1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dư luận xã hội của sinh viên Khoa Luật – Đại học Huế về hôn nhân đồng giới Luận văn ThS. Xã hội học

130 2,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

28 CHƯƠNG 2: DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ VỀ VIỆC HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI .... Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các cộng đồng đồng tính gồm những ai; các khái

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO

DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN

KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC HUỀ VỀ HÔN NHÂN

ĐỒNG GIỚI

Chuyên ngành Xã hội học

Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa

Hà Nội - 2014

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 8

2.1 Nghiên cứu về đồng tính 8

2.2 Nghiên cứu dư luận xã hội về hôn nhân đồng giới 11

3 Ý nghĩa nghiên cứu 12

3.1 Ý nghĩa lý luận 13

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 13

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 13

4.1 Mục đích nghiên cứu 13

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 13

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 13

5.2 Khách thể nghiên cứu 13

5.3 Phạm vi nghiên cứu 14

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 14

6.1 Câu hỏi nghiên cứu 14

6.2 Giả thuyết nghiên cứu 14

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 15

7.1 Phương pháp luận 15

7.2 Phương pháp nghiên cứu 15

8 Khung phân tích 18

9 Cấu trúc của luận văn 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 19

1.1 Khái niệm công cụ của đề tài 19

1.1.1 Khái niệm dư luận xã hội 19

Trang 3

1.1.2 Khái niệm sinh viên 21

1.1.3 Khái niệm đồng tính 21

1.1.4 Khái niệm giới 21

1.1.5 Khái niệm hôn nhân 22

1.1.6 Khái niệm hôn nhân đồng giới 22

1.1.7 Khái niệm thái độ 22

1.2 Lý thuyết áp dụng 23

1.2.1 Lý thuyết dán nhãn 23

1.2.2 Lý thuyết xã hội hoá vai trò giới 27

1.3 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 28

CHƯƠNG 2: DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ VỀ VIỆC HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI 31

2.1 Con đường hình thành dư luận xã hội của sinh viên về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới 31

2.1.1 Kênh giao tiếp đại chúng (truyền thông đại chúng) 31

2.1.2 Kênh giao tiếp cá nhân 36

2.2 Thực trạng dư luận xã hội của sinh viên về hôn nhân đồng giới 39

2.2.1 Dư luận xã hội của sinh viên về đồng tính 39

2.2.2 Dư luận xã hội của sinh viên về quan hệ sống chung đồng giới 48

2.2.3 Dư luận xã hội của sinh viên về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới 52

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76

1 Kết luận 76

2 Khuyến nghị 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC 81

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HN&GĐ Hôn nhân và Gia đình

ISEE Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Đối tượng SV cùng thảo luận về hợp pháp hóa HNĐG 37

Bảng 2.2: Quan điểm của sinh viên về biểu hiện của người đồng tính 42

Bảng 2.3: Cách sinh viên gọi người đồng tính 45

Bảng 2.4: Thái độ của sinh viên đối với người đồng tính 46

Bảng 2.5: Kênh cung cấp thông tin về việc hai người đồng giới chung sống với nhau như vợ chồng 49

Bảng 2.6: Hình thức tổ chức đám cưới 51

Bảng 2.7: Đánh giá của SV về dự thảo Luật 55

Bảng 2.8: Hiểu biết của sinh viên về khái niệm “hôn nhân đồng giới” 56

Bảng 2.9: Khó khăn của người đồng tính nếu HNĐG không được công nhận 58

Bảng 2.10: Lý do sinh viên ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới 64

Bảng 2.11: Lý do sinh viên không ủng hộ hôn nhân đồng giới 66

Bảng 2.12: Hành vi của SV để pháp luật công nhận HNĐG 69

Bảng 2.13: Các quyền cần được công nhận của cặp đôi sống chung đồng giới 72

Trang 6

DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 2.1: Nguồn cung cấp thông tin về việc hợp pháp hóa HNĐG 32Biểu đồ 2.2: Hiểu biết của sinh viên về nguyên nhân của đồng tính 40Biểu đồ 2.3: Thái độ của SV đối với việc hai người đồng giới chung sống với nhau như vợ chồng 50Biểu đồ 2.4: Tương quan giữa năm học với cách hiểu về HNĐG 57Biểu đồ 2.5: Thái độ của SV đối với việc hợp pháp hóa HNĐG ở VN 61

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tuyên Ngôn Quốc tế về Nhân quyền (1948) đã khẳng định: “Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan điểm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi, hay bất cứ thân trạng nào khác” [24] Đến ngày 7 tháng 3 năm 2012, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-Moon đã có bài phát biểu lịch sử kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới phi hình sự hóa đồng tính, chấm dứt kỳ thị với những người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) Tuy nhiên hiện nay, sự kỳ thị đối với người đồng tính vẫn đang diễn ra

Hiện nay trên thế giới có 15/193 quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới (HNĐG), 76 quốc gia, pháp luật còn phân biệt đối xử và tội phạm hóa những mối quan hệ đồng giới, người đồng tính bị bắt, truy tố và phạt tù Khác với nhiều nước trên thế giới, quan hệ đồng giới ở Việt nam không bị tội phạm

hóa nhưng luật pháp vẫn quy định: “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” [7] Việc pháp luật cấm kết hôn đồng giới cũng một phần làm xã hội

hiểu sai và có định kiến đối với người đồng tính

Với mỗi con người, kết hôn là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời, đặc biệt với người đồng tính, đó là ước mơ, là quyền bình đẳng mà họ đang đấu tranh để được pháp luật công nhận hôn nhân hợp pháp Theo kết quả cuộc điều tra của Trung tâm ICS năm 2012 thực hiện với hơn 2000 người đồng tính tham gia thì có 71% mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn cùng giới, 25% muốn được sống chung có đăng ký, 4% muốn được sống chung không đăng ký [16] Dù pháp luật Việt Nam cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính nhưng người đồng tính vẫn sống chung với nhau, vẫn tổ chức đám cưới, chứng tỏ các quy định của pháp luật đã không theo kịp với sự phát triển

Trang 8

của cuộc sống Do đó, đòi hỏi phải có sự thay đổi về mặt pháp luật Pháp luật cần phải được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội Đã đến lúc, vấn đề hợp pháp hóa HNĐG ở Việt Nam cần phải được xem xét nghiêm túc dưới nhiều chiều cạnh khác nhau Vì vậy cần phải nghiên cứu DLXH để

có thêm quan điểm về vấn đề này Thái độ của dư luận xã hội đối với HNĐG

ra sao? Đặc biệt là DLXH của sinh viên – những người chủ tương lai của đất nước, họ có suy nghĩ gì về vấn đề nhạy cảm này Từ những lý do trên, chúng

tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Dư luận xã hội của sinh viên Khoa Luật –

Đại học Huế về hôn nhân đồng giới” làm luận văn tốt nghiệp

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu về đồng tính

2.1.1 Trên thế giới

Nhóm tác giả A.Cloete, L.C.Simbayi, S.C.Kalichman (2008), đã tiến

hành nghiên cứu đề tài: “Kỳ thị và phân biệt đối xử với những người đồng

tính nam bị nhiễm HIV” Nghiên cứu được thực hiện tại thị trấn Cape của

Châu Phi Trong nghiên cứu này, các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đến những người đồng tính nam và chú ý đến hành vi tình dục của đồng tính nam

có AIDS Đề tài đã khảo sát 92 đồng tính nam có HIV và 330 người bình thường có HIV Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, những đồng tính nam bị nhiễm HIV cảm thấy cô đơn, bị phân biệt đối xử Họ bị mất việc làm, nơi ở Tuy chỉ ra được những tác động và hệ quả của quan hệ tình dục không an toàn nhưng đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về đồng tính nam và chưa phân tích sâu về vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính

2.1.2 Ở Việt Nam

Vấn đề nghiên cứu về đồng tính ở Việt nam hiện nay chưa nhiều Tuy nhiên trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn đến chủ đề “đồng tính”

Trang 9

Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của tác giả Jacob Aronso (2002)

“Tình dục đồng giới ở Hà Nội: Chốn công cộng và tình dục nơi công cộng,

không gian Gay” Trong nghiên cứu này, Jacob Aronso đã mô tả tình hình

tình dục đồng giới tại Việt Nam và thái độ, nhận thức, phản ứng từ người dân địa phương về vấn đề đồng tính Báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng, những người đồng tính nam ở Việt Nam đang chịu áp lực nặng nề từ phía gia đình và xã hội; đó chính là những rào cản tâm lý khiến họ không thể sống là chính mình

Đề tài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường

(2009) “Sống trong một xã hội dị tính: câu chuyện từ 40 người nữ yêu nữ -

Quan hệ với cha mẹ” đề cập đến câu chuyện của 40 người nữ yêu nữ “Quan

hệ với cha mẹ” là một cuốn trong bộ báo cáo “Sống trong một xã hội dị tính” Nghiên cứu được thực hiện ở Hà Nội từ tháng 03 đến hết năm 2009 Đối tượng nghiên cứu của đề tài này không xác định đối tượng là nữ tính hay lesbian mà xác định là những người nữ yêu nữ Như vậy, có nghĩa là cứ người

nữ mà có yêu người nữ khác thì là đối tượng nghiên cứu, bất kể là người đó coi mình là người đồng tính luyến ái, lưỡng tính luyến ái hay hoàn toàn không gọi mình bằng những khái niệm đó Phương pháp thu thập dữ liệu là phỏng vấn sâu Kết quả nghiên cứu đã mô tả một cách chân thật và sống động những câu chuyện riêng tư của người nữ yêu nữ, đặc biệt là diễn biến họ nhận ra mình là người nữ yêu nữ, tìm hiểu điều đó tác động đến cuộc sống của người

nữ yêu nữ như thế nào

Tác giả Khuất Thu Hồng và đồng nghiệp (2005) đã nghiên cứu đề tài:

“Nam có quan hệ tình dục với Nam: khung cảnh xã hội và các vấn đề tình

dục” Nghiên cứu đã khảo sát 36 MSM và những người thân, bạn bè, cán bộ y

tế Kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh khá hoàn chỉnh về thành phần xã

Trang 10

hội và định hướng tình dục Hầu hết các MSM đều bị kỳ thị và phân biệt đối

xử từ những người thân và xã hội

Nhiều tác giả (2013) đã cho ra đời quyển sách: “Những câu chuyện

chưa được kể” Đây là tập hợp 14 truyện ngắn do các cán bộ của Trung tâm

Sáng kiến Sức khỏe và Dân số đã làm việc trong suốt một thời gian dài cùng nhóm 16 nam giới yêu nam giới trẻ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Những câu chuyện này là những trải nghiệm về cuộc sống của những người đồng tính Qua quyển sách, các tác giả muốn xã hội, người thân và bạn bè của người đồng tính hiểu hơn và có cái nhìn đúng đắn, tích cực hơn; đặc biệt là không phân biệt đối xử và kỳ thị với người đồng tính

Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2011) đã thực hiện

nghiên cứu: “Tác động của truyền thông về đồng tính luyến ái trên một số

báo in và báo mạng” Nghiên cứu tập hợp 502 bài báo về người đồng tính và

các vấn đề liên quan đăng trên 4 báo in gồm Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Công An Nhân dân và 6 báo mạng Đây là những bài báo được đăng trên các báo vào 3 năm: năm 2004, 2006 và 2 quý đầu năm 2008 Nghiên cứu

sử dụng phương pháp định lượng và định tính Trong đó kết quả phân tích định lượng được dùng để giải thích cho dữ liệu định tính Kết quả nghiên cứu

đã chỉ ra các cộng đồng đồng tính gồm những ai; các khái niệm liên quan đến

xu hướng tình dục bị sử dụng nhầm lẫn; bên cạnh đó là cách khắc họa chân dung người đồng tính trên các phương tiện truyền thông đại chúng; đặc biệt là mức độ kỳ thị trong các bài báo…Đây là một nghiên cứu được đánh giá cao bởi nó đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân của nhận thức và thái độ

xã hội về vấn đề đồng tính có thể nằm ở thông điệp mà các phương tiện truyền thông đại chúng đem lại Những thông điệp mang tính định kiến sẽ tạo

ra hay củng cố những nhận thức sai lệch và thái độ kỳ thị

Trang 11

2.2 Nghiên cứu dư luận xã hội về hôn nhân đồng giới

2.2.1 Trên thế giới

Ở Mỹ, các cuộc thăm dò gần đây nhất cho thấy phần lớn ủng hộ về hôn nhân đồng giới, chiếm 50% Trong hơn một thập kỷ, sự ủng hộ về vấn đề này đang ngày càng tăng, cao nhất vào năm 2010 Vào 8/2010, kênh truyền hình CNN đã trở thành nơi đầu tiên có số lượng người ủng hộ hôn nhân đồng tính lớn nhất Tuy nhiên, những ý kiến ủng hộ vấn đề này vẫn còn ít ở những tôn giáo chính thống, những người trẻ, những người có trình độ giáo dục cao Phụ

nữ thường có sẽ ủng hộ nhiều hơn nam giới

Trường đại học Quinnipiac (2013) đã tiến hành khảo sát hôn nhân đồng giới Kết quả cho thấy, có 56% người Mỹ trưởng thành và 57% ủng hộ hôn nhân đồng tính trong khi đó 36% không ủng hộ Số liệu khảo sát của tờ Post-ABC cho thấy có 55% người Mỹ ủng hộ hôn nhân đồng giới trong khi 40% không ủng hộ

Bài viết của tác giả Lydia Saad (2013) về “quan điểm hôn nhân đồng

tính” Phương pháp điều tra được thực hiện bằng cách phỏng vấn qua điện

thoại trong thời gian từ 10-14/7/2013 với tỷ lệ mẫu ngẫu nhiên của 2027 người trưởng thành, sinh sống ở tất cả 50 bang của Mỹ Kết quả dựa trên tổng

số mẫu của người trưởng thành, 95% tin tưởng vào sai số lấy mẫu là +- 3

điểm phần trăm Với câu hỏi “Bạn nghĩ rằng nên pháp luật nên ủng hộ hôn nhân của những cặp đồng tính hay không?”, câu trả lời được thể hiện qua

biểu đồ 1 Kết quả khảo sát cho thấy, có ít nhất 60% người dân ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn quốc bao gồm Đảng Dân chủ, người lớn tuổi từ 18-34, những người ít khi đi nhà thờ, người phương Đông Những nhóm bày tỏ sự ủng hộ dưới 50% bao gồm Tin Lành, người trên 55 tuổi, người miền Nam và nam giới

Trang 12

2.2.2 Ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam chưa có các nghiên cứu dư luận xã hội về hôn nhân đồng giới được công bố mà chỉ mới có các cuộc khảo sát lấy ý kiến của người dân về vấn đề sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình Trong các cuộc khảo sát này, Bộ tư pháp mới chỉ lấy ý kiến người dân về việc ủng hộ hay phản đối hôn nhân đồng tính trên các phương tiện truyền thông đại chúng chứ chưa có một số liệu cụ thể về vấn đề này

Bên cạnh đó, một số Viện nghiên cứu như Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã thực hiện một số nghiên cứu về đồng tính nhưng chưa có nghiên cứu nào về dư luận xã hội của người dân về hôn nhân đồng tính mà chỉ có một vài khảo sát đối với cộng đồng LGBT về hôn nhân đồng giới

Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của cộng đồng LGBT tại Việt Nam (2012) đã thực hiện cuộc điều tra về hôn nhân đồng giới Cuộc điều tra đã thực hiện khảo sát với hơn 2.000 người đồng tính tham gia Kết quả nghiên cứu cho thấy có 71% số người tham gia khảo sát mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn cùng giới, 25% muốn được sống chung có đăng ký, 4% muốn được sống chung không đăng ký Tuy nhiên những nghiên cứu về dư luận của nhóm LGBT đã phần nào nói lên quan điểm của cộng đồng LGBT đối với hôn nhân đồng tính Họ mong muốn được công nhận hôn nhân để những người đồng tính có thể được sống chung và được pháp luật công nhận

Có thể nói, hiện nay ở trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề đồng tính Tuy nhiên, nghiên cứu dư luận xã hội về hôn nhân đồng giới thì chỉ mới có trên thế giới Tính đến thời điểm này, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu dư luận xã hội về hôn nhân đồng giới, đặc biệt là dư luận của sinh viên Việc nghiên cứu dư luận xã hội sẽ giúp hiểu rõ hơn quan điểm, nhận thức, đánh giá của SV về hôn nhân đồng giới

3 Ý nghĩa nghiên cứu

Trang 13

3.1 Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu này được tiến hành thông qua việc vận dụng một số khái niệm, lý thuyết như: khái niệm đồng tính, khái niệm hôn nhân đồng giới, khái niệm dư luận xã hội; lý thuyết xã hội hóa vai trò giới, lý thuyết dán nhãn, để tìm hiểu DLXH của SV về hôn nhân đồng giới như: nhận thức của sinh viên

về đồng tính, HNĐG; quan niệm của họ về ủng hộ hay không ủng hộ hôn nhân đồng giới, Qua đó, phần nào làm sáng tỏ hơn những lý thuyết đã được vận dụng

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần phác họa những ý kiến, đánh giá, phản ứng của dư luận về HNĐG Kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý xã hội; góp phần đưa ý kiến của SV vào việc sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ dư luận xã hội của sinh viên về hôn nhân đồng giới Từ đó, đưa ra các kiến nghị của SV về vấn đề hợp pháp hóa HNĐG ở Việt Nam

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu con đường hình thành dư luận xã hội của sinh viên về HNĐG Phân tích thực trạng dư luận xã hội của sinh viên về HNĐG

Đưa ra các khuyến nghị của SV về hình thức chung sống đồng giới và quyền của những cặp đôi đồng giới sống chung

5 Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Dư luận xã hội của sinh viên về hôn nhân đồng giới

5.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên Khoa Luật - Đại học Huế

Trang 14

5.3 Phạm vi nghiên cứu

5.3.1 Không gian nghiên cứu: Khoa Luật – Đại học Huế

5.3.2 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2013 – 05/2014

5.3.3 Nội dung nghiên cứu

Hôn nhân đồng giới chưa được công nhận ở Việt Nam, bên cạnh đó, xuất phát từ việc Nhà nước tiến hành thảo luận lấy ý kiến về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có liên quan đến hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, tác giả đã tập trung nghiên cứu dư luận xã hội sinh viên về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới Trong đó tập trung khai thác các nội dung sau: con đường hình thành dư luận xã hội của sinh viên

về việc hợp pháp hóa HNĐG, thực trạng dư luận xã hội về hợp pháp hóa HNĐG; các đề xuất của sinh viên về quan hệ sống chung đồng giới và quyền của những cặp đôi đồng giới sống chung

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

6.1 Câu hỏi nghiên cứu

Dư luận xã hội của sinh viên về hôn nhân đồng giới được hình thành thông qua con đường nào?

Thực trạng dư luận xã hội của sinh viên về hôn nhân đồng giới hiện nay như thế nào?

Các giải pháp của SV về quan hệ sống chung đồng giới và quyền của các cặp đôi đồng giới?

6.2 Giả thuyết nghiên cứu

Con đường hình thành DLXH của SV được hình thành thông qua kênh truyền thông đại chúng và kênh giao tiếp cá nhân

Thực trạng DLXH của sinh viên cụ thể như sau: Sinh viên đã có những hiểu biết tương đối chính xác về nguyên nhân, biểu hiện của người đồng tính;

tỷ lệ sinh viên ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới nhiều hơn so với phản đối

Trang 15

Sống chung có đăng ký là giải pháp được phần lớn SV lựa chọn khi hôn nhân đồng giới chưa được công nhận ở Việt Nam

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận

Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc của Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng để lý giải các hiện tượng, hoạt động được nghiên cứu giúp người nghiên cứu trong quá trình nhìn nhận, đánh giá các vấn đề xã hội của đề tài

Chủ nghĩa duy vật biện chứng với quan niệm mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong mối quan hệ qua lại, không một sự vật, hiện tượng nào có thể tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ Chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ, dư luận xã hội thuộc lĩnh vực tinh thần, phản ánh thực tế của xã hội Dư luận xã hội lại có tác động đến tồn tại xã hội Những đánh giá, ý kiến của dư luận xã hội sẽ giúp họ lựa chọn những phương án hành động để thúc đẩy hoặc hạn chế vấn đề mà họ đang quan tâm

Bên cạnh đó, theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tất cả sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian, thời gian xác định và luôn vận động và biến đổi Việc những nhà lập pháp đưa ra dự thảo sửa đổi một số điều trong Luật Hôn nhân và gia đình là sự phản ánh thực tiễn về cuộc sống của những người đồng tính nước ta trong giai đoạn hiện nay

Vì vậy, việc thực hiện đề tài này trên cơ sở nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử sẽ là định hướng đúng đắn cho người nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu đề tài

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Trong thời gian nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã phân tích số liệu thứ cấp gồm các công trình nghiên cứu, bài viết về dư luận xã hội, về đồng tính, hôn nhân đồng giới và các đề tài nghiên cứu có liên quan được thực

Trang 16

hiện trên thế giới và ở Việt Nam Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo nhiều văn bản pháp luật có liên quan như Luật Hôn nhân gia đình năm 2000; Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi…

7.2.2 Phương pháp trưng cầu ý kiến

Đề tài sử dụng bảng hỏi cấu trúc với hình thức trưng cầu ý kiến Cách

thức chọn mẫu nghiên cứu như sau:

Đối với phỏng vấn cấu trúc, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng tỷ lệ sẽ được sử dụng dựa trên các tiêu chí (tầng) là ngành học, năm học

và giới tính Khoa luật gồm có 2441 sinh viên với 2 ngành học là Luật kinh tế (806 sinh viên) và Luật học (1635) với 792 sinh viên nam và 1649 sinh viên

nữ Khung lấy mẫu của nghiên cứu được thể hiện ở bảng sau

Khung lấy mẫu

Nam Nữ

Tổng theo giới

% mỗi năm

Nam Nữ

Tổng theo giới

% mỗi năm

Trang 17

trong đó đã bao gồm 10% lượng mẫu phụ) Công thức tính dung lượng mẫu như sau :

332 25 0 96 1 05 0 2441

25 0 96 1 2441 25

0

25 0

2 2

2 2

Nt n

Cơ cấu mẫu theo ngành học, năm học và giới tính được cụ thể ở bảng sau:

Cơ cấu mẫu

Nam Nữ Tổng theo năm Nam Nữ Tổng theo năm

Trang 18

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 08 sinh viên dựa trên bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu để tìm hiểu thực trạng dư luận xã hội về HNĐG

8 Khung phân tích

9 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm có 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và Phần kết luận Phần nội dung gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của

đề tài; Chương 2: Thực trạng dư luận xã hội của sinh viên khoa Luật – Đại học Huế về hôn nhân đồng giới

DLXH của SV về đồng tính

DLXH của SV về quan hệ sống chung đồng giới

DLXH của SV về hợp pháp hóa đồng giới

Trang 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Khái niệm công cụ của đề tài

1.1.1 Khái niệm dư luận xã hội

Dư luận xã hội hay còn gọi là công luận xã hội là một trong những hiện tượng tinh thần xã hội từ lâu đã được sử dụng khá phổ biến bởi các nhà tâm lý học, xã hội học cũng như các nhà chính trị Nhà văn, nhà hoạt động xã hội người Anh Jonsonberi là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này vào năm 1159

và cho đến thế kỷ XVIII thuật ngữ này được mọi người công nhận

Thuật ngữ DLXH còn có những cách gọi khác như công luận, dư luận công chúng, ý kiến công luận, ý kiến quần chúng [10, tr.44]

Dư luận xã hội được hiểu là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của nhân dân nói chung về các sự kiện, hiện tượng Khi một sự kiện xã hội xuất hiện và tác động đến số đông thì mỗi người trong đó nêu ý kiến thể hiện sự đánh giá của mình Từ đó trong các nhóm nhỏ xuất hiện các ý kiến tập thể do sự tương tác ý kiến giữa các cá nhân, sau đó mới trở thành dư luận xã hội trong các nhóm xã hội lớn

Như vậy, trong đề tài này, DLXH của SV về HNĐG chính là sự đánh giá, thái độ của SV về việc hợp pháp hóa HNĐG

Cấp độ toàn hệ thống xã hội

Cấp độ các giai cấp tập đoàn lớn trong xã hội

Trang 20

Cấp độ nhóm xã hội [10, tr.49]

Nhóm quan điểm thứ hai, đại diện là J.Habermas không quan tâm đến tiêu chí số lượng mà quan tâm đến đặc điểm của chủ thể Với ông, vấn đề quan trọng là không phải có bao nhiêu người phát ngôn ra một điều gì đó mà

là những người đó có những đặc điểm nào [10, tr.50]

Khách thể của DLXH

Khách thể của DLXH chính là những sự kiện vấn đề mà nó đề cập đến

Đó là những sự kiện, vấn đề mà người ta cảm thấy có ý nghĩa với họ hoặc động chạm đến lợi ích chung Trong đề tài này, khách thể của DLXH chính là việc sửa đổi Luật HN&GĐ có liên quan đến hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Các con đường hình thành DLXH

DLXH được hình thành qua kênh giao tiếp cá nhân và kênh giao tiếp đại chúng Hai con đường này không độc lập hoàn toàn mà kết hợp với nhau tạo nên con đường hình thành DLXH [10, tr.190]

Cấu trúc của dư luận xã hội

DLXH được hình thành trên cơ sở tương tác ý kiến cá nhân Các ý kiến

cá nhân hình thanh trên cơ sở tâm thế, thái độ của họ, do đó, nếu xét theo chiều cạnh “chất” thì DLXH gồm 3 thành phần tình cảm, duy lý và ý chí

Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn xem dư luận xã hội là dư luận của quần chúng, là những ý kiến của nhân dân về những vấn đề mà họ quan tâm Vì thế công tác nghiên cứu dư luận xã hội được hết sức coi trọng

Sự khác biệt giữa DLXH với tin đồn [10, tr.66]

Tính kiểm chứng của

vấn đề được đề cập đến

Vấn đề của DLXH thường liên quan đến lĩnh vực công cộng

Nguồn kiểm chứng về

Vấn đề của tin đồn có thể là những vấn đề của

cá nhân và cũng có thể

là những vấn đề công

Trang 21

vấn đề DLXH có thể thông qua hai nguồn:

các cơ quan chức năng

và các phương tiện truyền thông đại chúng

cộng Khó kiểm chứng

về vấn đề tin đồn đề cập đến

Mức độ tham gia của

yếu tố tinh thần

Mức độ tham gia cao Mức độ tham gia thấp

Kênh phổ biến Chủ yếu qua kênh

truyền thông đại chúng

Chủ yếu qua kênh giao tiếp cá nhân

Tính ổn định Có sự ổn định cao hơn,

khó thay đổi hơn

Dễ thay đổi hơn

1.1.2 Khái niệm sinh viên

Theo quy chế công tác học sinh sinh viên trong các trường đào tạo: sinh viên là những người đang theo học trong các hệ đại học và cao đẳng Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu sinh viên hệ chính quy đang theo học tại Khoa Luật – Đại học Huế

1.1.3 Khái niệm đồng tính

Là người chỉ bị hấp dẫn bởi người cùng giới tính với mình Ví dụ như nam bị hấp dẫn bới nam (đồng tính nam – Tiếng Anh là gay) và nữ bị hấp dẫn bởi nữ (đồng tính nữ - Tiếng Anh là lesbian)

Đồng tính nam (Gay): Là những nam giới có xu hướng tình dục với người cùng giới

Đồng tính nữ (Lesbian): Một phụ nữ bị hấp dẫn bởi những phụ nữ khác

1.1.4 Khái niệm giới

Giới là những tập hợp người được xếp loại và phân biệt trên cơ sở đặc điểm giải phẫu cơ thể (trước hết và chủ yếu là cơ quan sinh dục, nhưng không chỉ các cơ quan này) và được đông đảo các thành viên trong một cộng đồng,

Trang 22

một xã hội hay một nền văn hóa chỉ định cho những kiểu hành vi riêng, trách nhiệm và quyền lợi riêng [2, tr.18]

1.1.5 Khái niệm hôn nhân

Theo Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, 2001: Hôn nhân là một dạng liên kết khác giới thuộc loại đặc biệt được tập quán và luật pháp công nhận,

có giá trị lâu dài Dù tất cả sự khác biệt về văn hóa thì hôn nhân bất cứ đâu dù

có khác biệt về mức độ trách nhiệm, hôn nhân vẫn được công nhận là thể chế

xã hội đảm bảo sự kế tục hợp pháp, thường được xã hội bảo vệ và mức độ nhiều hay ít chịu sự điều tiết của xã hội

Khoản 6, điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “hôn nhân là quan

hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” [7]

1.1.6 Khái niệm hôn nhân đồng giới

Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính Là hình thức kết đôi có đăng ký với Nhà nước, được cấp giấy chứng nhận đăng

ký kết hôn với đầy đủ tất cả những quyền, nghĩa vụ và sự công nhận pháp lý như những cặp khác giới

1.1.7 Khái niệm thái độ

Thuật ngữ thái độ có nhiều cách định nghĩa khác nhau Theo Từ điển Tiếng Việt, thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói…) của ý nghĩ, tình cảm với ai hoặc với sự việc nào đó, cách nghĩ, cách nhìn, cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn

đề, một tình hình

Gordon Allport (1991), một trong những người thành lập ra trường phái nghiên cứu về thái độ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thái độ, giúp cho việc giải thích trước sau như một hành vi của người nào đó Theo ông đặc trưng của thái độ là sự sẵn sàng trong phản ứng, là trạng thái tinh thần hay thần kinh sẵn sàng Nó được cấu tạo thông qua kinh nghiệm, ảnh hưởng trực tiếp hay

Trang 23

gián tiếp đến phản ứng của cá nhân đối với tất cả các đối tượng hay hoàn cảnh

mà nó liên quan

Theo Shaver thì thái độ là: “một tâm thế ủng hộ hay phản đối đối với một nhóm đối tượng nhất định” hay theo Fishbein và Aizen: “thái độ là một vị trí trong thang lưỡng cực về tình cảm hoặc đánh giá” [10, tr.163-164]

Theo Krech và Crutchfield, thái độ có cấu trúc như sau:

Thành phần tri thức: cho chúng ta biết thông tin về đối tượng (cái gì, ở đâu, khi nào, như thế nào, của ai…)

Thành phần tình cảm: chỉ rõ yêu hay ghét, ủng hộ hay phản đối hay một tâm trạng “nước đôi” với vấn đề hoặc đối tượng được đề cập đến

Thành phần hành vi: sẽ chỉ dẫn cho cá nhân phải làm thế nào với vấn

đề hoặc đối tượng của thái độ

Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu thái độ của SV đối với việc hợp pháp hóa HNĐG Thái độ này được tìm hiểu trên ba khía cạnh của cấu trúc thái độ đó là nhận thức, tình cảm và hành vi của SV đối với việc hợp pháp hóa HNĐG

1.2 Lý thuyết áp dụng

1.2.1 Lý thuyết dán nhãn

Trong Xã hội học có nhiều cách giải thích khác nhau về sự sai lệch, trong đó có lý thuyết dán nhãn Howard Becker là tác giả đầu tiên đưa ra lý thuyết dán nhãn Ông đã lập luận rằng hành vi sai lệch là do xã hội tạo ra,

“các nhóm xã hội tạo ra hành vi sai lệch bằng cách đưa ra các quy tắc mà những ai vi phạm sẽ bị coi là sai lệch và áp dụng quy tắc này cho những cá nhân đặc thù, dán nhãn cho họ những kẻ ngoài cuộc” Từ góc độ đó thì sai

lệch không phải là chất lượng của một hành động mà một người thực hiện, mà

nó là hậu quả của việc áp dụng các quy tắc đó: “hành vi sai lệch là hành vi mà người ta bị dán nhãn” Lý thuyết dán nhãn giải thích nguyên nhân tại sao có

Trang 24

hành vi sai lệch và nó dựa trên hành vi của cá nhân để dán nhãn Bởi theo lý thuyết này, hành vi của một cá nhân lệch lạc hay không là do sự phản ứng của các cá nhân khác nhiều hơn là do tự thân hành vi đó biểu hiện và là do các cá nhân khác gán cho anh ta cái nhãn là lệch lạc Các nhà lý thuyết dán nhãn đã không nhìn nhận những tên tội phạm như những kẻ xấu, liên quan hoặc tham gia các hành động sai trái mà xem họ như những cá thể bị hệ thống pháp luật

và cộng đồng lớn dán lên họ cái mác tội phạm

Lý thuyết dán nhãn cho rằng, một cá nhân khi dán nhãn cho một hành

vi của cá nhân khác là lệch lạc thì người đó liên tưởng đến những lý lẽ của nhãn đó, thậm chí trong nhiều trường hợp người ta quan tâm đến cái nhãn của

cá nhân hơn là những hành vi thực tế của cá nhân đó

Ở đây người đồng tính bị gán cho những cái nhãn “xấu” như “pê đê”,

“bóng”, “bệnh hoạn”, “biến thái” Kết quả bêu riếu của nhãn hiệu sẽ đặt những người lệch lạc bên ngoài những nhóm quy ước và khuấy động một ý thức về sự không chắc chắn trong họ Họ cảm thấy bị gán cho là lệch lạc bất chấp những phủ nhận của họ và trở thành xấu xa vì họ bị xác định là xấu xa

Kết quả lâu dài của quá trình dán nhãn là khóa các cá nhân vào những vai trò sai lệch và hướng họ dọc theo những tiến trình hoặc sự nghiệp sai lệch bằng cách đóng lại những cơ hội và buộc họ dựa vào những nhóm xã hội mà qua những nhóm đó họ sẽ kéo dài mãi lệch lạc của họ Từ đó củng cố và xác định một cương vị “người ngoài cuộc” và một hình ảnh - tự thân tiêu cực và ngăn ngừa khả năng lánh xa sự sai lệch của họ Xã hội đã tạo nên sự sai lệch

do việc gán các nhãn lệch lạc và có thể sản sinh ra nhiều sự lệch lạc hơn là ngăn chặn nó

Có thể coi hành vi lệch lạc sơ cấp là cái dẫn đến sự dán nhãn, còn hành

vi lệch lạc thứ cấp là kết quả của sự dán nhãn

Hành vi lệch lạc sơ cấp

Trang 25

Hành vi lệch lạc sơ cấp liên quan đến việc xác định, chuẩn đoán trạng thái, hành vi của người có hành vi sai lệch, đó là một quá trình xem xét căn bệnh cho các cá nhân, phân loại theo đó các cá nhân bị dán nhãn là ốm hay khỏe mạnh Sự dán nhãn như là một phương thức tạo ra các căn bệnh chứ không phải nguyên nhân của các căn bệnh Ở đây, đồng tính là một căn bệnh mà dù đã được

Tổ chức Y tế Thế giới xem không phải là một loại bệnh nhưng xã hội vẫn đang

có sự kỳ thị đối với những người đồng tính Mọi người trong xã hội chưa có những kiến thức hiểu biết về người đồng tính mà xem người đồng tính như là một sự sai lệch xã hội, như một căn bệnh Họ không biết và cũng không cần biết đến nguyên nhân của đồng tính mà cứ chăm chăm nhìn vào vẻ bề ngoài, cách biểu hiện của những người đồng tính để gán cho những các mác như “pê đê”, “ái nam ái nữ”, “xăng pha nhớt”… Xã hội xem đồng tính là một thứ bệnh hoạn, do

ăn chơi đua đòi chứ không phải là nguyên nhân bẩm sinh

Như vậy, sự dán nhãn ở xu hướng lệch lạc sơ cấp là một phương thức theo đó trạng thái bình thường được xác nhận lại và người có xu hướng lệch lạc được nhận diện Sự dán nhãn theo nghĩa này nhằm giúp vạch ra ranh giới của những gì được coi là giá trị xã hội và hành vi xã hội bình thường Từ tiền đề này thì sự chuẩn đoán là một quá trình của sự dán nhãn ở xu hướng lệch lạc sơ cấp, mà quá trình này cho phép xác định ranh giới của trạng thái xã hội bình thường, đặc biệt là trong đó chính các loại bệnh thể hiện các sự đánh giá đó

Hành vi lệch lạc thứ cấp

Hành vi lệch lạc thứ cấp đề cập đến sự thay đổi trong hành vi mà sự thay đổi này xảy ra như là kết quả của việc dán nhãn Những áp lực xã hội mạnh mẽ có xu hướng thúc đẩy hành vi cho phù hợp với cái nhãn và sự dán nhãn do đó trở thành “sự tự đáp ứng trước”( self-fulfilling prophecy) Những

áp lực lên các bệnh nhân nhằm làm thay đổi hành vi của họ xuất phát từ ý nghĩa xã hội và tầm quan trọng của cái nhãn mà bác sĩ đã áp dụng Những

Trang 26

khuôn mẫu đặc biệt này có thể ảnh hưởng đến cả sự nhận thức của chính bản thân bệnh nhân và phản ứng của bạn bè và họ hàng đối với anh ta

Sự dán nhãn trong một thời gian dài sẽ trở thành “cái khóa” các cá nhân vào vai trò sai lệch Có nghĩa là, kết quả lâu dài của quá trình dán nhãn đã khóa các cá nhân vào những vai trò sai lệch và hướng họ dọc theo những tiến trình của

sự sai lệch đó Sự dán nhãn đã dẫn đến sự kỳ thị xã hội đối với người đồng tính, đóng lại những cơ hội Họ bị mất việc làm, bị đánh chửi, đuổi ra khỏi nhà…Tất cả mọi cơ hội trong cuộc sống bị khép lại bởi vì họ bị xem là những người lệch lạc Những người đồng tính không xấu nhưng xã hội gán cho họ một các nhãn “xấu”, những nhóm không bình thường trong khuôn mẫu giới Từ đó họ cư xử như những người không bình thường, sống khép mình, không công khai hoặc bị kỳ thị

bị đuổi việc, bị xua đuổi buộc phải dẫn đến có hành vi phạm tội để kiếm sống

Việc gán một nhãn hiệu lệch lạc có ảnh hưởng quan trọng đến việc cá nhân được người khác nhận biết thế nào và có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa họ với những người khác, bởi lẽ khi bị gán cho là lệch lạc hay tội phạm thì cá thể và nhóm xã hội xung quanh họ phải thích nghi với bản sắc bị tước đoạt Khi đó họ không còn nhận được thái độ “bình thường” của những người xung quanh mà đã có sự phân biệt đối xử

Vận dụng lý thuyết dán nhãn vào nghiên cứu này cho thấy, một số nhóm trong xã hội xem những hành vi của người đồng tính là lệch lạc Xã hội gán cho người đồng tính những cái nhãn và đặt những người đó bên ngoài nhóm quy ước Chính việc dán nhãn tiêu cực này sẽ gây áp lực lên các cá nhân, gây ảnh hưởng tâm lý đến họ Định kiến xã hội sẽ khiến các cá nhân cảm thấy mình như một người không bình thường, luôn sống trong “bóng tối”, sống trong cái bọc là người bình thường Nếu người đồng tính bộc lộ mình là người đồng tính thì gia đình, bạn bè sẽ xa lánh, không tôn trọng ý kiến và những người xung quanh sẽ tìm cách ngăn cản con cái họ không được

Trang 27

tiếp xúc với người đồng tính Nếu tình trạng này kéo dài họ sẽ cảm thấy bất mãn và rất dễ dẫn đến các hình thức phạm tội

1.2.2 Lý thuyết xã hội hoá vai trò giới

Theo nhà Xã hội học Mỹ Neil Smelser: “Xã hội hóa là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình”

[3, tr.258] Một phần quan trọng của quá trình xã hội hóa là việc học tập cách thể hiện vai trò giới Vì vậy, xã hội hoá vai trò giới là việc các thành viên trong xã hội học các hành vi phù hợp với giới tính của mình Mỗi giới sẽ có vai trò khác nhau, xã hội mong đợi mỗi giới thực hiện các khuôn mẫu hành vi theo quy định của xã hội Những khuôn mẫu này có từ trước khi đứa trẻ ra đời Quá trình xã hội hóa qua các môi trường sẽ giúp trẻ dần xác định được bản sắc giới của mình, thấm nhuần các chuẩn mực và kỳ vọng xã hội tương ứng Trẻ sẽ biết được rằng, mỗi giới sẽ có một “bản sắc” về cách ăn mặc, cử chỉ, phẩm chất và nếu đã thuộc về giới này thì không được có những “bản sắc” của giới kia Người lớn sẽ cung cấp cho trẻ những khuôn mẫu hành vi thích hợp, con trai phải như thế nào? Con gái phải ra sao? Con trai được dạy phải mạnh mẽ, dũng cảm, nam tính, con gái phải nhẹ nhàng, khéo léo…Đồ chơi cho các bé cũng có sự khác nhau, con trai thì chơi súng, ô tô, con gái thì búp bê, đồ chơi nấu ăn Từ quá trình xã hội hóa qua các môi trường, trẻ nhận

ra, hai giới có cách ứng xử khác nhau “Các nhà chức năng luận cho rằng các

bé trai và bé gái học các vai trò giới cùng bản sắc nam và nữ (nam tính, nữ tính) đi kèm các vai trò đó” [2, tr.70]

Vận dụng lý thuyết xã hội hóa vai trò giới để giải thích việc tại sao hiện nay nhiều người trong xã hội vẫn đang có sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tình, bởi những khuôn mẫu mang tính định kiến về giới và tình dục đã tồn tại lâu đời trong xã hội và đã được các thành viên trong xã hội

“lĩnh hội” ngay từ khi mới chào đời

Trang 28

1.3 Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Khoa Luâ ̣t – Đa ̣i ho ̣c Huế ra đời cách đây 55 năm, trải qua các thời kỳ xây dựng và phát triển (năm 1957) Luâ ̣t Khoa thuô ̣c Viê ̣n Đa ̣i ho ̣c Huế , sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất , ngày 27/10/1976, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Quyết đi ̣nh số 426/CP thành lập Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c –

Đa ̣i ho ̣c Huế)

Ngày 19/11/1990, Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Huế ban hành Quyết định số 304/TCCB thành lập Tổ Pháp lý, sau đó đổi tên thành Bộ môn pháp lý, tiếp đến, ngày 26/01/2000 Giám đốc Đại học Huế ra Quyết định số 020/QĐ-ĐHH-TCNS thành lập Khoa Luật thuộc Trường Đại học Khoa học, trên cơ sở nâng cấp Bộ môn Pháp lý, cơ cấu khoa Luật có ba bộ môn: Luật Hành chính - Nhà nước, Luật Tư pháp - Dân sự và Luật Kinh tế - Quốc tế Trong quá trình xây dựng và phát triển, Khoa Luật đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế -

xã hội các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và cả nước

Theo nhu cầu của xã hô ̣i trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay , để đào tạo nguồn nhân lực pháp lý có chất lượng cao phu ̣c vu ̣ kịp thời sự phát triển kinh tế xã

hô ̣i khu vực miền Tru ng, Tây Nguyên và cả nước , sự hô ̣i nhâ ̣p Quốc tế sâu

rô ̣ng của đất nước , ngày 19 tháng 8 năm 2009, Giám đốc Đại học Huế ban hành Quyết định số 868/QĐ-ĐHH-TCNS tái thành lâ ̣p Khoa Luâ ̣t trực thuô ̣c

Đa ̣i ho ̣c Huế trên cơ sở tách ra từ Khoa Luật Trường Đại học Khoa học, đây là tiền đề cơ sở cho viê ̣c xây dựng đề án thành lâ ̣p Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t - Đại học Huế trước năm 2015

* Về tổ chức bộ máy bao gồm: Ban chủ nhiê ̣m Khoa ; 03 Phòng chức năng (Đào tạo - CTSV, Tổ chức - Hành chính, Khoa học công nghệ - HTQT -

Trang 29

Đào tạo SĐH); 04 Bộ môn chuyên môn (Luật Hành chính - Nhà nước, Luật Hình sự, Luật Dân sự , Luật Kinh tế - Quốc tế), Trung tâm Tư vấn và thực hành pháp luật và Văn phòng thực hành Luật (Hue - CLE)

Trong chiến lược phát triển, Khoa quan tâm phát triển đội ngũ CBGD, cán bộ đầu ngành và cán bộ có học vị tiến sĩ Hiện nay, Khoa có 87 cán bộ, trong đó, 64 giảng viên, 02 PGS, 05 tiến sĩ, 08 giảng viên chính, 42 thạc sĩ; 14 cán bộ đang NCS trong và ngoài nước (chiếm khoảng 76% trên tỷ lệ CBGD

có trình độ sau đại học), dự kiến đến năm 2015, số cán bộ đang NCS bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, nâng cán bộ có học vị tiến sĩ lên 16 người

* Về công ta ́ c đào tạo:

Đào tạo đại học ,02 ngành: Ngành Luật học, gồm 04 chuyên ngành: Luật Hành chính - Nhà nước, Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Kinh tế - Quốc tế; Ngành Luật Kinh tế, gồm 02 chuyên ngành: Luật hợp đồng, Luật tổ chức kinh doanh

Hiện nay Khoa đang đào tạo 2.441 sinh viên hệ chính quy Hàng năm tuyển gần 800 sinh viên hệ chính quy; thi tuyển 3 khối (A,A1,C,D1,D2,D3), đào tạo bằng 2, VLVH tại khoa và liên kết , Trong công tác đào ta ̣o , gắn lý luận với thực tiễn, thông qua văn phòng thực hành Luật và Trung tâm tư vấn pháp luật của Khoa, hợp đồng với các cơ quan tư pháp, tòa án của địa phương

để tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động giúp cho sinh viên có cơ hội tham dự trực tiếp các phiên tòa

Đào tạo cao học: Thạc sỹ Luật Kinh tế (Mã số: 60.38.01.07) Hàng năm tuyển sinh 2 đợt theo kế hoạch chung của Đại học Huế

* Về NCKH và Hợp tác quốc tế: Thực hiện hàng chục đề tài cấp Bộ trọng điểm, cấp Bộ, cấp cơ sở ĐH Huế và cấp Khoa có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội Tham gia ký kết và thực hiện nhiều dự án hợp tác

Trang 30

với các đối tác quốc tế như: Tổ chức quốc tế Pháp ngữ; Tổ chức JICA (Nhật Bản) ; tổ chức DANIDA (Đan Mạch) ; tổ chức CIDA (Canada) ; Trường Luật Schulich – Đại học Dalhousie (Canada) ; tổ chức Những nhịp cầu Đông Nam

Á (BABSAE CLE) ; chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ; tổ chức JUSSBUSS (Na Uy) ; trường Luật Newcastle – Đại học Newcastle (Úc) ; trường Luật – Đại học Kinh tế-Tài chính Bắc Kinh (Trung Quốc)

* Về cơ sở vật chất: Khuôn viên của Khoa Luật nằm trong tổng thể khu Quy hoạch của Đại học Huế, phường An tây, thành phố Huế, với diện tích 8,40 ha; cơ sở hạ tầng của Khoa Luật đã được quy hoạch thiết kế xây dựng tổng thể (dài hạn, trung hạn) một cách có hệ thống, đồng bộ, thông thoáng theo mô hình trường Đại học hiện đại về Khu hiệu bộ, sân bóng đá cỏ nhân tạo, sân bóng chuyền, hội trường đa năng, nhà học, thư viện, khu thực hành Luật và khu công viên,

Mục tiêu Sứ mạng: Khoa Luật - Đại học Huế là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học về lĩnh vực pháp luật, nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; tổ chức các dịch vụ pháp lý; cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học, dịch vụ pháp lý có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước

Trang 31

CHƯƠNG 2: DƯ LUẬN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ VỀ VIỆC HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI

2.1 Con đường hình thành dư luận xã hội của sinh viên về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

2.1.1 Kênh giao tiếp đại chúng (truyền thông đại chúng)

Trong xã hội hiện đại, truyền thông đại chúng là con đường phổ biến để hình thành DLXH, vì thế vai trò của truyền thông đại chúng ngày càng trở nên quan trọng Phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm: báo in, phát thanh, truyền hình, internet,… Nhờ những phương tiện phong phú và hiện đại, các thông tin về mọi lĩnh vực trong cuộc sống được chuyển tải đến người dân một cách nhanh chóng Đây là cơ chế đảm bảo cho sự hình thành của DLXH một cách hiệu quả nhất

Truyền thông đại chúng sẽ cung cấp những thông tin về các vấn đề, sự kiện đang diễn ra cho công chúng Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng gây sự chú ý với công chúng mà công chúng sẽ đặc biệt quan tâm đến những

sự kiện quan trọng “Dư luận xã hội đặc biệt nhạy cảm với những sự kiện quan trọng” [10, tr.105] Việc xác định một sự kiện là quan trọng hay không

là tùy thuộc vào mỗi cá nhân trong xã hội Đối với SV khoa Luật - những người đang học tập, nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực pháp luật, thì việc Nhà nước đang tiến hành sửa đổi, bổ sung các Luật là điều họ quan tâm và tìm hiểu

Việc hợp pháp hóa HNĐG được SV biết đến thông qua Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HN&GĐ năm 2000 Tháng 5 năm 2012, Nhà nước tiến hành thảo luận lấy ý kiến về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật HN&GĐ năm 2000, trong đó nội dung được cộng đồng xã hội quan tâm nhiều nhất đó là HNĐG Vấn đề này được truyền thông đại chúng và xã

Trang 32

hội đưa ra thảo luận khá nhiều Kết quả xử lý số liệu định lượng cho thấy, có đến 91,4% số SV khoa Luật trong mẫu khảo sát biết đến việc Nhà nước đưa

ra Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật HN&GĐ liên quan đến

HNĐG qua các “phương tiện truyền thông đại chúng” Thông tin thu được từ phỏng vấn sâu đã làm rõ hơn kết quả xử lý định lượng: “sau đó thì dự thảo sửa đổi thì tụi em cũng có tiếp xúc thông qua sách báo, trang web của bộ tư pháp, của chính phủ, mình cũng thấy được dự thảo về vấn đề thừa nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam” (Nam, sinh viên năm 4)

Biểu đồ 2.1: Nguồn cung cấp thông tin về việc hợp pháp hóa HNĐG

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 6/2014)

Ở nước ta hiện nay, truyền thông đại chúng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền bá, phổ biến tri thức và vì thế có vai trò quan trọng đối với việc hình thành thái độ của cá nhân Việc SV tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc họ có thể có dư luận thế nào Có thể nói trong quá trình hình thành DLXH, vai trò cung cấp thông tin của truyền thông đại chúng là hết sức quan trọng Các phương tiện truyền thông đại chúng hướng đến việc hình thành DLXH về các vấn đề trong đời sống xã hội SV Luật là những người trẻ tuổi,

họ sẽ đặc biệt quan tâm đến các vấn đề “nóng” đang diễn ra trong đời sống xã hội, bên cạnh đó là nhu cầu được trang bị những kiến thức cơ bản liên quan

Bạn bè Thầy cô Nội dung môn học Các cuộc vận động Khác

Trang 33

đến ngành nghề của mình, vì thế với sự năng động, nhạy bén, họ đã chọn cho mình một kênh hiện đại đó là truyền thông đại chúng Truyền thông đại chúng

sẽ cung cấp cho các cá nhân những vấn đề có ý nghĩa với họ Từ đó, hình thành quan điểm, thái độ của các cá nhân (cụ thể ở đây là SV) trước vấn đề

mà họ được biết Phương tiện truyền thông đại chúng có rất nhiều loại, tuy nhiên, thông tin thu được từ phỏng vấn sâu cho thấy, phần lớn SV thường

chọn sử dụng internet để tìm kiếm thông tin: “Vì báo mạng cập nhật tin tức nhanh, độ chính xác thông tin thì em chưa biết nhưng cập nhật tin tức nhanh Báo in thì cập nhật chậm hơn, với tình hình xã hội phát triển nhanh như hiện nay thì em thấy truy cập báo mạng tiện hơn Hơn nữa ở nhà trọ không có tivi” (Nữ, sinh viên năm 3) Việc SV chủ yếu chọn báo mạng để truy cập

thông tin cũng khá phù hợp với kết quả xử lý số liệu định lương (hiện có 59,5% SV khoa Luật ở nhà trọ và 20% ở ký túc xá) Họ chỉ cần một chiếc laptop hoặc máy tính để bàn có kết nối mạng wifi hoặc 3G là có thể truy cập

dễ dàng vào các trang mạng xã hội

Trong nghiên cứu này, do không có điều kiện thống kê các tin, bài viết về việc hợp pháp hóa HNĐG trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng nên chúng tôi chỉ chọn thống kê các bài báo trên hai báo điện tử Dân trí online (http://dantri.com/) và Thanh niên online (http://thanhnien.com.vn/) Các bài báo được thống kê từ tháng 05 năm 2012 đến tháng 03 năm 2014 Đây là thời gian

Bộ Tư pháp tiến hành đưa dự thảo Luật HN&GĐ ra thảo luận và lấy ý kiến của người dân về vấn đề HNĐG Tần suất xuất hiện nhiều các thông tin có liên quan đến dự thảo Luật HN&GĐ trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã phần nào gây sự chú ý, quan tâm của SV và đây cũng chính là con đường hình thành DLXH của SV về HNĐG

Kết quả thống kê các bài báo đưa tin về việc sửa đổi dự thảo Luật HN&GĐ có liên quan đến HNĐG được đăng tải trên hai báo điện tử thanh

Trang 34

niên online và dân trí online cho thấy, tần suất xuất hiện thông tin về HNĐG trên báo thanh niên online nhiều hơn so với báo dân trí online (39 và 17 bài báo) Số lượng bài báo xuất hiện nhiều nhất là vào năm 2013 Bởi đây là thời gian Bộ tư pháp tiến hành lấy ý kiến người dân về HNĐG Nội dung các bài viết được thống kê chủ yếu xoay quanh ba khía cạnh chính:

Khía cạnh thứ nhất, chiếm tần suất xuất hiện nhiều nhất (27 tin, bài): Nội dung các tin, bài này đưa tin về những tranh luận về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HN&GĐ có liên quan đến HNĐG Đối tượng tranh luận được nêu ra trong các bài báo là các đại biểu Quốc hội, các nhà nghiên cứu, các

vị lãnh đạo các Bộ, cộng đồng LGBT,… Những tranh luận này chủ yếu xoay quanh vấn đề có nên hay không nên công nhận HNĐG Thực tế cho thấy, nhu cầu sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính là hoàn toàn có thật, vì vậy pháp luật và xã hội không thể lờ đi mong muốn của chính họ Tuy nhiên việc pháp luật Việt Nam công nhận HNĐG không phải một sớm, một chiều có thể thực hiện được mà cần phải có một lộ trình phù hợp để vừa đảm bảo quyền lợi cho người đồng tính vừa nhận được sự đồng thuận từ phía xã hội Mỗi luồng ý kiến ủng hộ hay không ủng hộ HNĐG đều đưa ra những lý giải hết sức thuyết phục, tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về thực trạng người đồng tính và quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng đang diễn ra ở Việt Nam Bên cạnh những thảo luận về việc có nên cấm hay không nên cấm HNĐG là các bài viết đưa ra các kết quả nghiên cứu về người đồng tính, kết quả các cuộc khảo sát lấy

ý kiến cũng giúp công chúng phần nào hình dung về số người đồng tính ở Việt Nam và DLXH của người dân về vấn đề hợp pháp hóa HNĐG

Khía cạnh thứ hai gồm 19 tin, bài về HNĐG ở nước ngoài: Đây là những tin, bài viết về các sự kiện ủng hộ hay không ủng hộ hợp pháp hóa HNĐG ở các nước như Pháp, Newzealand Ở nội dung này, các tác giả cũng đưa tin về một số chính trị gia, ngôi sao tỏ thái độ với HNĐG Đặc biệt là sau

Trang 35

các chuỗi tin về việc người dân biểu tình ủng hộ hay phản đối thì hai quốc gia

là Pháp và Newzealand đã chính thức thông qua dự thảo luật về công nhận HNĐG Tuy không phải nội dung chính về dự thảo nhưng những thông tin liên quan đến việc hợp pháp hóa HNĐG của một số nước trên thế giới cũng phần

nào định hướng đến thái độ của SV về vấn đề này (Xem phụ lục trang 91)

Khía cạnh thứ ba gồm 10 tin, bài về nguyên nhân của đồng tính; những câu chuyện đầy nước mắt của các cặp đôi đồng tính Chính những chia sẻ về nguyên nhân của đồng tính và cuộc sống của người đồng tính đã giúp mọi người hiểu hơn về cuộc đời của họ Họ cũng là những con người như bao người khác, cũng khát khao có được một mái ấm gia đình Và hơn hết họ cần được pháp luật công nhận và bảo vệ để được hưởng các quyền lợi của mình Ngoài ra là sự xuất hiện thông tin về các hoạt động ủng hộ hợp pháp hóa HNĐG như cuộc vận động “Tôi đồng ý”, hoạt động nhảy flashmob, ký tên ủng hộ HNĐG, hay là đám cưới tập thể của 10 cặp đôi đồng tính Những tin, bài này đã góp phần tác động lớn đến nhận thức và thái độ của SV về HNĐG, giúp họ hiểu hơn về thái độ xã hội đối với việc hợp pháp hóa HNĐG

Tần suất xuất hiện của các bài viết về dự thảo Luật HN&GĐ về HNĐG, những ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các nhà nghiên cứu, người dân,…về HNĐG đã giúp SV biết đến sự kiện này và hiểu được thêm nhiều khía cạnh về hợp pháp hóa HNĐG Vì vậy, có thể nói, truyền thông đại chúng

là một trong những con đường hình thành nên DLXH Việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng cũng sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ của sinh viên về vấn đề này Chính vì vậy, vai trò của truyền thông đại chúng

là rất quan trọng, nếu truyền thông đại chúng đăng tải một vấn đề, sự kiện với tần suất nhiều lần cũng sẽ gây sự chú ý và thu hút sự quan tâm đến công chúng, từ đó tạo nên DLXH về vấn đề đó

Trang 36

2.1.2 Kênh giao tiếp cá nhân

Bên cạnh kênh giao tiếp đại chúng, kênh giao tiếp cá nhân cũng là một kênh quan trọng trong việc hình thành DLXH Trước đây, khi phương tiện truyền thông đại chúng chưa phát triển, DLXH chủ yếu được hình thành qua kênh giao tiếp cá nhân Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là khi phương tiện truyền thông đại chúng phát triển như hiện nay thì kênh giao tiếp cá nhân

bị lu mờ mà nó vẫn đang khẳng định chỗ đứng của mình, đặc biệt là trong các môi trường như học tập, công sở,… Giao tiếp cá nhân có ảnh hưởng đến sự hình thành ý kiến của các nhân; cụ thể ở đây là các cuộc trò chuyện, trao đổi thông tin với nhau Chính sự thoải mái trò chuyện với nhau cũng làm cho các thành viên trong xã hội dễ dàng tiếp nhận các thông tin và nhiều lúc bị ảnh hưởng bởi chính những người này

Như kết quả thể hiện ở bảng 2.1, nguồn thông tin về việc hợp pháp hóa

HNĐG chủ yếu đến với SV qua “bạn bè” (42,6%) và “thầy/cô” (42%) Đây là

con đường hình thành DLXH của sinh viên khá hợp lý, bởi SV phần lớn sống

và tham gia vào môi trường học tập gắn kết nhiều nhất với bạn bè và thầy/cô Chính hai đối tượng này sẽ thường xuyên cung cấp những thông tin cần thiết về mọi vấn đề mà các bạn cần Bạn bè có thể tiếp xúc với nhau qua môi trường

trường học, ký túc xá, nhà trọ, kể cả những buổi đi uống cà phê với nhau: “em thường xuyên trao đổi với các bạn qua các buổi đi café hay đi nhà sách” (Nam,

sinh viên năm 4) Bên cạnh đó, do phần lớn SV được hỏi (79,5%) đang sống ở

ký túc xá và nhà trọ, không có người thân ở bên cạnh nên số lượng SV lựa

chọn nguồn cung cấp thông tin từ “người thân” là rất ít (chỉ chiếm 5,1%)

Kênh giao tiếp cá nhân thứ hai được SV lựa chọn đó là “thầy/cô” Điều

này khá phù hợp vì SV khoa Luật cần được trang bị các kiến thức cơ bản và

thực tiễn liên quan đến pháp lý, trong khi đó “thầy/cô” là những người nắm

vững kiến thức và thường xuyên cập nhật những thông tin liên quan đến

Trang 37

ngành nghề Vì thế, việc SV tiếp cận được nguồn thông tin về việc hợp pháp

hóa HNĐG từ các thầy/cô là hoàn toàn có cơ sở Họ chọn “thầy/cô” để trao đổi những thông tin còn đang vướng mắc: “khi trao đổi có khúc mắc thì có thể liên hệ với các thầy cô để định hướng hay giúp đỡ Qua đó mình có những ý kiến đề xuất để hoàn thiện hơn” (Nam, sinh viên năm 4)

SV trao đổi, chia sẻ với nhau những thông tin mà họ biết và những thông tin đó nhiều lúc lại bắt nguồn từ truyền thông đại chúng Chính vì vậy, hai kênh này không tách rời, độc lập với nhau mà cùng nhau tạo nên con đường hình thành DLXH của SV về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới Từ kênh giao tiếp đại chúng và kênh giao tiếp cá nhân sẽ giúp SV có thêm được nguồn thông tin đa chiều, không còn mang tính chủ quan, ý kiến, suy nghĩ của riêng mình

DLXH được hình thành trên cơ sở tương tác ý kiến giữa các cá nhân Tuy nhiên DLXH không phải là tập hợp cơ học các ý kiến cá nhân mà nó được coi là sự thảo luận, trao đổi của các cá nhân với nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 69,3% SV được hỏi trả lời có thảo luận với người khác về vấn đề HNĐG

Bảng 2.1: Đối tượng SV cùng thảo luận về hợp pháp hóa HNĐG

Đối tượng SV cùng thảo luận

Tần suất (người)

Tỷ lệ (%)

Trang 38

Kết quả xử lý số liệu định lượng cho thấy, 94,4% sinh viên trong mẫu

khảo sát trả lời, “bạn bè” là đối tượng SV thảo luận, trao đổi nhiều nhất đến vấn đề hợp pháp hóa HNĐG: “Em thì em trao đổi, hỏi ý kiến của các bạn, các bạn thì cũng như em thôi” (Nữ, sinh viên năm 4) Từ việc thảo luận với bạn

bè, SV sẽ có được nguồn thông tin đa chiều, có cái nhìn khái quát hơn về việc hợp pháp hóa HNĐG Từ đó, có thể thoải mái nói lên ý kiến, suy nghĩ của

mình về vấn đề này

Đối tượng thứ hai được SV lựa chọn để thảo luận và trao đổi về việc

hợp pháp hóa hôn HNĐG đó là “thầy/cô” (33,7%) Đây là đối tượng SV có

thể trực tiếp trao đổi qua các tiết học chuyên ngành như Luật hôn nhân gia đình đối với SV năm thứ hai trở lên hoặc môn Luật đại cương đối với SV năm thứ nhất Thông tin thu được từ phỏng vấn sâu cũng khẳng định điều này:

“Năm một bọn em có học môn Lý luận Nhà nước và pháp luật, đây là những môn nền tảng cơ bản của luật Trong tiết học thì cô N cũng có đưa vấn đề này

ra “Theo các anh/chị là chúng ta có nên hay không nên công nhận vấn đề hôn nhân đồng tính?”, từ đó mình nghiên cứu để đưa ra quan điểm của mình như thế nào về vấn đề hôn nhân đồng tính, bắt đầu cũng tìm hiểu, đọc báo đọc đài, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề hôn nhân đồng tính đó, ở Việt Nam như thế nào, thế giới như thế nào” (Nam, sinh viên năm 2)

Thảo luận, trao đổi với “thầy/cô” sẽ giúp SV nắm được những kiến

thức của môn học, những kiến thức cơ bản về HNĐG mà SV quan tâm Từ

đó, họ có được những kiến thức nền tảng, sự hiểu biết về vấn đề HNĐG để cùng tương tác ý kiến với các bạn SV khác Sự tương tác từ các ý kiến của SV

sẽ tạo thành ý kiến chung của nhóm, gọi là DLXH

Có thể khẳng định, DLXH của SV Khoa Luật – Đại học Huế được hình thành qua hai kênh chính đó là kênh truyền thông đại chúng và kênh giao tiếp

Trang 39

cá nhân Hai con đường này không độc lập với nhau mà có sự kết hợp với nhau tạo nên sự hình thành DLXH của SV về hợp pháp hóa HNĐG

2.2 Thực trạng dƣ luận xã hội của sinh viên về hôn nhân đồng giới

2.2.1 Dư luận xã hội của sinh viên về đồng tính

2.2.1.1 Nhận thức của sinh viên về đồng tính

Về nguyên nhân của đồng tính

Đồng tính là một vấn đề hiện nay được rất nhiều lĩnh vực khoa học nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu nguyên nhân, bản chất của đồng tính nhằm có những giải pháp đảm bảo sự công bằng cho cuộc sống của những người đồng tính Nhiều nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân của đồng tính không chỉ xuất phát từ sinh học mà còn có những nhân tố xã hội ảnh hưởng đến SV là nhóm có trình độ học vấn cao, là tầng lớp kế cận đất nước trong tương lai, vì vậy họ cần phải có những hiểu biết nhất định về người đồng tính

và tránh để bị lôi kéo, dụ dỗ

Kết quả khảo sát hiểu biết của SV về đồng tính cho thấy, có ba nguyên

nhân được SV lựa chọn nhiều nhất là “bẩm sinh” (73,1%), “nhiễm lối sống và môi trường sống” (59,6%) và “bệnh rối loạn tâm thần” (40,4%) Trong ba

nguyên nhân này có hai nguyên nhân xuất phát từ tự nhiên và một nguyên nhân

do ảnh hưởng bởi xã hội Điều đáng mừng là, phần lớn SV trong mẫu khảo sát cho rằng, nguyên nhân của đồng tính là do bẩm sinh, thể hiện sự hiểu biết của

SV về vấn đề này Đây chính là những trường hợp “người đồng tính thật”, bởi ngay từ khi sinh ra họ đã là đồng tính Người đồng tính cũng là nam giới hoặc

nữ giới như những người dị tính, tuy nhiên thay vì yêu người khác giới thì họ lại yêu người cùng giới Thông tin thu thập được qua phỏng vấn sâu cũng

khẳng định điều này: “Người đồng tính có nghĩa là về mặt cấu tạo sinh học là

họ cấu tạo như mình, nam là nam, nữ là nữ nhưng họ không thích người khác giới” (Nam, sinh viên năm 2)

Trang 40

Biểu đồ 2.2: Hiểu biết của sinh viên về nguyên nhân của đồng tính

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát tháng 6/2014)

Đồng tính là một xu hướng tính dục bẩm sinh và không thể lựa chọn,

đó là điều có sẵn và hoàn toàn không phải là một căn bệnh: “Em chỉ biết là xu hướng tình dục của họ là trai thích trai, gái thích gái Bên ngoài thì họ vẫn là một người bình thường, và đó không được xem là bệnh Bề ngoài họ vẫn là nam nhưng thiên hướng tình dục lại thích cùng giới” (Nữ, sinh viên năm 3)

Vấn đề này cũng đã được Hiệp hội tâm thần học Mỹ (American Psychological Association - APA) khẳng định, đồng tính hoàn toàn không phải là một sự rối loạn tâm sinh lý mà là một hiện tượng sinh học tự nhiên, chịu sự tác động qua lại của các yếu tố di truyền và yếu tố tử cung trong giai đoạn đầu của thai nhi

Vì vậy,“bẩm sinh” là cách giải thích nguyên nhân tương đối chính xác, gần

nhất với kiến thức khoa học về xu hướng tình dục đồng tính Việc SV có được hiểu biết đúng đắn về vấn đề này sẽ giúp SV có được cái nhìn nhân văn hơn đối với người đồng tính

Lựa chọn thứ hai của SV về nguyên nhân của đồng tính là “do nhiễm lối sống và môi trường sống” (59,6%) Nguyên nhân này không phải là bệnh

lý mà là do tác động của môi trường sống Theo quan điểm của nhiều người, đồng tính còn thể hiện sự bất thường, một hiện tượng lệch chuẩn Nó không chỉ xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên mà còn do bị nhiễm lối sống và môi trường sống Môi trường sống là môi trường mà các thành viên trong xã hội

Gia đình, nhà trường không quan tâm

Đua đòi, thể hiện sự sành điệu Lúc nhỏ bị người cùng giới lạm dụng

Khác

Ngày đăng: 07/07/2015, 12:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Jacob Aronso (1990), Tình dục đồng giới ở Hà Nội: Chốn công cộng và tình dục nơi công cộng, không gian Gay, NXB Columbia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình dục đồng giới ở Hà Nội: Chốn công cộng và tình dục nơi công cộng, không gian Gay
Tác giả: Jacob Aronso
Nhà XB: NXB Columbia
Năm: 1990
2. Mai Huy Bích (2009), Giáo trình Xã hội học Giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Xã hội học Giới
Tác giả: Mai Huy Bích
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
5. Khuất Thu Hồng và cộng sự (2009), Tình dục Việt Nam đương đại – Chuyên đề đùa khó nói, Nhà xuất bản Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình dục Việt Nam đương đại – Chuyên đề đùa khó nói
Tác giả: Khuất Thu Hồng và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Tri thức
Năm: 2009
6. Nhiều tác giả (2012), Những câu chuyện chưa được kể, NXB. Từ điển bách khoa 7. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những câu chuyện chưa được kể", NXB. Từ điển bách khoa 7. Quốc hội (2000)
Tác giả: Nhiều tác giả (2012), Những câu chuyện chưa được kể, NXB. Từ điển bách khoa 7. Quốc hội
Nhà XB: NXB. Từ điển bách khoa 7. Quốc hội (2000)
Năm: 2000
9. Bùi Hoài Sơn (2006), Dư luận xã hội, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 10. Nguyễn Quý Thanh (2006), Xã hội học về Dư luận xã hội, NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dư luận xã hội", NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 10. Nguyễn Quý Thanh (2006), "Xã hội học về Dư luận xã hội
Tác giả: Bùi Hoài Sơn (2006), Dư luận xã hội, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 10. Nguyễn Quý Thanh
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
Năm: 2006
18. Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (2012), Bạo hành gia đình với người đồng tính, song tính, và chuyển giớiTÀI LIỆU TRỰC TUYẾN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo hành gia đình với người đồng tính, song tính, và chuyển giới
Tác giả: Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường
Năm: 2012
19. Hoàng Long, Hôn nhân đồng giới, cấm hay không? http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120719/hon-nhan-dong-gioi-cam-hay-khong.aspx, cập nhật ngày 01/8/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hôn nhân đồng giới, cấm hay không
20. Hoài Nam, Tình yêu đồng giới: hạnh phúc và nước mắt, http://dantri.com.vn/xa-hoi/tinh-yeu-dong-gioi-hanh-phuc-va-nuoc-mat-629536.htm, cập nhật ngày 02/8/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình yêu đồng giới: hạnh phúc và nước mắt
21. Nguyễn Thu Nam, Hôn nhân đồng giới: xu hướng thế giới, tác động xã hội và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/10/09/09-10-2012/, cập nhật ngày 29/8/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hôn nhân đồng giới: xu hướng thế giới, tác động xã hội và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
22. Trương Hồng Quang, Văn kiện quốc tế về quyền con người – nền tảng xây dựng quyền của người đồng tính, http://hongtquang.wordpress.com/, cập nhật ngày 29/8/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện quốc tế về quyền con người – nền tảng xây dựng quyền của người đồng tính
23. P.Thảo, Trưng cầu ý kiến đề xuất công nhận hôn nhân đồng giới, http://dantri.com.vn/xa-hoi/trung-cau-y-kien-de-xuat-cong-nhan-hon-nhan-dong-gioi-615381.htm, cập nhật ngày 29/8/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trưng cầu ý kiến đề xuất công nhận hôn nhân đồng giới
24. Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật về Quyền con người và Quyền công dân, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, http://hcrc.hcmulaw.edu.vn/index/, cập nhật ngày 02/9/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền
25. Nguyễn Thanh Nam, đồng tính là bệnh?, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131026/dong-tinh-la-benh.aspx, cập nhật ngày 02/9/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: đồng tính là bệnh
4. Khuất Thu Hồng và đồng nghiệp (2005), Nam có quan hệ tình dục với Nam: khung cảnh xã hội và các vấn đề tình dục Khác
15. Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2012), Về cộng đồng người chuyển giới ở Việt Nam Khác
16. Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2013), Sơ lược về cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam Khác
17. Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, Quan điểm của Liên Hợp Quốc về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w