1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu hoạt động vay vốn và đầu tư bằng ngoại tệ tại Việt Nam

43 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu hoạt động vay vốn và đầu tư bằng ngoại tệ tại Việt Nam
Tác giả Nhóm 10
Thể loại Graduation Project
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 474,03 KB

Nội dung

Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được xácđịnh là các công nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ đượcbảo lãnh theo hợp đồng bởi một đối tượng thuộc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

ối với Việt Nam, việc vay mượn vốn nước ngoài để đáp ứng yêu cầutăng mức đầu tư trong nước nhằm nâng cao năng lực sản xuất trongtương lai là một giải pháp hợp lý Bởi vì Việt Nam cần nguồn lực conngười và vốn cao hơn nữa để cạnh tranh trên trường thế giới với các sản phẩm

có giá trị gia tăng cao hơn, ví dụ như sản phẩm điện tử Mặt khác, Việt Nam vẫn

là nền kinh tế đang phát triển nên có thu nhập tương đối thấp cần phải đầu tưlớn vào cơ sở hạ tầng và con người để nâng tỷ lệ giá trị gia tăng trong dài hạnvới dự kiến chi tiêu tăng trưởng GDP bình quân 7.5%-8.5%/năm trong giai đoạn

2011 – 2015 Song song với đó, Việt Nam đang cần đầu tư vào các lĩnh vực nhưbệnh viện, trường học, dạy nghề, phát triển hạ tầng giao thông, giảm bớt chi phídịch vụ tiện ích và viễn thông, củng cố môi trường kinh doanh và tăng cườngtrình độ các trung tâm nghiên cứu phát triển, xây dựng các công trình phúc lợinhằm nâng cao đời sống nhân dân hơn nữa và làm cho bộ mặt kinh tế đất nướcngày càng thay đổi tốt hơn Do đó nhóm 10 chọn chủ đề:

 Phần 2: Thực trạng nợ nước ngoài và đầu tư bằng ngoại tệ tại Việt Nam

 Phần 3: các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả vay nợ và thu hút đầu tưngoại tệ tại Việt Nam

Mặc dù cũng rất cố gắng để thực hiện đề tài song còn là sinh viên nên kiến thức

và lý luận vẫn còn yếu do đó bài làm không sao tránh khỏi những lỗi sai và sựthiếu sót Nhóm 10 rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy

Trang 2

PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VAY VỐN VÀ ĐẦU TƯ NGOẠI TỆ

TẠI VIỆT NAM.

I KHÁI NIỆM

1) Khái niệm nợ nước ngoài

Nợ nước ngoài là một khái niệm rộng lớn, chứa đựng nhiều yếu tốkhác nhau Do đó để hiểu được khái niệm nợ nước ngoài, chúng ta cầnphải tìm hiểu một số khái niệm cơ bản sau:

 Nợ: Là lượng tiền mà một công ty hoặc một cá nhân nợ một tổ chức hoặcmột cá nhân khác Nợ phát sinh từ việc vay tiền để mua hàng hóa,dịch vụ và cáctài sản chính khác Một khoản nợ được tạo ra khi người cho vay đồng ý chongười đi vay vay một lượng tài sản nhất định

 Nợ xấu: Là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồilại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ với 2khái niệm cơ bản trên chúng ta có thể đi vào tìm hiểu thế nào là nợ nước ngoài?Vậy là một câu hỏi đặt ra lúc này là tại sao chúng ta phải tìm hiểu khía cạnh nợxấu trong nợ nước ngoài Lịch sử kinh tế thế giới là một minh chứng hùng hồnnhất cho tấm gương thảm kịch nợ nước ngoài không an toàn, đó là các cuộckhủng hoảng nợ xảy ra ở một số khu vực trên thế giới hơn nữa, trong nhữngnăm vừa qua thế giới đã chịu ảnh hưởng nặng nề bời cuộc khủng hoảng kinh tếtoàn cầu theo nhận định của nhiểu chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tếnhận định năm 2009 là một năm đầy những khó khăn và thử thách cho nền kinh

tế thế giới do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong đó khủnghoảng nợ là một bộ phận cấu thành khủng hoảng kinh tế

2) Khái niệm đầu tư.

Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là một bộ phận của sản xuất- kinhdoanh của các doanh nghiệp Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăngtiềm lực của nền kinh tế nói chung của từng doanh nghiệp nói riêng, làđộng lực để thúc đẩy xã hội đi lên Do vậy, trứơc hết cần tìm hiểu kháiniệm về đầu tưĐầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những nguồn lực ở hiện tại

Trang 3

(tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ ) nhằm đạt được những kếtquả có lợi cho chủ đầu tư trong tương lai Về mặt địa lý, có hái loại hoạtđộng đầu tư:

 Hoạt động đầu tư trong nước

 Hoạt động đầu tư nước ngoài

II PHÂN LOẠI

1) Phân loại nợ nước ngoài

Việc phân loại nợ nước ngoài có một vai trò quan trọng trong việc công táctheo dõi, đánh giá và quản lý nợ có hiệu quả

 Phân loại theo chủ thể đi vay gồm: nợ công và nợ tư nhân được Chính

phủ bảo lãnh và nợ tư nhân

 Nợ công và nợ tư nhân được Chính phủ bảo lãnh

Nợ công được định nghĩa là các nghĩa vụ nợ của các khu vực công và bao gồm

nợ của khu vực công cùng với nợ của khu vực tư nhân được khu vực công bảolãnh Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được xácđịnh là các công nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ đượcbảo lãnh theo hợp đồng bởi một đối tượng thuộc khu vực công cư trú tại cùngmột nền kinh tế với bên nợ đó

 Nợ tư nhân

Loại nợ naỳ bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu vựccông của nền kinh tế đó bảo lãnh theo hợp đồng về bản chất đây là các khoản

nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả

 Phân loại theo thời hạn vay gồm: Nợ ngắn hạn và dài hạn

 Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là loại nợ có thời gian đáo hạn từ một năm trở xuống Vì thời gianđáo hạn ngắn, khối lượng thường không đáng kể, nợ ngắn hạng thường khôngthuộc đối tượng quản lý một cách chặt chẽ như nợ dài hạn Tuy nhiên nếu nợngắn hạn không trả được sẽ gây mất ổn định cho hệ thống ngân hàng Đặt biệtkhi tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng số nợ có xu hướng tăng phải hết sức thậntrọng vì luồng vốn rút ra đột ngột có thể gây bất ổn cho nền kinh tế quốc gia

 Nợ dài hạn

Nợ dài hạn là những công nợ có thời gian đáo hạn nợ gốc theo hợp đồng hoặc

đã gia hạn kéo dài trên một năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho tới ngày đến hạnkhoản thanh toán cuối cùng Nợ dài hạn là loại nợ được quan tâm quản lý nhiềuhơn do khả năng tác động lớn đến nền tài chính quốc gia

 Phân loại theo loại hình vay gồm: Vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

và vay thương mại

Trang 4

 Vay hỗ trợ phát triển chính thức ODA

Theo định nghĩa của OECD, hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các chuyểnkhoản song phương (giữa các Chính phủ) hoặc đa phương (các tổ chức kinh tếcho Chính phủ), trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không.Tính ưu đãi của vay hỗ trợ phát triển chính thức vay hỗ trợ phát triển chínhthức là loại nợ có nhiều điều kiện ưu đãi, ưu đãi về lãi suất, vế thời gian trả nợ

và thời gian ân hạn Lãi suất của vay hỗ trợ phát triển chinh1 thức thấp hơnnhiều so với vay thương mại Thời gian của cho vay hỗ trợ phát triển chính thứcdài (có thể từ 10, 15 hay 20 năm) và thời gian ân hạn dài, do vậy các nướcđang phát triển thường hướng tới và tận dụng tối đa nguồn vốn này cho quátrình xây dựng và phát triển đất nước Tuy nhiên, vay hỗ trợ phát triển chínhthức cũng có những mặt trái của nó Tính ưu đãi của vay hỗ trợ phát triển chínhthức rất rõ rệt, bênh cạnh đó, việc vay nợ hỗ trợ phát triển chính thức đôi khikèm theo những điều kiện ràng buộc khiến cái giá phải trả tăng lên đáng kể

 Vay thương mại

Khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại không có ưu đãi cả

về lãi suất và thời gian ân hạn, lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tàichính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường Cính vì vậy, vaythương mại thường có giá cao và chứa đựng nhiều rủi ro Việc vay thương mạicủa Chính phủ phải được cân nhắc hết sức thận trọng và chỉ quyết định vay khikhông còn cách nào khác

 Phân loại theo chủ tể cho vay gồm: Nợ đa phương và nợ song phương

 Nợ đa phương

Nợ này đến chủ yếu từ các cơ quan của Liên Hợp Quốc, WB, IMF, các ngânhàng phát triển trong khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên chínhphủ

 Nợ song phương

Đến từ Chính phủ một nước như như các nước thuộc tổ chức OECD và cácnước khác hoặc đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhấtdưới dạng hỗ trợ tài chính,viện trợ nhân đạo bằng hiện vật

2) Phân loại đầu tư ngoại tệ.

a Nguồn vốn trong nước

 Nguồn vốn nhà nước

Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước,nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư pháttriển của doanh nghiệp nhà nước

Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sáchNhà nước cho đầu tư Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lựơcphát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Nguồn vốn này thường được sửdụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các

Trang 5

dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chicho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xãhội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mởcửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kểtrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triểncủa Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể việc bao cấp vốntrực tiếp của Nhà nước Với cơ chế tín dụng, các đợn vị sử dụng nguồn vốn nàyphải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay Chủ đàu tư là người vay vốn phảitính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn Vốn tín dụng đầu tư pháttriển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngânsách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trựctiếp

Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được xác định là thành phần chủđạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượngvốn khá lớn Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách côngbằng thì khu vực thì khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham gia của các doanhnghiệp Nhà nước vẫn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thànhphần.Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạtđộng của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích luỹ của cácdoanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy

mô vốn đầu tư của toàn xã hội

 Nguồn vốn từ khu vực tư nhân

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹcủa các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã Theo đánh giá sơ bộ, khu vựckinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà cuăđược huy động triệt để

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân

cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích luỹ tryuềnthống Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồntại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt … nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổngnguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng Vốn của dân cư phụthuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình Quy mô của các nguồn tiếtkiệm này phụ thuộc vào:

 Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấpthường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp)

 Tập quán tiêu dùng của dân cư

 Chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập

và các khoản đóng góp với xã hội

Trang 6

Thị trường vốn.

Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh

tế của các nước có nền kinh tế thị trường Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn dỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế Đây được coi là một lợi thế

mà không một phương thức huy động nào có thể làm được.

b Nguồn vốn nước ngoài.

Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng hơn

đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows) Về thựcchất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giaonguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới Trong các dòng lưuchuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đangphát triển thường được các nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm Dòngvốn này diễn ra với nhiều hình thức Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu

và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau Theo tính chấtlưu chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngòai chính nhưsau:

 Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance).Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical developmentassistance) và các hình thức viện trợ khác Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủyếu trong nguồn ODF;

 Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại;

 Đầu tư trực tiếp nước ngoài;

 Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế

 Nguồn vốn ODA

Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủnước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển Sovới các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứnguồn vốn ODF nào khác Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạncho vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại(còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%

Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường dikèm các điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự

án, thủ tục chuyển giao vốn và thị trường…) Vì vậy, để nhận được loại tàitrợ hấp dẫn này với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều

Trang 7

kiện tài chính tổng thể Nếu không việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thànhgánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế Điều này có hàm ý rằng, ngoàinhững yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, còn cần có nghệ thuật thoảthuận để vừa có thể nhận vốn, vừa bảo tồn được những mục tiêu có tínhnguyên tắc.

 Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại

Điều kiện ưu đẫi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốnODA Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng buộc

về chính trị, xã hội Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường làtương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trởngại không nhỏ đối với các nước nghèo

Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trongkinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xuhướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mạithường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thường là ngắnhạn Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển Tỷtrọng của nó có thể gia tăng nếu triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế là lâudài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay là sáng sủa

 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn nướcngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếpnhận Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợinhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả Đầu tư trực tiếp nướcngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thểthúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình

độ kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực

kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độtăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư

 Thị trường vốn quốc tế

Với xu hướng toàn cầu hoá, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốnquốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng vế các nguồn vốncho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu.Ngay tại nhiều nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư qua thị trường chứngkhoán cũng gia tăng mạnh mẽ Mặc dù vào nửa cuối những năm 1990, có sựxuất hiện của một số cuộc khủng hoảng tài chính nhưng đến cuối năm 1999 khốilượng giao dịch chứng khoán tại các thị trường mới nổi vẫn đáng kể Riêng năm

Trang 8

1999, dòng vốn đầu tư dưới dạng cổ phiếu vào Châu á đã tăng gấp 3 lần năm

1998, đạt 15 tỷ USD

III VAI TRÒ

1) Vai trò của Nợ nước ngoài

F Nợ nước ngoài tạo nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển và tăngtrưởng phát triển kinh tế, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc gia

F Góp phần hỗ trợ cho các nước vay nợ tiếp thu được công nghệ tiên tiến, họchỏi được kinh nghiệm quản lý của các nhà tài trợ nước ngoài

F Tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, góp phần thu hút,

mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế đất nước

F Góp phần chuyển đổi, hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.Tuy nhiên có thể gây ra những hạn chế nếu như ta quản lý không tốt: có thể gây

ra tình trạng nợ lớn, khó trả, dễ dẫn đến khủng hoảng nợ; dẫn đến phụ thuộcvào các chủ nợ vì các khản nợ thường gắn với các điều kiện; có thể trở thànhbãi rác của thế giới; dễ xảy ra tình trạng tham nhũng, hối lộ,…

2) Vai trò của đầu tư.

Thứ nhất nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ xung một nguồn quan

trọng Bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ở các nước đangphát triển

Thứ hai đầu tư trực tiếp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hoá - hiện đại hoá Để tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phâncông lao động quốc tế , thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏimỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế của mình cho phù hợp Mặt khác, sựgia tăng của hoạt động đầu tư nước ngoài làm xuất hiện nhiều ngàng mới, lĩnhvực mới Góp phần thúc đẩy sự phát tiển nhanh chóng trình độ kĩ thuật-côngnghệ của nhiều ngành kinh tế thúc đẩy sự gia tăng năng suất lao động ở cácngành này và tăng tỷ phần của nó trong nên kinh tế Nhiều ngành được kíchthích phát triển còn nhiều ngành bị mai một và đi đến xoá sổ

Thứ ba hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần phát triển nguồn

nhân lực, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Các dự án đầu tưtrực tiếp nước ngoài thường đòi hỏi nguồn lao động có chất lượng cao do đó sựgia tăng các dự án đầu tư nước ngoài đã đặt ở các nước sở tại trước yêu cầukhách quan là phải nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật , trình độngoại ngữ cho người lao động

Thứ tư hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài đã góp phần tăng tỷ trọng

xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Thứnăm đầu tư trực tiêp nước ngoài thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ở các quốc gianày Tận dụng, tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang pháttriển đã sử dụng để thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tếnhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trởng kinh tế, thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sựnghèo đói

Trang 9

IV PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

1) Phương pháp xác định nợ nuớc ngoài.

Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá mức nợ nước ngoài là:

 Tổng số nợ: Tính theo giá trị tuyệt đối của một đồng tiền chuyển đổi tự donào đó, thường là USD

 Số nợ đã trả: tính theo giá trị tuyệt đối của một đồng tiền chuyển đổi tự do

 Tỷ lệ nợ/xuất khẩu (%): Nếu < 160% thì mức nợ chưa đáng lo ngại

 Tỷ lệ nợ/GDP (%): Nếu tỷ lệ này từ 50% trở lên là mắc nợ nhiều

 Tỷ lệ trả nợ (%): Là tỷ số giữa chi phí trả nợ gốc và lãi chia cho giá trị xuấtkhẩu hàng hóa và dịch vụ trong năm nhân với 100

 Tỷ lệ trả lãi so với thu nhập xuất khẩu hàng hóa dịch vụ (%): có nghĩa làkhi một số lớn nợ không trả nợ gốc nữa mà chỉ trả nợ một phần

2) Phương pháp xác định đầu tư nước ngoài.

PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH

ĐẦU TƯ NGOẠI TỆ TẠI VIỆT NAM

A TÌNH HÌNH VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM.

I Các phương thức vay nợ chủ yếu của Việt Nam.

Ngoài yếu tố tiết kiệm trong nước, các quốc gia đang phát triển –

có thể cho là các quốc gia thiếu vốn – cần sự, “giúp đỡ” từ yếu tố

“ngoại sinh”, chính phủ cần phải huy động các nguồn lực từ bên ngoàinhằm đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho quá trình xây dựng và pháttriển đất nước Nợ của chính phủ chủ yếu xuất phát từ ba nguồn chủyếu sao đây:

 Nợ ODA ( nguồn vốn vay phát triển chính thức – phần cho vay ưu đãitrong khoản hỗ trợ phát triền chính thức ODA)

 Vay thương mại qua các hợp đồng song phương, đa phương

 Phát hành trái phiếu quốc tế ( một hình thức vay nợ nước ngoài vừa mớiđược chính phủ áp dụng)

II Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam

1) Tình hình chung

Báo cáo của chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội năm 2010 vànhiệm vụ năm 2011 tại kỳ hợp thứ 8, quốc hội khóa XII, cho biết:” Đếnhết năm 2010, dư nợ chính phủ tương đương khoản 44.5% GDP, dư

nợ nước ngoài của quốc gia khoản 42.2% GDP, tăng so với con số39% của năm 2009 và cao nhất kể từ năm 2006 tương đương 32.5 tỷUSD tăng 4.6 tỷ USD so với năm trước, và dư nợ công bằng 56.7%GDP) Do dư nợ tăng, tổng lượng tiền mà ngân sách phải dành để trảcác đối tác nước ngoài trong năm 2010 là 1.67 tỷ USD (riêng tiền lãi và

Trang 10

phí là hơn 616 triệu USD), tăng gần 30% so với con số 1.29 tỷ củanăm 2009.

Trong khi đó, theo cảnh báo của Bộ Tài chính, dự trữ ngoại hối củaViệt Nam trong năm 2010 chỉ còn tương đương 187% tổng dư nợ ngắnhạn, giảm mạnh so với con số 290% và 2.808% của các năm 2009 và2008

Biểu đồ 1: Tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam từ 2003-2010

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng các chỉ tiêu đánh giá nợ nướcngoài đang có xu hướng giảm dần qua các năm, năm sau giảm hơn nămtrước ( ngoại trừ chỉ tiêu nợ dịch vụ) Đặc biệt trong giai đoạn 2008 – nay,khi thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và xảy ra nhiều biếnđộng trên thế giới thì nợ nước ngoài của Việt Nam không những khôngtăng mà còn có xu hướng giảm

Về chỉ tiêu nợ dịch vụ có xu hướng tăng theo các năm trong giaiđoạn gần đây, điều này thể hiện xu thế tất yếu của tình hình kinh tế trongnước cũng như trên thế giới Đặc biệt trong năm 2006, năm đánh dấu một

sự kiện quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, khi Việt Nam chính thứctrở thành thành viên WTO Kèm theo đó, các yếu tố thuận lợi từ việc gianhập WTO đã dần thể hiện rõ nét, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ Tronghướng phát triển của nền kinh tế, yếu tố dịch vụ ngày càng gia tăng trongnền kinh tế là đầu tất nhiên, chúng ta phải đi “trước đoán đầu”, phải giatăng nợ dịch vụ để nền kinh tế tiến kịp với nền kinh tế của các nước trongkhu vực và trên thế giới Bên cạnh đó cần nâng cao hiệu quả sử dụng,tránh “rước cọp về nhà”

2) Lãi suất vay nợ của Việt Nam hiện nay.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lãi suất vay nợ của Việt Nam Đang

có xu hướng tăng dần lên Điều này có thể là hệ quả của việc Việt Nam đã

Trang 11

gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cũng như uy tín nợ quốc gia

bị ảnh hưởng do một số bất ổn của kinh tế vĩ mô và sự kiện Vinashin

Hiện nay Việt Nam được vay nợ với lãi suất thấp 1-2,99%/năm(chiếm 65,5% tổng dư nợ) Khoản vay có lãi suất cao từ 6-10% một nămtrong năm 2010 cũng đã lên tới 1,89 tỷ USD, gấp 2 lần năm 2009

Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình của

nợ nước ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên1,9%/năm trong năm 2009 và năm 2010 đạt tới 2,1%/năm

Theo quan điểm của IMF thì tiêu chí đánh giá an toàn nợ nướcngoài đối với các quốc gia có thu nhập thấp dựa vào hiện giá thuần của

nợ và dịch vụ nợ, một chính sách nợ yếu đồng nghĩa an toàn về nợ và mộtchính sách nợ mạnh đồng nghĩa với kém an toàn về nợ

3) Cơ cấu nợ vay của Việt Nam.

Nợ nước ngoài của Việt Nam khá đa dạng về cơ cấu tiền vay Trên

lý thuyết, điề này được cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lựclên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ Tuy nhiên, trên thực tế cơcấu này cũng tiềm ẩn những rủi ro khi có biến động trên thị trường tàichính thế giới Tỷ trọng cao của các khoãn vay bằng USD (22,95%) vàJPY ( 38,25%) gây nguy cơ gia tăng khoản phí gốc và lãi khi tỷ giáUSD/VND luôn có xu hướng tăng; và JPY đang lên giá so với USD

Bảng 1: Các chỉ tiêu về giám sát nợ nước ngoài của Việt Nam

Trang 13

Nếu quan sát diễn biến nợ nước ngoài trong một thời gian dài sẽ dễdàng nhận thấy xu hướng gia tăng nợ đã diễn ra trong những năm gầnđây, từ mức 14,208 tỷ USD năm 2005 lên 27,928 tỷ USD năm 2010 Nếutiếp tục xu hướng này và không có các biện pháp kiểm soát vá quản lý cóthể khiến nợ nước ngoài trở nên không an toàn Nếu đặt nợ nước ngoàitrong quan hệ đầu tư và tiết kiệm, ta thấy nợ nước ngoài là nguồn bổ sungcho khoảng chênh lệch tiết kiệm trong nước thấp và mức đầu tư tăng cao.Như vậy, để nợ nước ngoài không mất an toàn thì cần phải nâng cao hiệuquả đầu tư trong nước, khuyến khích tiết kiệm toàn dân Nếu xem xét nợnước ngoài troang quan hệ các cán cân thương mại dưới góc độ xuấtnhập khẩu thì đây là một khoản vay mà các nhà đầu tư nước ngoài choChính phủ và người tiêu dùng trong nước vay để thanh toán cho việc tiêudùng quá mức, khi đó để giảm nợ nước ngoài cần cải thiện cán cânthương mại, thực hiện các giải pháp gia tăng xuất khẩu và kiểm soát nhậpkhẩu.

Biểu đồ 2: Quan hệ giữa thâm hụt thương mại và nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2005-2009

Tóm lại, nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay vẫn còn trong giới hạn

an toàn nhưng xu hướng nợ nước ngoài đang gia tăng cho thấy, nếukhông có những giải pháp hợp lý kèm theo, thì nợ nước ngoài có thể mất

an toàn và gây ra các bất ổn kinh tế vĩ mô

4) Các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam một số năm gần đây.

Phân theo chủ nợ của khoản nợ chính thức ta có các chủ nợ songphương và đa phương Gồm có các nước chủ nợ sau: Angeri, TrungQuốc, Nga, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản…và các tổ chức sau EIB,IBRD, IDA, IFAD, IMF, NDF, NIB, OPEC, ADB…

Trang 14

 Nợ song phương: Mức nợ song phương lớn nhất của Việt Nam hiện nay

là Nhật Bản với mức nợ hằng năm đều >50% tổng nợ vay của các chủ nợ lớn.Tiếp đến là Pháp và Nga Sau đây là số liệu cụ thể:

Bảng 2: Một số chủ nợ song phương lớn của Việt Nam

Bảng 3: Nợ vay từ các tổ chức đa phương của Việt Nam

Đơn vị tính: Triệu USD

5) Hiệu quả sử dụng nợ vay:

Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA đãhoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần nâng cao, phát triển cơ sở hạtầng của nền kinh tế, tạo điều kiện tăng cường kinh tế Về mặt xã hội các

dự án góp phần xóa đói, giảm nghèo, gia tăng công ăn việc làm cho xãhội, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Các dự án điểnhình:Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ,Nhà máy Thủy điện sông Hinh, một số

dự án giao thông quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 1A, cầu Mỹ Thuận…

Trang 15

nhiều trường tiểu học đã được xây mới, cải tạo tại hầu hết các tỉnh, một sốbệnh viện ở các thành phố, thị xã như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện ChợRẫy, nhiều trạm y tế đã được cải tạo hoặc xây mới, các hệ thống cấpnước sinh hoạt ở nhiều tỉnh, thành phố cũng như ở nông thôn, vùng núi.Các chương trình dân số và phát triển, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ

em, tiêm chủng mở rộng được thực hiện một cách có hiệu quả

Trong vấn đề sử dụng nợ, một điều đáng quan tâm là mục đích sửdụng nợ lại là yếu tố dẫn đến nợ vay không được sử dụng một cách cóhiệu quả Vấn đề đặt ra là trên thực tế khi tiến hành huy động vốn cần phảixây dựng các kế hoạch chi tiết về vay, sử dụng và trả nợ nhưng sử dụngvốn vay như thế nào lại liên quan đến tình hình thực tế Điều đó dẫn đếnnguồn vốn khi huy động thì rất nhanh, trong một thời gian ngắn có thể đápứng nhu cầu về vốn, nhưng tốc độ giải ngân thì chậm, ảnh hưởng đếnviệc sử dụng vốn sao cho vừa đúng mục đích vừa thỏa mãn nhu cầu vềvốn vừa làm cho đồng vốn sinh lời để trả nợ Với đồng vốn giải ngân chậm

mà không được đưa đồng vốn giải ngân vào sử dụng cho mục đích khác

đã làm cho hiệu quả của nợ vay giảm rất nhiều

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay tốc độ giảingân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 50%/năm Thanh toán nợ của Việt Namchỉ chiếm 28% GDP Đây chính là một trong những vấn đề mà các nhà tàitrợ mong muốn Việt Nam cần quan tâm cải thiện Việc chậm giải ngânđồng nghĩa với tiến trình thực hiện chậm, vì thế lợi ích thu được hạn chế,ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

III Tình hình quản lý nợ nước ngoài tại việt nam.

Ở Việt Nam hiện nay có 3 cơ quan tham gia quản lý nợ nước ngoài là

Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước

Bộ Tài chính mà cụ thể là Vụ Tài chính đối ngoại và Qũy Hỗ trợ phát triển Thựchiện các chức năng như đàm phán các hiệp định vay nợ, ký kết hiệp định, theodõi giải ngân và chuyển các đề nghị thanh toán chi trả nợ cho Kho bạc nhànước… và chuẩn bị các báo cáo nợ trên cơ sở các thông tin được đăng ký khác

và các báo cáo này về các khoản vay nợ trực tiếp, được bảo lãnh và cho vaylại…

Ngân hàng nhà nước: thay mặt Chính phủ, đàm phán các khoản nợ

đa phương với 3 tổ chức tài chính quốc tế (IFT) là ADB, IMF, WB vàchuyển các hiệp định chính thức đã ký sang Bộ Tài chính: quản lý vay, trả

nợ của các doanh nghiệp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư : sẽ lập dự thảo nhu cầu hằng năm về vayODA, xây dựng danh mục các dự án chương trình được phê duyệt, đàmphán và ký kết các hiệp định khung về ODA và chuyển cho Bộ Tài chính

để dàn xếp các hiệp định vay nợ cụ thể Theo dõi đánh giá việc sử dụngODA và tiến hành báo cáo về ODA

Hiện tại nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu vẫn là vay ODA và vay

từ IDA theo điều kiện ưu đãi Tới đây, Việt Nam vẫn có thể còn được tiếp

Trang 16

tục vay ưu đãi thêm một số năm nữa Do vậy, trong thời gian tình hìnhvay, trả nợ của Việt Nam còn chưa thực sự diễn ra phức tạp, nhưngkhông có nghĩa là Việt Nam không cần có các hệ thống quản lý nợ hữuhiệu Bởi các khoản dư nợ song phương hiện hành có thể không hẳn đã là

ưu đãi vì lãi suất trên thế giới cũng đã giảm nhiều Ngay bây giờ, cần phảiđánh giá các rủi ro về đồng tiền vay và lãi suất của các khoản vay hiện tại

và các khoản vay mới trong tương lai từ nguồn ODA Việc tìm ra cácphương pháp mới về tài trợ thâm hụt là một nhu cầu cấp bách Hiện tạicần xây dựng hệ thống quản lý nợ để có thể đáp ứng được các thách thứctrong tương lai gần

1) Những thành tựu nổi bật của công tác quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam.

a) Quản lý nợ nước ngoài đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế

và thu hút nguồn vốn ODA.

Nếu kinh tế tăng trưởng nhanh, trong đó nổi bật là các ngành xuấtkhẩu, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho Việt Nam trong việc thu hút nguồnvốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nước công nghiệp pháttriển Cũng với chiến lược tăng cường và chủ động hoouj nhập, Chính phủ

đã có những chính sách có hiệu quả trong việc thu hút nguồn vốn ưu đãi,

mà kết quả là những cam kết hỗ trợ ngày càng tăng của các nhà tài trợ.Những hoạt động của Chính phủ trong việc thực hiện cải cách hành chính,đặc biệt là những nỗ lực trong việc xây dựng chiến lược toàn diện về tăngcường và xóa đói giảm nghèo, đã khẳng định năng lực làm chủ sở hữu và

sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả của Việt Nam

b) Khung thể chế quản lý nợ nước ngoài đã được từng bước hoàn thiện

Trong vài năm gần đây, khung thể chế về qunar lý nợ nước ngoài đãliên tục được đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu tốt hơn về quản lý nợ nướcngoài của quốc gia và phù hợp hơn với thực tiễn quốc tế Năm 2002,Quốc hội ban hành Luật Ngân sách Nhà nước, đây là lần đầu tiên quản lý

nợ được đề cập trong một văn bản có tính pháp quy dưới hình thức luật.Nghị định 134/2005 ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài

đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý toàn diện và rõ ràng hơn về quản lý nợnước ngoài Tiếp đó, một loạt các Quy chế và Quyết định mới được banhành trong năm 2006 chứng tỏ quyết tâm thể chế hóa các lĩnh vực quản lý

nợ nước ngoài để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước toàn diện tronglĩnh vực này

c) Hệ thống tổ chức quản lý nợ nước ngoài đã hoàn thiện và từng bước được cải thiện

Việc xác định Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm về tổng thể nợnước ngoài là một sự chuyển dịch quan trọng để đi tới hoàn thiện hệ thống quản

lý nợ quốc gia Đây cũng là một hướng chuyển đổi chức năng quản lý nợ phùhợp với thực tiễn quốc tế Việc gắn khâu hoạch định chiến lược, kế hoạch vay

Trang 17

vốn nước ngoài và trách nhiệm trả nợ vào một đơn vị là Bộ Tài chính, giúp tăngcường sự điều phối sử dụng vốn vay nước ngoài và các hoạt động giám sátnhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.

d) Năng lực cán bộ đang từng bước được nâng cao.

Lực lượng cán bộ quản lý nợ nước ngoài, đặc biệt là các cán bộ Vụ Tài chínhĐối ngoại (Bộ Tài chính) cũng đã được đào tạo nâng cao năng lực thông quacác khoa bồi dưỡng, các hoạt động của các dự án xây dựng năng lực quản lý nợnước ngoài Năng lực cán bộ được nâng cao thể hiện rất rõ trong việc ban hànhcác văn bản pháp quy có chất lượng hơn, phù hợp hơn với thông lệ quóc tế vàthực tiễn hoạt động của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho những đối tượngphải tuân thủ và những người thực thi, giám sát

2) Một số tồn tại trong vấn đề nợ nước ngoài hiện nay

a) Tồn tại trong vấn đề vĩ mô

Về mặt kinh tế vĩ mô, nền tài chính chưa hoàn toàn thoát khỏi tình trạng

ức chế, thể hiện ở việc tín dụng vẫn chủ yếu “rót” vào các doanh nghiệpnhà nước theo các điều kiện ưu đãi, trong khi các doanh nghiệp tư nhânchỉ được tiếp cận một cách hạn chế, lãi suất thực bị giữ ở mức quá thấp.Nền tài khóa thâm hụt thường xuyên và phần nào phụ thuộc vào phần thu

từ dầu mỏ Cơ chế cấp bảo lãnh và cho vay lại nguồn vốn ODA của Chínhphủ nói chung vẫn có xu hướng tập trung tín dụng ưu đãi vào các doanhnghiệp nhà nước, trong khi chưa có những dấu hiệu đáng kể cho thấyrằng hiệu quả của các dự án tài trợ đã được thẩm định một cách nghiêmngặt, với chất lượng cao và do các cơ quan thẩm định Việc phân bố cácnguồn tín dụng như vậy có khả năng gây tác động cản trở quá trình cảicách doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao tính cạnh tranh vàhiệu quả hoạt động Thêm vào đó, việc ưu đãi cho các doanh nghiệp nhànước như vậy vi phạm các quy định của WTO mà nay nước ta đã là thànhviên chính thức Một tác động tiêu cực nữa của chính sách này, đó là hạnchế khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay nước ngoài của các doanhnghiệp tư nhân nói chung, qua đó làm hạn chế tiềm năng phát triển kinh tếđất nước

b) Tồn tại trong các chính sách về việc quản lý nợ nước ngoài

Mặc dù đã có nhiều biện pháp cải cách và hoàn thiện, song khung thểchế quản lý nợ nước ngoài vẫn đang trong quá trình chuyển đổi và xâydựng Hiện nay có quá nhiều quy định, quy chế, thông tư khác nhau quyđịnh các nội dung về quản lý nợ nước ngoài: Luật Ngân sách (2002) cónhững quy định về quản lý nợ nước ngoài ; Quy chế Quản lý vay trả nợnước ngoài (2005) đưa ra những quy định chi tiết về việc quản lý vay, trả

nợ nước ngoài;Quy chế Xây dựng và quản lý hệ thống chi tiêu đánh giá,giám sát tình trạng nợ nước ngoài của Quốc gia (2006) đưa ra hệ thốngchi tiêu , đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài và quy định tráchnhiệm của các bộ, ngành trong việc đánh giá nợ nước ngoài; Quy chế Cấp

và Quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài (2006)

Trang 18

đưa ra các quy định về cấp bảo lãnh đối với các khoản vay nước ngoàicủa các doanh nghiệp nhà nước Thông tư số 94/2004/TT-NHNN củaNgân hàng Nhà nước hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài củadoanh nghiệp… Đây là một bất cập lớn, nó làm khung pháp lý quản lý nợnước ngoài trở nên rườm rà, khó theo dõi và thực hiện Tình trạng này làmtăng chi phí của các tổ chức, doanh nghiệp đối tượng phải tuân thủ, cũngnhư chi phí của các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và tuânthủ.

c) Tồn tại trong việc đánh giá hiệu quả nợ nước ngoài

Phân công trách nhiệm quản lý nợ còn nhiều điểm bất hợp lý ở ViệtNam hiện nay do chưa có một cơ quan chuyên biệt về quản lý nợ Nhiệm

vụ quản lý nợ được giao cho nhiều cơ quan khác nhau tùy theo chuyênmôn chức năng của họ như Bộ Tài Chính, Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư, Ngânhàng Nhà Nước, Quỹ Hỗ Trợ Phát Triển – nay là ngân hàng phát triển ViệtNam Tuy nhiên sự phân công trách nhiệm còn phân tán và còn nhiềuđiểm bất hợp lý Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành chưa được quy định

rõ ràng

Do đó dẫn đến còn khá nhiều sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của hai bộkinh tế chủ chốt này, đặc biệt là trong các lĩnh vực lập kế hoạch tập trung, chínhsách, thu nhập thông tin, giám sát và đánh giá hiệu quả vốn vay nước ngoài.Việc này gây lãng phí nguồn lực không cần thiết và phức tạp trong quản lý nợ

d) Tồn tại trong việc thống kê đúng và đủ về việc thực hiện nguồn vốn được cấp từ nợ nước ngoài:

Cơ sở dữ liệu vầ nợ nước ngoài hiện còn đang trong quá trình hìnhthành Mặc dù Chính phủ đã có quy chế về thu nhập, tổng hợp, báo cáo

và công bố thông tin về nợ nước ngoài (ban hành năm 2006), song việcxây dựng một cơ sở dữ liệu về nợ nước ngoài và quy trình thu thập thôngtin, phân tích, tổng hợp và báo cáo còn đòi hỏi thời gian Để đảm bảo hoànthành được công tác này, đòi hỏi phải đầu tư nhiều vào việc nâng caonăng lực cán bộ, nguồn lực tổ chức, xây dựng phương tiện và các quytrình thực hiện Cảnh báo và quản lý rủi ro còn hạn chế: Cũng theo quychế quản lý vay và Trả nợ nước ngoài (2005), NHNN sẽ phải thiết lậpđược hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro từ nợ của khu vực doanh nghiệp.Cho đến nay,quy định này mới chỉ là mong muốn của Chính phủ Sự cầnthiết phải đánh giá rủi ro từ việc vay nợ thương mại sẽ tăng lên nhanhchóng khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nên kinh tế toàn cầu về sự hiệndiện của các tổ chức tín dụng quốc tế trên thị trường trong nước

3) Nguyên Nhân:

a) Yếu tố lịch sử

Quản lý nợ nước ngoài trong nền kinh tế thị trường chỉ mới được triểnkhai ở nước ta từ những năm 1995, khi mà các dự án vay nợ ODA củacác ngân hàng đa phương lớn bắt đầu giải ngân đáng kể Kinh nghiệm và

Trang 19

thực tiễn quản lý nợ nước ngoài trong nền kinh tế thị trường của Việt Namchưa có nhiều và hệ thống quản lý nợ nước ngoài còn đang trong quátrình xây dựng và hoàn thiện Thêm vào đó, về nhận thức vẫn còn tồn tạicách hiểu chưa đúng thực chất về nợ ODA Quan điểm ODA như cáckhoản viện trợ không hoàn lại nên không tính toán kỹ khả năng hoàn vốn,dẫn đến lãng phí và tham nhũng.

b) Thiếu hụt kinh nghiệm quản lý nợ:

Cho đến nay, vay nợ thương mại nước ngoài của Việt Nam cũng cònrất ít ỏi, do vậy kinh nghiệm quản lý và kiểm soát nợ thương mại còn kháhạn chế Nhiều phương pháp phân tích, các chỉ số, các mô hình nợ, quytrình thu thập số liệu và báo cáo, hệ thống tổ chức… đều là mới Quá trìnhhọc hỏi, tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm cũng như xây dựng thể chế và

cơ chế quản lý đòi hỏi thời gian và kinh nghiệm Một số biểu hiện kémthích ứng với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong cách thức quản lý

nợ nước ngoài ở Việt Nam có thể nói là tất yếu

c) Nhiều văn bản cùng điều chỉnh một đối tượng quản lý:

Phân tích về tồn tại trong khuôn khổ tổ chức quản lý nợ cho thấy việcphân công trách nhiệm quản lý còn nhiều trùng lập và mâu thuẫn trong cácvăn bản pháp quy cũng như trong thực tiễn thực hành các quy định.Nguyên nhân của các sự việc trên là do có nhiều văn bản cùng điều chỉnhmột đối tượng quản lý Một nguyên nhân sâu xa hơn nằm trong phân chiaquyền lực của các cơ quan Chính phủ, trong đó có những “tồn tại lịch sử”rất khó thay đổi nếu không có những quyết định chính trị mạnh mẽ ở cấptrên

d) Thiếu hụt đội ngũ cán bộ chuyên môn:

Sự thiếu hụt về đội ngũ cán bộ chuyên môn là một trong những nguyên nhânđán kể dẫn đến những hạn chế của hệ thống quản lý nợ quốc gia Trước đâyngành giáo dục Việt Nam chưa đào tạo chuyên ngành quản lý nợ nước ngoài vàcác chuyên ngành tài chính quốc tế dù đã được tổ chức đào tạo nhưng trên thực

tế chưa đủ cập nhật về kiến thức và kỹ năng quản lý nợ nước ngoài Đội ngũcán bộ của các cơ quan quản lý nợ nước ngoài chủ yếu vừa làm vừa học Cáckhóa đào tạo và tập huấn ngắn hạn chủ yếu do các dự án ODA cung cấp, không

đủ để giúp hình thành một lực lượng chuyên gia đảm bảo thu thập thông tin,phân tích và dự báo cũng như tổ chức các hoạt động nghiệp vụ một cách thíchđáng

e) Hệ thống và quy trình kiểm định các dự án đầu tư còn yếu kém:

Quản lý nợ nước ngoài bền vững có liên quan rất chặt chẽ với việcthẩm định và đảm bảo hiệu quả đầu tư Từ phương diện này, những điểmyếu của hệ thống và quy trình thẩm định, quản lý các dự án đầu tư, vốn đã

là thực tiễn nhiều năm của nước ta, đã có tác động đến công tác quản lý

nợ nước ngoài Nguồn vốn vay nước ngoài trên thực tế cũng được phân

bổ cho các chương trình, dự án ưu tiên như nguồn vốn ngân sách Bởi

Trang 20

vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài trong dài hạn thì cái gốcvẫn là phải nâng cao hiệu quả đầu tư công cộng nói chung.

f) Ứng dụng công nghệ thông tin còn yếu kém:

Phần mềm quản lý nợ nước ngoài đang sử dụng tại Bộ TC và NHNNchưa được hỗ trợ đầy đủ các ứng dụng như chuẩn Tiếng Việt Unicode,chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử… Việc ứng dụng công nghệ thông tin ở cấpđịa phương còn yếu hơn nhiều, yếu cả trang bị hệ thống máy tính, phầnmềm quản lý và năng lực chuyên môn của cán bộ

B TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM.

I Tình hình hoạt động:

1 Vốn thực hiện:

Trong 10 tháng đầu năm 2012, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

đã giải ngân được 9 tỷ USD, bằng 98,9 % so với cùng kỳ năm 2011

Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) trong 10 tháng đầu năm 2012 dựkiến đạt 58,55 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 62,65%tổng kim ngạch xuất khẩu Nhập khẩu của khu vực ĐTNN tính đến tháng 10 năm

2012 đạt 49,18 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 52,43%tổng kim ngạch nhập khẩu Tính chung trong 10 tháng năm 2012, khu vực ĐTNNxuất siêu 9,36 tỷ USD

Ngày 30/12/2010 tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) tổ chức cuộc họp báocông bố chính thức tình hình thu hút và giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài trong năm 2010 và dự báo năm 2011 Chủ trì cuộc họp báo là Thứtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đặng Huy Đông

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tương đối thành công trongviệc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Khu vực kinh tế cóvốn ĐTNN ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình pháttriển kinh tế - xã hội của Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năngđộng nhất

Năm 2010, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 11 tỷ USD,tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó, vốn thực hiện của các nhàđầu tư nước ngoài đạt khoảng 8 tỷ USD Như vậy, năm 2010, các dự ánFDI năm 2010 đã đạt được mục tiêu giải ngân đề ra Có được kết quả đómột phần là do sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam cũng như chính quyềncác địa phương trong việc hỗ trợ các nhà ĐTNN giải quyết, tháo gỡ cáckhó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của cácnhà đầu tư tại Việt Nam

Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2010 là điểm

sáng trong đầu tư nước ngoài là điều mà ông Đặng Huy Đông, Thứtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh khi đánh giá về hoạt động FDInăm 2010 của Việt Nam

Trong nhiều năm vừa qua mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khókhăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng các

Trang 21

doanh nghiệp ĐTNN vẫn vượt qua được các khó khăn này và có kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh tốt, đóng góp đáng kể vào những thànhtựu về kinh tế của Việt Nam trong năm vừa qua Khu vực ĐTNN đóng gópđáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước trong năm 2010, như đónggóp vào tăng trưởng GDP, kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng côngnghiệp, thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho người lao động… Xuấtkhẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) trong năm 2010 dự kiến đạt 38,8

tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ và chiếm 53,1% tổng xuất khẩu cảnước

Trong năm 2010 Việt Nam đã thu hút được 18,59 tỷ USD vốn ĐTNNđăng ký (gồm cả cấp mới và tăng vốn) Tuy chỉ bằng 82,2% so với cùng kỳ

2009, nhưng vốn ĐTNN vào Việt Nam duy trì được con số đáng kích lệnhư trên trong bối cảnh suy giảm toàn cầu vẫn chứng tỏ rằng môi trườngđầu tư của Việt Nam vẫn có sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nướcngoài

Trong năm 2010, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn luôn là thế mạnh và là lĩnhvực thu hút được sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài Lĩnh vựcnày dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư, với

385 dự án cấp mới, tổng vốn đầu tư đạt trên 4 tỷ USD và 199 dự án tăng vốn với

số vốn tăng thêm là 1 tỷ USD, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 5,1

tỷ, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư đăng ký

Đối với Đầu tư ra nước ngoài, hoạt động ĐTRNN tại Việt Nam mới

có sự phát triển nhanh trong mấy năm gần đây Phần lớn các dự án đầu

tư quy mô lớn đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư nên hiệu quảkinh tế tức thì của ĐTRNN là chưa lớn, tuy nhiên cũng đã có những tácđộng tích cực cho nền kinh tế và sẽ có sự đóng góp đáng kể vào nền kinh

tế Việt Nam trong những năm sắp tới

Năm 2010 đã có 107 dự án đầu tư của Việt Nam với tổng vốn đầu

tư đăng ký của Việt Nam là 2,914 tỷ USD Thêm 9 dự án tăng vốn đầu tưtrong năm 2010, vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm của các doanhnghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong năm 2010 đạt trên 3 tỷ USD

Ước vốn thực hiện trong năm 2010 của các dự án đầu tư ra nướcngoài khoảng 900 triệu USD, trong đó thực hiện của các hợp đồng dầu khíkhoảng 637 triệu USD

Có thể nói, hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp, cá nhân ViệtNam đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể và đóng góp vào sựphát triển, của đất nước Trong những năm sắp tới, hoạt động ĐTRNNđược dự báo là sẽ tiếp tục tăng cao do có những thuận lợi mới, nhưngcũng đang đứng trước một số thách thức mới

Trong năm 2011, sẽ tập trung kiểm tra, giám sát tiến độ triển khaicác dự án đã được cấp GCNĐT Những dự án chiếm đất lớn, chậm triểnkhai mà không có lý do chính đáng sẽ được xử lý nghiêm nhằm tạo cơ hộicho các nhà đầu tư khác

Ngày đăng: 28/10/2016, 21:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w