1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ VAI TRÒ của mặt TRẬN tổ QUỐC VIỆT NAM cấp xã ở TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỰC HIỆN dân CHỦ ở cơ sở HIỆN NAY

103 1,7K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 763 KB

Nội dung

1.Lý do chọn đề tàiDân chủ, theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nghĩa là dân làm chủ, dân là chủ. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhưng đó là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân chính là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Trang 1

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc UBMTTQ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Tran g

Trang 2

VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CẤP XÃ TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG

1.1 Thực hiện dân chủ ở cơ sở và vai trò của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi trong thực

1.2 Thực trạng vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

cấp xã tỉnh Quảng Ngãi trong thực hiện dân chủ ở cơ

Chương 2 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ

CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CẤP

XÃ TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỰC HIỆN

2.1 Yêu cầu phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi trong thực hiện dân chủ

2.2 Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi trong thực

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Dân chủ, theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nghĩa là dân làmchủ, dân là chủ Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân, nhưng đó là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật Xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân chính làcách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Một trong những vấn đề cơ bản để xây dựng Nhà nước pháp quyền,phát huy quyền làm chủ của nhân dân là phải không ngừng xây dựng, hoànthiện và thể chế hóa nền dân chủ XHCN ở nước ta Với ý nghĩa đó, nhữngnăm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị định, Chỉ thị quantrọng nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của quần chúng nhân dânphục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước Điều này thể hiện sự quyết tâm củaĐảng và Nhà nước ta trong việc củng cố, hoàn thiện và phát triển nền dân chủXHCN với tính cách vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng ViệtNam, đồng thời cũng là phương thức giải quyết các nhiệm vụ, mục tiêu chungcủa đất nước trong công cuộc đổi mới Thực hiện dân chủ ở cơ sở là nhiệm vụcủa cả HTCT, song mỗi thành tố trong cấu trúc của HTCT lại thực hiện theonhững phương thức khác nhau Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình,MTTQ Việt Nam, trực tiếp là Mặt trận cấp cơ sở, có vai trò và trách nhiệm rấtquan trọng trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của HTCT, là cơ sở chính trị củachính quyền nhân dân, có vai trò rất lớn trong tham gia xây dựng và cũng cốchính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng củanhân dân; động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thihành Hiến pháp và pháp luật; giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại

Trang 4

biểu dân cử và cán bộ công chức Nhà nước; tham gia phản biện xã hội…Thực tiễn cho thấy, ở địa phương nào vai trò của MTTQ được phát huy, thựchiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, nơi đó dân chủ ở cơ sở không ngừngđược triển khai, thực hiện có hiệu quả, quyền làm chủ của nhân dân được bảođảm Ngược lại, ở địa phương nào vai trò của MTTQ không được phát huy tốtthì ở đó việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ có nhiều biểu hiện yếukém, quyền làm chủ của nhân dân bị hạn chế.

Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới, phấn đấu xâydựng tỉnh Quảng Ngãi thành một tỉnh công nghiệp cơ bản theo hướng hiện đạivào năm 2020, MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi cùng các tổ chứcthành viên bước đầu thực hiện có hiệu quả dân chủ ở cơ sở, góp phần hoànthành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địaphương Mặt trận đã thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những chủ trương,chính sách mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung, về dân chủ ở cơ

sở nói riêng cho đội ngũ cán bộ Mặt trận và đông đảo nhân dân Nhân dân đãđược tham gia trực tiếp bàn bạc và quyết định những vấn đề liên quan trựctiếp đến quyền và lợi ích của công dân Hoạt động giám sát và phản biện xãhội được thực hiện có hiệu quả Theo Báo cáo kết quả đánh giá điều tra về vaitrò của MTTQ Việt Nam trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (Điềutra tại 6 tỉnh: Quảng Ngãi, Gia Lai, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Ninh Bình, HàGiang) của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (3/2012),MTTQ Việt Nam có vai trò quan trọng hơn so với nhiều tổ chức thành viênkhác trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và được nhân dân tin tưởng nhiều hơn

Tuy nhiên, vai trò của MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi trongthực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay vẫn còn nhiều bất cập Nhận thức của một

bộ phận cán bộ Mặt trận và đông đảo nhân dân về dân chủ và thực hiện dânchủ ở cơ sở còn nhiều hạn chế Hoạt động giám sát, phản biện của Mặt trận

Trang 5

trên một số nội dung vẫn còn bất cập Nội dung và phương thức hoạt động củaMặt trận chưa hiệu quả, đôi khi còn mang tính hình thức trong thực hiện dânchủ ở cơ sở Sự phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền và các tổ chức thànhviên khác có lúc chưa chặc chẽ và thống nhất Việc đào tạo, bồi dưỡng, sửdụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ Mặt trận ở cơ sở còn nhiều điểm bất hợp lý.Cùng với đó, yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước cũng như mục tiêu xâydựng, phát triển tỉnh Quảng Ngãi, đòi hỏi MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh QuảngNgãi phải phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong thực hiện dân chủ ở cơsở.

Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay”

làm luận văn tốt nghiệp Đây là vấn đề quan trọng cấp bách, có ý nghĩa lýluận và thực tiễn sâu sắc trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnhQuảng Ngãi, trực tiếp là thực hiện QCDC ở cơ sở và Pháp lệnh dân chủ ở xã,phường, thị trấn góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

* Các công trình nghiên cứu về dân chủ và thực hiện dân chủ ở cơ sở

Từ khi có chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII), ngày18/2/1998, về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, đặc biệt là Pháp lệnh số34/2007/PL-UBTVQH (khóa XI), ngày 20/4/2007, về thực hiện dân chủ ở xã,phường, thị trấn, nhiều nhà khoa học đã có những công trình nghiên cứu, tổngkết về vấn đề dân chủ ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở

Các sách tham khảo, chuyên khảo nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở và thực

hiện dân chủ ở cơ sở có: “Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở

cơ sở hiện nay” do Phan Xuân Sơn chủ biên, Nxb CTQG, H 2002; “Quy chế, thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã: một số vấn đề về lý luận và thực tiễn” do

Dương Xuân Ngọc chủ biên, Nxb CTQG, H 2004; “Dân chủ và dân chủ ở

Trang 6

nông thôn trong tiến trình đổi mới” do Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nxb CTQG, H.

2005

Các đề tài, luận án, luận văn về dân chủ ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở

cơ sở có: Đề tài “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội

nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta”

do TS Nguyễn Quốc Phẩm chủ nhiệm, Nxb CTQG, H 2000; Trần Đức Luân

(2006), “Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Nam trong thực hiện dân chủ xã hội

chủ nghĩa hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị; Phạm Văn

Hiền (2009), “Thực hiện dân chủ ở nông thôn tỉnh Hải Dương hiện nay”, Luận

văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị

Từ các sách, công trình nghiên cứu trên cho thấy, thông qua việc khảosát một số vùng, địa phương, các tác giả đã phân tích một cách sâu sắc nộidung lý luận và thực tiễn thực hiện dân chủ ở cơ sở, trực tiếp là QCDC ở cởsở; làm rõ vai trò của các bộ phận trong HTCT đối với việc thực hiện dân chủ ở

cơ sở Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để thực hiệndân chủ ở cơ sở ở nước ta hiện nay, trực tiếp là nhân dân thực hiện quyền lựccủa mình thông qua Nhà nước và các tổ chức đoàn thể quần chúng

Các bài viết, bài báo liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở có: “Gắn

việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với củng cố chính quyền cơ sở” của

Thủ tướng Phan Văn Khải, Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 1 (2002); “Thực

hiện dân chủ ở cơ sở trong quá trình đổi mới: thành tựu, vấn đề và giải pháp” của Phạm Ngọc Quang, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3 (2004); “Tiền Giang đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ đi đôi với xây dựng MTTQ cơ sở vững mạnh” của Tống Văn Bé Hai, Tạp chí mặt trận, số 47 (2009); Các bài

viết của các tác giả nhằm sơ kết, đánh giá thực hiện dân chủ ở cơ sở; phântích, chỉ ra được những cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học, những điều kiện

Trang 7

thuận lợi và khó khăn, những bài học kinh nghiệm và giải pháp để thực hiện

có hiệu quả dân chủ ở cơ sở

Riêng ở tỉnh Quảng Ngãi, đã có một số văn bản, chỉ thị của Tỉnh ủy,UBND tỉnh về triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở; các báo cáo tổng kết,đánh giá công tác thực hiện QCDC ở cơ sở, Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở

xã, phường, thị trấn của Ban chỉ đạo tỉnh ủy, của các tổ chức chính trị - xãhội, trong đó có cả UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi

* Các công trình nghiên cứu về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các sách tham khảo, chuyên khảo nghiên cứu về MTTQ Việt Nam có:

“Vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc thực hiện quyền làm chủ của

nhân dân ở nước ta hiện nay” do Nguyễn Thị Hiền Oanh chủ biên, Nxb

CTQG, H 2005; “Phát huy vai trò của Mặt trận trong hoạt động giám sát và

phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh” do Thạc sỹ Nguyễn Văn Pha chủ biên, Nxb CTQG, H 2008; “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng sự đồng thuận xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước” do TS Nguyễn Thị Lan chủ biên, Nxb CTQG, H 2012.

Các đề tài, luận án, luận văn nghiên cứu về MTTQ Việt Nam có: Đề tài

Đề tài KX 10 03 (2009), Bộ Nội vụ: “Mô hình đổi mới, hoàn thiện tổ chức

và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị xã hội giai đoạn 2010 - 2015” do TS Thang Văn

Phúc làm chủ nhiệm Bùi Quang Huy (2012),“Vai trò của Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam cấp xã trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Thái Bình hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị.

Các cuốn sách và các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến MTTQViệt Nam một cách tổng thể từ lịch sử hình thành, phát triển đến mô hình, chứcnăng, nhiệm vụ của Mặt trận; mối quan hệ giữa MTTQ với các thành tố kháctrong HTCT cũng như vai trò của Mặt trận trong xây dựng HTCT Đặc biệt,các tác giả bước đầu đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về một số chức năng, nhiệm

Trang 8

vụ cụ thể của MTTQ Việt Nam trong công cuộc đổi mới như: giám sát, phảnbiện, xây dựng sự đồng thuận xã hội và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

Các bài viết, bài báo liên quan đến MTTQ Việt Nam có: “Đổi mới

phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị

xã hội”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 11 (2007); “Vai trò của Mặt trận với việc thực hiện dân chủ, đồng thuận xã hội và đại đoàn kết toàn dân tộc” của

Phan Xuân Sơn và Nguyễn Thị Lan, Tạp chí mặt trận, số 75 (01-2011);

“Giám sát và phản biện xã hội là cơ chế quan trọng để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát huy dân chủ, tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” của Trần Ngọc Nhẫn, Tạp chí mặt trận, số 88 (02-2011) Các bài viết

đã khái quát vai trò, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trongnhững nhiệm vụ cụ thể: giám sát, phản biện, xây dựng sự đồng thuận xã hội,xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân… đồng thời nhấn mạnh các cách thức,

cơ chế thực hiện dân chủ XHCN của nhân nhân thông qua MTTQ

Ngoài ra còn có đề tài khoa học cấp bộ 2001-2002: “Phát huy vai trò của

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” của

một số Viện nghiên cứu và trường đại học, do Đỗ Duy Thường chủ nhiệm Đây

là đề tài được triển khai dưới dạng đề án trên cơ sở tổng kết 3 năm việc thựchiện QCDC (1998-2001), nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ đạo thực tiễn của MTTQTrung ương và hướng dẫn công tác hàng ngày của MTTQ cơ sở trong việctham gia thực hiện QCDC Đề tài này đã bước đầu giải quyết những vấn đề cơbản về quan điểm của Đảng ta đối với việc MTTQ tham gia thực hiện QCDC,thực trạng 3 năm MTTQ Việt Nam tham gia thực hiện QCDC và một số giảipháp nhằm phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc thực hiện QCDC

Nhìn chung các công trình trên đã đề cập đến vai trò của Mặt trận nhưmột thiết chế chính trị - xã hội, một phương thức tập hợp lực lượng của Đảng

và Nhà nước, một phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Tuy

Trang 9

nhiên, chưa có một công trình khoa học nào dành riêng nghiên cứu một cách

cơ bản, toàn diện và có hệ thống về vai trò của MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh

Quảng Ngãi trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay Vì vậy, đề tài mà tác

giả đã lựa chọn là đề tài độc lập, không trùng lặp với các luận văn, luận án,công trình khoa học đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh

Quảng Ngãi trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát thực trạng vai trò MTTQ

Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi trong thực hiện dân chủ ở cơ sở từ 2007đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trang 10

* Phương pháp luận nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở

lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam về dân chủ, dân chủ XHCN, thực hiện dân chủ và HTCTXHCN; quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về thực hiện dân chủ ở

cơ sở và chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam trong HTCT XHCN cũngnhư trong thực hiện quyền làm chủ của nhân dân

* Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy

vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử với nguyên tắc khách quan, toàn diện,lịch sử, cụ thể và phát triển, tác giả sử dụng một số phương pháp cơ bản như:phương pháp phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn, kết hợp lịch sử với lôgíc,thống kê, khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

* Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần luận giải những vấn đề lý luận cơ

bản về vai trò của MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi trong thực hiệndân chủ ở cơ sở; cung cấp những luận cứ khoa học cho MTTQ Việt Nam nóichung, MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi nói riêng nghiên cứu, vậndụng phát huy vai trò của mình trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham

khảo cho các cán bộ là thành viên của MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh QuảngNgãi và các địa phương có điều kiện tương tự trong việc thực hiện chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở Đồng thời, có thể sửdụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề cóliên quan đến HTCT XHCN, dân chủ XHCN, vai trò của MTTQ Việt Nam ởcác nhà trường trong và ngoài quân đội

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 11

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CẤP XÃ TỈNH QUẢNG NGÃI

TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ HIỆN NAY

1.1 Thực hiện dân chủ ở cơ sở và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay

1.1.1 Dân chủ ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay

* Dân chủ ở cơ sở

Dân chủ, theo tiếng Hy Lạp cổ gọi là “Demokratia”, có nghĩa là nhân dân

cai trị chính quyền Trong đó nhân dân là chủ thể của quyền lực, của chính quyền; còn chính quyền là chính quyền của nhân dân, do nhân dân thiết lập và

quản lý Cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức về nội hàm của dân chủngày càng được mở rộng, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, song

về cơ bản dân chủ được nhận thức trên một số phương diện như: Thứ nhất, dân

chủ là một hình thái nhà nước: ở nghĩa này, dân chủ là một phạm trù chính trị lịch sử, ra đời và phát triển kể từ khi xã hội có giai cấp và nhà nước Dân chủ

-được hiểu là chế độ dân chủ hay nền dân chủ Thứ hai, dân chủ là một giá trị xã

hội phản ánh các quyền cơ bản của công dân đã đấu tranh giành được và được

mọi chế độ thừa nhận Thứ ba, dân chủ là giá trị văn hóa, văn minh và tiến bộ

của nhân loại Với ý nghĩa này, sự phát triển của dân chủ là thước đo sự phát

triển của xã hội, dân chủ là giá trị vĩnh hằng Thứ tư, dân chủ là một hình thức

tổ chức quản lý và hoạt động của xã hội, cộng đồng dân cư, tập thể, gia đình

ở đâu có tổ chức quyền lực thì có hoạt động dân chủ thực tiễn

Tuy nhiên, khái niệm chung nhất, phản ánh bản chất nhân văn cao cả

nhất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân Trong xã hội có giai cấp và

Trang 12

nhà nước, dân chủ luôn gắn liền với một chế độ chính trị, một hình thức nhànước cụ thể Dân chủ là phạm trù chính trị - xã hội mang tính lịch sử và tínhgiai cấp Với ý nghĩa đó, lịch sử xã hội loài người đã trải qua 3 chế độ dânchủ là: dân chủ chủ nô; dân chủ tư sản và dân chủ XHCN

Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, bối cảnh của thời đại, trungthành với chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam nhất quán lựachọn con đường XHCN, khẳng định sự thống nhất hữu cơ giữa đấu tranh chođộc lập dân tộc và đấu tranh cho CNXH Điều đó cũng có nghĩa là, sự thiếtlập và từng bước hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam không gì khác hơn lànền dân chủ XHCN Bản chất của nền dân chủ XHCN ở nước ta là chế độ xãhội của dân, do dân, vì dân Trong nền dân chủ ấy, quyền lực Nhà nước thuộc

về giai cấp công nhân và nhân dân lao động Quyền lực này được đảm bảobằng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - chính đảng của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động Quyền công dân và quyền con người đượcbảo vệ nhất quán trong luật pháp và trong thực tế đời sống Đó là nền dân chủmang bản chất tốt đẹp, nhân đạo, tiến bộ Quyền dân chủ của nhân dân đượcthể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Dân chủ ở nước ta được thực thi, đảm bảo và phát huy bằng nhiều biệnpháp; được thực hiện ở tất cả các cấp, các lĩnh vực của đời sống xã hội Tuynhiên, do đặc điểm của cơ sở, nên việc thực hiện dân chủ ở đây có vị trí đặcbiệt quan trọng Vì cơ sở là đơn vị ở cấp dưới cùng, nơi trực tiếp thực hiện cáchoạt động như sản xuất, công tác của một hệ thống tổ chức, trong quan hệvới các bộ phận lãnh đạo cấp trên [40, tr.209] Căn cứ vào việc phân bổ dân

cư và vùng lãnh thổ thành đơn vị hành chính thì chính quyền cấp xã và cấptương đương (phường, thị trấn) là chính quyền cấp cơ sở Đây là cấp chínhquyền gần dân nhất, tiếp nhận và trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đồng thời theo dõi,

Trang 13

giám sát, kiểm tra việc công dân thực hiện các nghĩa vụ, pháp luật Đây cũng

là nơi nhân dân thể hiện vai trò làm chủ của mình Hồ Chí Minh đã khẳngđịnh “nền tảng của mọi công tác là cấp xã”, “cấp xã là gần gũi dân nhất, lànền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xongxuôi” Có thể nói cơ sở là “chiếc cầu nối” giữa Dân với Đảng, là cái “vi mô”nhưng thực chất là cái “vĩ mô” thu nhỏ

Với ý nghĩa đó, dân chủ ở cơ sở là quyền làm chủ của người dân được tiếnhành từ cấp xã, phường trở xuống (đến cấp thôn, xóm, cơ quan, đơn vị, nhàmáy…) theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Xét về bản

chất, đó là sự thực hiện quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân ở cơ sở trên

tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm bảo đảm cho mọi tổ chức và hoạtđộng ở cơ sở thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Dân chủ ở cơ

sở được thực hiện trước hết là hình thức dân chủ trực tiếp, nghĩa là nhân dânthực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách trực tiếp thể hiện ý chí (qua ýkiến), nguyện vọng của mình đối với tổ chức và hoạt động của cơ quan chínhquyền ở cơ sở Bên cạnh đó dân chủ ở cơ sở còn được thực hiện bằng hình thứcdân chủ đại diện và các hình thức tự quản của cộng đồng dân cư

* Quan niệm về thực hiện dân chủ ở cơ sở

Ngay từ thời kỳ chuyển biến cách mạng từ cách mạng dân chủ tư sản lêncách mạng XHCN (4/1917), để thiết lập chế độ dân chủ vô sản theo hình thức

tổ chức các Xô-viết đại biểu công - nông - binh, V.I Lênin đã chủ trương

thực hiện dân chủ ở cơ sở với những thuật ngữ “Thực hiện dân chủ trong

thực tiễn, từ cơ sở”, “Xây dựng ngay chế độ dân chủ, từ cơ sở” Theo đó, các

Xô-viết với tính cách là tổ chức của quần chúng cách mạng ở cơ sở, sẽ đảmbảo cho ý chí, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân Đại biểu của các Xô-viết donhân dân bầu nên, đại diện cho quần chúng nhân dân quản lý xã hội

Trang 14

Hồ Chí Minh tuy chưa sử dụng thuật ngữ thực hiện dân chủ ở cơ sở, song

tư tưởng về nó đã được Người nêu lên khá sâu sắc và toàn diện trong nhiều bàiviết, bài nói của mình Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Thực hành dân chủ

là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn”, tức là “đưa mọi vấn đề cho

dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết” [28, tr.297] Trong bài viết Đạo

đức công dân và Thường thức chính trị, Người chỉ rõ: các “ủy ban làng xã”

chính là Nhà nước ở cơ sở, là nơi gần dân nhất Ủy ban làng xã phải tổ chức,tuyên truyền, giáo dục nhân dân, làm cho dân hiểu, dân tin, dân yêu, dân giúp

đỡ, dân ủng hộ và bảo vệ “Công việc đều phải bàn bạc với xã viên, cán bộkhông được quan liêu, mệnh lệnh Tài chính phải công khai, tuyệt đối khôngđược tham ô, lãng phí” [29, tr.195] Theo đó, thực hiện dân chủ ở cơ sở là hoạtđộng có tổ chức của chính quyền, đoàn thể nhằm phát huy quyền làm chủ củanhân dân trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị hoặc địa phương

Ngày nay ở nước ta đang thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn,

dân làm, dân kiểm tra” là thể hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh Từ Đại hội

VI, Đảng ta đã chủ trương thực hiện có nề nếp phương châm này và chủtrương đó ngày càng được thực tế kiểm nghiệm tính cần thiết khách quan

Do đó, Đảng ra chủ trương “thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực chính trị,kinh tế, văn hoá, xã hội ở tất cả các cấp, các ngành” [11, tr.45], đảm bảo đầy

đủ những điều kiện thuận lợi để nhân dân thực sự là chủ nhân chân chínhcủa đất nước Điều 11của Hiến pháp 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam quy định: “Công dân thực hiện quyền làm chủ ở cơ sở của mìnhbằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội, có trách nhiệm bảo

vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninhquốc gia và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng”

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII nêu:

“… thực hiện từng bước chế độ dân chủ trực tiếp, trước hết là ở cấp cơ sở”.

Trang 15

Từng bước thể chế hóa dân chủ ở cơ sở, tháng 2 năm 1998, Ban Chấp hành

TW Đảng ra Chỉ thị 30-CT/TW “Về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ

ở cơ sở” Từ đây phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra bước đầu được cụ thể hóa, và thuật ngữ thực hiện dân chủ ở cơ sở được chính thức

sử dụng trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta

Năm 2002, Đảng ta thông qua Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về Đổi mới

và nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT cơ sở xã, phường, thị trấn Với

Nghị quyết này, vị trí, vai trò của cơ sở được xác định và nhấn mạnh Vềthực chất đó là đề cao vai trò của nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện nềndân chủ XHCN, thực hiện quyền làm chủ của mình Đặc biệt, ngày 20 tháng

4 năm 2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số

34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn Đây

là một bước tiến mới trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng về thực

hiện dân chủ ở cơ sở thành pháp luật Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011)

tiếp tục khẳng định dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là độnglực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đại hội nhấnmạnh: “Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủtrực tiếp Thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh về thựchiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn” [14, tr.239]

Từ những quan niệm trên, có thể khái quát rằng, thực hiện dân chủ ở cơ

sở là tổng thể các hoạt động thực tiễn nhằm hiện thực hóa các nội dung dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của người dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do HTCT và nhân dân ở cơ sở tiến hành theo những nội dung, hình thức xác định được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở có nội dung toàn diện, trong đó cốt lõi là thựchiện các quyền dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Các nội dung nàyđược cụ thể hóa trong QCDC ở cơ sở và hiện nay là Pháp lệnh thực hiện dân

Trang 16

chủ ở xã, phường, thị trấn Thực hiện dân chủ ở cơ sở là quá trình thực hiệndân chủ từ tổ chức trong thể chế quyền lực đến các nhóm, tập thể và cộngđồng; từ trong Đảng, Nhà nước đến các tổ chức đoàn thể cấu thành HTCT,trực tiếp là HTCT ở cơ sở; từ xã hội, gia đình đến cá nhân Mục đích của thựchiện dân chủ ở cơ sở là phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên sứcmạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụchính trị của địa phương, nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, xây dựng HTCT

cơ sở vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng,góp phần tích cực vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh theo định hướng XHCN Thực hiện dân chủ ở cơ sở được thực hiệnthông qua hai hình thức chủ yếu là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện,trong đó dân chủ trực tiếp có ý nghĩa quyết định

* Thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay

Vài nét về đặc điểm, tình hình tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, tựa vào dãyTrường Sơn, hướng ra biển Đông, phía Bắc giáp Quảng Nam, phía Nam giápBình Định, phía Tây Nam giáp Kon Tum Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tựnhiên 5.131,5 km2, có nhiều núi đồi cao, gò, thung lũng và biển chia làm cácmiền riêng biệt Các vùng miền núi, hải đảo có điều kiện tự nhiên, xã hội hết

sức khó khăn (huyện Ba Tơ, Sơn Tây, huyện đảo Lý Sơn) Địa bàn hành

chính có 14 huyện, thành phố, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng venbiển, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo Tỉnh Quảng Ngãi có 184 đơn vị hành

chính cấp xã - gồm 114 xã đồng bằng, 67 xã miền núi, 3 xã đảo [Phụ lục 2]

Quảng Ngãi có số dân trên 1,2 triệu người, mật độ dân số 236người/km2 Trên địa bàn tỉnh hiện có 25 dân tộc đang sinh sống; các dân tộc

có sự chênh lệch khá lớn về số dân, mặt bằng dân trí, trình độ phát triển kinh

tế - xã hội [Phụ lục 3] Dân tộc kinh sinh sống chủ yếu ở các xã thuộc vùng

Trang 17

đồng bằng, ngược lại các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở các xã miềnnúi, bãi ngang, hải đảo Vì vậy, khi xác định nội dung, phương thức thực hiệndân chủ ở cơ sở phải chú ý vận dụng phù hợp với từng địa phương, tránh dậpkhuôn, máy móc theo một mô hình thực hiện dân chủ ở cơ sở chung chung.Phát huy truyền thống cách mạng của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, cùngvới việc nêu cao ý thức tự lực, tự cường, chịu khó và sáng tạo, Đảng bộ vànhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã và đang đạt nhiều thành tựu quan trọng trongcông cuộc xây dựng và phát triển tỉnh nhà Năm 2012, tổng sản phẩm trongtỉnh (GDP) tăng 7% so với năm 2011, GDP bình quân đầu người 1.726 USD.Chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh triển khai đạt kết quả tốt;

hộ nghèo còn 17,36% (trong đó miền núi là 48,52%) Chính sách an sinh xãhội, bảo trợ xã hội, hỗ trợ về y tế, giáo dục cho hộ nghèo, đồng bào dân tộcthiểu số được thực hiện tốt Toàn tỉnh có 184/184 xã, phường, thị trấn đạtChuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ

sở Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

được đẩy mạnh; tạo môi trường lành mạnh trong phát huy dân chủ ở cơ sở [50]

Là một tỉnh có bờ biển dài 144 Km, nên lao động nghề biển chiếm tỷ lệkhá cao Do đặc thù lao động của nghề biển, ngư dân hay bám biển, ít ở bờ,

xa quê hương nên sự quan tâm, tham gia hoặc hưởng ứng các hoạt động chínhtrị - xã hội ở địa phương còn hạn chế Vì vậy, muốn thu hút, động viên sựtham gia tích cực, ổn định của ngư dân vào thực hiện dân chủ ở cơ sở, phải cónội dung và cách làm phù hợp, thiết thực với nhu cầu của các ngư dân Đây làmột thách thức lớn đối với các cơ quan, đơn vị chức năng

Công tác cải cách hành chính áp dụng cơ chế một cửa và có sự liênthông trên các lĩnh vực tiếp tục được triển khai có hiệu quả Công khai minhbạch thông tin chỉ đạo điều hành và thủ tục hành chính trên trang thông tinđiện tử, hệ thống mạng LAN tỉnh Quảng Ngãi Cùng với đó, ngành Thông tin

Trang 18

và Truyền thông tỉnh đang có nhiều phát triển: sóng phát thanh và truyền hìnhphủ được 100% diện tích toàn tỉnh; 100% số dân được nghe đài, 96% số dânđược xem truyền hình Đây là cơ sở quan trọng trong thực hiện dân biết, dânbàn, dân làm và dân kiểm tra trên các lĩnh vực theo pháp luật

Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếukém như trình độ dân trí, đời sống của nhân dân ở các địa bàn miền núi, hảiđảo và bãi ngang còn hạn chế Tình hình khiếu kiện còn cao, kết quả giảiquyết khiếu nại, tố cáo đạt kết quả thấp, số vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéodài còn nhiều, nhất là trong quản lý đất đai Công tác cải cách hành chính giaiđoạn 2012 - 2015 tiến hành còn chậm Kỷ cương hành chính ở một số cơ quanchưa được chấp hành nghiêm túc [50]

Tóm lại, tình hình, đặc điểm trên đang tác động trực tiếp và sâu sắc đến

quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh cả về nội dung và cáchthức; tác động đến thái độ, hành vi ứng xử của các nhóm xã hội khác nhautrong quá trình tham gia thực hiện quá trình này Vì vậy, đòi hỏi các đơn vịkhi thực hiện dân chủ ở cơ sở phải chú ý để nâng cao chất lượng hoạt động

Thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay

Trên cơ sở quan niệm về thực hiện dân chủ ở cơ sở, với đặc điểm và tình

hình tỉnh Quảng Ngãi hiện nay, có thể khái quát rằng, thực hiện dân chủ ở cơ

sở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay là tổng thể các hoạt động có mục đích, có tổ chức của HTCT cơ sở và quần chúng nhân dân trên địa bàn với các hình thức khác nhau, nhằm hiện thực hóa những giá trị dân chủ XHCN ở các xã, phường, thị trấn để nhân dân được hưởng thành quả cách mạng, đồng thời tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia ngày càng rộng rãi hơn và hiệu quả hơn vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội theo phương châm

“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Trang 19

Thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi là hoạt động chủ động, tíchcực, có mục đích Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo quá trình hoạt động trên là cấp ủyĐảng, chính quyền xã, phường, thị trấn trong tỉnh Chủ thể thực hiện dân chủ

ở cơ sở toàn thể nhân dân lao động, các thành viên trong cộng đồng dân cư,đơn vị ở cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi, thực hiện theo cơ chế Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trên cơ sở Hiến pháp và Pháp luật

Mục đích của quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi hiệnnay là nhằm phát huy cao nhất vai trò của nhân dân lao động cùng khả năng

và trách nhiệm của các thành tố thuộc HTCT cơ sở trên địa bàn tỉnh trong tổchức thực hiện các nội dung dân chủ ở cơ sở Thông qua đó, phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn củanhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng và cũng cố HTCT cơ sở trongsạch vững mạnh, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ngãi văn minh, giàu đẹp Nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi là toàn diện trên tất

cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được thực hiện một cách trực tiếp, sinhđộng, liên tục đối với các thành phần khác nhau trong xã hội thông qua thểchế của Nhà nước Thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay đượcthể hiện tập trung trong quá trình thực hiện QCDC và Pháp lệnh về thực hiệndân chủ ở xã, phường, thị trấn mà nội dung khái quát, cụ thể của nó là thựchiện những quyền dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra “Biết”, “bàn”,

“làm”, “kiểm tra” ở đây đặt trong mối quan hệ với đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước; chủ trương, chính sách của tỉnh cũng nhưtừng địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi

“Dân biết” ở đây là quyền được thông tin một cách đầy đủ và trung thực

về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các quyết định,quy định, các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến việc làm, quyền lợi

Trang 20

và nghĩa vụ công dân trên địa bàn; nội dung các chủ trương, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi, của chính quyền địa phương.Thông qua đó, dân biết được quyền và nghĩa vụ của mình, và là cơ sở để bàn,

để làm và kiểm tra

“Dân bàn” là một khái niệm để chỉ quyền tham gia ý kiến, nói lênnguyện vọng của nhân dân ở các xã trong tỉnh với việc thực hiện các chỉ tiêukinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; trong xây dựng hương ước, quy ước

ở địa phương Bàn để đi đến những quyết định trực tiếp; bàn để thực hiện; bàn

để tham gia ý kiến, để từ đó, cơ quan đại diện quyết định

“Dân làm”, ở đây nhân dân các địa phương trong tỉnh với tính cách làchủ thể trực tiếp của quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở, dân được làm theonghĩa vụ công dân, theo quy định của luật pháp, chính sách và các văn bảnhành chính của chính quyền địa phương, hương ước của khu dân cư ; ngườidân có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm hay kỷ luậtnhững cán bộ trên địa bàn vi phạm khuyết điểm, không hoàn thành nhiệm vụ

“Dân kiểm tra” nghĩa là nhân dân ở các xã có quyền thanh kiểm tra hoạtđộng của các tổ chức, cơ quan Nhà nước trên địa bàn trong khuôn khổ phápluật, trước hết là kiểm tra, giám sát chính quyền ở địa phương mình; kiểm tragiám sát cán bộ, đảng viên đang công tác, cư trú trên địa bàn trong việc thihành luật pháp; kiểm tra, giám sát việc thu - chi ngân sách, nguồn quỹ côngcộng hay quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương… từ đó có kiến nghị chấnchỉnh, bổ sung với mục đích là làm cho hoạt động của các cơ quan này lànhmạnh hơn, dân chủ và hiệu quả hơn

Cả bốn khâu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là một quy trình

“kín”, có mối liên hệ chặt chẽ, tác động, thúc đẩy lẫn nhau nhằm phát huyquyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở Dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi đượcthực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện

Trang 21

Theo đó, thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi chú trọng cả hai mặt:

vừa phát huy chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

động của “những người đại diện” (đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp xã,

Mặt trận và đoàn thể nhân dân ở địa phương); vừa thực hiện từng bước vững

chắc chế độ dân chủ trực tiếp, mà cốt lõi là nhân dân tham gia bàn bạc vàquyết định trực tiếp những công việc quan trọng gắn với lợi ích của mình theophương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Ngoài ra, hình thứcdân chủ tự quản cũng được triển khai thực hiện ở cơ sở

1.1.2 Nội dung vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi trong thực dân chủ ở cơ sở hiện nay

* Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp xã hộirộng rãi; là một bộ phận của HTCT của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam doĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của chính quyền nhândân, đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tập hợp, vận

động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy quyền làm chủ của

nhân dân; là nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành

viên góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước Từ khi ra đời đến nay, MTTQ Việt Nam luôn là thành viên chiến lược

của HTCT và có vai trò ngày càng to lớn trong sự nghiệp cách mạng XHCNhiện nay Đánh giá vai trò của MTTQ Việt Nam, Đảng ta khẳng định: “MTTQViệt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đoànkết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích củacác đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh, thamgia xây dựng Đảng, Nhà nước, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền

và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà

Trang 22

nước” [14, tr.86] Đặc trưng của HTCT nước ta mang bản chất giai cấp công

nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc Mục tiêu, cương lĩnh và nguyên tắchoạt động của MTTQ đều thể hiện đậm nét đặc trưng này

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi là một bộ phận củaHTCT cơ sở tỉnh Quảng Ngãi; là cơ quan Mặt trận cấp cuối cùng trong hệthống tổ chức Mặt trận của tỉnh, được thiết lập ở các xã, phường, thị trấn trongtỉnh, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc và Điều lệ của MTTQ Việt Nam.Hiện nay UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi có 34 tổ chức thành viên; toàntỉnh có 184 Mặt trận cấp xã với tổ chức, tính chất, nhiệm vụ cơ bản sau:

Tổ chức bộ máy và cán bộ MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi:

Thực hiện theo Điều lệ Mặt trận, MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãiđược thành lập ở tất cả các xã, phường, thị trấn, cụ thể: Thành phố QuảngNgãi: 10 tổ chức; các huyện Ba Tơ: 20 tổ chức, Bình Sơn: 25 tổ chức, ĐứcPhổ: 15 tổ chức, Minh Long: 5 tổ chức, Mộ Đức: 13 tổ chức, Nghĩa Hành: 12

tổ chức, Sơn Hà: 14 tổ chức, Sơn Tây: 9 tổ chức, Sơn Tịnh: 21 tổ chức, TâyTrà: 9 tổ chức, Trà Bồng: 10 tổ chức, Tư Nghĩa: 18 tổ chức, Huyện đảo LýSơn: 3 tổ chức

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi là cơ quanlãnh đạo của MTTQ Việt Nam cấp xã, tổ chức và hoạt động theo Điều 24,Điều lệ MTTQ Việt Nam Theo thống kê của Ban tổ chức, UBMTTQ ViệtNam tỉnh, Uỷ viên UBMTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi hiện nay có9.443 vị; tổng số Uỷ viên Ban thường trực MTTQ Việt Nam cấp xã có 1.081đồng chí Toàn tỉnh hiện có 1.093 Ban công tác Mặt trận - tổ chức Mặt trận ởthôn, làng, bản, tổ dân phố (gọi chung là khu dân cư); 174 Ban Thanh tranhân nhân, hoạt động theo Nghị định 99/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thanh

tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; có 151 Ban giám sát

Trang 23

đầu tư của cộng đồng hoạt động theo Quyết định số 80/2005/QĐTTg của Thủtướng Chính Phủ Về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng Xét theo khía cạnh thứ bậc có tính pháp lý, MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnhQuảng Ngãi là cấp thấp nhất và là cơ quan Mặt trận gần dân nhất trong hệ

thống MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi Đội ngũ cán bộ chủ yếu là những

người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp, các cá nhân tiêu biểu thuộccác giai tầng, các dân tộc, các tôn giáo trong xã hội và người Việt Nam sinhsống ở nước ngoài; một số Chủ tịch công đoàn công ty, nghiệp đoàn, hội laođộng đóng trên địa bàn… Có thể nhận thấy rằng, đây là đội ngũ có mặt bằngtrình độ học vấn cao, có uy tín và sự tín nhiệm của nhân dân ở địa phương

Tính chất, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi

Tính chất: MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi là một tổ chức liên

minh chính trị trong HTCT cơ sở tỉnh Quảng Ngãi, hiệp thương dân chủ trên cơ

sở tự nguyện và tôn trọng tính độc lập của mọi thành viên, phấn đấu thực hiệnmục tiêu chung là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh MTTQViệt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi là nơi tuyên truyền, vận động các tầng lớpnhân dân thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng - anninh ở địa phương; là phương thức tập hợp, tổ chức quản lý quần chúng, tạothống nhất về nhận thức và hành động của toàn bộ HTCT cơ sở; là tổ chức củaquần chúng, đại diện cho ý chí, tiếng nói của quần chúng ở địa phương

Nhiệm vụ: Căn cứ vào Điều lệ MTTQ Việt Nam, MTTQ Việt Nam cấp

xã tỉnh Quảng Ngãi có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết và sựđồng thuận xã hội ở địa phương; phối hợp hoạt động với các thành tố kháctrong HTCT cơ sở nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn pháthuy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước; tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt

Trang 24

động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, cá nhân ở địa phương về cácvấn đề liên quan đến lợi ích của nhân dân; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhândân trên địa bàn để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xâydựng và củng cố chính quyền cơ sở; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chínhđáng của nhân dân địa phương; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tácgiữa nhân dân tỉnh Quảng Ngãi với nhân dân các tỉnh khác và bạn bè quốc tế.

* Nội dung vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi và thực hiện dânchủ ở cơ sở là hai phạm trù khác nhau, có tính độc lập tương đối nhưng cóquan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Với tính cách là một thành tố củaHTCT, một thiết chế chính trị - xã hội, MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh QuảngNgãi phối hợp với các thành tố khác trong HTCT cơ sở tổ chức, triển khai,hiện thực hóa dân chủ trên thực tế, góp phần phát huy quyền làm chủ củanhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống Đến lượt nó, dân chủ được thực thi

có hiệu quả ở cơ sở sẽ tạo điều kiện để xây dựng, hoàn thiện MTTQ ViệtNam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi, bởi “toàn bộ tổ chức và hoạt động của HTCTnước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nềndân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” [8, tr.19]

Căn cứ đặc điểm, tình hình tỉnh Quảng Ngãi; nội dung thực hiện dân chủ

ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay và tính chất, nhiệm vụ của MTTQ Việt Namcấp xã tỉnh Quảng Ngãi, vai trò của MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãitrong thực hiện dân chủ ở cơ sở được biểu hiện ở các nội dung cơ bản sau:

Một là, có vai trò trong tham gia truyên truyền, phổ biến các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở, trực tiếp là Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh

về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Trang 25

Chỉ thị số 30- CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: “Mặttrận và các đoàn thể nhân dân tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong hội viên,đoàn viên và nhân dân chỉ thị này và QCDC ở cơ sở Làm cho mọi người hiểu

và sử dụng đúng các quyền của mình đã quy định trong QCDC ở cơ sở, đồngthời chấp hành đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ công dân” Như vậy, tuyên truyền,phổ biến các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở vừa là vai trò nhưng đồng thờicũng vừa là nhiệm vụ, chức năng cơ bản của MTTQ Việt Nam cấp xã

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với các tổchức thành viên thống nhất kế hoạch và thực hiện tuyên truyền, phổ biến sâurộng trong nhân dân trên địa bàn những chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước

về thực hiện dân chủ ở cơ sở; về quyền làm chủ của nhân dân - thông qua dânchủ trực tiếp, dân chủ đại diện và dân chủ tự quản Từ đó góp phần nâng caonhận thức của nhân dân trên địa bàn về vị trí, vai trò to lớn của việc thực hiệndân chủ đối với các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng -

an ninh ở địa phương; nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và trách nhiệm, nghĩa

vụ và quyền hạn của từng công dân trong các hoạt động chính trị - xã hội; tạođiều kiện để nhân dân sử dụng đúng quyền và trách nhiệm của mình theopháp luật Đồng thời Mặt trận còn phối hợp trong tuyên truyền, phổ biến, tổchức đoàn viên, hội viên học tập, quán triệt các quan điểm, chủ trương, chínhsách của Đảng, Nhà nước ta về dân chủ, thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó

có Chỉ thị 30 ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh số 34 năm 2007của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam; đặc biệt giáo dục đoàn viên, hộiviên gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở.Với tính cách là nơi tập hợp đông đảo những người tiêu biểu ở địaphương (nhân sĩ, trí thức, nhà doanh nghiệp, chức sắc tôn giáo, người tiêubiểu trong các dân tộc…), MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi có điềukiện thuận lợi trong chủ trì tổ chức quán triệt, tuyên truyền đến các thành

Trang 26

phần này những nội dung cơ bản về thực hiện dân chủ ở cơ sở, giúp họ nắmvững các nội dung thực hiện dân chủ và trở thành “những tuyên truyền viên”giúp Mặt trận tuyên truyền, phổ biến trong giới mình, tổ chức mình về thựchiện dân chủ ở cơ sở.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi còn chủ trì

tổ chức cho cán bộ chuyên trách công tác Mặt trận; cán bộ trong Ban Thườngtrực MTTQ Việt Nam cấp xã; Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư;Trưởng Ban Thanh tra nhân dân; Trưởng Ban giám sát đầu tư của cộng đồngnghiên cứu, học tập Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, Pháp lệnh số 34/2007 của Ủyban Thường vụ Quốc và các văn bản pháp luật liên quan, thông qua đó tạo cơ

sở để họ tham gia thực hiện và tổ chức thực hiện ở từng cấp, từng cơ quan,từng địa bàn dân cư

Hai là, có vai trò trong phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên khác thực hiện các nội dung dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, góp phần chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư.

Trong thực hiện dân chủ ở cơ sở với các nội dung dân biết, dân bàn, dân

làm, dân kiểm tra, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm tổ chức triển

khai thực hiện dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng cùng cấp, MTTQ Việt Namcấp xã tỉnh Quảng Ngãi và các đoàn thể trên địa bàn có nhiệm vụ phối hợptuyền truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện các nộidung trên Cụ thể trên các nội dung cơ bản như:

Phối hợp tổ chức thông tin về pháp luật, chính sách của Nhà nước, nhất lànhững vấn đề có liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích của nhân dân trong

xã, như: các Nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND và của các sở, ban,ngành liên quan đến địa phương; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn vàhàng năm của xã; kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo;

Trang 27

các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợtrực tiếp cho xã; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ tiêu cực, thamnhũng của cán bộ trên địa bàn Trên cơ sở đó, tổ chức để nhân dân thảo luận,tham gia và quyết định những loại việc liên quan trực tiếp đến đời sống của họ

ở địa phương, như: chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và cáccông trình phúc lợi công cộng; các khoản đóng góp tự nguyện và lập quỹ; xâydựng làng văn hoá, nếp sống văn minh Thông tin được cung cấp thông qua cáchình thức như: hệ thống truyền thanh của địa phương; tổ chức các cuộc tiếpxúc cử tri của đại biểu HĐND xã; tại các kỳ họp, cuộc họp của HĐND, UBND,UBMTTQ, các thành viên của MTTQ Việt Nam cấp xã…

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với chínhquyền vận động, tổ chức nhân dân tham gia xây dựng chính sách, pháp luật.Thông qua các hội nghị nhân dân, tiếp xúc cá nhân, Mặt trận tổ chức nhân dântham gia đóng góp xây dựng Hiến pháp, sửa đổi các văn bản luật và các vănbản dưới luật; tham gia góp ý kiến về các chính sách, kế hoạch của chính quyềnđịa phương phù hợp với nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân Trên

cơ sở đó, thông qua việc tham dự kỳ họp của UBND cùng cấp, UBMTTQ thaymặt nhân dân đề xuất các ý kiến, nguyện vọng giúp chính quyền ban hànhchính sách kịp thời, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của địa phương, đồng thờibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân trên địa bàn

Phối hợp trong xây dựng các tổ an ninh nhân dân, tổ hoà giải, tổ nhândân tự quản về môi trường ở thôn, làng, bản… góp phần thiết thực vào việcbảo vệ an ninh trật tự ở địa phương và giải quyết có hiệu quả những mâuthuẫn trong nội bộ nhân dân, hạn chế khiếu kiện vượt cấp MTTQ Việt Namcấp xã trên địa bàn tỉnh còn đóng vai trò nòng cốt trong việc phối hợp xâydựng hương ước, quy ước và vận động, tổ chức để nhân dân thực hiện hươngước, quy ước theo đúng pháp luật; phối hợp đẩy mạnh hoạt động đối ngoại

Trang 28

nhân dân nhằm xây dựng và phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân tỉnh

Quảng Ngãi với nhân dân các tỉnh khác, với bạn bè và các tổ chức quốc tế

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với các tổchức thành viên lồng ghép các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở vào các

phong trào, các cuộc vận động như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”… nhằm phát huy ý chí tự lực, tự

cường, khơi dậy mọi tiềm năng và sức mạnh của mỗi người, mỗi gia đình, tậpthể và cả cộng đồng tạo thành sức mạnh to lớn trong khối đoàn kết toàn dân ởkhu dân cư thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương, gópphần quan trọng vào việc thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ tự quản ở cơ sở

Ba là, có vai trò trực tiếp trong vận động, tổ chức nhân dân thực hiện quyền làm chủ của công dân trên trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ và Pháp lệnh về thực hành dân chủ.

Xuất phát từ tính chất, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam cấp xãtỉnh Quảng Ngãi, có thể thấy rằng đây là một trong những vai trò quan trọng,trực tiếp của Mặt trận trong thực hiện dân chủ ở cơ sở Vai trò đó thể hiện trênnhững nội dung cơ bản sau:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi vận động, tổ chức nhân dân ở địa phương thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, tham gia xây dựng chính quyền cơ sở trên địa bàn trong sạch, vững mạnh Đánh giá về vai

trò của quần chúng trong xây dựng chính quyền, V.I.Lênin khẳng định: “Chỉ

có chính quyền dựa một cách công nhiên và dứt khoát vào đa số nhân dânmới có thể vững chắc được” [23, tr.269] Với tinh thần đó, MTTQ Việt Namcấp xã tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực tuyền truyền, tổ chức và vận động nhândân tham gia xây dựng chính quyền bằng nhiều hình thức, như thông qua bầu

cử, lấy phiếu tín nhiệm, tiếp xúc cử tri… Điều 8, Luật MTTQ Việt Nam quy

Trang 29

định 5 nhiệm vụ chủ yếu của MTTQ trong bầu cử: “Tổ chức hiệp thương, lựachọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND;tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; phối hợp cơ quan nhà nước hữu quan

tổ chức hội nghị cử tri ở nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với nhữngngười ứng cử ” [25, tr.9]

Với công tác bầu cử, MTTQ Việt Nam cấp xã tham gia xây dựng và thực

hiện kế hoạch quy trình 5 bước hiệp thương; giám sát bầu cử; tổ chức các hộinghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác và nơi cư trú của các ứng cử viên đại biểudân cử Mặt trận còn phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí tại địa phương

để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bầu cử và giám sát bầu cử

Với công tác tổ chức tiếp xúc cử tri, Mặt trận phối hợp với HĐND,

UBND cùng cấp tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri là đại biểu Quốc hội và đạibiểu HĐND cùng cấp Thông qua đó giúp các đại biểu dân cử có điều kiện bámsát cơ sở, kịp thời nắm bắt và giải quyết nguyện vọng của quần chúng; đồngthời giúp quần chúng trên địa bàn được đóng góp, đánh giá một cách côngkhai, chân thành đối với các đại biểu dân cử, tham gia xây dựng, hoàn thiện cácchủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân

Về việc tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND xã bầu và phê chuẩn Thực hiện theo Pháp lệnh số 34/2007 của Ủy

ban Thường vụ Quốc hội, 2 năm một lần, MTTQ Việt Nam cấp xã tổ chức lấyphiếu tín nhiệm đối với các chức danh là Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐND vàUBND cùng cấp, các Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố Thông qua đólàm cơ sở để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương,

từng bước làm trong sạch, lành mạnh chính quyền cơ sở

Về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng: phối hợp với chính

quyền và các thành viên, MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi đã lồngghép tuyên truyền, phổ biến Luật phòng, chống tham nhũng, các quy định của

Trang 30

pháp luật về phòng, chống tham nhũng sâu rộng đến cán bộ, công chức, viênchức và các tầng lớp nhân dân thông qua các phong trào, các cuộc vận động.Bàn về vấn đề này, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng ta chỉ rõ: “Phòng vàchống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách,vừa lâu dài Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, cácđoàn thể nhân dân… phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấutranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” [14, tr.253].

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi có vai trò quan trọng trong xây dựng các tổ hòa giải và chỉ đạo tổ chức xây dựng “Nhóm nòng cốt”

ở khu dân cư Mặt trận phối hợp với chính quyền địa phương, động viên nhân

dân xây dựng các tổ hòa giải, tổ tự quản ở khu dân cư; giới thiệu những ngườitiêu biểu, đủ tiêu chuẩn để nhân dân bầu; tham gia hòa giải các vụ việc và tranhchấp trong nhân dân… Thực hiện đề án 02-212 về “Xây dựng và đẩy mạnhcông tác tuyên truyền vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư”

do Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi triển khai, Mặt trậncác xã đã tham gia xây dựng “Nhóm nòng cốt” ở các địa phương Thông quacác Tổ hòa giải và “Nhóm nòng cốt” sẽ góp phần giải quyết và ngăn chặnnhững mâu thuẫn của người dân, giữ vững an ninh, trật tự ở địa phương

Bốn là, có vai trò đặc biệt quan trọng trong giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng sự đồng thuận xã hội ở địa phương.

Đây là chức năng, nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng trong tình hình hiệnnay của MTTQ Việt Nam cấp xã, là điều kiện để nhân dân phát huy vai tròcủa mình tham gia xây dựng, củng cố chính quyền ở cơ sở và xây dựng sựđồng thuận xã hội ở địa phương Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân Mọi quyền lực nhà nước có được là do sự ủy quyềncủa nhân dân Tuy nhiên, sự ủy quyền đó là có điều kiện, có giới hạn và cóthời hạn Vì vậy, để tránh nguy cơ tha hóa, biến dạng quyền lực nhà nước,

Trang 31

nhân dân phải có quyền sử dụng các cơ quan khác nhau trong HTCT để giámsát, phản biện, kiểm soát quyền lực nhà nước, trong đó có cơ quan MTTQ.Trong hoạt động giám sát, MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãithực hiện giám sát đối với hoạt động của HĐND, UBND cùng cấp; hoạt độngcủa cán bộ, công chức ở địa phương; giám sát việc thực hiện công tác tiếp dân

và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểuHĐND cùng cấp; giám sát việc thực hiện QCDC và Pháp lệnh về thực hiệndân chủ; giám sát việc thực hiện Nghị quyết TW 4 khoá XI: “Một số vấn đềcấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” ở các cơ quan Đảng, Nhà nước ở địaphương… Qua đó, Mặt trận góp phần đảm bảo và phát huy quyền làm chủcủa nhân dân trong tham gia quản lý xã hội, kiểm soát hoạt động của cơ quanquyền lực ở địa phương; làm trong sạch bộ máy chính quyền và đảm bảotrong Đảng không còn “vùng cấm”

Đối với phản biện xã hội, đây là chức năng mới của MTTQ Việt Nam.Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã nhất quán: “Đảng, Nhà nước có cơ chế,chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động cóhiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội” [14, tr.87] Thực hiệnphản biện xã hội, MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi chính là người thuthập tiếng nói rộng rãi và chân thực của các đoàn thể chính trị - xã hội và củamọi người dân ở địa phương để nhận xét, đánh giá về tính khoa học (phù hợpvới qui luật khách quan); tính nhân dân (đáp ứng lợi ích và nguyện vọng chânchính của nhân dân); tính khả thi (phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội)đối với dự thảo nghị quyết, chủ trương, chính sách, kế hoạch, đề án, dự án (đặcbiệt các dự án có tính chất phức tạp, ưu tiên, trọng điểm) và các văn bản quyphạm pháp luật do HĐND, UBND cùng cấp sát hợp với thực tiễn của từng địaphương, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cũng như thể hiện được

Trang 32

ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân ở địa phương Thông qua đó,góp phần nâng cao vai trò của Mặt trận trong sự đồng thuận xã hội ở khu dân

1.2 Thực trạng vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh

Quảng Ngãi trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay

1.2.1 Những kết quả đạt được của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi trong thực hiện dân chủ ở cơ sở thời gian vừa qua và nguyên nhân của nó

* Kết quả đạt được của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi trong thực hiện dân chủ ở cơ sở thời gian vừa qua

Một là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi thường xuyên quán triệt, tuyên truyền các nội dung về dân chủ và thực hiện dân chủ

ở cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức và năng lực thực hành dân chủ của cán bộ, hội viên và nhân dân trên địa bàn.

Trong những năm qua, MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi đã tíchcực, chủ động trong công tác giáo dục, quán triệt, tuyên truyền về dân chủ vàthực hiện dân chủ ở cơ sở, trực tiếp là QCDC và Pháp lệnh về thực hiện dânchủ ở xã, phường, thị trấn cũng như các văn bản của tỉnh, huyện, của các đoànthể về thực hiện dân chủ ở cơ sở đến đông đảo đội ngũ cán bộ, hội viên củaMặt trận và nhân dân ở địa phương Đưa nội dung thực hiện dân chủ vàochương trình các đợt tập huấn; sinh hoạt câu lạc bộ; các cuộc họp khu dân cưđịnh kỳ; các hội nghị quân - dân - chính, hội nghị tiếp xúc cử tri, hội nghịquán triệt; các cuộc thi, hội thi… đặc biệt là cung cấp, phát tài liệu nghiên cứu

và thông qua các phương tiện thông tin địa chúng của địa phương và của tỉnh

để tuyên truyền cho cán bộ, hội viên và nhân dân [Phụ lục 1] Trong năm 2012,MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức gần 5200 lượt hội nghị; ban hành

Trang 33

13 văn bản để phổ biến đến đông đảo nhân dân trên địa bàn nhằm cụ thể vàhiện thực hóa các nội dung dân chủ trong từng lĩnh vực, từng công việc [46]

So với các cơ quan, ban, ngành khác trên địa bàn thì MTTQ Việt Namcấp xã tỉnh Quảng Ngãi có vai trò trực tiếp, thường xuyên hơn trong giáo dục,tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở.Điều này thể hiện rõ trong Báo cáo phân tích kết quả đánh giá điều tra xã hộihọc về vai trò của MTTQ Việt Nam trong thực hiện dân chủ ở cơ sở tại 6 tỉnh,thành phố (trong đó có Quảng Ngãi) của Ban Thường trực Ủy ban Trungương MTTQ Việt Nam Theo Báo cáo, có gần 80% ý kiến của người dânđược hỏi cho rằng: biết đến QCDC và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,phường, thị trấn chủ yếu qua tuyên truyền của cán bộ Mặt trận

Trên cơ sở nhận thức về thực hiện dân chủ ở cơ sở, đông đảo nhân dântrên địa bàn đã biết sử dụng tương đối hiệu quả các hình thức dân chủ để thựcthi quyền làm chủ của mình trong bàn bạc, quyết định, thực hiện các chủtrương, chính sách xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ởđịa phương; trong đánh giá và giải quyết các vấn đề nảy sinh liên quan đến dânchủ [Phụ lục 1] Hiện tượng thờ ơ, vô cảm với vấn đề dân chủ ở cơ sở được hạnchế và trong số các hiện tượng quan liêu, tham nhũng, hách dịch được pháthiện, xử lý thì nhân dân là chủ thể chủ yếu trong phát hiện các vụ việc

Từ những kết quả khảo sát trên cho thấy, tuy QCDC ở cơ sở đã được banhành, tổ chức thực hiện hơn 10 năm, Pháp lệnh về thực hiện dân chủ được banhành hơn 5 năm nhưng việc giáo dục, tuyên truyền về các nội dung dân chủcho cán bộ, hội viên của MTTQ Việt Nam cấp xã và nhân dân trên địa bàn đãđược thực hiện thường xuyên Chính vì vậy, nhận thức và năng lực thực hànhdân chủ ở cơ sở của các đối tượng cũng dần được nâng cao và khá đồng đều

Hai là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên thực hiện có hiệu quả dân chủ ở cơ sở.

Trang 34

Theo kết quả điều tra xã hội học, đánh giá về sự phối hợp giữa MTTQViệt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi với các tổ chức thành viên trong thực hiệndân chủ ở cơ sở, có đến 74,66 % ý kiến cho rằng sự phối hợp được thực hiệntốt [Phụ lục 1] Điều này thể hiện trên các nội dung sau:

Phối hợp trong tuyên truyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở: MTTQ Việt

Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi đã cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địaphương và các tổ chức thành viên khác tuyên truyền nội dung QCDC và Pháplệnh về thực hiện dân chủ đến các tầng lớp nhân dân; phổ biến các chủ trương,chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về dân chủ tới hội viên và đoànviên Bên cạnh đó, Mặt trận cũng tuyên truyền những điều cần tránh trong thựchiện dân chủ như lợi dụng dân chủ để phá rối an ninh trật tự, dân chủ cực đoan.Điều này có ý nghĩa quan trọng hơn đối với các địa phương có trình độ dân trícòn hạn chế như các xã huộc huyện Ba Tơ, Sơn Tây, Tây Trà, Lý Sơn

Phối hợp với các tổ chức thành viên trong lồng ghép các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở với thực hiện Cuộc vận động động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh

Quảng Ngãi đã phối hợp thống nhất chương trình hành động với chínhquyền và các tổ chức thành viên khác (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ,Nghiệp đoàn nghề cá ) kết hợp, lồng ghép thực hiện QCDC và Pháp lệnhdân chủ với việc thực hiện các chương trình hành động cụ thể thông qua

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nhằm vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường; bảo đảm trật tự an

toàn giao thông; phòng chống tội phạm ma túy, mại dâm… góp phần xâydựng cộng đồng khu dân cư vững mạnh, gia đình văn hóa Năm 2012, toàntỉnh có 222.307 hộ gia đình văn hóa, đạt 68,6% số hộ gia đình trong toàntỉnh (tăng 8.584 gia đình so với năm 2011); 1.600 khu dân cư văn hóa đượccông nhận, chiếm 53% so với tổng số khu dân cư [46] Thông qua các phong

Trang 35

trào, các cuộc vận động đã góp phần nâng cao tính tích cực chính tị - xã hội,bồi dưỡng tình cảm, gắn kết cộng đồng ở các khu dân cư.

Quảng Ngãi là một tỉnh còn nghèo, thu nhập của người dân còn thấp,nhưng do thực hiện tốt nội dung dân chủ ở cơ sở, nên mọi vấn đề thu chi tàichính đều được công khai Năm 2012, Mặt trận các cấp đã huy động nhân dântrên toàn tỉnh đóng góp được gần 38 tỷ đồng để xây, sửa các công trình dânsinh; hơn 63 tỷ đồng ủng hộ người nghèo, chương trình An sinh xã hội; hàngtrăm triệu xây dựng Quỹ học bổng, khuyến tài Phạm Văn Đồng… [46] Quatriển khai thực hiện các phong trào và các cuộc vận động, nhiều xã thuộc các

huyện đã có nhiều đề án, mô hình thiết thực, hiệu quả như: mô hình “Xây

dựng điểm sáng khu dân cư 6 không” ở huyện Sơn Tịnh; mô hình “Họ tộc 3 không” ở huyện Bình Sơn; “03 giảm, 04 giữ” ở huyện Trà Bồng;…

Trong xây dựng cộng đồng dân cư; xây dựng tổ an ninh nhân dân, tổ bảo

vệ sản xuất, tổ nhân dân tự quản ở thôn, làng, ấp, bản MTTQ Việt Nam cấp

xã tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với chính quyền, Trưởng thôn xây dựng cộng đồngdân cư như: tổ chức hiệp thương giới thiệu nhân sự để bầu vào các tổ nhân dân

tự quản, tổ an ninh nhân dân; xây dựng và hoàn thiện các hương ước, quy ước ởcác khu dân cư; giáo dục, động viên, giúp đỡ người lầm lỗi… Đến nay, toàn tỉnh

có 2.582 khu dân cư xây dựng được hương ước (đạt 85,55% tổng khu dân cưtrong tỉnh); 1.909 khu dân cư không có người vi phạm trật tự an toàn giao thông;1.908 khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường Mặt trận và khu dân cư cảm hóa,giáo dục động viên được 726 người lầm lỗi, tỷ lệ tiến bộ đạt 65% [46]

Về hoạt động đối ngoại nhân dân: hằng năm, MTTQ Việt Nam cấp xã

tỉnh Quảng Ngãi cùng MTTQ Việt Nam cấp trên và các tổ chức thành viênphối hợp đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân với nhân dân các tỉnh trongnước, các tổ chức Quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ bằng nhiều hình thứcphong phú, đa dạng Các hoạt động đối ngoại nhân dân tiêu biểu thời gian qua

Trang 36

như: tổ chức Đại hội Hội thân nhân người Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi định cư

ở nước ngoài, gặp người Quảng Ngãi định cư ở nước ngoài về thăm quêhương nhân các dịp Tết Nguyên đán; thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà dànDK1 thuộc tỉnh Khánh Hòa; thăm, làm việc và giao lưu với Chính hiệp TrungQuốc; cử cán bộ tham gia đoàn học tập kinh nghiệm và tham quan tạiMalaysia, Lào, Thái Lan, Campuchia; đóng góp ủng hộ nhân dân Nhật Bảnkhắc phục hậu quả động đất và sóng thần… Thông qua đó, xây dựng, củng cốmối quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa nhân dân tỉnh Quảng Ngãivới nhân dân các tỉnh khác và bạn bè quốc tế

Ba là, MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi đã phát huy tốt vai trò trong vận động, tổ chức nhân dân thực hiện quyền làm chủ của công dân trên trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện có hiệu quả QCDC và Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Về công tác bầu cử: MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi đã tham

gia vận động, tổ chức thành công công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóaXIII và bầu cử đại biểu HĐND cùng cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 Để phục vụcho công tác bầu cử, Mặt trận trong toàn tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạchthực hiện quy trình 5 bước hiệp thương, kế hoạch tuyên truyền, giám sát bầu

cử Mặt trận đã phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí tại địa phương đểtuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bầu cử và giám sát bầu cử, vì vậy

tỷ lệ cử tri đi bầu đạt tỷ lệ cao (99,47%) MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh QuảngNgãi đã tổ chức có hiệu quả các hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác và nơi

cư trú của các ứng cử viên đại biểu dân cử, thông qua đó giúp đại biểu dân cửtiếp xúc cử tri, vận động bầu cử; giúp cử tri phát huy quyền làm chủ tham gia

ý kiến đóng góp, bày tỏ sự tín nhiệm hoặc bất tín nhiệm đối với ứng cửviên… Thông qua bầu cử, cử tri trong toàn tỉnh đã bầu được 7 đại biểu Quốchội khóa XIII; 4.774 đại biểu HĐND cấp xã Đánh giá về công tác bầu cử,

Trang 37

UBMTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi cho rằng: “Nhìn chung, vai trò của cáctầng lớp nhân dân tham gia trực tiếp việc hiệp thương lựa chọn, giới thiệungười ứng cử; tham gia Hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc giữa người ứng cử với cửtri… đã có tác dụng rất lớn đến việc xem xét, quyết định đúng đắn các lầnhiệp thương Dân chủ được phát huy trong tất cả các bước hiệp thương, thực

sự động viên được ý thức trách nhiệm chính trị của nhân dân trong quá trìnhhiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người có phẩm chất đạo đức, năng lựcbảo đảm tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, địa biểu HĐND theo luật định; qua đógóp phần xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh” [44]

Về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng: trong những năm qua,

MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực tuyên truyền, phổ biếnsâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về Luậtphòng, chống tham nhũng; các quy định của pháp luật về phòng, chống thamnhũng; Nghị quyết TW 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đốivới công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đồng thời đẩy mạnh thực hiện

cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở các

đơn vị, các khu dân cư và thực hiện Nghị quyết TW4 (Khóa XI) của Đảng về

“Một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay” trong các cơ quan đảng,

nhà nước ở địa phương Theo Báo cáo số 339/BC-UBND ngày 28/12/2012 của

UBND tỉnh Quảng Ngãi về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012 củatỉnh Quảng Ngãi, Thanh tra tỉnh cùng các sở, ban nghành, MTTQ thực hiện tốt

16 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng, sốtiền thiệt hại do tham nhũng được phát hiện là 1.073,4 triệu đồng; thu hồi, bồithường nộp vào ngân sách nhà nước 333,8 triệu đồng; chuyển cơ quan điều tra,truy tố 05 vụ/09 bị can thuộc án tham nhũng Mặt trận cũng đã thực hiệnnghiêm túc Nghị định 130/NĐ-CP của Chính phủ, tự chủ trong quản lý kinh tế,

Trang 38

tài sản công ở đơn vị mình, quản lý tốt các nguồn quỹ do nhân dân đóng góp đểxoá đói, giảm nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Về công tác tham gia xây dựng tổ hòa giải và chỉ đạo tổ chức xây dựng

“Nhóm nòng cốt”: quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 02/CT-UBND về việc

tăng cường công tác giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi của UBND tỉnhQuảng Ngãi, ngày 07/01/2011, MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi đãtham gia động viên nhân dân trong việc tổ chức, xây dựng, củng cố các tổ hòagiải; lựa chọn, giới thiệu những người tiêu biểu, đủ tiêu chuẩn là tổ viên tổ hòagiải để nhân dân bầu; tham gia hòa giải trực tiếp các vụ việc tranh chấp ở địaphương; hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động hòa giải ở cơ sở đạt hiệu quả cao.Hiện nay, MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi đã tham gia xây dựngđược 1.553 tổ hòa giải với 7.155 hòa giải viên, trung bình mỗi năm các tổ hoàgiải trong tỉnh đã tiến hành hòa giải khoảng 8.000 vụ, tỷ lệ hòa giải thành công

đạt hơn 80% [49] Cùng với đó, Mặt trận cấp xã trong toàn tỉnh cũng đã chỉ

đạo, kiện toàn, xây dựng được 1081 “Nhóm nòng cốt” ở hầu hết các xã Các Tổhòa giải và “Nhóm nòng cốt” đã kịp thời giải quyết và ngăn chặn những mâuthuẫn của người dân, góp phần thắt chặt tình đoàn kết trong khu dân cư, giữvững ổn định tình hình an ninh, trật tự ở địa phương, tạo đà cho phát triển kinh

tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân

Về công tác tổ chức tiếp xúc cử tri: năm 2012, UBMTTQ Việt Nam cấp

xã trong tỉnh đã tổ chức 1.038 hội nghị với 55.476 lượt cử tri tham gia, đónggóp 7.842 ý kiến trong cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội và đại biểuHĐND cùng cấp Thông qua các hội nghị này, các đại biểu dân cử có điềukiện bám sát cơ sở, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phảnánh đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết những ý kiến, kiến nghị củanhân dân, nâng cao trách nhiệm, chất lượng hoạt động của đại biểu dân cử

Trang 39

Về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo Để kịp thời nắm bắt

được những điều nhân dân phản ánh, kiến nghị, MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnhQuảng Ngãi bố trí cán bộ tiếp dân tại trụ sở và cử cán bộ tham gia tiếp dân định

kỳ cùng chính quyền cùng cấp Trong năm 2012, MTTQ Việt Nam cấp xãtrong toàn tỉnh đã tiếp 2.258 lượt công dân, nhận 1.205 đơn khiếu nại, 21 đơn

tố cáo, giải quyết 842 đơn theo thẩm quyền [Phụ lục 5] Điều đáng chú ý là,thông qua công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư, Mặt trận còn tuyên truyềnphổ biến, giải thích pháp luật giúp cho các tầng lớp nhân dân nhận thức đúngđắn hơn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhànước, hạn chế đơn thư khiếu kiện vượt cấp So với các cơ quan, ban, ngànhkhác ở cơ sở, MTTQ Việt Nam cấp xã là cơ quan tổ chức thực hiện dân chủ ở

cơ sở tích cực và hiệu quả, nhất là việc lắng nghe và giải quyết những bức xúccủa người dân Theo báo cáo phân tích kết quả đánh giá điều tra xã hội học vềvai trò của MTTQ Việt Nam trong thực hiện dân chủ ở cơ sở tại 6 tỉnh, thànhphố của Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, 70% người cho rằng khi

có khiếu kiện họ tìm đến UBND cấp xã và hơn 57% cho rằng họ tìm đếnUBMTTQ xã, trong khi chỉ có 37% người tìm đến với công an xã Như vậy.Mặt trận đã tạo được một niềm tin lớn trong suy nghĩ của nhân dân trên địabàn Đó là kết quả của một quá trình lâu dài thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận

và khẳng định vị thế, vai trò của Mặt trận trong xây dựng khối đại đoàn kếttoàn dân cũng như sự đồng thuận xã hội ở địa phương

Bốn là, công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả thiết thực, góp phần xây dựng

sự đồng thuận xã hội

Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh QuảngNgãi tham gia giám sát các cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên

Trang 40

chức Nhà nước ở cơ sở Hoạt động này chủ yếu dựa trên 3 hình thức: tham giagiám sát với chính quyền cùng cấp; vận động nhân dân giám sát và tự mìnhgiám sát Thời gian qua, công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ ViệtNam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi đã đạt kết quả tích cực và được đông đảo nhândân thừa nhận Theo kết quả điều tra, có đến 90% ý kiến cho rằng công tácgiám sát và phản biện xã hội của Mặt trận đạt khá, tốt [Phụ lục 1]

Về hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng MTTQ Việt Nam cấp xã tỉnh Quảng Ngãi trực tiếp

kiện toàn Ban Thanh tra nhân dân, Ban công tác Mặt trận, Ban giám sát đầu

tư của cộng đồng; hướng dẫn các ban này xây dựng chương trình, kế hoạchhoạt động giám sát Thông qua hoạt động của các ban này, Mặt trận thực hiệngiám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử; giám sát các hoạtđộng đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương Toàn tỉnh hiện

có 174 Ban Thanh tra nhân dân, 151 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.Trong năm 2012, Ban thanh thanh tra nhân dân đã giám sát 746 vụ, phát hiện

489 vụ việc vi phạm, kiến nghị các cấp có thẩm quyền thu hồi 61.572 m2 đất

và 11.158 triệu đồng Ban Ban giám sát đầu tư của cộng đồng đã giám sát,kiểm tra đối với 870/1029 dự án có quyết định đầu tư trên địa bàn tỉnh (đạt84%) Đánh giá chất lượng hoạt động trong năm, 66,7% Ban Thanh tra nhândân đạt khá, tốt; 65,5% Ban giám sát đầu tư của cộng đồng đạt khá, tốt

Về công tác giám sát bầu cử, đại biểu dân cử trong các cơ quan quyền lực nhà nước theo quy định Trong giám sát bầu cử, MTTQ Việt Nam

cấp xã tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực và chủ động tham gia có hiệu quả tronggiám sát hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử; việc giới thiệu ngườiứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cùng cấp; việc lập danh sách cửtri và giải quyết khiếu nại, tố cáo về danh sách cử tri; việc niêm yết và xóa

Ngày đăng: 15/10/2016, 22:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w