suy thoái, tệ nạn dân chủ bằng tiền, chính trị bằng tiền tiêu phí hết của cải tài sản quốc gia… Đây là vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến công cuộc đổi mới đất nước nói chung và đ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
BÙI THỊ THU TRANG
DÂN CHỦ HÓA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
BÙI THỊ THU TRANG
DÂN CHỦ HÓA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Dân chủ hóa trong hệ
thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” được hoàn thành dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS Dương Văn Duyên là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014 Học viên
Bùi Thị Thu Trang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức trong những năm học qua, giúp tôi nắm vững những vấn đề
lí luận và phương pháp luận để hoàn thành luận văn này
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS Dương Văn Duyên đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành đề tài
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Học viên
Bùi Thị Thu Trang
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1:DÂN CHỦ HÓA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
1.1 Dân chủ hóa và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa 9
1.1.1 Dân chủ hóa 9
1.1.2 Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa 22
1.2 Tính tất yếu và nội dung cơ bản của việc thực hiện dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nayError! Bookmark not defined 1.2.1.Dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là một yêu cầu tất yếu khách quan Error! Bookmark not defined 1.2.2 Những nội dung cơ bản của dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 36
Chương 2: DÂN CHỦ HÓA TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI: THỰC TRẠNG, NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP Error! Bookmark not defined 2.1 Thực trạng dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam những năm đổi mới Error! Bookmark not defined 2.1.1 Những kết quả đạt được Error! Bookmark not defined 2.1.2 Những hạn chế của việc thực hiện dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam những năm đổi mới Error! Bookmark not defined. 2.1.3 Một số vấn đề đặt ra 71
2.2 Những nguyên tắc và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt NamError! Bookmark not defined 2.2.1 Những nguyên tắc cơ bản Error! Bookmark not defined 2.2.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 78
Trang 6KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Dân chủ là sản phẩm mà xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định mới có được và trải qua những thời kì phát triển khác nhau của lịch sử thì nội dung dân chủ cũng khác nhau Mỗi một loại hình dân chủ ứng với các giai đoạn phát triển xã hội đều phản ánh bản chất của một chế độ xã hội, như dân chủ chủ nô trong chế độ chiếm hữu nô lệ, dân chủ tư sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa và đến dân chủ xã hội chủ nghĩa của chế độ xã hội chủ nghĩa Trong mỗi một bước tiến của
xã hội lên một trình độ mới, dân chủ chính là một trong những mục tiêu và động lực thúc đẩy cho sự phát triển và đi lên của xã hội đấy Đồng thời, mỗi một chế độ xã hội lại tạo ra những thời cơ và thách thức mới đối với sự vận động và đi lên của dân chủ Với quá trình vận động và tương tác như vậy, dân chủ là xu thế tất yếu không
gì ngăn cản được trong tiến trình phát triển lịch sử của nhân loại Xã hội càng phát triển thì các nhu cầu về dân chủ và quyền con người càng trở thành đòi hỏi cấp bách Ngày nay, thực hiện dân chủ là biện pháp quan trọng để các nước đang và chậm phát triển hội nhập và phát triển, nhằm rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển Dân chủ là một trong những đảm bảo cho xã hội phát triển nhanh, giàu có hơn, phong phú và đa dạng hơn; vì thế, hạn chế hoặc chậm mở rộng dân chủ là kìm hãm sự phát triển
Không những thế, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, làn sóng dân chủ hóa toàn cầu đã cuốn hút các nước châu Á, châu Phi và Mĩ la tinh, đã tác động đến hầu hết các nước đang phát triển Cùng với nó, dân chủ hóa trong đời sống chính trị cũng đã hình thành một làn sóng mạnh mẽ lôi cuốn hầu hết các nước đang phát triển trong đó có nước ta Nó làm cho nhiều nước đang phát triển xây dựng nền dân chủ bước đầu song cũng gây không ít những ảnh hưởng tiêu cực như gây biến động chính trị, sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái làm cho nền kinh tế đình trệ
Trang 7suy thoái, tệ nạn dân chủ bằng tiền, chính trị bằng tiền tiêu phí hết của cải tài sản quốc gia… Đây là vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến công cuộc đổi mới đất nước nói chung và đổi mới chính trị nói riêng cần phải nghiên cứu sâu sắc nhằm đảm bảo cho quá trình dân chủ hóa chính trị phát triển theo chiều hướng tích cực.
Xét về trong nước, lịch sử Việt Nam cho thấy bên cạnh những thành tựu mà Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân giành được trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và những kết quả bước đầu trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới, nền dân chủ mới thì trong tiến trình đó, chúng ta cũng mắc không ít những sai lầm gây tổn hại nhất định đến việc bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, đối với việc thực hiện nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội Do hoàn cảnh đất nước rơi vào chiến tranh trong thời gian dài, cộng với việc học tập và
áp dụng một cách máy móc mô hình tổ chức bộ máy nhà nước của các nước xã hội chủ nghĩa khác nên đã tạo ra một xã hội trì trệ, chậm phát triển, một bộ máy hành chính cồng kềnh, quan liêu, xa rời nhân dân tại Việt Nam Xu hướng tuyệt đối hóa tính tập thể trong giai đoạn này cũng đã kìm hãm, bào mòn và phủ nhận những giá trị cá nhân, triệt tiêu sự năng động, tính tự chủ, sáng tạo của cá nhân và toàn xã hội Tình trạng mất dân chủ, dân chủ hình thức, vi phạm dân chủ đã xảy ra ở nhiều nơi, địa vị làm chủ của người dân còn chưa được quan tâm đúng mức Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khủng hoảng kinh tế- xã hội đầu những năm 1980 tại Việt Nam không chỉ thuần túy do những yếu kém về phát triển kinh tế, của bộ máy quản lý nhà nước quan liêu mà còn có nguồn gốc sâu xa từ những khuyết tật của chế độ dân chủ và một xã hội thiếu dân chủ trong giai đoạn này Ngoài ra, trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các thế lực thù địch luôn đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, hòng gây mất ổn định với mưu đồ bạo loạn, lật đổ Vấn đề dân chủ, nhân quyền được họ coi là một bộ phận quan trọng của chiến lược đó, nhằm mục tiêu lật
đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và phá hoại độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia của
ta Họ đang tìm mọi cách khoét sâu những khuyết điểm, sai lầm, thiếu sót của ta trên con đường xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhằm làm giảm niềm tin của nhân dân ta vào Đảng, vào chế độ Dưới ánh sáng đổi mới của Đại hội
Trang 8Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Việt Nam đã từng bước thực hiện dân chủ hóa mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội Đây một cuộc cách mạng sâu rộng trong toàn xã hội để thực hiện các mục tiêu dân chủ và hiện thực hóa các giá trị dân chủ vào cuộc sống Nghiên cứu dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa với tư cách là một bộ phận của quá trình dân chủ hóa, đóng vai trò chỉ đạo định hướng và quản lí đối với toàn bộ hoạt động xã hội là vấn đề cần thiết hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Vấn đề dân chủ được giới lí luận bàn bạc khá sôi nổi Dưới thời cổ đại, các nhà hiền triết như Platon, Arixtot , Xocrat … đã có những luận giải khác nhau về dân chủ Đến thế kỉ XVII- XVIII, lí luận về dân chủ tiếp tục phát triển gắn liền với các tên tuổi như Mongtexkio, Rutxo… Sau này, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin thông qua các tác phẩm của mình như “Phê phán cương lĩnh Gota”, “Nhà nước và cách mạng”… đã tiếp tục phát triển lí luận dân chủ lên một tầm cao mới về vấn đề dân chủ xã hội chủ nghĩa tất yếu ra đời thay thế cho dân chủ tư sản Có rất nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về dân chủ như
“Bàn về dân chủ trong quản lý xã hội” của Viện Nghiên cứu khoa học Pháp lý - Bộ
tư pháp Tác phẩm này bao gồm những đoạn trích trong các trước tác của V.I.Lênin
về vấn đề dân chủ “Dân chủ và CNXH- Từ di sản của V.I.Lênin đến công cuộc đổi
mới ở nước ta” của Phạm Ngọc Quang in trên Tạp chí triết học số 195, tháng
2/1997 đã chỉ ra sự vận dụng sáng tạo các quan điểm V.I.Lênin về dân chủ của
Đảng ta vào việc phát huy dân chủ trong sự nghiệp đổi mới; Luận văn thạc sĩ “Quan
điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về dân chủ và vận dụng quan điểm đó vào thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay” (2006) của Phạm Quang Tùng trình bày một
cách có hệ thống quan điểm của các nhà kinh điển về vấn đề dân chủ Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đều phân tích những đóng góp lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin đối với học thuyết dân chủ và nhà nước, ý nghĩa lí luận và thực tiễn của quan điểm mac xít về dân chủ và nhà nước; làm rõ bản chất của dân chủ cũng như sự khác biệt rõ rệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa
Trang 9Hiện nay, trước yêu cầu sự nghiệp đổi mới đất nước, dân chủ hóa trong hệ thống chính trị được chú ý sâu sắc Đã có những hội thảo khoa học, công trình
nghiên cứu về vấn đề dân chủ hóa như luận án tiến sĩ “Dân chủ hóa trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Hồ Tấn Sáng (1991) khái quát diễn
trình lịch sử của dân chủ, chỉ rõ những đặc trưng của dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam, đồng thời đưa ra những yếu tố giải pháp nhằm đảm bảo cho việc thực
hiện dân chủ hóa diễn ra mạnh mẽ đúng hướng; Luận án tiến sĩ “Dân chủ hóa quản
lí nhà nước về kinh tế ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đinh Hữu Phí (2000) dựa
trên thực tế chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, luận giải tính tất yếu của việc mở rộng dân chủ trong quản lí nhà nước để thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển Nhiều
sách báo tạp chí khác như chuyên đề “Toàn cầu hóa hiện nay và quá trình dân chủ
hóa đời sống xã hội” của GS TS Nguyễn Trọng Chuẩn phân tích những cơ hội và
thách thức mà toàn cầu hóa đem lại cho quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội
Trong tác phẩm “Dân chủ trực tiếp ở Việt Nam- Lý luận và thực tiễn” do PGS.TS
Nguyễn Văn Mạnh, Ths Tào Thị Quyên đồng chủ biên, Nxb Chính Trị Hành Chính, Hà Nội, 2010 đã phân tích nội dung các hình thức dân chủ trực tiếp và đưa
ra giải pháp mở rộng phát huy hình thức dân chủ trực tiếp mới; “Về quá trình dân
chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Lê Minh Quân (2011)
phân tích các quan niệm, khái niệm lí thuyết và mô hình dân chủ hóa, những yếu tố tác động vào quá trình dân chủ hóa trên thế giới, những vấn đề lí luận và thực tiễn của quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Dân chủ hóa trong chính trị cũng có một số nghiên cứu như: Luận án tiến sĩ
“Mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ và sự vận dụng nguyên tắc tập trung dân
chủ trong hoạt động quản lý nhà nước ta hiện nay” của NCS Nguyễn Tiến Phồn
(1993) phân tích thực trạng quản lí nhà nước nhìn từ nguyên tắc tập trung dân chủ;
Luận án tiến sĩ triết học của Đàm Anh Tuấn về “Xây dựng và phát triển dân chủ
phục vụ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” phân tích bản
chất, cơ chế, vai trò của dân chủ trong tiến trình lịch sử cũng như những kết quả của việc thực hiện dân chủ đem lại cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Trang 10Ngoài ra còn có các bài tạp chí khác như “Đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng: một vấn đề lí luận và thực tiễn cấp bách” của Nguyễn Ngọc Hà đăng trên tạp
chí triết học số 2 (261), tháng 2/2013 đã chỉ ra thành tựu và hạn chế của Đảng trong phương thức lãnh đạo, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nâng cao phương thức lãnh
đạo của Đảng trong thời kì xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa; “Quan điểm của
Đảng cộng sản Việt Nam về dân chủ và thực hành dân chủ (trước và từ khi đổi mới đến nay)” của Nguyễn Viết Thông đăng trên tạp chí triết học số 10 (269) tháng
10/2013, tác giả đã hệ thống hóa quan điểm của Đảng trước và từ khi đổi mới để thấy được nhận thức của Đảng về dân chủ và thực hành dân chủ ngày càng sâu sắc
Đặc biệt, cuốn sách “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam- nền
tảng chính trị, pháp lí cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kì mới”
do Tạp chí nghiên cứu lập pháp xuất bản năm 2014 đã tập hợp các bài nghiên cứu, phân tích, bình luận của các chính khách, các nhà khoa học về nội dung, ý nghĩa và giá trị của bản Hiến pháp 2013, nêu bật những vấn đề cơ bản của Hiến pháp trong
đó có vấn đề về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…
Tựu trung lại, trong các bài viết nghiên cứu của mình, các tác giả đều nhằm làm sáng rõ lí luận chung về vấn đề dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa và thực chất nội dung của vấn đề dân chủ đang diễn ra trên các lĩnh vực đời sống xã hội Đây là nguồn tài liệu giá trị có ý nghĩa quan trọng giúp tác giả kế thừa phát triển hoàn thành bài luận văn này Song các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập một khía cạnh nhỏ, một bộ phận nào đó trong dân chủ chính trị chứ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về dân chủ hóa trong hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa Để có cái nhìn toàn diện về vấn đề này, tác giả đã chọn “Dân chủ hóa trong
hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
luận văn của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn:
Trên cơ sở làm rõ thực trạng dân chủ hóa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam những năm đổi mới, luận văn đưa ra những giải pháp để thực hiện tốt hơn nữa việc dân chủ hóa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta những năm tới
Trang 11Nhiệm vụ của luận văn:
- Làm rõ một số khái niệm cơ bản: hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, dân
chủ hóa, dân chủ hóa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
- Phân tích thực trạng của việc thực hiện dân chủ hóa hệ thống chính trị xã
hội chủ nghĩa ở nước ta những năm đổi mới vừa qua
- Luận văn đưa ra các nguyên tắc và một số giải pháp có tính định hướng để
không ngừng mở rộng dân chủ trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam những năm tiếp theo
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận:
-Cơ sở lí luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở những tư tưởng cơ bản
của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ hóa Đồng thời có kế thừa chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan
-Cơ sở thực tiễn là kết quả quá trình thực hiện dân chủ hóa trên lĩnh vực chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong những năm qua
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn vận dụng tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận triết học, phương pháp lịch sử và logic, đi từ trừu tượng đến cụ thể, phân tích và tổng hợp trong việc đặt ra và giải quyết các vấn đề của đề tài
5 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dân chủ hóa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam những năm đổi mới Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, luận văn chỉ nghiên cứu một số phương diện của dân chủ hóa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước
ta
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn nêu lên những nguyên tắc và giải pháp để nâng cao hiệu quả dân chủ hóa hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong những năm tới