1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HRM assignment 2 học thuyết x và y (của douglas mcgregor) trong quản trị nhân sự

11 902 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 157,5 KB

Nội dung

PHân tích ưu nhược điểm cuẩ mô hình A Maslow trong công tác quản trị nhân sựThuyết X và Thuyết Y là hai lý thuyết về quản trị nhân sự hiện đại được khởi xướng bởi Douglas McGregormô hình Quản lí Đổi mới(Managing Change) của John Kotter vào việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp của bạn

Trang 1

1 Hãy lý giải sự khác biệt giữa hai học thuyết X và Y (của Douglas

McGregor) trong quản trị nhân sự.

2 Hãy phân tích ưu và khuyết điểm của mô hình nhu cầu của A.Maslow.

3 Làm cách nào chúng ta có thể tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn?

4 Liệt kê những tiêu chí cần thiết của một CEO (Tổng Giám Đốc)khi bạn chuẩn bị công tác phỏng vấn các ứng viên vào vị trí này?

5 Có thể áp dụng mô hình Quản Lí Đổi Mới (Managing Change) của Jone Kotter vào việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp của bạn?

I Mở đầu

Quản trị nguồn nhân lực là một trong những đề tài đang “nóng” hiện nay, quản trị nhân lực tốt sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp bởi lẽ con người chính là tài sản vô giá, nhờ có con người doanh nghiệp mới vững bước để tiến vào thiên niên kỷ mới, vậy làm thế nào hay bằng cách nào các nhà lãnh đạo giữ được người tài giỏi để phục vụ cho mục tiêu của mình đây là câu hỏi luôn được đặt ra nhưng vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, các nhà quản trị nhân lực luôn cố gắng để vận dụng các học thuyết, mô hình nhu cầu Maslow…để tìm ra lời giải,với bài viết ngắn gọn của mình, tôi xin đưa ra một số quan điểm xung quanh vấn đề “nóng” hiện nay để các bạn cùng tham khảo

II Các nhân tố tác động đến Quản Trị Nguồn Nhân Lực.

1 Sự khác biệt giữa hai học thuyết X và Y trong quản trị nhân sự.

Trong cuộc sống không có cái gì là tồn tại vĩnh cửu, xét về góc độ lý thuyết

mô hình hoạt động có thể phù hợp với thời điểm này nhưng chưa chắc lại phù hợp với thời điểm khác, lý thuyết chỉ ra con đường đi trong khi thực hành lại là trải nghiệm trên con đường đó vì thế lý thuyết và thực hành có thể là 2 đường thẳng, nếu nhà quản trị biết vận dụng tốt thì hai con đường này sẽ gặp nhau tại đích đến

Trang 2

Cũng như thế, con người thì luôn có nhiều điểm khác biệt, và học thuyết X và Y của Douglas Mc Gregor cũng có sự khác biệt rạch ròi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu

Đặc điểm

Có cái nhìn theo thiên hướng tiêu cực

về con người nhưng nó đưa ra phương

pháp quản lý chặt chẽ

Đặc điểm Nhìn nhận con người hơi quá lạc quan nhưng nó cũng đưa ra cách quản lý linh động phù hợp với một số lĩnh vực

có tri thức cao và đòi hỏi sự sáng tạo của nhân viên

Nội dung :

 Lười biếng là bản tính của con

người bình thường, họ chỉ muốn

làm việc ít

 Họ thiếu chí tiến thủ, không

dám gánh vác trách nhiệm, cam

chịu để người khác lãnh đạo

 Từ khi sinh ra, con người đã tự

coi mình là trung tâm, không

quan tâm đến nhu cầu của tổ

chức

 Bản tính con người là chống lại

sự đổi mới

 Họ không được lanh lợi, dễ bị

kẻ khác lừa đảo và những kẻ có

dã tâm đánh lừa

Nội dung :

 Lười nhác không phải là bản tính bẩm sinh của con người nói Chung Lao động trí óc, Lao động chân Tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là hiện tượng của con người

 Điều khiển và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người thực hiện mục tiêu của tổ chức

 Tài năng con người luôn tiềm

ẩn vấn đề là làm sao để khơi gợi dậy được tiềm năng đó

 Con người sẽ làm việc tốt hơn nếu đạt được sự thỏa mãn cá nhân

Phương pháp lí luận

 Nhà quản trị phải chịu trách

nhiệm tổ chức các doanh nghiệp

Phương pháp lí luận

 Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức

Trang 3

hoạt động nhằm đạt được những

mục tiêu về kinh tế trên cơ sở

các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết

bị, con người

 Đối với nhân viên, cần chỉ huy

họ, kiểm tra, điều chỉnh hành vi

của họ để đáp ứng nhu cầu của

tổ chức

 Dùng biện pháp thuyết phục,

khen thưởng, trừng phạt để

tránh biểu hiện hoặc chống đối

của người lao động đối với tổ

chức

và mục tiêu của cá nhân

 Các biện pháp quản trị áp dụng đối với người Lao động phải có tác dụng mang lại "thu hoạch nội tại”

 Áp dụng những phương thức hấp dẫn để có được sự hứa hẹn chắc chắn của các thành viên trong tổ chức

 Khuyến khích tập thể nhân viên

tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu của họ, làm cho nhân viên tự đánh giá thành tích của

họ

 Nhà quản trị và nhân viên phải

có ảnh hưởng lẫn nhau

2 Mô hình nhu cầu của của A Maslow

Trong cuộc sống con người ai cũng cần có nhu cầu tối thiểu như cơm ăn áo mặc hàng ngày, nhu cầu của con người sẽ được thăng hoa theo năm tháng khi chúng ta biết vận dụng tốt những quy luật của nó, những nấc thang đầu tiên cho thấy những bước đi cơ bản của con người và những nấc thang thang tiếp theo sẽ định hướng cho con người bước đến vinh quang

Mô hình Tháp nhu cầu của Maslow:

Trang 4

Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological)

thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi

Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an

toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo

Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc

(love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có

gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy

Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm

giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng

Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn

sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt

* Ưu điểm

- Tháp nhu cầu Maslow là mô hình đơn giản phản ánh nhu cầu tự nhiên, cơ bản của con người

Trang 5

-Thuyết nhu cầu xắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên đến cao Theo kiểu Kim tự tháp, khiến cho người đọc thấy dễ hiểu và dễ định hướng cho tương lai mình phát triển

- Tháp cho thấy sự thể hiện tính cá nhân của con người được đề cao Theo cách sống

-Tháp là sự gắn kết giữa các nhu cầu với nhau, để đạt được các mục tiêu của mình trong tương lai thì trước tiên con người phải có những nấc thang cơ bản

* Khuyết điểm

-Không còn đúng với hiện tại vì ngày nay nhu cầu của con người đã thay đổi Theo chiều hướng hiện đại, có thể sẽ phù hợp với người này nhưng sẽ không phù hợp với người khác về thứ tự ưu tiên

-Theo chiều hương cứng nhắc, một người phải có khả năng để thỏa mãn một mức

độ cần thiết đầu tiên, trước khi chuyển đến một cấp độ khác

-Nhu cầu được kích hoạt tại một thời điểm, một cá nhân không thể thỏa mãn tất cả nhu cầu cùng một lúc

-Nhu cầu không cần thiết ở tất cả Không ai có thể phủ nhận rằng không khí, thực phẩm, nơi trú ẩn và là những nhu cầu như vậy, nhưng có thể tranh luận rằng lòng

tự trọng, tình yêu, nghệ thuật biểu hiện không phải là nhu cầu mà đó là mong muốn

-Trong các Kim tự tháp, nhu cầu chồng chéo nhau và cùng tồn tại, thay vì hoàn toàn thay thế nhau

Như vậy Mô hình nhu cầu Maslow cũng đang tồn tại những mặt ưu và khuyết điểm của nó, chúng ta là những nhà quản trị chiến lược trong tương lai, chúng ta cần chắt lọc tinh hoa để chèo lái con thuyền của mình để vượt sóng

3 Tạo Động lực thúc đẩy nhân viên.

Ngày nay khi cuộc sống đã bớt khó khăn, khi nhu cầu con người đã được cải thiện thì việc tạo động lực cho nhân viên phát triển là cần thiết đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ lưỡng, việc tạo động lực cho nhân viên cảm thấy hài lòng, có nhiệt huyết làm việc lâu dài sẽ là đòn bảy kích thích tăng trưởng, đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp, giảm bớt khá nhiều chi phí vế tuyển dụng

Trang 6

Tiền không phải là lựa chọn duy nhất để tạo động lực cho nhân viên làm, có đến 9

cách khác nhau để bạn “lên dây cót” tinh thần cho nhân viên

1 Không tiếc những lời khen

2 Loại bỏ vai trò của người quản lý

3 Biến ý tưởng của bạn thành của mọi người

4 Không chỉ trích hay bắt bẻ

5 Khiến mỗi nhân viên là một nhà lãnh đạo

6 Mời nhân viên ăn trưa

7 Công nhận và tặng thưởng

8 Tổ chức các hoạt động tập thể

9 Chia ngọt sẻ bùi

Tạo động lựccho nhân viên làm việc không có nghĩa tăng các chế độ phúc lợi như nghỉ phép, lương bổng… đây chỉ là sợi dây xích để giữ chân nhân viên chứ không phải là động cơ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn, một nhân viên có tinh thần tốt chưa hẳn là một nhân viên có động lực làm việc tốt, một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy con người làm việc chính là sự quan tâm Nhân viên đánh giá rằng: người sếp tốt nhất của họ luôn là những người quan tâm và xem họ như những người bạn, những nhà quản lý như vậy dành nhiều thời gian để tìm hiểu về

cuộc sống của nhân viên, kiên nhẫn lắng nghe khi họ chia sẻ về những băn khoăn,

khó khăn và hoàn cảnh cuộc sống gia đình họ, họ càng cảm thấy được sếp quan tâm, và tôn trọng, họ càng cảm thấy được tin tưởng và có thêm động lực để làm việc Làm thế nào để khích lệ nhân viên nâng cao năng suất làm việc?đâu là những phương pháp khích lệ không mang lại hiệu quả? hoặc cái gì sẽ tạo ra động cơ làm việc cho nhân viên? Trước khi trả lời câu hỏi đó, bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây:

Để tạo động cơ thúc đẩy nhân viên làm việc, bạn sẽ thay đổi bản thân nhân viên hay bộ phận nơi nhân viên làm việc?

Con người là tài sản vô giá, là nhân tố cấu thành nên thành công của doanh

nghiệp, Doanh nghiệp có vững vàng để tiến bước vào nền kinh tế hội nhập hay

Trang 7

không là do nhân viên và lãnh đạo cùng vun đắp, tạo động lực để cho nhân viên phát triển và công hiến lâu dài với công ty là mục tiêu mà các nhà quản trị mong muốn đạt đến, tùy thuộc vào quy mô cơ cấu của doanh nghiệp mà các nhà quản trị nên áp dụng các biện pháp tạo động lực thúc đẩy nhân viên sao cho phù hợp để nhân viên không những hăng say làm việc mà họ còn xem công ty như một ngôi nhà thứ hai của họ

4 Tiêu chí cần thiết của một CEO

Hòa mình trong nền kinh tế hội nhập để chèo lái con thyền của mình vượt sóng, yêu cầu đặt ra cho các CEO là làm thế nào, bằng cách nào để tồn tại và phát triển Ngoài các kỹ năng về nghiệp vụ chuyên môn, CEO cần phải thỏa mãn các tiêu chí cần thiết để lãnh đạo cả một đoàn quân của mình tiến bước Tùy từng loại hình doanh nghiệp và quy mô hoạt động mà các CEO cần cân nhắc, phán đoán khi đưa

ra quyết định cho tương lai của doanh nghiệp mình, để phỏng vấn ứng viên vào vị trí này trước hết chúng ta cần phải đưa ra cho mình các tiêu chí để tuyển dụng, dựa vào các tiêu chí này chúng ta sẽ lên kế hoặch phỏng vấn ứng viên phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp

Những tiêu chí cần có của một CEO

CEO là linh hồn của doanh nghiệp, họ cần hành động để doanh nghiệp đạt được 3I

- Identity (bản sắc)

- Imagination (khả năng sáng tạo)

- Innovation (đổi mới)

Các nhà nghiên cứu về CEO đều cho rằng họ phải rèn luyện 4 phẩm chất

- Tư duy hướng vào giải pháp

- Suy nghĩ đa sắc màu

- Hoạt động hết mình

- Sáng tạo giá trị lớn hơn

Một CEO giỏi là người biết Hoạch định yêu cầu quan trọng để xây dựng và hoàn thiện các ý tưởng kinh doanh, thiết lập bộ máy nhân sự để thực thi ý tưởng đó, không ôm đồm quá nhiều việc, biết vận dụng sức lực, nhân tài vào công việc điều hành CEO phải là người kiên định, linh hoạt và công bằng

Trang 8

Tóm lại, ngoài việc tìm hiểu và trang bị thêm kiến thức mới cũng như rèn luyện những đức tính cần thiết, các CEO cần phải rèn luyện cho mình thêm nhiều kỹ năng về quản lý hơn nữa để nhạy bén nắm bắt cơ hội trong việc đưa con thuyền

DN vượt qua những chông gai, thách thức khi hội nhập

6 tố chất của một CEO giỏi

1 Suy nghĩ chiến lược toàn cầu

2 Hành động địa phương

3 Thu hút, tập hợp và sử dụng đúng người

4 Xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp

5 Phân quyền mạnh và có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt

6 Có khả năng quản trị sự thay đổi

* Để chuẩn bị cho công tác tuyển dụng CEO ngoài yêu cầu bắt buộc về trình độ chuyên môn, học vấn, những khả năng trên được thể hiện qua cách làm, sự trải nghiệm thực tiễn của chính CEO và các chủ DN có thể tham khảo, lấy đây làm thước đo đánh giá năng lực CEO Ngoài những khả năng trên, có hai tiêu chí mà các DN cần xem xét khi tuyển CEO, đó là

+ Nên tìm những người có kinh nghiệm quản lý ở các môi trường chuyên nghiệp như các công ty đa quốc gia, kể cả những CEO từng thành công ở các công ty quy

mô nhỏ có cùng ngành hàng tương tự

+ Họ được đào tạo bài bản về quản trị kinh doanh Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, đây sẽ là lợi thế rất lớn để CEO làm việc với các đối tác, khách hàng, quỹ đầu tư quốc tế

Để chọn được những ứng viên hàng đầu cho vị trí thích hợp chúng ta cần sử dụng những kĩ thuật phỏng vấn khéo léo để khám phá ra được ưu, nhược điểm cũng như khả năng thực sự của ứng viên đó, điều này không có nghĩa là đặt ra những câu hỏi thông thường như “Bạn có ưu khuyết điểm gì?” và tập trung vào những thói quen làm việc của người đang ngồi trước mặt bạn Một trong những phương pháp hiệu quả là bạn sử dụng kĩ năng phỏng vấn dựa trên phán đoán về hành vi.Những câu hỏi để phán đoán hành vi đòi hỏi ứng viên phải liên hệ với những tình huống

cụ thể có thật, và bộc lộ điểm mạnh, yếu trong quá trình giải quyết công việc đó

Trang 9

Soạn ra một danh sách các câu hỏi để từ đó quyết định xem ứng viên nào thích hợp cho vị trí bạn cần cũng như cho công ty của bạn.Nhận ra những kĩ năng cơ bản thiết yếu mà công việc yêu cầu, những kỹ năng nào mà một ứng viên cần phải

có để tiến hành công việc Xây dựng các câu hỏi để phán đoán hành vi, khi bạn đã lập ra được một danh sách các câu hỏi, hãy kiểm tra lại hai lần để đảm bảo chúng

là những câu hỏi mở Để tránh những câu hỏi khiến cho ứng viên có thể trả lời

“có” hoặc “không”, hãy đặt các câu bắt đầu bằng “hãy kể cho tôi nghe” , “hãy đưa

ra ví dụ”, hoặc những cụm từ gợi ra câu trả lời chi tiết

Cuối cùng hãy kiểm tra các câu hỏi để đảm bảo là chúng có thể giúp bạn hình dung ra được bức tranh bao quát về ứng viên Tất nhiên bạn muốn đạt được sau cuộc phỏng vấn những gì nhiều hơn là bản danh sách kỹ năng hay là công việc trước đó của anh ta Bạn sẽ muốn hình dung được cụ thể về những gì mà ứng viên thể hiện trong công việc từ trước đến giờ, cũng như ý tưởng về tác phong công việc của anh ta trong môi trường mới để từ đó xác định mục tiêu mà nhà tuyển dụng cần đạt tới

5 Áp dụng mô hình Quản lý đổi mới (Managing change) của John Kotter trong văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là một bản sắc riêng được doanh nghiệp hình thành và phát triển từ buổi sơ khai khi mới thành lập, việc áp dụng mô hình quản lý đổi mới của John Kotter vào việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp là một vấn đề không dễ thực hiện tuy nhiên cũng không phải là quá khó nếu chúng ta biết chắt lọc những tinh hoa ấy tạo nên bước đột phá mạnh mẽ cho doanh nghiệp

Như chúng ta đều biết, thay đổi một thói quen hàng ngày của bản thân là điều rất khó thực hiện chưa nói gì đến thay đổi văn hóa cả một doanh nghiệp Trong cuộc sống rất cần có sự thay đổi, bởi thay đổi là gốc dễ của mọi Thành công, Thành công nằm trong việc thực hiện một mô hình mới thay đổi, chứ không phải là lặp đi lặp lại cùng một mô hình tốt hơn và nhanh hơn

Các mô hình thay đổi thực hiện phổ biến nhất, ví dụ của John Kotter, tập trung vào các khía cạnh giao dịch của sự thay đổi - những điều chúng ta làm trong các sáng kiến thay đổi, cấu trúc mới, quy trình, kết quả đầu ra và kết quả chức năng

Trang 10

Trong mô hình quản lý đổi mới của John Kotter có đưa ra nhiều khía cạnh của sự thay đổi, áp dụng nó trong văn hóa doanh nghiêp sẽ tạo ra hai làn sóng

Một là không thể thực hiện, nếu chúng ta thay đổi điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân những người đang cố găng phấn đấu cho doanh nghiệp thì ngay lập tức sẽ phản tác dụng, bởi văn hóa của doanh nghiệp là cái mà họ đã thực hiện

từ rất lâu, có thể người lao động sẽ nghỉ việc hàng loạt do chạm đến lòng tự trọng của họ và lúc này văn hóa doanh nghiệp lại quyết định sự sống còn cho doanh nghiệp.Hai là áp dụng mô hình quản lý đổi mới vào văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo

ra chiều hướng tích cực đem lại sự đột phá cho doanh nghiệp khi mô hình đổi mới này được mọi người ủng hộ

Theo quan điểm của riêng mình doanh nghiệp muốn phát triển và thịnh vượng thì cần phải có sự thay đổi, tuy nhiên còn tùy thuộc vào mô hình của từng doanh nghiệp mà chúng ta vận dụng, trong văn hóa doanh nghiệp cũng vậy chúng ta nên thay đổi từng bước một và phải cố gắng để những bước thay đổi dù là nhỏ nhất cũng không ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống đã có từ lâu đời, từ khi doanh nghiệp mới tạo dựng

Trong mô hình quản lý đổi mới của John Kotter khi chúng ta áp dụng vào việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp nhưng chúng ta nên cố gắng lắng nghe ý kiến của người lao động, cho họ một quy trình thử nghiệm trước khi áp dụng chính thức vào trong doanh nghiệp, chẳng hạn như trong mô hình của John Kotter, ông đề cập tới vấn đề chuyển đổi trong suốt thời gian của sự ổn định nếu như chắc chắn và ngược lại sẽ bị phá vỡ nếu không thể tiên đoán trước được

Áp dụng mô hình quản lý đổi mới có thể sẽ tạo ra tầm nhìn mới cho doanh nghiệp

và việc chuyển đổi sẽ sẩy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau, và ở các cấp độ khác nhau

Một người lãnh đạo giỏi phải là người biết kết hợp hài hòa giữa văn hóa của nước

sở tại và văn hóa của doanh nghiệp và phải biết điều chỉnh kịp thời sao cho phù hợp, mỗi một doanh nghiệp đều có một mục tiêu khác nhau để phát triển, việc áp dụng mô hình đổi mới như thế nào, vào thời điểm nào thì còn phụ thuộc vào mô hình quản lý của doanh nghiệp và mức độ tương thích với nền kinh tế thị trường,

Ngày đăng: 28/10/2016, 08:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w