ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC HUỀ VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI Chuyên ngành Xã hội
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN
KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC HUỀ VỀ HÔN NHÂN
ĐỒNG GIỚI
Chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa
Hà Nội - 2014
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8
2.1 Nghiên cứu về đồng tính 8
2.2 Nghiên cứu dư luận xã hội về hôn nhân đồng giới Error! Bookmark not defined.
3 Ý nghĩa nghiên cứu Error! Bookmark not defined 3.1 Ý nghĩa lý luận Error! Bookmark not defined 3.2 Ý nghĩa thực tiễn Error! Bookmark not defined.
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Error! Bookmark not defined 4.1 Mục đích nghiên cứu Error! Bookmark not defined 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
5.2 Khách thể nghiên cứu Error! Bookmark not defined 5.3 Phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
6.1 Câu hỏi nghiên cứu Error! Bookmark not defined 6.2 Giả thuyết nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
7.1 Phương pháp luận Error! Bookmark not defined 7.2 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
8 Khung phân tích Error! Bookmark not defined.
Trang 39 Cấu trúc của luận văn Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Error! Bookmark not defined.
1.1 Khái niệm công cụ của đề tài Error! Bookmark not defined 1.1.1 Khái niệm dư luận xã hội Error! Bookmark not defined 1.1.2 Khái niệm sinh viên Error! Bookmark not defined 1.1.3 Khái niệm đồng tính Error! Bookmark not defined 1.1.4 Khái niệm giới Error! Bookmark not defined 1.1.5 Khái niệm hôn nhân Error! Bookmark not defined 1.1.6 Khái niệm hôn nhân đồng giới Error! Bookmark not defined 1.1.7 Khái niệm thái độ Error! Bookmark not defined 1.2 Lý thuyết áp dụng Error! Bookmark not defined 1.2.1 Lý thuyết dán nhãn Error! Bookmark not defined 1.2.2 Lý thuyết xã hội hoá vai trò giới Error! Bookmark not defined 1.3 Khái quát về địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 2: DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ VỀ VIỆC HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI Error! Bookmark not defined.
2.1 Con đường hình thành dư luận xã hội của sinh viên về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới Error! Bookmark not defined 2.1.1 Kênh giao tiếp đại chúng (truyền thông đại chúng) Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Kênh giao tiếp cá nhân Error! Bookmark not defined 2.2 Thực trạng dư luận xã hội của sinh viên về hôn nhân đồng giới Error! Bookmark not defined 2.2.1 Dư luận xã hội của sinh viên về đồng tính Error! Bookmark not defined.
Trang 42.2.2 Dư luận xã hội của sinh viên về quan hệ sống chung đồng giới
Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Dư luận xã hội của sinh viên về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng
giới Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined.
1 Kết luận Error! Bookmark not defined.
2 Khuyến nghị Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HN&GĐ Hôn nhân và Gia đình
ISEE Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đối tượng SV cùng thảo luận về hợp pháp hóa HNĐG Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2: Quan điểm của sinh viên về biểu hiện của người đồng tính Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.3: Cách sinh viên gọi người đồng tính Error! Bookmark not defined Bảng 2.4: Thái độ của sinh viên đối với người đồng tính Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.5: Kênh cung cấp thông tin về việc hai người đồng giới chung sống
với nhau như vợ chồng Error! Bookmark not defined Bảng 2.6: Hình thức tổ chức đám cưới Error! Bookmark not defined Bảng 2.7: Đánh giá của SV về dự thảo Luật Error! Bookmark not defined Bảng 2.8: Hiểu biết của sinh viên về khái niệm “hôn nhân đồng giới” Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.9: Khó khăn của người đồng tính nếu HNĐG không được công nhận
Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.10: Lý do sinh viên ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
Error! Bookmark not defined Bảng 2.11: Lý do sinh viên không ủng hộ hôn nhân đồng giới Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.12: Hành vi của SV để pháp luật công nhận HNĐG Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.13: Các quyền cần được công nhận của cặp đôi sống chung đồng giới
Error! Bookmark not defined.
Trang 7DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Nguồn cung cấp thông tin về việc hợp pháp hóa HNĐG Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.2: Hiểu biết của sinh viên về nguyên nhân của đồng tính Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.3: Thái độ của SV đối với việc hai người đồng giới chung sống với
nhau như vợ chồng Error! Bookmark not defined Biểu đồ 2.4: Tương quan giữa năm học với cách hiểu về HNĐG Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.5: Thái độ của SV đối với việc hợp pháp hóa HNĐG ở VN Error! Bookmark not defined.
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tuyên Ngôn Quốc tế về Nhân quyền (1948) đã khẳng định: “Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan điểm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi, hay bất cứ thân trạng nào khác” [24] Đến ngày 7 tháng 3 năm 2012, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon đã có bài phát biểu lịch sử kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới phi hình sự hóa đồng tính, chấm dứt kỳ thị với những người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) Tuy nhiên hiện nay, sự kỳ thị đối với người đồng tính vẫn đang diễn ra
Hiện nay trên thế giới có 15/193 quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới (HNĐG), 76 quốc gia, pháp luật còn phân biệt đối xử và tội phạm hóa những mối quan hệ đồng giới, người đồng tính bị bắt, truy tố và phạt tù Khác với nhiều nước trên thế giới, quan hệ đồng giới ở Việt nam không bị tội phạm
hóa nhưng luật pháp vẫn quy định: “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” [7] Việc pháp luật cấm kết hôn đồng giới cũng một phần làm xã hội
hiểu sai và có định kiến đối với người đồng tính
Với mỗi con người, kết hôn là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời, đặc biệt với người đồng tính, đó là ước mơ, là quyền bình đẳng mà họ đang đấu tranh để được pháp luật công nhận hôn nhân hợp pháp Theo kết quả cuộc điều tra của Trung tâm ICS năm 2012 thực hiện với hơn 2000 người đồng tính tham gia thì có 71% mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn cùng giới, 25% muốn được sống chung có đăng ký, 4% muốn được sống chung không đăng ký [16] Dù pháp luật Việt Nam cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính nhưng người đồng tính vẫn sống chung với nhau, vẫn tổ chức đám cưới, chứng tỏ các quy định của pháp luật đã không theo kịp với sự phát triển
Trang 9của cuộc sống Do đó, đòi hỏi phải có sự thay đổi về mặt pháp luật Pháp luật cần phải được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội Đã đến lúc, vấn đề hợp pháp hóa HNĐG ở Việt Nam cần phải được xem xét nghiêm túc dưới nhiều chiều cạnh khác nhau Vì vậy cần phải nghiên cứu DLXH để
có thêm quan điểm về vấn đề này Thái độ của dư luận xã hội đối với HNĐG
ra sao? Đặc biệt là DLXH của sinh viên – những người chủ tương lai của đất nước, họ có suy nghĩ gì về vấn đề nhạy cảm này Từ những lý do trên, chúng
tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Dư luận xã hội của sinh viên Khoa Luật –
Đại học Huế về hôn nhân đồng giới” làm luận văn tốt nghiệp
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Nghiên cứu về đồng tính
2.1.1 Trên thế giới
Nhóm tác giả A.Cloete, L.C.Simbayi, S.C.Kalichman (2008), đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Kỳ thị và phân biệt đối xử với những người đồng
tính nam bị nhiễm HIV” Nghiên cứu được thực hiện tại thị trấn Cape của
Châu Phi Trong nghiên cứu này, các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đến những người đồng tính nam và chú ý đến hành vi tình dục của đồng tính nam
có AIDS Đề tài đã khảo sát 92 đồng tính nam có HIV và 330 người bình thường có HIV Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, những đồng tính nam bị nhiễm HIV cảm thấy cô đơn, bị phân biệt đối xử Họ bị mất việc làm, nơi ở Tuy chỉ ra được những tác động và hệ quả của quan hệ tình dục không an toàn nhưng đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về đồng tính nam và chưa phân tích sâu về vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính
2.1.2 Ở Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu về đồng tính ở Việt nam hiện nay chưa nhiều Tuy nhiên trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn đến chủ đề “đồng tính”
Trang 10Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của tác giả Jacob Aronso (2002)
“Tình dục đồng giới ở Hà Nội: Chốn công cộng và tình dục nơi công cộng,
không gian Gay” Trong nghiên cứu này, Jacob Aronso đã mô tả tình hình
tình dục đồng giới tại Việt Nam và thái độ, nhận thức, phản ứng từ người dân địa phương về vấn đề đồng tính Báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng, những người đồng tính nam ở Việt Nam đang chịu áp lực nặng nề từ phía gia đình và xã hội; đó chính là những rào cản tâm lý khiến họ không thể sống là chính mình
Đề tài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
(2009) “Sống trong một xã hội dị tính: câu chuyện từ 40 người nữ yêu nữ -
Quan hệ với cha mẹ” đề cập đến câu chuyện của 40 người nữ yêu nữ “Quan
hệ với cha mẹ” là một cuốn trong bộ báo cáo “Sống trong một xã hội dị tính” Nghiên cứu được thực hiện ở Hà Nội từ tháng 03 đến hết năm 2009 Đối tượng nghiên cứu của đề tài này không xác định đối tượng là nữ tính hay lesbian mà xác định là những người nữ yêu nữ Như vậy, có nghĩa là cứ người
nữ mà có yêu người nữ khác thì là đối tượng nghiên cứu, bất kể là người đó coi mình là người đồng tính luyến ái, lưỡng tính luyến ái hay hoàn toàn không gọi mình bằng những khái niệm đó Phương pháp thu thập dữ liệu là phỏng vấn sâu Kết quả nghiên cứu đã mô tả một cách chân thật và sống động những câu chuyện riêng tư của người nữ yêu nữ, đặc biệt là diễn biến họ nhận ra mình là người nữ yêu nữ, tìm hiểu điều đó tác động đến cuộc sống của người
nữ yêu nữ như thế nào
Tác giả Khuất Thu Hồng và đồng nghiệp (2005) đã nghiên cứu đề tài:
“Nam có quan hệ tình dục với Nam: khung cảnh xã hội và các vấn đề tình
dục” Nghiên cứu đã khảo sát 36 MSM và những người thân, bạn bè, cán bộ y
tế Kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh khá hoàn chỉnh về thành phần xã
Trang 11hội và định hướng tình dục Hầu hết các MSM đều bị kỳ thị và phân biệt đối
xử từ những người thân và xã hội
Nhiều tác giả (2013) đã cho ra đời quyển sách: “Những câu chuyện
chưa được kể” Đây là tập hợp 14 truyện ngắn do các cán bộ của Trung tâm
Sáng kiến Sức khỏe và Dân số đã làm việc trong suốt một thời gian dài cùng nhóm 16 nam giới yêu nam giới trẻ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Những câu chuyện này là những trải nghiệm về cuộc sống của những người đồng tính Qua quyển sách, các tác giả muốn xã hội, người thân và bạn bè của người đồng tính hiểu hơn và có cái nhìn đúng đắn, tích cực hơn; đặc biệt là không phân biệt đối xử và kỳ thị với người đồng tính
Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2011) đã thực hiện
nghiên cứu: “Tác động của truyền thông về đồng tính luyến ái trên một số
báo in và báo mạng” Nghiên cứu tập hợp 502 bài báo về người đồng tính và
các vấn đề liên quan đăng trên 4 báo in gồm Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Công An Nhân dân và 6 báo mạng Đây là những bài báo được đăng trên các báo vào 3 năm: năm 2004, 2006 và 2 quý đầu năm 2008 Nghiên cứu
sử dụng phương pháp định lượng và định tính Trong đó kết quả phân tích định lượng được dùng để giải thích cho dữ liệu định tính Kết quả nghiên cứu
đã chỉ ra các cộng đồng đồng tính gồm những ai; các khái niệm liên quan đến
xu hướng tình dục bị sử dụng nhầm lẫn; bên cạnh đó là cách khắc họa chân dung người đồng tính trên các phương tiện truyền thông đại chúng; đặc biệt là mức độ kỳ thị trong các bài báo…Đây là một nghiên cứu được đánh giá cao bởi nó đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân của nhận thức và thái độ
xã hội về vấn đề đồng tính có thể nằm ở thông điệp mà các phương tiện truyền thông đại chúng đem lại Những thông điệp mang tính định kiến sẽ tạo
ra hay củng cố những nhận thức sai lệch và thái độ kỳ thị
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Jacob Aronso (1990), Tình dục đồng giới ở Hà Nội: Chốn công cộng và tình dục nơi công cộng, không gian Gay, NXB Columbia
2 Mai Huy Bích (2009), Giáo trình Xã hội học Giới, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội
3 Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2008), Xã hội học, NXB Thế giới
4 Khuất Thu Hồng và đồng nghiệp (2005), Nam có quan hệ tình dục với Nam: khung cảnh xã hội và các vấn đề tình dục
5 Khuất Thu Hồng và cộng sự (2009), Tình dục Việt Nam đương đại – Chuyên đề đùa khó nói, Nhà xuất bản Tri thức
6 Nhiều tác giả (2012), Những câu chuyện chưa được kể, NXB Từ điển bách khoa
7 Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
8 Quốc hội (2010), Luật nuôi con nuôi
9 Bùi Hoài Sơn (2006), Dư luận xã hội, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội
10 Nguyễn Quý Thanh (2006), Xã hội học về Dư luận xã hội, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội
11 Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị
thành niên, Đồng tính nữ - Những thông tin cơ bản, Công ty cổ phần in La Bàn
12 Trung tâm nghiên cứu khoa học, Ủy ban thường vụ quốc hội (2013), Hôn nhân đồng giới: kinh nghiệm một số nước và thực tế ở Việt Nam, (Tài liệu
lưu hành nội bộ phục vụ kỳ họp thứ 6 của quốc hội khóa XIII)
13 Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2009), Sống trong một
xã hội dị tính: câu chuyện từ 40 người nữ yêu nữ - Quan hệ với cha mẹ
14 Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2011), Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên một số báo in và báo mạng
15 Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2012), Về cộng đồng người chuyển giới ở Việt Nam
Trang 1316 Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2013), Sơ lược về cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam
17 Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, Quan điểm của Liên Hợp Quốc về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT)
18 Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (2012), Bạo hành gia đình với người đồng tính, song tính, và chuyển giới
TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN
19 Hoàng Long, Hôn nhân đồng giới, cấm hay không?
20 Hoài Nam, Tình yêu đồng giới: hạnh phúc và nước mắt,
21 Nguyễn Thu Nam, Hôn nhân đồng giới: xu hướng thế giới, tác động xã hội và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,
ngày 29/8/2014
22 Trương Hồng Quang, Văn kiện quốc tế về quyền con người – nền tảng xây dựng quyền của người đồng tính, http://hongtquang.wordpress.com/, cập nhật ngày 29/8/2014
23 P.Thảo, Trưng cầu ý kiến đề xuất công nhận hôn nhân đồng giới,
24 Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật về Quyền con người và Quyền công dân,
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, http://hcrc.hcmulaw.edu.vn/index/, cập nhật ngày 02/9/2014
25 Nguyễn Thanh Nam, đồng tính là bệnh?,
cập nhật ngày 02/9/2014