1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giảng viên đại học ngày nay quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa phẩm chất và năng lực

20 668 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 66,91 KB

Nội dung

Để bước lên bục giảng dạy, một người giảng viên trẻ luôn phải đặt ra cho mình rất nhiều yêu cầu như làm thế nào để học viên thích học, làm thế nào để truyền đạt phương pháp giảng dạy hiệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM

KHOA GIÁO DỤC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC NGÀY NAY QUAN NIỆM NHƯ THẾ NÀO VỀ

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC

Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Tuyết Ánh

Sinh viên thực hiện: Nhóm 5

- Trần Thiên Bảo Quân

- Nguyễn Thị Hồng Thủy

- Võ Hoàng Ánh

- Võ Văn Nhân

- Ngô An Hạ

- Võ Thị Hòa

- Phạm Thái Phương Tuyền

- Hà Văn Đoàn

- Võ Tấn Vương

- Võ Mộng Hoàng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 6 năm 2016

Trang 2

MỤC LỤC

I LỜI MỞ ĐẦU 3

II QUAN NIỆM VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA GIẢNG VIÊN HIỆN NAY 5

1 Quan niệm về phẩm chất 5

2 Quan niệm về năng lực 6

3 Mối quan hệ 9

III THỰC TRẠNG VỀ QUAN NIỆM PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC NGÀY NAY 12

1 Quan niệm về Phẩm chất cao hơn Năng lực 12

2 Quan niệm năng lực quan trọng hơn phẩm chất 13

IV GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC 15

1 Nâng cao Phẩm chất 15

2 Nâng cao Năng lực 16

V Kết luận 20

Trang 3

I LỜI MỞ ĐẦU

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Làm việc gì cũng phải

có cái tâm và yêu nghề thì chúng ta mới thành công được” Để bước lên bục giảng dạy, một người giảng viên trẻ luôn phải đặt ra cho mình rất nhiều yêu cầu như làm thế nào để học viên thích học, làm thế nào để truyền đạt phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất cho học viên, làm thế nào để học viên hứng thú với tiết học của mình… Lời dạy của Bác luôn

là phương hướng hành động, là kim chỉ nam để người giảng viên hoàn thành tốt công việc của mình: Thứ nhất, mỗi giảng viên, giáo viên thấm nhuần tư tưởng của Người: “Giáo dục phải tạo ra được những người lao động mới” là người vừa có tài vừa có những phẩm chất cách mạng, lòng yêu nước, có đạo đức trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên, không sợ hy sinh gian khổ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, giản dị, và sức khỏe để sẵn sàng đi xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh Giảng viên, giáo viên phải có ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm để hoàn thành tốt nhất công việc của mình là sự thể hiện rõ nhất việc “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”

Thứ hai, là rèn luyện tài, phải không ngừng học tập để nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ Bác dạy: “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được Không tiến bộ là thoái bộ Xã hội ngày càng đi tới, công việc ngày càng nhiều, máy móc ngày càng tinh xảo Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình” Thứ

ba, là rèn luyện đức, Bác từng nói: “Có tài mà không có đức thì vô dụng,

có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Người thầy cần có thái

độ, tác phong, ngôn ngữ ứng xử chuẩn mực khi thực hiện giảng dạy và trong lối sống của mình Người thầy cần phải có cái tâm trong sáng, thể hiện ở đạo đức và hành vi hết lòng vì học sinh, tận tâm dạy bảo học sinh, luôn tìm tòi, sáng tạo để tìm ra cách dạy hay nhất

Người thầy phải công bằng, công tâm đối với học viên, không bị

“khúc xạ” bởi những cám dỗ vật chất tầm thường, kiên quyết đấu tranh chống những cái xấu, cái sai trong xã hội, trong chính bản thân mình và trong đồng sự Thứ tư, là rèn luyện tâm, người thầy phải có tâm huyết với nghề Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong mọi nghề cao quý! Tâm yêu nghề thể hiện ngay trong bài giảng của mình, trong từng trang giáo

án mà người thầy hàng ngày bổ sung kiến thức Tâm huyết với nghề

Trang 4

còn được đánh dấu và ghi nhận bằng sự sáng tạo của người giáo viên trong sự nghiệp “trồng người” Câu khẩu hiệu “Tất cả vì học sinh thân yêu” làm kim chỉ nam hành động đối với những người làm công tác giáo dục, đào tạo Hết lòng trong từng tiết giảng, công tâm trong từng điểm chấm đối với học viên là biểu hiện rõ nét của ý thức trách nhiệm ở từng giảng viên

Những điều nêu trên đã thể hiện rõ rằng để làm một người giảng viên vừa có năng lực vừa có phẩm chất đạo đức tốt không phải là một

chuyện dễ dàng, nhất là khi xã hội ngày này có nhiều thay đổi, bao gồm

cả sự tác động tiêu cực của chính nền kinh tế thị trường đến phẩm chất cũng như là năng lực của giảng viên Trong năng lực và phẩm chất luôn tồn tại một mối quan hệ song hành, chúng tương hổ và bổ sung cho nhau Nếu có năng lực mà thiếu đi phẩm chất cũng không xứng đáng với tư cách của một người làm thầy và ngược lại Vậy quan niệm và thực trạng của giảng viên đại học ngày nay đối với mối quan hệ này như thế nào và tác động của nó đến nền giáo dục Việt Nam ra sao? Bài tiểu luận này của nhóm tác giả sẽ đi vào phân tích, đặt vấn đề cũng như là đưa ra các đề xuất, biện pháp để góp phần giải quyết những mâu thuẫn tồn đọng, góp phần xây dựng một đội ngũ giảng viên có năng lực và phẩm chất, đáp ứng yêu cầu của một nền giáo dục tiên tiến, vững

mạnh

Trang 5

II QUAN NIỆM VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA GIẢNG

VIÊN HIỆN NAY

1 Quan niệm về phẩm chất

Nói đến phẩm chất tức là nói đến cái Đức – một cách phát biểu ngắn ngọn, súc tích nhưng rất đầy đủ mà nhân văn, ta quen dùng từ bao đời nay khi cần chỉ ra quan niệm về phẩm chất của con người Việt Nam Xét trên phương diện tâm lí – xã hội học, thống nhất về nhiều ý kiến, chúng

ta cho rằng người giảng viên có Đức bao gồm những thuộc tính sau:

- Thi tha, gắn bó với lí tưởng, có hoài bảo tâm huyết với nghề dạy học và nghiên cứu

- Có đạo đức cách mạng, đạo đức nhà giáo, xứng đáng là tấm

gương sáng cho người học noi theo

- Có tác phong công nghiệp, ý thức kỉ luật, tinh thần phấn đấu và nhiệt huyết

- Biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

- Có ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng dân tộc và con người Việt Nam

- Có ý thức phục vụ, hòa đồng và chia sẻ với cộng đồng

- Có lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, lòng yêu trẻ

Không còn nghi ngờ gì, kỷ cương trong nhà trường có vai trò to lớn, nhưng điều chủ yếu vẫn là ở nhân cách của người giáo viên trực tiếp làm việc với sinh viên Nhân cách của nhà giáo dục có sức mạnh to lớn đối với sinh viên đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, những lời khuyên bảo về đạo đức, hệ thống khen thưởng và kỷ luật nào cả

Trong hoạt động dạy học và giáo dục, nhà trường dùng kỷ cương để rèn luyện kỷ luật cho sinh viên, thầy giáo dùng nhân cách của mình để tác động vào tâm hồn của sinh viên Nhân cách của người thầy giáo biểu hiện ở nhiều mặt Đó là lòng yêu mến sinh viên, là trình độ học vấn,

là sự thành thạo về nghề nghiệp, là lối sống, cách xử sự và kỹ năng giao tiếp của người thầy giáo Tất cả những yếu tố đó chỉ có ở nhân

Trang 6

cách của người thầy giáo mà không có kỷ cương nào của nhà trường hay sách vở có thể thay thế được

Nhà trường luôn luôn có những kỷ cương, kỷ luật và qui chế khen thưởng, trách phạt sinh viên Sách vở luôn có những lời hay ý đẹp trang

bị cho sinh viên, … Nhưng tất cả những thứ đó chỉ là nên tảng, là công

cụ của giáo dục trong việc giáo dục nhân cách sinh viên của người thầy giáo Kỷ cương, pháp luật chỉ tạo cho sinh viên có tính kỷ luật Sách vở trang bị cho sinh viên kiến thức nhưng nhân cách người thầy chính là nhân tố quyết định nhân cách của sinh viên Đó chính là dùng nhân cách để giáo dục nhân cách

Dạy học là nghề đào tạo con người là nghề lao động nghiêm túc và

vô cùng gian nan Thầy giáo là người ươm mầm nhân cách sinh viên Công cụ chủ yếu của giáo dục là nhân cách của người thầy, cho nên nghề giáo đòi hỏi thầy giáo về những phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn rất cao Nó bao gồm kiến thức chuyên môn vững chắc và cuộc sống chân chính, nghiêm túc và phải luôn có ý thức nâng cao kiến thức và kỹ năng sống cho bản thân mình Người làm công tác giảng dạy phải luôn luôn nâng cao kiến thức để truyền đạt cho sinh viên

2 Quan niệm về năng lực

Theo các nhà Tâm lý: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đạc trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao

Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân nới đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có

Định nghĩa khác: năng lực là tính chất tâm sinh lý của con người chi

phối quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo tối thiểu là cái mà người đó có thể dùng khi hoạt động

-> Trong điều kiện bên ngoài như nhau những người khác nhau cớ thể tiếp thu các kiến thức kỹ năng và kỹ xảo đó với nhịp độ khác nhau

có người tiếp thu nhanh, có người phải mất nhiều thời gian và sức lực mới tiếp thu được, người này có thể đạt được trình độ điêu luyện cao còn người khác chỉ đạt được trình trung bình nhất định tuy đã hết sức cố gắng

Trang 7

Năng lực có các dạng khác nhau như:

- Năng lực chung

- Năng lực chuyên môn

-> Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau như năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát hoá, năng lực lát tập, năng lực tưởng tưởng

-> Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của xã hội như năng lực tổ chức , năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toán học

Mối quan hệ giữa Năng lực chung và năng lực chuyên môn

- Quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên luôn, nếu chúng càng phát triển thì càng dễ thành đạt được năng lực chuyên môn

Ngược lại sự phát triển của năng lực chuyên môn trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối với sự phát triển của năng lực chung

- Trong thực tế mọi hoạt động có kết quả và hiệu quả cao thì mỗi người đều phải cớ năng lực chung phát triển ở trình độ cần thiết và có một vài năng lực chuyên môn tương ứng với lĩnh vực công việc của mình

Chú ý:

- Những năng lực cơ bản này không phải là bẩn sinh, mà nó phải được giáo dục phát triển và bồi dưỡng ở con người

- Năng lực của một người phối hợp trong mọi hoạt động là nhờ khả năng tự điều khiển, tự quản lý, tự điều chỉnh ở lỗi cá nhân được hình thành trong quá trình sống và giáo dục của mỗi người

Để năm được cơ bản các dấu hiệu khi nghiên cứu bản chất của năng lực ta cần phải xem xét trên một số khía cạnh sau:

- Năng lực là sự khác biệt tâm lý của cá nhân người này khác người kia, nếu một sự việc thể hiện rõ tính chất mà ai cũng như ai thì không thể nói về năng lực

Trang 8

- Năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả việc thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác nhau

cá biệt chung chung nào

- Khái niệm năng lực không liên quan đến những kiến thức kỹ năng,

kỹ xảo đã được hình thành ở một người nào đó Năng lực chỉ làm cho việc tiếp thu các kiến thức kỹ năng, kỹ xảo trở nên dễ đàng hơn

- Năng lực con người bao giờ cũng có mầm mống bẩm sinh tuỳ thuộc vào sự tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương, nhưng nó chỉ được phát triển tróng quá trình hoạt động phát triển của con người, trong xã hội có bao nhiêu hình thức hoạt động của con người thì cũng cô bấy nhiêu loại năng lực có người có năng lực về điện, có người có năng lực

về lái máy bay, có người có năng lực về thể thao

VD: Năng lực của người lãnh đạo quản lý:

+ Năng lực tổ chức

+ Sự minh mãn và tài xắp xếp công việc

+ Sự hiểu biết mọi người

+ Tính cởi mở hay là năng lực thâm nhập vào các nhóm người

+ Sự sắc sảo về trí tuệ và óc tháo vát thực tiễn

+ Các phẩm chất ý chí

+ Kỹ năng tiếp xúc với con người

=> Do đó khi xem xét kết quả công việc của một người cần phân tích

rõ những yếu tố đã làm cho cá nhân hoàn thành công việc, người ta không chỉ xem cá nhân đó làm gì, kết quả ra sao mà còn xem làm như thế nào chính năng lực thể hiện ở chỗ người ta làm tốn ít thời gian, ít sức lực của cải vật chất mà kết quả lai tốt

Phân biệt năng lực với trí thức, kỹ năng, kỹ xảo.

- Trí thức là những hiểu biết thu nhận được từ sách vở, từ học hỏi và

từ kinh nghiệm cuộc sống của mình

- Kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào thực tế để tiến hành một hoạt động nào đó

Trang 9

- Kỹ xảo là những kỹ năng được lắp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục cho phép con người không phải tập trung nhiều ý thức và việc mình đang làm

=> Năng lực là một tổ hợp phầm chất tương đối ổn đinh, tương đối

cơ bản của cá nhân, cho phép nó thực hiện có kết quả một hoạt động,

do đó người có trình độ học vấn cao đại học, trên đại học hoặc có nhiều kinh nghiệm sống do công tác lâu năm và kinh qua nhiều cương vị khác nhau nhưng văn có thể hiểu năng lực cần thiết của người lãnh đạo quản

lý như năng lực tổ chức, năng lực trí tuệ )

=> Nếu chỉ căn cữ vào bằng cấp hay quá trình công tắc mà đề bạt một cán bộ là chưa đủ, chỉ có căn cứ và hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao để đánh giá năng lực cán bộ đảng viên thì mới đúng đắn

Giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cồ quan hệ mật thiết với nhau

- Năng lực tư duy không thể phát triển cao ở người có trình độ học

vấn thấp

- Năng lực tổ chức không thế có được ở người chưa hề quản lý, điều hành một đơn vị sản xuất, kinh doanh cụ thể do vậy khi đánh giá năng lực của một cán bộ cần phải căn cứ vào hiệu quả sản xuất hoàn thành công việc là chính

- Đồng thời cũng cần biết được trình độ học vấn và quá trình công tắc của người đó nữa

3 Mối quan hệ

Câu chuyện về cô giáo vùng cao:

Là người con của đồng bào dân tộc Mông, lớn lên trong nghèo khó

và vất vả, cô giáo Hoàng Tuyết Ban hiểu rất sâu sắc về sự học để thoát nghèo Ngay từ những năm 1990 là học sinh ở trường dân tộc nội trú của tỉnh, nghỉ hè, nghỉ Tết phải đi bộ mấy chục cây số để về thăm nhà

và sau đó lại quay xuống trường đã thôi thúc học sinh Hoàng Tuyết Ban luôn khát khao được học và ước mơ trở thành cô giáo đem cái chữ 'gieo' nơi huyện nghèo Tủa Chùa Ðể thực hiện mơ ước đó, Hoàng Tuyết Ban đã cố gắng học tập và trở thành một trong mười thí sinh thi

đỗ đầu năm 1994 của Trường đại học Sư phạm Thái Nguyên Năm

1998 khi ra trường, mặc dù có những điều kiện ở lại thành phố công tác nhưng cô giáo trẻ Hoàng Tuyết Ban vẫn quyết tâm trở về quê hương

Trang 10

công tác Những năm đầu về công tác, Trường THPT Tủa Chùa mới thành lập, điều kiện cơ sở vật chất khó khăn thiếu thốn nhưng với niềm đam mê nghề nghiệp, với bầu nhiệt huyết tuổi trẻ và hơn hết là sự trải nghiệm quý giá về con đường học tập đã giúp cô giáo Ban nỗ lực hết mình học hỏi, tìm tòi và mạnh dạn áp dụng đổi mới ứng dụng phương pháp, nội dung trong các bài giảng hợp lý, vừa bảo đảm kiến thức chương trình vừa phù hợp với cách học, tiếp cận kiến thức của học sinh vùng khó

Năm 2008, khi được bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường THPT Tủa Chùa, vấn đề quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục như nặng thêm nhưng cũng là động lực để cô giáo Hoàng Tuyết Ban gắn bó hơn với trường lớp và tập trung tìm hiểu nguyên nhân hạn chế của nhà trường và đưa

ra giải pháp khắc phục Qua nhiều trăn trở suy nghĩ, Hiệu trưởng Hoàng Tuyết Ban nhận thấy điểm yếu của đội ngũ giáo viên là sự thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng bù lại có được thế mạnh là sức trẻ, lòng nhiệt tình và sự đam mê nghề nghiệp Xác định được những điểm yếu

và điểm mạnh của đội ngũ giáo viên, một mặt, Ban giám hiệu nhà trường tìm tòi những giáo viên giỏi, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục ở vùng cao, mặt khác tranh thủ phong trào kết nghĩa giữa các trường vùng thuận lợi và vùng khó khăn do Sở GD và ÐT phát động để cử giáo viên

đi học hỏi và bồi dưỡng chuyên môn theo từng chuyên đề Bên cạnh đó, nhà trường tập trung chấn chỉnh việc thực hiện kỷ cương nền nếp trong toàn bộ học sinh, giáo viên, cán bộ, công nhân viên Các thầy giáo, cô giáo nỗ lực truyền nhiệt huyết, thắp được ngọn lửa mơ ước trong trái tim học sinh

Những nỗ lực phấn đấu của Hiệu trưởng và tập thể giáo viên Trường THPT Tủa Chùa đã từng bước khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học Từ chỗ kết quả đỗ tốt nghiệp chỉ đạt 13,1%, tỷ lệ học sinh chuyển lớp đạt 67%, không có học sinh thi đỗ vào trường chuyên nghiệp thì đến năm học 2008-2009 học sinh trường THPT Tủa Chùa đạt

tỷ lệ tốt nghiệp 59%, học sinh chuyển lớp đạt tỷ lệ 87%, tỷ lệ học sinh đỗ các trường đại học, cao đẳng đạt 56% (trong đó có năm em đỗ thẳng vào các trường đại học) Ðến năm học 2009 - 2010, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 63%, tỷ lệ học sinh chuyển lớp thẳng đạt 84%, có 12 em đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, có hai học sinh được tham gia vào Ðội tuyển học sinh giỏi quốc gia Ðội ngũ giáo viên cũng có nhiều chuyển

Ngày đăng: 29/10/2016, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w