Công nghiệp phần mềm xuất khẩu đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn làm thay đổi bộ mặt và vị thế của nhiều nước đang phát triển.. Làm thế nào để đưa phần mềm Việt nam tham gia vào
Trang 1i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-HOÀNG QUỐC KHÁNH
THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU PHẦN MỀM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Thương mại
TÓM TẮT LUẬN VĂN
HÀ NỘI - 2012
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU Mặc dù có tiềm năng to lớn nhưng cho đến nay ngành công nghiệp phần mềm (CNgPM) Việt Nam vẫn chưa tận dụng, khai thác được các lợi thế của mình để phát triển một cách xứng tầm Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 07 của Chính phủ ban hành vào năm 2000 đã đặt viên gạch đầu tiên làm nền tảng cho sự hình thành và phát triển của một ngành kinh tế mới - ngành công nghệ thông tin (CNTT) Sau hơn một thập kỷ ra đời, doanh thu ngành đã tăng khoảng 20 lần, nhân lực tăng 10 lần và số lượng doanh nghiệp tăng gần 20 lần Việt Nam cũng đã thu hút rất nhiều tên tuổi lớn trên thế giới trong lĩnh vực CNTT và trở thành điểm đến quan trọng của dịch vụ gia công phần mềm toàn cầu Tuy nhiên nhìn về tổng thể CNPM vẫn đang trong tình trạng phát triển manh mún, chưa tương xứng so với tiềm năng thực tế từ doanh thu đến nhân lực, số lượng, quy mô doanh nghiệp
Công nghiệp phần mềm xuất khẩu đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn làm thay đổi bộ mặt và vị thế của nhiều nước đang phát triển
Với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, và sự đầu tư nỗ lực của các doanh nghiệp phần mềm Việt nam, công nghiệp phần mềm nước ta trong những năm qua có nhiều tiến bộ Phần mềm trở thành một ngành Công nghiệp mới hỗ trợ và đóng góp cho sự dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
Việc cần thiết xây dựng Công nghiệp Phần mềm là ngành kinh tế mũi nhọn cho tương lai và hướng tới xuất khẩu phần mềm ra thế giới là những vấn đề bức xúc đối với đất nước cũng như với các doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu phần mềm Tuy có nhiều thuận lợi nhưng con đường đến với thị trường thế giới của phần mềm Việt nam còn gặp không ít những khó khăn và thách thức Làm thế nào để đưa phần mềm Việt nam tham gia vào thị trường thế giới đang là bài toán khó cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phần mềm nước ta, trong đó phải kể đến công ty cổ phần FPT - công ty xuất khẩu phần mềm số 1 Việt nam Theo cách xem xét đó, đề tài
“Thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của công ty cổ phần FPT đến năm 2015” được lựa chọn để nghiên cứu
Trang 3iii
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU PHẦN MỀM CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Phần mềm và vai trò xuất khẩu phần mềm của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và phân loại phần mềm
Phần mềm được hiểu là chương trình, tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, nội dung thông tin số hóa
Phần mềm được chia làm 2 loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
Phần mềm hệ thống (System Software) gồm các chương trình hướng dẫn các
hoạt động cơ bản của máy tính như hiển thị thông tin lên màn hình, ghi dữ liệu lên đĩa, in kết quả, liên lạc với các thiết bị ngoại vi, phân tích và thực hiện các lệnh do người dùng nạp vào Phần mềm hệ thống được chia làm 4 loại: Hệ điều hành (OS), Các chương trình tiện ích (Utilities), Các chương trình điều khiển thiết bị (Devide drivers), Các chương trình dịch
Phần mềm ứng dụng (Application Software) là các chương trình ứng dụng tổng
quát, chuyên cho quản lý, xử lý văn bản, thống kê tính toán công nghiệp hay tính toán khoa học Người dùng cuối cùng có thể viết những ứng dụng dễ dàng hay cũng
có thể sử dụng thẳng mà không cần viết chương trình gì thêm Phần mềm ứng dụng được chia làm 4 loại: Phần mềm năng suất, Phần mềm kinh doanh, Phần mềm giải trí, Phần mềm giáo dục và tham khảo
1.1.2 Đặc điểm sản phẩm phần mềm
Phần mềm có 7 đặc điểm chính: Hàm lượng chất xám cao, Nhân bản dễ dàng,
Dễ bị mất bản quyền, Năng suất tính theo doanh thu/đầu người, Càng tốt giá càng
rẻ, Vòng đời ngắn ngủi, Đầu tư cho R&D lớn
1.1.3 Sự cần thiết và vai trò thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của doanh nghiệp
Chỉ thị số 58/CT/TW của Bộ Chính trị ra ngày 17/10/2000 đã xác định mục
tiêu: “Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ
và chất lượng cao nhất so với các khu vực khác, có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng
Trang 4GDP của cả nước ngày càng tăng… Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là phát triển công nghiệp phần mềm.”
Nghị quyết số 07/ 2000 NQ – CP của chính phủ làm rõ thêm: “Công nghiệp phần
mềm là một ngành kinh tế mới, có giá trị gia tăng cao, có nhiều triển vọng … Nhà
nước khuyến khích và ưu đãi tối đa việc phát triển công nghiệp phần mềm.”
Cuối cùng, Quyết định số 95/2002/QĐ - Ttg ra ngày 17 tháng 7 năm 2002 khẳng
định: “Xây dựng công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc
độ tăng trưởng trung bình hàng năm 30-35%.”
Trong ngành kinh tế mũi nhọn này, hoạt động XKPM có vị trí như thế nào?
Nghị quyết số 07/2000 NQ – CP của chính phủ đã xác định: “Bước đầu, chú trọng
hình thức xuất khẩu qua gia công và cung cấp dịch vụ cho các công ty nước ngoài Đồng thời mở rộng thị trường trong nước, trước mắt tập trung phát triển phần mềm trong một số lĩnh vực sớm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, thay thế các sản phẩm phần mềm nhập khẩu Nhanh chóng tổ chức xuất khẩu lao động phần mềm và phần mềm đóng gói để công nghiệp phần mềm của Việt Nam từng bước đạt được vị thế trên thị trường thế giới.”
Vai trò của xuất khẩu phần mềm trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam
Thứ nhất, xuất khẩu phần mềm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thứ hai, xuất khẩu phần mềm thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
Thứ ba, xuất khẩu phần mềm thu hút lực lượng lao động có trình độ của đất nước
Thứ tư, xuất khẩu phần mềm tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, góp phần cân đối cán cân thương mại, cán cân thanh toán
Thứ năm, xuất khẩu phần mềm nâng cao vị thế Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới
1.1.4 Lý thuyết về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu
1.1.4.1 Khái niệm xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu
Trang 5v
Xuất khẩu trong hoạt động thương mại quốc tế không phải hoạt động mua bán thông thường, hoạt động này đòi hỏi phải có sự tham gia của các chủ thể mang quốc tịch khác nhau
Xuất khẩu có thể được thực hiện thông qua các hình thức: Xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, xuất khẩu tại chỗ, gia công quốc tế , buôn bán đối lưu, xuất khẩu nghị định thư (xuất khẩu trả nợ)
Thúc đẩy xuất khẩu là tổng hợp các biện pháp của Nhà nước và doanh nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh mở rộng hoạt động xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thế giới
1.1.4.2 Một số lý thuyết áp dụng trong thúc đẩy xuất khẩu phần mềm
Lý thuyết về lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam Smith, Lý thuyết về lợi thế so sánh tương đối của David Ricardo, Lý thuyết của Haberler về lợi thế so sánh, Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael Porter
1.2 Thị trường phần mềm thế giới và nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của doanh nghiệp
1.2.1 Đặc điểm thị trường phần mềm thế giới
Hơn mười lăm năm qua thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của công nghiệp phần mềm, tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 15 - 20%, cao gấp 10 lần nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới
Mỹ là nơi tiêu thụ phần mềm lớn nhất thế giới với tỷ trọng chiếm đến 49% vào năm 2010, thị trường Nhật Bản đang vươn lên với tốc độ tăng trưởng 14-15%/năm Đặc biệt một số nước thuộc Châu Á-Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng thị trường đạt trên 20% một năm
1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu phần mềm
- Tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phần mềm
- Nguồn nhân lực và năng lực đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp phần mềm
- Tính đa dạng của sản phẩm phần mềm
Trang 6- Hoạt động phát triển thị trường ngoài nước của doanh nghiệp phần mềm
1.3 Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của công ty INFOSYS
1.3.1 Thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của công ty INFOSYS
Infosys Technologic Limited là công ty CNTT có trụ sở chính tại Bangalore,
Ấn Độ và các văn phòng đại diện trên toàn cầu Được thành lập vào ngày 02 tháng
07 năm 1981 Ngày nay, Infosys trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu trong “thế hệ kế tiếp” của CNTT với doanh thu hơn 4 tỉ USD
Để có được thành công này, Infosys đã thực hiện một cách đồng bộ và bài bản nhiều giải pháp có tính hệ thống sau:
- Áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm
- Chiến lược nguồn nhân lực
- Chiến lược marketing
- Hệ thống thông tin
- R&D
1.3.2 Bài học rút ra cho xuất khẩu phần mềm của doanh nghiệp Việt Nam
Từ kinh nghiệm về xuất khẩu phần mềm của công ty Infosys, các doanh nghiệp Việt nam cần rút ra bài học thành công cho chính mình :
Trước hết, phải xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình sản xuất phần mềm theo chuẩn mực quốc tế
Thứ hai, các doanh nghiệp phần mềm Việt nam cần phải có chiến lược và đầu
tư marketing mạnh mẽ
Thứ ba, các doanh nghiệp phần mềm Việt nam cần phát triển và nâng cao trình
độ lực lượng lao động phầm mềm
Thứ tư, các doanh nghiệp phần mềm Việt nam cần chú trọng đầu tư vào hoạt động R&D nhằm liên tục cải tiến quy trình làm việc, cải tiến các ứng dụng, công cụ phát triển phần mềm
Trang 7vii
CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
2.1 Đặc điểm của công ty cổ phần FPT
2.1.1 Đặc điểm kinh doanh của công ty cổ phần FPT
Được thành lập vào ngày 13 tháng 9 năm 1988, Công ty Cổ phần FPT - The FPT Corporation (tên cũ là Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT) ban đầu là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu, chế biến lương thực thực phẩm Hiện nay FPT là một tập đoàn kinh tế - công nghệ hàng đầu Việt Nam, với hoạt động kinh doanh đa dạng trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Tích hợp hệ thống, giải pháp phần mềm, dịch vụ công nghệ, xuất khẩu phần mềm, nội dung trực tuyến, Internet băng thông rộng, phân phối sản phẩm công nghệ, đào tạo nhân lực CNTT, lắp ráp máy tính, truyền thông giải trí, tài chính – ngân hàng, bán lẻ, quảng cáo, đầu tư phát triển hạ tầng, và bất động sản Từ chỗ chỉ
có 13 thành viên sáng lập năm 1988 đến năm 2011 công ty đã có những bước phát triển vượt bậc với 12,300 nhân viên, doanh thu đạt hơn 25,978 tỷ VND, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2,502 tỷ đồng, trở thành công ty tin học số 1 Việt Nam, dẫn đầu trong hầu hết các lĩnh vực của công nghệ thông tin
Các lĩnh vực kinh doanh chính về lĩnh vực Công nghệ thông tin của Công ty FPT Phát triển phần mềm máy tính
Dịch vụ đào tạo Công nghệ thông tin
Nhà cung cấp dịch vụ Internet và đường truyền
Nhà phân phối Sản phẩm Công nghệ thông tin
Tích hợp hệ thống
Tư vấn và bảo hành sản phẩm CNTT
2.1.2 Đặc điểm các nguồn lực của công ty
2.1.2.1 Cơ sở vật chất
Trang 8FPT đã đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất như văn phòng và không gian làm việc, hạ tầng công nghệ thông tin và đường truyền, công cụ và tiện ích làm việc, thành Trung Tâm nghiên cứu và sản xuât phần mềm tập trung khu công nghệ cao
2.1.2.2 Nguồn nhân lực
Song song với phát triển số lượng lập trình viên, việc nâng cao chất lượng của các nhân viên lập trình cũng được công ty FPT quan tâm một cách sâu sắc Một loạt các công tác huấn luyện, đào tạo được tiến hành, trọng tâm là nâng cao ngoại ngữ
và chuyên môn
2.1.3 Đặc điểm sản xuất phần mềm của công ty FPT
Công ty FPT đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO và CMM
Chiến lược thứ hai của Công ty FPT trong phát triển phần mềm xuất khẩu là thay vì xuất khẩu sản phẩm đóng gói sang các nước láng giềng, FPT chủ yếu xuất khẩu phần mềm theo mô hình công ty Offshore thông thường nghĩa là công ty khách hàng cần một công ty nước ngoài gia công phần mềm cho mình – công ty gia công phần mềm đó gọi là công ty Offshore
2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu phần mềm của công ty cổ phần FPT
2.2.1 Phân tích kết quả xuất khẩu phần mềm của công ty cổ phần FPT từ
2008 - 2012
Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu trên tổng kim ngạch của FPT
Đơn vị: Triệu USD
(Dự kiến) Kim ngạch xuất
khẩu phần mềm
Tổng kim ngạch
xuất khẩu
Nguồn: Báo cáo kinh doanh hàng năm của Công ty cổ phần FPT
Trang 9ix
Kim ngạch xuất khẩu của công ty FPT liên tục tăng trưởng trong nhiều năm cả
về giá trị tuyệt đối cũng như tỷ lệ so với tổng kim ngạch của toàn công ty Điều này chứng tỏ phần mềm xuất khẩu của công ty đã có chỗ đứng khá tốt trên thị trường quốc tế, mặc dù kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn so với năng lực của công ty
và tiềm năng thị trường Do đó, công ty cần có những phương hướng đúng đắn và quyết liệt để gia tăng kim ngạch xuất khẩu phần mềm và tăng tỷ trọng xuất khẩu phần mềm trong tổng kim ngạch của công ty
Bảng 2.6 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty FPT
Kim ngạch (triệu usd)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (triệu usd)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (triệu usd)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch (triệu usd)
Tỷ trọng (%)
1 Nhật Bản 18,35 43,7 21,49 44,9 29,25 46,5 33,88 36,2
2 Hoa Kỳ 10,12 24,1 11,30 23,6 13,78 21,9 24,06 25,7
3 Châu Âu 8,15 19,4 8,81 18,4 11,20 17,8 20,40 21,8
4 APAC 5,38 12,8 6,27 13,1 8,68 13,8 15,26 16,3
Nguồn:Báo cáo kinh doanh hàng năm của Công ty cổ phần FPT
Qua bảng số liệu trên, chúng ta dễ nhận thấy thị trường Nhật Bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu phần mềm của công ty cổ phần FPT Mặc
dù năm 2011 có thảm họa thiên nhiên sóng thần tại Nhật Bản ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh tại thị trường này nhưng vẫn có bước tăng trưởng khá tốt và chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch phần mềm xuất khẩu của công ty Tuy nhiên, qua đây ban lãnh đạo công ty cũng nhận thấy cần phải phát triển hơn nữa ở các thị trường khác, tránh phụ thuộc quá lớn của thị trường Nhật Bản vì nền kinh tế Nhật Bản nói chung, các doanh nghiệp tại thị trường Nhật nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới đây
Trang 10Bảng 2.7 Kim ngạch xuất khẩu phần mềm của công ty FPT theo phương thức
Đơn vị: Triệu USD
TT Phương
thức xuất
khẩu
Kim ngạch trọng Tỷ
(%)
Kim ngạch trọng Tỷ
(%)
Kim ngạch trọng Tỷ
(%)
Kim ngạch trọng Tỷ
(%)
1 Xuất khẩu
trực tiếp
4,24 10,1 3,93 8,2 7,61 12,1 15,35 16,4
2 Gia công
xuất khẩu
37,76 89,9 43,94 91,8 55,29 87,9 78,25 83,6
Nguồn: Báo cáo kinh doanh hàng năm của Công ty cổ phần FPT
Kim ngạch xuất khẩu phần mềm của FPT chủ yếu từ mảng gia công, thực tế này có nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến thương hiệu sản phẩm phần mềm chưa được đánh giá cao Chính vì thế cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu
phần mềm công ty hiệu quả hơn nữa
Bảng 2.8 Một số khách hàng lớn nhập khẩu phần mềm của công ty FPT
Đơn vị: Nghìn USD
1 Hitachi (Nhật
Bản)
3 Petronas
(Malaysia)
4 Sanyo Electric 1.218 1.317 1.909 2.246
Nguồn: Báo cáo kinh doanh hàng năm của Công ty cổ phần FPT