1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ VAI TRÒ mặt TRẬN lào tổ QUỐC TRONG VIỆC THỰC THI QUYỀN lực CHÍNH TRỊ của NHÂN dân các bộ tộc lào HIỆN NAY

94 498 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 479 KB

Nội dung

Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc (trước đây là Mặt trận Lào yêu nước) luôn luôn có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới về mọi mặt của đất nước, vai trò của Mặt trận càng phải được thể hiện rõ hơn, nhất là trong việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân các bộ tộc Lào

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước, cũng như trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào(CHDCND Lào), Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc (trước đây là Mặt trận Làoyêu nước) luôn luôn có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng Ngày nay, trongcông cuộc đổi mới về mọi mặt của đất nước, vai trò của Mặt trận càng phảiđược thể hiện rõ hơn, nhất là trong việc thực hiện và phát huy quyền làm chủcủa nhân dân các bộ tộc Lào

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là một tổ chức đoàn kết thống nhấtcác tầng lớp nhân dân trong xã hội Lào; nó vừa là phương thức, vừa là môitrường để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình Xây dựng khốiđại đoàn kết dân tộc và phát huy vai trò quyền làm chủ của nhân dân thôngqua Mặt trận là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để tập hợp lực lượng, pháthuy sức mạnh có tổ chức, huy động tiềm lực to lớn, sáng tạo của nhân dântrong suốt tiến trình của cách mạng Lào và thực hiện quyền lực của nhândân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay Báo cáoChính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng(NDCM) Lào, Đại hội VII đánh giá:

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc và các tổ chức quầnchúng đã đóng góp quan trọng vào việc vận động quần chúngtham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Chúng ta rất tựhào thấy rằng truyền thống đại đoàn kết của khối cộng đồng các

bộ tộc trong nước không ngừng được phát huy và quyền lợi chínhđáng của nhân dân các bộ tộc được tăng cường, đời sống củanhân dân các bộ tộc được cải thiện tốt hơn [43, tr 16-17]

Trang 2

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là một bộ phận hợp thành của hệthống chính trị ở CHDCND Lào (Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chứcđoàn thể nhân dân) Vì vậy, sự vững mạnh hay yếu kém của hệ thống chínhtrị phụ thuộc vào cả hệ thống và vào từng chủ thể của hệ thống.

Trong quá trình lý giải, cắt nghĩa những nguyên nhân thành cônghay chưa thành công của hệ thống chính trị ở CHDCND Lào, các nhànghiên cứu thường chú trọng vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lýcủa Nhà nước nhưng chưa chú ý thỏa đáng đến vai trò của Mặt trận và cácđoàn thể nhân dân - cơ sở chính trị của chính quyền nhà nước Đảng cótrong sạch vững mạnh, Nhà nước hoạt động có hiệu quả hay không, mộtphần lớn phụ thuộc vào cơ sở xã hội của Đảng và Nhà nước có lành mạnhhay không Vì vậy, nên đặt ra một cách tiếp cận mới là cùng với nâng caovai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực hoạt động của Nhà nước trong quátrình hoàn thiện hệ thống chính trị ở CHDCND Lào cần chú ý hơn nữa đếnvai trò của các tổ chức quần chúng, đặc biệt là vai trò của Mặt trận Lào xâydựng Tổ quốc Đây là vấn đề mà hiện nay chúng ta còn chưa chú ý đúng mức

và là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho quá trình xây dựngĐảng, cải cách hoạt động của bộ máy nhà nước gặp khó khăn, ít tiến triển

Nhận thức được vấn đề này, tôi chọn đề tài "Vai trò Mặt trận Lào

xây dựng Tổ quốc trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay" làm luận văn thạc sĩ chính trị học.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở Việt Nam, vai trò các đoàn thể xã hội trong việc phát huyquyền làm chủ của nhân dân lao động luôn là vấn đề đặc biệt, thu hút sựquan tâm của nhiều nhà khoa học Đáng chú ý là một số công trìnhnghiên cứu tiêu biểu:

- Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 05-05 do PGS.PTS Hoàng Chí

Bảo chủ nhiệm: "Cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hệ thống

chính trị ở nước ta hiện nay", Hà Nội, 1992.

Trang 3

- Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 05-10 nghiên cứu về Mặt trận

và các đoàn thể nhân dân trong quá trình đổi mới của đất nước do TS Nguyễn

Viết Vượng chủ nhiệm đã xuất bản thành sách: "Các đoàn thể nhân dân

trong kinh tế thị trường", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.

- "Các đoàn thể nhân dân với việc đảm bảo dân chủ ở cơ sở hiện

nay", do TSKH Phan Xuân Sơn chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2002

Liên quan đến đề tài còn có các luận văn:

- "Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh với việc thực thi quyền

lực chính trị của nhân dân lao động", Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền Oanh,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002

- "Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong

việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã tại Nghệ An", Luận văn thạc sĩ Nguyễn

Thị Lan, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002

Ở CHDCND Lào, vấn đề vai trò của các đoàn thể xã hội trong việcphát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động nói chung được các nhàlãnh đạo đề cập đến một số khía cạnh mang tính chất chung gắn liền vớiquá trình xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, thể hiện trongcác Văn kiện, Nghị quyết của Trung ương Đảng NDCM Lào, một số bàiđăng trên báo Nhân dân, tạp chí Lào Sangxat và một số tạp chí của cơquan Đảng Cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trựctiếp về vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực hiệnquyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào Nhưng những công trình

đã kể trên đã cung cấp cho tác giả tư liệu và những gợi ý về phương phápluận để thực hiện đề tài này

3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích

Trang 4

Nghiên cứu thực trạng hoạt động của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc

vị trí, vai trò của nó trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dâncác bộ tộc Lào; từ đó chỉ ra những nguyên nhân yếu kém, đề ra những giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này trong việc pháthuy và thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay

3.2 Nhiệm vụ

Để thực hiện mục đích đó luận văn có nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Làm rõ cơ sở lý luận về vị trí, vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổquốc trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào

- Phản ánh tình hình tổ chức và hoạt động của Mặt trận Lào xâydựng Tổ quốc trong việc phát huy và thực hiện quyền làm chủ về chính trịcủa nhân dân các bộ tộc Lào trong thời kỳ đổi mới; xác định nguyên nhân

và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết; đưa ra được hệ thống nhữnggiải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền lực chính trị củanhân dân các bộ tộc Lào hiện nay

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trongviệc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong thời

kỳ xây dựng và củng cố chế độ dân chủ nhân dân hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Nhân dânCách mạng Lào về quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào, đồngthời tác giả cũng kế thừa có chọn lọc các phương pháp nghiên cứu của cáccông trình và những bài viết của nhiều tác giả khác đã được công bố

-4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin: chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

- Phương pháp logic và lịch sử

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

5 Đóng góp mới về khoa học của đề tài

- Góp phần khẳng định vị trí, vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổquốc trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào

là tất yếu do những điều kiện khách quan và chủ quan

- Đóng góp những ý kiến về giải pháp để khắc phục một số yếukém còn tồn tại trong việc phát huy và thực hiện quyền lực chính trị củanhân dân các bộ tộc Lào hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Về mặt lý luận, luận văn góp phần nâng cao nhận thức về vị trí,vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc phát huy và thựchiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp xâydựng và củng cố chế độ dân chủ nhân dân hiện nay

- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ côngtác của Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc; có thể làm tài liệu thamkhảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đào tạo cán bộcủa nước CHDCND Lào

7 Kết cấu của luận văn

- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương và 6 tiết

Trang 6

Chương 1

MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG TỔ QUỐC TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ

CỦA NHÂN DÂN CÁC BỘ TỘC LÀO

1.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG TỔ QUỐC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

1.1.1 Vị trí, vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong

hệ thống chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Trong lịch sử lâu dài hàng ngàn năm của đất nước Lào, nhân dâncác bộ tộc Lào đã làm nên những thành tích lớn lao trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu mình Mặt trận Tổ quốc của chúng ta rất

tự hào được kế tục và phát huy truyền thống anh dũng và rực rỡ của ôngcha ta Những thành tích đã đạt được của Mặt trận trong quá trình lịch sửphát triển của các bộ tộc Lào là to lớn, rất quan trọng và được ghi nhớ công

ơn trong lịch sử của đất nước Lào

Kể từ cuối thế kỷ thứ XIX, bọn đế quốc thực dân Pháp xâm lược vàchiếm lấy đất nước Lào làm thuộc địa, từ đó ngọn lửa đấu tranh của nhândân các bộ tộc Lào đã nổi lên ở khắp mọi miền đất nước, đó là quá trìnhđấu tranh chống ách thống trị ngoại xâm, dứt khoát không chịu làm nô lệcủa nhân dân Lào Mặc dù cuộc đấu tranh đó không giành được thắng lợi vìnhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân gốc là thiếu sự lãnh đạo củaĐảng (Đảng mác xít) Nhưng cuộc đấu tranh đó là bài học kinh nghiệm quýbáu của truyền thống anh hùng và rực rỡ của nhân dân các bộ tộc Lào

Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, cuộc sống của nhân dân Lào trởnên cùng cực, điêu đứng, chính sách độc quyền bóc lột vơ vét kinh tế và

Trang 7

chính sách chuyên chế về chính trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ như haigọng kìm kẹp chặt nhân dân Lào trong vòng nô lệ, phụ thuộc Nhân dân các

bộ tộc Lào mất hết quyền tự chủ độc lập, không còn chút quyền tự do, dânchủ nào Sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân xâm lược Pháp làm phát sinh vàthúc đẩy những mâu thuẫn trong lòng xã hội Lào trở nên ngày càng sâu sắc:mâu thuẫn giữa dân tộc Lào với thực dân Pháp xâm lược, mâu thuẫn giữanhân dân Lào (mà trước hết là nông dân) với bọn đặc quyền, địa chủ phongkiến phản bội làm tay sai của chúng Nhưng nhiệm vụ cấp bách đầu tiên làphải đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc Mục tiêu dân tộc độc lập

và mục tiêu dân chủ gắn liền với nhau Nhưng vấn đề đặt ra là lực lượng xãhội nào có thể tổ chức lãnh đạo, dẫn dắt cuộc đấu tranh để dành thắng lợi cuốicùng

Thực tế lịch sử đã chứng tỏ rằng, chỉ có giai cấp công nhân và nhândân lao động với đội tiên phong của nó là Đảng cách mạng lấy lý luận Mác -Lênin làm kim chỉ nam - là người lãnh đạo lực lượng xã hội duy nhất làmtròn sứ mệnh lịch sử cao cả đó

Ngày 03-02-1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch

Hồ Chí Minh sáng lập Sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương là cột mốc,

là bước ngoặt của cách mạng Đông Dương Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảngmác xít chân chính và dưới ngọn cờ "cách mạng dân tộc dân chủ", cuộc đấutranh của nhân dân Lào đã bước sang một giai đoạn mới về chất Do nhu cầuthực tiễn của cách mạng Lào, năm 1934, "Xứ ủy Ai Lào" của Đảng Cộng sảnĐông Dương được thành lập trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ởLào

Năm 1941, dưới sự lãnh đạo của "Xứ ủy Ai Lào" đã thành lập "Mặttrận Ai Lào đồng minh", một tổ chức cách mạng tập hợp đông đảo các tầnglớp quần chúng nhân dân yêu nước để đấu tranh giành độc lập, tự do, dânchủ cho đất nước

Trang 8

Dưới sự lãnh đạo của "Xứ ủy Ai Lào" (tiền thân của Đảng NDCMLào) và "Mặt trận Ai Lao đồng minh", cách mạng Lào kết hợp với cáchmạng Việt Nam đã đánh bại thực dân Pháp Cách mạng tháng Tám năm

1945 đã thắng lợi, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (2/9/1945) tạođiều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào phát triển tiến liên giành thắng lợisau này

Đến ngày 12/10/1945, bản tuyên ngôn độc lập của Chính phủ lâmthời đã được tuyên bố trước thế giới về nền độc lập, thống nhất đất nước vàquyền tự do, dân chủ của nhân dân Lào Nhân dân các bộ tộc Lào từ ngườimất nước trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình,

đó là một sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu thời kỳ nước Lào giành đượcchủ quyền sau mấy chục năm thực dân Pháp thống trị

Nhưng với dã tâm xâm lược, thực dân Pháp trở lại xâm lược ĐôngDương lần nữa

Trước tình hình đó, với sự lãnh đạo của "Xứ ủy Ai Lào", ngày20/01/1949 quân đội "Pa-thết Lào" (quân đội giải phóng nhân dân Lào) đãđược thành lập và đến ngày 13/08/1950 Đại hội đại biểu của nhân dân các

bộ tộc Lào đã thành lập Mặt trận thống nhất mang tên "Nèo-Lào-ít-xa-La".Đại hội đã đề ra cương lĩnh chính trị 12 điểm, bầu ra ban Trung ương Mặttrận "Neo-Lào ít-xa-la" gồm 14 người và Đại hội cử ra Chính phủ Lào khángchiến gồm 5 người, ông Hoàng thân Suphanuvông làm chủ tịch Mặt trận,vừa làm thủ tướng Chính phủ Lào kháng chiến [28, tr 49] Lúc đó Mặt trậnlàm nhiệm vụ như là Quốc hội, còn Chính phủ Lào kháng chiến như là cơquan hành pháp Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận "Neo-Lào ít-xa-la"

đã ra sức tập hợp sự đoàn kết toàn dân thành một lực lượng hùng mạnh,liên kết đặc biệt với quân đội và nhân dân Việt Nam anh em, liên kết banước Đông Dương, làm tròn sự nghiệp sứ mệnh lịch sử anh dũng như: giải

Trang 9

phóng đất nước mình ra khỏi ách thống trị của thực dân cũ, giành được độclập tự do cho dân tộc mình năm 1945.

Sau hiệp nghị Giơ-ne-vơ (1954) về Đông Dương, bọn đế quốc Mỹ,

vi phạm hiệp nghị Giơ-ne-vơ, nhảy vào thay thế thực dân Pháp Chúng có

dã tâm lấy Lào tiếp tục làm thuộc địa Đứng trước tình hình đó, yêu cầu cấpthiết là phải tập hợp sự đoàn kết của mọi lực lượng xã hội rộng rãi hơntrước để đánh thắng đế quốc thực dân mới Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ II của Mặt trận "Nèo-Lào-ít-xa-La" ngày 06 tháng 01 năm 1956 đã đổitên thành Mặt trận "Nèo-Lào-Hắc-xạt" (Mặt trận Lào yêu nước) Hoàngthân Suphanuvông được bầu làm chủ tịch Mặt trận

Mặt trận Lào yêu nước với chức năng là Nhà nước công nông là chínhquyền của nhân dân, có vai trò to lớn trong việc tổ chức, động viên, giáodục nhân dân đoàn kết chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng vững mạnh.Mặt trận còn làm chức năng quản lý Nhà nước như là một chính quyền ởcấp Trung ương và địa phương Với chức năng đó, Mặt trận dưới hình thứcchính quyền Nhà nước của cách mạng Lào (tính đặc thù) đã đề ra nhữngchính sách có tính chất pháp lý để quản lý các mặt kinh tế, chính trị, vănhóa - xã hội, an ninh, quốc phòng bảo đảm cho vùng giải phóng trở thànhcăn cứ địa cách mạng vững mạnh Mặc dù chính quyền cách mạng ngày đócòn rất non trẻ, các chính sách đề ra đều đơn giản nhưng vì đáp ứng nhữnglợi ích thiết thực cơ bản của nhân dân (hầu hết cán bộ và nhân dân đềugương mẫu thực hiện), cho nên đã tạo một lòng tin tuyệt đối của dân đốivới cách mạng, với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước năm

1975 Do đó, Mặt trận Lào yêu nước coi như là một trong những phươngthức và môi trường đầu tiên để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị VàMặt trận Lào yêu nước đã làm tròn nhiệm vụ to lớn của mình là đánh đuổi

đế quốc thực dân mới, lật đổ và xóa bỏ chế độ cũ chế độ phong kiến, xâydựng chế độ mới chế độ dân chủ nhân dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 10

Để tập hợp sự đoàn kết toàn dân thành một lực lượng trong việc tổchức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa dân tộc vàbảo vệ Tổ quốc trong công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng, Đại hội đạibiểu toàn quốc của Mặt trận Lào yêu nước năm 1979 đã đổi tên thành Mặttrận Lào xây dựng Tổ quốc, là một tổ chức kế tục sứ mệnh lịch sử vàtruyền thống anh dũng của Mặt trận "Nèo Lào Hắc-xạt" (Mặt trận Lào yêunước).

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là thành tố quan trọng trong cơ chếthực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào Hệ thống chínhtrị ở CHDCND Lào là hệ thống chính trị theo mô hình xã hội chủ nghĩa gồm

có Đảng, Nhà nước, Mặt trận các đoàn thể nhân dân và mối quan hệ qua lạigiữa chúng nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân Dưới sự lãnh đạo củaĐảng, thông qua Nhà nước và Mặt trận, các đoàn thể, nhân dân thực hiệnquyền, nghĩa vụ và còn có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhànước và xã hội Thực chất hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là cơ chế đảmbảo quyền dân chủ của nhân dân Quyền lực của nhân dân muốn được thựchiện thì phải có sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó có mặttrận là một bộ phận quan trọng Mặt trận là sức mạnh tập thể của bản thânnhân dân có tổ chức, là một trong những thành tố cấu thành hệ thống chínhtrị vận hành theo cơ chế: "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làmchủ" Trong cơ chế đó chức năng của Mặt trận là động viên nhân dân thựchiện những chủ trương, chính sách do Đảng và Nhà nước đề ra

Khi xem xét vị trí của Mặt trận trong hệ thống chính trị phải đặt nótrong mối quan hệ phối hợp hoạt động với các tổ chức khác trong hệ thốngchính trị Sự lớn mạnh hay yếu kém của tổ chức này đều ảnh hưởng đến tổchức khác và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của hệ thống chính trị - xãhội của đất nước Nếu xem nhẹ vai trò của Mặt trận thì quyền làm chủ củangười dân ở cơ sở khó được đảm bảo Bởi vì, nhân dân không thể làm chủ

Trang 11

một cách trừu tượng hoặc tự phát mà làm chủ những nội dung cụ thể, cócác thể chế đảm bảo, thông qua các tổ chức, các cộng đồng xã hội hoặc hệthống Nhà nước.

Tóm lại, Mặt trận là một trong những tổ chức thực hiện quyền lựcchính trị của nhân dân, hoạt động của Mặt trận là một phương thức thực thiquyền dân chủ của nhân dân, thông qua tổ chức này nhân dân các bộ tộc Làophát huy vai trò của mình trong việc tham gia bầu cử Quốc hội, xây dựng chủtrương, chính sách pháp luật Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc có vai trò rấtquan trọng trong đời sống chính trị và xã hội của đất nước Điều đó đã đượckhẳng định tại Điều 7 Hiến pháp nước CHDCND Lào 1991: Mặt trận Làoxây dựng Tổ quốc, Liên hiệp Công đoàn Lào, Đoàn thanh niên nhân dâncách mạng Lào, Hội liên hiệp phụ nữ Lào các cơ quan, tổ chức xã hội là nơitập hợp đoàn kết và động viên các tầng lớp nhân dân các bộ tộc tham gia sựnghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các thành viên trong tổ chức mình[42, tr 5]: "Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là cơ sở chính trị của chínhquyền nhân dân, tập hợp ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tập hợp khối đạiđoàn kết và phát huy quyền làm chủ của nhân dân" [45, tr 3]

1.1.2 Quyền lực chính trị của nhân dân lao động

- Khái niệm quyền lực chính trị

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã có một giai đoạnlịch sử không có sự phân chia thành giai cấp, và cũng không có quyền lựcchính trị Đó là xã hội nguyên thủy Trong các thị tộc, bộ lạc nguyên thủy,quyền lực công biểu hiện thành các chuẩn mực đạo đức, phong tục tậpquán tập trung ở quyền lực của Hội đồng công xã và trao cho người thủlĩnh thừa hành

Trang 12

Khi chuyển sang xã hội nô lệ - xuất hiện chế độ tư hữu, hình thànhgiai cấp và đấu tranh giai cấp thì quyền lực công (bộ phận cơ bản) được tổchức thành Nhà nước Nhà nước xuất hiện dường như để điều hòa làm dịumâu thuẫn giai cấp, để các giai cấp không tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt cả

xã hội Song, cuộc đấu tranh quyền lực nhà nước lại trở thành vấn đề trungtâm, then chốt trong hoạt động của các giai cấp, các lực lượng xã hội Khimột giai cấp đoạt được quyền lực nhà nước và trở thành giai cấp thống trịthì giai cấp đó sẽ dùng quyền lực nhà nước để thiết lập sự thống trị củamình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, để đảm bảo thực hiện lợiích của giai cấp mình và đàn áp lại sự chống đối của các giai cấp đối lập

Do đó, quyền lực chính trị - quyền lực của giai cấp thống trị đã xuất hiệntrong đời sống xã hội

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống

xã hội, là cội nguồn của quyền lực Nền sản xuất vật chất và các nguồn dựtrữ xã hội do nó tạo ra là điều kiện để hình thành quyền lực và quyền lựcchính trị Nhân dân lao động là chủ thể tạo ra các nguồn lực kinh tế, xã hộilàm cho nó vận động trong quá trình lao động Vì vậy, nhân dân lao động lànguồn gốc xã hội trực tiếp nhất của quyền lực chính trị

Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân là người chủ chân chínhnhững tư liệu sản xuất của chế độ công hữu XHCN Họ không chỉ là lựclượng tiên tiến nhất trong nhân dân mà lợi ích cơ bản của họ còn thống nhấtvới lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và của cả dân tộc Họ là bộ phậntrung tâm trong nhân dân, nắm lấy quyền lãnh đạo, quyền lực nhà nước Vìvậy, quyền lực chính trị của nhân dân là quyền quyết định của toàn dân đốivới quyền lực nhà nước

Sức mạnh của cuộc cách mạng XHCN được tạo nên trên nền tảngcủa liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớpnhân dân lao động khác Con đường cách mạng của nhân dân lao động đặt

Trang 13

dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sẽ thực hiện mục đích chính trị đếncùng là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc giải phóng lao động khỏi ápbức bóc lột, tổ chức cuộc sống hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Khi giành được chính quyền, nhân dân lao động sẽ thực hiện dânchủ cho mọi người lao động Thông qua hoạt động bầu cử, nhân dân laođộng thiết lập nên bộ máy nhà nước "kiểu mới" của mình để tổ chức vàquản lý xã hội Giai cấp công nhân và nhân dân lao động thực hiện một nềndân chủ cao hơn các nền dân chủ trước đó, là sự tham gia rộng rãi của nhândân vào đời sống chính trị, vào công việc của nhà nước Đó là nền dân chủcủa số đông mọi người chứ không phải của một số ít người đặc quyền, đặclợi trong xã hội Dân chủ thực sự theo nguyên nghĩa của nó là quyền lựcnhà nước thuộc về nhân dân Dân chủ XHCN là hình thức chính trị kiểumới, trong đó giai cấp công nhân và nhân dân lao động được giải phóng,trở thành người chủ của xã hội

Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã nhìn thấy ở quầnchúng nhân dân là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển của lịch sử Theocác ông, mọi sự kiện lớn lao trong đời sống xã hội, mọi biến đổi cách mạngxảy ra trong lịch sử sẽ không thể thành công nếu không có sự tham gia tíchcực của quần chúng

Dân chủ XHCN là một nền dân chủ chân chính, dân chủ của sốđông nhân dân lao động, của đa số dân cư và chuyên chính với kẻ thù củanhân dân Bản chất của dân chủ XHCN là tất cả quyền lợi thuộc về nhândân, là thành quả của quá trình hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân.Chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng dựa trên hệ tư tưởng cách mạng và khoahọc của chủ nghĩa Mác - Lênin, quần chúng mới giác ngộ lợi ích giai cấp,lợi ích dân tộc, mới đấu tranh tự giác trong quá trình thực hiện yêu cầu dânchủ; cũng chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng mác xít, quần chúng nhân dân

Trang 14

mới đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi mưu đồ lợi dụng dân chủ vì nhữngđộng cơ, mục đích đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

Trong dân cư, nhân dân lao động chiếm đa số, nên họ là chủ thể củaquyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân có nghĩa là nhândân làm chủ và kiểm soát quyền lực về kinh tế, chính trị, xã hội và việc sử dụngnhững quyền lực ấy nhằm đảm bảo lợi ích của mình trong đời sống xã hội

Như vậy "quyền lực thuộc về nhân dân lao động có nghĩa là nhândân lao động làm chủ và kiểm soát quyền lực kinh tế - xã hội và việc sửdụng những quyền lực ấy nhằm đảm bảo lợi ích của mình trong đời sống xãhội" [26, tr 340] Muốn thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân laođộng thì phải có những hình thức tổ chức thực hiện đa dạng, thích hợp phải

có những cơ quan nhất định hoạt động thường xuyên, là công cụ đại diện

để nhân dân lao động thực hiện có hiệu quả quyền lực của mình Do đó,dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp được coi là hai phương thức để nhândân thực hiện quyền lực chính trị của mình

Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công đã đem lại chính quyền

và tư liệu sản xuất cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xác lậpquyền làm chủ của họ về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa Nhưng vấn đề quantrọng không chỉ là giành lại những quyền lợi chính đáng trước đây bị giai cấpthống trị tước đoạt mà nhiệm vụ chủ yếu, nặng nề và vô cùng khó khăn đặt

ra là phải xây dựng một tổ chức xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản, bảo đảmcủng cố vững chắc quyền lực chính trị, quyền làm chủ của người lao động

Do đó, nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế trở thành mộttrọng tâm công tác của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Lênin nói:giờ đây chúng ta phải quản lý nước Nga, chúng ta phải hiểu rõ rằng muốnquản lý được tất cả, thì ngoài cái tài thuyết phục, biết chiến thắng trongcuộc nội chiến, còn vẫn phải biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn Đó là

Trang 15

nhiệm vụ khó khăn nhất, vì vấn đề là phải tổ chức theo phương thức mới

"Những cơ sở sâu xa nhất, những cơ sở kinh tế của đời sống của hàng chụctriệu con người" [9, tr 301]

Kế thừa và phát huy những tư tưởng của Mác, Ăngnghen và Lênin

về quyền lực chính trị và thực thi quyền lực chính trị, Hồ Chí Minh trênnền tảng tư tưởng và truyền thống phương Đông và bằng thực tiễn chỉ đạocách mạng Việt Nam đã làm cho hệ quan điểm mác xít về những vấn đềnày được bổ sung thêm những nội dung mới Từ quan niệm cho rằng quyềnlực chính trị, theo đúng nghĩa của nó là bạo lực có tổ chức của một giai cấp

để trấn áp một giai cấp khác và mục đích trước mắt của những người cộngsản là tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị củagiai cấp tư sản, giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền, phải tự xâydựng thành một giai cấp dân tộc Hồ Chí Minh khẳng định: Nhân dân ViệtNam phải giành lấy chủ quyền, và vấn đề tiên quyết là phải xây dựng đượcmột đảng cách mệnh để lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành lấy chínhquyền Việc đấu tranh giành chính quyền, gìn giữ và củng cố chính quyền

ấy là điều quan trọng có ý nghĩa cốt tử nhất Người tuyên bố trong Tuyênngôn độc lập: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lựclượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy" [19, tr 4]

Nói về vấn đề quyền lực trong chế độ mới, Hồ Chí Minh đã nhiềulần khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân,baonhiêu quyền hạn đều của dân chính quyền từ xã đến Chính phủ Trungương đều do dân cử ra" [20, tr 698] Tất cả quyền lực trong nhà nước ViệtNam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân" "Nước ta là nước dân chủ,địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ" [21, tr 515] Như vậy, theo Hồ ChíMinh, quyền lực trong nhà nước không phải là quyền lực của cá nhân haycủa bộ máy, mà là của toàn thể nhân dân Cơ quan nhà nước các cấp chỉ làngười chấp hành mệnh lệnh của quốc dân, chấp hành ý chí của nhân dân

Trang 16

Bộ máy chính quyền nhà nước do nhân dân bầu ra, vì vậy phải do nhân dânkiểm soát Cũng như Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nhà nướcphải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ thì nhân dân mới làmchủ được quyền lực của mình.

Thắng lợi vĩ đại năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dâncách mạng Lào, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Lào, lập nên chế độmới - chế độ dân chủ nhân dân "Nhà nước của Cộng hòa dân chủ nhân dânLào là nhà nước dân chủ nhân dân Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, donhân dân và vì quyền lợi của nhân dân các bộ tộc" [46, tr 4]

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở CHDCND Lào hiệnnay, quyền lực của nhân dân đã từng bước được xác lập trên mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội

Quyền lực chính trị của nhân dân trên lĩnh vực chính trị trước hếtlà:Quyền có được một nhà nước thật sự của dân Nhà nước đó do nhân dânbầu ra bằng phổ thông đầu phiếu Nhà nước đó phải thật sự là công cụ đểthực thi những quyền chính đáng của nhân dân Nhà nước đặt dưới sự kiểmsoát trực tiếp và thông qua các tổ chức đại diện của nhân dân Nhân dân cóquyền tỏ tín nhiệm hay bất tín nhiệm với một bộ phận cơ quan nhà nước,với các cán bộ, công chức nhà nước làm lợi hoặc làm hại tới lợi ích chínhđáng của nhân dân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: "Dân là chủthì Chính phủ là đày tớ nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổiChính phủ" [20, tr 60]

Quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị còn là việc mởrộng phạm vi của người dân tham gia vào công việc nhà nước Nhân dân

có quyền được thảo luận mọi vấn đề lớn nhỏ có liên quan trực tiếp tới lợiích chính đáng của mình Với ý nghĩa đó, quyền của người dân không chỉđược thực hiện qua các thiết chế đại diện, nó còn được thực hiện thông

Trang 17

qua thiết chế dân chủ trực tiếp, mà xu hướng chung dân chủ trực tiếp sẽngày càng tăng Chế độ nhất nguyên chính trị, bảo đảm giữ vững địnhhướng XHCN, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, bảo đảmcho mọi người dân quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng trong khuônkhổ pháp luật Đó cũng là biểu hiện quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnhvực chính trị.

Quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị còn là quyềngiám sát các hoạt động của nhà nước và hệ thống chính trị Quyền làm chủcủa nhân dân trên lĩnh vực chính trị cũng đòi hỏi mọi đại biểu của dân phảiđược nhân dân bầu ra thật sự dân chủ mọi công dân không phân biệt thànhphần giai cấp, giới tính, nghề nghiệp lĩnh vực hoạt động hợp pháp đều bìnhđẳng trước pháp luật

Việc đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân đòi hỏi phải bảođảm lợi ích và quyền lực nhân dân trong lĩnh vực kinh tế và lấy đó làm cơ

sở Mục tiêu, thực chất của quyền lực chính trị là nhằm thiết lập, duy trìmột trật tự bảo vệ và phát triển các lợi ích mà đảm bảo và trước hết là lợiích kinh tế cho giai cấp, lực lượng xã hội nắm quyền Do vậy, giành giữchính quyền để có thể thực thi được quyền lực chính trị bao giờ cũng làmục tiêu trực tiếp, trọng yếu của giai cấp, lực lượng xã hội thống trị vềkinh tế Hơn thế nữa giai cấp, lực lượng xã hội đó lại thường là lực lượng

có đủ điều kiện để dành, giữ và chi phối quyền lực chính trị Giai cấp nàothống trị về kinh tế sớm muộn sẽ thống trị về chính trị và nếu một giai cấp,lực lượng xã hội đã làm chủ về quyền lực chính trị mà không xây dựng vàgiữ được địa vị chủ đạo về kinh tế thì sớm muộn cũng sẽ không thể duy trìđược quyền lực chính trị

Quyền lực chính trị của nhân dân còn thể hiện trên lĩnh vực xã hội.Bảo đảm quyền công dân, quyền con người, quyền được bảo vệ về mặt xã

Trang 18

hội của mọi công dân, khắc phục dần sự khác biệt giữa các tầng lớp xã hội,giữa các vùng của đất nước, từng bước giải phóng con người khỏi nhữngquan hệ xã hội phi nhân tính - đó là những biểu hiện chủ yếu của quyền lựcchính trị của nhân dân trên lĩnh vực xã hội.

Quyền lực chính trị của nhân dân còn bao hàm quyền lực của nhândân trên lĩnh vực tinh thần Việc thực hiện quyền lực của nhân dân trên lĩnhvực này đòi hỏi giữ vững định hướng XHCN, bảo đảm phát huy mọi nănglực sáng tạo tinh thần của quần chúng Tùy theo những bước tiến đạt đượctrong quá trình đổi mới, nội dung và mức độ quyền lực chính trị của nhândân cũng không ngừng mở rộng và phát huy

Trong chế độ dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCMLào quyền lực nhà nước do khối đại đoàn kết toàn dân quyết định mà nòngcốt là khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và độingũ trí thức Nội dung quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào hiệnnay rất phong phú và có thể xét trên các quyền cơ bản như sau:

+ Quyền tổ chức quyền lực nhà nước Thông qua ý chí chung của

nhân dân, lập ra Hiến pháp và bầu ra Quốc hội Hiến pháp quy định nhữngnguyên tắc cơ bản, kết cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của quyền lựcnhà nước và từng cơ quan quyền lực nhà nước Quốc hội là cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất có quyền lập hiến và lập pháp theo Hiến pháp quyđịnh, Quốc hội thành lập Chính phủ và các cơ quan Tư pháp Toàn bộ việc

tổ chức quyền lực nhà nước từ Trung ương đến địa phương và từ cơ sở đềuđược quy định bởi pháp luật

+ Quyền lãnh đạo quyền lực nhà nước Nhân dân tổ chức ra quyền

lực nhà nước nên phải thực hiện sự lãnh đạo đối với quyền lực đó Để sựlãnh đạo tập trung và thống nhất, nhân dân tổ chức ra một đội tiên phong,

tổ chức đó là Đảng nhân dân cách mạng Lào Điều 3, Hiến pháp nước

Trang 19

CHDCND Lào (1991) đã quy định: "Quyền làm chủ đất nước của nhân dâncác bộ tộc được thực hiện và bảo đảm bằng hoạt động của hệ thống chính trị

do Đảng nhân dân cách mạng Lào làm hạt nhân lãnh đạo" [46, tr 1] Nhưng

để đảm bảo sự lãnh đạo đó luôn đúng ý nguyện của mình, nhân dân khôngchỉ tham gia vào quá trình hình thành và tổ chức thực hiện đường lối, chủtrương mà còn phải thực hiện quyền giám sát đối với Đảng và Nhà nước

+ Quyền giám sát quyền lực nhà nước Để đảm bảo cho hoạt động

của nhà nước luôn xuất phát từ dân và vì lợi ích của dân, nhân dân các bộtộc phải thực hiện quyền kiểm tra, giám sát, kiểm soát cơ quan nhà nước sửdụng quyền do mình ủy thác và kịp thời điều chỉnh, uốn nắn khi phát hiện

có những biểu hiện lệch lạc Việc làm này thông qua các tổ chức đại diện

và những đại biểu do chính nhân dân bầu ra, qua các tổ chức chính trị - xãhội của từng bộ phận nhân dân và những quyền làm chủ trực tiếp của từngcông dân; đồng thời thông qua sự tác động của các tổ chức kinh tế, vănhóa, xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng buộc nhà nước phảiluôn phục tùng chủ quyền tối thượng của nhân dân các bộ tộc

+ Quyền chấp hành nhà nước Nhà nước thực thi quyền lực của nhân

dân đã trao cho nên mỗi người dân đều có quyền tuân thủ quyền lực nhà nước

mà không ai có quyền cản trở Hơn nữa, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước cònchính là quyền lợi của mỗi người dân Chủ tịch Hồ Chí Minh (người sáng lập

ra Đảng Cộng sản Đông Dương) đã dạy rằng: Nước ta là nước dân chủ, nghĩa

là nhà nước do nhân dân làm chủ Nhân dân có quyền lợi làm chủ thì phải cónghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân

+ Quyền thực hiện quyền công dân Là công dân của nhà nước,

nhân dân có quyền được đề cử, bầu cử người thay mặt mình và quyền đượcứng cử, được bầu cử hay bổ nhiệm vào các chức vụ của cơ quan nhà nướcquyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, họphội quyền chất vấn cán bộ, công chức nhà nước và quyền được nhà nước

Trang 20

đáp ứng những điều kiện vật chất và tinh thần đảm bảo cho yêu cầu tồn tại,phát triển của công dân.

+ Quyền được hưởng thụ quyền con người Là con người, mỗi

người dân đều có những quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, đó là quyềnsống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc Nhà nước phải tôn trọng,công nhận quyền tự tổ chức cuộc sống, tự lựa chọn những giá trị, nghềnghiệp, công việc, nơi ở và làm việc, tự do thể xác và tinh thần của mọicông dân Nhà nước có nghĩa vụ không thể thiếu là bảo vệ danh dự vàphẩm giá, lợi ích và sự nghiệp, tính mạng và tài sản của mỗi con người,đồng thời còn phục vụ các phúc lợi xã hội và dịch vụ công ích Vì cuộcsống của mỗi người và sự phát triển của con người

1.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG TỔ QUỐC 1.2.1 Đặc điểm

Xuất phát từ điều kiện lịch sử tự nhiên - xã hội đặc thù của đấtnước Lào luôn phải đấu tranh chống kẻ thù, thiên tai, dịch họa nên cộngđồng dân tộc Lào phải gắn bó với nhau trong lao động và chiến đấu đểdựng nước và giữ nước Suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc

đã dạy cho mỗi người trong cộng đồng Lào ý thức được rằng "Hôm Kănhau dù, Tẹch mu hau tai" (Chia rẽ thì chết, đoàn kết thì sống) Đồng chíKhăm Tay Sỉ Phăn Đon chủ tịch Đảng NDCM Lào nhấn mạnh:

Nhìn lại rất rõ lịch sử phát triển đất nước ta, khi nào tinhthần yêu nước được phát huy cao độ, sự đoàn kết trong nội bộđược thắt chặt thì lúc đó đất nước ta thịnh vượng, nhân dân ta cócuộc sống ấm no, hạnh phúc Ngược lại, nếu tinh thần yêu nướckhông được nâng cao, mất sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân thìlúc đó đất nước ta bị tàn phá chà đạp, nhân dân ta bị áp bức bóclột và nghèo khổ [51, tr 52]

Trang 21

Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương (3/2/1930), do nhucầu thực tiễn của cách mạng Lào năm 1934 "Xứ ủy Ai Lào" của Đảng cộngsản Đông Dương được thành lập trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ởLào Đảng đã nhìn thấy sự cần thiết tập hợp mọi lực lượng yêu nước đoànkết xung quanh Đảng chống thực dân xâm lược Các giai cấp, các tầng lớp

ở Lào đều bị thực dân xâm lược áp bức bóc lột, đều có nguyện vọng thiếttha chung là giành độc lập cho dân tộc, giải phóng khỏi thân phận bị áp bứcbóc lột Chủ tịch Hồ Chí Minh người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương

đã chỉ rõ: Cuộc cách mạng trong một nước thuộc địa và nửa thuộc địa làcuộc cách mạng dân tộc dân chủ Để đưa cuộc cách mạng đó đi đến thắnglợi, có thể và cần phải thành lập một Mặt trận dân tộc rộng rãi đoàn kết tất

cả các giai cấp và tầng lớp xã hội mong muốn được giải phóng khỏi áchthuộc địa Do đó, dưới sự lãnh đạo của "Xứ ủy Ai Lao" (tiền thân của ĐảngDNCM Lào) đã thành lập "Mặt trận Ai Lao đồng minh" năm 1941, một tổchức cách mạng tập hợp đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân yêunước để đấu tranh giành độc lập, tự do cho đất nước Lào Đây là tổ chứcMặt trận đầu tiên, là một sáng tạo to lớn của cách mạng Lào lúc đó

Trải qua các thời kỳ cách mạng, Mặt trận không ngừng được củng

cố và mở rộng: Từ tổ chức Mặt trận đầu tiên là Mặt trận Ai Lào đồng Minh(1941) đến Mặt trận Nèo Lào-ít-xa-la (1950-1956), Mặt trận Nèo Lào -Hắcxạt (Lào yêu nước) (1956-1979) và Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc (1979đến nay)

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc được tổ chức theo những nguyên tắcnhất định Hệ thống tổ chức của Mặt trận được tổ chức theo 4 cấp hành chính:

+ Cấp Trung ương

+ Cấp tỉnh, thành phố, đặc khu

Trang 22

+ Cấp huyện

+ Cấp cơ sở (làng, bản )

Ở mỗi cấp hành chính có Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là

cơ quan chấp hành của Mặt trận cùng cấp, do Đại hội đại biểu Mặt trận cấp

đó hiệp thương cử ra, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Mặt

trận không có hội viên, chỉ có thành viên nên hoạt động của Mặt trận thực

chất là hoạt động của từng thành viên là chủ yếu Tính chất này chỉ riêngMặt trận mới có, các đoàn thể khác không có Ủy ban Mặt trận các cấp vàcác tổ chức thành viên tập thể, cá nhân hiệp thương thống nhất chươngtrình hành động chung rồi các thành viên tiến hành vận động hội viên, đoànviên của mình thực hiện

Mặt trận là một liên minh chính trị, là khối đại đoàn kết dân tộc.Trong các thời kỳ khác nhau chức năng nhiệm vụ của Mặt trận có nhữngthay đổi phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của từng thời kỳ như sau:

- Thời kỳ chống thực dân cũ (1945-1954) Mặt trận Neo Lào -

ít-xa-la có nhiệm vụ tập hợp sự đoàn kết toàn dân để trở thành một lực lượng tolớn, đoàn kết đặc biệt với quân đội và nhân dân Việt Nam, đoàn kết banước Đông Dương, làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang là giải phóng áchthống trị của thực dân kiểu cũ giành lấy độc lập tự do cho đất nước năm 1954

- Thời kỳ chống thực dân kiểu mới Mặt trận Lào Hắc xạt (Lào yêunước) có nhiệm vụ tập hợp sự đoàn kết toàn dân để đánh thắng đế quốckiểu mới, lúc này Mặt trận có vai trò vừa là Quốc hội vừa là Chính phủkháng chiến hoạt động trên ba mặt: chính trị, quốc phòng và ngoại giao,thực hiện khẩu hiệu là: hòa bình, độc lập, tự do và thịnh vượng

Mặt trận Lào Hắc xạt đã làm tròn sự nghiệp quang vinh của mình làđánh đuổi thực dân mới, lật đổ và xóa bỏ chế độ cũ, chế độ phong kiến,

Trang 23

thiết lập chế độ mới, chế độ dân chủ nhân dân năm 1975 Khi có Nhà nước(Quốc hội, Chính phủ) thì chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận có sự thay đổi

mà nhiệm vụ chính là tập hợp đại đoàn kết toàn dân, vận động các tầng lớpnhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng, phát triển và bảo vệ

Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng

- Thời kỳ xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, do nhu cầu đổi mớiđất nước của Đảng, để tập hợp lực lượng toàn dân tham gia thực hiện chiếnlược phát triển đất nước và bảo vệ thành quả cách mạng, Mặt trận Lào yêunước đã đổi tên thành Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc năm 1979 Mặt trậnLào xây dựng Tổ quốc có ba chức năng là:

+ Kế tục sự nghiệp vẻ vang của Mặt trận Lào Ítxala và Mặt trận LàoHắc xạt

+ Tổ chức liên hiệp chính trị xã hội

+ Là cơ sở chính trị của chính quyền Nhà nước

- Nhiệm vụ chính của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc như sau:+ Tập hợp đại đoàn kết toàn dân, thực hiện và phát huy quyền làmchủ của nhân dân các bộ tộc Lào trong việc phát huy và tăng cường sựthống nhất về tư tưởng, chính trị của toàn dân Động viên, tuyên truyềngiáo dục ý thức làm chủ của dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,Hiến pháp pháp luật của Nhà nước

+ Là nơi kết hợp, trao đổi và thống nhất hành động giữa các tổ chứcthành viên

+ Tham gia thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhànước

+ Kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểuQuốc hội và cán bộ công chức nhà nước

Trang 24

+ Tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để trình cơ quan Đảng vàNhà nước.

+ Tham gia bảo vệ và xây dựng chính quyền nhân dân cùng vớiNhà nước bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân các bộ tộc Lào

+ Tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Lào vớinhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là một tổ chức mang tính rộng rãi,

đa dạng bao gồm các dân tộc các tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phầnkinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của Tổ quốc, người trong Đảng vàngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, người ở trong nước

và người ở nước ngoài, tôn trọng những ý kiến khác nhau mà không tráivới lợi ích chung của dân tộc, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử

về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫnnhau Như vậy chế độ sinh hoạt thích hợp nhất của Mặt trận là chế độ hiệpthương dân chủ Đây là đặc điểm riêng thể hiện tính đặc thù trong hoạtđộng của Mặt trận

1.2.2 Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong hệ thống chính trị của đất nước Lào

Nét đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị ở CHĐCN Lào là hệthống chính trị mang tính giai cấp sâu sắc, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tínhgiai cấp và tính dân tộc, nhân văn Tính dân tộc có lúc nổi trội nhưng tínhgiai cấp vẫn là cơ sở, là định hướng Sự quy định Mặt trận là thành viêntrong hệ thống chính trị là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạngLào, là xuất phát từ bản chất của thể chế chính trị dân chủ, mọi quyền lựcthuộc về dân Điều 2 Hiến pháp nước CHDCND Lào năm 1991 quy định:

"Nhà nước của CHDCND Lào là Nhà nước dân chủ nhân dân Mọi quyền

Trang 25

lực thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì quyền lợi của nhân dân các bộ tộcbao gồm các tầng lớp trong xã hội do công nhân, nông dân và trí thức làmnòng cốt" [46, tr 4] Điều lệ của Mặt trận có xác định "Mặt trận Lào xâydựng Tổ quốc là một bộ phận trong hệ thống chính trị của chế độ dân chủnhân dân là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân" [45, tr 23].

Trong chế độ dân chủ nhân dân, nhân dân thực hiện quyền làm chủkhông chỉ thông qua tổ chức nhà nước mà còn thông qua tổ chức xã hội.Hướng phát triển của nền dân chủ XHCN và ngày càng phát huy vai trò củacác tổ chức xã hội thì Mặt trận có vai trò quan trọng Đó là một nét khá độcđáo trong quá trình cách mạng Lào Một trong những nguyên nhân thànhcông của Đảng NDCM Lào là "lấy dân làm gốc", dựa vào dân và khéo vậndụng các hình thức tổ chức thích hợp của Mặt trận để đoàn kết và độngviên các tầng lớp nhân dân rộng rãi Có thể nói một cách hình ảnh: Mặt trận

là một của ba chân kiềng trong cơ chế Đảng, Chính phủ và Mặt trận Mặttrận phát huy được vai trò của mình càng làm vững thêm các thế kiềng bachân của cách mạng ở Lào hiện nay

- Quan hệ giữa Mặt trận với Đảng DNCM Lào vừa là mối quan hệbình đẳng vừa là mối quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo "với tư cách vừa

là thành viên, vừa là người lãnh đạo toàn xã hội, Đảng ta phải có trách nhiệmlãnh đạo, chỉ đạo và khuyến khích tổ chức Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốclàm tròn nhiệm vụ của mình" [51, tr 52] Trong quan hệ bình đẳng, Đảngtham gia Mặt trận có nghĩa vụ như mọi thành viên khác, có trách nhiệmsinh hoạt đầy đủ, thực hiện hiệp thương dân chủ và phối hợp thống nhấthành động Cấp ủy Đảng phải giáo dục Đảng viên gương mẫu thực hiệnchương trình hành động chung khi đã được các tổ chức thành viên thỏa thuận

Để Đảng lãnh đạo Mặt trận Đảng phải ở trong Mặt trận, Đảng thựchiện vai trò lãnh đạo bằng cách đề ra đường lối, chủ trương chính sách Mặt

Trang 26

trận đúng đắn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của cáctầng lớp nhân dân Đảng tiến hành công tác tuyên truyền, vận động thuyếtphục tổ chức kiểm tra và bằng sự gương mẫu của Đảng viên Sự lãnh đạocủa Đảng đối với Mặt trận không ngừng được củng cố và mở rộng Đảng

có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức cho mỗiđảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện đại đoàn kết dân tộc, cùngnhau thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làmcho đất nước có hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng

Trong lịch sử đấu tranh giải phóng đất nước cũng như thời kỳ xâydựng và bảo vệ chế độ mới hiện nay, Mặt trận có vai trò to lớn trong côngtác vận động nhân dân tham gia cách mạng Dưới sự lãnh đạo của Đảng,thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gắn liền với

sự nghiệp của Mặt trận "Nèo Lào-ít-xa-la", thắng lợi vĩ đại của cuộc khángchiến chống đế quốc Mỹ và thống nhất đất nước năm 1975 gắn liền với sựnghiệp của Mặt trận "Neo Lào-Hắc-xạt" Sau đất nước Lào được giải phóng

1975, Đảng NDCM Lào tiếp tục lãnh đạo đất nước theo con đường địnhhướng CNXH Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc được kế tục sự nghiệp củaMặt trận "Lào Hắc-xạt" đã góp phần tích cực vào thắng lợi to lớn của côngcuộc đổi mới đất nước hiện nay

Có thể nói rằng, cả về phương diện lý luận và bài học thực tiễn củacách mạng thế giới cũng như của Lào đã khẳng định rằng, nguồn gốc chủyếu sức mạnh của Đảng là ở mối liên hệ mật thiết với quần chúng, là sựủng hộ của quần chúng đối với đường lối chính trị do Đảng đề ra Bởi vậyChủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "cách mạng là sự nghiệp của quầnchúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào" [16, tr 7]

Để đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng luôn đúng đắn, thể hiện đầy

đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân và đảm bảo cho tổ chức, bộ máy và

Trang 27

hoạt động của các cơ quan nhà nước luôn trong sạch thể hiện đúng bản chấtcủa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân cần có một cơ chế tổ chức saocho chủ trương đường lối lãnh đạo của Đảng phải được sự phản biện,quyền lực nhà nước phải được giám sát Do vậy, ở nước ta sự giám sát,phản biện đó là tất yếu thuộc về nhân dân và Mặt trận Lào xây dựng Tổquốc cũng là tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

- Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc với Nhà nước CHDCND Lào.Chính thể của Nhà nước CHĐCN Lào được tổ chức theo hình thứccộng hòa xã hội chủ nghĩa Nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực nhànước và xã hội Dân là chủ thì dân cũng có trách nhiệm đối với mọi việccủa đất nước, từ kháng chiến, kiến quốc đến công việc đổi mới, xây dựng

hệ thống chính trị, xây dựng lên bộ máy Đảng và Nhà nước, Mặt trận vàđoàn thể các cấp Là người chủ, nhân dân tổ chức ra hệ thống chính trị đểthực hiện quyền làm chủ của mình bằng Nhà nước, bằng tổ chức và hoạtđộng của Mặt trận, bằng quyền và nghĩa vụ công dân theo luật định

Khi Đảng chưa giành được chính quyền thì Mặt trận là một tổ chứcthống nhất các tầng lớp nhân dân trong xã hội Lào có vai trò to lớn trongviệc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, vận động đoàn kếtnhân dân đấu tranh chống thực dân, lật đổ và xóa bỏ chế độ cũ, chế độphong kiến, xây dựng chế độ mới chế độ dân chủ nhân dân; đồng thời trongnhiều thời kỳ chống Pháp và Mỹ, Mặt trận đã thực hiện chức năng như làQuốc hội còn chính phủ Lào kháng chiến do Đại hội của Mặt trận cử ra như

là người thi hành Mặt trận dưới hình thức chính quyền nhà nước của cáchmạng Lào đã đề ra những chính sách có tính chất pháp lý để quản lý cácmặt kinh tế chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại bảo đảm cho vùng giải phóng 2/3 của đất nước trở thành căn cứ địa cáchmạng vững mạnh

Trang 28

Khi đất nước được giải phóng (1975) chính quyền đã về tay nhândân, chức năng của chính quyền khác với Mặt trận chính quyền Nhà nước

từ Trung ương xuống địa phương là cơ quan quyền lực của nhân dân, thựchiện chức năng tổ chức quản lý xã hội, quan hệ đối ngoại và bảo vệ chủquyền lãnh thổ theo Hiến pháp, pháp luật Trái lại, Mặt trận không phải là

cơ quan quyền lực nhà nước, Mặt trận có vai trò là cơ sở vững mạnh củachính quyền nhân dân, là nơi để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị vàquyền làm chủ của mình

Là cơ sở vững mạnh của chính quyền nhân dân, Mặt trận các cấptham gia xây dựng và củng cố chính quyền thể hiện ở một số mặt sau:

- Mặt trận tham gia xây dựng Hiến pháp, pháp luật, chủ trương chínhsách của Nhà nước từ Trung ương đến các cấp chính quyền địa phương

- Ủy ban Mặt trận các cấp cùng với các tổ chức thành viên có tránhnhiệm vận động động viên quần chúng nhân dân tham gia cuộc bầu cử Đạibiểu Quốc hội Tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng

cử Đại biểu Quốc hội

- Ủy ban Mặt trận các cấp giám sát hoạt động của cơ quan nhànước, Đại biểu dân cử và cán bộ viên chức nhà nước, đề xuất ý kiến kịpthời về việc đề nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, nếu thấy không còn xứngđáng với sự tín nhiệm của nhân dân

- Ủy ban Mặt trận các cấp tham gia quản lý sản xuất và văn hóa - xãhội phù hợp với luật pháp và điều lệ của từng tổ chức: Cùng chính quyềncùng các cấp chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viênthành viên và nhân dân thực hiện tốt mọi chính sách đúng đắn của Nhà nước

- Tổ chức Mặt trận các cấp đặc biệt là cấp cơ sở đã góp phần rấtnhiều tham gia hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân,

Trang 29

nội bộ gia đình nhằm tạo ra môi trường, không khí bình ổn, đoàn kết vàgiúp đỡ lẫn nhau trong nhân dân.

Chính quyền nhân dân có sức mạnh, vượt qua những giờ phút hiểmnghèo và hiện nay đã và đang phát huy vai trò của mình trong việc củng cố

và phát triển chế độ dân chủ nhân dân chính là vì có một trong nhữngnhân tố quan trọng là sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong Mặt trận, chínhnhờ có chỗ dựa, có cơ sở chính trị là Mặt trận

Quan hệ giữa Mặt trận với chính quyền là quan hệ phối hợp, bìnhđẳng, tôn trọng lẫn nhau cùng thực hiện nhiệm vụ chung theo đúng tráchnhiệm và quyền hạn đã được hiến pháp và điều lệ quy định

Nhà nước dựa vào Mặt trận và các đoàn thể nhân dân để phát huyquyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân, tôn trọng và tạo mọiđiều kiện để nhân dân trực tiếp hoặc thông qua đoàn thể của mình tham giaxây dựng, quản lý và bảo vệ nhà nước Đó cũng là sức mạnh của bản thânnhà nước

Tổ chức Mặt trận, tổ chức Nhà nước đều là đại diện cho các tầnglớp nhân dân rộng rãi, thông qua các tổ chức đó nhân dân thực hiện quyềnlực chính trị và quyền làm chủ của mình Chỉ khác nhau là một bên làm chủ

về mặt nhà nước, nắm và thực hiện quyền lực nhà nước đối với toàn xã hội;một bên làm chủ về mặt xã hội theo tầng lớp nhân dân, tập hợp và độngviên quần chúng

Mặt trận là chỗ dựa của chính quyền, động viên nhân dân tham giaxây dựng chính quyền và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước Hoạt động của Nhà nước mang tính quyền lực từtrên xuống Hoạt động của Mặt trận mang tính chất vận động quần chúng

từ cơ sở Mặt trận chẳng những là chỗ dựa của chính quyền mà còn sớm

Trang 30

giúp chính quyền phát hiện và khắc phục những hiện tượng quan liêu Nhànước là quyền lực còn Mặt trận là lòng dân.

1.2.3 Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là liên minh chính trị Đại biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào

Về khái niệm Mặt trận, theo cách hiểu chung nhất của từ này thìMặt trận là một tập hợp các lực lượng các tổ chức, các cá nhân cùng theođuổi một mục tiêu, một định hướng một lý tưởng Theo Từ điển Tiếng Việt

2001, Mặt trận là Tổ chức rộng rãi gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, tổ chứchoặc nhiều nước liên minh với nhau để đấu tranh cho một mục đích chung(Nxb Đà Nẵng năm 2001) Nói một cách khác, Mặt trận Lào xây dựng Tổquốc là một liên minh chính trị của mọi người Lào yêu nước, là một liênminh chính trị của các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, cácnhân sĩ yêu nước và tiến bộ của dân tộc để hướng vào mục tiêu giải phóngdân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh Điều lệ của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc

có quy định: "Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là một bộ phận trong hệthống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân, là liên minh chính trị rộng rãi,liên hiệp tự nguyện các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cánhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo

và người Lào định cư ở nước ngoài" [44, tr 2]

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là thành viên chiến lược của hệthống chính trị và có vai trò to lớn đã thể hiện trong suốt tiến trình lịch sửcủa cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc hiện nay Một trong những mục tiêu cơ bản của chính trị và cả hệthống chính trị trong thời kỳ quá độ định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

là xây dựng và củng cố chế độ dân chủ nhân dân, nền dân chủ với quảng

Trang 31

đại quần chúng nhân dân, vì lợi ích của nhân dân Nền dân chủ ấy có sựthống nhất về cơ bản giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân,tính dân tộc và tính nhân loại Hiến pháp nước CHDCND Lào đã khẳngđịnh: "Nhà nước, nước CHDCND Lào là Nhà nước dân chủ nhân dân, mọiquyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì lợi ích của nhân dân các bộtộc, bao gồm các tầng lớp trong xã hội do công nhân, nông dân, và trí thứclàm nòng cốt" [46, tr 4] Trong chế độ ta, dân chủ được thực hiện bằng cả

hệ thống chính trị, bao gồm Nhà nước, Đảng NDCM Lào, Mặt trận Làoxây dựng Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội khác

Hệ thống chính trị do Đảng NDCM Lào (Đảng mác xít) lãnh đạo là

cơ chế đảm bảo quyền lực của nhân dân Lào Đó là căn cứ lý luận để khẳngđịnh vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, với Nhà nước, sựcần thiết phải tập hợp quảng đại quần chúng nhân dân xung quan Đảngtrong tổ chức Mặt trận, khẳng định mục tiêu đổi mới của cả hệ thống chínhtrị nói chung và với mỗi thành tố cấu trúc nên hệ thống chính trị nói riêng,cũng như với Mặt trận là nhằm thực hiện tốt chế độ dân chủ nhân dân, pháthuy quyền làm chủ của nhân dân các bộ tộc Lào Điều đó đặt cơ sở kháchquan cho hoạt động của Mặt trận và cũng là cơ sở để xác định quan hệ giữaMặt trận với các nhân tố cấu thành hệ thống chính trị và nội dung lãnh đạocủa Đảng với Mặt trận

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là một liên minh chính trị, là tổ chứctiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân thể hiện trên những vấn đề sau:

- Mặt trận là nơi quy tụ đại diện tiêu biểu của các tầng lớp nhândân, các dân tộc, tôn giáo thực hiện chức năng tư vấn và giám sát đối vớihoạt động của nhà nước và cả đối với Đảng

- Mặt trận thật sự là nơi hiệp thương bầu cử các cơ quan quyền lựcnhà nước ở Trung ương và địa phương

Trang 32

- Mặt trận thật sự có đại diện trong cơ quan quyền lực dân cử (Quốchội) Các đại diện ấy do các thành viên của Mặt trận lựa chọn và cử vàodanh sách bầu vào cơ quan quyền lực của dân (Quốc hội).

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là một bộ phận quan trọng trongcông tác vận động quần chúng của Đảng Cách mạng Lào cũng như cácnước khác, muốn giành thắng lợi sau khi có đường lối đúng phải tiến hànhtuyên truyền giáo dục, giác ngộ, vận động và tập hợp quần chúng thành lựclượng có tổ chức để làm cách mạng Đảng của giai cấp công nhân phải thựchiện liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp xã hội khác Sự liênminh ấy là một tất yếu

Sau khi đất nước Lào được giải phóng (1975) Mặt trận Lào xâydựng Tổ quốc kế tục sự nghiệp của Mặt trận Lào "Ít xa -lạ" và Mặt trận

"Lào Hắc xạt" giữ vai trò to lớn trong việc củng cố và tăng cường khối đạiđoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có được thành tích đó chính

là vì Đảng có ý thức sâu sắc về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là liên minh chính trị, tính chất liênminh chính trị của Mặt trận vạch rõ đây không phải là một đoàn thể chínhtrị đơn nhất, không phải là tổ chức của một nhóm người mà liên minh chínhtrị của tất cả các lực lượng chính trị trong nước; tính chất liên minh củaMặt trận được đặt trên cơ sở tất cả các thành viên cùng chung một mục tiêu

cơ bản: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh Mặttrận Lào xây dựng Tổ quốc kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính giai cấp và tínhdân tộc, tính dân tộc luôn rộng rãi và nổi trội, tính giai cấp là cơ sở, là địnhhướng Tính dân tộc biểu hiện từ mục tiêu tập hợp, đối tượng tập hợp đếnnguyên tắc tập hợp và hoạt động của Mặt trận

Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc không có hội viên, chỉ có thànhviên nên hoạt động của Mặt trận thực chất là hoạt động của từng thành viên

Trang 33

là chủ yếu, Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc hiện nay gồm có bốn thànhviên quan trọng là:

+ Liên hiệp công đoàn Lào (thành lập 1/2/1966) là tổ chức chính trịcủa giai cấp công nhân Lào, giai cấp tiêu biểu cho lực lượng sản xuất tiến

bộ đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong thời gianqua cũng như hiện nay Liên hiệp công đoàn Lào đã chú trọng quan tâm xâydựng cả về chất và số lượng đội ngũ công nhân, nông dân và trí thức trở thànhlực lượng nòng cốt của cách mạng Lào, một số hội đoàn trưởng thành cán bộnòng cốt của Đảng và nhà nước Hiện có 24.554 đoàn viên là đảng viên,chiếm 1/5 tổng số đảng viên, có 30.786 đoàn viên công đoàn là đoàn viênĐoàn thanh niên NDCM Lào, 21.501 đoàn viên là hội viên Hội liên hiệp phụnữ

+ Đoàn thanh niên Nhân dân cách mạng Lào (thành lập 14/4/1955)

là tổ chức chính trị của thế hệ trẻ, thế hệ đầy sức sống sẽ tiếp nối sự nghiệpcủa ông cha, mà đã từng "rèn luyện trong ngọn lửa chiến tranh cách mạnggiải phóng đất nước", là nguồn nhân lực của đất nước đang phấn đấu thiđua thực hiện "khẩu hiệu: 2 đoàn kết 3 tốt và 4 phát triển" hiện có khoảng1.370.000 thanh niên Trong đó 31.720 đoàn viên là công nhân, 150.000 đoànviên là nông dân, 42.834 đoàn viên là sinh viên, 18.900 đoàn viên là cán bộcông chức nhà nước và 47.405 đoàn viên là đảng viên Đảng NDCM Lào

+ Hội Liên hiệp phụ nữ Lào (thành lập 20/07/1955) hiện có 813.097hội viên là tổ chức chính trị đại diện của một nửa công dân cả nước, cónhiệm vụ thực hiện quyết làm chủ của các chị, các mẹ trong phong trào thiđua "ba tốt" (công dân tốt, phát triển tốt, gia đình có văn hóa tốt) và trong

sự nghiệp giải phóng phụ nữ

+ Đảng NDCM Lào (thành lập 22/03/1955) có 127.430 đảng viên,

là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân Lào, đại biểu cho lợiích của giai cấp công nhân và nhân dân các bộ tộc Lào Đảng NDCM Lào

Trang 34

là người lãnh đạo duy nhất hệ thống chính Lào "Đảng vừa là thành viênvừa là người lãnh đạo Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc".

Ngoài ra còn có Hội cựu chiến binh Lào mới được thành lập năm

2002, là tổ chức chính trị - xã hội tiêu biểu của "Anh bộ đội giải phóng" đãtừng vào sinh ra tử, chiến đấu hy sinh một phần xương máu cho sự nghiệpgiành, giữ và bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc

Như vậy, Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là một liên minh chính trịcủa các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước và tiến bộcủa dân tộc hướng vào mục tiêu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xâydựng đất nước Lào hòa bình độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng.Bản chất liên minh chính trị của Mặt trận là "thống nhất hành động" để xâydựng và bảo vệ đất nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận tiêu biểu chokhối đại đoàn kết toàn dân, đại đoàn kết dân tộc do Đảng Nhân dân cáchmạng Lào lập ra và lãnh đạo Điều lệ của Mặt trận Lào có quy định "Mặttrận Lào xây dựng Tổ quốc là một bộ phận trong hệ thống chính trị của chế

độ dân chủ nhân dân, là liên minh chính trị rộng rãi, liên hiệp tự nguyện các

tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong cácgiai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Lào định cư ởnước ngoài" [45, tr 2]

*

Thực hiện quan điểm "lấy dân làm gốc" là vấn đề có ý nghĩa chiếnlược quyết định sự thành công của cách mạng giải phóng dân tộc và côngcuộc đổi mới đất nước Lào hiện nay Đảng Nhân dân cách mạng Lào đãchú trọng quan tâm đến việc phát huy nhân tố con người và lấy việc phục

vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động

Trang 35

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong giai đoạn hiện nay lànhiệm vụ rất quan trọng của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Một khi đượclàm chủ thì nhân dân sẽ chủ động, sáng tạo giải quyết những vấn đề sốngcòn của đất nước, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong chế độdân chủ Nhân dân, nhân dân các bộ tộc Lào thực thi quyền lực chính trị củamình qua hai phương thức: dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp nhằm pháthuy quyền làm chủ của mình Với tư cách là tổ chức đại diện, hệ thốngchính trị có vai trò bảo đảm việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân,trong đó Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc có vai trò quan trọng trong việcphát huy quyền làm chủ của nhân dân, Mặt trận vừa là phương thức vừa làmôi trường để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình.

Trang 36

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG

TỔ QUỐC TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ

CỦA NHÂN DÂN CÁC BỘ TỘC LÀO

2.1 MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC MẶT TRẬN LÀO

- Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một nước nhỏ bé có diện tích

tự nhiên là 236.800 km2, dân số năm 2003 là 5.679 ngàn người, nằm ở khuvực trung tâm của tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, là nước duy nhất nằm

ở nội địa Đông Nam Á có biên giới giáp với 5 nước trong khu vực:

+ Phía Bắc Lào giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 505 km.+ Phía Tây Bắc Lào giáp Mianma với đường biên giới dài 236 km.+ Phía Tây Lào giáp Thái Lan với đường biên giới dài 1.835 km.+ Phía Đông Lào giáp Việt Nam với đường biên giới dài 2.069 km.+ Phía Nam Lào giáp Campuchia với đường biên giới dài 435 km Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hộicủa đất nước, có cầu hữu nghị qua sông Mêkông và sự khơi thông đườngsắt đi qua cây cầu này sẽ nối Lào với hệ thống đường sắt của Thái Lan ởphía Tây và hành lang Đông - Tây trong kế hoạch nối Thái Lan qua NamTrung Lào và Việt Nam ra các cảng nước sâu của Việt Nam ở phía Đông

Đó sẽ là những điều kiện để phát triển quan hệ kinh tế giữa Lào với ViệtNam và Thái Lan cũng như các nước trong khu vực và quốc tế Do vị tríđịa lý đặc biệt của mình, CHDCND Lào được coi như một "Địa bàn trungchuyển" của Đông Nam Á lục địa từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam và

Trang 37

ngược lại Vị trí địa lý này đã thúc đẩy ASEAN đẩy mạnh hợp tác vớiCHDCND Lào và là điều kiện thuận lợi để CHDCND Lào đẩy mạnh quátrình hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.

- Về tình hình kinh tế - chính trị xã hội Lào trước khi giải phóng

Nước Lào là một trong những nước chậm phát triển nhất của thếgiới Nếu nhìn lại lịch sử phát triển của Lào, thì sự tiến hóa của xã hội Làochưa vượt qua thời kỳ phong kiến cát cứ, lại bị phong kiến nước ngoài vàchủ nghĩa đế quốc đô hộ gần 200 năm Vì vậy, nền kinh tế của Lào về cơbản là một nền kinh tế sản xuất nhỏ, mang tính chất tự nhiên, nửa tự nhiên,

tự cung tự cấp Nhân dân sống chủ yếu bằng nghề canh tác ruộng rẫy vớinhững phương tiện thô sơ và năng suất lao động rất thấp Mặc dù làm ăn rấtvất vả nhưng hàng năm nhân dân vẫn bị thiếu đói, có nơi tình trạng thiếu ănliên miên, chế độ "cuồng", "lam" (cuồng nghĩa là nội thất; lam nghĩa làbuộc, trói) của phong kiến bóc lột nông dân tàn tệ càng làm cho họ thêmnghèo khổ

Suốt thời gian thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và thống trị,nước Lào luẩn quẩn trong sự lạc hậu về kinh tế Chúng dựa vào giai cấpphong kiến để đặt ách thống trị, áp bức bóc lột nhân dân các bộ tộc Lào rấtnặng nề, chủ yếu là nông dân lao động các bộ tộc Đặc biệt là đế quốc Mỹ,chẳng những không đầu tư được cơ sở sản xuất như đường sá, thủy lợi

mà còn tiến hành chiến tranh liên miên phá hoại nặng nề nền sản xuất vàđời sống của nhân dân trên phần lớn lãnh thổ đất nước, làm cho cuộc sốngnhân dân vốn đã nghèo khổ lại càng nghèo khổ thêm, giao thông vận tải đilại rất khó khăn

Dưới sự thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nền kinh tếLào trở thành nền kinh tế phụ thuộc Thực dân Pháp và đế quúc Mỹ chiphối toàn bộ nền kinh tế quốc dân Chúng chủ trương xây dựng nước Làothành thị trường tiêu thụ hàng hóa của chúng và vơ vét những tài nguyên

Trang 38

quý báu của Lào như gỗ, nông sản, lâm sản Nhìn chung, nền kinh tế - xãhội Lào lúc bấy giờ rất lạc hậu, ở nông thôn hàng hóa rất thiếu thốn, nhândân thiếu đói, đường sá đi lại rất khó khăn Nhân dân các bộ tộc phần lớnvẫn sinh sống bằng phá rừng làm rẫy, hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết khíhậu, làm ăn nặng nhọc, "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" trong hoàncảnh ốm đau, bệnh tật, chủ nghĩa thực dân cũ và mới tiến hành chính sáchngu dân, chia rẽ để thống trị Trong điều kiện kinh tế - xã hội như vậy, nhândân các bộ tộc Lào đã bị trói buộc vào nền kinh tế tự nhiên, nửa tự nhiên,

tự cung tự cấp, trình độ văn hóa rất thấp kém Giai cấp công nhân quá ít ỏi,chưa được rèn luyện kỷ luật lao động nghiêm ngặt của nền sản xuất pháttriển, chưa được hưởng thành tựu khoa học, kỹ thuật của thời đại, chưaquen với sản xuất có tổ chức, có quản lý điều hành bằng kỷ cương phápluật và cũng chưa hiểu dân chủ và chế độ dân chủ là thế nào? Quyền lực vàquyền lực chính trị là gì? Họ mang nặng phong tục tập quán, coi thườngpháp luật, có tác phong tự do, tùy tiện, tản mạn, cá nhân, cục bộ, địaphương

Do tình hình kinh tế - xã hội còn thấp kém, lạc hậu, sau khi giảiphóng đất nước (1975), cách mạng Lào chưa đủ điều kiện để đi thẳng lênxây dựng CNXH mà phải xây dựng chế độ dân chủ nhân dân định hướnglên XHCN trong tương lai

Theo "Báo cáo tổng hợp quy hoạch kinh tế - xã hội đến năm 2010"của Ủy ban kế hoạch Nhà nước Lào (năm 2000): Hiện nay nền kinh tế vẫndựa chủ yếu vào phát triển nông lâm nghiệp, mang nặng tính sản xuất tựnhiên, tự cung tự cấp Điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật yếukém, nghèo nàn lạc hậu Sự hợp tác với nước ngoài dù đã góp phần quantrọng vào tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, song quy mô và mức

độ còn hạn chế Các tiềm năng kinh tế chưa được phát huy một cách có

Trang 39

hiệu quả, phần lớn đất, rừng và tài nguyên năng lượng vẫn ở dạng tiềmnăng, chưa được đầu tư khai thác và hiệu quả kinh tế đem lại còn rất thấp.

Qua những năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước của ĐảngNhân dân cách mạng Lào, tuy đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với

sự cố gắng to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào, nềnkinh tế của cả nước đã từng bước vượt qua những thử thách gay gắt và đạtđược nhiều thành tựu lớn có ý nghĩa quan trọng Cơ cấu kinh tế đã có sựchuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ Tỷ trọng nông lâmnghiệp trong GDP từ 61,2% năm 1990 giảm xuống 51,3% năm 2000; côngnghiệp và xây dựng từ 14,5% tăng lên 22,6%, dịch vụ từ 24,3% tăng lên26,1%

Với sự tăng trưởng ổn định và khá cao trong nhiều năm nên mứcsống của nhân dân đã được nâng lên đáng kể: năm 1975 GDP bình quân đầungười chỉ đạt 70 USD/ người/ năm, năm 1995 là 260,6 USD/ người/ năm,năm 2005 là 440USD/ người/ năm

Nhờ có chính sách mở cửa và luật đầu tư nước ngoài hợp lý nên đếnnăm 2002 đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài có tác động mạnhđến phát triển kinh tế - xã hội đất nước (102 dự án với số vốn đầu tư132.318.200 USD) [56, tr 78]

Tóm lại, nền kinh tế của CHDCND Lào hiện nay là nền kinh tế pháttriển theo định hướng XHCN, nền kinh tế dựa trên sự phát triển cơ cấu kinh

tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhànước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế kháccùng phát triển Yêu cầu số một của việc phát triển kinh tế là phải tập hợpđược mọi lực lượng xã hội vào trong một tổ chức sản xuất nhất định và Mặttrận Lào xây dựng Tổ quốc đã có thành tích rất lớn trong việc huy động và tậphợp các lực lượng xã hội vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trang 40

- Đặc trưng về xã hội Lào

Lào là một nước có nhiều thành phần dân tộc Đơn vị cơ sở của mỗithành phần dân tộc ở Lào được gọi là "phầu" tương đương với bộ tộc Cảnước Lào có 49 phầu [29, tr 1] Số lượng đông đảo các phầu và đặc điểm

cư trú xen cài chặt chẽ giữa các phầu trên bình diện toàn quốc, thậm chí cónơi đến từng mường (huyện), bản (làng) tạo nên một bức khảm dân tộc hếtsức phong phú và đa dạng

Cách mạng Lào đã thành công trong việc diễn đạt tiếng nói chungcủa cộng đồng dân tộc Lào bằng cách gọi các phầu Lào theo ba khối: Khốithứ nhất là các phầu Lào ở dưới thấp, chiếm lĩnh khu vực đồng bằng, thunglũng ven sông hay thung lũng ven chân núi, "tức là nhóm Lào Lùm đa sốchiếm 64% dân số; khối thứ hai là nhóm Lào Thơng ở các cao nguyên vàđồng bằng, chiếm 22% dân số; khối thứ ba là nhóm Lào Xủng sống ở đỉnhnúi, chiếm 14% dân số" [8, tr 26] Hiện nay, sau khi đất nước được giảiphóng năm 1975, do chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, nhân dân các

bộ tộc Lào (các phầu) đã tiến hành sản xuất phát triển kinh tế làm cho cáckhu vực kinh tế gắn chặt với nhau từ Bắc đến Nam, từ đỉnh núi đến đồngbằng, từ thành phố đến nông thôn, làm cho ba khối Lào ngày càng đoànkết, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng nhau xây dựng Tổ quốc

Ngay từ thời xa xưa, việc nhận thức sâu sắc đoàn kết dân tộc lànguyện vọng sống còn của nhân dân các bộ tộc Lào (từ huyền thoại quảbầu đến hiện thực đó là đại đoàn kết của các bộ tộc Lào sinh động) NgườiLào vốn có một ý thức cộng đồng cao, sống chan hòa trong cộng đồng

"như hình thức công xã nông thôn"; họ luôn mong mọi người sống tốt đẹp,gặp nhiều may mắn để hưởng hạnh phúc, đồng thời đòi hỏi một sự đối xửcông bằng cho tất cả mọi người

Ngày đăng: 27/10/2016, 14:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1999), Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2), Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập Nghị quyếtHội nghị lần thứ sáu (lần 2), Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa VIII
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu Nghịquyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa IX
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
3. Hoàng Chí Bảo (Chủ nhiệm), Cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị ở nước ta, Đề tài Khoa học cấp nhà nước KX 05-05 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩatrong hệ thống chính trị ở nước ta
4. Trường Chinh (1972), Về công tác Mặt trận hiện nay, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về công tác Mặt trận hiện nay
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1972
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
7. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
Tác giả: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
8. Quế Lai (1985), Tìm hiểu văn hóa Lào, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn hóa Lào
Tác giả: Quế Lai
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1985
9. V.I. Lênin (1971), Toàn tập, tập 27, Nxb Tiến bộ, Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1971
10.V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1976
11.V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1978
12. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi) (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi)
Tác giả: Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
13. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Tác giả: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
14.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1994), Văn kiện Đại hội IV Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội IV Mặt trận Tổquốc Việt Nam
Tác giả: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
15.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1997), Đề cương bài giảng công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề cương bài giảng công tác Mặttrận Tổ quốc Việt Nam
Tác giả: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Năm: 1997
16.Hồ Chí Minh (1976), Về quan điểm quần chúng, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về quan điểm quần chúng
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1976
17.Hồ Chí Minh (1976), Vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1976
18.Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1984
19.Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
20.Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w