Giám sát hành chính (hay còn gọi là giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước) bao gồm giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan tư pháp và giám sát xã hội (giám sát của các tổ chức chính trị xã hội và các cơ quan báo chí v.v...). Mục đích của giám sát hành chính là phát hiện các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật trong quá trình hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, ngăn ngừa, uốn nắn những sai lầm, lệch lạc, thực hiện mục tiêu quản lý hành chính nhà nước, góp phần hỗ trợ cho hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp. Với vai trò quan trọng đó, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có ý nghĩa hết sức to lớn và cần thiết.
Trang 1MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơquan hành chính nhà nước ở địa phương là một trong những vấn đề có tính lýluận và thực tiễn cấp bách hiện nay, bởi vì:
- Xuất phát từ vị trí, vai trò tầm quan trọng của nền hành chính nhànước và yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước Mục tiêu của Chương trìnhtổng thể cải cách hành chính nhà nước là: Xây dựng một nền hành chính dânchủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoạt động cóhiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩadưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩmchất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đấtnước Đến năm 2010 hệ thống hành chính về cơ bản đã được cải cách phùhợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Từ mục tiêu trên có thể thấy rõ: hoàn thiện pháp luật giám sát hànhchính đối với các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương vừa là nội dungcủa cải cách hành chính, vừa là một trong những biện pháp pháp lý không thểthiếu nhằm thúc đẩy cải cách nền hành chính theo mục tiêu đã xác định
- Giám sát hành chính (hay còn gọi là giám sát hoạt động hành chínhcủa các cơ quan hành chính nhà nước) bao gồm giám sát của cơ quan quyềnlực nhà nước, các cơ quan tư pháp và giám sát xã hội (giám sát của các tổchức chính trị - xã hội và các cơ quan báo chí v.v ) Mục đích của giám sáthành chính là phát hiện các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật trong quátrình hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, ngăn ngừa, uốnnắn những sai lầm, lệch lạc, thực hiện mục tiêu quản lý hành chính nhà nước,góp phần hỗ trợ cho hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp Với vai trò quan
Trang 2trọng đó, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động hànhchính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có ý nghĩa hết sức
hà Điều này làm tiềm ẩn nguy cơ về sự vi phạm pháp luật của đội ngũ cán
bộ, công chức Do đó, đòi hỏi hoạt động hành chính nhà nước phải chịu sựgiám sát chặt chẽ Đến lượt mình, sự giám sát hành chính đó chỉ có thể cóhiệu lực, hiệu quả khi nó được tiến hành theo các quy định của pháp luật Đó
là pháp luật về giám sát hành chính nhà nước Pháp luật này hiện nay cũngnhư pháp luật hành chính nói chung đang còn rất nhiều hạn chế, tồn tại, đòihỏi cấp bách phải hoàn thiện
- Thực tiễn hoạt động hành chính ở nước ta trong những năm qua đãđạt được những thành tựu nhất định song cũng còn không ít những vấn đề tồntại cần phải được cải cách về thể chế hành chính, về bộ máy và đội ngũ cán
bộ, công chức hành chính, đặc biệt là tình trạng cửa quyền, lạm quyền, quanliêu, mất dân chủ hay tình trạng lãng phí, tham nhũng, sách nhiễu nhân dântiếp tục diễn ra nghiêm trọng Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó
có nguyên nhân do pháp luật giám sát hành chính chưa đồng bộ và thiếu cụthể, thiếu thống nhất, chưa xây dựng được cơ chế giám sát, tổ chức và hoạtđộng của cơ quan giám sát, nội dung giám sát và những chế tài của hoạt độnggiám sát Thực tiễn cho thấy, tăng cường hoạt động giám sát phải đi liền với
Trang 3việc giao quyền giám sát cho ai, cơ quan nào là hợp lý cũng như nội dung vàhiệu lực giám sát phải gắn với việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hành chính.
- Về phương diện khoa học pháp lý, giám sát hành chính và pháp luật
về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương là những khái niệm đang còn nhiều cách tiếp cận khác nhau, như vềchủ thể giám sát, đối tượng giám sát và các chế tài giám sát hành chính, đòihỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc hoànthiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chính
Từ những lý do nêu trên, học viên chọn đề tài "Hoàn thiện pháp luật
về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương - từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc" làm luận văn Thạc sĩ Luật học
chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Đề tài được thực hiện
sẽ góp phần phát huy vai trò của pháp luật về hoạt động giám sát hoạt hànhchính của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc, giúp cho các cơquan này thực hiện có hiệu lực, hiệu quả quản lý, thực hiện tốt cải cách hànhchính ở địa phương
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, nghiên cứu về giám sát hành chính đối với cơ quan hànhchính nhà nước được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và tiếp cận dướinhiều góc độ khác nhau Có thể nêu một số công trình tiêu biểu sau:
- Sách chuyên khảo: "Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước" do GS,TSKH Đào Trí Úc và PGS,TS Võ Khánh Vinh đồng chủ biên; "Thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính của Tòa án" của TS Nguyễn Thanh Bình; "Hành chính công" của Học viện Hành chính Quốc gia do
TS Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên và tập thể tác giả là cán bộ nghiên cứu, giảng
dạy của Học viện Hành chính Quốc gia, phát hành năm 2003; "Thể chế dân chủ
và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay" do TS Nguyễn Văn Sáu và GS.
Trang 4Hồ Văn Thông đồng chủ biên; "Một số vấn đề cơ bản về hoàn thiện bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" do GS,TS Nguyễn Duy Gia làm chủ biên; "Hội đồng nhân dân trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước"
do PTS Nguyễn Đăng Dung chủ biên; "Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo Hiến pháp năm 1992" và "Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994" của Phùng Văn Tửu
- Đề tài cấp Bộ: "Nhận thức và thực tiễn vận dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức bộ máy nhà nước trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay)" do Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì; "Tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" do PGS,TS Lê Văn Hòe làm chủ nhiệm, Viện Nhà nước và Pháp luật là cơ quan chủ trì; "Vấn đề nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở nước ta hiện nay" của Viện Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh chủ trì
- Luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ có liên quan: "Nâng cao hiệu lực hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong điều kiện đổi mới
ở Việt Nam hiện nay" của Vũ Mạnh Thông (năm 1998); "Trách nhiệm pháp
lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ luật học của Ngô Hải Phan; "Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam",
Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Văn Kim v.v
Bên cạnh đó còn có một số bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên
ngành như: Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực hiện giám sát đối với cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân" của Đỗ Duy Thường, Tạp chí Mặt trận Tổ quốc, số 22; "Thiếu một cơ chế giám sát hoàn thiện" của Nguyễn Khanh, Báo Pháp luật, số 222, ngày 16 tháng 9 năm 2005;
"Nâng cao hiệu quả giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân đối
Trang 5với bộ máy nhà nước" của Nguyễn Khắc Bộ, Tạp chí Dân vận, số 7, 2005
v.v
Nhìn chung, các công trình nêu trên đã đề cập tới một số khía cạnhcủa hoạt động giám sát quyền lực nhà nước song chưa có công trình nào nghiêncứu một cách toàn diện và hệ thống về giám sát hành chính và pháp luật vềgiám sát hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Do
đó, tiếp thu những kết quả nghiên cứu nêu trên, luận văn nghiên cứu một cách
hệ thống, toàn diện vấn đề hoàn thiện pháp luật về giám sát hành chính hoạtđộng hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương từ thựctiễn tỉnh Vĩnh Phúc
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về giám sát hoạt động hành chínhcủa các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy phạm pháp luật
trực tiếp điều chỉnh hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các chủ thể
có quyền giám sát hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương, gồm: Hội đồng nhân dân, Tòa án nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, cácđoàn thể quần chúng, công dân và cơ quan báo chí Trong đó, luận văn tậptrung vào thực tiễn giám sát hành chính ở Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay
4 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về giám sát hoạt
động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và pháp luật
về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương, đề xuất và luận chứng các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật
về giám sát hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Trang 6- Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ
của luận văn là:
+ Phân tích cơ sở lý luận về giám sát, giám sát hành chính, về kháiniệm, đặc điểm, nội dung cơ bản của pháp luật về giám sát hành chính của các
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, vai trò của nó trong giám sáthành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
+ Phân tích các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt độnghành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
+ Đánh giá thực trạng pháp luật về giám sát hoạt động hành chính củacác cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và thực trạng thực hiện phápluật đó ở tỉnh Vĩnh Phúc
+ Đề xuất và luận chứng quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật vềgiám sát hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là quan điểm của Đảng về cải cáchhành chính nhà nước Bên cạnh đó, luận văn cũng tiếp cận những kết quảnghiên cứu khoa học pháp lý về hành chính học ở nước ngoài
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu của triết học Mác - Lênin, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợpgiữa lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử và cụ thể Ngoài ra,luận văn cũng sử dụng một số phương pháp của các bộ môn khoa học khácnhư luật học so sánh, xã hội học, lý thuyết hệ thống
6 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn có những đóng góp mới sau:
Trang 7- Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về giám sát, giám sát hành chính,pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương
- Đánh giá khái quát thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện phápluật về giám sát hành chính hoạt động hành chính của các cơ quan hành chínhnhà nước ở địa phương qua các giai đoạn hình thành và phát triển của nềnhành chính nhà nước
- Góp phần hoàn thiện pháp luật về giám sát hành chính của các cơquan hành chính nhà nước ở địa phương bằng việc luận chứng các quan điểm,giải pháp hoàn thiện pháp luật đó
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những kết quả của luận văn sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học vàthực tiễn để hoàn thiện pháp luật về giám sát hành chính hoạt động hànhchính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Các quan điểm,giải pháp mà luận văn luận chứng có giá trị tham khảo đối với các cơ quan cóthẩm quyền Đồng thời, luận văn là nguồn tư liệu tham khảo tốt cho công tácnghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn gồm 3 chương và 7 tiết
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH CỦA CÁC
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG
1.1 GIÁM SÁT VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH
1.1.1 Khái niệm giám sát và giám sát hoạt động hành chính của
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Trong điều kiện đổi mới, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, giám sát việc thực hiện quyền lựcnhà nước là yếu tố quan trọng bảo đảm bản chất của nhà nước - một nhà nướcpháp quyền của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhândân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ tríthức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện thắng lợi mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Hoạt động giám sát rất quan trọng như trên song bản thân khái niệmgiám sát lại có nhiều cách hiểu khác nhau:
- Về mặt ngữ nghĩa, từ giám sát được giải thích là "theo dõi, kiểm traviệc thực thi nhiệm vụ" [62, tr 728] Với nghĩa này, thuật ngữ giám sát gầnnghĩa với thuật ngữ kiểm tra, trong đó, kiểm tra là "xem xét thực chất, thực tế"[62, tr 937]
- Nếu nhìn nhận dưới góc độ nhà nước, giám sát lấy đối tượng là việcthực thi quyền lực nhà nước, gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
các cơ quan nhà nước Giám sát "là sự theo dõi, kiểm tra đối với việc thực thi quyền lực nhà nước" Để đảm bảo quyền lực là thống nhất, việc tổ chức và thực
hiện quyền lực nhà nước cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định và
Trang 9cần thiết phải có sự giám sát việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước.Giám sát việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước bao gồm hoạt độnggiám sát của Nhà nước (của các cơ quan trong bộ máy nhà nước) và giám sát
xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúngv.v
Xem xét hoạt động giám sát như trên cho thấy giám sát đối với việc tổchức và hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước không chỉ là giám sát củacác cơ quan nhà nước mà còn là giám sát của toàn bộ hệ thống chính trị, và,chỉ khi nào giám sát được thực hiện trong mối liên hệ mật thiết, hữu cơ vớicác bộ phận của toàn bộ hệ thống chính trị thì mới có hiệu quả Mặt khác, giámsát của nhà nước và giám sát của xã hội đối với việc tổ chức và thực hiện quyềnlực nhà nước có mối liên hệ biện chứng, thống nhất trong một cơ chế giám sát.Mỗi yếu tố - mắt xích trong cơ chế đó gắn kết với nhau nhằm đạt được mụcđích cuối cùng là góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máynhà nước
- Căn cứ vào phạm vi hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước ta cóthể xác định hoạt động giám sát việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước nhưsau:
+ Giám sát đối với hoạt động của các cơ quan dân cử (Quốc hội, Hộiđồng nhân dân);
- Giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước;
- Giám sát đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp
Hoạt động giám sát chỉ có thể đạt được hiệu quả khi đảm bảo đượccác điều kiện nhất định về chính trị, tư tưởng, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tổchức, tâm lý, văn hóa, trong đó điều kiện về chính trị, pháp luật nói chung vàpháp luật về hoạt động giám sát nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng
Trang 10Để đi tới khái niệm giám sát hoạt động hành chính cần tìm hiểu kháiniệm hoạt động hành chính Ở nước ta, hệ thống các cơ quan hành chính nhànước gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan quản lý hànhchính nhà nước ở Trung ương; ở địa phương có Ủy ban nhân dân các cấp vàcác cơ quan quản lý nhà nước của Trung ương đóng trên địa bàn ở địaphương Đó là các cơ quan thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnhvực của đời sống xã hội diễn ra hàng ngày, thường xuyên trên phạm vi cảnước và trên từng địa bàn đơn vị hành chính Các cơ quan nhà nước ở địaphương có vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định,trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương Hiệu quả hoạtđộng của các cơ quan này góp phần quan trọng vào hiệu lực, hiệu quả hoạtđộng của bộ máy nhà nước Đến lượt mình, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được bảo đảm bởi nhiều yếu tố,trong đó có hoạt động giám sát chính các hoạt động của các cơ quan này
Hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phươngđược thể hiện ở việc ban hành các quyết định hành chính, gồm các quyết địnhhành chính quy phạm, quyết định cá biệt, và bằng việc thực hiện hàng loạt cáchành vi mang tính pháp lý, hành vi hành chính khác để tổ chức phục vụ đờisống xã hội, thực hiện lợi ích công cộng ở địa phương Trong nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa, hoạt động hành chính nhà nước của các cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương là hoạt động thực hiện một bộ phận của quyềnhành pháp, cùng với quyền lập pháp của Quốc hội, quyền tư pháp của Tòa ántạo nên quyền lực nhà nước một cách thống nhất Trong quá trình triển khaithực hiện, hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương có đặc điểm như sau:
Thứ nhất, hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương là những hoạt động mang tính quản lý hành chính, trực tiếp đụngchạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân Do đó, các quyết định
Trang 11hành chính và các hành vi hành chính khác của các cơ quan hành chính nhànước phải chính xác, việc ban hành phải theo thủ tục chặt chẽ, việc tuân thủphải nghiêm minh.
Thứ hai, hoạt động hành chính của cơ quan hành chính địa phương có
tính độc lập tương đối so với hoạt động chấp hành của cơ quan này đối với cơquan quyền lực cùng cấp Sự độc lập đó đòi hỏi cơ quan hành chính phải chủđộng, sáng tạo, song lại tiềm ẩn nguy cơ thoát ly khỏi sự giám sát, thậm chí
có tình trạng lộng quyền, lạm quyền, vi phạm pháp luật của cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương
Thứ ba, hoạt động hành chính nhà nước của các cơ quan nhà nước ở
địa phương có tác động lớn đến đời sống xã hội ở địa phương Các hoạt độngnày được đảm bảo bằng nhiều nguồn lực khác nhau như tài chính, cơ sở vậtchất, lực lượng cán bộ, công chức, bộ máy tuyên truyền, lực lượng cảnh sát Đây chính là ưu thế của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong quátrình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
Thứ tư, hình thức hoạt động cơ bản của cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương là ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính, văn bản ápdụng pháp luật Với các hình thức này, cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương thực hiện quản lý hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở địaphương So với hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì hoạt độngban hành văn bản áp dụng pháp luật được được thực hiện nhanh và phạm vivấn đề giải quyết rộng và chiếm phần lớn khối lượng công việc của hoạt độnghành chính Các văn bản này tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của cácđối tượng có liên quan, đụng chạm trực tiếp đến quyền tự do và lợi ích của cánhân Do đó, trong hoạt động này, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phươngluôn đứng trước nguy cơ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhất là banhành văn bản cá biệt thiếu căn cứ và cơ sở pháp lý, thậm chí trái pháp luật dẫnđến xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Trang 12Bên cạnh việc ban hành văn bản, hoạt động hành chính của các cơquan hành chính nhà nước ở địa phương còn được thực hiện dưới hình thức làcác hành vi hành chính Các hành vi hành chính được thực hiện một cáchthường xuyên, liên tục vừa trên cơ sở của luật, của văn bản lập quy, vừa trên
cơ sở của các quyết định hành chính cá biệt hoặc hành vi quản lý của người
có thẩm quyền Hành vi hành chính cũng luôn ẩn chứa nguy cơ vi phạm phápluật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Ngoài ra, hoạtđộng thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo do chính cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương thực hiện cũng là một hình thức đòi hỏi phảiđược vận dụng đúng pháp luật, tiến hành chính xác mới không dẫn tới nguy
cơ vi phạm pháp luật
Thứ năm, phương pháp quản lý hành chính của các cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương được sử dụng chủ yếu là thuyết phục, cưỡng chế, cácphương pháp hành chính và kinh tế Trong việc sử dụng phương pháp quản
lý, nếu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương sử dụng không phù hợpvới quy định của pháp luật, áp dụng sai đối tượng cũng có thể dẫn tới gâythiệt hại cho các đối tượng bị áp dụng, nhất là khi áp dụng phương pháp hànhchính và phương pháp cưỡng chế
Như vậy, với tính chất đa dạng, phức tạp trên, hoạt động hành chínhcủa các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương tiềm ẩn nhiều nguy cơ, cóthể dẫn tới vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích của công dân, của
tổ chức và của Nhà nước, đòi hỏi hoạt động này phải chịu sự kiểm tra, giámsát chặt chẽ cả từ phía các cơ quan nhà nước, và cả từ phía xã hội, của từng cánhân công dân Chỉ khi nào hoạt động giám sát hành chính đối với hoạt độnghành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được thiết lập vàthực hiện thì hiệu quả từ hoạt động hành chính của các cơ quan hành chínhnhà nước ở địa phương mới được thực thi có hiệu quả, sử dụng đúng và cóhiệu quả các nguồn lực của địa phương, tổ chức thực hiện tốt Hiến pháp và
Trang 13pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phát huy dân chủ,góp phần tăng cường hiệu lực của chính quyền địa phương.
Ở nước ta hiện nay, giám sát hoạt động hành chính của các cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương được thực hiện thông qua những hìnhthức sau:
- Giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với hoạt động hànhchính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Đó là hoạt động giám sát
do Hội đồng nhân dân thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ được quy địnhtrong Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Quychế hoạt động của của Hội đồng nhân dân và các văn bản liên quan khác v.v
- Giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện, như giám sátcủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Giám sát của Thanh tra nhân dân Đây là tổ chức giám sát mang tínhnhân dân được tổ chức nhằm giám sát hoạt động của các cơ quan hành chínhnhà nước ở địa phương và hành vi hành chính của các cán bộ, công chứctrong các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
- Giám sát thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân trực tiếp
là qua việc thực hiện thẩm quyền tài phán của Tòa hành chính đối với quyếtđịnh hành chính và hành vi hành chính của cơ quan hành chính hoặc cá nhân
có thẩm quyền ban hành, thực hiện
- Giám sát của các cơ quan báo chí
- Giám sát của công dân Hoạt động này chủ yếu được thực hiện thôngqua việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, thông qua việc thựchiện quy chế dân chủ ở xã, ở cơ quan, doanh nghiệp
Như vậy, giám sát hành chính (giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương) là hoạt động do cơ quan quyền lực nhà
Trang 14nước ở địa phương, Tòa án nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí và công dân thực hiện bằng những hình thức, phương pháp quy định trong Hiến pháp và pháp luật
có nội dung là theo dõi, xem xét, đánh giá, phát hiện kịp thời các quyết định hành chính, hành vi hành chính vi phạm Hiến pháp, pháp luật trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, của các cán bộ, công chức trong các cơ quan này, từ đó ngăn ngừa, uốn nắn, xử lý hoặc kiến nghị xử lý, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tư pháp và công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước.
1.1.2 Đặc điểm của giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Từ quan niệm về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương có thể rút ra một số đặc điểm sau:
- Về mục đích: Giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương nhằm mục đích đảm bảo cho toàn bộ hoạt độngcủa các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cũng như hoạt động củacác công chức trong các cơ quan này đúng theo quy định của pháp luật vềchức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Đây chính là cơ sở đảm bảo cho quyềnlực nhà nước được kiểm soát một cách chặt chẽ, đồng thời bổ sung cho giámsát của Quốc hội, kiểm tra của Đảng đối với các tổ chức đảng trong các cơquan hành chính nhà nước ở địa phương Với mục đích trên, giám sát hoạtđộng hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương gópphần thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ các quyền tự do, lợi ích hợp phápcủa công dân, lợi ích nhà nước và lợi ích của địa phương Đồng thời, giám sáthoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phươngcũng nhằm chống lại sự lộng hành, lạm dụng quyền lực hành chính, phát hiện
và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, lãng phí, vi phạm pháp luật của các
Trang 15cán bộ có chức, có quyền Giám sát hành chính nói chung và giám sát thôngqua hoạt động xét xử của Tòa hành chính nói riêng, với ưu thế của các phánquyết của tòa án được coi là hoạt động giám sát hữu hiệu nhất đối với hoạtđộng hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Hoạt độngcủa Tòa hành chính sẽ làm cho bộ máy hành chính nhà nước nói chung, cơquan hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng nâng cao trách nhiệm, tăngcường kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc racác quyết định và thực hiện các hành vi hành chính, nâng cao trách nhiệm,bổn phận của cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, tôntrọng và bảo vệ quyền tự do, dân chủ, lợi ích hợp pháp của công dân, gópphần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vìdân.
- Về chủ thể giám sát: Giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương được thực hiện bởi chủ thể giám sát là Hộiđồng nhân dân, các cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí của địa phương và côngdân Hiệu quả của hoạt động giám sát hành chính được đảm bảo bằng hiệuquả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhândân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấptỉnh, cấp huyện, cấp xã và các hiệu quả giám sát của các tổ chức thành viêncủa Mặt trận, của các cơ quan báo chí và của công dân
Với những chủ thể nêu trên có thể hình dung được tính đa dạng, phứchợp và đan xen của hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương Đặc điểm về chủ thể giám sát hành chínhnày đòi hỏi phải có sự phân định cụ thể, rõ ràng phạm vi giám sát lĩnh vực hànhchính, sao cho tránh được sự chồng chéo về nhiệm vụ, chức năng giám sát đốivới cùng một đối tượng bị giám sát, phát huy được hiệu quả giám sát nói chung
Trang 16- Về đối tượng giám sát: Đối tượng giám sát chính là hoạt động hành
chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Đây là một hoạtđộng hết sức đa dạng, phức tạp, bởi lẽ, hoạt động hành chính của các cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương là hoạt động quản lý toàn diện các lĩnhvực khác nhau của đời sống xã hội ở địa phương Đây cũng là hoạt độngmang tính quyền lực nhà nước (quyền lực công) có liên quan trực tiếp và gắn
bó với đời sống hàng ngày của nhân dân nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợppháp của nhân dân sống trong địa phương, và do đó phải chịu sự giám sát củanhân dân địa phương Là đối tượng chịu sự giám sát, hoạt động hành chínhcủa các cơ quan hành chính nhà nước có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương là hoạt động quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn rahàng ngày, hàng giờ ở địa phương, đòi hỏi hoạt động này, đặc biệt là ở cấp cơ
sở phải hết sức cụ thể, sát thực Giám sát hoạt động hành chính của các cơquan hành chính nhà nước ở địa phương do vậy phải được đặt trong điều kiệnkinh tế - xã hội của từng địa phương cụ thể, không thể máy móc, áp đặt, vàphải tuân thủ đúng các quy định pháp luật về phân công, phân cấp quản lý nhànước để tránh tình trạng chồng chéo, lấn sân
Thứ hai, hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương nằm trong hệ thống thống nhất các cơ quan hành chính nhà nước từtrung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ Chính phủ là cơ quan hành chínhnhà nước cao nhất thống nhất thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnhvực của đời sống xã hội Tính thống nhất, thứ bậc, thống suốt của các cơ quanhành chính nhà nước nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước Chính
vì vậy hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phươngbên cạnh việc chịu sự giám sát của các chủ thể giám sát nêu trên còn phảithường xuyên chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan hành chính cấp trên Kiểmtra, thanh tra của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, theo hệ thống dọc
Trang 17khác với giám sát của Hội đồng nhân dân, giám sát của Tòa án và giám sát xãhội, song có tác động tích cực đối với chính cơ quan hành chính Tuy vậy, việcnâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý không thể không có hoạt động giám sát.
Thứ ba, hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương là hoạt động trực tiếp tổ chức đời sống xã hội, trực tiếp phục vụ nhu cầucủa xã hội, của nhân dân, đặc biệt là hoạt động của chính quyền cơ sở Đây làcấp gần dân, sát dân nhất; những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dânđược các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương tiếp nhận và trực tiếp giảiquyết Khác với các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương là cơ quan quản
lý trên phạm vi cả nước và chủ yếu tập trung vào việc điều hành các lĩnh vực củađời sống xã hội ở phạm vi chung nhất của đất nước, hoạt động hành chính củacác cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là những hoạt động cụ thể nhằmgiải quyết các vấn đề đặt ra ở địa phương, cơ sở và cũng là khâu dễ phát sinhnhững sai phạm, vi phạm trong tổ chức và hoạt động thực thi quyền lực nhànước theo phân công, phân cấp Chính vì vậy, các hoạt động này cần thiết phảiđược đặt trong sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quyền lực nhà nước, cơquan tòa án, giám sát xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội và của công dân
- Về hình thức và phương pháp giám sát: Với mỗi một chủ thể giám
sát có các hình thức giám sát và phương pháp giám sát đặc thù Do đặc điểm
về chủ thể giám sát và đối tượng giám sát nêu trên mà hình thức và phươngpháp giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương cũng phải linh hoạt, trong đó có sự kết hợp giữa hình thức giámsát mang tính quyền lực nhà nước và hình thức giám sát không mang tínhquyền lực nhà nước (giám sát mang tính xã hội)
Giám sát mang tính quyền lực nhà nước là hình thức giám sát do cơquan nhà nước có thẩm quyền tiến hành đối với hoạt động hành chính của cơquan hành chính nhà nước ở địa phương theo nguyên tắc phân công quyền lực
Trang 18nhà nước do Hiến pháp và pháp luật quy định Đó là hoạt động giám sát củaHội đồng nhân dân với tính cách là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương đối với hoạt động hành chính của cơ quan hành chínhnhà nước ở địa phương, thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, đặcbiệt là thông qua thẩm quyền tài phán hành chính của Tòa án Giám sát xã hội
là hình thức giám sát không phải do cơ quan nhà nước thực hiện mà do Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí vàcông dân thực hiện Loại hình giám sát này có hình thức giám sát là theo dõi,đánh giá, kiến nghị xử lý hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhànước ở địa phương có sai phạm Đây là hình thức giám sát mang tính độc lậptương đối, hỗ trợ đắc lực cho giám sát mang tính quyền lực nhà nước, thể hiệntính đặc thù của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là phương thức quan trọng đểnhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình
Hình thức và phương pháp giám sát hoạt động hành chính của các cơquan hành chính nhà nước ở địa phương là tổng hợp các biện pháp pháp lývới các trình tự, thủ tục cụ thể nhằm đạt được mục đích giám sát Khi thựchiện các hoạt động giám sát, các chủ thể giám sát chỉ được thực hiện các hìnhthức và phương pháp giám sát theo luật định Các hình thức và phương thứcgiám sát được thực hiện một cách thường xuyên bao gồm cả giám sát trước(tiền kiểm) như giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, giám sátviệc lập quy hoạch, kế hoạch hoạt động, giám sát trong quá trình thực hiệnhành vi hành chính và giám sát sau (bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật banhành trái pháp luật, xét xử các đơn khiếu kiện tại tòa hành chính về quyết địnhhành chính và hành vi hành chính) Đặc điểm này cho thấy hình thức vàphương pháp giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhànước ở địa phương mang tính phức hợp, đòi hỏi phải được thực hiện một cáchkhoa học mới đem lại hiệu quả giám sát cao
Trang 191.2 PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH CỦA CÁC
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong giám sát hoạt động hành chính của các chủ thể
có thẩm quyền giám sát đối vói các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có nguồn là các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.
Từ quan niệm trên cho thấy, thông qua việc điều chỉnh quan hệ xã hộiphát sinh từ hoạt động giám sát đối với hoạt động hành chính của các cơ quannhà nước ở địa phương, pháp luật về giám sát hoạt động này xác định rõnhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước trong hoạt độnggiám sát Chính từ đây, pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có những đặc điểm sau:
- Về mục đích:
Pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chínhnhà nước ở địa phương có mục đích chung là điều chỉnh hoạt động giám sát củacác chủ thể có chức năng giám sát đối với hoạt động hành chính của cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương Các quy phạm pháp luật được quy định ngàycàng cụ thể hơn và hoàn thiện hơn nhằm mục đích chung là đảm bảo cho hoạtđộng của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương sử dụng đúng đắn và cóhiệu quả các nguồn lực của địa phương, tổ chức thực hiện tốt Hiến pháp và phápluật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân, phát huy dân chủ, gópphần tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà nước Các quy phạm pháp luật về hoạtđộng giám sát hoạt động hành chính nhà nước của các cơ quan hành chính nhà
Trang 20nước ở địa phương tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể giám sát thực hiện hoạtđộng theo dõi, kiểm tra, đánh giá những hoạt động của cơ quan hành chính nhànước ở địa phương Thông qua hoạt động giám sát phát hiện kịp thời những saiphạm, vi phạm trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương, uốn nắn kịp thời những lệch lạc trong hoạt động quản lý hành chínhnhà nước Vai trò của pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơquan hành chính nhà nước ở địa phương chỉ được bảo đảm khi mà các quy phạmcủa nó cụ thể, thống nhất và đồng bộ, khắc phục được tình trạng vi phạm phápluật, sự lạm quyền của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, đồng thờikịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm xâm hại đến quyền và lợi ích của côngdân, đảm bảo thực hiện dân chủ trong xã hội.
- Về hình thức:
Các quy phạm pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơquan hành chính nhà nước ở địa phương được hình thành từ Hiến pháp - luật cơbản của Nhà nước, trực tiếp là đến là các luật, như Luật Tổ chức Hội đồng nhândân và Ủy ban nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, Luật Báo chí, Luật Thanh tra Bên cạnh các văn bản luật, nguồn chủyếu của các quy phạm pháp luật về giám sát là các văn bản quy phạm pháp luậtdưới luật Đây là một thực tế đã tồn tại nhiều năm ở nước ta, cần phải sớm khắcphục cho phù hợp với yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa, theo đó, cần giảm dần các văn bản quy phạm pháp luật dưới luậtthay bằng văn bản luật; luật phải quy định cụ thể, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ
xã hội, và như thế sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động hết sức quan trọngnày
- Về nội dung:
Các quy phạm pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các cơquan hành chính nhà nước ở địa phương xác định chủ thể giám sát, đối tượngchịu sự giám sát, hình thức, trình tự thủ tục hoạt động giám sát, trách nhiệm
Trang 21pháp lý của các cá nhân, tổ chức đối với hoạt động giám sát Đây là đặc trưngđiển hình của các quy phạm pháp luật về giám sát, thể hiện ở tính cụ thể vàtính xác định chặt chẽ của nó.
1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Nội dung cơ bản của pháp luật giám sát hoạt động hành chính của các
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm những vấn đề cơ bảnsau:
Một là, các quy phạm quy định về chủ thể giám sát.
Các quy phạm quy định về chủ thể giám sát hoạt động hành chính của
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có nguồn trong Luật Tổ chức Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Luật Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan
- Về Hội đồng nhân dân: Tại Điều 1 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định:
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạtđộng của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa ánnhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiệncác nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo phápluật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn
vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương [45]
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân được tiến hành thường xuyên,gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định
Giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm: Giám sát của Hội đồngnhân dân tại kỳ họp; giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân; giám sát củacác ban của Hội đồng nhân dân và giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân
Trang 22Như vậy, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với cơ quanhành chính nhà nước địa phương thể hiện mối quan hệ giữa cơ quan quyềnlực nhà nước ở địa phương với cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhànước ở địa phương Trong mối quan hệ đó cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước Hội đồng nhândân Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước địa phươngđược đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân nhằm đảm bảohiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước một cáchtốt nhất.
- Tòa án nhân dân: Điều 127 Hiến pháp năm 1992 quy định:
Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương,các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơquan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trongtình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặcbiệt ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giảiquyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhândân theo quy định của pháp luật [12]
Giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương thông qua việc Tòa án giải quyết các vụ án hành chính nhằm giảiquyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nướcgiữa công dân với cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện hoạt động chấphành, điều hành và các hoạt động của cán bộ công chức nhà nước trong bộmáy đó Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (năm 1995), Tòa hành chínhđược thành lập trong cơ cấu của Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhândân cấp tỉnh, có quyền và nghĩa vụ kiểm tra và phán quyết tính hợp hiến, hợppháp của các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu kiện.Pháp luật quy định rõ, Tòa án nhân dân xét xử các vụ án hành chính khi:
Trang 23+ Có sự khiếu kiện của công dân, tổ chức đối với quyết định hành chínhhay hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, côngchức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống.
+ Có quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại trực tiếp đếnquyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan nhà nước hay tổ chức chínhtrị, chính trị - xã hội
+ Có tranh chấp giữa cơ quan công quyền và công dân, tổ chức đã xảy
ra và những tranh chấp ấy không thuộc thẩm quyền xem xét của cơ quan hànhchính nhà nước hay của tòa án nào khác
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy
định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là:
Tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cánhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc,các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ
sở chính trị của chính quyền nhân dân Mặt trận phát huy truyềnthống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinhthần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyềnnhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng củanhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêmchỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật,giám sát hoạt động của cơquan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước
Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chứcthành viên hoạt động có hiệu quả [42]
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay có 32 thành viên, trong đó ĐảngCộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận, và có
Trang 245 thành viên là các tổ chức chính trị - xã hội, gồm Tổng Liên đoàn lao độngViệt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữViệt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc theo quy định của pháp luật
là hoạt động giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểmtra, thanh tra của Nhà nước, bảo đảm cho bộ máy nhà nước trong sạch, vữngmạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đángcủa nhân dân
Hoạt động giám sát của Mặt trận được thực hiện theo ba hình thức:động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát; tham gia hoạt động giám sátvới cơ quan nhà nước và trực tiếp giám sát thông qua các hình thức hoạt độngnhư: tổng hợp ý kiến của nhân dân và các thành viên của Mặt trận kiến nghịvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, biểu dương, khen thưởng người tốt,việc tốt, kiến nghị xem xét, giải quyết, xử lý những trường hợp vi phạm phápluật Pháp luật cũng quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổchức tạo điều kiện để Mặt trận thực hiện quyền giám sát Khi nhận được kiếnnghị của Mặt trận thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xemxét, trả lời trong thời hạn theo quy định của pháp luật
Điều 12 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã khẳng định vai trò củaMặt trận trong lĩnh vực giám sát như sau:
Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là giámsát mang tính chất nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra,thanh tra của Nhà nước, góp phần xây dựng, bảo vệ Nhà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động cóhiệu lực, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân[42]
Trang 25Điều này cho thấy, pháp luật về giám sát hoạt động hành chính của các
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đã ghi nhận vai trò giám sát mangtính xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là nhu cầu cần thiết của hoạt độngkiểm soát quyền lực nhà nước, bên cạnh các hình thức kiểm tra, thanh tra,giám sát khác của Nhà nước
- Giám sát của Ban Thanh tra nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát, phát
hiện, kiến nghị và khi cần thiết được giao nhiệm vụ kiểm tra những vụ việcnhất định Nội dung giám sát của Ban Thanh tra nhân dân là giám sát, kiểmtra việc thực hiện chính sách, pháp luật nhà nước tại địa phương, đơn vị, cơquan mình Do đó, Ban thanh tra nhân dân có vai trò quan trọng trong hoạtđộng giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương, đảm bảo cho các cơ quan này chịu sự giám sát mang tính nhândân (tính xã hội)
Điều 1, Luật Thanh tra năm 2004 quy định: "Ban thanh tra nhân dângiám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tốcáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân cótrách nhiệm ở xó, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,doanh nghiệp nhà nước" [46] Ban thanh tra nhân dân được tổ chức như sau:
+ Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở xó, phường, thị trấn do Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xó, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, chỉđạo hoạt động
+ Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở ở cơquan, đơn vị, doanh nghiệp đó hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động
Như vậy, Ban thanh tra nhân dân là một chủ thể giám sát đối với hoạtđộng hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
Trang 26- Giám sát của các cơ quan báo chí: Báo chí có khả năng chuyển tải
thông tin đến với các tầng lớp nhân dân, với ba chức năng quan trọng: chứcnăng thông tin, chức năng tạo dư luận xã hội và chức năng nâng cao dân trí,đáp ứng nhu cầu giải trí của các tầng lớp nhân dân Hiện nay, báo chí đã pháttriển thành bốn loại hình khác nhau là báo in, báo nói, báo hình và báo điện
tử Điều 3 Luật Báo chí quy định các loại hình báo chí gồm:
Báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báonói (chương trỡnh phỏt thanh), bỏo hỡnh (chương trỡnh truyềnhỡnh, chương trỡnh nghe - nhỡn thời sự được thực hiện bằng cácphương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên
mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số
Việt Nam, tiếng nước ngoài [43]
Với tính đại chúng của báo chí, khả năng và nhiệm vụ giám sát mangtính xã hội đối với hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhànước ở địa phương là hết sức quan trọng Bởi lẽ, đối tượng giám sát của báochí hướng tới phục vụ nhu cầu thông tin cho công chúng; công chúng dễ tiếpcận với các loại hình báo chí một cách nhanh nhất, ổn định nhất và liên tụcnhất Như vậy, báo chí là diễn đàn của nhân dân, tạo công luận, hướng dẫncông luận, khích lệ, truyền bá một tư tưởng, phản ánh khách quan hoạt độnghành chính Do đó, trong hoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơquan hành chính nhà nước ở địa phương thì báo chí được coi là chủ thể quantrọng, là công cụ đóng vai trò tư vấn, phản biện, giám sát hoạt động hànhchính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
- Công dân là chủ thể giám sát hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Hiến pháp nước ta quy định Công dân
Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam không phân biệt gái trai,
giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo (Điều 49) Bên cạnh đó, Hiến pháp cũng quy
Trang 27định: "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảoluận những vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quannhà nước khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân" (Điều 53) [12] Ở Việt Nam,công dân có quyền giám sát trực tiếp và và giám sát gián tiếp Quyền giám sáttrực tiếp được nhân dân tự mình thực hiện Quyền giám sát gián tiếp đượcthực hiện thông qua cơ quan dân cử và đại biểu dân cử là Quốc hội, đại biểuQuốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân
Luật Khiếu nại tố cáo hiện hành quy định về quyền khiếu nại, tố cáocủa công dân, coi đây là một hình thức quan trọng trong việc giám sát hoạtđộng hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Thôngqua hoạt động khiếu nại, tố cáo, công dân thực hiện quyền làm chủ của mìnhđồng thời tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương,góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, loại trừ những biểu hiện quan liêu,hách dịch, sách nhiễu quần chúng của cán bộ, công chức, tạo sự ổn định chínhtrị, xã hội, phát huy sức mạnh nội lực của nhân dân trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhờ có các khiếu nại tố cáo của công dân
mà cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nắm được ý chí, nguyện vọngcủa nhân dân, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và các thiệt hại
do hoạt động hành chính gây ra để có các biện pháp kịp thời ngăn chặn vàkhắc phục hậu quả, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân
Bên cạnh Luật Khiếu nại tố cáo, Quy chế Mặt trận Tổ quốc Việt Namtham gia giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư còn xác định:nhân dân có quyền phát hiện, kiến nghị, xử lý các hành vi của cán bộ côngchức, đảng viên ở khu dân cư về những vấn đề như: lợi dụng chức vụ, quyềnhạn để làm sai quy định của Đảng, Nhà nước trong việc quản lý đất đai, quỹ,thuế, lệ phí, cấp các loại giấy phép, chứng thực, xác nhận hồ sơ, tài liệu, vănbằng, chứng chỉ, sử dụng ngân sách xã và các khoản đóng góp của nhân dânkhông đúng quy định của Nhà nước và các quy ước, hương ước của thôn,
Trang 28làng, ấp, bản, tổ dân phố; thiếu tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân; giảiquyết khiếu nại, tố cáo của công dân không đúng thời gian, trình tự, thủ tục,thẩm quyền và không đúng pháp luật Ngoài ra, quy chế còn quy định côngdân có quyền giám sát nhằm phát hiện các hành vi do cán bộ, công chức, đảngviên thực hiện không phải là các hoạt động hành chính song là các hành vi tráipháp luật, vi phạm đạo đức công vụ như: tổ chức bao che, tham gia đánh bạc,xóc đĩa, cá cược, môi giới, buôn bán, sử dụng chất ma túy, hoạt động mãidâm; mê tín, hoạt động mê tín; tổ chức tiệc cưới, ngày lễ, tết, sinh nhật, mừngthọ, mừng nhà mới, tổ chức tang lễ không đúng quy định của Nhà nước vềxây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; quan hệ nam nữ bất chính, viphạm luật hôn nhân và gia đình, không gương mẫu thực hiện chính sách dân
số, kế hoạch hóa gia đình
Hai là, các quy phạm pháp luật quy định về đối tượng giám sát
Đối tượng giám sát được xem xét ở đây chính là hoạt động hành chínhcủa các cơ quan hành chính nhà nước địa phương, gồm Ủy ban nhân dân cáccấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, người đứngđầu các cơ quan và cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan này Đây làcác chủ thể chịu sự giám sát
Theo quy định, những đối tượng sau chịu sự điều chỉnh của pháp luật vềgiám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có Sở vàcác cơ quan tương đương Sở Các cơ quan này là cơ quan tham mưu, giúp Ủyban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương vàthực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dâncấp tỉnh theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý
Trang 29của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở Các cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổchức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sựchỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấphuyện, Theo quy định pháp luật hiện hành gồm có các ủy viên Ủy ban và cácphòng chuyên môn Các phòng chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyệnchịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện,đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấptrên
- Ủy ban nhân dân cấp xã Theo quy định của pháp luật cơ cấu thànhviên ủy ban được phân định rõ giữa địa bàn đô thị và địa bàn nông thôn, gồm:
Đối với xã miền núi, hải đảo có dân số từ 5.000 người trở lên; xã đồngbằng, trung du có dân số từ 8.000 người trở lên và xã biên giới có 5 thànhviên được phân công phụ trách các lĩnh vực công việc: 01 chủ tịch phụ tráchchung, khối nội chính, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; 02phó chủ tịch ủy ban, một phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế - tài chính, xâydựng, giao thông, nhà đất và tài nguyên - môi trường, một phó chủ tịch phụtrách khối văn hóa - xã hội và các lĩnh vực xã hội khác; 02 ủy viên ủy ban,một phụ trách công an, một phụ trách quân sự
Đối với các xã không thuộc các xã nêu trên cơ cấu gồm 3 thành viên,
có thê tới 5 thành viên (tối đa) do Hội đồng nhân dân ấn định và được Ủy bannhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn
Đối với Ủy ban nhân dân phường, thị trấn cơ cấu 5 thành viên, gồm:Chủ tịch phụ trách chung, khối nội chính, quản lý công tác quy hoạch đô thị;
02 Phó Chủ tịch, một Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế - tài chính, xâydựng cơ sở hạ tầng, khoa học - công nghệ, nhà đất và tài nguyên - môi trường,một Phó Chủ tịch phụ trách khối văn hóa - xã hội và các lĩnh vực xã hội khác;
Trang 3002 ủy viên ủy ban, một ủy viên phụ trách công an, một ủy viên phụ tráchquân sự.
- Về đối tượng của hoạt động xét xử do Tòa hành chính thực hiện Do
đặc thù của hoạt động tố tụng hành chính, đối tượng chịu sự giám sát hànhchính do Tòa hành chính thực hiện được quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Thủtục giải quyết các vụ án hành chính là các quyết định hành chính, hành vihành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyềntrong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quyđịnh của pháp luật và quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữchức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống Tuy nhiên, điều cần lưu ý làkhông phải quyết định hành chính và hành vi hành chính nào cũng là đốitượng xét xử của Tòa hành chính Các quyết định hành chính là đối tượngxem xét của Tòa hành chính khi đáp ứng đủ những điều kiện sau: 1- Quyếtđịnh hành chính đó phải là quyết định cá biệt, có tác động trực tiếp đến quyền
và lợi ích của công dân, cơ quan hành chính nhà nước hay tổ chức làm phátsinh tranh chấp giữa công dân với cơ quan công quyền; 2- Là quyết định lầnđầu, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước banhành Như vậy, quyết định hành chính do Ủy ban nhân dân và do Chủ tịch Ủyban nhân dân ban hành thuộc đối tượng giám sát hành chính do Tòa án thựchiện Đối với hành vi hành chính, theo Điều 2, Điều 4 và Điều 11 Pháp lệnhThủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định là đối tượng khiếu kiện đểyêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bao gồm: các hành vi hành chínhcủa cơ quan nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nướckhi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật hiện hành đã trực tiếp xâmhại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức
và giữa chúng có mối quan hệ nhân quả
Theo quy định của Điều 11, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ ánhành chính (sửa đổi, bổ sung năm 1998) thì những đối tượng cụ thể của xét
Trang 31xử hành chính là: 1- Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụngbiện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác; 3- Khiếukiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thihành biện pháp xử lý hành chính với một trong những hình thức: giáo dục tại
2-xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưavào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính; 4- Khiếu kiện quyết định kỷ luậtbuộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đươngtrở xuống; 5- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính tronglĩnh vực quản lý đất đai; 6- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hànhchính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sảnxuất, kinh doanh; 7- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chínhtrong việc thu thuế, truy thu thuế; 8- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành
vi hành chính trong việc thu phí, lệ phí; 9- Các khiếu kiện khác theo quy địnhcủa pháp luật
Ba là, các quy định pháp luật về hình thức giám sát
Các hình thức giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương được quy định rất đa dạng tùy thuộc vào từngloại chủ thể giám sát và phương thức tổ chức thực hiện
- Về giám sát của Hội đồng nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, hình thức giám sát được quy định trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (năm 2003), Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân Giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm: giám sát của Hội
đồng nhân dân tại kỳ họp; giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân; giámsát của các Ban của Hội đồng nhân dân và giám sát của đại biểu Hội đồngnhân dân thể hiện dưới các hình thức sau:
Trang 32+ Xem xét báo cáo tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân cùngcấp Hình thức xem xét báo cáo này được đảm bảo thực hiện có hiệu quả cònthông qua hình thức thẩm tra, nghiên cứu các báo cáo của Ủy ban nhân dâncùng cấp do các Ban của Hội đồng nhân dân thực hiện.
+ Xem xét việc trả lời chất vấn và thảo luận về vấn đề chất vấn Hìnhthức chất vấn được áp dụng đối với Chủ tịch và các thành viên khác của Ủyban nhân dân, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dâncùng cấp Những đối tượng này phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trả lời nhữngcâu chất vấn mà đại biểu Hội đồng nhân dân đặt ra
Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp và trong thời gian giữa hai kỳhọp Hội đồng nhân dân thì đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gửi chất vấnđến thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp
+ Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấpkhi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạmpháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dâncùng cấp
+ Thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết Ngoài các ban củaHội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể thành lập các đoàn đi kiểm tra, giám sát ởđịa phương hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phối hợp với cácban của Hội đồng nhân dân hình thành đoàn đi giám sát, xác định trọng tâmnội dung cần giám sát, thống nhất thời gian, chương trình và huy động lựclượng tham gia giám sát Ngoài ra, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
và các ban của Hội đồng nhân dân còn có quyền tham gia hoạt động giám sátvới các Ủy ban của Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội đi giám sát việc thihành pháp luật ở địa phương, đặc biệt đối với việc thi hành pháp luật của cơquan hành chính địa phương
Trang 33+ Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhândân bầu.
Để thực hiện hoạt động giám sát của mình, Hội đồng nhân dân quyếtđịnh chương trỡnh giỏm sỏt hàng năm của mỡnh theo đề nghị của Thườngtrực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồngnhân dân, Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và kiếnnghị của cử tri ở địa phương Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến chươngtrỡnh giỏm sỏt của Hội đồng nhân dân trỡnh Hội đồng nhân dân xem xét,quyết định tại kỳ họp cuối năm của năm trước và tổ chức thực hiện chươngtrỡnh đó
- Về giám sát của Tòa án nhân dân đối với cơ quan hành chính ở địa phương, hoạt động giám sát được thể hiện dưới hình thức xét xử Đây là việc
thực hiện thẩm quyền tố tụng mang tính độc lập của cơ quan tư pháp đối với
cơ quan hành chính địa phương Thực tế hiện nay, Tòa án thực hiện việc giámsát đối với cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bằng nhiều hình thức
và phương pháp khác nhau Có thể phân ra hai phương thức giám sát như sau:
+ Phương thức giám sát có tính thụ động, theo đó qua xét xử các vụ ánhình sự, dân sự, kinh tế, lao động Tòa án phát hiện hoạt động hành chính cósai sót và xử lý sai sót đó Thông qua phương thức này, khi xét xử hình sự, tòa
án ra quyết định yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức hữu quan áp dụng những biệnpháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại
cơ quan, tổ chức đó Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định của Tòa
án, cơ quan, tổ chức đó phải báo cáo cho Tòa án biết những biện pháp được
áp dụng (Điều 199 Bộ luật tố tụng hình sự) Bên cạnh đó, khi xét xử các vụkiện dân sự, kinh tế, lao động Tòa án giám sát và kiểm tra được tính hợp pháp
và hợp lý của các quyết định hành chính khi một bên trong các vụ kiện đó là
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Khi xét xử vụ án dân sự, Tòa án
có quyền hủy quyết định rõ ràng trái pháp luật của cơ quan tổ chức khác xâm
Trang 34phạm quyền lợi hợp pháp của đương sự trong vụ án mà Tòa án có nhiệm vụgiải quyết (Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự).
+ Phương thức giám sát được thiết lập chủ động, theo đó, trên cơ sởkhiếu nại của cá nhân, tổ chức, Tòa án xét xử tranh chấp hành chính và đưa raquyết định về tính hợp pháp của quyết định, hành vi hành chính Thông quaviệc xét xử các vụ án hành chính, Tòa án đã thực hiện hoạt động giám sát tínhhợp pháp của quyết định hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương
- Về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức của nhân dân, hoạt động giám sát được thể hiện dưới hai hình thức cơ bản sau:
+ Động viên nhân dân thực hiện giám sát Thông qua hoạt động hàngngày của Mặt trận để tổng hợp ý kiến của nhân dân và các thành viên của Mặttrận kiến nghị với cơ quan nhà nước hữu quan biểu dương, khen thưởng ngườitốt, việc tốt, kiến nghị xem xét giải quyết, xử lý những trường hợp vi phạmpháp luật Đây là một hình thức giám sát được Mặt trận Tổ quốc thực hiệnmột cách thường xuyên và phổ biến Hình thức này được cụ thể hóa dưới cáchoạt động như đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật do Ủy bannhân dân các cấp ban hành, giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo
+ Tham gia một số hoạt động của các cơ quan nhà nước như tham dựcác phiên họp, các Hội nghị của Ủy ban nhân dân các cấp Đây là một hìnhthức giám sát rất hữu hiệu Điều 125 Hiến pháp năm 1992 quy định:
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứngđầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương được mời tham dự các kỳhọp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự Hội nghị Ủy ban nhândân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt củađịa phương cho Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lắngnghe ý kiến và các kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính
Trang 35quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặttrận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân động viên nhân dân cùngNhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, anninh ở địa phương [12]
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện hoạt động giám sát thông quahình thức tổ chức tiếp xúc của các đại biểu dân cử với cử tri Qua hình thức này,Mặt trận nắm được tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của nhân dân đối vớihoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
+ Mặt trận Tổ quốc phối hợp với Hội đồng nhân dân để hàng năm khảosát, đánh giá chất lượng hoạt động cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát thông qua dư luận xã hội, cácphương tiện thông tin đại chúng: báo chí, truyền thông, điều tra xã hội học,lấy ý kiến của nhân dân
+ Mặt trận Tổ quốc giám sát thông qua hình thức tư vấn, phản biện
xã hội Đây là một hình thức giám sát mang tính dân chủ cao Thông quahình thức tư vấn xã hội, phản biện xã hội nhiều hoạt động của cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương như các công trình, các quy hoạch đã thu hútđược nhiều ý kiến tư vấn, phản biện từ phía các tổ chức tư vấn tư nhân, tưvấn của các hội nghề nghiệp v.v Đây là hình thức giám sát trước, nhằmngăn ngừa các hoạt động của cơ quan hành chính địa phương có dấu hiệu viphạm pháp luật
- Về hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân, Ban thanh tra
nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
+ Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếunại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cánhân có trách nhiệm ở xó, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sựnghiệp, doanh nghiệp nhà nước
Trang 36+ Khi phỏt hiện cú dấu hiệu vi phạm phỏp luật thỡ kiến nghị người cóthẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiếnnghị đó.
+ Khi cần thiết, được Chủ tịch Ủy ban nhõn dõn xó, phường, thị trấn,người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nướcgiao xác minh những vụ việc nhất định
+ Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhõn dõn xó, phường, thị trấn, ngườiđứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khắcphục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua việc giám sát; bảo đảm quyền và lợiích hợp pháp của công dân và người lao động, biểu dương những đơn vị, cánhân có thành tích Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luậtthỡ kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý
- Về hoạt động giám sát của cơ quan báo chí, Luật Báo chí quy định
nhiệm vụ của các cơ quan báo chí trong đó bao hàm hình thức và phươngthức giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương như sau:
+ Thụng tin trung thực về tỡnh hỡnh trong nước và thế giới phù hợpvới lợi ích của đất nước và của nhân dân;
+ Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đấtnước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổnđịnh chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh của nhândân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và pháthuy dân chủ xó hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xó hội chủ nghĩa;
+ Phản ánh và hướng dẫn dư luận xó hội; làm diễn đàn thực hiệnquyền tự do ngôn luận của nhân dân;
Trang 37+ Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phũng,chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xó hội khỏc;
+ Gúp phần giữ gỡn sự trong sỏng của tiếng Việt, tiếng cỏc dõn tộcthiểu số Việt Nam;
+ Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, thamgia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vỡ hoà bỡnh, độc lập dân tộc, dõnchủ và tiến bộ xó hội (Điều 6 Luật Báo chí)
Với các chức năng đặc thù nêu trên, các hình thức giám sát chủ yếucủa báo chí gồm:
+ Đưa thông tin về hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương đến công chúng Việc đưa tin phải được tiến hành thường xuyên,trung thực, kịp thời
+ Xây dựng cơ sở hạ thầng phục vụ công tác báo chí đưa tin về hoạtđộng hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
+ Chuyển tải thông tin về các ý kiến, phản hồi của công chúng đến cơquan hành chính nhà nước ở địa phương
Như vậy, hình thức giám sát của báo chí đối với hoạt động hành chínhcủa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là phản ánh, tạo diễn đàn,công luận, phổ biến các thông tin về hoạt động hành chính của các cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương đến cho nhân dân một cách công khai,chuyển tải ý kiến của nhân dân tới cơ quan hành chính ở địa phương Tronghoạt động giám sát hoạt động hành chính của các cơ quan hành chính nhànước ở địa phương, các cơ quan báo chí thực sự đóng vai trò quan trọng trongviệc giám sát
- Về hoạt động giám sát của công dân Công dân thực hiện giám sát trực tiếp dưới hình thức thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan; quy chế dân chủ ở doanh nghiệp Pháp
Trang 38luật điều chỉnh hình thức giám sát này là Nghị quyết số 45/1998/NQ-UBTVQH
10, Nghị quyết số 55/1998/NQ-UBTVQH, Nghị quyết số UBTVQH10 Để cụ thể hóa các nghị quyết đó, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 29/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường,thị trấn; Nghị định số 71/1998/NĐP về việc ban hành Quy chế thực hiện dânchủ trong hoạt động của cơ quan; Nghị định số 07/1998/NĐ-CP về việc banhành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước Ngoài ra, hìnhthức giám sát quan trọng của công dân là thông qua việc thực hiện quyềnkhiếu nại, tố cáo Pháp luật điều chỉnh hình thức này là Luật Khiếu nại, tốcáo Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo quy định:
60/1998/NQ-Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hànhchính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứcho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền,lợi ớch hợp phỏp của mỡnh Cỏn bộ, cụng chức cú quyền khiếu nạiquyết định kỷ luật của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằngquyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp củamỡnh Cụng dõn cú quyền tố cỏo với cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cánhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhànước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức [41] Đây là cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động giám sát của nhân dân đượcthực hiện một cách có hiệu quả thông qua việc khiếu nại, tố cáo đối với quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương
Bốn là, các quy phạm quy định về hậu quả pháp lý của giám sát.
Trang 39Hậu quả pháp lý của giám sát ở đây được hiểu chính là trách nhiệmpháp lý đặt ra sau một loạt các hoạt động giám sát đối với đối tượng chịu sựgiám sát Trách nhiệm pháp lý trong hoạt động giám sát được đặt ra để bảođảm ngăn ngừa sự vi phạm, sự lạm dụng quyền lực nhà nước Trách nhiệmpháp lý trong hoạt động giám sát có đặc điểm đặc thù ở chỗ: không phải chỉkhi có sự vi phạm pháp luật mới có cơ sở áp dụng trách nhiệm pháp lý mà cả
tư cách đạo đức, uy tín, tinh thần trách niệm của chủ thể đối với nhiệm vụ,chức trách của mình cũng là yếu tố có quyết định áp dụng hay không áp dụngtrách nhiệm pháp lý đối với chủ thể đó
- Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát do Hội đồng nhân dân thực hiện: Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy
định như sau: Hội đồng nhân dân căn cứ vào kết quả giám sát có quyền bãi bỏmột phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dâncùng cấp; ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bịchất vấn khi xét thấy cần thiết; miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch
và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân (Điều 64) Việc bỏ phiếu tínnhiệm của Hội đồng nhân dân đói với người giữ chức vụ do Hội đồng nhândân bầu được Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy địnhtheo trình tự: Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân vềviệc bỏ phiếu tín nhiệm Sau đó, người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm cóquyền trình bày ý kiến của mình trước Hội đồng nhân dân Hội đồng nhân dânthảo luận và tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm Sau khi có kết quả bỏ phiếu, nếukhông được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tín nhiệm thì cơquan hoặc người đã giới thiệu để bầu người đó có trách nhiệm trình Hội đồngnhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm người không đượcHội đồng nhân dân tín nhiệm
- Hậu quả pháp lý của hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân (giám
sát bằng xét xử), pháp luật quy định về hậu quả pháp lý của hoạt động xét xử
Trang 40của Tòa án đối với các khiếu hiện về quyết định hành chính, hành vi hànhchính đã có quy định hết sức cụ thể, rõ ràng và khả thi Đó là khi giải quyếtcác vụ án, Tòa hành chính được nhân danh Nhà nước ra những phán quyết cóhiệu lực bắt buộc đối với tất cả các đối tượng liên quan Một trong nhữngquyền quan trọng Tòa hành chính sử dụng đó là quyền hủy quyết định hànhchính hoặc buộc cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơquan hành chính nhà nước phải thực hiện hay chấm dứt hành vi hành chính bịkhiếu kiện mà Tòa án xác định là trái pháp luật Pháp lệnh thủ tục giải quyếtcác vụ án hành chính đã quy định tại khoản e, Điều 49 như sau:
Khi xét xử vụ án hành chính, tùy từng trường hợp cụ thể màTòa án có thể có một hoặc một số quyết định sau đây:
+ Bác yêu cầu của người khởi kiện, nếu yêu cầu đó khôngđúng pháp luật
+ Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người khởikiện tủy hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái phápluật; buộc cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyềntrong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trách nhiệm công vụtheo quy định của pháp luật
+ Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người khởikiện tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính trái phápluật; buộc cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyềntrong cơ quan hành chính nhà nước chấm dứt hành vi hành chínhtrái pháp luật;
+ Buộc cơ quan hành chính nhà nước bồi thường thiệt hại,khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bịxâm hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luậtgây ra;