1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi tại TPCT

20 806 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 586,4 KB

Nội dung

Với vai trò là một sinh viên Kinh tế & Quản trị kinh doanh, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi tại TPCT ” để tiến hành nghiên cứu, p

Trang 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam là năm chật vật để vượt qua giai đoạn khó khăn với mức tăng trưởng GDP thấp, chỉ đạt 5,03% - thấp nhất trong cả thập kỷ qua, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao, sản xuất trì trệ và tổng cầu giảm mạnh Đứng trước những khó khăn đó thị trường sữa vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định

và tăng mạnh ở mức hai con số tại khu vực thành thị và nông thôn Với nhu cầu cao từ người tiêu dùng trong nước, thị trường sữa Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á Theo số liệu của bộ công thương, thị trường sữa bột của Việt Nam hiện có doanh thu vào khoảng 2.359

tỷ đồng trong năm 2012, chiếm 1/4 doanh thu toàn thị trường sữa Đây là một thị trường có sự cạnh tranh cao với mức tăng trưởng cao khoảng 7%/năm và đang là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất củaViệt Nam Hơn thế nữa, do thu thu nhập và mức sống con người ngày càng cao, nên việc

ra sức tìm kiếm sự tiện lợi trong quá trình chăm sóc sức khỏe bản thân và cho gia đình cũng được người tiêu dùng đặt biệt quan tâm, họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các loại sản phẩm giúp thỏa mãn nhu cầu đó và sữa bột dinh dưỡng là một trong những sản phẩm được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn

Vì vậy, kinh doanh sữa bột đang là ngành có sức hút lớn cho nhà đầu tư trong

và ngoài nước Song đó, Việt Nam là một quốc gia có dân số đông với 88,78 triệu người với tỷ lệ sinh nở ngày càng cao, theo thống kê trong năm 2012 có đến 920 nghìn trẻ ra đời và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn ở mức tương đối cao khoảng 20,5% sẽ là một thị trường tiềm năng để phát triển ngành sữa Với mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam là 14,81lít/người/năm, còn rất thấp so với một số quốc gia trên thế giới như Hà Lan 140 lít/người/năm; Đài Loan 40lít/người/năm;…nên nhu cầu và tiềm năng của thị trường sữa bột dinh dưỡng còn rất lớn1

Theo thống kê cho thấy, sữa bột hiện nay được tiêu thụ mạnh chủ yếu ở các thành phố lớn gấp 4 lần so với khu vực nông thôn và những khu vực có nền kinh tế phát triển, mà thành phố Cần Thơ (TPCT) là một minh chứng Với mức thu nhập khá cao và nhu cầu về sức khỏe ngày càng lớn, nên TPCT hiện nay là một thị trường rất năng động và việc cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng đang diễn ra sôi nổi Trên thị trường hiện nay, sản phẩm sữa có giá bán

1 Nguồn: Tổng cục hải quan

Trang 2

đắt nhất và được tiêu thụ mạnh nhất là sữa cho người lớn tuổi, cho phụ nữ mang thai và đặc biệt là sữa dành cho trẻ em Với tiềm năng phát triển to lớn thì việc nắm bắt kịp sự thay đổi trong nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng là một chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp TPCT nói riêng Tuy nhiên, việc nghiên cứu về hành vi tiêu dùng cho loại sản phẩm này hiện nay tại TPCT là chưa có, nếu có thì rất ít hoặc các nghiên cứu trước đó cũng đã tiến hành quá lâu Do đó, việc nghiên cứu lại vấn đề này thiết nghĩ là cần thiết, để so sánh đối chiếu với những kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm nắm bắt được những thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng đối với loại sản phẩm này và tìm cách thỏa mãn những nhu cầu đó, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, góp phần mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Với vai trò là một sinh viên Kinh tế & Quản trị kinh doanh, tôi quyết

định chọn đề tài: “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi tại TPCT ” để tiến hành nghiên cứu, phân tích nhân tố tác động đến quyết

định tiêu dùng sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em tại TPCT

1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn

Thị trường tiêu dùng là thị then chốt trong đó khách hàng là các cá nhân

và hộ gia đình Các sản phẩm và dịch vụ trong thị trường này phục vụ cho việc tiêu dùng của họ Theo dõi, nắm bắt và thỏa mãn nhu cầu, thái độ và hành vi của người tiêu dùng là một yếu tố cốt lõi đi đến sự thành công cho doanh nghiệp và cho người làm công tác marketing Dựa trên việc nghiên cứu hành

vi tiêu dùng mà giờ đây con người đã có thể cho ra nhiều sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu khách hàng Ngược lại, khi doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa không tìm hiểu hành vi tiêu dùng, thói quen, nhu cầu của người tiêu dùng, mà chỉ dựa trên những phán đoán nhất thời, sẽ làm cho sản phẩm rất khó để người tiêu dùng đón nhận và do đó doanh nghiệp cũng không có lợi nhuận

Thực tế cho thấy, sự phát triển của kinh tế, xã hội, con người có nhiều điều kiện để phát triển toàn diện từ vật chất đến tinh thần Nhận thức của con người luôn thay đổi và phát triển theo hướng phát triển ngày càng cao Thể hiện rõ nhất mà chúng ta có thể nhận thấy đó là vấn đề về nhu cầu tiêu dùng Con người ngày nay không chỉ quan tâm đến vấn đề ăn no mặc ấm mà họ đã chuyển sang nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, sang trọng và an toàn Họ ngày càng quan tâm nhiều đến đề sức khỏe nhiều hơn Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, con người sẵn sàng chi nhiều tiền để đảm bảo vấn đề sức khỏe cho bản thân, gia đình và con cái của họ Việc chi nhiều tiền để mua các sản phẩm sữa bột dinh dưỡng là một minh chứng, với mục đích chăm sóc sức khỏe bản thân,

Trang 3

những đứa con thân yêu và những người thân khác trong gia đình Thị trường sữa bột dành cho bé ngày nay hết sức đa dạng với nhiều loại sản phẩm, đa chủng loại và số doanh nghiệp tham gia vào thị trường cũng ngày một tăng lên, tập trung nhiều ở các khu đô thị có thu nhập và mức sống tương đối cao TPCT cũng là nơi mà có nhiều doanh nghiệp kinh doanh sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em với mức độ cạnh tranh đang ngày một gay gắt Việc hiểu được nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng là một vũ khí giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường Từ những nhận định trên cho thấy việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng sữa bột cho trẻ em TPCT là một việc làm tất yếu và cần thiết

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn TPCT, hy vọng thông qua nghiên cứu sẽ giúp tôi và các doanh nghiệp tham gia vào thị trường sữa bột dinh dưỡng trên địa bàn TPCT hiểu được tập quán tiêu dùng, cũng xác định được những yếu tố tác động đến hành

vi tiêu dùng của khách hàng tại đây, từ đó có một số kiến nghị giúp nhà sản xuất thúc đẩy tiêu thụ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tiêu dùng sản phẩm sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi tại TPCT

- Mục tiêu 2: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi tại TPCT

- Mục tiêu 3: Đề suất một số giải pháp giúp nhà sản xuất đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng khi tiêu dùng sữa bột tại TPCT, thúc đẩy tiêu thụ

và phát triển doanh nghiệp theo hướng bền vững

1.2 GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.2.1 Các giả thuyết cần kiểm định

: 01

H Không có sự khác biệt về việc tiêu dùng sản phẩm sữa bột cho trẻ

em dưới 6 tuổi của người dân TPCT

: 02

H Các yếu tố đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của người dân khi tiêu mua sản phẩm sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em

Trang 4

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Những yếu tố nào tác động đến quyết định lựa chọn sản phẩm sữa bột cho trẻ em trên địa bàn TPCT?

- Những yếu tố đó tác động như thế nào đến quá trình ra quyết định của người tiêu dùng?

- Trong các yếu tố trên, yếu tố nào tác động mạnh nhất, yếu tố nào ít được người tiêu dùng quan tâm đi lựa chọn sản phẩm?

- Từ những phân tích trên, có những kết luận quan trọng nào về hành vi của người tiêu dùng?

- Có những kiến nghị gì giúp doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu khách hàng, giúp các nhà sản xuất, doanh nghiệp TPCT phát triển theo hướng bền vững

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian

Do giới hạn về thời gian cũng như kinh phí thực hiện đề tài nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các quận: Ninh Kiều; Cái Răng và Bình Thủy Đây là

3 quận tiêu biểu (theo thống kê cho thấy thu nhập bình quân đầu người năm

2012 của 3 quận là: Ninh kiều: 56,3 triệu đồng/người/năm; Cái Răng: 36,2 triệu đồng/người/năm và Thốt Nốt: 49 triệu/người/năm) Do đó, họ sẽ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm này để nuôi dưỡng con cái Từ những nhận định trên, tác giả quyết định chọn 3 quận Ninh Kiều, Cái Răng và Bình Thủy để tiến hành khảo sát và nghiên cứu cho đề tài này

1.3.2 Thời gian

Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian từ 2009 đến năm2013 Thời gian tiến hành phỏng vấn, thu số liệu sơ cấp và viết kết quả là: từ 9/2013 - 11/2013

1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu

Do việc tiêu dùng sử dụng sữa bột dinh dưỡng ngày nay rất đa dạng, có

ở mọi lứa tuổi, do bị một số hạn chế về thời gian, nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đối tượng là: người tiêu dùng có con dưới 6 tuổi có cho bé sử dụng sữa bột

1.3.4 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu hành vi khách hàng là một vấn đề xuyên suốt từ quá trình nhận thức được nhu cầu cho đến quyết định mua hàng và cân nhắc sau khi

Trang 5

mua Do hạn chế về thời gian nên tác giả không nghiên cứu sâu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng, lòng trung thành của khách hàng sau khi mua hàng Vì lòng trung thành là một loạt rất nhiều yếu tố tác động trên phạm vi rộng nên để làm rõ vấn đề rất nhiều thời gian hoặc tiến hành một cuộc nghiên cứu riêng biệt, vì thế để làm rõ vấn đề cần một nghiên cứu khác riêng biệt Do

đó trong bài này, tác giả chỉ đánh giá sơ lược về hành vi sau khi mua của khách hàng thông qua điểm trung bình sau quá trình nghiên cứu

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.4.1 Các nghiên cứu trong nước

(1) Nguyễn Thị Thùy Dung và Lưu Tiến Thuận (2012) “Phân tích hành vi tiêu dùng dầu ăn của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long”,

Khoa kinh tế & Quản trị kinh doanh Đề tài sử dụng phương pháp: phân tích thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân

tố khám phá Qua quá trình nghiên cứu tác giả đã chỉ ra được: đảm bảo sức khỏe là tiêu chí được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu khi tiêu dùng sản phẩm Ngoài yếu tố chất lượng, người tiêu dùng còn quan tâm đến giá cả, chương trình khuyến mãi và thương hiệu khi quyết định mua Hình thức khuyến mãi người tiêu dùng ưa thích nhiều nhất là tặng vật phẩm và giảm giá Thông tin mà về sản phẩm mà người biết đến chủ yếu là tivi Bên cạnh đó, người bán cũng đóng vai trò khá quan trọng trong khâu tiếp thị sản phẩm của công ty Hình thức mua sắm trong siêu thị đang được người tiêu dùng ở các thành phố ưa chuộng Tuy nhiên, chợ và tiệm tạp hóa vẫn là nơi thuận tiện để mua dầu ăn để phục vụ nhu cầu hằng ngày

(2) Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Phạm Tấn Nhật (2013), “Phân tích các yếu tố tác động tới quyết định lựa chọn kênh siêu thị khi mua thực phẩm tươi sống của người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh”, Trường Đại học kinh tế TP

Hồ Chí Minh và Trường Đại học Lao động – Xã hội Đề tài được nghiên cứu trên, được thực hiện trên 120 đáp viên, điểm đặc trưng trong bài nghiên cứu không áp dụng nguyên mẫu bất kì mô hình nghiên cứu nào mà tác giả đã hiệu chỉnh các thành phần và đề ra một mô hình nghiên cứu mới nghiên cứu Cụ thể, nghiên cứu đã đề suất ra mô hình nghiên cứu mới với các nhân tố tác động bao gồm 4 nhân tố: (1) nhân tố “sản phẩm” bao gồm các thuộc tính: đảm bảo chất lượng, đang dạng sản phẩm, phân loại mặt hàng rỏ ràng, sản phẩm sản phẩm tươi, sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng, bao bì đẹp mắt, sản phẩm đóng gói cẩn thận; (2) Nhân tố “giá cả” bao gồm: giá hợp lý, giá cả rõ ràng, dễ dàng so sánh; (3) Nhân tố “địa điểm” bao gồm: nơi mua bán đi lại dễ dàng, khoảng cách từ nhà đến nơi mua sắm ngắn, các gian hàng mua bán gần nhau,

Trang 6

dễ dàng bắt gặp địa điểm bán thực phẩm tươi sống và (4) Nhân tố “chiêu thị” bao gồm: nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi khách hàng thân thiết, quảng cáo rộng rãi Kết quả nghiên cứu cho thấy, bốn nhóm nhân tố trên đều có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn siêu thị khi mua thực phẩm tươi sống

Có thể tóm tắt nghiên cứu của tác giả qua mô hình nghiên cứu mà tác giả

đã đề suất như sau:

Trong đó, các giả thuyết đặt ra là:

Giả thuyết H1:Sản phẩm ảnh hưởng đối với quyết định lựa chọn kênh siêu thị khi mua thực phẩm tươi sống

Giả thuyết H2:Giá cả ảnh hưởng đối với quyết định lựa chọn kênh siêu thị khi mua thực phẩm tươi sống

Giả thuyết H3:Địa điểm ảnh hưởng đối với quyết định lựa chọn kênh siêu thị khi mua thực phẩm tươi sống

Giả thuyết H4:Chiêu thị ảnh hưởng đối với quyết định lựa chọn kênh siêu thị khi mua thực phẩm tươi sống

(3) Nguyễn Ngọc Minh Châu (2012), “Các yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thức ăn nhanh tại địa bàn TPCT”, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Cần Thơ Kết quả phân tích với

200 quan sát cho thấy: khi sử dụng thức ăn nhanh, người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi 5 yếu tố: thói quen, phong cách phục vụ, không gian, khuyến mãi, chất lượng thức ăn Đề tài sử dụng phương pháp: thống kê mô tả, Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, ngoài ra đề tài còn kết hợp với phương pháp kiểm định anova để tiến hành so sánh sự khác biệt về nhân tố tác động của các nhóm đối tượng khảo sát theo yếu tố đặc điểm cá nhân như: độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp và trình độ học vấn

(4) Trương Thị Đoan Trang (2013), “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng mỹ phẩm dành cho nam giới tại TPCT”, Luận văn tốt nghiệp, Khoa kinh tế &

Trang 7

Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là tìm hiểu hành vi tiêu dùng mỹ phẩm dành cho nam giới tại TPCT để từ

đó tìm ra giải pháp giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm

và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng Sau quá trình nghiên cứu bằng phương pháp: phân tích SWOT, thống kê mô tả, phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, và kiểm định anova Tác giả đã chỉ ra được một

số nhóm nhân tố ảnh hưởng chính ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng mỹ phẩm của nam giới là: chiêu thị và thương hiệu, đặc tính của sản phẩm, bao bì sản phẩm Bài nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp thúc đẩy bán hàng như: tăng cường hoạt động Marketing và xúc tiến bán hàng; quan tâm đến chất lượng, giá cả sản phẩm và thông tin trên bao bì; tiếp cận kênh báo chí, internet, truyền hình

1.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài

(5) Karunia Setyowati Suroto, Zaenal Fanani, Bambang Ali Nugroho

(2013), “Factors Influencing consumer’s purchase decision of formula milk in Malang City”, University of Brawijaya, Tribuhuwana Tunggadewi University,

Indonesia Mục tiêu nghiên cứu của bài này là: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sữa tại thành phố Malang Indonesia Bài nghiên cứu được tiến hành khảo sát 120 đáp viên là những người phụ nữ có con dưới 5 tuổi có sử dụng sữa bột, thông tin được thu thập thông qua thang

đo liker 5 mức độ Bài nghiên cứu sử dụng các biện pháp: phân tích hồi qui đa biến Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý, sản phẩm, giá đều có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng sản phẩm của khách hàng Các nhân tố đưa vào mô hình giải thích được 83.5% sự biến động của

dữ liệu Trong các nhân tố đó, nhân tố giá cả là tiêu chí ít được quan tâm nhất khi tiêu dùng sản phẩm Ngược lại, nhân tố nhóm ảnh hưởng (văn hóa) là nhân

tố được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu khi quyết định mua sản phẩm, trong bài nghiên cứu này tác giả cũng giải thích nguyên nhân là do: khi tiêu dùng sản phẩm người tiêu dùng sẽ thường có xu hướng tin vào ý kiến của cộng đồng và xem những thông tin tiếp nhận được làm niềm tin và phương châm khi tiêu dùng sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm họ mới tiêu dùng lần đầu

(6) Dong-Mo Koo (2003) “Inter-relationships among store images, store satisfaction, and store loyalty among Korea discount retail patrons”

Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics Korea Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định những đặc tính của loại hình bán lẻ, giá rẻ và thái độ của khách hàng đối với các cửa hàng bán lẻ, giá rẻ Đồng thời đánh giá ảnh hưởng của hình ảnh siêu thị đến sự hài lòng, cũng như là ảnh hưởng của sự hài lòng đến lòng trung thành của khách hàng ở tỉnh Daegu, Hàn Quốc Mẫu số

Trang 8

liệu gồm 517 quan sát Bằng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính, nghiên cứu đã đóng góp 5 kết quả đáng ghi nhận đó là: (1) Thái độ của khách hàng về siêu thị bán lẻ giá rẻ có liên quan mật thiết đến dịch vụ siêu thị gồm các thành phần: bầu không khí, nhân viên, dịch vụ sau bán hàng và kỹ thuật, (2) Sự hài lòng được hình thành thông qua cảm nhận về bầu không khí siêu thị và giá trị cảm nhận, (3) Thái độ của khách hàng về siêu thị bán lẻ giá

rẻ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hài lòng và lòng trung thành, nó ảnh hưởng đến lòng trung thành còn mạnh hơn cả sự hài lòng (4) Lòng trung thành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vị trí siêu thị, trang bị kỹ thuật và dịch vụ sau bán hàng, (5) Sự hài lòng không liên quan đến sự trung thành của khách hàng

(7) Anna Koutroulou, Lambros Tsourgiannis (2011),“Factors Affecting Consumers’ purchasing behaviour towards local food in towards: the case of the prefecture of Xanthi”, Scientific Bulletin – Economic Sciences, Greence

Mục tiêu nghiên cứu của bài này là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm tại thành phố Xanthi - Hy Lạp Đề tài được tiến hành trên 100 người tiêu dùng, được thu thập thông tin bằng cách điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi Bằng phương pháp phân tích thành phần chính PCA2 (Principal Component Analysis), tác giả xác định các yếu tố

có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm trong nước là: hương vị, phương thức sản xuất, giá cả, đảm bảo sức khỏe, bao bì sản phẩm, sự hiếu kì

và uy tính của doanh nghiệp Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích cụm và phân tích phân biệt để phân loại các nhóm người tiêu dùng có hành vi tiêu dùng tương tự Bài nghiên cứu của tác giả cũng đề suất ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả bán hàng cho các nhà sản xuất địa phương trong tỉnh Xanthi là nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đưa ra mức giá thấp nhất cho các siêu thị và các nhà bán lẻ khác Nên kết hợp việc giữa chiêu thị và xúc tiến bán hàng trong hệ thống phân phối của doanh nghiệp

(8) Roozbeh Babolian Hendịani (2009), “Factor effecting milk consumption among school children in urban and rural areas of Selangor, Malaysia”, University Putra Malaysia Bài nghiên cứu được tiến hành nhằm

tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sữa của trẻ em ở các trường ở thành thị và nông thôn của khu vực Selangor – Malaysia Bài nghiên cứu được tiến hành trên 400 người tiêu dùng có con dưới 11 tuổi ở các trường tiểu học khác nhau ở hai khu vực thành thị và nông thông của Selangor Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp định lượng cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sữa cho trẻ em ở những khu vực này bao gồm: tính thời sự, lợi ích về

2 Phương pháp PCA chi tiết xem tại http://phvuresearch.wordpress.com

Trang 9

sức khỏe, bao bì sản phẩm, kênh phân phối, ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình, ảnh hưởng của bạn bè và quảng cáo, môi trường tiêu dùng Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã chỉ ra được các loại uống ưa thích của trẻ em là: sữa milo, nước trái cây, sữa, sữa chua, Ribena, trà và nước giải khác Đối với những loại sữa mà trẻ em yêu thích là các loại sữa có hương vị khác nhau chứ không phải yêu thích nhiều thương hiệu sữa Do đó, tác giả cũng đề

ra một số giải pháp giúp làm tăng việc tiêu thụ sữa cho trẻ em là: tăng tiêu thụ sản phẩm bằng cách thay đổi nhận thức của trẻ em về các sản phẩm sữa thông qua quảng cáo Phải tập trung đa dạng hóa sản phẩm theo sở thích của trẻ em

(9).Hossein Mirzaei, Mehdi Ruzdar (2009),“The impact of social factors effecting consumer behaviour on selecting characteristics of purchased cars”,

Iran Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là phân tích ảnh hưởng của các nhân

tố xã hội đế quyết định lựa chọn tiêu dùng xe hơi tại Iran Bài nghiên cứu áp dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận để tiến hành diễn giải

để phân tích Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến quyết định mua xe của người tiêu dùng bao gồm: gia đình và địa vị xã hội có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của người tiêu dùng Riêng, nhân tố thuộc

về nhóm ảnh hưởng không ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng

 Sau quá trình lược khảo tài liệu, Bài nghiên cứu: “Nghiên cứu hành

vi tiêu dùng sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi tại TPCT”, tác giả đã học hỏi

được một số kinh nghiệm để hoàn thiện bài nghiên cứu của mình là:

+ Trong phân tích hành vi người tiêu dùng, tác giả ngoài việc áp dụng các phương pháp như Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA tác giả, trong bài nghiên cứu này tác giả áp dụng thêm phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA, kết hợp với mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

+ Xây dựng hoàn thiện các thang đo trong bài nghiên cứu, vì quá trình

nghiên cứu tác giả nhận thấy, thang đo trong một số bài nghiên cứu được nhà nghiên cứu sử dụng để phân tích nhưng chưa được xây dựng hoàn chỉnh ở một vài thang đo Vì các thang đo này chỉ có số quan sát nhỏ hơn hoặc bằng 2 Tuy nhiên, qua nghiên cứu tài liệu tác giả nhận thấy một nghiên cứu có tiến hành kiểm định thang đo nên có ít nhất 3 biến (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

+ Qua quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra được các nhân tố phục vụ cho bài nghiên cứu của mình được trình bày ở bảng sau:

Trang 10

Bảng 1.1 Một sô thang đo rút trích từ lược khảo tài liệu Nhân tố Tiêu chí Tác giả, năm nghiên cứu

(1) Sản phẩm

Thương hiệu

N.Chamhuri và P.J.Batt (2010) Karunia Setyowati Suroto (2013) Zaenal Fanani (2013)

Bambang Ali Nugroho (2013) Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2013) Trương Thị Đoan Trang (2013)

Bao bì sản phẩm

Anna Koutroulou &

Lambros Tsourgiannis (2011) Roozbeh Babolian Hendịani (2009) Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2013) Trương Thị Đoan Trang (2013) Đảm bảo sức khỏe

(công dụng sản phẩm)

Lambros Tsourgiannis &

Anna Koutroulou (2011) Lưu Tiến Thuận &

Nguyễn Thị Thùy Dung (2) Nhóm ảnh hưởng

Roozbeh Babolian Hendijani (2009)

Karunia Setyowati Suroto&

Zaenal Fanani &

Bambang Ali Nugroho (2013)

(3) Giá cả

Anna Koutroulou &

Lambros Tsourgiannis (2011) Trương Thị Đoan Trang (2013)

(4) Chiêu thị

Quảng cáo

Roozbeh Babolian Hendịani (2009) Chu Nguyễn Mộng Ngọc &

Phạm Tấn Nhật (2013) Khuyến mãi

Nguyễn Thị Thùy Dung &

Lưu Tiến Thuận (2012)

Nguyễn Ngọc Minh Châu (2012 (5) Sự tiện

tiện lợi

Nhân viên tư vấn Dong-Mo Koo (2003) Khoảng cách mua

hàng

Chu Nguyễn Mộng Ngọc &

Phạm Tấn Nhật (2013)

Nguồn: nghiên cứu của tác giả

Ngày đăng: 28/10/2016, 09:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w