóa dịch vụ được tính bằng giá bán ra trừ giá mua vào.1.4.3 Phương pháp cộng trực tiếp

Thuế GTGT = Thuế suất× (Tiền công + Lợi nhuận)

1.4.4.Phương pháp cộng gián tiếp

Thuế GTGT= Thuế suất × Tiền công + Thuế suất × Lợi nhuận

1.5. Khấu trừ và hoàn thu

Sáu trường hợp được khấu trừ thuế bao gồm:

Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hànghóa dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ

Trường hợp cơ sở kinh doanh 2 mặt hàng: một mặt hàng chịu thuế GTGT

và một mặt hàng không chịu thuế GTGT, nhưng không hạch toán riêngđược thuế đầu vào cho từng loại mặt hàng, thì thuế GTGT đầu vào đượckhấu trừ theo tỷ lệ (%) trên doanh số bán ra của hàng hoá, dịch vụ chiu thuếGTGT so với tổng hàng hoá, dịch vụ bán ra trong tháng của cả hai loại mặthàng

Trường hợp thuế GTGT đầu vào của TSCĐ sử dụng đồng thời cho sảnxuất, kinh doanh HHDV chịu và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừtoàn bộ

Trang 16

Thuế giá trị gia tăng đầu vào của HHDV bán cho tổ chức, cá nhân sử dụngnguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn

bộ

Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hànghoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phát sinh trong tháng nào thì được khấu trừtoàn bộ khi xác định số thuế phải nộp trong tháng đó, không phân biệt đãxuất bán hay chưa bán

Các trường hợp khấu trừ theo tỷ lệ 3% trên giá mua theo hóa đơn đối với:Hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT mua của các đơn vị kinh doanh nộp thuếGTGT theo phương pháp tính trực tiếp

Hàng hóa chịu thuế TTĐB cơ sở kinh doanh thương mại mua của cơ sở SX để bán

ra có hóa đơn bán hàng

1.5.2.Hoàn thuế

Việc hoàn thuế GTGT diễn ra trên phạm vi rộng, bao hàm nhiều mối quan hệ phứctạp và có sự liên hoàn giữa các đối tượng nộp thuế Chính tính phức tạp của vấn đề cùngvới sự mới mẻ của nghiệp vụ hoàn thuế khiến cho vấn đề hoàn thuế GTGT là một vấn đềnổi cộm lớn trong quá trình thực hiện luật thuế GTGT hiện nay

Theo điều 13 của Luật, bốn trường hợp được hoàn thuế:

Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế đượchoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị giatăng đầu vào chưa được khấu trừ hết

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phươngpháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăngcủa hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có sốthuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng

Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giátrị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì đượchoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng

Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế đượchoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sápnhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trịgia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết

Trang 17

Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩmquyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theođiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Ưu, nhược điểm của thuế GTGT

2.1. Ưu điểm

Thứ nhất, Thuế GTGT khắc phục được hạn chế thuế đánh chồng nên thuế của thuế

doanh thu trước đây Vì thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa,dịch vụ

Thứ hai, phạm vi áp dụng của thuế GTGT lớn Thuế GTGT đánh vào tất cả các

mặt hàng trừ 25 nhóm đã nêu trên như vậy có thể nói phạm vi của thuế GTGT là không

có giới hạn Vì thế nguồn thu từ thuế GTGT đóng góp một con số lớn vào ngân sách nhànước

Thứ ba, công tác điều chỉnh, quản lý, hành thu thuế GTGT là khá dễ dàng Thuế

GTGT là thuế gián thu, người tiêu dùng là người thực chất chịu thuế, doanh nghiệp chỉthu hộ và nộp lại cho nhà nước do đó gánh nặng về thuế được chuyển dịch, việc thu thuếđược triển khai dễ dàng hơn

Thứ tư, thuế GTGT khuyến khích xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu Luật thuế

GTGT Việt Nam quy định mức thuế GTGT đối với các hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là0%, điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu được hoàn lại thuế GTGTđầu vào, tăng quy mô xuất khẩu hàng hóa Thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ nhậpkhẩu được quy định ở mức 10% làm hạn chế nhập khẩu

2.2. Nhược điểm

Thứ nhất, chi phí hành thu thuế GTGT là khá lớn Chính ưu điểm phạm vi áp dụng lớn khiến cho chi phí hành thu thuế GTGT lớn

Thứ hai, thuế GTGT yêu cầu hạnh toán phức tạp Do tính chất của thuế là do

doanh nghiệp thu hộ từ người tiêu dùng và nộp cho nhà nước nên để đảm bảo minh bạch,

công tác hạnh toán phải được tiến hành tỷ mỉ, chính xác

Thứ ba, việc hành thu thuế GTGT có thể dẫn đến tình trạng trốn lậu thuế.Do động

cơ lợi nhuận mà không ít cá doanh nghiệp có hoạt động làm giả sổ sách, chứng từ để trốnlậu thuế giá trị gia tăng

Thứ tư, tính công bằng dọc của thuế GTGT là chưa cao Thuế GTGT yêu cầu mọi

đối tượng tiêu dùng phải trả một khoản tiền thuế là như nhau cho một loại hàng hóa,

Trang 18

dịch vụ bởi vậy tính công bằng ngang được đảm bảo nhưng tính công bằng dọc là chưacao.

3. Doanh nghiệp và thuế GTGT

3.1. Nghĩa vụ nộp thuế GTGT của doanh nghiệp

3.1.1.Nộp thuế GTGT là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp

Nộp thuế GTGT là việc người cung cấp hàng hoá, dịch vụchuyển số thuế đã thu

hộ nhà nước do người tiêu dùng trả thông qua cơ chế giá khi mua hàng hoá, dịch vụthuộc diện chịu thuế GTGT vào kho bạc nhà nước

Thứ nhất, nộp thuế GTGT, chấp hành nghiêm chỉnh luật Thuế GTGT là quyền lợi

của mỗi doanh nghiệp bởi: Luật Thuế GTGT Việt Nam thể hiện tính công bằng và đảmbảo quyền lợi cho những lĩnh vực sản xuất kinh doanh thiết yếu và tạo ra phúc lợi tốt cho

xã hội (y tế, giáo dục,…) nên có những ưu đãi nhất định cho những khu vực này nhưkhông phải chịu thuế GTGT Đối với những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà nhà nướckhuyến khích phát triển, mức thuế suất 0% được sử dụng giúp các doanh nghiệp nàyđược hoàn lại thuế giá trị gia tăng đầu vào từ đó tăng động lực mở rộng kinh doanh Đốivới doanh nghiệp phải nộp thuế giá trị gia tăng không những không ảnh hưởng tới lợinhuận vốn có mà còn là tham gia giúp việc cho nhà nước, thể hiện được tinh thần luậtpháp cao, góp phần tăng ngân sách nhà nước từ đó đóng góp vào sự phát triển của xã hội.Hơn nữa, việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế GTGT khẳng định được uy tín và tráchnhiệm - điều đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp

Thứ hai, nộp thuế GTGT là nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp Bản chất của thuế

GTGT là thuế gián thu, nó đánh vào tiêu dùng cuối cùng Doanh nghiệp không dùng tiềncủa mình để nộp thuế mà dùng tiền của người tiêu dùng cuối cùng Việc nộp thuế là việcphải làm vì nếu không nộp thuế GTGT tức là doanh nghiệp đang chiếm dụng khoản thuế

mà người dân đóng góp như vậy là vi phạm luật và doanh nghiệp phải chịu sự trừng phạtcủa pháp luật

3.1.2.Quy trình nộp thuế GTGT của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp thương mại nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh nói chung khi đăng ký thành lập và đi vào hoạt động đều phải chịu nghĩa vụ nộpthuế GTGT đối với Nhà nước Đối với doanh nghiệp chế xuất là đối tượng không chịuthuế GTGT do đó, doanh ngiệp chế xuất không thể đăng ký nộp thuế GTGT theo phương

Trang 19

pháp khấu trừ và cũng không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa,dịch vụ mua vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh

Việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT, các doanh ngiệp phải thông qua một cơ chếnhất định bao gồm bốn bước sau:

Bước 1: Đăng ký thuế và cấp mã số thuế:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp mã số thuế Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽđược cấp mã số thuế Vì mã số thuế liên quan mật thiết đến việc thực thi luật thuế sau nàycủa doanh nghiệp nên nó cần được hiện diện trên mọi giấy tờ giao dịch (hợp đồng, hóađơn,…); sổ sách kế toán, tờ khai thuế, chứng từ nộp thuế,…

Bước 2: Kê khai thuế GTGT.

Bước 3: Nộp thuế GTGT.

Bước 4: Quyết toán thuế.

Luật thuế GTGT Việt Nam quy định doanh nghiệp phải tự tiến hành đăng ký cấp

mã số thuế, tính toán số thuế và nộp thuế vào kho bạc nhà nước Bởi vậy, việc gian lậnthuế rất dễ dàng xảy ra Để ngăn chặn nguy cơ này, nhiệm vụ quyết toán thuế hằng nămgiữa doanh nghiệp với cơ quan thuế là vô cùng cần thiết Trong quyết toán thuế, doanhnghiệp phải thể hiện được sự hợp tác, cơ quan nhà nước phải thể hiện được tính chuyênnghiệp, công bằng, nghiêm minh Nghĩa vụ quyết toán thuế phải được quy định chặt chẽnhằm tránh hiện tượng doanh nghiệp chiếm giữ số thuế GTGT phục vụ lợi ích riêng.3.2. Vai trò của thuế GTGT đối với doanh nghiệp

Việc áp dụng thuế GTGT có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp

3.2.1.Tránh hiện tượng thuế đánh chồng lên thuế

Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ đã tránh được hiện tượng thuếđánh chồng lên thuế Doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và chỉ phải nộpthuế cho phần GTGT tăng thêm do hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

3.2.2.Khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ doanh nghiệp trong nước

Theo quy định của luật thuế GTGT, hàng hóa xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%tức là được hoàn trả lại toàn bộ số thuế GTGT đầu vào, việc này giúp doanh nghiệp tậptrung được nguồn lực và tài sản để đầu tư tìm nguồn hàng xuất khẩu, do đó hàng hóahàng hóa trong nước xuất khẩu có cơ hội cạnh tranh với hàng hóa quốc tế

Trang 20

Luật thuế GTGT Việt Nam cũng khuyến khích sản xuất các hàng hóa xuất khẩubằng cách không đánh thuế GTGT hoặc đánh thuế thấp với việc sản xuất, khai thác cácmặt hàng Việt Nam có thế mạnh như: nông, lâm, thủy sản, thủ công mỹ nghệ.

3.2.3.Thúc đẩy công tác quản lý của doanh nghiệp phát triển

Khi thực thi luật thuế GTGT, doanh nghiệp chịu sự kiểm tra, giám sát, quản lý củanhà nước Việc đăng ký mã thuế cùng với phương pháp khấu trừ thuế đã buộc cả ngườimua, người bán thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ trong các hoạt động thanhtoán Bởi lẽ đó, để thực hiện tốt được việc kê khai, nộp thuế của mình, doanh nghiệpbuộc phải tìm ra và tiến hành các hoạt động kế toán, quản lý hóa đơn, chứng từ một cáchhiệu quả nhất Thông qua đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ được cải thiện vànâng cao, các vấn đề về sổ sách được giảm thiểu, doanh nghiệp tự tin và có kinh nghiệmhơn để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh

Trang 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAN LẬN THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM

1. Khái quát việc xây dựng và triển khai luật thuế GTGT ở nước ta

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển luật thuế GTGT ở Việt Nam

1.1.1.Thuế doanh thu - tiền thân của thuế GTGT ở Việt Nam

Trong thời kì kế hoạch hóa tập trung, Thuế doanh thu đã được áp dụng Trong bốicảnh tình hình khủng hoảng kinh tế xã hội trong thập niên 80 của thế kỉ 20, Nhà nước đãthực hiện công cuộc đổi mới mang tính đột phá, bước ngoặt nhằm đưa nước ta thoát khỏitình trạng trì trệ, khủng hoảng kéo dài Trong bối cảnh đó, vào kì họp thứ 7 khóa VIIInăm 1990, Quốc hội đã quyết định thông qua Luật thuế doanh thu với mục đích góp phầnthúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân,động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước Nhà nước đãsửa đổi bổ sung năm 1993 và 1995 nhằm loại bỏ những bất cập trong quá trình thực hiện

và phù hợp trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế

1.1.2.Thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế đầu tiên và các lần sửa đổi bổ sungNhận ra những bất cập của luật thuế doanh thu và học hỏi kinh nghiệm từ cácnước trên thế giới về thuế giá trị gia tăng, Việt Nam đã tập trung nghiên cứu và thí điểm

áp dụng ở một số doanh nghiệp quốc doanh theo quyết định số486TC/QĐ/BTC ngày5/7/1993 của Bộ Tài chính Trong giai đoạn này,Thuế Giá trị gia tăng được thực hiệnsong song với thuế Doanh thu

Năm 1997, kì họp thứ 11 Quốc hội khóa IX đã thông qua luật thuế Giá trị gia tăngtrên cơ sở kế thừa luật thuế Doanh thu Trong quá trình thực hiện, luật thuế Giá trị giatăng đã được sửa đổi và bổ sung phù hợp với tình hình kinh tế xã hội Việt Nam Từ khi rađời đến nay, Luật thuế Giá trị gia tăng đã trải qua 8 lần sửa đổi bổ sung:

Lần thứ nhất: Ngày 03/9/1999, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị

quyết số 90/NQ-UBTVQH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số danh mục hànghoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT đốivới một số hàng hoá, dịch vụ (có hiệu lực từ 1/10/1999),

Trang 22

Lần thứ hai: Ngày 27/10/2000, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị

quyết số 240/NQ-UBTVQH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số danh mục hànghoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT đốivới một số hàng hoá, dịch vụ (có hiệu lực từ 01/01/2000),

Lần thứ ba: Ngày 29 tháng 11 năm 2001, Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 có

Nghị quyết số 50/2001/QH10 về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2002, trong

đó có quy định về việc đổi danh mục hàng hoá thuộc diện không chịu thuếGTGT, thuế suất, khấu trừ và hoàn thuế GTGT (có hiệu lực từ 1/10/2002)

Lần thứ tư: Ngày 28 tháng 11 năm 2002, Quốc hội Khoá XI, kỳ họp thứ hai đã

ban hành Nghị quyết số 09/2002/QH11 về Dự toán ngân sách Nhà nước năm

2003 (có hiệu lực thi hành từ 1/10/2003), trong đó, có bãi bỏ việc khấu trừ thuếGTGT đầu vào theo tỷ lệ (%) tính trên giá hàng hoá, dịch vụ mua vào do các cơ

sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua hàng hoá, dịch vụ

từ các cơ sở kinh doanh không có hoá đơn GTGT

Lần thứ năm: Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 3(3/52003-18/6/2003) đã thông qua

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT (có hiệu lực từ 1/1/2004)

Lần thứ sáu: Ngày 29/11/2005, Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế GTGT(có hiệu lực từ 1/1/2006) nhằm điều chỉnh 2 quy định chưa phù hợp với nguyêntắc đối xử quốc gia để phục vụ đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới

Lần thứ 7: Ngày 3/6/2008 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật thuế giá trị gia

tăng số 13/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 thay thế Luật thuếgiá trị gia tăng năm 1997

Lần thứ 8: năm 2012, một số điều luật sẽ có hiệu lực thi hành ngay từ ngày

01/07/2013

1.2. Thành tựu trong áp dụng luật thuế GTGT ở nước ta

Luật thuế GTGT từ khi được thi hành lần đầu tiên năm 1999 cho tới nay đã đượcchỉnh sửa bổ sung nhiều lần nhằm phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước , đápứng được những yêu cầu về lý luận của pháp luật thuế Qua 14 năm thực hiện , luật thuếGTGT đã đạt được những thành tựu to lớn:

Trang 23

Thứ nhất, Thuế GTGT góp phần khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu,

thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh

Việc hoàn thuế GTGT đầu vào đối với các dự án đầu tư đã tạo thuận lợi cho doanhnghiệp phát triển công nghệ, đầu tư đổi mới tài sản cố định, góp phần thúc đẩy vốn đầu tư

xã hội tăng trưởng Thông qua áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu

đã tạo điều kiện để doanh nghiệp hạ giá hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, tăng khả năng cạnhtranh trên thị trường quốc tế, từ đó khuyến khích xuất khẩu tăng trưởng mạnh qua cácnăm

Bảng 2.1 Số thuế GTGT hoàn cho các dự án đầu tư

và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ tăng qua các năm

Trang 24

Cùng với sự gia tăng của tổng thuế GTGT là sự tăng lên của số tiền thuế hoàn lạicho các doanh nghiệp Tỉ lệ hoàn thuế GTGT thay đổi không nhiều theo các năm, chênhlệch về tỉ lệ hoàn thuế này cao nhất chỉ hơn 3% (giữa năm 2008 và 2011), nhưng tỉ lệ nàyluôn giữ ở mức trên 24% Chính điều này đã tạo cho doanh nghiệp sự ổn định, thúc đẩyxuất khẩu

Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2011.

Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng cao cả vể số tuyệt đối và tỷ lệ so với năm trước

Biểu đồ 2.2 Kim ngạch xuất khẩu từ năm 2005 đến năm 2011

Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng mạnh qua các năm Năm 2006 , tốc độ tăng

là 122.74% , năm 2007 giảm nhẹ xuống 121.93% và tăng nhanh lên mức 129.08 % năm

2008 Mặc dù có sự có sự giảm kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 do tác động củakhủng hoảng kinh tế thế giới,nhưng đã trở lại đà tăng trưởng vào năm 2010 và 2011

Thứ hai, Việc áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu phù hợp với thông lệ

quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế

Trang 25

Hầu hết các nước trên thế giới đã áp dụng thuế GTGT Việc ban hành Luật thuếGTGT không những khắc phục được những bất cập của thuế doanh thu là thu trùng thuếqua các khâu sản xuất, lưu thông, phân phối mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu

tư phát triển sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại của các doanh nghiệp trongnước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Theo cam kết khi hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta phải cắt giảm thuế nhập khẩu,đồng thời phải bãi bỏ các khoản trợ cấp trực tiếp từ ngân sách cho doanh nghiệp, việc thuthuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu, hoàn thuế cho hàng hoá xuất khẩu đã góp phầnđiều chỉnh cơ chế kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn đảm bảo yêu cầukhuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, bảo hộ hợp lý sản xuất trongnước và bù đắp cho Ngân sách phần thiếu hụt do cắt giảm thuế nhập khẩu

Thứ ba, Thuế GTGT là nguồn thu quan trọng và ổn định của NSNN, tăng cường

tài chính quốc gia, đảm bảo nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, xoá đói, giảm nghèo

và củng cố an ninh, quốc phòng

Về số thu ngân sách, thuế GTGT thu được từ 2005 đến nay đạt kết quả như sau:

Bảng 2.3 Tiền thuế GTGT và phần trăm thuế GTGT trong nguồn thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2005 -2011

Trang 26

Thuế giá trị gia tăng đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước Số tiềnthuế GTGT đã tăng gấp 5 lần từ năm 2005 đến năm 2011, từ 59.48 tỉ đồng lên mức253.11 tỉ đồng.Không những tăng về số thuế nộp trong ngân sách nhà nước mà tỉ trọngthuế GTGT trong nguồn thu NSNN tăng lên liên tục qua các năm Chỉ có riêng năm 2008

tỉ lệ này giảm so với năm 2007, còn lại là chuỗi dài tăng liên tục trong tổng nguồn thungân sách quốc gia Tỉ lệ này tăng từ 28.27% năm 2005 lên 35.94% trong năm 2011 Tỉtrọng nguồn thu thuế GTGT trong NSNN ngày một lớn, điều ấy chứng tỏ rằng thuếGTGT đóng một vai trò cực kì quan trọng trong NSNN

Thứ tư, Thuế GTGT đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện pháp luật về kế toán,

thuế của doanh nghiệp, từ đó, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hiện đại hoá vàđổi mới phương thức quản lý thuế

Để thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp cần thực hiệntốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ Từ đó giúp doanh nghiệp hạch toán đầy đủ doanhthu, chi phí, xác định chính xác kết quả kinh doanh và nâng cao ý thức tự giác chấp hànhpháp luật thuế của các đối tượng nộp thuế

Áp dụng thuế GTGT vừa đặt ra yêu cầu, vừa tạo điều kiện để cơ quan thuế hiệnđại hoá, đổi mới phương thức quản lý thuế (chuyển từ cơ chế cơ quan thuế trực tiếp tínhthuế và ra thông báo nộp thuế sang cơ chế đối tượng nộp thuế tự tính, tự kê khai, nộpthuế theo thủ tục đơn giản, công khai, minh bạch; thực hiện phương pháp quản lý rủi ro:phân loại đối tượng nộp thuế trên cơ sở đó tập trung quản lý thanh tra, kiểm tra những đốitượng có hành vi gian lận về thuế) Theo cơ chế quản lý mới này, cơ quan thuế có điềukiện tổ chức lại bộ máy theo chức năng, tập trung vào việc thực hiện các chức năng chínhnhư tuyên truyền, cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế, quản lý nợ và thanhtra, kiểm tra, đồng thời tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cảcác khâu trong quá trính quản lý thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế

Trang 27

2. Thực trạng gian lận thuế GTGT trong các doanh nghiệp Việt nam thời gian qua

2.1. Một số vấn đề lớn trong việc áp dụng luật thuế GTGT

2.1.1.Về đối tượng chịu thuế

Như chúng ta đã biết, thuế GTGT là một loại thuế gián thu điển hình mang tínhtrung lập cao Tại mỗi khâu của quá trình sản xuất, khoản thuế phải nộp được chuyểnsang khâu tiếp theo cho đến người tiêu dùng cuối cùng Như vậy nó không ảnh hưởng gìđến quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trên lý thuyết thì như vậy, vì nếunhư các khâu này bị đứt đoạn tức là có trường hợp nào đó được liệt vào đối tượng khôngchịu thuế GTGT thì ưu điểm tránh đánh thuế trùng lắp không còn ý nghĩa nữa Lúc nàydoanh nghiệp không phải kê khai nộp thuế đầu ra nhưng cũng không kê khai khấu trừthuế đầu vào Điều đó khiến cho việc dự đoán những tác động của thuế đối với hoạt độngcủa doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, vì thế các đối tượng không chịu thuế GTGT chỉnên giới hạn trong một số ít các trường hợp

Điều 5 luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 có quy định 25 nhóm hàng hóa, dịch

vụ thuộc diện không chịu thuế Số lượng như vậy là quá nhiều, trong khi mục tiêu củachính sách thuế GTGT là mở rộng diện chịu thuế và thu hẹp các đầu mối Một số mặthàng đưa vào diện này còn chưa hợp lý, chưa thực sự khuyến khích xuất khẩu gây giánđoạn trong công tác thu nộp thuế và khó khăn cho doanh nghiệp Ví dụ như thiết bị máymóc, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, nhậpkhẩu để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp,… từ trước đến nay thuộc diện không chịuthuế GTGT, thiết nghĩ, khi mới áp dụng luật thuế này, trong điều kiện nền kinh tế nước tacòn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp hầu hết đều ít vốn nên quy định này sẽ giúpdoanh nghiệp không phải bỏ ra một lượng vốn ứng trước Tuy nhiên, hiện nay khi nềnkinh tế ngày càng phát triển, các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp cũng nhiềuhơn, thuận tiện hơn, thì việc không đánh thuế đối với mặt hàng này không những làm choluật thuế không được thông thoáng mà còn gây gián đoạn đối với các khâu sau, phức tạphóa trong tính toán thuế của doanh nghiệp

Trang 28

Chính sách hiện hành cũng quy định hàng hóa thủy sản chưa qua chế biếnkhông chịu thuế GTGT, do đó nếu các doanh nghiệp thu mua trực tiếp của người sản xuấtkhông có hóa đơn thì được lập hóa đơn mua hàng Nông - lâm - thủy sản nhưng khôngđược khấu trừ thuế GTGT đầu vào Khi xuất bán cho các nhà máy chế biến thủy sản,doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế GTGT 5% vào ngân sách nhà nước Từ đặc điểmnày, một số doanh nghiệp đã mua bán hóa đơn GTGT khống để làm chứng từ đầu vàokhấu trừ thuế GTGT, chiếm đoạt 5% tiền thuế.

Ngoài ra, khi bàn về đối tượng chịu thuế, không chịu thuế của luật thuế GTGTthì Điều 5 và Điều 8 của luật đã quy định rõ ràng những đối tượng nào không phải chịuthuế, đối tượng chịu thuế suất 0%, 5%, 10% Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa và hộinhập như hiện nay thì không những chỉ có những đối tượng như vậy mà còn xuất hiệnnhiều đối tượng mới, vậy những trường hợp này thì sẽ xử lý như thế nào? Điều này tạo ra

sự thiếu công bằng trong việc áp thuế và không bao quát hết các hàng hóa, dịch vụ

2.1.2.Về thuế suất

Trong thời gian qua, việc xây dựng hệ thống chính sách thuế thường chú trọngnhiều đến mục tiêu tài chính (do áp lực của việc thoã mãn nhu cầu chi ngân sách nhànước) và mục tiêu kinh tế (do yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và xu thế hội nhậpvới nền kinh tế khu vực cũng như thế giới) Mục tiêu xã hội lại được thực hiện bằng cáchlồng ghép trong chính sách thuế làm mất đi tính trung lập Tính công bằng thực hiệntương đối ổn định giữa các thành phần kinh tế trong nước nhưng lại thường không ổnđịnh khi thực hiện giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (do hiệu quả thu hútvốn đầu tư nước ngoài giảm) Vì vậy chính sách thuế thường xuyên thay đổi về thuế suất,

hệ thống thuế suất khá phức tạp

Từ khi chuyển sang áp dụng thuế GTGT, số lượng mức thuế suất giảm đi rấtnhiều so với 11 mức thuế suất trước kia của thuế doanh thu, mặt khác lại còn thườngxuyên được xem xét sửa đổi (giảm từ 4 mức thuế suất xuống còn 3 mức thuế suất nhưhiện nay), bởi vậy đã thu được nhiều thành công đáng kể Tuy nhiên, trong quá trình thực

Trang 29

hiện cũng xuất hiện nhiều hạn chế cần phải xem xét của hệ thống nhiều mức thuế suấtnày.

Trước hết, việc có nhiều mức thuế suất làm cho công tác xây dựng chính sáchcủa các cơ quan có chức năng gặp nhiều khó khăn Lúc này, muốn tạo ra một sắc thuếthật công bằng thì cơ quan hoạch định chính sách phải xây dựng các tiêu chuẩn phân loạihàng hóa, dịch vụ để từ đó mà áp vào các nhóm thuế suất khác nhau Điều này khôngphải lúc nào cũng được thực hiện thuận lợi vì sự khác nhau giữa các loại hàng hóa là rấtkhó phân định, sẽ có nhiều ý kiến phản hồi từ các đối tượng chuyển đến, đặt ra một vấn

đề là lại phải tốn một khoản chi phí nhất định để tổ chức trả lời giải thích cụ thể…

Tiếp theo là đối với các doanh nghiệp, không phải doanh nghiệp nào cũng chỉsản xuất kinh doanh một loai hàng hóa nhất định và cũng không phải tất cả nguyên liệuđầu vào của các doanh nghiệp đều chịu một mức thuế suất như nhau, bởi vậy nên côngtác tính toán thuế của họ sẽ trở nên rất phức tạp với nhiều mức thuế suất Giữa các khâucủa quá trình sản xuất thuế phải thu khác nhau làm cho đối tượng nộp thuế bị phân biệtđối xử Chính vì lý do như vậy mà khi doanh nghiệp xác định hướng sản xuất kinh doanhcủa mình phải hao tốn thêm một lượng chi phí để xây dựng chiến lược mặt hàng, tínhtoán thuế cho từng sản phẩm, từng giai đoạn

2.1.3.Về phương pháp tính thuế

Phương pháp tính thuế là yếu tố quyết định đến việc thuế tính có bị trùng lắp,chồng chéo hay không Hiện nay, ở nước ta đang thực hiện hai phương pháp tính thuế làphương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp

Phương pháp khấu trừ thuế:

 Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ

 Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán

ra * Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó

Phương pháp trực tiếp:

Trang 30

 Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế *Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.

 Trong đó: GTGT của hàng hóa, dịch vụ = Giá thanh toán của hàng hóa,dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào

Hiện nay, có ý kiến cho rằng áp dụng 2 phương pháp tính thuế dẫn đến hai khíacạnh, không đảm bảo công bằng giữa đối tượng nộp thuế theo 2 phương pháp khác nhau

Thực ra khi áp dụng nhiều phương pháp như quy định hiện hành thì sẽ cónhững hạn chế và bất hợp lý, gây ra sự không thống nhất về giá tính thuế, đối với phươngpháp khấu trừ thì giá là giá chưa có thuế GTGT, còn phương pháp trực tiếp là giá đã cóthuế GTGT, điều này làm cho tính liên hoàn của thuế GTGT bị đứt đoạn, không côngbằng giữa các địa bàn tỉnh Do quy định Cục thuế tỉnh xác định tỷ lệ % GTGT tính trêndoanh thu làm căn cứ tính thuế, dẫn đến mỗi tỉnh ban hành một biểu tỷ lệ thuế suất riêngkhông thống nhất trong cả nước Điều này làm mất đi ý nghĩa của thuế GTGT vì đốitượng nộp thuế trong trường hợp này không quan tâm đến tỷ lệ GTGT trên doanh thu mà

họ chỉ quan tâm đến doanh thu và số thuế phải nộp

Ngoài ra, tính thuế theo phương pháp trực tiếp không khắc phục được hiệntượng trùng thuế vốn là ưu điểm nổi bật của thuế GTGT Theo công thức của phươngpháp trực tiếp thì giá bán và giá vốn của hàng hóa đều đã là giá có thuế GTGT, trongtrường hợp nếu doanh số bán ra lớn hơn giá vốn (thường phổ biến) thì phần chênh lệch

đã bị đánh trùng thuế

Tuy nhiên, việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trịgia tăng bên cạnh phương pháp khấu trừ là để phù hợp với điều kiện kinh tế của ViệtNam: Hiện nay có trên hơn 1,5 triệu hộ kinh doanh với quy mô nhỏ, trình độ quản lý kinhdoanh và hạch toán thấp, chưa có đủ điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng

từ, số thuế GTGT nộp của đối tượng này chỉ chiếm gần 20% tổng số thu về thuế GTGT

Và đây cũng là biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ hóa đơn

Ngày đăng: 30/10/2016, 13:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1.  Số thuế GTGT hoàn cho các dự án đầu tư và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ tăng qua các năm. - Thực trạng gian lận Thuế GTGT tại Việt Nam
Bảng 2.1. Số thuế GTGT hoàn cho các dự án đầu tư và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ tăng qua các năm (Trang 2)
Bảng 2.1. Số thuế GTGT hoàn cho các dự án đầu tư và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ tăng qua các năm - Thực trạng gian lận Thuế GTGT tại Việt Nam
Bảng 2.1. Số thuế GTGT hoàn cho các dự án đầu tư và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ tăng qua các năm (Trang 23)
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2011. - Thực trạng gian lận Thuế GTGT tại Việt Nam
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2011 (Trang 24)
Bảng 2.3. Tiền thuế GTGT và phần trăm thuế GTGT trong nguồn thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2005 -2011 - Thực trạng gian lận Thuế GTGT tại Việt Nam
Bảng 2.3. Tiền thuế GTGT và phần trăm thuế GTGT trong nguồn thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2005 -2011 (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w