1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh đồng nai hiện nay (tt)

25 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 328,5 KB

Nội dung

Lý do lựa chọn đề tài luận án Quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lýtrường Trung học phổ thông là một yêu cầu thường xuyên và tất yếucủa mọi nhà trường trong bối cản

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lýtrường Trung học phổ thông là một yêu cầu thường xuyên và tất yếucủa mọi nhà trường trong bối cảnh hiện nay.Phẩm chất, năng lực củacán bộ quản lý nhà trường là những phạm trù trung tâm của khoa họcgiáo dục luôn vận động, phát triển cùng với sự phát triển của lý luậngiáo dục

Quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lýtrường Trung học phổ thông xuất phát từ vai trò của cán bộ quản lýtrong nhà trường Ở một nhà trường nói chung, trường THPT nóiriêng, cán bộ quản lý (hiệutrưởng, hiệu phó) đóng vai trò rất quantrọng, quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường

Quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lýtrường Trung học phổ thông là yêu cầu của thực tiễn phát triển giáodục ở các nhà trường THPT tỉnh Đồng Nai hiện nay

Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý pháttriển phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý trường THPT trên địabàn Đồng Nai Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài

“Quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trườngTrung học phổ thông tỉnh Đồng Nai hiện nay”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển phẩmchất và năng lực của cán bộ quản lý trường THPT, đề xuất các giảipháp quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lýtrường THPT tỉnh Đồng Nai, nhằm mục tiêu đạt chuẩn Hiệu trưởngtrường THPT, quản lý nhà trường hiệu quả và đáp ứng yêu cầu đổimới căn bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về phát triển phẩm chất vànăng lực, quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản

lý trường THPT Khảo sát, đánh giá thực trạng về phát triển phẩmchất và năng lực, quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộquản lý trường THPT tỉnh Đồng Nai hiện nay Đề xuất một số giảipháp quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lýtrường THPT tỉnh Đồng Nai hiện nay Tiến hành khảo nghiệm (cácgiải pháp quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quảntrường THPT tỉnh Đồng Nai) và thử nghiệm (1 nội dung của 1 giảipháp quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quảntrường THPT tỉnh Đồng Nai)

Trang 2

3 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thiết khoa học

* Khách thể nghiên cứu

Quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

* Đối tượng nghiên cứu

Quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lýtrường THPT tỉnh Đồng Nai hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn về nội dung: chỉ nghiên cứu về vấn đề phát triểnphẩm chất và năng lực, quản lý phát triển phẩm chất và năng lực củaHiệu trưởng, phó Hiệu trưởng trường THPT dưới góc độ của khoahọc quản lý giáo dục Giới hạn về không gian: các trường THPT tỉnhĐồng Nai Giới hạn về thời gian: khảo sát thực trạng từ 2014-2016

* Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được cơ sở lý luận và cở sở thực tiễn về pháttriển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường THPT,cậpnhật những thành tựu của khoa học giáo dục, cập nhật lý thuyết pháttriển nguồn nhân lực và lý thuyết quản lý nhân sự, đề xuất được cácgiải pháp quản lý phát triển phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lýtrường THPTtheo tư duy mới về phát triển phẩm chất, năng lực thì sẽxây dựng được cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Đồng Nai có đủphẩm chất và năng lực theo chuẩn Hiệu trưởng THPT, góp phần thựchiện mục tiêu quản lý trường hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới cănbản, toàn diện GD&ĐT hiện nay

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận của vấn đề nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duyvật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin; quán triệt sâu sắc tư tưởng

Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương đổi mới giáo dục, quản lý giáodục, đào tạo của Đảng và Nhà nước., quan điểm tiếp cận năng lực và tiếpcận giá trị Đồng thời vận dụng các quan điểm hệ thống - cấu trúc; quanđiểm thực tiễn; quan điểm lịch sử - logic để tiếp cận vấn đề nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận án đã sử dụng phối

hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: Nhóm phương pháp

nghiên cứu lý thuyết: tổng hợp, phân tích, so sánh, khái quát hóa, cụthể hóa; nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều trabằng phiếu hỏi, xin ý kiến chuyên gia và thống kê toán học

5 Đóng góp mới của luận án

Luận án góp phần xây dựng lý luận về phát triển phẩm chất,năng lực và quản lý phát triển phẩm chất năng lực cho một đối tượng

cụ thể là cán bộ quản lý trường THPT Qua khảo sát, phân tích thựctrạng rút ra những nhận định đánh giá khái quát, cung cấp những luận

Trang 3

6 Ý nghĩa của luận án

Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án đóng gópvào sự phát triển chung trong nghiên cứu khoa học QLGD; bổ sung,phát triển lý luận về quản lý phát triển phẩm chất, năng lực của cán

bộ quản lý trường THPT nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng

Về mặt thực tiễn: Các kết quả khảo sát, điều tra trong luận án

đã cung cấp những số liệu trung thực về phát triển phẩm chất, nănglực và quản lý phát triển phẩm chất năng lực của cán bộ quản lý cáctrường THPT tỉnh Đồng Nai, giúp cơ quan QLGD các cấp có cơ sởđưa ra những chủ trương, chính sách và những quyết định phù hợpvới thực tiễn

Những biện pháp được đề xuất trong luận án là những gợi ý,giúp các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý tham khảo, áp dụng trong thựctiễn quản lý giáo dục Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận án cóthể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, cho hiệu trưởng,phó hiệu trưởng các trường THPT trong lãnh đạo, chỉ đạo

7 Kết cấu của luận án

Kết cấu luận án gồm: mở đầu, 5 chương, kết luận, khuyếnnghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA CÁN

BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Những nghiên cứu về phẩm chất và năng lực của ngườiquản lý nói chung

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Ở phương Đông, từ xa xưa con người đã biết sử dụng hoạtđộng quản lý vào việc tổ chức các cộng đồng của mình Những kháiniệm quản lý cơ bản đã có từ 5000 năm trước Công nguyên

Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915) với công trình tiêu

biểu là cuốn “The Principles of Scientific Management" (Những

nguyên tắc quản lý khoa học) Hersey P, Blackhad K là tác phẩm

“Quản lý hành vi tổ chức bằng cách sử dụng nguồn nhân lực ”[67]

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Trong cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” tác giảTrần Đình Tuấn đã khai thác khá sâu sắc các tư tưởng về phát triểnphẩm chất và năng lực Với quan niệm con người là một thực thểthống nhất bao gồm nhiều yếu tố, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiều yếu

Trang 4

tố, các mặt: đạo đức, thể lực, trí lực, trình độ thẩm mỹ, Hồ Chí Minhcho rằng, muốn phát triển con người toàn diện thì phải phát triển các

bộ phận cấu thành nên chỉnh thể đó

Theo Vũ Dũng “Nhân cách người lãnh đạo, quản lý là một kiểunhân cách xã hội đặc thù, là tổ hợp những đặc điểm, phẩm chất ổn địnhtạo nên hai mặt Đức-Tài nhằm đảm bảo cho người lãnh đạo đạt được hiệuquả trong hoạt động khi thực hiện vai trò hoạt động của mình” [13]

1.2 Những nghiên cứu về phát triển phẩm chất và năng lực cán bộ quản lý trường học

1.2.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Tác giả Jean Valérien, trong tác phẩm “Quản lý hành chính

và sư phạm trong các nhà trường tiểu học” (La Gestion

administrative et Pédgogique des écoles) [84] do UNESCO xuất bảnnăm 1991, đã phân tích về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của ngườiHiệu trưởng trường tiểu học; qua đó tác giả đã có những gợi ý cácyêu cầu về phát triển phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng

tiểu học.Trong báo cáo của UNESCO về giáo dục trong thế kỷ XXI

đã khái quát thành bốn trụ cột của giáo dục (The four pillars ofeducation) [83]

1.2.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Những cuốn sách “Khoa học quản lý nhà trường phổ

thông”của tác giả Trần Kiểm [39] và cuốn “Đại cương về lý luận

quản lý” [11] của tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Các cuốn “Lý luận quản lý giáo dục và quản lý nhà trường” [58] của tác

giả Nguyễn Gia Quý do NXB Đại học Huế ấn hành năm 2000 và

“Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo” [14] của tác giả

Nguyễn Bá Dương, cuốn “Cán bộ quản lý giáo dục trước yêu cầu

của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Việt Nam” [34], cuốn Kỷ yếu hội

thảo khoa học quốc gia “phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” [7] của Câu lạc bộ

Giám đốc các Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phía Nam xuất bản năm

2014 và cuốn “Quản lý các cơ sở giáo dục trong bối cảnh đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ” [15 Đặc biệt là các cuốn

sách của Phạm Minh Hạc như “Phương pháp luận khoa học giáodục” [29] và “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI”[28 Những công trình khoa học và công nghệ như: Chương trình

khoa học và công nghệ cấp Nhà nước “Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ

nhân lực trong điều kiện mới”, mã số KX07-14 (1996), Trong cuốn

sách “Tâm lý học và Giáo dục học với phát triển phẩm chất, năng

lực người học” [15] các tác giả đã luận giải về vấn đề phát triển theo

các cách tiếp cận khác nhau Phát triển người theo quan điểm triết

học Trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” [61], tác

giả Trần Đình Tuấn đã luận giải vấn đề phát triển theo tiếp cận của

Trang 5

5khoa học giáo dục Tác giả cho rằng, các nhà nghiên cứu khoa họcgiáo dục đang có xu hướng phân chia quá trình phát triển giáo dụcthành các giai đoạn theo các hướng tiếp cận khác nhau Đó là tiếp cậnnội dung, tiếp cận mục tiêu và tiếp cận phát triển Tác giả Phạm Minh

Hạc, trong tác phẩm “Giáo dục Việt Nam trong thế kỷ XXI” [28] và trong tác phẩm “Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hóa” [29] Tác giả đã luận giải các vấn đề lý

thuyết phát triển nguồn nhân lực, cấu trúc mô hình phẩm chất, nănglực Tác giả cho rằng, trong thời đại ngày nay, con người được coi làmột “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển xả hội vàkinh tế Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lựctrở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển cácnguồn lực thể hiện nội dung sau:

1.3 Những nghiên cứu về quản lý phát triển phẩm chất và năng lực cán bộ quản lý trường học

1.3.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Trong những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI,dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu tập trung vàovấn đề như:

Xây dựng và phát triển các chuẩn đào tạo Hiệu trưởng để cóthể đào tạo những Hiệu trưởng (với tư cách là nhà quản lý, nhà lãnhđạo trường học) đáp ứng được vai trò lãnh đạo và quản lý nhà trường,đảm bảo cho nhà trường thành công; xây dựng và phát triển cácchuẩn mà Hiệu trưởng phải đạt được để thực hiện tốt nhiệm vụ quản

lý nhà trường trong điều kiện hiện nay

Chuẩn về các kỹ năng, phong cách lãnh đạo hoặc nhữngnăng lực cần có để đảm bảo thực hiện chức trách, nhiệm vụ củangười đứng đầu

Phương pháp và cách thức tuyển chọn, bổ nhiệm Hiệu trưởng

có chất lượng cho các nhà trường bằng việc nghiên cứu, công bố và

áp dụng chuẩn lãnh đạo cơ sở giáo dục cho từng vùng

Nghiên cứu vấn đề chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũCBQL giáo dục (cụ thể là Hiệu trưởng trường học) phải được pháttriển và cập nhật như thế nào để đáp ứng với sự phát triển của khoahọc và công nghệ trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa trên cơ

sở so sánh các chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng của nhiều quốc gia[84] Cụ thể, Đại học Nam Florida đã quy định Chuẩn chương trìnhđào tạo cho Hiệu trưởng và cho nhà quản lý trường học là chương trìnhtích hợp gồm mười một vùng kiến thức và kỹ năng theo bốn lĩnh vựclớn: lãnh đạo chiến lược; lãnh đạo tổ chức; lãnh đạo giáo dục; lãnh đạochính trị và cộng đồng Chương trình đào tạo nhà lãnh đạo trường học

theo các nhóm năng lực: năng lực sư phạm, giáo dục và thiết lập; năng

lực kiểm soát; năng lực lãnh đạo; năng lực tổ chức; năng lực tư vấn

Trang 6

6Chương trình đào tạo nhà lãnh đạo, quản lý trường học theo các năng

lực: năng lực lãnh đạo, năng lực xã hội, năng lực cá nhân, năng lực

giáo dục, năng lực phát triển trường học, năng lực tổ chức quản lý; và

chuẩn chương trình đào tạo CBQL trường học cung cấp cho nhữngngười chuẩn bị làm lãnh đạo trường học về các năng lực lãnh đạo vàquản lý Một xu thế đã và đang diễn ra trong quá trình cải tạo phương

pháp và cách thức tổ chức giáo dục tại các quốc gia là thực hiện quản

lý dựa trên chuẩn Tại Singapore, SEM - với Mô hình quản lý trường học ưu việt, Trong mô hình này, lãnh đạo nhà trường được xếp vào tiêu

chí số một

1.3.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Các nghiên cứu về xây dựng chuẩn Hiệu trưởng trường phổthông và bồi dưỡng năng lực cho Hiệu trưởng đạt chuẩn Năm 2009,

để tạo cơ sở cho hoạt động phát triển đội ngũ Hiệu trưởng các trườngphổ thông, Bộ GD&ĐT đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng và ban hànhChuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổthông và trường phổ thông có nhiều cấp học [5] Một số bài báokhoa học có bàn luận về xây dựng chuẩn Hiệu trưởng trường phổ

thông như: “Xây dựng chuẩn Hiệu trưởng và vấn đề đổi mới chương

trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông đáp ứng

yêu cầu chuẩn hoá” [35] của tác giả Đặng Thị Thanh Huyền.

Những nghiên cứu về quản lý phát triển phẩm chất và năng

lực của đội ngũ Hiệu trưởng trường phổ thông dưới góc độ chuyênngành quản lý giáo dục Theo tác giả Hồ Hải Thọ, trước hết cần thayđổi nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ người Hiệu trưởng trườngTHPT hiện nay Từ đó đề ra các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, nănglực chuyên môn, quản lý, trình độ đào tạo, các kỹ năng cần thiết mà

Hiệu Một số công trình nghiên cứu điển hình như: Luận án tiến sĩ

của tác giả Khăm Keo Vông Phila với đề tài “Nghiên cứu phẩm chất,

nhân cách người Hiệu trưởng trường tiểu học” [44] đã nghiên cứu 3

nhóm phẩm chất của Hiệu trưởng trường tiểu học (phẩm chất đạođức, phẩm chất tư tưởng, phẩm chất công việc); đồng thời chỉ ra cáchthức để hình thành và phát triển các phẩm chất đó; Luận án tiến sĩ

của tác giả Nguyễn Liên Châu, với đề tài “Một số đặc điểm giao tiếp

của Hiệu trưởng trường tiểu học” đã phân tích đặc điểm giao tiếp của

Hiệu trưởng trên các mặt: nhu cầu, mục đích và nhận thức trong giaotiếp; đồng thời chỉ ra phương thức phát huy thế mạnh của người Hiệu

trưởng trong giao tiếp; “phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường

trung học phổ thông các tỉnh Đông Nam bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục” của tác giả Phạm Ngọc Hải và luận án tiến sĩ “Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường trung học phổ thông các tỉnh vùng Bắc Tây Nguyên trong bối cảnh đổi mới giáo dục” của tác giả Cao Thị

Thanh Xuân đã phân tích tìm ra các phương thức phát triển phẩm chất và

Trang 7

7năng lực của cán bộ quản lý trường THPT ở các tỉnh Tây Nguyên.

1.4 Khái quát kết quả của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu

1.4.1 Khái quát kết quả của các công trình đã công bố

Thứ nhất, đối với các công trình nghiên cứu của các tác giảtrên thế giới, cho thấy sự quan trọng của vấn đề phát triển phẩm chất

và năng lực người quản lý đã được thể hiện ít nhiều trong các côngtrình nghiên cứu, đặc biệt chú trọng phát triển các phẩm chất và nănglực của nhà quản lý nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả công việc của

tổ chức Tuy nhiên có thể thấy công trình này còn rất ít và chưa đivào nghiên cứu cụ thể về vấn đề phát triển phẩm chất và năng lực củaCBQL trường THPT

Thứ hai, đối với các công trình nghiên cứu của các tác giảtrong nước, đặc biệt là vấn đề về các luận điểm, giải pháp để nângcao chất lượng hiệu quả công tác của CBQL Tuy nhiên vấn đề pháttriển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường THPT thìchưa có nội dung đi sâu vào thực tiễn và lý luận

Thứ ba, có thể thấy trong tất cả các công trình nghiên cứutrên chỉ tập trung khái quát về lý luận, các giải pháp chung nhằmnâng cao, phát triển đội ngũ CBQL, trong đó chỉ ra các yêu cầu quản

lý phát triển đội ngũ CBQL nói chung

Tuy nhiên, với đề tài luận án quản lý phát triển phẩm chất vànăng lực của cán bộ quản lý trường THPT thì chưa có công trình nàonghiên cứu Trước yêu cầu phải nâng cao chất lượng CBQL, cần cócông trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển năng lực và phẩmchất cán bộ quản lý trường THPT là sự cần thiết, là nhu cầu kháchquan góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo

1.4.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu

Một là, nghiên cứu lý luận về quản lý phát triển phẩm chất và

năng lực của cán bộ quản lý trường trung học phổ thông theo xuhướng tiếp cận phát triển, phát triển nguồn nhân lực và tiếp cận quản

lý nhân sự

Hai là, nghiên cứu về cơ sở thực tiển về phát triển phẩm chất

và năng lực làm cơ sở cho các giải pháp để phát triển phẩm chất vànăng lực của cán bộ quản lý trường trung học phổ thông

Ba là, nghiên cứu giải pháp quản lý phát triển phẩm chất và năng

lực của cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu tổng quan các công trình có thể rút ra nhữngvấn đề có tính khoa học như sau:

Một là, trong lĩnh vực quản lý mà đối tượng là CBQL thì

người ta xem xét hoạt động trên ba góc độ: Người CBQL với tư cách

là chủ thể quản lý, người CBQL với tư cách là đối tượng quản lý, và

Trang 8

8mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý Trong việcphát triển phẩm chất và năng lực của người cán bộ quản lý phải đượcxem xét trong mối quan hệ thuộc quản lý nhân sự

Hai là, quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT là lĩnh

vực quản lý con người một cách có khoa học, phải thiết lập hài hòa,tối ưu giữa những lợi ích, nguyện vọng và sự phát triển của CBQL vàcủa tập thể trong mối quan hệ hài hòa những yêu cầu phát triển củatrường THPT

Ba là, quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT theo lý

thuyết quản lý nhân sự, trước tiên phải xác định được vị trí, vai trò,chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ quản lý, ngoài ra phảiđào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn, giúp đỡ CBQL thực hiện chức trách,nhiệm vụ được giao, trong đó định hướng nhận thức, tư duy, giáodục, đào tạo, các điều kiện để tác nghiệp nghề quản lý, đặc biệt vềquản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trườngTHPT có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện đổi mới giáo dụchiện nay

2.1.1 Phẩm chất và năng lực của cán bộ quản

lý trường Trung học phổ thông

2.1.1.1 Khái niệm cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

Cán bộ quản lý trường trung học phổ thông là những giáoviên được đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất, năng lực quản lý giáodục và đang giữ chức vụ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trườngtrung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

2.1.1.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

Cán bộ quản lý vừa là người đại diện, người lãnh đạo,quản lý, vừa là hạt nhân, tác nhân, nhà thiết kế để thực hiện tốtnhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, góp phần quantrọng thực hiện mục tiêu GD&ĐT

Chức năng xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động củatrường THPT; chức năng tổ chức thực hiện các kế hoạch; chứcnăng chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch; chức năng kiểm tra-đánh giáviệc thực hiện kế hoạch

Trang 9

9Theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28.3.2011của Bộ GD&ĐT về Ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở,trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấphọc, theo đó tại Điều 19 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệutrưởng, Phó hiệu trưởng

2.1.1.3 Phẩm chất của người cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

Phẩm chất của người cán bộ quản lý trường Trung học phổthông là tổng hòa những giá trị của người cán bộ quản lý giáo dục,được hình thành, phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện và hoạtđộng thực tiễn quản lý, giúp cho người cán bộ quản lý có thể thựchiện vai trò, chức trách và nhiệm vụ quản lý một cách tốt nhất

2.1.1.4.Năng lực của cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

Năng lực của người cán bộ quản lý trường trung học phổ

thông là những khả năng của người cán bộ quản lý, được hình

thành, phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện và hoạt độngthực tiễn quản lý, giúp cho người họ có thể thực hiện vai trò, chứctrách và nhiệm vụ quản lý của mình một cách tốt nhất”

2.1.1.5 Tiêu chí về phẩm chất và năng lực của người cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

Theo Công văn số 430 /BGDĐT-NGCBQLCSGD ngày 26tháng 01 năm 2010 của Bộ GD&ĐT quy định chuẩn Hiệu trưởng,gồm 23 tiêu chí

2.1.2 Phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lýtrường Trung học phổ thông

2.1.2.1.Khái niệm

Phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý nhàtrường trung học phổ thông là quá trình biến đổi gia tăng các giátrị và khả năng quản lý của họ dưới sự tổ chức, điều khiển của các

cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán

bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của trường trung học phổthông trong tình hình hiện nay

2.1.2.2 Nội dung phát triểnphẩm chất và năng lực của cán

bộ quản lý trường Trung học phổ thông

- Phát triển các phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp

- Phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

- Phát triển năng lực quản lý nhà trường

2.1.2.3 Con đường phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

Một là, tự giáo dục về phẩm chất và năng lực

Hai là, hoạt động quản lý

Ba là, Giao lưu, học hỏi CBQL trường khác:

Trang 10

10Bốn là, chỉ đạo của Sở GD&ĐT:

Năm là, tập thể sư phạm nhà trường:

Sáu là, phụ huynh và học sinh

2.1.2.4 Các mô hình phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

2.2.Những vấn đề lý luận về quản lý phát triển phẩm chất và năng lực củacán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

2.2.1 Khái niệm quản lý phát triển phẩm chấtvà năng lực của cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

2.2.2 Nội dung quản lý phát triển phẩm chất và năng lựccủa cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

2.2.2.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản

lý phát triển cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực

2.2.2.2.Xây dựng mô hình mục tiêu, nội dung, tiêu chí quản

lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

2.2.2.4 Quản lý phương thức phát triển phẩm chất

và năng lực

2.2.2.5.Quản lý môi trường và điều kiện phát triển phẩm chất và năng lực

2.3 Những yếu tố tác động đến quản lý phát triển phẩm chất

và năng lực của cán bộ quản lý trường trung học phổ thông

2.3.1 Những yếu tố khách quan

2.3.1.1.Tác động từ xu thế hội nhập quốc tế hiện nay

2.3.1.2 Tác động từ thực tiễn phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước và địa phương Đồng Nai

2.3.1.3 Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

2.3.1.4 Tác động từ xu thế đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong nước

2.3.1.5 Tác động từ định hướng quản lý phát triển phẩm chất

và năng lực của cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

2.3.2 Những yếu tố chủ quan

2.3.2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về quản

lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

2.3.2.2.Môi trường sư phạm lành mạnh và các điều kiện để quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông

2.3.2.3.Tác động từ thực trạng phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông hiện nay

Trang 11

đề Tuy nhiên, Phát triển phẩm chất và năng lực vẫn có những nộidung cơ bản cần nghiên cứu tiếp tục trên cơ sở thực tiễn của nó.

2 Phát triển phẩm chất và năng lực trường THPT được cấuthành bởi nhiều thành tố: mục tiêu, nội dung ; phương pháp hoạtđộng ; khả năng ứng dụng thành tựu hiện đại của tổ chức và quản lýnhà trường Các thành tố này vừa có những điểm chung của Pháttriển phẩm chất và năng lực trong trường THPT, vừa có những điểmriêng do đặc trưng của loại hình nhà trường Đánh giá việc phát triểnphẩm chất và năng lực ở trường THPT cần dựa trên các thành tố này

3 Quản lý Phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản

lý trường THPT là một cấp độ của quản lý chất lượng, đồng thời làmột hệ thống chặt chẽ, là thành phần cần được chủ yếu góp phần tạo

ra chất lượng và văn hóa của mỗi trường THPT

4 Quản lý Phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản

lý trường THPT có nhiều mô hình và phương pháp, gắn bó mật thiếthiệu quả của nhà trường Vì thế, đề xuất các giải pháp quản lý Pháttriển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường THPT khôngthể không quan tâm đến việc vận dụng các nội dung, phương pháptiếp cận hiện đại để xây dựng mục tiêu hiệu quả nhà trường THPT

Chương 3

CƠ SỞ THỰC TIỂN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH ĐỒNG NAI

3.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Đồng Nai

3.1.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai

* Điều kiện tự nhiên

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ có 11 đơn vị hành chính

Trang 12

* Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học

phổ thông : Các trường THPT tỉnh Đồng Nai chất lượng giáo dục

đạt khá tốt

3.2 Khái quát chung về khảo sát thực trạng

* Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá toàn diện thực trạng quản lý phát triển phẩm chất

và năng lực cán bộ quản lý trường THPT hiện nay; dựa trên cơ sở đó đánhgiá và tìm ra nguyên nhân cơ bản, từ đó tìm ra các giải pháp để khắc phụchạn chế đó

* Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộquản lý trường THPT tỉnh Đồng Nai hiện nay (mục 3.3)

- Khảo sát thực trạng quản lý phát triển phẩm chất và năng lựccán bộ quản lý trường THPT tỉnh Đồng Nai hiện nay (mục 3.4)

* Đối tượng, địa điểm, thời gian khảo sát

Đối tượng và địa điểm khảo sát: Gồm 3 đối tượng là lãnh đạo

Sở GDĐT, cán bộ quản lý trường THPT, giáo viên cốt cán

Thời gian khảo sát: Tiến hành khảo sát trong năm học

2014-2015 và 2014-2015 – 2016

* Phương pháp khảo sát thực trạng

- Nghiên cứu bằng văn bản, điều tra bằng phiếu hỏi, tổ chứctrao đổi, toạ đàm

3.3.Thực trạng phát triển phẩm chất và năng lực của cán

bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai

3.3.1 Kết quả khảo sát thực trạng phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai

3.3.2 Thực trạng xếp loại và đánh giá cán bộ quản lý trường trung học phổ thông

Cán bộ quản lý hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua 2 năm học2014-2015, 2015-2016 có giảm, số CBQL được đánh giá hoàn thànhtốt nhiệm vụ chiếm đa số

3.3.3.Thực trạng về phát triển phẩm chất chính trị và đạo đức của cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai

Đội ngũ CBQL còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa trong việcrèn luyện phẩm chất để đáp ứng yêu cầu hiệu quả giáo dục mà Đảng

và ngành giáo dục giao trách nhiệm quản lý nhà trường

3.3.4 Thực trạng phát triển năng lực cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai

Đạt mức khá Từ đó yêu cầu về năng lực của đội ngũ CBQL làcần phải có giải pháp để nâng cao phẩm chất và năng lực cho từngCBQL để đạt hiệu quả cao

3.3.5 Đánh giá chung về phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông tỉnh Đồng Nai

Ngày đăng: 12/02/2018, 11:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w