Cơ sở phân loại hàng hoá Yêu cầu phân loại hàng hoá • Đảm bảo tính khoa học: hệ thống phân loại phải đảm bảo bao quát được toàn bộ thế giới hàng hóa, không bỏ sót, trùng lắp, chồng chéo
Trang 1TỔNG LUẬN THƯƠNG
PHẨM HỌC
Bộ môn QTTN TM Quốc tế
Trang 2TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 TLTK bắt buộc:
[1] Bài giảng Tổng luận thương phẩm học, Bộ
môn QTTNTMQT
[2] PGS.TS Doãn Kế Bôn, PGS TS Nguyễn Thị
Thương Huyền, 2009, Khoa học hàng hóa,
Trang 32 TLTK khuyến khích (Websites):
Trang 5Sản phẩm
• Là kết quả của sản xuất, tổng hợp các thuộc tính về cơ học, lý học, hóa học và các thuộc tính có ích khác làm cho sản phẩm có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người
• Là kết quả của các hoạt động, các quá trình (tập hợp các nguồn lực và hoạt động có liên quan với nhau để biến đầu vào thành đầu ra) Nguồn lực ở đây bao gồm: nhân lực, trang thiết bị, vật liệu, thông tin và phương pháp (Theo TCVN ISO 8420 )
• Là kết quả của các hoạt động các quá trình bao gồm dịch vụ, phần mềm, phần cứng và vật liệu để chế biến hoặc đã được chế biến (NĐ 179/2004/NĐ-CP)
Trang 6HÀNG HÓA
Trang 7• Hàng hóa là sản phẩm lao động của xã
hội, được sản xuất ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người và phải được trao đổi thông qua mua bán trên thị
trường (Theo NĐ 179/2004/NĐ-CP)
• Hàng hoá là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị (Luật chất lượng sản phẩm
2007)
Trang 8TẠI SAO PHẢI NGHIÊN CỨU TLTPH?
• Đối với người tiêu dùng?
• Đối với các nhà kinh doanh?
• Đối với nhà quản lý?
Trang 9ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Thuộc tính tự nhiên vốn có của hàng hóa
- Những tính chất, thuộc tính
do con người tạo ra
Trang 10• Tổng luận thương phẩm học là khoa học nghiên cứu giá trị sử dụng và mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng
hóa.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trang 11Nội dung nghiên cứu
A Phân loại hàng hóa
B Mặt hàng, cơ cấu mặt hàng
C Chất lượng hàng hóa
Hàng rào kỹ thuật trong TM và tiêu
chuẩn hóa hàng hóa
D
Trang 12Chương I - PHÂN LOẠI
HÀNG HOÁ VÀ MẶT HÀNG
1.1 Phân loại hàng hoá
1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân loại hàng hóa
Trang 13Phân loại hàng hóa
• Phân loại hàng hóa là việc phân chia một tập hợp
hàng hóa nào đó thành các tập hợp hàng hóa nhỏ hơn dựa trên các tiêu thức hoặc các căn cứ phân loại nhất định.
• Phân loại hàng hóa XNK là việc phân chia hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thành các tập hợp nhỏ hơn
theo nhóm, phân nhóm, mặt hàng … căn cứ vào tên gọi, tính chất, thành phần cấu tạo, công dụng, thông
số kỹ thuật, qui cách đóng gói các thuộc tính khác
của hàng hóa, và mã hóa để phục vụ cho hoạt động quản lý xuất nhập khẩu và kinh doanh của các doanh nghiệp
Trang 14Phân loại nhiều bậc (phân loại hệ thống): là
việc phân chia tập hợp hàng hóa ban đầu thành những tập hợp hàng hóa nhỏ hơn theo một trình tự
kế tiếp lôgic từ cao xuống thấp theo những dấu hiệu đặc trưng riêng và tạo thành một hệ thống phân loại gồm nhiều bậc theo kiểu cành cây
hàng hóa nhỏ hơn theo
một dấu hiệu đặc trưng
Trang 15Ý nghĩa của việc phân loại hàng hóa
DV sau bán, bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm
Hoạt động lưu kho, lưu bãi Phương tiện vận chuyển, bảo quản HH phù hợp
Cung ứng NVL phù hợp
Doanh
nghiệp
Trang 16Hoạt động thương mại quốc tế thống nhất và dễ dàng hơn
Chính sách tạo điều kiện cho các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển.
Quản lý thu thuế XNK của ngành thuế và hải quan Điều hành hoạt động xuất nhập khẩu ở tầm vi mô và vĩ mô
Hoạch định các chính sách phục vụ công tác quản lý nền kinh tế
Nhà
nước
Ý nghĩa của việc phân loại hàng hóa
Trang 171.1.2 Cơ sở phân loại
hàng hoá
Yêu cầu phân loại hàng hoá
• Đảm bảo tính khoa học: hệ thống phân
loại phải đảm bảo bao quát được toàn bộ thế giới hàng hóa, không bỏ sót, trùng lắp, chồng chéo trong quá trình phân loại,
đồng thời đảm bảo áp dụng các công cụ
kỹ thuật hiện đại như máy tính trong tập
hợp, tính toán và xử lý thông tin
Trang 18Yêu cầu phân loại hàng hoá
• Phù hợp với thực tiễn điều kiện kinh tế -
xã hội, phù hợp với trình độ phát triển kinh
tế, trình độ quản lý
• Việc phân loại phải dễ dàng và thuận tiện
áp dụng trong thực tế
Trang 19Nguyên tắc phân loại
• Khi tiến hành phân loại, phải tuân theo
một trình tự kế tiếp lôgic từ cao xuống
thấp, từ sử dụng các dấu hiệu phân loại chung nhất đến các dấu hiệu phân loại ít chung hơn
• Khi tiến hành phân loại ở mỗi một bậc chỉ được dùng một tiêu thức phân loại duy
nhất, nếu dùng nhiều dấu hiệu phân loại
hệ thống phân loại sẽ bị trùng lặp và rối loạn.
Trang 20Tiêu thức phân loại
• Nguyên vật liệu
• Công nghệ sản xuất và trang trí sản phẩm
• Đối tượng sử dụng hàng hoá
• Các thông số và kích thước cơ bản
Trang 21Bậc phân loại hàng hoá
• Bậc phân loại là điểm dừng trong hệ thống phân loại khi chuyển từ dấu hiệu này sang dấu hiệu phân loại khác kế tiếp
• Số bậc nhiều hay ít phụ thuộc vào 2 yếu tố
Trang 22• Bậc phân loại cơ sở: Tại bậc phân loại này đối tượng phân loại đã được nhận diện
tương đối cụ thể, thể hiện được những đặc trưng cơ bản nhất của mình, có tên gọi
riêng để phân biệt với các sản phẩm
tương tự cùng bậc Trên bậc cơ sở hàng hoá sẽ nằm ở dạng tập hợp nhỏ và dưới
bậc cơ sở hàng hoá được mô tả chi tiết
hơn qua những dấu hiệu cá biệt
Trang 23Mã hóa hàng hoá
• Mã hóa hàng hóa là bước tiếp theo trong quá trình phân loại làm cho hệ thống phân loại trở thành trực quan hơn
dễ kiểm soát hơn.
• Về mặt nguyên tắc người ta có thể sử dụng các phương pháp mã hóa:
Mã hóa bằng số: sử dụng các chữ số từ 0 đến 9 Đây là phương pháp mã hóa phổ biến nhất.
Mã hóa bằng chữ cái: sử dụng các chữ cái từ A đến Z Tuy nhiên trên thực tế việc mã hóa bằng chữ cái ít được
sử dụng.
Mã hóa kết hợp giữa hệ thống chữ và số
Trang 24Mã hóa hàng hóa phải đảm
bảo các yêu cầu
• Phải bao quát được thế giới hàng hóa,
đồng thời phải có chỗ dự trữ để bổ sung các hàng hóa mới trong tương lai
• Hệ thống mã phải đơn giản để mọi người tuân theo
• Mỗi hàng hóa chỉ được phép mã một lần hay còn gọi là tính duy nhất của hệ thống mã
• Hệ thống mã phải có cấu trúc, cơ sở giống nhau
Trang 251.1.3 Một số hệ thống phân loại được áp dụng trong thực tế kinh doanh
• Hệ thống phân loại tổng quát
Hệ thống phân loại tổng quát, chia toàn bộ thế giới hàng hóa thành 21 phần, trong
mỗi phần lại được chia thành các nhóm,
tổng cộng có 99 nhóm
Trang 26• Hệ thống hài hòa, mô tả và mã hóa hàng hóa(HS).
Bao gồm 21 phần, chia thành 97 chương,
có 1 chương dự trữ Các chương được mãhóa bằng hai chữ số, từ: 01; 02……97
Trang 27• Danh mục phân loại ngoại thương
chuẩn(Danh mục SITC)
Bao gồm 9 nhóm chủ yếu:LT và TP, Đồ uống và đồ hút, NL thô phi LT trừ NL các loại, Nhiên liệu KS và dàu mỡ, Dầu động thực vật, ……
Trang 28• Danh mục HH XNK Việt Nam.
Danh mục HH XNK VN hoàn toàn tương
thích với hệ thống HS(phiên bản 2002) với
21 phần, 97 chương và các phần chú giải tương ứng
Trang 291.2.Mã số, mã vạch hàng hóa.
1.2.1 Khái niệm mã số, mã vạch HH
• Khái niệm: là ký hiệu bằng một dãy chữ số
nguyên và các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) định dạng khác nhau được gắn lên HH
hoặc bao bì TM của HH được dùng để phân biệt HH.
Trang 31(European Article Number) Trong hệ thống MSHH EAN có 2 loại: Loại EAN-13 và EAN- 8.
Trang 32Cấu trúc của EAN-13:
Trang 35• Cấu trúc mã vạch: Mã vạch EAN-13 hoặc
mã vạch EAN-8 là những vạch tiêu chuẩn
có độ cao từ 26,26 mm đến 21,64 mm và
độ dài từ 37,29 mm đến 26,73 mm
Trang 361.2.3 Ứng dụng mã số, mã vạch HH.
Trang 371.3 Nhãn Hàng hóa.
1.3.1 Khái niệm.
Là bản viết, bản in, hình ảnh, biểu tượng ,
…được gắn lên HH hoặc bao bì TM của HH
1.3.2.Mục đích của nhãn HH.
1.3.3.Qui định về ghi nhãn HH.
Theo NĐ số 89/2006/NĐ-CP ban hành
ngày 30-08-2006
Trang 38• Nội dung bắt buộc.
1, Tên HH
2, Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về HH
3, Xuất xứ HH
Trang 391.4.1 Mặt hàng.
* Khái niệm: là một tập hợp hàng hóa
được xác lập theo một dấu hiệu nào đó, trong đó luôn bao gồm nhiều tên hàng cụ thể khác nhau.
1.4 Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng
Trang 40* Thông số đặc trưng của mặt hàng.
- Độ rộng của mặt hàng
- Độ sâu của mặt hàng
- Độ dầy của mặt hàng
Trang 42• Căn cứ hình thức kinh doanh mặt hàng.
Trang 43* Mặt hàng thương mại.
Khái niệm: Một mặt hàng thương mại là một
phối thức sản phẩm được lựa chọn, xác định và chuẩn bị để bán ở các cơ sở kinh doanh thương mại đối với một thị trường mục tiêu và cho
những tập khách hàng trọng điểm xác định
Mặt hàng thương mại = Mặt hàng cụ thể + dịch vụ
Trang 44- Mặt hàng thương mại được nghiên cứu, lựa chọn và xác lập từ các mặt hàng của doanh nghiệp sản xuất, chứ không phải do các doanh nghiệp thương mại tạo ra.
- Mặt hàng thương mại mang tính tổng hợp đa dạng phong phú, bao gồm nhiều nhóm hàng, chủng loại, kiểu mốt kích cỡ khác nhau
và trong mỗi loại lại bao gồm nhiều mức chất lượng khác nhau,
phù hợp với các đặc điểm của tiêu dùng
- Mặt hàng thương mại biến đổi linh hoạt theo nhu cầu để đáp ứng tốt hơn nhu cầu
- Mặt hàng thương mại có tính trọn bộ bao gồm một quần thể hàng hóa phục vụ cho một loại nhu cầu của một tập khách hàng nào đó
Những đặc trưng cơ bản của MHTM
Trang 451.4.2 Cơ cấu mặt hàng
• Khái niệm: Cơ cấu mặt hàng là tổ chức
nội tại của mặt hàng, về mặt định tính và định lượng Nó chỉ ra trong mặt hàng đó
có bao nhiêu chủng loại, kiểu dáng, kích cỡ và tương quan tỉ lệ giữa các tập hợp đó
Trang 46Cơ cấu mặt hàng hợp lý
• Phải đảm bảo được cơ cấu phong phú đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, kích
cỡ đáp ứng được nhu cầu đa dạng và
phong phú của nhu cầu thị trường
• Phải có một tương quan tỉ lệ thích hợp
giữa các tập hợp về mặt chủng loại, kiểu dáng, kích cỡ
• Các sản phẩm trong mặt hàng đó phải
đảm bảo một mức chất lượng phù hợp, có nhiều mức chất lượng khác nhau
Trang 47Cơ sở để hình thành cơ
cấu mặt hàng hợp lý
• Căn cứ vào nhu cầu thị trường
• Căn cứ vào khả năng sản xuất và khai thác, tập trung nguồn hàng
• Căn cứ và trình độ tiêu chuẩn hóa hàng hóa
• Xu thế phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội
Trang 49CHƯƠNG II CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
Trang 502.1 Một số khái niệm chung
2.1.1 Chất lượng hàng hoá
• “Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ
tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong
những điều kiện tiêu dùng xác định phù
hợp với công dụng của sản phẩm ”(ISO
9000)
Trang 51• “Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức
độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn
công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng.” (Luật chất lượng sản phẩm,
hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007)
Trang 53• Một chỉ tiêu chất lượng thường gồm 2
Trang 54Hệ số quan trọng của chỉ
tiêu chất lượng
• Là đặc trưng định lượng mức độ quan
trọng của mỗi chỉ tiêu chất lượng riêng lẻ cấu thành nên chỉ tiêu chất lượng tổng
hợp
• Thường được sử dụng khi tính chỉ tiêu
chất lượng tổng hợp của sản phẩm, hàng hoá nào đó hay được hiểu là tổng giá trị các chỉ tiêu thành phần
Trang 55Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp
• Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp là tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng riêng lẻ
• Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phụ thuộc vào giá trị của các chỉ tiêu riêng lẻ
Trang 56• Cách xác định: có hai phương pháp xác định chất lượng hàng hoá.
+ Theo phương pháp trung bình số học có trọng số:
QTH = ∑Pi.Mi
Pi: Trọng số của chỉ tiêu i tính trung bình
Mi: chất lượng của chỉ tiêu thành phần i tính trung bình
n : Số lượng các chỉ tiêu chất lượng
+ Theo phương pháp trung bình hình học:
Trang 572.2 Yêu cầu chung chất
lượng hàng hóa
• Yêu cầu trước mắt và yêu cầu triển vọng
• Các yêu cầu chung đối với hàng hóa
Trang 58Yêu cầu chung đối với CLHH
• Đối với hàng công nghiệp tiêu dùng:
Mục đích của hàng hóa là thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
- Yêu cầu về chức năng, công dụng:
Mỗi sản phẩm hàng hoá đều có chức năng công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng,
vì vậy yêu cầu đặt ra là các sản phẩm hàng hoá phải đảm bảo hoàn thành được chức năng công dụng mà người ta định trước cho nó trong quá trình tiêu dùng
Trang 60- Yêu cầu về độ bền chắc và độ tin cậy:
+ Độ bền chắc: luân gắn liền với thời gian sử dụng, độ bền chắc càng cao thì thời gian sử dụng càng dài Yêu cầu về độ bền đòi hỏi sản phẩm hàng hoá phải đảm bảo vận hành sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định (tuổi thọ của sản phẩm đó).
+ Độ tin cậy: chủ yếu áp dụng cho các sản phẩm hàng hoá là các thiết bị máy móc Đòi hỏi các thiết bị máy móc phải vận hành sử dụng một cách bình thường trong một khoảng thời gian nhất định mà không xảy
ra những sự cố thông thường.
Trang 61- Yêu cầu ECGONOMIC: Đây là yêu cầu phản ánh mối tương quan giữa:
Sản phẩm – con người – môi trường
Yêu cầu: sản phẩm phải phù hợp với
người sử dụng và môi trường
Trang 62- Yêu cầu về thẩm mỹ:
+ Yêu càu thẩm mỹ cho hàng hóa là yêu
cầu về mẫu mốt kiểu dáng
+ Biết sử dụng nguyên liệu một cách hợp lý, + Phương pháp gia công và trang trí sản
phẩm
Trang 63• - Yêu cầu về mặt kinh tế: đây là yêu cầu mang tính tổng hợp, phản ánh mối quan
hệ giữa chi phí tiêu dùng và hiệu quả thu được trong tiêu dùng Do đó yêu cầu đặt
ra là phải đảm bảo mối tương quan tỷ lệ hợp lý giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả thu được
Trang 64Xu hướng phát triển của chất lượng
• Chất lượng sản phẩm hàng hóa được
biến đổi và nâng cao trên cơ sở ngày
càng khai thác sử dụng hợp lý hơn nguồn nguyên liệu
• Chất lượng sản phẩm hàng hóa phát triển theo hướng kết hợp ngày càng nhuần
nhuyễn giữa các yêu cầu thực dụng và
thẩm mỹ
Trang 65• Chât lượng sản phẩm hàng hóa phát triển theo hướng tạo nên sự hòa hợp giữa “con người – đồ vật – môi trường”
• Chất lượng sản phẩm hàng hóa được
phát triển với quan niệm động và tương
đối do những biến đổi nhanh chóng trong sản xuất và nhất là trong nhu cầu thị hiếu tiêu dùng
Trang 66Một số yêu cầu đối với hàng may mặc
Trang 67• Yêu cầu thẩm mỹ:
Áo quần là một trong những loại sản phẩm công nghiệp mang tính thẩm mỹ thực
dụng cao
cái đẹp phải nằm trong mối quan hệ con
người – áo quần – môi trường xã hội
Yêu cầu thẩm mỹ trong may mặc là phải phù hợp với từng lứa tuổi, với nghề
nghiệp, tập quán, văn hóa và công dụng của chúng
Trang 68• Yêu cầu vệ sinh
Bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác động độc hại của môi trường bên ngoài như
nhiệt độ, không khí , ánh sáng…
Tạo điều kiện cần thiết cho các cơ quan chức năng của cơ thể hoạt động bình
thường
Trang 69Áo quần mặc ngoài
Áo quần mặc lót
Áo quần mùa đông
Áo quần mùa hè
Áo quần của trẻ em: lứa tuổi sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo
Phù hợp với sinh lý con người như nhiệt
độ cơ thể, sự trao đổi chất của da
Trang 70• Những yêu cầu về thời hạn sử dụng và
tiện lợi
Ngoài yêu cầu về thẩm mỹ, yêu cầu vệ
sinh thì hàng may mặc còn yêu cầu về độ bền chắc độ tin cậy
Trang 712.2.2 Yêu cầu chung đối với chất lượng hàng thực phẩm
• Yêu cầu về dinh dưỡng
Yêu cầu về dinh dưỡng là yêu cầu hàng
thực phẩm phải đủ về thành phần và phù hợp về hàm lượng dinh dưỡng
• Yêu cầu về mặt cảm quan
những đặc trưng về màu sắc, mùi vị, trạng thái hình dạng …
Trang 72• Yêu cầu về vệ sinh an toàn
Yêu cầu này chỉ có thể được đảm bảo
bằng việc tuân thủ nghiêm ngặt các yêu
cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong
suất chu kỳ tồn tại của sản phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản, cung ứng cho đến tiêu dùng
Hiệp định TBT, SPS của WTO
Trang 74• Các chỉ tiêu về độ bền chắc và độ tin cậy
• Các chỉ tiêu đặc trưng cho việc hoàn thiện trong thao tác, vận hành lắp đặt
Trang 75Các chỉ tiêu ecgomic
Các chỉ tiêu ecgonomic đặc trưng cho mức
độ thuận tiện sử dụng của sản phẩm trong mỗi quan hệ giữa sản phẩm – người sử
dụng- môi trường sử dụng
• Các chỉ tiêu về kích thước sản phẩm
• Các chỉ tiêu về đặc điểm của sản phẩm
thể hiện sự phù hợp của sản phẩm với
đặc điểm tâm sinh lý của con người trong quá trình sử dụng
• Những chỉ tiêu đặc trưng về sự an toàn
đối với người sử dụng
Trang 76Các chỉ tiêu thẩm mỹ
• Phải đảm bảo sự hài hòa trong bố cục,
tính mực thước giữa các chi tiết của sản phẩm, cũng như hài hòa trong mầu sắc
làm nổi bật những đường nét chính,
những phần chủ yếu trong bố cục làm cho hàng hóa tác động đến tâm, sinh lý người tiêu dùng, gây được cảm xúc thẩm mỹ khi
sử dụng hàng hóa