1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển logistics ở mỹ và định hướng cho việt nam

73 472 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ,… logistics đã được phát triển đến một trình độ hiện đại, với cơ sở hạ tầng đồng bộ, với những nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Thương Mại Quốc Tế

PHÁT TRIỂN LOGISTICS Ở MỸ

VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên : Vũ Thùy Linh

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

Danh mục hình ảnh:

Hình 1.1: Mô Hình chuỗi logistics 5

Hình 2.1: Xếp loại chỉ số năng lực logistics quốc gia LPI các nước trên thế giới 28

Hình 2.2: Bản đồ hệ thống đường bộ của Mỹ 32

Hình 2.3: Bản đồ hệ thống đường sắt của Mỹ 33

Hình 2.4: Bản đồ các cảng hàng không lớn của Mỹ 37

Hình 2.5: Các nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ 3 (3PL) đứng đầu 41

Hình 2.6: Các logo dịch vụ của Fedex 43

Danh mục biểu đồ: Biểu đồ 2.1: 10 Quốc gia có GDP đứng đầu thế giới năm 2011 18

Biểu đồ 2.2: 10 Quốc gia có khối lượng thương mại lớn nhất thế giới năm 2004, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 19

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ nợ của công chúng Mỹ 22

Biểu đồ 2.4: Cán Cân Thanh Toán Thâm Hụt của Mỹ (Tỷ USD) 22

Bi u ể đồ 2.5: Bi u ể đồ dân s trên 65 tu i M t n m 1990 ố ổ ở ỹ ừ ă đế n 2010 26 Bi u ể đồ 2.6: Bi u ể đồ ế ấ k t c u dân s theo tu i v gi i c a M t n m ố ổ à ớ ủ ỹ ừ ă 2000 n 2010 đế 26

Biểu đồ 2.7: Chi phí logistics theo phần trăm GDP 30 Biểu đồ 2.8: Biểu đồ phân vùng nhà cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics

Trang 4

thế giới năm 2011 48 Biểu đồ 2.9: Biểu đồ doanh thu 3PL ở Mỹ 51

Danh m c b ng: ụ ả

B ng 2.1: B ng x p lo i các 10 n ả ả ế ạ ướ c dân s l n nh t th gi i ố ớ ấ ế ớ 25

Bảng 2.2: Bảng xếp loại chỉ số năng lực logistics quốc gia World bank 2010 .30 Bảng 2.3: Bảng xếp hạng 20 cảng có khối lượng vận chuyển lớn nhất thế giới năm 2009 35 Bảng 2.4: Xếp hạng các hãng tàu đứng đầu nước Mỹ so với thế giới 42 Bảng 3.1: Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo ngành vận tải của Việt Nam 53 Bảng 3.2: Các cảng biển quốc tế của Việt Nam 56

Trang 5

Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ,… logistics đã được phát triển đến một trình độ hiện đại, với cơ sở hạ tầng đồng bộ, với những nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới như: Fedex, DHL,… Mỹ là đất nước có ngành logistics phát triển lâu đời với chỉ số năng lực logistics quốc gia LPI thứ 14 thế giới (World bank – 2010) Mỹ cũng là một mảnh đất mầu mỡ của thị trường logistics mà bản thân các tập đoàn logistics của Mỹ cũng phải cạnh tranh một cách gắt gao.

Nắm bắt được hiện trạng như vậy, khóa luận muốn đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển logistics ở Mỹ cũng như thực trạng logistics ở Việt Nam hiện nay, Dựa trên kinh nghiệm phát triển của Mỹ, Khóa luận mạnh dạn đưa ra một số định hướng và kiến nghị cho phát triển cho logistics của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới

Trang 6

Khóa luận tập trung nghiên cứu trên phạm vi nước Mỹ và Việt Nam, nguồn số liệu tập trung từ năm 2008 trở lại đây để làm sáng rõ hiện trạng và những thay đổi trong lĩnh vực logistics của Mỹ và Việt Nam.

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xã hội bao gồm phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống

kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp

Khóa luận sử dụng các số liệu thống kê phù hợp với quá trình phân tích và tổng hợp thực tiễn cho việc phát triển logistics ở quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới là Mỹ cũng như hiện trạng phát triển logistics ở Việt Nam

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được trình bày gồm 3 chương :

Chương 1: Khái quát chung về hoạt động logistics

Chương 2: Thực trạng hoạt động logistics ở Mỹ

Chương 3: Định hướng phát triển logistics ở Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Mỹ

Trang 7

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS1.1 Lịch sử hình thành, khái niệm, đặc điểm, vai trò của logistics

1.1.1 Lịch sử hình thành, khái niệm logistics, quá trình phát triển logistics

Cùng với quá trình phát triển về kinh tế và hội nhập với nền kinh tế thế giới, khối lượng hàng hóa, dịch vụ được lưu thông, trao đổi ngày càng tăng nhanh tạo tiền

đề khiến nhiều ngành nghề phát triển, trong đó có ngành logistics Ngành logistics hiện nay, không chỉ được các doanh nghiệp coi như một ngành kinh tế đầy tiềm năng

mà còn là một chìa khóa quan trọng trong hoạt động giao thương trong nước cũng như quốc tế

Thuật ngữ “logistics” được xuất hiện ở Việt Nam và đã không còn xa lạ với nhiều người Nhưng để đưa ra một định nghĩa hay một giải thích đầy đủ và súc tích nhất thì không phải ai cũng làm được Thuật ngữ “logistics” đã được chấp nhận ghi vào từ điển giống như một từ ngoại nhập bởi thực tế đến nay, cũng không có một định nghĩa nào được coi là chính thức để định nghĩa cho “logistics”, phải chăng, những tổ chức, tác giả nghiên cứu có uy tín hàng đầu thế giới, đưa ra những định nghĩa của mình và được chấp nhận một cách rộng rãi

Nếu như trong thời kỳ mới xuất hiện, Napoleon đã từng định nghĩa về logistics như sau: “Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội”, thì đến nay, thuật ngữ logistics đã được áp dụng cho mọi lĩnh vực đặc biệt là kinh tế và hình thành nên từ logistics theo cách hiểu toàn cầu

Trong cuốn sách “Logistics những vấn đề cơ bản” của PGS-TS Đoàn Thị Hồng Vân-NXB Thống kê 2003 có nêu lên một số khái niệm về logistics của các nhà kinh tế trên thế giới như sau:

* Trong lĩnh vực sản xuất, logistics là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ… cho hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả Bên cạnh đó, nó còn tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới

* Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên, yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt hoạt động kinh tế

Trang 8

* Logistics là hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kế hoạch nhằm quản lý nguyên vật liệu, dịch vụ, thông tin, dòng chảy của vốn… nó bao gồm

cả những hệ thống thông tin ngày một phức tạp, sự truyền thông và hệ thống kiểm soát cần phải có trong môi trường làm việc hiện nay

* Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng

Đến nay, định nghĩa được coi là đầy đủ nhất và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa của Hội Đồng Quản Lí Logistics của Hoa Kì (Council of logistics managerment – CLM): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng”

Ở đây, logistics được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các công đoạn cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng Hay nói cách khác, logistics được gắn liền với một chuỗi chu trình, từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông hàng hóa

và cho đến khi hàng hóa được đưa đến tay người tiêu dùng Mô hình chuỗi logistics

có thể được minh họa như sau:

Hình 1.1: Mô Hình chuỗi logistics

Trang 9

Nguồn: Gianpaolo Ghiani, Gibert laporte, Roberto Musmano, 2004,

Introduction to logistics system planning and control, John Wiley & Son, trang 29.

Tại Việt Nam, thuật ngữ logistics lần đầu tiên được pháp điển hóa tại điều

233, Luật Thương mại Việt Nam qui định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”

Như vậy, mặc dù trong Luật Thương mại Việt Nam mang nghĩa hẹp hơn, coi logistics gần như hoạt động giao nhận hàng hóa Khái niệm này đã cố gắng đưa ra chi tiết cho việc liệt kê các hoạt động logistics nhưng việc liệt kê có tính mở hàm chứa sự phong phú đa dạng của các hoạt động logistics

Nói về quá trình phát triển logistics, theo ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - Ủy ban Kinh tế và xã hội châu Á – Thái Bình Dương) , logistics được phát triển qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phân phối vật chất:

Giai đoạn này diễn ra trong khoảng thế kỷ 60, 70 của thế kỉ XX Hoạt động vận chuyển vào trong công ty được gọi là: “Inbound logistics” và hoạt động vận chuyển ra ngoài công ty được gọi là: “Outbound logistics” Những hoạt động này

Trang 10

bao gồm vận tải, phân phối bảo quản hàng hóa, quản lý tồn kho, đóng gói bao bě, phân loại,…hay cňn gọi lŕ phân phối vật chất Giai đoạn đầu của logistics gắn liền với sự phát triển của “Outbound logistics” với nỗ lực marketing của công ty để đưa sản phẩm tới tay khách hàng.

Giai đoạn 2: Hệ thống logistics:

Giai đoạn này diễn ra trong khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, cùng với sự gia tăng chi phí nhiên liệu và sự phát triển của khoa học quản lí, các doanh nghiệp phải tìm kiếm cách thức tăng hiệu quả vận tải, giảm chi phí lưu kho, dự trữ Giảm chi phí đầu vào để sản xuất ra những sản phẩm mới với giá cả cạnh tranh Như vây, hoạt động của công ty phải là sự tổng hòa kết hợp của hai hoạt đông: “Inbound logistics”

và “Outbound logistics” tạo ra giai đoạn phát triển mới: logistics hệ thống

Giai đoạn 3: Quản trị dây truyền cung ứng:

Đây là giai đoạn phát triển cao của logistics, đòi hỏi sự kết hợp của “Inbound logistics”, “Outbound logistics” và “Operation logistics” – một phần hoạt động điều hành trong công ty liên quan đến việc lập hệ thống theo dõi, kiểm tra sản phẩm và lập các chứng từ liên quan nhằm tăng thêm giá trị cho sản phẩm Sự kết hợp của ba hoạt động này hình thành nên một dây truyền cung ứng bao trùm mọi hoạt động từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng với mục đích cao nhất

là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

1.1.2 Đặc điểm của logistics

Logistics với đặc thù là một ngành rất rộng và xuyên suốt tất cả các công đoạn, vì vậy, logistics bao gồm những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, logistics là một chuỗi hoạt động mang tính chất liên kết chặt chẽ, lirm tục và ảnh hưởng lẫn nhau Trong một doanh nghiệp, việc tìm kiếm đầu vào tốt kết hợp với kết hợp các tru trình vận chuyển tối ưu và lưu chuyển dòng hàng hóa, nguyên vật liệu mới có thể tạo nên giá cạnh tranh cho sản phẩm đầu gia Như vậy, việc thực hiện chu trình logistics trong doanh nghiệp phải được thực hiện đồng nhất và tối ưu hóa xuyên suốt trong mọi quá trình từ khâu sản xuất tới khâu lưu thông

Thứ hai, logistics không phải chỉ bao gồm các yếu tố vật chất như nguyên vật liệu đầu vào, mà nó liên quan đến tất cả các yếu tố khác như nguồn nhân lực,

Trang 11

công nghệ, thông tin,… Đặc biệt trong giai đoạn phát triển công nghệ thông tin như hiện nay thì yếu tố áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại vào quản trị doanh nghiệp và quản trị logistics là một điều thiết yếu Dựa trên các cơ sở dữ liệu điện tử, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm công sức và chi phí cho việc quản

lý các nguồn lực của mình Đồng thời, các công nghệ kỹ thuật tiên tiến giúp các doanh nghiệp tìm ra các qui luật tối ưu

Thứ ba, logistics bao gồm hai cấp độ là hoạch định và tổ chức Hay nói cách khác, logistics bao gồm 2 vấn đề là vị trí và vấn đề vận chuyển và lưu trữ Vấn đề vị trí được hiểu như là việc xây dựng các điểm tối ưu trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào, nơi chế biến, lắp ráp, nơi phân phối, nơi bán hàng, kho hàng, các đối tác chiến lược… và cấp độ thứ hai, sẽ tối ưu việc vận chuyển và lưu trữ tại những địa điểm đó Các doanh nghiệp tận dụng tối đa sự kết hợp của 2 cấp độ này, mang lại hiệu quả đầu tư cao

1.1.3 Vai trò của logistics

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở những điểm sau:

Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh

tế

Tất cả các khâu trong quá trình, từ sản xuất đến lưu thông phân phối đều được chuyên nghiệp hóa giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới dựa vào lợi thế tự nhiên và lợi thế quốc gia Chính nhờ có hoạt động logistics chuyên nghiệp sẽ là phương tiện kết nối tất cả các khâu, các lĩnh vực khác nhau để tạo ra sự tối ưu về không gian và thời gian, tạo ra lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp

Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường Trong xã hội hiện đại, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và ngày

càng phong phú đa dạng Điều này yêu cầu luôn luôn có sự vận động và biến đổi, tạo

ra hàng loạt danh mục sản phẩm mới, cả về khối lượng và chất lượng Để giải quyết các thách thức do thị trường mở rộng và sự tăng nhanh của hàng hóa và dịch vụ, các

Trang 12

hãng kinh doanh phải mở rộng quy mô và tính phức tạp, phát triển các nhà máy liên hợp thay thế cho những nhà máy đơn Hệ thống logistics hiện đại đã giúp các hãng làm chủ được toàn bộ năng lực cung ứng của mình qua việc liên kết các hoạt động cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối kịp thời chính xác Nhờ đó mà đáp ứng được những cơ hội kinh doanh trong phạm vi toàn cầu Chính vì vậy, sự phân phối sản phẩm từ các nguồn ban đầu đến các nơi tiêu thụ trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong GDP ở mỗi quốc gia

Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng Logistics hỗ trợ sự di

chuyển và dòng chảy của nhiều hoạt động quản lý hiệu quả, nó tạo thuân lợi trong việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ Để hiểu hơn về hình ảnh hệ thống này,

có thể thấy rằng nếu hàng hóa không đến đúng thời điểm, không đến đúng các vị trí

và với các điều kiện mà khách hàng cần thì khách hàng không thể mua chúng, và việc không bán được hàng hóa sẽ làm mọi hoạt động kinh tế trong chuỗi cung cấp bị

vô hiệu.Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời địa điểm (just in time) Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất Kết quả là hoạt động lưu thông nói riêng và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn

gian-Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thông phân phối Với tư cách là

các tổ chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, các doanh nghiệp logistics mang lại đầy đủ các lợi ích của các third – party cho các ngành sản xuất và kinh doanh khác Từ đó mà mang lại hiệu quả cao không chỉ ở chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian và tiền bạc cho các quá trình lưu thông phân phối trong nền kinh tế

Trang 13

Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế Trong thời đại toàn cầu hóa, thương mại quốc tế là sự lựa chọn tất

yếu cho mọi quốc gia trong tiến trình phát triển đất nước Các giao dịch quốc tế chỉ thực hiện được và mang lại hiệu quả cho quốc gia khi dựa trên một hệ thống logistics

rẻ tiền và chất lượng cao Hệ thống này giúp cho mọi dòng hàng hóa được lưu chuyển thuận lợi, suôn sẻ từ quốc gia này đến quốc gia khác nhờ việc cung ứng kịp thời, phân phối chính xác, chứng từ tiêu chuẩn, thông tin rõ ràng…

Là một bộ phận trong GDP, logistics ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ lạm phát, tỷ

lệ lãi xuất, năng suất, chi phí, chất lượng và hiệu quả, cũng như các khía cạnh khác của nền kinh tế Một nghiên cứu chỉ ra rằng bình quân một tổ chức của Mỹ có thể mở rộng năng suất logistics 20% hoặc hơn trong 1 năm Một cách để chỉ ra vai trò của logistics là so sánh phí tổn của nó với các hoạt động xã hội khác Tại Mỹ chi phí kinh doanh logstics lớn gấp 10 lần quảng cáo, gấp đôi so với chi phí bảo vệ quốc gia và ngang bằng với chi phí chăm sóc sức khỏe con người hàng năm

1.2 Phân loại logistics, các yếu tố cấu thành Logistics

1.2.1 Phân loại logistics

Thực tế hiện nay, có rất nhiều cách phân loại hoạt động logistics khác nhau Tuy nhiên, có một số cách phân loại được sử dụng rộng rãi nhất đó là:

1.2.1.1 Phân loại theo hình thức

Logistics bên thứ nhất (1PL- First Party Logistics): là hoạt động logistics do người chủ sở hữu sản phẩm/ hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện để đáp ứng nhu cầu của bản thân doanh nghiệp

Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): chỉ hoạt động logistics

do người cung cấp dịch vụ logistics cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi cung ứng

để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng

Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics): là người thay mặt chủ hàng

tổ chức thực hiện và quản lí các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng

Trang 14

Logistics bên thứ tư (4PL - Fourth Party Logistics): Người cung cấp dịch vụ là người tích hợp, gắn kết khả năng và cơ sở vật chất của mình và các tổ chức khác để vận hành các giải pháp chuỗi logistics.

Logistics bên thứ năm (5PL - Fifth Logistics): Các nhà cung cấp dịch vụ logistics cung cấp dịch vụ trên cở sở nền tảng là thương mại điện tử

1.2.1.2 Theo nội dung nghiệp vụ

Hoạt động mua (Procurement) là các hoạt động liên quan đến đến việc tạo ra các sản phẩm và nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp bên ngoài Mục tiêu chung của mua là hỗ trợ các nhà sản xuất hoặc thương mại thực hiện tốt các hoạt động mua hàng với chi phí thấp

Hoạt động hỗ trợ sản xuất (Manufacturing support) tập trung vào hoạt động quản trị dòng dư trữ một cách hiệu quả giữa các bước trong quá trình sản xuất Hỗ trợ sản xuất không trả lời câu hỏi phải là sản xuất như thế nào mà là cái gì, khi nào

và ở đâu sản phẩm sẽ được tạo ra

Hoạt động phân phối ra thị trường (Market distribution) liên quan đến viêc cung cấp các dịch vụ khách hàng Mục tiêu cơ bản của phân phối là hỗ trợ tạo ra doanh thu qua việc cung cấp mức độ dịch vụ khách hàng mong đợi có tính chiến lược ở mức chi phí thấp nhất

1.2.1.3 Theo quá trình

Logistic đầu vào (Inbound logistics) toàn bộ các hoạt động hỗ trợ dòng nguyên liệu đầu vào từ nguồn cung cấp trực tiếp cho tới các tổ chức Đảm bảo đầu vào một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất

Logistic đầu ra (Outbound logistics) toàn bộ các hoạt động hỗ trợ dòng sản phẩm đầu ra cho tới tay khách hàng một cách tối ưu về vị trí, thời gian và tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp

Logistic ngược (Logistics reverse) bao gồm các dòng sản phẩm, hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng, dòng chu chuyển ngược của bao bì đi ngược chiều trong kênh logistics Qui trình này liên quan tới yếu tố xử lý chất thải và môi trường Logistics sau bán hàng trong trường hợp khách hàng không ưng ý

1.2.2 Các yếu tố logistics vĩ mô

1.2.2.1 Cơ sở hạ tầng

Trang 15

Cơ sở hạ tầng là yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển logistics dựa trên sự tác động của cơ sở hạ tầng tới chi phí logistics, năng lực hoạt động và sự thu hút người

sử dụng dịch vụ logistics

Thứ nhất, nhìn một cách tổng quan, cơ sở hạ tầng trước tiên, ảnh hưởng rất lớn tới việc gia tăng hay cắt giảm chi phí logistics Cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ đồng nghĩa với việc kết hợp hoàn hảo việc vận chuyển tối ưu và lưu kho dự trữ Đặc biệt trong vấn đề vận tải đa phương thức là sự kết hợp các cơ sở hạ tầng của các cảng biển, các cảng hàng không, hệ thống đường sắt, hệ thống đường hàng không, hệ thống công nghệ thông tin,…Việc gián đoạn trong chuỗi hệ thống chuyên chở gây trở ngại cho quá trình vận chuyển kể cả về mặt thời gian và chi phí Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay, vấn đề thời gian lại vô cùng đáng quan tâm Thay vì vận chuyển bằng hệ thống đường cao tốc giữa cảng đường biển bằng hệ thống đường bộ không hoàn chỉnh sẽ gây ra rất nhiều chi phí cả về quãng đường và chuyển tải Thêm vào đó, cũng dẫn tới nhiều tổn thất cho xã hội trong khi vận chuyển quá tải hoặc trên những đoạn đường không tương thích

Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng sẽ quyết định năng lực chuyên chở, lưu trữ, lưu chuyển và từ đó quyết định năng lực của ngành logistics Ngành logistics nói chung không phải chỉ nhằm mục đích cung cấp dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp trong nước mà còn thu được một nguồn lợi lớn chuyên chở hàng hóa buôn bán quốc

tế, hàng hóa chuyển tải, quá cảnh,… Vì vậy, năng lực chuyên chở, lưu trữ bị hạn chế cũng đồng nghĩa với việc giới hạn cung cấp dịch vụ logistics cũng như hạn chế về lợi ích thu lại Các quốc gia có biên giới giáp biển, là cửa ngõ của các châu lục có lợi thế lớn trong việc tận dụng vị trí địa lý để chuyên chở, chuyển tải các hàng hóa vận chuyển từ châu lục này sang châu lục khác Nhưng việc giới hạn khối lượng tàu cập cảng, giới hạn năng lực kho bãi sẽ gây ra khó khăn lớn và mất cơ hội cho ngành logistics của các quốc gia cũng như hạn chế khách hàng của các doanh nghiệp logistics

Cuối cùng, cũng như việc hạn chế trong năng lực logistics, cơ sở hạ tầng không đồng bộ sẽ hạn chế việc thu hút người sử dụng dịch vụ logistics nước ngoài, gây ra thất thu cho ngành và hạn chế năng lực cung cấp dịch vụ logistics của các doanh nghiệp logistics

Trang 16

Yếu tố cớ sở hạ tầng là một yếu tố vô cùng quan trọng và được xét làm một yếu tố trong việc đánh giá chỉ số năng lực quốc gia (LPI) của ngân hàng thế giới.

Thực tế cho thấy, các quốc gia có ngành logistics phát triển nhất hiện nay như Singapore, Nhật Bản, Mỹ… đều có sự hoàn thiện trong cơ sở hạ tầng và được trang

bị những công nghệ hiện đại, hệ thông kho bãi, hệ thống cảng biển và cảng hàng không với năng lực xếp dỡ lớn

1.2.2.2 Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý được xem như yếu tố nền tảng để hệ thống logistics có thể phát triển Cơ sở pháp lý ảnh hưởng đên hoạt động logistics bao gồm Hiến Pháp và tất cả các bộ luật có liên quan hoặc ảnh hưởng tới bất kỳ một khâu nào của hoạt động logistics như: luật thương mại, luật kinh doanh, luật giao thông, luật thuế, hải quan

và tất cả các bộ luật liên quan khác

Các quy định của nhà nước đối với các hoạt động về kinh doanh logistics có thể khuyến khích hay hạn chế hoạt động của ngành logistics Hệ thống pháp luật rõ ràng với các qui định mang tính chất rào cản kỹ thuật thường được áp dụng ở các nước tiên tiến với công nghệ được trang bị hiện đại nhất, giúp các doanh nghiệp logistics của các nước này hạn chế bớt sự cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics ngay trên thị trường trong nước Ngược lại, với những nước có hệ thống pháp luật chưa rõ ràng và hạn chế trong năng lực kiểm tra cũng như nhiều quy định chồng chéo sẽ làm cản trở hoạt động logistics Doanh nghiệp logistics phải cùng một lúc đáp ứng nhiều qui định kiểm tra, đăng ký, thủ tục khác nhau sẽ bị chậm trễ trong quá trình thực hiện và gây phát sinh nhiều chi phí

Các qui định về cho phép sử dụng và kiểm tra các phương tiện tham gia hoạt động chuyên chở còn ảnh hưởng tới tính an toàn và việc phát triển bền vững của các quốc gia Các phương tiện vận chuyển quá tải, không phù hợp, không tương thích gây ra các hư hỏng trong hệ thống cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm cho người và hàng hóa vận chuyển Đồng thời, các phương tiện không đủ tiêu chuẩn đảm bảo an toàn với môi trường, gây hiệu ứng xấu trong việc phát triển về lâu dài

Hệ thống pháp luật các qui định về nhập khẩu, xuất khẩu và luật hải quan cũng là một yếu tố quyết định sự phát triển của logistics Năng lực thông quan hàng hóa cũng là một chỉ tiêu trong việc xếp hạng năng lực logistics quốc gia của ngân

Trang 17

hàng thế giới Trong chỉ số này, các qui định về xuất nhập khẩu, qui định về kiểm tra, giám sát đóng vai trò quyết định tới yếu tố thời gian và chi phí.

1.2.2.3 Người cung cấp dịch vụ logistics (Logistics Service Provider: LSP)

Người cung cấp dịch vụ logistics được ngày một chuyên nghiệp hóa từ việc phục vụ một hoạt động đơn lẻ cho đến việc cung cấp một chuỗi các hoạt động logistics và kết hợp các nguồn lực của những nhà cung cấp khác nhau Điều này đã được đưa đến như khái niệm 2PL, 3PL, 4 PL, 5PL kể trên Tuy nhiên, có thể xem xét các khái niệm này kỹ hơn trên góc độ người sử dụng dịch vụ logistics

Người cung cấp dich vụ logistics – 2PL chỉ cung cấp một dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận chuyển (hãng hàng không, cho thuê fooc, móc kéo, ), dịch vụ đăng kiểm, dịch vụ thông quan tại cảng,… Người cung cấp dịch vụ logistics - 2PL thường

là những hãng, công ty nhỏ hoặc thậm chí cả cá nhân đứng ra làm dịch vụ logistics

Người cung cấp dịch vụ logistics – 3PL là người đưa ra các dịch vụ cho một phần hoặc toàn bộ các công đoạn của chuỗi logistics Như vậy, người cung cấp dịch

vụ logistics – 3PL sẽ đưa ra cho khách hàng những giải pháp tối ưu hóa để kết hợp nhiều hoạt động liên tiếp hoặc cả công đoạn cho khách hàng

Người cung cấp dịch vu logistics – 4PL là một hình thức phát triển cao hơn của 3PL, trong đó, người cung cấp dịch vụ logistics còn phải gắn kết các nguồn lực của mình với các đối tác để cung ứng dịch vụ logistics Nói một cách khác, 4PL bao hàm rộng hơn và hướng tới quản trị cả quá trình logistics

Người cung cấp dịch vu logistics – 5PL: Người cung cấp dịch vụ logistics tích hợp thêm ứng dụng thương mại điện tử

Xét về qui mô, người kinh doanh dịch vụ logistics có nhiều hình thức khác nhau như: Tập đoàn logistics, các công ty vừa và nhỏ, cá nhân kinh doanh dịch vụ logistics Bên cạnh đó, các công ty cung cấp dịch vụ logistics cũng có thể có tài sản hoặc không có tài sản Như trường hợp người cho thuê tàu không có tàu

Những nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất hiện nay đa phần là các nhà cung cấp dịch vụ 3PL với những tập đoàn lâu đời hàng đầu thế giới như: APL Logistics, OOCL Logistics, Schenker, DKSH, Nippon Express, Kuehne & Nagel, DHL, TNT,

Xu hướng phát triển của người cung cấp dịch vụ logistics hiện nay và ngày càng thể hiện rõ rệt là sự tận dụng nguồn lực của các tập đoàn lớn để mua bán, sát nhập và sự

Trang 18

liên kết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo sức cạnh tranh và tăng khả năng cung ứng dịch vụ logistics Các tập đoàn logistics toàn cầu hiện nay đều trải qua một quá trình dài phát triển với nhiều thương vụ mua bán và sát nhập Bởi lẽ, chí có trên

cơ sở mua bán và sát nhập, các nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn mới có thể nhanh chóng nắm giữ được thị trường nước ngoài cũng như sử dụng ưu thế thương hiệu sẵn

có của công ty bị mua lại cũng như bành trướng và thanh toán những đối thủ nhỏ khác Điển hình nhất là thương vụ mua lại APL (một trong 5 hãng tàu lớn nhất thế giới năm 2007) của công ty vận tải biển NOL (Singapore) năm 2007 với giá 285 triệu USD Đây là vụ thôn tính lớn chưa từng có bởi một công ty Singapore Điều này gợi mở một xu hướng phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay với việc mua bán và sát nhập để tăng nhanh chóng qui mô, nguồn vốn và tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường

Doanh thu và lợi nhuận của những nhà cung cấp dịch vụ logistics nói nên tính hiệu quả của ngành logistics Các quốc gia có những tập đoàn logistics phát triển mạnh giúp đóng góp một phần lớn vào GDP

1.2.2.4 Người sử dụng dịch vụ logistics

Người sử dụng dịch vụ logistics bao gồm tất cả cá nhân, doanh nghiệp, tập đoàn, những nhà sản xuất,…có nhu cầu cung ứng hoặc vận chuyển hàng hóa kể cả nhằm mục đích thương mại hoặc phi thương mại trong nước hoặc quốc tế Họ là những người trực tiếp sử dụng dịch vụ logistics của những nhà cung cấp dịch vụ logistics và góp một phần lớn trong việc thúc đẩy logistics trong nước phát triển

Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, việc chuyên môn hóa dây truyền quản

lý, cung ứng, khiến hoạt động thuê ngoài dịch vụ trở nên hiệu quả hơn so với việc doanh nghiệp tự đầu tư, tự hoạt động Đây chính là xu thế tất yếu của nền kinh tế toàn cầu Thuê dịch vụ logistics càng phổ biến hơn cũng đồng nghĩa với việc yêu cầu chất lượng dịch vụ logistics khắt khe hơn Thực tế, hoạt động logistics có vai trò vô cùng quan trọng với cá nhân và doanh nghiệp Vì vậy, người sử dụng dịch vụ logistics có xu hướng sẵn lòng chi trả một mức phí tương đối cao để đạt được yếu tố

về thời gian và chất lượng dịch vụ

Người sử dụng dịch vụ logistics hiện nay thường bị tri phối bởi 2 yếu tố, yếu

tố tâm lý và yếu tố hiểu biết Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,

Trang 19

thường có tâm lý sử dụng dịch vụ logistics của những nhà cung cấp dịch vụ logistics

ở nước mình Bởi lẽ, họ đã có thói quen sử dụng dịch vụ của những nhà cung cấp này trong một thời gian dài và chất lượng dịch vụ được đảm bảo Vì vậy, muốn cạnh tranh đối với đối tượng khách hàng này, các nhà cung cấp dịch vụ logistics khác cần thật sự có bản lĩnh đưa ra một mức giá cạnh tranh và chất lượng dịch vụ không thấp hơn Thực tế, rất khó để có thể một doanh nghiệp vừa và nhỏ làm được như vậy và thông thường chỉ có cuộc cạnh tranh giữa những đối thủ lớn lâu đời như trường hợp của Fedex và USP mà thôi

Bên cạnh đó, yếu tố hiểu biết của người sử dụng dịch vụ logistics cũng đóng một vai trò quan trọng Người sử dụng dịch vụ logistics đôi khi không hiểu rõ người cung cấp dịch vụ logistics cho mình thuộc quốc gia nào hoặc chỉ ngộ nhận rằng việc

sử dụng dịch vụ logistics của những nhà cung cấp có từ lâu đời và uy tín mới mang lại chất lượng cao Đối với việc mua bán trao đổi hàng hóa quốc tế, việc người sử dụng dịch vụ logistics lựa chọn điều kiện cơ sở giao hàng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết đinh lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ nào

Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì phần thua thiệt vẫn dành cho các nhà cung cấp trong nước một khi các doanh nghiệp nhập khẩu vẫn chọn điều kiện CIF như đa phần các hợp đồng hiện nay Bởi lẽ với điều kiện cơ sở giao hàng này, hợp đồng vận tải cà giao hàng sẽ thuộc về tay nhà cung cấp dịch vụ logistics tại quốc gia của người bán

Dựa trên sự phân tích của bốn yếu tố này, ta nhận thấy rằng để có thể phát triển hệ thống logistics của một quốc gia thì cần thiết phải có sự phát triển kết hợp đồng bộ và liên kết của tất cả các yếu tố logistics vĩ mô này

Trang 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS Ở MỸ

2.1 Giới thiệu chung về Mỹ

2.1.1 Đặc điểm kinh tế

Nước Mỹ, được mênh danh là một cường quốc kinh tế, với trình độ hiện đại hóa cao trong tất cả các ngành nghề Nước Mỹ có tổng thu nhập GDP nhiều năm đứng đầu thế giới, người dân được hưởng mức sống và phúc lợi xã hội rất cao Trong biểu đồ 2.1: 10 Quốc gia có GDP đứng đầu thế giới năm 2011 sau đây, GDP nước

Mỹ thể hiện đạt 14,6 nghìn tỷ đô la Mỹ, đứng đầu thế giới Chính sự phát triển về kinh tế của quốc gia này đã khiến kinh tế của Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn và chi phối nền kinh tế thế giới

Biểu đồ 2.1: 10 Quốc gia có GDP đứng đầu thế giới năm 2011

Đơn vị: Nghìn tỷ

Nguồn: Therichest.org, World largest economics 2011,

http://www.therichest.org/world/worlds-largest-economies/

Ngày truy cập 4/5/2012.Không chỉ có tổng thu nhập quốc dân GDP đứng đầu thế giới, nước Mỹ cũng

là một thị trường lớn khiến tổng khối lượng thương mại cũng đứng đầu thế giới, vượt trên cả Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia Châu Âu khác Điều này được thể hiện qua biểu đồ 2.2

Biểu đồ 2.2: 10 Quốc gia có khối lượng thương mại lớn nhất thế giới

năm 2004, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010

Đơn vị: Phần trăm trên tổng thế giới

Trang 21

Nguồn: Cục thống kê giao thông vận tải Mỹ,

http://www.bts.gov/publications/americas_container_ports/2011/html/figure_0

5.html Ngày truy cập: 16/4/2012.Theo cuốn: “CIA World Fact Book, 2010”, Nước Mỹ có khối lượng hàng hóa xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới 1,27 nghìn tỷ đô la Mỹ, đứng sau Trung Quốc, 1,51 nghìn tỷ đô la Mỹ, và Đức 1,34 tỷ đô la Mỹ trong tổng số 12,5 nghìn tỷ đô la Mỹ tổng lượng xuất khẩu của thế giới năm 2010 Cùng với sự phát triển và bành trướng của các sản phầm từ Trung Quốc, các sản phẩm từ Mỹ vốn được ưa chuộng như hàng

xa xỉ trên thị trường dần dần bị yếu thế hơn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế Nhưng nhìn chung, với thói quen tiêu dung mạnh tay như hiện nay của người Mỹ, thì việc lượng hàng nhập khẩu ngày càng gia tăng và lượng hàng xuất khẩu bị yếu thế là điều không thể tránh khỏi Hiện nay, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ Năm 2009, Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 296 triệu đô la Mỹ, thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc lên tới 227 triệu đô la Mỹ Mỹ là nước đứng đầu trong bảng danh sách các cảng nhập khẩu nhiều nhất của Trung Quốc

Tuy nhiên, xét về tổng lượng hàng hóa thương mại, bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu thì Canada mới là đối tác thương mại lớn nhât của Mỹ, tổng con số

Trang 22

thương mại, bao gồm cả xuất khẩu và nhập khẩu năm 2009 đã đạt 306 triệu đô la

Mỹ Nước Mỹ xuất khẩu nhiều nhất vào Canada, 205 triệu đô la Mỹ năm 2009

Trong quá khứ, thế kỷ 20 đánh giá sự thành công chưa từng có của nước Mỹ Nước Mỹ có lợi thế không bị hai cuộc chiến tranh thế giới tàn phá và thậm chí còn thu ðýợc nhiều lợi ích của chiến tranh Tuy nhiên nền kinh tế nước này cũng đã phải trải qua sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu nửa đầu thế kỷ 20 và chịu hậu quả lạm phát và thâm hụt ngân sách của chính phủ vào nửa cuối của thế kỷ này Mặc dù vậy, nước Mỹ cuối cùng đã có được một giai đoạn ổn định kinh tế vào những năm 1990: giá cả ổn định, thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 30 năm qua, chính phủ công bố thặng dư ngân sách, và thị trường chứng khoán tăng vọt chưa từng thấy

Hiện nay, trước những biến đổi nhanh chóng hiện nay của kinh tế thế giới, nền kinh tế Mỹ cũng đang trải qua những biến động và khó khăn Bức tranh kinh tế Mỹ đang đối mặt với rất nhiều thách thức trong dài hạn Sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và mức sống, số lượng người giàu có chỉ khoảng 10% dân số nhưng lại nắm giữ phần lớn tài sản Sự già đi của lớp người sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đang đe dọa một gánh nặng về phúc lợi xã hội Đặc biệt, các ngành công nghiệp chế tạo truyền thống sa sút, quốc gia bị thâm hụt thương mại lớn và dường như không thể đảo ngược được trong buôn bán với các nước khác

Nước Mỹ cũng là khởi điểm cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm

2007, 2008 Ngày 1/12 khi các nhà kinh tế thuộc Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) đưa ra tuyên bố "Nước Mỹ lâm vào suy thoái từ tháng 12/2007" được chính phủ Mỹ chính thức thừa nhận, một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong lĩnh vực bất động sản, tài chính, chứng khoán, ngân hàng, làm lung lay cả nền tài chính thế giới Tình hình căng thẳng của kinh tế Mỹ đã khiến số người nộp đơn xin phá sản ở nước này tăng vọt vào những năm 2008 Đáng chú ý, số nợ bình quân mà những người Mỹ phá sản lần này đang gánh cao hơn rất nhiều so với những người phá sản trong những lần suy thoái trước ở Mỹ

Giá nhà sụt giảm, thu nhập co lại và nguồn tín dụng gần như cạn kiệt đang là những thách thức khốc liệt mà người tiêu dùng Mỹ phải đối mặt Mặc dù những lý

Trang 23

do thường gặp khiến những con nợ gặp khó ở Mỹ phải nộp đơn xin phá sản như mất việc, chi phí y tế cao, ly dị…

Theo như Vietstock1, Tổ chức xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới Standard &

Poor"s (S&P) cho biết tổng cộng 85 tập đoàn và công ty đã tuyên bố phá sản trong năm 2008 (tính đến hết ngày 11/11), tăng mạnh so với 22 vụ năm 2007 và 30 vụ năm

2006 Mỹ chiếm tới 70 trong trong tổng số 85 tập đoàn và công ty nói trên, tiếp theo

là châu Âu (5), châu Á (4), Canađa (3), Mêhicô (2) và Nga (1) Ngoài ra, Mỹ cũng là quốc gia có số công ty bị đánh giá tín nhiệm ở mức "B-" nhiều nhất (biểu thị tình trạng nền kinh tế có yếu tố đầu cơ) và có tới 75% trong số 207 tập đoàn và công ty bị đánh giá tín nhiệm ở mức thấp nhất trên toàn cầu

Tổng số nợ của 207 công ty nói trên, chủ yếu thuộc các lĩnh vực như truyền thông, giải trí, sản phẩm tiêu dùng, vật liệu xây dựng, vào khoảng 417,38 tỷ USD Tỷ

lệ vỡ nợ do đầu cơ ở Mỹ đã tăng trong tháng thứ 10 liên tiếp, lên 2,86% trong tháng 10/08, so với 2,68% trong tháng 9/08 Biểu đồ 2.3 sau đây sẽ thể hiện tỷ lệ nợ của công chúng Mỹ Đây chính là hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng cao và lạc quan quá mức vào nền kinh tế Người dân Mỹ thậm chí còn sẵn lòng tiêu dùng bằng các khoản thu nhập trong tương lai

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ nợ của công chúng Mỹ.

Nguồn:

http://vietstock.vn/ChannelID/115/Tin-tuc/118147-qua-trinh-hoi-phuc-kinh-te-my-sau-khung-hoang.aspx/ Ngày truy cập: 2/4/2012

1 Nguồn: Vietstock.vn, Quá trình phục hồi nền kinh tế Mỹ,

http://vietstock.vn/ChannelID/115/Tin-tuc/118147-qua-trinh-hoi-phuc-kinh-te-my-sau-khung-hoang.aspx/ Ngày truy cập: 2/4/2012.

Trang 24

Trong suốt nhiều thập kỷ vừa qua, cán cân thanh toán của Mỹ luôn ở tình trạng thâm hụt hơn là thặng dư Người Mỹ thật sự đang tiêu dùng hàng hóa của thế giới nhiều hơn những gì thế giới đang sử dụng của họ.

Biểu đồ 2.4: Cán Cân Thanh Toán Thâm Hụt của Mỹ (Tỷ USD)

Nguồn: http://www.wtec.org/headlines/?p=181 Ngày truy cập 04/5/2012Qua biểu đồ cho thấy, cán cân thanh toán của Mỹ trước và trong thời kỳ suy thoái luôn ở vị trí thâm hụt trong nhiều năm liển và đặc biệt là thâm hụt với Trung Quốc Làn song hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đã thực sự chinh phục được thị trường này

Đến nay, từ những dấu hiệu về lãi suất, chứng khoán và việc làm, cho thấy nền kinh tế Mỹ đang dần dần phục hồi sau khủng hoảng Sau cuộc họp định kỳ tháng

3 năm 2011, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tuyên bố rằng: “Đà phục hồi kinh

tế ngày càng vững chắc hơn và thị trường việc làm đang được cải thiện dần Sức ép của chi phí hàng hóa lên lạm phát chỉ có tính tạm thời"

Năm 2012, nền kinh tế Mỹ cũng vẫn đang vật lộn với thời kỳ khó khăn cùng những khó khăn của thị trường thế giới, khi mà nợ công ở Châu Âu vẫn đạt mức cao Báo cáochính thức của Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 1/2012 của Mỹ chỉ tăng 2,2% so với cùng kì năm 2011, nhưng

tỷ lệ đó chậm hơn mức tăng được dự báo là 2,5 % Và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 8

% Tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm quí I năm 2012 giảm từ 4,5% quí IV năm 2011 còn 3,8% cho thấy mức chi tiêu của người dân đang tăng trở lại Nền kinh tế này đang chờ đợi sự phục hồi mặc dù trước mắt vẫn còn rất nhiều nguy cơ tài chính tiềm ẩn

Trang 25

Xuyên suốt quá trình kinh tế đầy biến động, nước Mỹ vẫn là một miền đất hứa Nền kinh tế vận hành tốt và duy trì “một nền kinh tế thị trường” Đồng thời, nước Mỹ cũng khiến người ta thán phục với những phân tích báo cáo tổng hợp kinh

tế và những hành động kịp thời của chính phủ Mỹ Đây là một nền kinh tế tự do và

có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới hiện nay

2.1.2 Đặc điểm xã hội

Nước M l m t ỹ à ộ đấ ướt n c g m nhi u s c t c, ph n l n l ngồ ề ắ ộ ầ ớ à ười nh pậ

c , do v y, t o nên m t xã h i a d ng v m u s c v n hóa r t phong phú Chínhư ậ ạ ộ ộ đ ạ à à ắ ă ấ

t s phát tri n c a i u ki n kinh t , khi n s lừ ự ể ủ đ ề ệ ế ế ố ượng người nh p c v o nậ ư à ướ c

M l r t l n Theo cu n “Portrait of the USA”, nỹ à ấ ớ ố ước M v n t ng thêm kho ngỹ ẫ ă ả 700.000 người nh p c m i n m ậ ư ỗ ă

L ch s hình th nh nị ử à ước M g n li n v i các cu c chi n tranh gi nh ỹ ắ ề ớ ộ ế à đấ t

s h u nô l b t ở ữ ệ ắ đầ ừu t tháng 4 n m 1861 v i vi c n ra cu c N i chi n gi a cácă ớ ệ ổ ộ ộ ế ữbang t do mi n B c v các bang nô l mi n Nam, trong s ó có 11 bang h pự ở ề ắ à ệ ở ề ố đ ợ

th nh Liên bang V o ng y 1/1/1863, khi cu c chi n tranh ã i à à à ộ ế đ đ được n a ch ngử ặ

ng, T ng th ng Abra-ham Lincoln ã ra b n Tuyên ngôn Gi i phóng, lo i b

ch ế độ nô l các bang li khai Ch ệ ở ế độ nô l b bãi b trên to n nệ ị ỏ à ước M v iỹ ớ

V o cu i th k 18, các nh s n xu t M ã cho xây d ng nh xà ố ế ỉ à ả ấ ỹ đ ự à ưở ng

nh m t p trung các công nhân v o m t n i i u n y d n ằ ậ à ộ ơ Đ ề à ẫ đế ựn s ra đờ ủi c a “hệ

th ng s n xu t h ng lo t theo ki u M ”, Cùng v i h ng lo t nh ng th nh côngố ả ấ à ạ ể ỹ ớ à ạ ữ à

v khoa h c k thu t v công ngh hi n ề ọ ỹ ậ à ệ ệ đại, nước M ỹ đẫ ở à tr th nh m t cộ ườ ng

qu c, v i công nghi p v nông nghi p hi n ố ớ ệ à ệ ệ đạ Đ ềi i u n y c ng góp ph n l mà ũ ầ à

logicstics v chu i cung ng hi n à ỗ ứ ệ đại.2

Xét v dân s , M l m t trong nh ng nề ố ỹ à ộ ữ ước có dân s ông nh t th gi i.ố đ ấ ế ớ

M t ph n nguyên nhân cho vi c dân s cao, ó l do s lộ ầ ệ ố đ à ố ượng người nh p c l nậ ư ớ

nh ã nói trên Chính vì v y, nư đ ở ậ ước M c ng ỹ ũ đồng th i l m t th trờ à ộ ị ường ti mề

n ng v ngu n lao ă à ồ động ch t lấ ượng cao d i d o.ồ à

2 George Clark , Chân Dung n ướ c M - Portrait of the USA ỹ , trang 3.

Trang 26

tr m v s lă à ố ượng ây chính l h qu gi i c a l p ngĐ à ệ ả à đ ủ ớ ườ đượi c sinh ra sau

th i l bùng n dân s sau chi n tranh th gi i th 2 Hi n nay, t l sinh Mờ ỳ ổ ố ế ế ớ ứ ệ ỷ ệ ở ỹ

r t th p nh ng bù l i, t l nh p c l i ấ ấ ư ạ ỷ ệ ậ ư ạ đề đặu n m i n m m c dù ã có r tỗ ă ặ đ ấ nhi u bi n pháp ng n ch n t chính ph Vì v y, lề ệ ă ặ ừ ủ ậ ượng dân s trong ố đọ ổ tu i lao

Trang 27

Người M i ỹ đ đầu v l i t duy hi n ề ố ư ệ đại, sáng t o, ạ đề cao nh ng ngữ ườ i

tr tu i, h ng hái v có ch t xám Ng nh giáo d c M ẻ ổ ă à ấ à ụ ở ỹ được x p h ng ế à đầu thế

gi i Chính nh chính sách ãi ng t t, m nớ ờ đ ộ ố à ước M thu hút ỹ được nhi u nhânề

Trang 28

t i, l ngu n nhân l c ch t là à ồ ự ấ ượng cao trong t t c các ng nh ngh nói chungấ ả à ề

c ng nh trong ng nh logistics nói riêng.ũ ư à

tiêu dung n c a ngợ ủ ười M , ngỹ ười M s n sang mua ch u v tr n d n t nh ngỹ ẵ ị à ả ợ ầ ừ ữ

th ứ đắ ềt ti n cho đến các d ch v h ng ng y Thêm v o ó, do kinh t tác ị ụ à à à đ ế độ ngsâu s c ắ đế đờ ốn i s ng xã h i nộ ở ước M , l m cho chênh l ch thu nh p gi a cácỹ à ệ ậ ữ

t ng l p dân c r t l n v tình tr ng n y ng y c ng có xu hầ ớ ư ấ ớ à ạ à à à ướng gia t ng.ăChính s chênh l ch thu nh p n y t o ra m t th trự ệ ậ à ạ ộ ị ường tiêu th v i phân khúcụ ớ

2.2 Khái quát chung về hoạt động logistics tại Mỹ

Ngành logistics ở Mỹ đã trải qua một thời gian dài phát triển cả về chất và

lượng Nhìn toàn cảnh về logistics ở Mỹ, trước hết, Mỹ nằm trong khu vực Bắc Mỹ,

một trong những khu vực có chỉ số năng lực logistics quốc gia LPI đứng đầu thế giới

LPI là viết tắt của từ tiếng Anh “Logistics performance index”, có nghĩa là chỉ

số năng lực quốc gia về logistics, do ngân hàng thế giới tiến hành nghiên cứu và công bố trong báo cáo mang tên “Kết nối để cạnh tranh – ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu”

Chỉ số năng lực logictics LPI của World Bank năm 2010 tổng kết năng lực quốc gia về logistics bằng 7 tiêu chí quan trọng nhất về môi trường logistics hiện hành:

• Customs Clearance – độ hiệu quả của thông quan

• Logistics Infrastructure – cơ sở hạ tầng

• Ease of International Shipments – khả năng vận chuyển hàng hóa quốc tế

• Logistics Competence/Internal Skills Sets and Service Providers – chất lượng

dịch vụ

• Tracking and Tracing Capabilities – khả năng theo dõi tình hình hàng hóa sau

khi gửi

Trang 29

• Domestic Logistics Costs – Chi phí logistics trong nươc

• Timeliness/Consistency – Thời gian thông quan và dịch vụ

Hình 2.1: Xếp loại chỉ số năng lực logistics quốc gia LPI các nước trên thế giới

1 <= LPI <= 2.48 2.48 <= LPI <= 2.752.75 <= LPI <= 3.23 3.23 <= LPI <= 5Không có số liệu 1 là thấp nhất và 5 là cao nhấtNguồn: http://info.worldbank.org/etools/tradesurvey/mode1b.asp

Ngày truy cập: 16/3/2012Thực tế, mặc dù có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics đứng hàng đầu thế giới, chỉ số năng lực logistics ở Mỹ chỉ được xếp thứ 14 dựa trên các tiêu chí này của Ngân Hàng thế giới Xếp sau Singapore, Trung Quốc, Anh, Đức,

Bảng 2.2: Bảng xếp loại chỉ số năng lực logistics quốc gia World bank 2010

Trang 30

• Customs Clearance – độ hiệu quả của thông quan: xếp thứ 19

• Logistics Infrastructure – cơ sở hạ tầng: xếp thứ 7

• Ease of International Shipments – khả năng vận chuyển hàng hóa quốc tế: Xếp thứ 20

• Logistics Competence/Internal Skills Sets and Service Providers – chất lượng dịch vụ: Xếp thứ 13

• Tracking and Tracing Capabilities – khả năng theo dõi tình hình hàng hóa sau khi gửi: Xếp thứ 10

• Timeliness/Consistency – Thời gian thông quan và dịch vụ: Xếp thứ 18

• Domestic Logistics Costs – Chi phí logistics trong nước: Xếp thứ 144

Sở dĩ chi phí logistics trong nước của Mỹ cao như vậy do thời điểm xếp hạng này, chi phí tồn kho của Mỹ tăng mạnh cho các khoản chi phí về thuế, khấu hao, lỗi thời, bào hiểm mà tổng lên tới 280 tỷ đô la Mỹ năm 2010 (Theo 21st Annual “ State of logistics report” – Hội đồng quản lý chuỗi cung ứng của Mỹ CSCMP) Đồng thời,

Mỹ cũng đang thực hiện đầu tư sửa chữa cơ sở hạ tầng đã xuống cấp sau thời gian xây dựng đã quá lâu dài Năm 2010, Hiệp hội đường sắt của Mỹ (AAR) công bố Mỹ

đã đầu tư 10,7 triệu đô cho ngành đường sắt trong năm này

Hiện nay, Mỹ là một quốc gia có ngành logistics nằm trong bảng xếp hạng các quốc gia có ngành logistics hàng đầu thế giới Tuy nhiên mặc dù đầu tư rất nhiều vào hoạt động logistics cũng như có nhiều công ty logistics lâu đời, nước Mỹ và cả thế giới vẫn phải thán phục vị trí số 1 về năng lực logistics quốc gia là đất nước Singapore nhỏ bé

Mỹ là một trong những nước có tỷ lệ chi phí logistics trên GDP thấp nhất thế giới Cùng với khối lượng hàng hóa được chuyên chở và lưu thông trong thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế, việc tối ưu hóa chi phí là vô cùng quan trong Mức chi phí trên GDP thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giá nhiên liệu, khả

Trang 31

năng của các nguồn cung, mức độ sẵn lòng chi trả của những người sử dụng dịch vụ logistics Vì vậy, tỷ lệ chi phí logistics trên GDP không chỉ phản ánh hiệu quả của ngành logistics mà còn phản ánh những biến động của thị trường và của nền kinh tế.

Biểu đồ 2.7: Chi phí logistics theo phần trăm GDP

Nguồn: Hội đồng quản lý chuỗi cung ứng của Mỹ (CSCMP), Báo cáo logistics quốc

gia năm 2011 - State of logistics 2011

Dự trên biểu đồ trên cho thấy trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007, phần trăm chi phí logistics trên GDP tăng nhanh Nguyên nhân do chịu ảnh hưởng của việc tăng giá nhiên liệu tăng nhanh cũng như việc thiếu cung của xe tải ở Mỹ Năm 2006, nước Mỹ còn lâm vào tình trạng thiếu lái xe tải Bên cạnh đó, chi phí logistics cũng đồng thời chịu ảnh hưởng sâu sắc của kinh tế vĩ mô Cùng với giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tuy giá nhiên liệu tăng nhưng khối lượng hàng hóa chuyên chở lại giảm xuống, người tiêu dùng cũng buộc phải thắt chặt chi phí của họ cho các hoạt động logistics trong thời kỳ khó khăn Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, năm 2010, chi phí logistics của Mỹ chỉ tương đương với 8,3% GDP

Tổng chi phí logistics tăng 10,4 phần trăm năm 2010 sau khi giảm mạnh năm

2008 và 2009 do khủng hoảng kinh tế Chi phí vận chuyển tăng hơn 10% năm 2010

do tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển, tăng phụ phí vận chuyển, phương thức vận chuyển Lãi suất ở Mỹ năm 2010 tiếp tục giảm và lượng hàng dự trữ trong kho tiếp tục tăng Chi phí kho bãi giảm tuy nhiên các chi phí khác lại gia tãng nhý chi phí bảo hiểm, khấu hao, thuế, lỗi mốt Chính vì vây, đã làm cho chi phí đầu tư dự trữ hàng hóa tăng lên 10,3% so với năm 2009

2.3 Các yếu tố của hệ thống logistics ở Mỹ

2.3.1 Cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics ở Mỹ

Trang 32

Theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics năm 2010 của World bank, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động logistics của Mỹ đứng thứ bảy thế giới, với một mạng lưới kho chứa rộng lớn, cảng hàng không, cảng biển, đường bộ, đường sắt và hệ thống đường cao tốc nối liền hiện đại, thuận tiện cho vận chuyển hàng bằng vận tải

đa phương thức

Nước Mỹ có cơ sở hạ tầng cao với sự đầu tư lớn và dài hạn Xét về phần diện tích sử dụng cho việc làm nhà xưởng và kho chứa, theo tổ chức Council of Supply Chain Management Professionals (CSCMP) – Hội đồng quản lý chuỗi cung ứng của

Mỹ, năm 2009 diện tích kho chứa của Mỹ đã đạt đến con số 465 triệu mét vuông dùng làm kho chứa tương đương với sức chứa khoảng 300.000.000 người là một con

số khổng lồ

* Xét về đường bộ:

Theo số liệu báo cáo của tổng cục thống kê của Mỹ, nước Mỹ đã có trên 47.000 dặm đường cao tốc nối liền các tiểu bang (1 dặm bằng 1,6093 km), 117.000 dặm của các đường cao tốc và 3,9 triệu dặm các đường bộ khác Nhìn theo một cách tổng quan, nước Mỹ đã hoàn thiện hệ thống đường bô Thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ trong nước cũng như vận chuyển qua biên giới với những nước láng giềng

Hình 2.2: Bản đồ hệ thống đường bộ của Mỹ

Trang 33

Nguồn: Mapsofworld.com:

http://www.mapsofworld.com/usa/usa-road-map.html Ngày truy cập: 04/3/2012Nước Mỹ cũng là nước có hệ thống đường bộ dài nhất trên thế giới: 6.370.031

Km hơn cả Trung Quốc 1.400.000 km, Nga; 952.000km, Nhật Bản: 1.152.107 km, Pháp 892.900 km ,…

Như vậy, có thể thấy rằng, hệ thống đường bộ ở Mỹ rất phát triển, đặc biệt có

hệ thống đường cao tốc nối liền các cảng dường biển và cảng hàng không, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa đa phương thức trong nước và quốc tế

* Xét về đường sắt:

Hệ thống đường sắt chính là thế mạnh trong hệ thống logistics ở Mỹ bao phủ khắp các vùng trong khắp cả nước với năng lực chuyên chở lớn Nước Mỹ có trên 94.313 dặm đường sắt loại I xây dựng hiên đại chuyển chở hàng hóa, 16.930 dặm đường sắt chuyên chở hàng hóa khu vực, 28.891 dặm đường sắt vận chuyển hàng hóa địa phương và 21.708 dặm đường sắt chuyên chở hành khách (theo tổng cục thống kê Mỹ)

Hình 2.3: Bản đồ hệ thống đường sắt của Mỹ

Trang 34

Nguồn: Mapsofworld.com

http://www.mapsofworld.com/usa/usa-rail-map.html

Ngày truy cập: 04/3/2012

Mặc dù hệ thống đường sắt của Mỹ đã rất phát triển, Hiệp hội đường sắt của

Mỹ (AAR) tuyên bố rằng Mỹ đã dành ra khoảng 10,7 triệu đô la Mỹ năm 2010 và tiếp tục 12 triệu đô la Mỹ đầu tư cho ngành đường sắt năm 2011

Năm 2010, Bộ trưởng giao thông vận tải Ray LaHood của Mỹ tiếp tục công

bố kế hoạch 6 năm xây dụng tuyến đường xe lửa cao tốc, mà theo lời của Bộ trưởng thì tuyến đường sắt này sẽ nối liền đến 80% lãnh thổ Mỹ Hiện nay, nước Mỹ cũng đang đầu tư hệ thống chiếu sáng tại các nhà ga Điển hình như trong năm 2010 vừa rồi, công ty Schréder Lighting LLC, trụ sở tại Chicago (IL) đã hoàn tất việc lắp đặt các hệ thống chiếu sáng cho 3 cụm nhà ga: Amtrak Philadelphia 30th Street Station, Baltimore Station và Washington DC Union Station, với tổng cộng hơn 1120 bộ đèn MY2 (trị giá 1,8 triệu USD)

* Xét về đường biển:

Người Mỹ luôn tự hào rằng hệ thống cảng đường biển của mình là điểm nối nước Mỹ và thị trường thế giới Thật vậy, hệ thống giao thông đường thủy của Mỹ đảm nhiệm vận chuyển một khối lượng lớn hàng hóa vận chuyển trong nội địa và

Trang 35

quốc tế, đóng góp vào hoạt động kinh tế của đất nước.Giống như một phần sống còn trong hệ thống vận tải, các cảng container quốc gia đã góp phần làm thu hút một khối lượng lớn nhân công, doanh thu và thuế cho mọi hoạt động hiện có

Năm 2009, 10 cảng container lớn nhất của Mỹ đóng góp khỏang 85% khối lượng TEU xuất nhập khẩu so với 78% năm 1995 Trong bảng xếp hàng các cảng đường biển có khối lượng vận chuyển lớn nhất thế giới năm 2009, nước Mỹ cũng có mặt của 2 đại biểu cảng Los Angeles đứng thứ 16 và cảng Long Beach đứng thứ 18

Trang 36

Bảng 2.3: Bảng xếp hạng 20 cảng có khối lượng vận chuyển lớn nhất thế giới

năm 2009

Ngu n: T ng c c th ng kê M , 2011, ồ ổ ụ ố ỹ America s Container Ports-Linking

Markets at Home and Abroad

Ngày đăng: 28/10/2016, 11:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân, 2006, Giáo trình quản trị logistics, Nhà Xuất Bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị logistics
Nhà XB: Nhà Xuất Bản thống kê
3. GS. TS. Hoàng Văn Châu, 2009, Giáo trình logistics và vận tải quốc tế, Nhà Xuất Bản Thông Tin và Truyền Thông Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình logistics và vận tải quốc tế
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Thông Tin và Truyền Thông Hà Nội
5. Armstrong &amp; Association, 3PL trend report, 2011 6. CIA, CIA World Fact Book, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 3PL trend report", 20116. CIA, "CIA World Fact Book
8. Cục thống kê giao thông vận tải Mỹ - Bureau of Transportation Statistics, America’s Container Ports: Linking Markets at Home and Abroad, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: America’s Container Ports: Linking Markets at Home and Abroad
9. Cục thống kê giao thông vận tải Mỹ - Bureau of Transportation Statistics, Multimodal Transportation Indicators, February 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bureau of Transportation Statistics, Multimodal Transportation Indicators
11. Hội đồng quản lý chuỗi cung ứng của Mỹ (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP, 18th Annual State of logistics Report, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 18th Annual State of logistics Report
12. Hội đồng quản lý chuỗi cung ứng của Mỹ (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP, 22nd Annual State of logistics Report, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 22nd Annual State of logistics Report
14. Gianpaolo Ghiani, Gibert laporte, Roberto Musmano, 2004, Introduction to logistics system planning and control, John Wiley &amp; Son Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to logistics system planning and control
16. U.S Department of Transportation, National Transportation Annual report, 2010Các website Sách, tạp chí
Tiêu đề: National Transportation Annual report
26. Tổng cục thống kê Việt Nam, Khối lượng hàng hoá luân chuyển phân theo ngành vận tải, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=394&amp;idmid=3&amp;ItemID=11848, Ngày 6/4/2012 27. Therichest.org, World largest economics 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khối lượng hàng hoá luân chuyển phân theo ngành vận tải", http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=394&idmid=3&ItemID=11848, Ngày 6/4/201227. Therichest.org
17. Cục thống kê giao thông vận tải Mỹ, http://www.bts.gov/publications/americas_container_ports/2011/html/figure_05.html. Ngày truy cập: 16/4/2012 Link
18. Cục hàng không dân dụng Việt Nam, Sơ lược lịch sử ngành HKDD VN, http://www.caa.gov.vn/Default.aspx?tabid=1&amp;catid=430.448&amp;articleid=798719.Cục hàng hải Việt Nam: http://www.vinamarine.gov.vn/,Ngày truy cập: 16/4/2012 Link
20. Inboundlogistics.com: http://www.inboundlogistics.com/cms/article/3pl-perspectives-2011-the-power-of-three/ Ngày truy cập 6/4/2012 Link
21. Qũi tiền tệ thế giới IMF: http://www.imf.org/external/index.htm. Ngày truy cập 4/3/2012 Link
24. Scdigest.com: http://www.scdigest.com/images/global-logistics-index.gif. Ngày truy cập 28/3/2012 Link
25. Sri.com: The story of Fedex, http://www.sri.com/policy/csted/reports/economics/fedex/appendixb.pdf Link
28. Vietstock.vn, Quá trình phục hồi kinh tế Mỹ sau khủng hoảng,http://vietstock.vn/ChannelID/115/Tin-tuc/118147-qua-trinh-hoi-phuc-kinh-te-my-sau-khung-hoang.aspx/ . Ng y truy c p 2/4/2012/ à ậ Link
29. Vizworld.com, FedEx vs. UPS – Who’s Best at Shipping Your Stuff?, http://www.vizworld.com/tag/fedex/ . Ngày truy cập 16/4/2012 Link
30. UPS Việt Nam, lịch sử UPS,http://www.ups.com/content/vn/vn/about/index.html?WT.svl=Footer. Ngày truy cập 17/4/2012 Link
13. Hội đồng quản lý chuỗi cung ứng của Mỹ (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP, State of logistics 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w