Qúa trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay đang đứng trước muôn vàn thời cơ và thách thức, điều này đề ra nhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Song song với việc nâng cao chất lượng trong việc đào tạo thì sinh viên cũng là đối tượng cần phải năng động và sáng tạo để tiếp thu những kiến thức , phương pháp học tập mới mẻ . Ở bậc đại học thì phương pháp làm việc theo nhóm được biết đến như là một phương pháp học tập khá phổ biến. Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm gần như không thể tách rời với sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành kinh tế, nó có thể coi như là hành trang mang theo khi sinh viên ra trường. Nó đã trở thành một trong những tố chất quan trọng đối với những ứng viên muốn thành công. Các doanh nghiệp tuyển nhân viên luôn yêu cầu ứng viên có khả năng làm việc theo nhóm. Đây cũng là lý do mà rất nhiều các công ty hiện nay, đặc biệt là các công ty nước ngoài yêu cầu ứng viên phải có khả năng làm việc theo nhóm. Khoa Marketing –trường đại học Kinh Tế Quốc Dân với khoảng 800 sinh viên là một khoa cần sự năng động và các kĩ năng mềm,đặc biệt là kĩ năng làm việc nhóm. Tuy nhiên đa phần các sinh viên từ bậc trung học phổ thông lên bậc ĐH đều không thích ứng kịp với cách học và làm việc nhóm, bên cạnh đó một số khác, tuy đã tham gia làm việc nhóm nhưng không tìm thấy được sự thích thú trong công việc cũng như không tạo ra được hiệu quả trong công việc của nhóm. Có một kỹ làm việc nhóm tốt là hết sức cần thiết với sinh viên kinh tế, vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về tình hình làm việc theo nhóm của sinh viên Khoa Marketing là không thể chậm trễ. Những lý do trên là động lực thôi thúc chúng tôi đăng ký thực hiện đề tài NCKH : “ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA MARKETING – ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN”.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LỚP: PPNCKH 3 NHÓM: MAR A Thành viên 1. Nguyễn Thị Hoa 2. Đoàn Quang Định 3. Nguyễn Thị Thùy Linh 4. Ngô Việt Trinh 5. Chu Thị Ngọc Quý TP Hà Nội − 4/2012 1 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM SINH VIÊN KHOA MARKETING K53 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích của đề tài 3. Nhiệm vụ của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài 5. Đối tượng nghiên cứu 6. Tổng quan đề tài B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Khái quát về làm việc nhóm. 2. Quá trình phát triển nhóm làm việc 3. Tiêu chuẩn đánh giá nhóm làm việc hiệu quả. 4. Các yếu tố tác động tới hiệu quả của nhóm làm việc. II. Thực trạng làm việc 1. Thực trạng về vấn đề làm việc nhóm của sinh viên. 2. Kết luận III. Giải pháp C. KẾT LUẬN 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Qúa trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay đang đứng trước muôn vàn thời cơ và thách thức, điều này đề ra nhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Song song với việc nâng cao chất lượng trong việc đào tạo thì sinh viên cũng là đối tượng cần phải năng động và sáng tạo để tiếp thu những kiến thức , phương pháp học tập mới mẻ . Ở bậc đại học thì phương pháp làm việc theo nhóm được biết đến như là một phương pháp học tập khá phổ biến. Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm gần như không thể tách rời với sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành kinh tế, nó có thể coi như là hành trang mang theo khi sinh viên ra trường. Nó đã trở thành một trong những tố chất quan trọng đối với những ứng viên muốn thành công. Các doanh nghiệp tuyển nhân viên luôn yêu cầu ứng viên có khả năng làm việc theo nhóm. Đây cũng là lý do mà rất nhiều các công ty hiện nay, đặc biệt là các công ty nước ngoài yêu cầu ứng viên phải có khả năng làm việc theo nhóm. Khoa Marketing –trường đại học Kinh Tế Quốc Dân với khoảng 800 sinh viên là một khoa cần sự năng động và các kĩ năng mềm,đặc biệt là kĩ năng làm việc nhóm. Tuy nhiên đa phần các sinh viên từ bậc trung học phổ thông lên bậc ĐH đều không thích ứng kịp với cách học và làm việc nhóm, bên cạnh đó một số khác, tuy đã tham gia làm việc nhóm nhưng không tìm thấy được sự thích thú trong công việc cũng như không tạo ra được hiệu quả trong công việc của nhóm. Có một kỹ làm việc nhóm tốt là hết sức cần thiết với sinh viên kinh tế, vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về tình hình làm việc theo nhóm của sinh viên Khoa Marketing là không thể 3 chậm trễ. Những lý do trên là động lực thôi thúc chúng tôi đăng ký thực hiện đề tài NCKH : “ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA MARKETING – ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN”. 2. Mục đích của đề tài Đề tài được nghiên cứu với mục đích sau đây: - Khuyến khích sinh viên khoa marketing – Đại học KTQD làm việc và học tập theo nhóm. - Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên bằng cách tìm ra phương pháp học tập và hoạt động theo nhóm phù hợp trong môi trường ĐH nhằm giúp sinh viên phát huy được năng lực của mỗi cá nhân. Từ đó làm nền tảng để sinh viên có thể hòa nhập tốt trong môi trường làm việc nhóm trong doanh nghiệp. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Khảo sát tình hình làm việc nhóm của sinh viên Khoa Marketing và hiệu quả đem lại. - Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. - Đề xuất các giải pháp thực tế và kiến nghị để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên. 4. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài. a. Tra cứu, tham khảo các tài liệu trên mạng và sách báo b.Tham dự các buổi học có áp dụng hình thức làm việc nhóm của sinh viên khoa marketing nhằm quan sát thực trạng làm việc nhóm của các bạn sinh viên.( việc này giúp tôi biết được tình trạng làm việc nhóm tại của các bạn tại các buổi học.) - Phân tích thực trạng. - Rút ra nhận những nhận xét chung. c. Thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập được các ý kiến phản hồi từ các bạn vê tình hình học nhóm của các bạn. - Trích 1 số ý kiến và đề nghị của các bạn sinh viên. d .Làm bảng câu hỏi dưới dạng phiếu thăm dò nhằm thu thập các thông tin về thực trạng làm việc nhóm của các bạn sinh viên Khoa Marketing. 4 - Làm bảng câu hỏi - Tổng hợp các bảng câu hỏi để thu được kết quả . - Tham khảo các giải pháp khắc phục và cải thiện. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu − Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và giải pháp nâng cao kĩ năng mềm cho sinh viên − Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên năm nhất khoa marketing, đây là những sinh viên vừa mới bước vào giảng đường đại học chưa kịp thích ứng với môi trường và phương pháp học tập hoàn toàn mới . 6.Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề làm việc nhóm của sinh viên là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong môi trường đại học hiện nay. Do đó đã được đề cập rất nhiều trên sách báo, tạp chí,…Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu khoa học nói về vấn đề này. − Đề tài : “Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa tiếng Pháp , trường ĐH Ngoại Ngữ - Đà Nẵng ” của một sinh viên Nguyễn Đăng Khoa. Bài viết này đã đưa ra tình hình làm việc nhóm, chỉ ra nguyên nhân và một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc nhóm không hiêu quả của sinh viên khoa tiếng Pháp thuộc trường đại học Ngoại Ngữ - ĐH Đà Nẵng. − Đề tài: “ Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn theo mô hình đào tạo tín chỉ” của nhóm sinh viên Nguyễn Hồng Anh, Nguyễn Cát Linh (giải nhì cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp trường) − Đề tài: “ Đánh giá hiện trạng làm việc nhóm của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với hình thức đào tạo theo tín chỉ” của nhóm sinh viên Lô Kim Chánh, Phùng Thị Minh Dương, Bùi Thị Hằng, Nguyễn Thị Thúy. − Bài viết của thạc sĩ Lê Tân Huỳnh Câm Giang, thuộc Viên nghiên cứu giáo dục, bài viết với tiêu đề “ Những rào cản của đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học”. Bài viết chỉ ra những khó khăn trong việc thay đổi phương pháp dạy và học tại các trường Đại học ở Việt Nam, trong đó ông cũng chỉ ra những vấn đề nảy sinh khi sinh viên làm việc theo nhóm. Những đề tài nghiên cứu hay những cuốn sách kể trên cũng đã phần nào chỉ ra cái đã đạt được, cái cần phải đạt được và đưa ra những cách thức để sử dụng kỹ năng trong qua trình làm việc nhóm. Tuy nhiên những sách báo, tạp chí chỉ đơn thuần là 5 lý thuyết về vấn đề làm việc nhóm, chưa thật thực tế và cụ thể cho sinh viên. Các đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề này chủ yếu lại tập trung vào các trường khối ngành xã hội học, nên một số yếu tố và ảnh hưởng không phù hợp với sinh viên khoa Marketing. A. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1. Khái niệm kĩ năng làm việc nhóm Kĩ năng làm việc nhóm là kĩ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc, phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một định nghỉa quan trọng trong tổ chức cũng như trong cuộc sống. Trong thời đại ngày nay khi kkoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Giải quyết công việc sẽ có hiệu quả tốt hơn. 2. Quá trình phát triển nhóm làm việc a. Hình thành Hình thành là giai đoạn nhóm được tập hợp lại. Mọi người đều rất giữ gìn và rụt rè.Sự xung đột hiếm khi được phát ngôn một cách trực tiếp, chủ yếu là mang tính chất cá nhân và hoàn toàn là tiêu cực.Do nhóm còn mới nên các cá nhân sẽ bị hạn chế bởi những ý kiến riêng của mình và nhìn chung là khép kín. Điều này đặc biệt đúng đối với một thành viên kém quan trọng và lo âu quá. Nhóm phần lớn có xu hướng cản trở những người nổi trội lên như một người lãnh đạo. b. Xung đột Xung đột là giai đoạn tiếp theo. Khi đó, các bè phái được hình thành, các tính cách va chạm nhau, không ai chịu lùi một bước trước khi giơ nanh múa vuốt. Điều quan trọng nhất là rất ít sự giao tiếp vì không có ai lắng nghe và một số người vẫn không sẵn sàng nói chuyện cởi mở. Sự thật là, sự xung đột này dýờng nhý là một thái cực đối với nhóm làm việc của bạn nhưng nếu bạn nhìn xuyên qua cái bề ngoài tử tế và thấy được những lời mỉa mai, công kích, ám chỉ, có thể bức tranh sẽ rõ hơn. 6 c. Giai đoạn bình thường hóa Sau đó là giai đoạn bình thường hóa. Ở giai đoạn này, nhóm bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác cùng với nhau và sự giảm bớt xung đột nội bộ. Do một tinh thần hợp tác mới hiện hữu, mọi thành viên bắt đầu cảm thấy an toàn trong việc bày tỏ quan điểm của mình và những vấn đề này được thảo luận cởi mở bên với toàn bộ nhóm. Sự tiến bộ lớn nhất là mọi người có thể bắt đầu lắng nghe nhau. Những phương pháp làm việc được hình thành và toàn bộ nhóm đều nhận biết được điều đó. d. Giai đoạn hoạt động trôi chảy Và cuối cùng là giai đoạn hoạt động trôi chảy. Đây là điểm cao trào, khi nhóm làm việc đã ổn định trong một hệ thống cho phép trao đổi những quan điểm tự do và thoải mái và có sự hỗ trợ cao độ của cả nhóm đối với mỗi thành viên và với các quyết định của nhóm. 3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả làm việc nhóm a. Tự cam kết làm việc hiệu quả - Mỗi thành viên là 1 chủ thể trong nhóm - Chủ động hoàn thành nhiệm vụ cụ thể của mình trong nhóm - Chủ động đưa ý kiến và ra quyết định b. Thỏa thuận thông qua nhất trí - Biểu quyết - Hạn chế ý kiến và cảm giác cá nhân - Xung đột phải được giải quyết dựa trên sự nhất trí của toàn bộ thành viên - Quá trình đi đến quyết định và chiến lược hành động không được thể hiện sở thích, nhu cầu, mong muốn hay khả năng của 1 cá nhân c. Xung đột và sáng tạo lành mạnh - Xung đột là lành mạnh nếu nó tạo tiền đề cho sự sáng tạo và thành quả cao - Sự không nhất quán dẫn đến việc đưa ra những ý kiến sáng tạo 7 - Xung đột phải được kiểm soát tránh dẫn đến tác động tiêu cực d. Giao tiếp trong nhóm - Giao tiếp ở mức độ cao liên kết 3 đặc điểm trên - Kích thích tinh thần trách nhiệm và cách cư xử thích hợp của mỗi thành viên - Mỗi thành viên hiểu rõ cách cư xử, ý kiến và hành động của nhau - Chấp nhận cả nhận xét tích cực lẫn tiêu cực - Sẵn sàng cộng tác dựa trên nỗ lực chung và chia sẻ thông tin e. Chia sẻ quyền lực - Tạo cảm giác là người gây ảnh hưởng, kích thích thành viên ra quyết định và thực thi quyết định - Chia sẻ quyền lực: kích thích phát triển năng lực cá nhân, kỹ năng và sở thích - Chia sẻ tầm nhìn: nhìn thấy mục tiêu lớn và tìm ra những thách thức - Chia sẽ trách nhiệm - Chia sẻ mức độ đáp ứng: vạch ra những cơ hội phát triển mới Co ́ râ ́ t nhiê ̀ u ca ́ ch đa ́ nh gia ́ hiê ̣ u qua ̉ la ̀ m viê ̣ c nho ́ m kha ́ c nhau và trên đây la ̀ ca ́ ch phô ̉ biê ́ n nhâ ́ t. 4. Các yếu tố tác động tới hiệu quả làm việc nhóm 8 II. Thực trạng kĩ năng làm việc nhóm sinh viên khoa marketing khóa 53 Khi nghiên cứu vấn đề làm việc nhóm của sinh viên thì sinh viên là trọng tâm, cốt lõi với các vấn đề xoay quanh: - Mức độ ưu thích làm việc nhóm của sinh viên - Mức độ thường xuyên làm việc nhóm - Thái độ của các thành viên khi làm việc nhóm - Mục tiêu của nhóm đề ra - Hiệu quả làm việc nhóm - Mức độ xảy ra mâu thuẫn - Mức độ đóng góp của các thành viên - ……… Sự lãnh đạo Sự gắn kết Các chuẩn mực Vai trò và sự đa dạng của thành viên nhóm Quy mô nhóm Các mục tiêu Bối cảnh HIỆU QUẢ NHÓM 9 a. Mức độ ưa thích của các thành viên H1: Biểu đồ về mức độ ưa thích làm việc nhóm của sinh viên k53 – Marketing (%) Như đã nêu làm việc nhóm đóng một vai trò rất quan trọng đối với sinh viên, nhưng mức độ sinh viên độ không hứng thú làm việc nhóm chiêm 30% tương đối cao, đáng lo ngại. Một khi không hứng thú với công việc thì kết quả làm việc nhóm khó đạt yêu cầu. b. Mức độ thường xuyên làm việc nhóm 10