Xuất phát từ đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nguyên cứu qui trình tận dụng vỏ gấc làm thức ăn gia súc-gia cầm” Mục tiêu đề tài: Đưa ra một qui trình tạo ra một sản phẩm thức ăn gia sú
Trang 1đề tài “Nguyên cứu qui trình tận dụng vỏ gấc làm thức ăn gia súc, gia cầm” Sự sự hưỡng dẫn từ thầy Đào Thanh Khê cùng các bạn sinh viên cùng khóa để em thức hiện
đề tài này Nay em xin chân thành giử lời cảm ơn đến:
Thầy Đào Thanh Khê và anh Lê Văn Hiệp cùng chú Đinh Văn Sơn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho chúng tôi hoàn thành đề tài này
Phòng Thí Nghiệm và Phân Tích Thức Ăn Chăn Nuôi – Phân Viện Chăn Nuôi Nam Bộ cùng Phòng Thí Nghiệm Công ty TNHH KOTITI Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi thực tập được hoàn thành tốt bài báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài này Quý thầy cô Khoa Công Nghệ Kỹ Thuật Hóa Học và các bạn sinh viên cùng khóa nghiên cứu đã giúp đỡ trong thời gian chúng tôi học tại trừờng và thực hiện đề tài nghiên cứu
Chân thành cám ơn!
Trang 2ii
Sinh viên thực hiện : Lê Phương Duy MSSV: 2004120334
Nhận xét :
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Điểm đánh giá: ………
………
………
………
………
Ngày ……….tháng ………….năm 2014
( ký tên, ghi rõ họ và tên)
Trang 3iii
Sinh viên thực hiện : Lê Phương Duy MSSV: 2004120334
Nhận xét :
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Điểm đánh giá: ………
………
………
………
………
Ngày ……….tháng ………….năm 2014
( ký tên, ghi rõ họ và tên)
Trang 4iv
DANH SÁCH HÌNH VẼ vii
DANH SÁCH SƠ ĐỒ ix
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ix
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT x
LỜI NÓI ĐẦU 1
TỔNG QUAN 2
1.1 Tổng quan về cây gấc 2
1.1.1 Giới thiệu về cây gấc: 2
1.1.2 Đặc điểm hình thái 2
1.1.3 Quả gấc 3
1.1.4 Các giống gấc 6
1.1.5 Khí hậu trồng gấc 7
1.1.6 Đất đai trồng gấc 7
1.1.7 Thu hoạch và năng suất 8
1.1.8 Giá trị dinh dưỡng 8
1.1.9 Thành phần hóa học và lợi ích từ quả gấc đem lại 10
1.2 Tổng quan tình hình gấc Việt Nam 14
1.2.1 Tình hình sản lượng gấc Việt Nam 14
1.2.2 Tiềm năng cây gấc Việt Nam 14
1.2.3 Tính cấp thiết của nguyên cứu đề tài: 15
1.3 Tổng quan về thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam 16
1.3.1 Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm Việt Nam 16
1.3.2 Thị trường ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm 16
1.3.3 Thức ăn gia súc, gia cầm 18
1.3.4 Sự ra đời thức ăn phối trộn dạng viên 22
1.3.5 Công thức phối trộn thức ăn gia súc, gia cầm dạng viên: 22
1.3.6 Qui trình sản xuất thức ăn phối trộn dạng viên 28
1.3.7 Qui trình dây chuyền sản xuất thức ăn công nghiệp 32
1.4 Nguyên liệu nguyên cứu: 33
1.4.1 Vỏ gấc: 33
1.4.2 Cám gạo: 33
1.4.3 Bột cá: 34
1.4.4 Bột vỏ sò: 35
1.4.5 Khoáng: 36
1.4.6 Phụ gia khác: 36
NGUYÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU 39
2.1 Nguyên cứu đề tài 39
2.1.1 Đối tượng nguyên cứu 39
Trang 5v
2.2 Mục đích nguyên cứu 40
2.3 Các bước thực hiện đề tài 41
2.4 Phương pháp nguyên cứu đề tài 41
2.4.1 Phương pháp tạo công thức phối trộn vỏ gấc 41
2.4.2 Xây dựng qui trình thực nghiệm: 43
2.4.3 Sơ đồ qui trình thực nghiệm 43
2.4.4 Sơ đồ thiết bị 44
2.4.5 Thuyết minh quy trình và thiết bị sử dụng 46
2.4.6 Công thức phối trộn thực nghiệm 50
2.5 Phương pháp thí nghiệm đánh giá sản phẩm 50
2.5.1 Thí nghiệm thử cảm quan đối với thức ăn gia súc-gia cầm dạng viên 51
2.5.2 Xác định kích thước viên thức ăn 51
2.5.3 Thí nghiệm khảo sát độ ẩm của thức ăn gia súc, gia cầm dạng viên: 52
2.5.4 Thí nghiệm khảo sát độ pH của thức ăn gia súc, gia cầm dạng viên 52
2.5.5 Thí nghiệm khảo sát mức độ nghiền của viên thức ăn 53
2.5.6 Thí nghiệm xác định hàm lượng cát viên thức ăn 54
2.5.7 Thí nghiệm xác định tổng lượng đạm của viên thức ăn 54
2.6 Khảo sát các yếu tổ ảnh hưởng đến quy trình thực nghiệm 56
2.6.1 Khảo sát khối lượng vỏ gấc đối với thời gian sấy 56
2.6.2 Khảo sát khối lượng vỏ gấc đối với hiệu suất thu hồi 57
2.6.3 Khảo sát nhiệt độ sấy đối với chất lượng sản phẩm 57
2.6.4 Khảo sát kích thước viên thức ăn đối với thời gian và nhiệt độ sấy 60
2.6.5 Khảo sát kích thước viên thức ăn đối với hiệu suất thu hồi 60
2.6.6 Xác định hiệu suất thu hồi của thức ăn gia súc, gia cầm dạng viên 60
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 61
3.1 Kết quả mẫu thu được sau thực nghiệm 61
3.2 Kết quả nguyên cứu đánh giá cảm quan chất lượng sản phẩm: 62
3.3 Độ ẩm, độ pH của viên thức ăn có phối trộn vỏ gấc: 64
3.4 Xác định mức độ nghiền, độ hàm lượng cát của viên thức 66
3.5 Xác định kích thước viên thức ăn: 68
3.6 Xác định tổng lượng đạm trong viên thức ăn có phối trộn vỏ gấc 69
3.7 Ảnh hưởng khối lượng vỏ gấc đôi với thời gian sấy 69
3.8 Ảnh hưởng của khối lượng vỏ gấc đối với hiệu suất thu hồi 69
3.9 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đối với chất lượng sản phẩm 69
3.10 Xác đinh hiệu suất thu hồi 70
3.11 Tính toán kinh tế 71
3.11.1 Giá thành nguyên liệu thị trường 71
Trang 6vi
4.1 Xây dựng qui trình sản xuất 73
4.2 Xây dựng quy trình theo quy mô công nghiệp 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
5.1 Kết luận 76
5.2 Kiến nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 7vii
Hình 1.1 Cây gấc 2
Hình 1.2 Dàn leo của cây gấc 3
Hình 1.3 Quả gấc 3
Hình 1.4 Hình ảnh gấc tẻ (trái) với gấc nếp (phải) 7
Hình 1.5 Cơ cấu ác nhà máy thức ăn theo hình thức sở hữu 17
Hình 1.6 Gấc ủ chua 20
Hình 1.7 Thức ăn gia súc gia cầm dạng viên 21
Hình 1.8 Dây chuyền sản xuất thức ăn viên năng suất 5-6 tấn/giờ của công ty AWILA- cộng hòa liên bang Đức 32
Hình 1.9 Vỏ gấc và vỏ gấc băm nhỏ 33
Hình 1.10 Cám gạo 34
Hình 1.11 Bột cá 35
Hình 1.12 Bột vỏ sò 36
Hình 1.13 Khoáng 36
Hình 1.14 Natri benzoate 37
Hình 1.15 Muối ăn 37
Hình 2.1 Thước đo mm và cân kỹ thuật 4 chữ số 40
Hình 2.2 Bình hút ẩm và tủ sấy 40
Hình 2.3 Máy nghiền ép 45
Hình 2.4 Máy ép viên 45
Hình 2.5 Máy đánh đều viên thức ăn 46
Hình 2.6 Máy sấy băng tải 46
Hình 2.7 Sơ chế nguyên liệu 47
Hình 2.8 Trộn 1/3 cám với vỏ gấc đã sơ chế 47
Hình 2.9 Nghiền ép sơ bộ nguyên liệu 48
Hình 2.10 Phối trộn theo công thức 48
Hình 2.11 Ép viên 49
Hình 2.12 Đánh gãy viên thức ăn 49
Hình 2.13 Sấy băng tải 50
Hình 2.14 Đo kích thước viên 51
Hình 2.15 Tủ sấy 52
Hình 2.16 Máy đo pH 53
Hình 2.17 Rây, sàng 53
Hình 2.18 Thức ăn dạng viên bị tro hóa và lọc xác đinh lượng cát 54
Hình 3.1 Mẫu CT-01 61
Hình 3.2 Mẫu CT-02 62
Hình 3.3 Mẫu CT-03 62
Hình 3.4 Ngoại quan vế sản phẩm 64
Hình 3.5 Đo độ ẩm 65
Trang 8viii
Hình 3.8 Tro hóa mẫu 68
Hình 3.9 Kết quả đo kích thước 68
Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc- gia cầm dạng viên
74
Trang 9ix
DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ qui trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm dạng viên 29
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ qui trình GOOD 43
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ thiết bị 44
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát nhiệt độ sấy 58
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát thơi gian sấy 59
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ ảnh hưởng quá nhiệt độ sấy tới độ ẩm sản phẩm 70
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ qui trình công nghệ hiệu quả 73
Sơ đồ 5.1 Sơ đô quy trình đạt hiệu quả cao 77
DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Trọng lượng phân phối của quả gấc tươi (10 quả) [10] 4
Bảng 1.2 Thành phần dinh dưỡng của quả gấc tươi (mg/100g) [1,2,3,4] 4
Bảng 1.3 Thành phần dinh dưỡng của vỏ gấc (cùi+vỏ) 4
Bảng 1.4 Các nguyên cứu về gấc 6
Bảng 1.5 Hàm lượng dầu béo trong nhân hạt gấc 6
Bảng 1.6 Các thành phần trong màng tươi của quả gấc chín 6
Bảng 1.7 Bảng Hàm lượng Beta-caroten (trong 100g thực phẩm ăn được) 9
Bảng 1.8 Thông kê Gấc nguyên liệu được tổng hợp từ năm 2008: 15
Bảng 1.9 Các chỉ tiêu cảm quan đối với thức ăn hỗn hợp cho lợn 23
Bảng 1.10 Các chỉ tiêu lý-hóa và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho lợn 24
Bảng 1.11 Các chỉ tiêu cảm quan đối với thức ăn hỗn hợp cho gà 24
Bảng 1.12 Các chỉ tiêu lý-hóa và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho gà thịt 25
Bảng 1.13 Thành phần dinh dưỡng của một số loại nguyên liệu sử dụng trong TĂCN 25
Bảng 1.14 Khuyến cáo về tỷ lệ tối đa của một số nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm (Singh, Panda, 1988) 27
Bảng 1.15 Thành phần chính của bột cá 35
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần dự kiến năng lượng và hàm lượng các chất dinh dưỡng 42
Bảng 2.2 Công thức thực nghiệm với tổng khối lượng nguyên liệu 3000g 50
Bảng 2.3 Khảo sát ảnh hưởng khối lượng vỏ gấc đôi với thời gian sấy: 57
Bảng 2.4 Khảo sát nhiệt độ sấy đối với chất lượng sản phẩm 57
Bảng 3.1 Kết quả thực nghiệm 61
Bảng 3.2 Chỉ tiêu đánh giá ngoại quan 62
Bảng 3.3 Kết quả đánh giá cảm quan 63
Bảng 3.4 Các chỉ tiêu cảm quan đối với thức ăn dạng viên 64
Bảng 3.5 Bảng kết quả đề khối lượng đo độ ẩm và độ ẩm đạt được 64
Bảng 3.6 Kết quả thí nghiệm đo độ pH: 65
Trang 10x
Bảng 3.9 Kết quả thí nghiệm hàm hượng cát: 67
Bảng 3.10 Kết quả đo kích thước đường kính viên thức ăn 68
Bảng 3.11 Kết quả khảo sát ảnh hưởng khối lượng vỏ gấc đôi với thời gian sấy 69
Bảng 3.12 Kết quả của khảo sát khối lượng vỏ gấc đối với hiệu suất thu hồi: 69
Bảng 3.13 Kết quả khảo sát nhiệt độ sấy đôi với chất lượng sản phẩm CT-01 69
Bảng 3.14 Kết quả hiệu suất thu hồi của 3 mẫu: 70
Bảng 3.15 Báng giá nguyên liệu nguyên cứu 71
Bảng 3.16 Thành phần công thức phối trộn 71
Bảng 3.17Giá thành nguyên liệu CT-01 71
Bảng 3.18Giá thành nguyên liệu CT-02 72
Bảng 5.1 Công thức phối tôi tối ưu 76
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
2 TĂCN Thức ăn chăn nuôi
4 GS-GC Gia súc-gia cầm
5 ME Năng lượng trao đổi (kcal/kg)
7 Kg/h Kilogram/ giờ
11 icnh Đơn vị tính của Anh (1inch = 2,54cm)
Trang 11GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 1
LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây, do chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước với hàng loạt các biện pháp kích thích sản xuất, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao Nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm đã được đáp ứng đầy đủ về cả số lượng và chất lượng Những sản phẩm có chất lượng cao không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về những sản phẩm này, nhành chăn nuôi nước ta trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ Theo Niên giám thống kê (01/10/2015) tổng đàn bò nước ta năm 2006 là 5,367,078 con, đàn trâu
là 2,523,660 con, đàn lợn là 27,751,010 con và đàn gia cầm là 341 triệu con Với số lượng gia súc, gia cầm lớn như vậy vấn đề đặt ra là phải cung cấp cho chúng một lượng thức ăn rất lớn Tuy nhiên hơn một năm trở lại đây, ngành chăn nuôi nước ta gặp rất nhiều khó khăn, nguyên liệu đầu vào tăng dẫn đến giá thành thức ăn chăn nuôi liên tục leo thang, người dân đã hạn chế đầu tư vào chăn nuôi vì sợ bị thua, lỗ Để vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng và đạt năng suất cao trong chăn nuôi thì cần tận dụng một số phế phẩm từ các sản phẩm thực phẩm đã được chế biến Đối với các công ty chế biến nông sản thì sản phẩm đầu vào có thể lên tới hàng nghìn tấn Tuy nhiên bên cạnh đó thì hàng nghìn tấn phụ phẩm từ việc sản xuất cũng được thải ra môi trường, như một số phụ phẩm vỏ dứa, vỏ ca cao, bẹ lõi ngô và một lượng lớn đó là vỏ gấc Đối với vỏ gấc chiếm tỷ lệ 63% quả Giả sử một xí nghiệp mỗi ngày chế biến 10 tần gấc tươi thì có 6.3 tấn vỏ gấc phế thải, một gánh nặng sẽ vừa gây ô nhiễm môi trường vừa gây lãng phí một lượng phụ phẩm lớn Vỏ gấc có chứa nhiều hàm lượng dầu và tiền vitamin A, đem lại lợi ích to lớn đối với năng suất trong lĩnh vực chăn nuôi Xuất phát
từ đó, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nguyên cứu qui trình tận dụng vỏ gấc làm thức ăn gia súc-gia cầm”
Mục tiêu đề tài:
Đưa ra một qui trình tạo ra một sản phẩm thức ăn gia súc-gia cầm từ vỏ gấc có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giúp tăng năng suất chăn nuôi, giảm giá thành sản xuất thức ăn và đồng thời đa dạng hóa sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc-gia cầm
Tận dụng nguồi phế phẩm vỏ gấc từ các công ty chế biến nông sản và công ty sản xuất dầu gấc nhằm tận dụng tối đa giá trị kinh tế từ cây gấc mang lại
Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải từ vỏ gấc gây ra
Trang 12GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 2
TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về cây gấc
1.1.1 Giới thiệu về cây gấc:
Tên khoa học của gấc là Momordica cochinchnensis (Lour) Spreng
Gấc được trồng ở Việt Nam, các tỉnh phía nam Trung Quốc, một số tỉnh phía bắc nước Úc và ở nhiều nước Đông Nam Á Tên tiếng anh là Baby Jackfruit, Spiny Bitter Gourd, Sweet Guord hay Cochinchin Guord Họ bầu bí Cucurbitaceae, bộ Violales Tên khác: Mộc thiết (Trung Quốc), Margose à piquants (Pháp), Chinese bittercucumber (Anh), Má khâu (Thái), Mắc cao (Lào)
Họ này có 96 giống, 750 loài , được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới nóng ẩm Riêng ở Việt nam có khoảng 30 loài, phổ biến nhất là bầu, bí, mướp, dưa leo, dưa hấu
Hình 1.1 Cây gấc
1.1.2 Đặc điểm hình thái
Gấc là cây sống lưu niên, thuộc họ bầu bí, leo rất cao nhờ tua cuốn mọc từ nách
lá Gấc thường được trồng thành giàn, sống lâu năm (có thể sống 15-20 năm), rễ mập, thân cứng, có cạnh khía, là màu xanh lục sẫm to bằng bàn tay và xòe kiểu chân vịt, mọc so le, bên cạnh cuống lá có mọc các tua cuốn “tay leo” giống dây bí hay dây mướp Hoa mọc ở nách lá, hoa màu trắng hình hoa kèn, đài có màu xanh, hoa đực và hoa cái mọc cùng trên một dây, cũng có khi cây chỉ có hoa đực hoặc chỉ có hoa cái Đây là một loại cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái và cây đực riêng biệt Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15 mét Thân dây có tiết diện góc Lá gấc nhẵn, mọc so le , thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18cm, mặt trên màu xanh lục thẫm, mặt dưới màu xanh nhạt Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính 15–20 cm Vỏ gấc có gai rậm Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi Khi chín quả gấc chuyển từ màu vàng gạch đến đỏ tươi hoặc đỏ thẫm Khối lượng quả phụ thuộc và giống gấc, điều kiện ngoại cảnh, chăm sóc và độ tuổi của cây, trung bình quả
Trang 13GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 3
nặng từ 1,5 – 2,0 kg, có khi quả nặng tới 3kg Bên trong lớp vỏ là lớp thịt vàng, lớp ruột có màu đỏ Hạt gấc dẹt, màu đen, vỏ cứng, xung quanh có nhiều lông tù trông giống như con rùa vì thế mà người ta học là Mộc thiết tử Bao quanh mỗi hạt gấc là một lớp màng màu đỏ đậm, đây là phần được dùng làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong quả gấc
Hình 1.2 Dàn leo của cây gấc
Trang 14GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 4
màu đỏ sẫm mềm dày từ 2 đến 3mm, phía trong màng là hạt gấc, hạt gấc có lớp vỏ cứng màu đen sần sùi dày 0,5 đến 1mm, phía trong vỏ hạt mỏng, màu xám Trung bình một cây gấc có từ 10 đến 100 quả
Theo nguyên cứu của Ishida, B, K và cộng sự thành phần của quả gấc có trọng lượng 772g như sau:
Bảng 1.1 Trọng lượng phân phối của quả gấc tươi (10 quả) [10]
Thành phần quả gấc Khối lượng (g) Tỷ lệ (%)
xơ và một ít dầu trong dầu có chưa một lượng nhỏ carotenoit, thành phần chủ yêu là caroten, còn lại là lycopen
β-Bảng 1.3 Thành phần dinh dưỡng của vỏ gấc (cùi+vỏ)
Thành phần dinh dưỡng Giá trị dinh dưỡng
Trang 15GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 5
Màng gấc là lớp vỏ đỏ bao quanh hạt gấc khi quả gấc chín, là phần quan trọng nhất của quả gấc Từ màng gấc sau khi chế biến ta thu được dầu gấc Tỷ lệ dầu gấc trong màng gấc dao động từ 8 đến 10% Lượng nước chứa từ 20 đến 30% còn lại là xenlulose và tạp chất khác
Hạt gấc phía ngoài có vỏ cứng màu đen chiếm khoáng 10% hạt gấc, bên trong là nhân hạt gấc Trung bình số hạt trong 1 quả gấc là 28 hạt, trọng lượng trung bình của 1 hạt gấc là 4,67g.Theo các nguyên cứu cho thấy, Aoki và cộng sự (2000) đã tìm ra một lượng nhỏ lycopene và beta caroten tồn tại trong lớp vỏ gấc (lycopen 0,9 µg/g và beta caroten 22,1 µ/g) Sau đó Ishida và cộng sự (2004) công bố hàm lượng carotenoid cao hơn nhiều nhưng họ cũng khẳng định rằng không có lycopen và chỉ có vết beta caroten trong vỏ Nhiều công trình nghiên cứu cũng cho thấy trong quả gấc có hàm lượng beta-caroten và lycopen rất cao Nồng độ lycopen có thể lên đến 380 µg/g trong màng hạt, khoảng gấp 10 lần so với các loại rau quả giàu lycopen khác Trong thịt gấc hàm lượng lycopen cao gấp 70 lần so với lượng lycopen trong trái cà chua
Biểu đồ so sánh hàm lượng lycopene trong gấc và các loại trái cây khác
Biểu đồ so sánh hàm lượng beta-caroten trong gấc và các loại trái cây khác
Trang 16GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 6
Theo West and Poortvliet (1993) công bố giá trị beta caroten trong quả gấc 188µg/g Các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu beta caroten chiếm 458µg/g Vien (1995) bằng phương pháp trích ly Theo Vuong và cộng sự (2002) thì hàm lượng beta-caroten thấp hơn nhiều 175 µg/g Theo Aoki và cộng sự (2002) những nghiên cứu sử dụng sắc ký lỏng cao áp thì tìm ra beta caroten thấp hơn
Bảng 1.4 Các nguyên cứu về gấc
Báo cáo Beta carotene (µg/g) Lycopen (µg/g)
Vuong và cộng sự (2006) tái đánh giá và khẳng định rằng lycopen và caroten chủ yếu có trong màng hạt Tran và cộng sự (2007) thì cho thấy quả gấc rất giàu beta-caroten và lycopen, tổng carotenoid dao động từ 3768,3–7516 μg/g
beta-Nhân hạt gấc có chứa 1 lượng lớn dầu béo theo nguyên cứu của Phạm Quốc Long thì
Bảng 1.5 Hàm lượng dầu béo trong nhân hạt gấc
Lượng dầu béo trong
nhân hạt gấc (%) Lượng axit béo no (%) Lượng axit béo không no (%)
Trang 17GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 7
Gấp nếp: trái to, nhiều hạt, gai to, ít gai, khi chín chuyển sang màu đỏ cam rất đẹp Bổ trái ra bên trong cùi (cơm) vàng tươi, bao bọc hạt là màng màu đỏ tươi rất đậm và dày thớ
Gấp tẻ: trái nhỏ hoặc trung bình, vỏ dày tương đối, ít hạt, gai nhọn, trái chín
bổ ra bên trong có cùi màu vàng nhạt, màng đỏ bao bọc hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc hồng không được đỏ tươi như gấc nếp Quả gấc lúc còn non có màu xanh nhạt, quả hình bầu dục xung quanh có nhiều gai to nhọn
Hình 1.4 Hình ảnh gấc tẻ (trái) với gấc nếp (phải)
1.1.5 Khí hậu trồng gấc
Gấc là một cây nhiệt đới và do đó cần nhiệt và độ ẩm Tuy nhiên, sau khi hình thành củ rễ trong khoảng 2 năm, gấc là không dễ dàng bị giết chết và có thể tồn tại một mùa khô kéo dài bằng cách thả khoảng một nửa số lá của nó và sẽ không hoạt động Ở các vùng lạnh, gấc sẽ tồn tại bất cứ nơi nào mặt đất không đóng rắn, và một lớp màng phủ tốt và giảm tưới nước sẽ giúp nó sống sót qua mùa đông ở các vùng lạnh Hệ thống rễ được thành lập và củ rễ sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ trong mùa xuân, tuy nhiên, trong mùa sinh trưởng rất ngắn, các loại trái cây có thể không có đủ thời gian để hình thành hoàn toàn
1.1.6 Đất đai trồng gấc
Gấc không kén đất nhưng để có năng suất cao, người dân cần đào hố trồng có mật độ 4 - 6 m/cây, sâu 40 - 60 cm cùng với 20 - 30 kg phân ải với đất mùn cho 1 hố Việc bón lót có thể tiến hành với 0,5 - 0,6 kg super lân, 30 - 50 g Furadan 3H để ngừa sâu bọ phá hại dễ, bón vôi từ 300 g đến 1 kg vôi/hố Vôi cần được trộn đều với đất ở
Trang 18GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 8
đáy hố trước khi bón phân hữu cơ Gấc không kén đất và chỉ cần một khoảng đất nhỏ
đã có thể trồng được một gốc, một gốc có tuổi thọ 15 – 20 năm, đầu tư rất thấp, nhưng hiệu quả cao Một số vùng trồng gấc xen vải, trồng tận dụng, hoặc trồng ở ruộng cao, bạc màu, làm cọc tre, chăng dây thép cho dây gấc leo, thu nhập cao gấp 2 –3 lần trồng lúa
1.1.7 Thu hoạch và năng suất
Quả gấc bắt đầu thu hoạch và tháng 9, rộ vào tháng 11-12 và tới cuối tháng 1 vẫn còn gấc xanh trên cây Mỗi cây cho trung bình 30-60 quả mỗi năm Gấc trồng từ dây là chủ yếu, nếu trồng từ hạt hạt phải được đồ chín.Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín Một cây có thể cho 30- 60 quả trong một năm Trung bình cần 18-
20 ngày để quả có thể chín từ khi nụ hoa cái xuất hiện Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch được một mùa Do vụ thu hoạch tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 hay tháng 1), nên gấc ít phổ biến hơn các loại quả khác Tuy nhiên một thực tế là năm nào mưa ít thì gấc chín sớm còn năm nào mưa nhiều thì chín muộn Gấc là loại quả chín không đồng đều thường chín theo đợt vì vậy để đảm bảo yêu cầu chất lượng chỉ thu hái gấc khi quả
đã chín đỏ 1/2 quả trở lên, lúc đó màng đỏ bọc ngoài hạt dày và có nhiều chất béo sẽ chiết tách được nhiều dầu và caroten hơn Khi hái nên chọn những ngày nắng dùng dao sắc hoặc kéo bén cắt cuống trái chừa một đoạn dài 8 – 10cm Quả được xếp vào trong sọt, mỗi sọt nặng khoảng 15 – 20kg để tiện vận chuyển.Dưới đáy sọt cứ một lớp quả lại để một lớp rơm rạ giữ cho quả gấc khỏi bị vỡ bẹp, nhất là khi vận chuyển đi xa
Ở Việt Nam, trọng lượng quả khoảng 500- 1600g, một kg gấc bao gồm 190g màng và 130 g hạt, màng hạt khi chín có mùi thơm dễ chịu hoặc không có mùi
1.1.8 Giá trị dinh dưỡng
Gấc được coi là thực phẩm số 1 về hàm lượng β-carotene (trong 100g màng đỏ hạt gấc có tới 38mg β-carotene tương đương với 50.000 đơn vị vitamine A) β-carotene là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa, làm lành mạnh hóa hệ miễn dịch, làm mắt thêm sáng, nhìn thêm tinh
β-carotene khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A Lượng β-carotene của gấc cao gấp đôi cà rốt Dầu gấc được cho là có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể, chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào, có tác dụng dưỡng da Hơn thế, sử dụng dầu gấc thường xuyên, với hàm lượng cao các chất β-carotene, lycopen, tiền vitamin E và các vi chất cần thiết, sẽ là một thực đơn tốt cho người hiếm muộn Còn có thể dùng dầu gấc như một loại thuốc bồi dưỡng cơ thể (cho trẻ em hoặc phụ nữ đang cho con bú) và bổ sung Vitamin A chữa bệnh khô mắt
Trái Gấc đã được tách ra hai phần (bột màu vàng-cam và vỏ hạt đỏ) Các chất chiết xuất từ các loại trái Gấc đã được phân tích carotenoids và α-tocopherol bằng HPLC Kết quả cho thấy rằng lycopene chứa như các hàm lượng cao nhất trong cả lớp
vỏ ngoài của hạt , bột hạt Vỏ hạt (846,84 mg/g) có lycopene nhiều hơn hai lần so với bột (390,15 mg/g) Mặt khác, β-carotene bột (29,43 mg/g) là hơn bảy lần so với lớp
vỏ ngoài của hạt (211,32 mg/g) α-tocopherol được chứa cao hơn trong lớp vỏ ngoài của hạt giống (252,15 mg/g) so với bột (201,60 mg/g) Các chiết xuất và thành phần chính của các loại trái cây Gấc (β-carotene, lycopene và α-tocopherol) được đánh giá hoạt động chống oxy hóa bằng cách sử dụng DPPH và ABTS khảo nghiệm Trong cả hai thử nghiệm khảo nghiệm chất chống oxy hóa, hạt giống áo hạt chiết xuất cho thấy hoạt động mạnh hơn so với chiết xuất bột giấy Lycopene, là hiệu quả hơn so với β-
Trang 19GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 9
carotene, là hoạt động tương tự với α-tocopherol Do Gấc có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ như lycopene, β-carotene và α-tocopherol, nên đề xuất sử dụng loại trái cây này trong chế độ ăn hoặc trong các sản phẩm thực phẩm chức năng để có thể cung cấp các thành phần dinh dưỡng có lợi sức khỏe
Lycopen có nhiều trong trái cây có màu đỏ như gấc, hàm lượng lycopen đã được kết luận cao gấp 70 lần cà chua Một số nghiên cứu dịch tễ học của Mỹ về tác dụng của lycopen cho thấy ở những vùng người dân ăn nhiều loại trái có chứa lycopen thì tỷ
lệ ung thư ống tiêu hóa (dạ dày, trực tràng, kết tràng…) thấp hơn những vùng người dân ăn ít hoặc không ăn Tỷ lệ chết vì ung thư cũng giảm tới 50%
Trong một nghiên cứu kéo dài 12 năm trên một nhóm đối tượng ăn ít nhất hai lần nước sốt cà chua/tuần, cho thấy nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt giảm 35% Tác dụng này còn mạnh hơn ở những người ung thư đang tiến triển Lycopen còn có tác dụng trong điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, hạ huyết áp, rối loạn lipid máu, chống khô mắt,
mờ mắt…Dầu gấc cũng dùng bôi vết thương, vết bỏng, giúp chóng lên da non và liền sẹo Trong quả gấc còn có Lycopen thực vật trong gấc có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sẩn … có các dụng dưỡng da, bảo
vệ da, giúp cho da luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng.Do trái gấc không để lâu được, nên có thể chế biến thành dầu gấc để dành dùng dần Dầu gấc có thể thay thế màu điều khi chế biến món ăn, vừa tiện lợi vừa bổ dưỡng Chữa chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hóa các tế bào biểu bì ở một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại): Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40
độ, bọc trong một cái túi nylon
Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu
Bảng 1.7 Bảng Hàm lượng Beta-caroten (trong 100g thực phẩm ăn được)
Tên thực phẩm Beta-caroten (mcg) Tên thực phẩm caroten
Trang 20GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 10
1.1.9 Thành phần hóa học và lợi ích từ quả gấc đem lại
Gấc với lợi ích sức khỏe về tuyến tiền liệt có liên quan đến hàm lượng lycopene cao Lycopene đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và trong điều trị BPH Gấc đã chứng minh một số tính chất chống ung thư chống lại bệnh ung thư khác, tuy nhiên Trong một nghiên cứu được công bố trong Sinh học và Dược phẩm Bulletin, các nhà khoa học báo cáo rằng một loại protein tinh khiết từ hạt gấc cho thấy hoạt động chống khối u cổ tử cung mạnh mẽ chống lại con người, thận, và các tế bào ung thư phổi tế bào nhỏ (Chuethong 2007) nghiên cứu khác cho thấy một chiết xuất nước gấc có hiệu quả chống lại ung thư ruột kết ở chuột Gấc lợi ích sức khỏe trái cây kết hợp với nó là mức độ cao của beta-carotene không chỉ tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và tầm nhìn khỏe mạnh mà còn tăng cường sản xuất tinh trùng Cả hai thành phần lycopene và beta-carotene đã chứng minh khả năng làm giảm nguy cơ đau tim, và zeaxanthin cung cấp bảo vệ chống lại tia cực tím tác động cho đôi mắt
Còn đối với gia súc, gia cầm gấc được dùng làm thức ăn trong chăn nuôi đem lại kết quả rất tốt, các luận án sau đại học của các nhà nghiên cứu đã bảo vệ thành công và được đánh giá rất cao trong việc cho gấc vào cho gà, vịt, lợn và tăng hàm lượng perotein trong lòng đỏ trứng và cái màu sắc của cái lòng đỏ trứng nó đậm hơn lô gà không ăn được gấc và gấc đó hoàn toàn thay thế cho các phẩm màu xu đăng mà người Trung Quốc vẫn cho vào thức ăn chăn nuôi Nếu cho phẩm màu vào thì dễ gây độc thức ăn và con người sẽ phải ăn phải, nhưng nếu dùng gấc thì không những tăng cái sức đề kháng cho đàn gà, đàn vịt nó không bị mắc bệnh, không bị dịch, không bị toi…
mà số lượng trứng gà đẻ cũng tăng lên, chất lượng của lòng đỏ trứng cũng được tăng lên rất nhiều Trong việc nuôi cá, nuôi lợn, tất cả các loại thức ăn gia súc khác àm cho gấc vào đều trở nên tuyệt vời với công tác chăn nuôi ngăn chặn được dịch bệnh, ngăn chặn được tác hại đến sức khỏe của con người sau khi sử dụng những sản phẩm của chăn nuôi Gấc, những chất oxy hóa sẽ giúp cho động vật, phòng được các bệnh, bảo
vệ tất cả những tổ chức, cơ quan trong cơ thể Từ đó, khả năng kháng bệnh, đặc biệt là miễn dịch rất cao, khả năng phòng chống bệnh rất tốt
Trang 21GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 11
Theo Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa trong các phần khác nhau (vỏ, thịt, màng hạt và hạt) của quả gấc Do Jittawan Kubola và cộng sự nguyên cứu Food Chemistry, 2011
Ba bộ phận khác nhau của quả gấc (gồm: vỏ, thịt và màng hạt) đã được phân tích thành phần hóa học (chủ yếu là các hợp chất lycopen, β-caroten, lutein và các hợp chất phenolic) và hoạt tính chống oxy hóa Kết quả cho thấy, màng hạt gấc có chứa hàm lượng lycopen và β-caroten cao nhất, trong khi đó, vỏ quả chứa nhiều lutein nhất Hai acid phenolic chính là: acid hydroxybenzoic và acid hydroxycinnamic, cũng được phát hiện và định lượng Acid gallic và acid p-hydroxybenzoic được phát hiện trong tất
cả các phần (vỏ, thịt, màng hạt) Acid ferulic và acid p-hydroxybenzoic là các thành phần quan trọng trong phần thịt quả gấc Myricetin là flavonoid duy nhất tìm thấy trong tất cả các bộ phận sử dụng Apigenin có mặt chủ yếu trong thịt quả (đỏ), trong khi rutin và luteolin có nhiều trong màng hạt Dịch chiết các bộ phận khác nhau của quả gấc cũng thể hiện khả năng chống oxy hóa khác nhau trong cùng phương pháp thử Dịch chiết màng hạt cho giá trị FRAP đạt cao nhất Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết vỏ và thịt quả cao nhất khi quả chưa chín, trong khi dịch chiết của phần hạt tăng dần cho đến khi quả chín Hàm lượng phenolic tổng số và flavonoid tổng số của
vỏ và thịt quả giảm dần trong quá trình chín của quả (quả chưa chín > quả chín) và kèm theo đó là sự giảm dần hoạt tính chống oxy hóa, ngoại trừ phần hạt quả gấc Thành phần acid béo và carotenoid trong quả gấc do betty k Ishida và cộng sự nguyên cứu Journal of Agricultural and Food Chemistry, 2004
Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích thành phần acid béo và carotenoid trong quả và hạt gấc Hàm lượng carotenoid được phân tích bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sử dụng cột C30 và phương pháp phân tích đồng phân cis, trans của các carotenoid chính Kết quả cho thấy trong màng hạt gấc có chứa 1342 µg trans- 204
µg cis-, và 2227 µg lycopen tổng số; 597 µg trans-, 39 µg cis-, và 718 µg β-caroten tổng số; và 107 µg α–caroten/g Vỏ quả giữa chứa 11 µg trans-, 5 µg cis-β-caroten/g, hàm lượng rất nhỏ α–caroten và không phát hiện thấy lycopen Màng hạt gấc chứa 22% acid béo về khối lượng, bao gồm acid oleic (32%), palmitic (29%), linoleic (28%) Hạt chứa acid stearic (60.5%), linoleic (20%), oleic (9%), và palmitic (6%), một số khác ở dạng vết như acid arachidonic, cis-vacenic, linolenic, và palmitoleic, eicosa-11-enoic, và eicosa-13-enoic
β-Caroten (tiền vitamin A)
Màng hạt gấc cho dầu gấc chứa lượng β-Caroten rất cao β-Caroten là một tiền chất của vitamin A Khi uống β-Caroten, dưới tác dụng của men carotenase có trong gan và thành ruột, β-Caroten được chuyển thành vitamin A Vitamin A rất cần cho cơ thể, có ảnh hưởng tới sự chuyển hóa lipid, nguyên tố vi lượng và photpho Nó duy trì
sự hoàn chỉnh của tổ chức biểu mô như da và niêm mạc Đôi với động vật, tăng cường khả năng, miễn dich, tăng trưởng nhanh
β-Caroten
Bản thân β-Caroten cũng là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng dọn sạch các gọc tự do (các nguyên tử và phân tử ở trạng thái không ổn định, có hoạt tính hóa học rất cao) và các sản phẩm oxy hóa độc hại do các gốc tự do sinh ra, giúp cơ thể khỏe mạnh kéo dài tuổi thanh xuân và tuổi thọ, có thể nói chất Caroten như cái chổi quét rác trong cơ thể do đó giúp khử các gốc tự do trong cơ thể, có nhiệm vụ “quét dọn” thường xuyên các sản phẩm oxy hóa không những làm cho cơ thể bị già nhanh mà nó
Trang 22GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 12
còn tham gia gây nhiều bệnh hiểm nghèo như xơ vữa động mạch, thoái hóa thần kinh, đục thủy tinh thể mắt, bệnh Alzheimer viêm nhiễm, ung thư, ,giảm LDL cholesterol, ngăn ngừa các bệnh mãn tính,ung thư, tim mạch,
Lycopene
Về công thức của lycopene là một chuỗi dài cấu trúc phân tử, gồm có 13 nối đôi, nhiều hơn tất cả các carotenoids nào khác Với nhiều nối đôi như thế, lycopene được kiểm nghiệm là rất hữu hiệu trong việc ngăn chặn các gốc tự do và các oxy đơn trong cơ thể của con người, một cách rất có hiệu quả hơn cả β-Caroten và còn hơn cả những carotenoid nào khác
Lycopene có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sần … có các dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng,phòng chống ung thư và các bệnh tim mạch…
Màng của hạt gấc có hàm lượng lycopene 380 mg/g, gấp mười lần so với trái cây giàu lycopene đã được biết như trái ổi,hàm lượng lycopene trong thịt gấc là 2.227 mg/g gấc tươi
Vitamin A
Vitamin A tồn tại trong tự nhiên gồm 2 dạng:
Retinol: dạng hoạt động của vitamin A, nó được đồng hoá trực tiếp bởi cơ thể
Tiền vitamin A: nó chính là một tiền chất của vitamin A được biết đến nhiều dưới tên β-Caroten Tiền chất này được chuyển hoá bởi ruột thành vitamin A để cơ thể có thể sử dụng
Vitamin A tham gia vào sự tạo chất rhodopsin, một chất nhạy cảm với ánh sáng, tồn tại trong các que võng mạc, giữ vai trò quan trọng đối với thị giác lúc hoàng hôn
Vitamin A kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc
tự do hoạt động kìm hãm của nó với các gốc tự do cũng dẫn đến ngăn chặn được một
số bệnh ung thư
Vitamin A còn là yếu tố cần cho sự sinh trưởng Phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh có nhu cầu vitamin A lớn hơn người thường Vitamin A có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể, chống nhiễm khuẩn ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em và bệnh nhân lao phổi Vitamin A và dầu gấc có tác dụng làm lành các vết loét, vết thương và vết bỏng 1ml dầu gấc có 30mg caroten tương ứng với 50.000 đơn vị quốc tế vitaminA Trong dầu gấc vitamin A cao gấp 1.8 lần so với dầu gan cá thu, gấp 15 lần so với củ cà rốt và gấp 68 lần so với cà chua
Acid linoleic (omega 6), acid linolenic (omega 3)
Acid béo omega-3 (acid béo đa chưa bão hòa ở vị trí chuỗi carbon n-3), acid béo omega-6 (acid béo đa chưa bão hòa ở vị trí chuỗi carbon n-6) là những chất béo thiết yếu cho hoạt động của cơ thể nhưng cơ thể lại không thể tự sản xuất được nó
Giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực, đặc biệt đối với trẻ em, đề phòng một số bệnh tim mạch, huyết áp, xơ vữa động mạch do điều hòa chuyển hóa, giảm cholesterol trong cơ thể, bệnh ngoài da, các rối loạn, thoái hóa thần kinh trung ương, bệnh Alzheimer sa sút trí tuệ ở tuổi trung niên và miễn dịch
Vitamin E
Vitamin E tổng hợp có công thức là dl - alpha tocopherol, gồm 8 đồng phân nhưng chỉ có 1 đồng phân giống vitamin E thiên nhiên là d - alpha tocopherol (chỉ
Trang 23GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 13
chiếm 12,5%), vì vậy tác dụng của vitamin E tổng hợp thấp hơn so với loại có nguồn gốc thiên nhiên
Vitamin E là một trong những chất nằm trong nhóm vitamin và cũng tuân theo chức năng của nhóm vitamin là tham gia vào các phản ứng của cơ thể với vai trò xúc tác, giúp cơ thể chuyển hóa Như vậy, tuy vitamin E không phải là một chất tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa của cơ thể nhưng lại có tính chất góp phần rất quan trọng trong quá trình này, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, chống lại sự sản xuất dư thừa gốc tự do, chống lại quá trình chết tế bào, kìm hãm quá trình lão hóa, giúp da tóc mịn màng , ngoài ra còn có nhiều tác dụng khác giúp nâng cao chất lượng sống của con người như : xúc tiến sự tuần hoàn của máu huyết, tăng cường thể lực, giải trừ mê ̣t mỏi,giảm chất béo xấu, tăng cường chất béo tốt, khử chất béo trong máu, giảm chứng nghẽn ma ̣ch tı́ch tụ, chứng nhồi máu cơ tim (myocardial infarction), và chứng nhồi máu não (cerebral infarct), chứng xơ cứng động ma ̣ch (arteriosclerosis), viêm tı̃nh
ma ̣ch tı́nh huyết khối (thrombophlebitis)…
Acid béo no là nguyên nhân làm tăng loại cholesterol xấu (LDL-cholesterol), là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch.Nhưng thực tế acid stearic khi vào cơ thể lại dễ chuyển hóa sang thành acid oleic (là acid béo một nối đôi rất có ích)l à acid béo không bão hòa, rất có lợi cho sức khỏe, làm giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-cholesterol
Acid oleic (omega 9)
Là một axít béo có một nối đôi được tìm thấy trong nhiều động và gấc Công thức: C18H34O2 (hay CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH ) Theo IUPAC, tên của axít oleic là axít cis-9-octadecenoic (cis-9-octadecenoic acid), và tên ngắn gọn là 18:1 cis-
Lutein
Thành phần hóa học trong vỏ gấc có chứa rất nhiều hàm lượng lutein nhất, ngoài
ra còn có nước, xelulose và lúc quả gấc còn xanh thì đây là phần giàu vitamin A nhất Khi gấc chín, một phần vitamin A từ phần vỏ màu vàng này sẽ chuyển vào phần hạt phía trong, tuy nhiên phần còn lại chưa trong vỏ gấc vẫn còn rất nhiều Hơn nữa phần
vỏ gấc vàng này còn chứa nhiều DHA
Trang 24GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 14
Lutein, một sắc tố tự nhiên màu vàng cam thuộc một trong hai nhóm carotenoid,
có trong nhiều loài động, thực vật khác nhau Lutein là một trong những carotenoid có nhiều ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm nhờ có màu vàng cam rất đẹp và khả năng chống oxy hóa khá mạnh, do đó, sản phẩm chứa lutein
có nhu cầu ngày càng tăng trong thị trường carotenoid quốc tế
1.2 Tổng quan tình hình gấc Việt Nam
1.2.1 Tình hình sản lượng gấc Việt Nam
Ở miền Bắc Việt Nam, phong trào trồng gấc trong những năm gần đây đã hình thành và phát triển mạnh mẽ Khoản 18 tỉnh thành có trồng gấc theo quy mô hộ gia đình, trồng phân tán và rải rác Diện tích canh tác nhiều và tập trung ở tỉnh Hải Dương với diện tích canh tác khoảng 500ha, Thái Bình trên 100ha, Bắc Giang diện tích còn lại khoảng 120ha, Hưng Yên diện tích khoảng 200ha, các tỉnh còn lại ở Phía Bắc (Tuyên Quang, Điện Biên, Nam Định, Hà Nội, Thanh Hóa,…) khoảng 150ha Tại Hải Dương, năm 2005 đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất thu mua quả gấc hàng hóa tập trung làm nguyên liệu sản xuất viên nang mềm dầu gấc, áp dụng công nghệ tiên tiến sản xuất viên nang mềm dầu phục vụ cho thị trường trong nước và ngoài nước” do Công Ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương thực hiện Dự án tiến hành điều tra khảo sát tình hình trồng gấc của 24 xã của 4 huyện có diện tích trồng gấc nhiều trong tỉnh: Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà và Tứ Kỳ đã xác định: Trong 2.091 hộ điều tra thì có 1.624 hộ trồng gấc với tổng diện tích trồng gấc là 8,892 ha Gấc được trồng chủ yếu trên đất tận dụng trong vườn, chỉ một số hộ dân trồng trên đất nông nghiệp chuyên canh Trong 1.624 hộ trồng gấc có: 1.611 hộ trồng gấc nếp (chiếm 69%), 335 hộ trồng gấc tẻ (chiếm 21%), 174 hộ trồng gấc lai và một số giống gấc khác (gấc đá, gấc chôm, chiếm 10% còn lại) Sản lượng gấc thu hoạch 164,27 tấn, năng suất thu hoạch bình quân là 18,85 tấn/ha, trong đó huyện Thanh Hà có năng suất thu hoạch cao nhất là 19,97 tấn/ha, huyện Nam Sách có năng suất thu hoạch thấp là 18,21 tấn/ha
Ở các tỉnh miền Nam Việt Nam, ở đồng bằng sông Cửu Long cây gấc đã có từ lâu đời nhưng không được trồng tập trung Năm 2004 ở Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã
có doanh nghiệp ngành dược thường xuyên thu mua gấc đã góp phần hình thành những vườn chuyên canh gấc Tại miền Nam, dây gấc có quả quanh năm Dọc theo sông Tiền trồng gấc rất tốt, có dây gấc lâu năm gốc to đường kính đến 15-20cm Trên diện tích 5m2 dây gấc có thể cho 100-200 quả/năm Hiện tại cây gấc đang rất được khuyến khích trồng
Kết luận: Sản lượng gấc Việt Nam đang ngày càng tăng, với các dự án đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ, của nhà nước thì chắc chắn sản lượng gấc không chỉ dừng ở con số đó mà còn tăng mạnh hơn nữa trong những năm tới
1.2.2 Tiềm năng cây gấc Việt Nam
Hiện nay, gấc có tiềm năng rất lớn tại Việt Nam và được các công ty, doanh nghiệp, nhà nước tạo nhiều điều kiện phát triển Công ty Đông Dương đã tiến hành kí hợp đồng với hơn 50 hộ nông dân của 11 xã trên địa bàn huyện là: xã Tiến Sơn, Trường Sơn, Cư Yên, tân Vinh, Hợp Thanh, Nhuận Trạch, Cao Răm, Hợp Hòa, Hòa Sơn, Liên Sơn và thị trấn Lương Sơn tỉnh Hòa Bình với tổng diện tích là 60,63ha Hộ
ít trồng khoảng trên dưới 1000m2, hộ nhiều tới 7 ha ước tính sản lượng vụ đầu đạt từ
15 tấn /ha Tại tỉnh Bình Phước, Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh cho biết: “Gấc có thể trồng từ 2 sào trở lên, chi phí thấp, sâu bệnh ít và kỹ thuật chăm sóc đơn giản Trung tâm sẽ đứng ra làm trọng tài trong việc
Trang 25GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 15
ký kết hợp đồng giữa Công ty gấc Tây Nguyên với người nông dân; đồng thời kiểm tra, quản lý quá trình sản xuất, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân” Giai đoạn 2015 -
2016, trung tâm dự kiến triển khai trồng khoảng 100 - 150ha gấc, hia thành các cụm nông dân và có kỹ sư của trung tâm phụ trách theo dõi, hỗ trợ Đây là cơ hội để nông dân Bình Phước đa dạng hóa cây trồng, nhất là đối với những nông hộ có diện tích canh tác ít nhằm tăng lợi nhuận” Thông qua dự án phát triển gấc của Công ty CP Nông Nghiệp Đông Phương, hiện nay khu vực miền Nam gồm các tỉnh có diện tích trồng gấc là: Tây Ninh 170ha, Long An 30ha, Tiền Giang 20ha, Đồng Nai 17ha, Đăk Nông 67ha
Bảng 1.8 Thông kê Gấc nguyên liệu được tổng hợp từ năm 2008:
Kết luận: Vì gấc có gia trị dinh dưỡng rất lớn, còn với khí hậu nhiệt đới, thiên nhiên ưu đãi diện tích trồng gấc của cả nước đang ngày cành tăng, các doanh nghiệp chế biến gấc ngày càng mở rộng và phát triển, tiêu thụ ngày càng nhiều về số lượng gấc, vì vậy đồng thời cũng đặt ra vấn đề về môi trường vì một lượng lớn phế phẩm vỏ gấc hằng ngày được thải ra
1.2.3 Tính cấp thiết của nguyên cứu đề tài:
“Công ty cổ phần thực phẩm xuất nhập khẩu Bắc Giang (BAVECO) nằm trên địa bàn xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nơi có vùng cây ăn quả đặc sản nổi tiếng là vải thiều Mỗi năm công ty chế biến trên 200.000 tấn vải thiều tươi để đóng hộp xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ Ngoài ra, công ty còn tham gia chế biến gấc tươi ở dạng thô sang dạng tinh dầu Mỗi ngày công
ty sản xuất cần từ 15- 20 tấn vải tươi, và 10 – 15 tấn gấc quả; do vậy phế phẩm thải ra ngoài gồm vỏ, hạt chiếm từ 40 – 60% đều là chất thải hưu cơ từ thực vật” Trích “Báo cáo sản xuất của công ty cổ phần thực phẩm xuất nhập khẩu Bắc Giang”
Vỏ trái gấc bề ngoài giống như vỏ mít nhưng gai nhọn, màu trắng ngà, mềm, xốp như dưa gang chín Vỏ trái gấc chiếm tỷ lệ 63% Giả sử một xí nghiệp mỗi ngày chế biến 10 tần gấc tươi thì có 6.3 tấn vỏ gấc phế thải, một gánh nặng về rác thải hữu cơ sẽ
đi vào môi trường sinh thái Từ đó cho thấy được lượng phế thẩm từ quả gấc thải ra
Năm Số doanh nghiệp kinh doanh về sản phẩm gấc Sản lượng tiêu thụ gấc (tấn) Diện tích canh tác quy đổi (ha)
Trang 26GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 16
môi trường mới số lượng rất lớn, đòi hỏi có một giải pháp đưa ra để giải quyết lượng rác thải hữu cơ này
1.3 Tổng quan về thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam
1.3.1 Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm Việt Nam
Trong những năm gân đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã phát triển đáng kể Kể
từ năm 1990 đến nay ngành chăn nuôi có hướng phát triển tương đối ổn định với tốc
độ tăng trưởng bình quân đạt đến 5,27% năm Chăn nuôi gia cầm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất 15 năm qua Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng rõ rệt, từ 3,5% năm trong các giai đoạn 1990-1995 lên đến 6,7% năm trong giai đoạn 1996-2000
và trong các năm còn lại đă tăng lên tới 9,1% năm Chăn nuôi lấy thịt là hình thức phổ biến nhất ở nước ta Tổng sản lượng thịt hiện nay đạt 2 triệu tấn các loại, trong đó thịt lợn chiếm tới 76% Hơn 90% thịt lợn và trên 60% thịt gia cầm sản xuất ở các nông hộ được tiêu thụ trên thị trường nội địa Bên cạnh tình hình chăn nuôi lấy thịt, chăn nuôi
bồ sữa cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây và không chỉ cung cấp sưa tươi cho tiêu thụ mà còn cung cấp cho các nhà máy chế biến sữa Số lượng bồ sữa tăng từ 11.000 con năm 1990 lên gần 80.000 con năm 2004, trong đó, bò cái sinh sản có khoảng 50.000 con, bò sữa xấp xỉ 40.000 Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn tồn tại một số vấn đề
Thứ nhất, quy mô trang trại quá nhỏ Xu hướng phát triển các trang trại lợn công nghiệp quy mô lớn là lực lượng xuất khẩu chính Số lượng các trang trại này tăng mạnh từ năm 1996 đến nay Năm 2003 cả nước có khoảng 2.000 trang trại chăn nuôi Mặc dù vậy, tỉ lệ trang trại chăn nuôi còn nhỏ, chỉ chiếm 2,9% trong tổng số trang trại các loại của cả nước và phần lớn trang trại tập trung ở vùng Đông Nam Bộ Tỉ lệ nông dân nuôi trên 11 con lợn chiếm chưa đến 2% Phần lớn nông dân chỉ nuôi dưới 3 con lợn Thứ hai, năng suất nuôi lấy thịt của Việt Nam còn tương đối thấp và tăng chậm trong vòng 10 trở lại đây Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng thịt tính trên đầu con chỉ đạt 7,7%/năm Đây là tỷ lệ áp dụng giống cải tiến thấp và chăn nuôi tận dụng (sử dụng thức ăn thừa, thức ăn xanh, nguyên liệu thô)
Ngoài ra, xu hướng đang phát triển mạnh trong ngành chăn nuôi đó là sản xuất sản phẩm hữu cơ sạch, các sản phẩm hữu cơ hiện được coi là xu thế tiêu dùng thông minh Thực phẩm hữu cơ động vật có nghĩa là vật nuôi được nuôi lớn tự nhiên, không dùng chất kích thích tăng trưởng, ngoại trừ trường hợp kháng sinh để chữa bệnh Chính vì vậy cần lựa chọn các nguồn thức ăn sạch cho gia súc, gia cầm đang là vấn đề đặt ra
1.3.2 Thị trường ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm
Ngành chế biến thức ăn gia súc ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh từ đầu thập
kỷ 90 đặc biệt từ năm 1994 đến nay Do tác động tích cực của chính sách đổi mới, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nên các nhà kinh doanh đã phát triển mạnh vào ngành công nghiệp này Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua Nếu năm 1992, tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi mới đạt 65.000 tấn đến năm 2000 đạt 2.7.00.000 tấn và 2004 đạt 3.400.000 tấn đạt mức độ tăng trưởng bình quân 33,9% năm Tỷ lệ thức ăn chăn nuôi công nghiệp với tổng nhu cầu về lượng thức ăn tinh cho vật nuôi cũng tăng đáng kể, nếu năm 1992 tỷ lệ này mới chỉ đạt 1.2% thì đến năm 1995 con số đã là 13% và năm 2003 vươn lên trên 30% Nhu cầu về thức
ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm tăng bình quân 10-15% mỗi năm và năm 2003 đang ở mức xấp xỉ trên 8 triệu tấn Trong khi sản lương thức ăn hiện mới chỉ đạt trên 3
Trang 27GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 17
triệu tấn/năm do vậy mới đáp ứng được khoảng 32-35% nhu cầu Như vậy, tiềm năng phát triển ngành thức ăn công nghiệp là rất lớn Chính vì vậy, những năm qua ngành thức ăn công nghiệp chế biến thức ăn gia súc phát triển mạnh cả về số lượng và máy cũng như chủng loại thức ăn gia súc, gia cầm Cơ cấu, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cũng rất đa dạng về công suất thiết kế, nhỏ nhất là 120 tấn/năm và lớn nhất 540.000 tấn/năm Gần 2/3 máy có công suất dưới 10.000 tấn/năm nhưng chỉ sản xuấy được 8,1% tổng số lượng thức ăn có 12 nhà máy (8,7%) có công suất trên 100.000 tăn/năm nhưng sản xuất tới 58,6% tổng số công suất của toàn quốc Những nhà máy này tuy có số lượng không nhiều nhưng lại chiến ưu thế về vốn đầu tư mở rộng sản xuất, công nghệ tiên tiến và tính chuyên nghiệp trong kinh doanh cao nên đã làm tăng
tỷ trọng sản lượng Chỉ có số ít các nhà máy lớn chiếm tỷ trọng lớn lượng thức ăn gia súc nên không tránh khỏi hiện tượng độc quyền và điều này đã ảnh hưởng tới giá của thức ăn chăn nuôi
Hình 1.5 Cơ cấu ác nhà máy thức ăn theo hình thức sở hữu
Còn về nguyên liệu nhập khẩu ngày càng tăng, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 2/2016, nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như lúa mì tăng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 139,94% và tăng 96,48% đạt 703,4 nghìn tấn, trị giá 159,6 triệu USD; đậu tương giảm 20,32% về lượng và giảm 34,78% về trị giá, tương ứng với 196 nghìn tấn, trị giá 79,5 triệu USD và ngô đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 250,6 triệu USD, tăng 2% về lượng nhưng giảm 12,61% về trị giá so với cùng kỳ Cho thấy Việt Nam tuy là một đất nước nông nghiệp, xuất khẩu lúa gạo đứng trong “top” đầu thế giới nhưng Việt Nam lại thường xuyên chi hàng tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu nguyên liệu thức
ăn chăn nuôi, điển hình là mặt hàng ngô và đậu tương Theo dự kiến của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Việt Nam chỉ tự túc được khoảng 40% nguyên liệu chế biến thức ăn công nghiệp còn 60% là nhập khẩu
Hình thức sở hữu phổ biến hiện nay là tư nhân/ công ty TNHH (53,6%), sau đó là
sở hữu nhà nước (23,2%) và công ty nước ngoài/liên doanh (16,7%), thấp nhất là hình thức cổ phần (6,5%) Nếu so sánh với kết quả điều tra năm 1999 thì không biến động nhiều đối với hình thức sở hữu nướ ngoài mà có sự giảm tỷ lệ sở hữu tư nhân xuống còn 53,6%, gia tăng ở hình thức sở hữu liên doanh và nước ngoài và nhà nước Mặc dù
số lượng nhà máy nước ngoài có tỷ trọng không lớn trong tổng số nhà máy nhưng lại chiếm tới 61,9% tổng sản lượng thức ăn công nghiệp (3.063 ngàn tăn/năm) Ngược lại,
Trang 28GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 18
khối tư nhân có tỷ trọng nhà máy lớn nhất nhưng cũng chỉ chiếm 21,3% tổng sản lượng (1054,5ngàn tấn/năm), số còn lại là do khối nhà nước và cổ phần (16,8% sản lượng tương ứng với 830,5 ngàn tấn/năm) Điều này càng chứng tỏ năng lực, khả năng cạnh tranh yếu của các doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp nước ngoài với các sản phẩm thức ăn nổi tiếng như CP, Con Cò, AF, Cargill… Ngành công nghiệp thức ăn chan nuôi bị chi phối mạnh bởi một số công ty liên doanh và nước ngoài Các công ty trong nước có năng lực cạnh tranh yếu hơn nhiều so với các công
ty liên doanh và nước ngoài khác Hiện nay, Việt Nam cũng đã có một số nhà máy chế biến thức ăn có quy mô lớn,dây truyền hiện đại nhưng nhìn chung các công ty/nhà máy tư nhân, quốc doanh trong nước vẫn còn yếu Do đặc thù khách hàng của ngành thức ăn gia súc nói chung và của công ty nói riêng, sản phẩm của ngành khác với những ngành khác, sản phẩm sản xuất phục vụ đại đa số đối tượng là những người chăn nuôi ở nông thôn với trình độ nhận thức của họ còn rất hạn chế về kiến thức xã hội cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi cho mình.Tuy nhiên lại dễ mất lòng tin vì thế khi xây dựng và đưa ra các chính sách về quản trị kênh cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề này
Kết luận: Tình hình thức ăn gia súc, gia cầm trong nước còn phụ thuộc nhiều vào các công ty nước ngoài, các nguồn thức ăn nhập khẩu dẫn đến giá thành thức ăn gia súc, gia cầm cao, không đáp ứng đủ cho số lượng gia súc, gia cầm Việt Nam, người nông dân chăn nuôi không đáp ứng được chất lượng sản phẩm, dẫn đến thu nhập với lợi nhuận thấp Vấn đề đặt ra cần tìm một giải pháp nguồn nguyên liệu thức ăn rẻ, nhiều nhưng vẫn đáp ứng đủ giá trị dinh dưỡng và thành phần sinh học để cung cấp cho gia súc, gia cầm
1.3.3 Thức ăn gia súc, gia cầm
Thức ăn gia súc, gia cầm mà gia súc, gia cầm ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức
ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…, những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho gia súc, gia cầm theo đường miệng, đảm bảo cho gia súc, gia cầm khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài
Nguyên liệu sử dụng trong thức ăn gia súc, gia cầm bao gồm:
a Thức ăn thô khô: tất cả các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng được cắt phơi khô, các loại phụ phẩm nông nghiệp phơi khô… loại thức ăn này có hàm lượng xơ cao, hàm lượng xơ thô > 18% và tương đối nghèo dinh dưỡng, như:
Cỏ khô họ đậu, hòa thảo: pangola, stylo…
Phụ phẩm công nông nghiệp: giây lang, cây lạc, thân cây ngô, rơm lúa, bã mía, bã dứa, vỏ gấc… phơi khô
b Thức ăn xanh: tất cả các loại rau, cỏ trồng, cỏ tự nhiên cho ăn tươi Thức ăn xanh chứa 60 – 85% nước, đôi khi cao hơn Chất khô trong thức ăn xanh có hầu hết cái chất dinh dưỡng cần thiết cho gia súc, gia cầm Chúng chứa protein dễ tiêu hóa, giàu vitamin, khoáng đa lượng, vi lượng ngoài ra còn chứa nhiều hợp chất sinh học như: rau muống, bèo hoa dâu, lá bắp cải, su hào, cỏ voi, cây ngô non, cỏ ghine…
c Thức ăn giàu năng lượng: Loại thức ăn dùng tương đối phổ biến cho gia súc, gia cầm Đặc điểm chung của nhóm này là chứa nhiều protein, chất béo, các nguyên tố
Trang 29GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 19
khoáng đa lượng, vi lượng, giàu tinh bột, đường và hàm lượng xơ thấp, dễ tiêu hóa Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô < 20%, xơ thô 70% TDN như:
Các loại hạt ngũ cốc: ngô, gạo, cao lương…
Rỉ mật đường, dầu, mỡ…
Phế phụ phẩm của ngành xay xát: cám gạo, cám mỳ, cám ngô…
Các loại củ, quả: sắn, khoai lang, khoai tây, bí đỏ…
d Thức ăn ủ xanh
Cây ngô tươi, cỏ voi ủ xanh
Các loại rau ủ chua
e Thức ăn bổ sung khoáng: có hàm lượng các chất khoáng cao để tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác
Bột xương, bột vỏ sò, bột đá vôi, bột CaCO3…
Các chất khoáng vi lượng: FeSO4, CuSO4, MnSO4…
f Thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng
Nấm men, tảo biên, vi sinh vật…
Thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật: bột cá, bột thịt, sữa bột…
Hiện nay thức ăn gia súc, gia cầm có hai dạng chủ yếu dùng trong chăn nuôi là thức ăn ủ chua vàthức ăn phối trộn dạng viên Ngoài ra còn có thức ăn phối trộn dạng bột, nhưng dốc nhiều nhược điểm nên thức ăn dạng bột đã dần bị thay thể bởi thức ăn gia súc, gia cầm dạng viên
1.3.3.1 Thức ăn gia súc, gia cầm dạng ủ chua
Ủ chua (còn gọi ủ silô hay ủ xanh) là một quá trình làm giảm độ pH đến giá trị
mà tại đó thức ăn có thể không bị hư hỏng Do pH thấp nên khối ủ có mùi vị chua nên người ta gọi là ủ chua Hiện nay có hai phương pháp ủ chua: Ủ chua axit và ủ chua vi sinh vật Ủ chua axit là quá trình làm giảm pH nhờ thêm vào trong thức ăn một số axit
vô cơ, ví dụ axit phôtphoric, sulphuric, clohydric hay hữu cơ, ví dụ như axit phoocmic, propionic…hoặc là kết hợp giữa vô cơ và hữu cơ Trong khi đó, ủ chua vi sinh vật là quá trình làm giảm độ pH khối ủ nhờ vi sinh vật (chủ yếu là tồn tại trong tự nhiên), trong đó nhóm chính là vi khuẩn lên men lactic
Nhược điểm lớn của quá trình lên men trong đề tài này: mất mát xảy ra trong quá trình ủ chua thức ăn qua nhiều công đoạn: thu hoạch, khi đem ủ, lên men và mất do rò
rĩ qua chất thải Mất qua thu hoạch chủ yếu ở giai đoạn phơi khô Càng kéo dài thời gian phơi khô càng mất nhiều dinh dưỡng Ví dụ, lượng vật chất khô mất đi khoảng 6% sau 5 ngày phơi và 10% sau 8 ngày Chất dinh dưỡng mất chủ yếu là cacbohydrat
Trang 30GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 20
dễ tan trong nước và protein do thủy phân thành axit amin Mất dinh dưỡng trong giai đoạn hô hấp mô bào hay nói cách khác là do khối ủ tiếp xúc không khí phụ thuộc vào
bề mặt khối ủ và mức độ yếm khí Vì vậy, diện tích bề mặt khối ủ cần phải nhỏ Mất dinh dưỡng trong quá trình lên men vi sinh vật phụ thuộc vào con đường lên men Lên men do clostridia và enterobacteria mất nhiều dinh dưỡng hơn lên men lactic Ước tính mất mát chất khô do lên men vào khoảng 5% Mất chủ yếu qua khí CO2, hydro và amoniac.Chất thải đặc (effluent) từ khối ủ được hình thành mang đi nhiều chất dinh dưỡng Đây là mất mát lớn nhất Lượng chất thải từ khối ủ phụ thuộc lớn vào độ ẩm thức ăn đem ủ Ví dụ, độ ẩm thức ăn đem ủ 85% thì lượng vật chất khô mất 10%
Hình 1.6 Gấc ủ chua
1.3.3.2 Thức ăn gia súc, gia cầm phối trộn dạng viên
Thức ăn phối trộn dạng viên là một loại phối trộn đồng nhất của nhiều loại thức
ăn khác nhau được phối hợp theo các công thức lập được từ các kết quả nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo dinh dưỡng hoàn chỉnh cho vật nuôi cho ra thành phần là dạng viên có kích thước phù hợp đáp ứng nhu cầu vật nuôi Trên thế giới thức ăn viên chiếm 60 - 70% tổng lượng thức ăn hỗn hợp sản xuất
Ưu điểm của thức ăn dạng viên
Thức ăn viên khi cho gia súc ăn giảm được lượng thức ăn rơi vãi Lượng thức
ăn rơi vãi so với thức ăn bột giảm 10 - 15% Giảm được thời gian cho ăn, dễ cho ăn
Ví dụ: Ở gà thời gian cho ăn thức ăn bột chiếm 14 % và thức ăn viên 5% trong 12 giờ nuôi Gà tây thời gian cho ăn thức ăn bột chiếm 19% và thức ăn viên 2% trong 12 giờ nuôi
Làm tăng hiệu quả lợi dụng thức ăn, giảm tiêu hao năng lượng khi ăn.Thức ăn viên còn tránh được sự lựa chọn thức ăn, ép con vật ăn theo nhu cầu dinh dưỡng đã định.Vitamin tan trong dầu mỡ oxy hóa chậm hơn
Thức ăn viên còn làm giảm được không gian dự trữ, giảm dung tích máng ăn,
dễ bao gói, dễ vận chuyển và bảo quản lâu không hỏng Ví du: khi làm sắn viên thu gọn thể tích được 25%, giảm số lượng bao bì Thức ăn khi cho gia súc ăn không bụi, tránh được những triệu chứng bụi mắt, bệnh đường hô hấp Tác động cơ giới, áp suất, nhiệt trong quá trình ép viên đã phá vỡ kết cấu của lignin và cellulose làm cho tỷ lệ tiêu hóa tinh bột, xơ tăng
Nhiệt độ, áp suất trong quá trình ép viên đã tiêu diệt phần lớn vi sinh vật, nấm mốc, meo và một số mầm bệnh Thức ăn viên khi cho cá ăn không bị hòa tan trong
Trang 31GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 21
nước nhanh như thức ăn bột Thức ăn viên phù hợp với tập tính ăn của vịt, không bị dính mỏ như khi ăn thức ăn bột, tránh hao phí thức ăn
Hình 1.7 Thức ăn gia súc gia cầm dạng viên
1.3.3.3 Tại sao thức ăn dạng viên có nhiều ưu thế hơn thức ăn dạng bột
Khi quan sát tập tục ăn uống của vật nuôi,quan sát thấy, trong 1 ngày với gà ăn cùng một lượng thức ăn ở dạng viên cũng như ở dạng bột nhưng thời gian ăn hết lượng thức ăn dạng bột lâu hơn thức ăn dạng viên Một con gà 20-28 ngày tuổi một ngày ăn thức ăn dạng bột được 38 gam, ăn thức ăn dạng viên được 37 gam; thế nhưng, thời gian để ăn lượng thức ăn dạng bột đó tiêu tốn 103 phút, trong lúc đó, ăn thức ăn viên chỉ 37 phút Nhật Bản cũng nghiên cứu tập tục ăn của lợn, nhận thấy, trong 24 giờ, 80-90% thời gian trong ngày là lợn nằm yên, thời gian ăn chiếm 5-20%; ăn thức ăn dạng bột, hết 252 phút, ăn dạng viên chỉ 128 phút Từ những nghiên cứu, dẫn đến kết luận là cho ăn thức ăn dạng viên thì con vật tiết kiệm được năng lượng vận động, thu nhặt và tiêu hoá thức ăn (năng lượng tiết kiệm này sẽ chuyển hoá thành năng lượng sản phẩm thể hiện dưới dạng cho tăng trọng cao hơn) Vì lý do này, năng lượng thuần của thức
ăn dạng viên cao hơn năng lượng thuần của thức ăn dạng bột
Dung tích thùng chứa thức ăn ít hơn, gọn hơn so với thức ăn dạng bột, vì thức ăn viên nén chặt (cùng một khối lượng nhưng thể tích thức ăn viên nhỏ hơn)
Thức ăn viên thuận tiện cho hệ thống cơ giới hoá và tự động hoá khâu phân phối thức ăn, vì thức ăn viên dễ trôi chảy hơn hẳn thức ăn dạng bột Cho gà ăn thức ăn dạng bột, gà có tập tính chọn ăn những mảnh to, và do các thành phần đều được nghiền mịn,
gà không chọn ăn được nên có thể bị thiếu chất dinh dưỡng Ngược lại, trong thức ăn viên, các thành phần dinh dưỡng không rời nhau, nên cho gia súc ăn thức ăn viên, thì bảo đảm được đủ dinh dưỡng) Thức ăn viên an toàn về vệ sinh hơn (nhờ nhiệt độ cao trong quá trình tạo viên tiêu diệt được một số vi khuẩn gây bệnh, nhất là Salmonella), còn khử được một số "chất kháng dinh dưỡng "
Kết luận: Dựa vào dữ liệu trên, chính vì những ưu điểm và lợi ích từ thức ăn gia súc, gia cầm dạng viên đem lại, nên đề tài này tôi quyết định làm thức ăn gia súc, gia cầm phối trộn dạng viên dùng vỏ gấc để đưa ra một giải pháp tối ưu, tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng từ quả gấc để tăng hiệu suất chăn nuôi Sau đây là tổng quan về thức
ăn gia súc, gia cầm dạng viên
Trang 32GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 22
1.3.4 Sự ra đời thức ăn phối trộn dạng viên
Sau thể giới thứ II, thị hiếu của người chăn nuôi đối với việc sử dụng ngũ cốc làm thức ăn gia súc có thay đổi Trong lý luận nuôi dưỡng động vật nuôi cũng có nhiều quan điểm mới Người ta đã nghĩ đến việc dùng các sản phẩm hóa học, sinh hóa học
và vi sinh vật nhằm thực hiện ý muốn về một loại thức ăn chứa đầy đủ các dinh dưỡng chất cần thiết và có thể sử dụng như là một chế phẩm có tác dụng bổ sung và hoàn thiện giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm trồng trọt rẻ tiền
Thức ăn dạng viên xuất hiện chưa lâu trên thị trường Việt Nam, và người chăn nuôi Việt Nam cũng mới làm quen với nó, thức ăn viên thực ra đã được sử dụng gần nửa thế kỷ, và bắt đầu từ những người nuôi gà ở Anh Ở miền Nam, người chăn nuôi
sử dụng thức ăn viên sớm hơn ở miền Bắc (chỉ mới có giữa những năm 80, sau khi xây dựng nhà máy thức ăn Hương Canh) Thời kỳ đó, có quan niệm không đúng, cho rằng
do thức ăn chất lượng kém, mới cần đem ép viên (nên người chăn nuôi nghi ngờ, khó chấp nhận) Qua hiện tượng này, càng thấy khi trình độ chăn nuôi còn thấp, thì việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất không phải dễ Ngày xưa, thức ăn viên được sản xuất dưới 2 dạng: dạng viên và dạng mảnh Ngày nay, với thiết bị và công nghệ chế biến mới, sản xuất thức ăn viên lấn át sản xuất thức ăn mảnh (thức ăn mảnh hầu như bị lãng quên)
Việc nuôi dưỡng gia súc, gia cầm giờ đây đòi hỏi một thức ăn hoàn chỉnh, tức là một phối trộn các thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật vi sinh vật, khoáng vật và các sản phẩm tổng hợp khác nhằm đáp ứng đầy đủ nhất cho nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, cả về số lượng lẫn chất lượng Việc chế biến một loại thức ăn như vậy với quy mô công nghiệp đã hình thành nên ngành sản xuất chế biến thức ăn phối trộn Một ngành sản xuất độc lập và chuyên môn hóa, các loại thức ăn phối trộn được sản xuất ra
là những sản phẩm phức tạp, là những công trình tập thể của những chuyên gia thuộc các ngành khác như sinh vật học, chăn nuôi phối trộn, toán học và kinh tế học Nghiên cứu tìm ra được thức ăn phối trộn là một trong những thành tựu khoa học kỹ thuật lớn nhất của ngành chăn nuôi trong những năm sau chiến tranh
Ở nước ta, việc sử dụng thức ăn phối trộn cũng được phổ biến khá sớm Sự phát triển của nền nông nghiệp tư sản ở miền nam cũng đã hình thành hàng loạt các xí nghiệp chế biến thức ăn phối trộn với phần lớn thực liệu nhập từ các nước, chủ yếu là
Mỹ Từ sau 1975 đến nay, chúng ta đã thiết lập được hàng loạt các xí nghiệp, nhà máy chế biến thức ăn gia súc từ trung ương đến cấp tỉnh Một số huyện, thậm trí một số xã, cũng đã xây dựng được các vùng chuyên môn hóa thức ăn gia súc để đảm bảo cung cấp đầy đủ và thường xuyên cho việc chế biến, mặt khác là do chưa chủ động cân đối được các thực liệu bổ sung, các dưỡng chất vi lượng như axit, amin, vitamin, các chất khác như kháng sinh, hormon, chất khoáng ôxi hóa
Gần đây theo khuynh hướng chung, công nghiệp thức ăn gia súc của nước ta cũng chú ý đến việc chế biến thức ăn phối trộn thành thức ăn viên Mặc dầu vậy, bên cạnh đó việc nghiên cứu các loại thực ăn phối trộn hoàn chỉnh cho từng vùng sinh thái nông nghiệp ở nước ta chưa được quan tâm đầu tư đến
1.3.5 Công thức phối trộn thức ăn gia súc, gia cầm dạng viên:
1.3.5.1 Khái niệm:
Công thức phối trộn thức ăn gia súc, gia cầm dạng viên là tỉ lệ về phần tram khối lượng cảu từng nguyên liệu có trong hỗn hợp sản phẩm để sản phẩm đạt các giá trị về dinh dưỡng, ngoại quan và tinh chất theo tiêu chuẩn đề ra
Trang 33GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 23
Muốn xây dựng khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm một cách khoa học và hợp lý chúng ta cần biết:
Nhu cầu của gia súc, gia cầm về các chất dinh dưỡng: năng lượng, protein, axit amin, hàm lượng xơ, canxi, photpho
Biết thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn dự kiến sẽ sử dụng trong khẩu phần
Dựa vào các tiêu chuẩn thức ăn cho gia súc, gia cầm của nước ta cũng như các tài liệu của nước ngoài chúng ta có thể xác định nhu cầu của gia súc về các chất dinh dưỡng
Yêu cầu về ngoại quan đối với thức ăn gia súc-gia cầm dạng viên:
Hình dạng, màu sắc, mùi vị: 67Thức ăn hỗn hợp hình dạng bên ngoài phải đồng nhất, không có hiện tượng nhiễm sâu, mọt Màu sắc phải phù hợp thành phần nguyên liệu chế biến, phải có màu sáng Mùi vị phụ thuộc vào nguyên liệu phối trộn Thức ăn tốt có mùi thơm dễ chịu trái lại thức ăn không còn tốt - đã ngã màu, có mùi mốc, chua
mm không quá 5% hoặc lọt hết qua mặt sàng 3 mm Nghiền trung bình: Lượng thức ăn còn lại trên mặt sàng 3 mm không quá 12% hoặc lọt hết qua mặt sàng 5 mm Nghiền thô: Lượng thức ăn còn lại trên mặt sàng 3 mm không quá 35% hoặc còn lại trên mặt sàng 5 mm không qúa 5%
Các chỉ tiêu đánh giá giá trị dinh dưỡng Để xác định thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp cũng như của các nguyên liệu chế biến phải gửi mẫu thức ăn đến các phòng phân tích thức ăn của các trường đại học, các viện nghiên cứu Điều cần lưu ý là các kết quả phân tích có đúng hay không phụ thuộc vào việc lấy mẫu phân tích có đại diện và đúng quy định hay không
Kết luận: Đối với đề tài “Nguyên cứu quy trình tận dụng vỏ gấc làm thức ăn gia súc, gia cầm” để chọn đối tượng gia súc, gia cầm, tôi chọn về gia cầm đại diện là gà và
sẽ làm theo các tiêu chuẩn thức ăn cho gà và gia súc đại diện là lợn và làm các tiêu chuẩn cho thức ăn cho lợn
1.3.5.2 Nhu cầu và chỉ tiêu thức ăn đối với gia súc (lợn)
Theo TCVN 1547 : 2007 Thức ăn chăn nuôi – Thức ăn hỗn hợp cho lợn
Bảng 1.9 Các chỉ tiêu cảm quan đối với thức ăn hỗn hợp cho lợn
1 Hình dạng bên ngoài Dạng bột hoặc dạng viên
2 Màu sắc Màu sắc đặc trưng của sản phẩm
3 Mùi Mùi đặc trưng của sản phẩm, không có mùi mốc, mùi hôi và mùi lạ khác
4 Vật ngoại lai sắc cạnh Không được có
Trang 34GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 24
Các chỉ tiêu lý-hóa và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho lợn, được quy định trong bảng
Bảng 1.10 Các chỉ tiêu lý-hóa và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho lợn
Tên chỉ tiêu
Mức Lợn con
tập ăn
và sau cai sữa (Pre-Starter)
Lợn thịt Lợn sinh sản Giai
đoạn khởi động (Starter)
Giai đoạn lợn choai (Grower)
Giai đoạn
vỗ béo (Finisher)
Lợn nái chửa (Gestati
ng sow)
Lợn nái nuôi con (Lactati
ng sow)
Đực giống làm việc (Boar)
2.Năng lượng trao
đổi (Kcal/kg) 3200 3100 2900 2900 2800 3000 2950 3.Hàm lượng
protein thô (%) 18,0 16,0 14,0 12,0 13,0 15,0 15,0 4.Hàm lượng lysin
tổng số (%) 1,10 1,00 0,80 0,60 0,50 0,80 0,80 7.Hàm lượng Ca
(%) 0,80-1,10 0,60-0,95 0,50-0,90 0,50-0,90 0,75-1,05 0,75-1,05 0,75-1,00 8.Hàm lượng
1.3.5.3 Nhu cầu và chỉ tiêu thức ăn đối với gia cầm (gà)
Theo TCVN 2265:2007 Thức ăn chăn nuôi – Thức ăn hỗn hợp cho gà
Yêu cầu cảm quan
Bảng 1.11 Các chỉ tiêu cảm quan đối với thức ăn hỗn hợp cho gà
1 Hình dạng bên ngoài Dạng bột, dạng viên hoặc dạng mảnh
2 Màu sắc Màu sắc đặc trưng của sản phẩm
3 Mùi Mùi đặc trưng của sản phẩm, không có mùi mốc, mùi hôi và mùi lạ khác
4 Vật ngoại lai sắc cạnh Không được có
Trang 35GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 25
Bảng 1.12 Các chỉ tiêu lý-hóa và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho gà thịt
Tên chỉ tiêu
Mức
Gà lông trắng 1) (Hybride broilers) (Colour feather broiler) Gà lông mầu 2)
Gà con (Starter)
Gà dò (Grower) Gà vỗ béo (Finisher)
Gà con (Starter)
Gà dò (Grower)
Gà
vỗ béo (Finisher)
1.3.5.4 Thành phần dinh dưỡng của một số lại nguyên liệu
Bảng 1.13 Thành phần dinh dưỡng của một số loại nguyên liệu sử dụng trong TĂCN
Tên nguyên
liệu ẩm Độ Protein thô NLTĐ (kcal) Xơ thô (%) Khoáng TS (%) Ca (%) (%) P
Trang 36GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 26
Bột vỏ trứng 1.50 5.50 0.60 91.50 36.00 0.15
Trang 37GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 27
Bảng 1.14 Khuyến cáo về tỷ lệ tối đa của một số nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp cho gia cầm (Singh, Panda, 1988)
Tên thức ăn Tỉ lệ tối đa (%) Tên thức ăn Tỉ lệ tối đa (%)
Thức ăn giàu năng lượng
Thức ăn giàu protein
- Khô dầu đỗ tương 40 - Bột thịt - xương 5
Ngoài ra còn phải quan tâm đến giá thành của nguyên liệu, giúp nguyên liệu có giá trị mà giá thành phù hợp
1.3.5.5 Phương pháp xây dựng công thức phối trộn thức ăn gia súc-gia cầm dạng viên:
Phương pháp này áp dụng tính toán cho các khẩu phần thức ăn chỉ bao gồm một vài nguyên liệu thức ăn đạm và yêu cầu tính một vài chất dinh dưỡng chủ yếu trong khẩu phần Các phương pháp kinh điển được sử dụng để xây dựng khẩu phần như: Phương pháp thử -sai (trial - error), phương pháp hình vuông Pearson, phương pháp lập phương trình đại số Các phương pháp có chung các bước như sau:
Trang 38GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 28
Bước 1: Xác định nhu cầu protein trong hỗn hợp thức ăn giầu đạm Nhu cầu hàm lượng đạm dựa trên cơ sở của một số công ty sản xuất lớn có uy tín, viện chăn nuôi Việt Nam và các cơ sở chăn nuôi nhằm đảm bảo phù hợp với khí hậu và các vùng sinh thái khác nhau; phù hợp với các giống gia súc, gia cầm và từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của con vật
Bước 2: Chọn lựa các nguyên liệu thức ăn để phối trộn hỗn hợp thức ăn đạm Phải biết giá trị dinh dưỡng và giá thành các nguyên liệu thức ăn đó Nguyên liệu thức ăn phải bảo đảm chất lượng tốt và phải phù hợp với từng loại gia súc, đảm bảo tính ngon miệng của con vật
Bước 3: Tiến hành lập công thức phối trộn bằng phương pháp đại số hoặc phương pháp đường chéo hình vuông Pearson
A: Tỷ lệ % protein nhóm thức ăn 1 B: Tỷ lệ % protein nhóm thức ăn 2 C: Tỷ lệ % tiêu chuẩn khẩu phần A-C: Phần thức ăn nhóm 2 B- C: Phần thức ăn nhóm 1 Xác định tỷ lệ giữa nguyên liệu là thức ăn đạm thực vật vật so với khối lượng các nguyên liệu là loại thức ăn đạm động vật Các loại thức ăn này thường sử dụng với tỷ
lệ 2:1 (2 phần thức ăn đạm thực vật và 1 phần thức ăn đạm động vật)
Ấn định một số loại thức ăn giàu protein thực vật hoặc một số loại thức ăn giàu protein động vật
Tính toán giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp dự kiến
Điều chỉnh và bổ sung Dựa vào tiêu chuẩn ăn để điều chỉnh và bổ sung các chất dinh dưỡng cho phù hợp với nhu cầu con vật
1.3.6 Qui trình sản xuất thức ăn phối trộn dạng viên
(Trang tiếp theo)
Trang 39GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 29
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ qui trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm dạng viên
Nguyên liệu thô
Cân
Si lô chứa Máy phối trộn Máy ép viên
Máy làm nguội
Thành phẩm
Phụ gia khác
Nguyên liệu mịn Tách kim loại
Tách kim loại Làm sạch
Làm sạch
Si lô chứa
Si lô chứa Máy nghiền
Máy bẻ viên Phân loại
Đóng bao
Trang 40GVHD: ThS Đào Thanh Khê Trang 30
Nguyên lý làm việc dây chuyền qui trình sản xuất thức ăn dạng viên
Nguyên liệu thô sau kkhi được tách kim loại và làm sạch chưa đạt độ nhỏ cần thiết được nghiền nhỏ bằng máy nghiền Sản phẩm nghiền được cho vào bao để thuận tiện cho việc cân định lượng và nạp liệu vào máy trộn Các thành phần được định lượng bằng cân thủ công và nạp trực tiếp vào trong máy trộn Sau khi trộn xong, sản phẩm thu được là thức ăn hỗn hợp chăn nuôi dạng bột
Để tạo hình viên thức ăn, thức ăn hỗn hợp dạng bột được ép viên bằng máy ép viên kiểu cối vòng con lăn Thức ăn hỗn hợp dạng bột được nạp vào bun ke bằng vít tải đứng Đáy bun ke có bố trí vít tải ngang và có gắn các cánh nạp liệu để cung cấp liên tục hỗn hợp vào máy ép viên Trước khi đưa vào ép bằng cối vòng – con lăn, hỗn hợp được gia ẩm và làm chín Sản phẩm ra khỏi máy ép viên có độ ẩm từ 26 – 18 % và nhiệt độ từ 60 – 800C Băng tải nghiêng sẽ vận chuyển chúng vào buồng sấy để làm khô đến độ ẩm yêu cầu Phía dưới buồng sấy là buồng làm nguội bằng không khí bên ngoài
Sản phẩm thoát khỏi buồng làm nguội nhờ cơ cấu gạt kiểu culit nằm phía dưới buồng làm nguội để rơi vào máy sàng lắc phẳng Sàng lắc phẳng 10 phân sản phẩm ép viên đã được làm khô và thồi nguội thành 3 loại: Loại lớn, loại đạt yêu cầu và loại nhỏ Loại lớn được đưa đi làm nhỏ bằng máy nghiền, để cùng với sản phẩm loại nhỏ đưa trở về ép viên lại Sản phẩm đạt yêu cầu được vô bao để chuyển giao, sử dụng hay lưu kho
1.3.6.1 Làm sạch các tạp chất trong nguyên liệu
Nguyên liệu đưa vào xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc thường lẫn nhiều loại tạp chất khác nhau, hoặc là tạp chất vô cơ, hoặc là tạp chất hữu cơ hay tạp chất sắt Để đảm bảo không ảnh hưởng đến giá trị của thức ăn cũng như an toàn cho máy móc, nhất thiết phải loại bỏ các tạp chất Tuỳ theo nguyên liệu đưa vào xí nghiệp thuộc dạng hạt hay dạng bột mà dây chuyền làm sạch tạp chất phải thay đổi cho thích hợp
Làm sạch tạp chất trong dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc tương đối đơn giản Thường chỉ có thiết bị sàng và nam châm ở những cơ sở sản xuất nhỏ, có thể chỉ bố chí một lớp sàng trước khi nguyên liệu vào vừa chứa tạm thời là đủ
1.3.6.2 Cân nguyên liệu
Để phối hợp đúng công thức, việc cân chính xác nguyên liệu là rất quan trọng, có một số nguyên liệu cần phải nghiền trước khi cân, cân thức ăn bổ sung phải chú ý vì khối lượng nhỏ và đắt tiền
1.3.6.3 Nghiền nguyên liệu
Phần lớn các cấu tử dùng trong công nghiệp thức ăn gia súc thường khác nhau về tính chất vật lý, cũng như về mức độ chuẩn bị cho sản xuất thức ăn Nguyên liệu được chia làm 3 loại :
Nguyên liệu dạng bột (cám, bột lương thực và các loại bột khác ) không cần phải tiếp tục nghiền nữa
Nguyên liệu hạt (hạt lương thực, hạt đậu ) cần phải được nghiền nhỏ thành bột
Nguyên liệu dạng cục (khô dầu, phấn, bắp ngô ) phải được đập sơ bộ và nghiền nhỏ
Mức độ nghiền các sản phẩm làm thức ăn hỗn hợp cho gia súc phụ thuộc vào loại
và tuổi của con vật Và phải nghiền đến độ nhỏ có thể đảm bảo trộn đều các cấu tử