1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT về cổ PHẦN hóa TỔNG CÔNG TY NHÀ nước ở VIỆT NAM HIỆN NAY

115 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 644,5 KB

Nội dung

Trong những năm qua cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước, khu vực kinh tế nhà nước đã có những thay đổi đáng kể. Đổi mới khu vực kinh tế nhà nước đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và yêu cầu cần phải được tiến hành với nhịp độ nhanh nhưng vững chắc và có hiệu quả. Việc tìm ra mô hình tổ chức mới nhằm phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên cần thiết, nhất là khi một loạt mô hình tổ chức như tổng công ty đã bộc lộ ngày càng rõ sự bất cập và không thích ứng của nó đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam hiện nay.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong những năm qua cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế nước ta từnền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết củanhà nước, khu vực kinh tế nhà nước đã có những thay đổi đáng kể Đổi mớikhu vực kinh tế nhà nước đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước được coi là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng nhất và yêu cầu cần phải được tiến hành vớinhịp độ nhanh nhưng vững chắc và có hiệu quả Việc tìm ra mô hình tổ chứcmới nhằm phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trên cơ sởnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên cần thiết, nhất là khimột loạt mô hình tổ chức như tổng công ty đã bộc lộ ngày càng rõ sự bất cập

và không thích ứng của nó đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Namhiện nay

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IXngày 24/9/2001 về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về một số chủ trương, chính sách,giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ IX của Đảng ngày 3/2/2000 đã khẳng định: "Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hóa" Nghị

quyết đã đưa ra một bước đột phá trong chính sách đổi mới và cải cách doanh

nghiệp nhà nước đó là tiến hành cổ phần hóa "kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm ".

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra theo phương án tổng thểsắp xếp doanh nghiệp nhà nước, tại Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày

Trang 2

13/5/2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thực hiện thí điểm cổ phần hóamột số tổng công ty nhà nước lớn trong năm 2004 Theo quyết định này, batổng công ty lớn đầu tiên trong các ngành xây dựng, giao thông vận tải, côngnghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm cổ phần hóa gồm:Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (sau đây gọi làVINACONEX) (Bộ Xây dựng), Tổng công ty Thương mại - Xây dựng (BộGiao thông Vận tải); Tổng công ty Điện tử - Tin học (Bộ Công nghiệp).Ngoài ra, Thủ tướng cũng đã cho phép Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam làngân hàng quốc doanh đầu tiên trong hệ thống các ngân hàng được tiến hànhthí điểm cổ phần hóa

Khác với việc cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước hoặc bộ phậndoanh nghiệp nhà nước đã thực hiện trong thời gian qua, cổ phần hóa tổngcông ty nhà nước là một vấn đề hoàn toàn mới và chưa được thực hiện trênthực tế Nhiều vấn đề như phương thức thực hiện cổ phần hóa, xác định giá trịcủa toàn tổng công ty, tên gọi, mô hình tổ chức và hoạt động của tổng công tysau cổ phần hóa chưa được xác định cụ thể trong các văn bản pháp luật Dovậy, việc nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cổ phầnhóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam là một vấn đề rất cấp thiết, góp phầntriển khai cổ phần hóa thành công các tổng công ty khác Chính vì vậy, tác giả

quyết định lựa chọn đề tài: " Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ của mình

Trang 3

hoàn thiện cơ chế chính sách về cổ phần hóa Qua nghiên cứu, tìm hiểu, tácgiả có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau:

- Trương Văn Bân, Bàn về cải cách toàn diện doanh nghiệp nhà nước,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996;

- Đoàn Văn Hạnh: Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998;

- Nguyễn Thị Thu Vân, Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật công ty

ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998;

- Hoàng Kim Huyền, Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp Việt Nam, Luận án tiến

nghiệp nhà nước Tuy nhiên, chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu đầy đủ

và toàn diện về đề tài " Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam" nói trên

Khác với cổ phần hóa một doanh nghiệp thông thường, cổ phần hóatổng công ty nhà nước có tính chất phức tạp hơn nhiều Bởi vì, tổng công tynhà nước ở Việt Nam là một tổ hợp nhiều doanh nghiệp hạch toán độc lập, cóhình thức pháp lý khác nhau Nhiều vấn đề rất mới mẻ như nhận diện tổngcông nhà nước được cổ phần hóa, phương thức cổ phần hóa, quy trình cổphần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp của tổng công ty, mô hình tổ chức,

Trang 4

quản lý và điều hành doanh nghiệp sau cổ phần hóa… chưa được nghiên cứu

cụ thể Đây là cơ hội thuận tiện để tác giả, xuất phát từ thực tiễn công tác củamình, mạnh dạn đề xuất những ý tưởng nhưng cũng đồng thời là một khókhăn cho tác giả trong quá trình nghiên cứu vì không được kế thừa kết quảnghiên cứu của những người đi trước nên luận văn khó tránh khỏi những thiếusót

3 Mục đích của đề tài và phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận

và thực tiễn về việc hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà

nước ở Việt Nam Do cổ phần hóa tổng công ty nhà nước là một vấn đề mới

và hiện nay mới chỉ có ba tổng công ty 90 và một tổng công ty nhà nước loạiđặc biệt (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) được Thủ tướng Chính phủ chophép thí điểm cổ phần hóa, nên phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn

ở việc nghiên cứu thực tiễn thí điểm cổ phần hóa Tổng công ty VINACONEX(một trong ba tổng công ty 90 được thí điểm cổ phần hóa và là tổng công tyhội tụ đầy đủ nhất những điều kiện chín muồi cho việc cổ phần hóa tổng công

ty nhà nước) Đây cũng là nơi tác giả đang công tác và do vậy sẽ thuận lợi chotác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình

Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứusau:

- Làm rõ khái niệm và các đặc điểm của cổ phần hóa doanh nghiệpnhà nước;

- Thực trạng các chính sách và pháp luật về cổ phần hóa tổng công tynhà nước;

- Thực trạng triển khai thí điểm cổ phần hóa Tổng công ty VINACONEX

và những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thí điểm cổ phần hóa(một trong ba tổng công ty được thí điểm cổ phần hóa);

- Kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước trong đó có các doanhnghiệp nhà nước quy mô lớn ở một số nước trên thế giới

Trang 5

- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa tổngcông ty nhà nước ở Việt Nam.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở bám sát những chủ trương, đườnglối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đổi mới và phát triển doanhnghiệp nhà nước trong đó có các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn trongnền kinh tế thị trường của Việt Nam

Luận văn vận dụng phương pháp luận, các quy luật và phạm trù củatriết học Mác - Lênin trong quá trình nghiên cứu mà hạt nhân là phép duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra, các phương pháp phân tích, so sánh,tổng hợp cũng được vận dụng kết hợp giải quyết những vấn đề mà đề tài tiếpcận nghiên cứu

5 Những đóng góp của luận văn

Luận văn được triển khai trên cơ sở đúc rút những kinh nghiệm từviệc thí điểm triển khai cổ phần hóa Tổng công ty VINACONEX Vì vậy,trong luận văn sẽ thể hiện những ý tưởng trong quá trình thực hiện cổ phầnhóa tổng công ty nhà nước; những vấn đề đặt ra từ thực tiễn cổ phần hóa tổngcông ty nhà nước và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóatổng công ty nhà nước ở Việt Nam Tác giả hy vọng rằng, những ý tưởng củamình sẽ được xem xét và ứng dụng trong thực tế Do những ý tưởng khoa họctrong luận văn xuất phát chính ngay trong quá trình hoạt động, công tác thựctiễn của tác giả nên nó rất gần với tiếng nói của các tổng công ty thực hiện thíđiểm cổ phần hóa và điều này sẽ rất thuận lợi cho việc áp dụng tại các tổngcông ty nhà nước sẽ được cổ phần hóa tiếp trong tương lai

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận vănbao gồm ba chương với kết cấu như sau:

Trang 6

Chương 1: Những vấn đề chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà

nước và pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Chương 2: Thực trạng các chính sách và quy định của pháp luật về cổ

phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tổng công ty nhà nước

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước

ở Việt Nam và một số kiến nghị

Trang 7

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1.1.1 Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Hiện nay, kinh tế nhà nước đã trở thành một bộ phận quan trọng có tácdụng thiết thực trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước Khu vực kinh tế nhà nướcgiữ một vai trò như một công cụ kinh tế của nhà nước, vừa thực hiện chứcnăng kinh tế, vừa thực hiện chức năng xã hội, góp phần thực hiện sự tăngtrưởng và ổn định kinh tế của mỗi nước Do vậy, không một nước nào lạikhông sử dụng các doanh nghiệp nhà nước ở những lĩnh vực quan trọng nhằmthực hiện chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô, đặc biệt vì lợi ích xã hội Tuynhiên, kinh tế nhà nước trong quá trình phát triển của nó đã bộc lộ nhiều hạnchế, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế

Việc đổi mới và phát triển các doanh nghiệp nhà nước để thích ứngvới các đòi hỏi của nền kinh tế thị trường là một yêu cầu đặt ra đối với tất cảcác nước đặc biệt là các nước đang phát triển Một trong những giải phápquan trọng thúc đẩy chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước là cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước Quá trình cổ phần hóa ở các nước này đã góp phầnkhắc phục hạn chế và yếu kém trong hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp nhà nước, là một đòi hỏi khách quan nhằm để đáp ứng những yêu cầu

về cải cách, đổi mới khu vực kinh tế nhà nước cho phù hợp với các yêu cầuphát triển của nền kinh tế

Xét về bản chất kinh tế, cổ phần hóa là việc nhà nước hoặc giữ

nguyên vốn hiện có trong doanh nghiệp nhưng phát hành cổ phiếu để thu hút

Trang 8

thêm vốn, hoặc bán bớt một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình trongdoanh nghiệp cho các đối tượng là tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nướchoặc cho cán bộ quản lý và cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp bằng đấugiá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán

Tại Việt Nam, Điều 3, Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 củaChính phủ đã quy định cụ thể các hình thức cổ phần hóa công ty nhà nước gồmcó:

- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổphiếu thu hút thêm vốn áp dụng đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa cónhu cầu tăng thêm vốn điều lệ

- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợpvừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hútvốn

- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừabán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn [23, tr 2]

Xét về mặc cấu trúc sở hữu, cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi sở

hữu doanh nghiệp nhà nước, chuyển doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu củanhà nước thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu với mục đích bảo đảm sựtồn tại và phát triển không ngừng của doanh nghiệp theo sự phát triển củakinh tế - xã hội Sự chuyển hóa này không phải chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà

là sự thay đổi căn bản trên ba mặt:

Thứ nhất, chuyển hóa quyền sở hữu (từ đơn sở hữu sang đa sở hữu) Từ

đó dẫn đến việc thay đổi cả quyền quản lý điều hành doanh nghiệp, tạo nên sựgắn kết chặt chẽ giữa ba quyền liên quan đến vốn và tài sản của doanh nghiệp.Đây cũng là điều kiện thiết yếu để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhữngngười góp vốn và để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Trang 9

Thứ hai, thay đổi căn bản về tổ chức các quan hệ quản lý nội bộ Với

cơ cấu tổ chức chặt chẽ gồm đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát,ban điều hành đã có sự phân công, phân cấp và giám sát lẫn nhau, công ty cổphần có khả năng bảo đảm hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Thứ ba, thay đổi căn bản về quan hệ quản lý giữa nhà nước và doanh

nghiệp Từ chỗ doanh nghiệp nhà nước bị chi phối toàn diện bởi nhà nước(nhà nước là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ trước đây) sang quyền tự chủ kinhdoanh được mở rộng và tính chịu trách nhiệm được đề cao

Điều 1, Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16//11/2004 của Chính phủ

đã nêu rõ mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển công ty nhà nước thành công ty

cổ phần là:

1 Chuyển đổi công ty nhà nước mà nhà nước không cầnnắm giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sởhữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hộitrong và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ,đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnhtranh của nền kinh tế

2 Đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhàđầu tư và người lao động trong doanh nghiệp [23, tr 1]

Xét về mặt pháp lý, cổ phần hóa là việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà

nước sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần Cổ phần hóa doanhnghiệp nhà nước là quá trình thực hiện đa dạng hóa sở hữu, chuyển các doanhnghiệp nhà nước thuộc sở hữu của nhà nước thành công ty cổ phần thuộc sởhữu của các cổ đông thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia mua cổ phiếu

1.1.2 Đặc điểm pháp lý của cổ phần hóa

Qua khái niệm trên, có thể thấy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

có những đặc điểm pháp lý sau:

Trang 10

Thứ nhất, cổ phần hóa là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu

nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần hay còn gọi là đa sở hữu.Trước khi cổ phần hóa, toàn bộ vốn của doanh nghiệp thuộc sở hữu nhànước Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có hội đồng quản trị) hoặcgiám đốc (đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị) là đại diện sởhữu trực tiếp của nhà nước tại doanh nghiệp Họ không phải là chủ sở hữuthực sự mà chỉ là người được nhà nước giao quyền quản lý và khai thác tàisản mà nhà nước đã đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh

và các mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước giao Khi tiến hành cổ phầnhóa, nhà nước sẽ tiến hành xác định giá trị phần vốn nhà nước tại doanhnghiệp, xác định số lượng cổ phiếu phát hành thông qua hình thức bán mộtphần vốn nhà nước hoặc giữ nguyên phần vốn nhà nước và phát hành cổphiếu ra bên ngoài để thu hút vốn cho doanh nghiệp Trên cơ sở đó, doanhnghiệp bán cổ phiếu của mình cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thànhphần kinh tế Những người mua cổ phiếu trở thành cổ đông của công ty cổphần, có quyền sở hữu chung đối với công ty, tương ứng với tỷ lệ phần vốngóp trong vốn điều lệ, đồng thời phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợcủa công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty Các cổ đông góp vốn

sẽ thể hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua đại hội cổ đông và đượcgiới thiệu đại diện tham gia ứng cử hội đồng quản trị của công ty cổ phầnnếu đủ điều kiện do điều lệ công ty quy định

Hiện nay, theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, các tổchức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân Việt Nam đều có quyền mua cổ phần ởcác doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế; còn các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài hoạt động hợp pháp ởViệt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua cổ phần của cácdoanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam [23, tr 2]

Trang 11

Việc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước từ hình thức sở hữuđơn nhất sang hình thức đa sở hữu đã thu hút sự tham gia của các nhà đầu tưbên ngoài doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp thay đổi căn bản phươngthức quản lý điều hành doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của doanhnghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt làm tăng hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp vì lợi ích của các cổ đông công ty và sự pháttriển lâu dài, bền vững của công ty cổ phần

Thứ hai, cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động từ

doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần Điều đó có nghĩa làmột doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa sẽ không tồn tại dưới loạihình doanh nghiệp nhà nước nữa mà chuyển sang loại hình công ty cổ phần.Khác với doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhànước trước cổ phần hóa, doanh nghiệp sau khi chuyển đổi hình thức hoạtđộng sang công ty cổ phần thì địa vị pháp lý của doanh nghiệp đó được xácđịnh theo pháp luật về công ty cổ phần, được quy định trong Luật Doanhnghiệp Toàn bộ các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp từ địa

vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ, cơ chế quản lý đến việc thành lập, giải thể, phásản đều được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thihành Luật Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước trước cổ phần hóa đượcthực hiện theo cơ chế chủ quản có nghĩa là cơ chế cấp trên cấp dưới quan hệchủ yếu mang nặng cơ chế hành chính, thiếu sự bình đẳng về lợi ích Các quyđịnh của Luật Doanh nghiệp nhà nước điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệprất khắt khe, làm triệt tiêu quyền chủ động và sáng tạo của doanh nghiệp Khichuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, cơ quan caonhất của công ty là đại hội đồng cổ đông Công ty được quản lý bởi hội đồngquản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra và được điều hành bởi giám đốc (hoặctổng giám đốc) được hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng thuê Cácquy định của Luật Doanh nghiệp về quản lý công ty cổ phần có tính chất mềmdẻo, linh hoạt và tạo cơ chế cho công ty cổ phần được phát huy quyền chủ

Trang 12

động trong hoạt động của doanh nghiệp vì lợi ích của các công ty và của các

cổ đông công ty

Thứ ba, quá trình cổ phần hóa được tiến hành thông qua hình thức nhà nước

bán một phần hay toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp Việc bán cổphần được áp dụng cho các đối tượng sau:

+ Bán cổ phần cho những người lao động trong doanh nghiệp: Khi

xây dựng phương án bán cổ phần, doanh nghiệp sẽ dành một số cổ phần đểbán cho những người quản lý và những người lao động theo giá ưu đãi tươngứng với thời gian công tác của họ tại doanh nghiệp Việc bán cổ phần chonhững người lao động với giá ưu đãi nhằm mục đích ghi nhận những đónggóp của họ trong doanh nghiệp trong thời gian qua đồng thời thu hút sự thamgia của họ vào công tác quản lý doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm và tinhthần sáng tạo của họ trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Việc bán cổphần như vậy có ý nghĩa xã hội rất lớn và cũng là một trong những lý do đểthu hút người lao động tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp

+ Bán cổ phần cho một số nhà đầu tư chiến lược: Trong phương án

bán cổ phần, doanh nghiệp sẽ xác định một số lượng cổ phần phát hành chomột số nhà đầu tư chiến lược Các cổ đông chiến lược là những nhà đầu tư cókhả năng hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính, nguồn nguyên liệu thiết yếu, thịtrường tiêu thụ sản phẩm , góp phần quan trọng vào việc thực hiện chiếnlược phát triển lâu dài của doanh nghiệp sau cổ phần hóa Các nhà đầu tưchiến lược được hưởng một mức giá ưu đãi hơn so với các nhà đầu tư thôngthường khác Tuy nhiên, số lượng cổ phần bán cho các nhà đầu tư chiến lược

sẽ bị giới hạn ở một mức độ nhất định

+ Bán cổ phần của doanh nghiệp ra công chúng: Nhà nước bán toàn

bộ hay một phần sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp cho công chúng,thường được thực hiện thông qua một tổ chức tài chính trung gian hoặc sàn

Trang 13

giao dịch chứng khoán Thông qua việc bán cổ phần ra công chúng, các nhàđầu tư các cá nhân và tổ chức có thể mua được cổ phần của doanh nghiệp nhànước cổ phần hóa Để thu hút được công chúng tham gia mua cổ phần pháthành của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp có phương án sản xuất kinhdoanh hiệu quả, có tỷ lệ sinh lợi cao đồng thời có các biện pháp bảo vệ quyềnlợi của các cổ đông tham gia mua cổ phần đặc biệt là các cổ đông thiểu số

Thông qua việc bán cổ phần của doanh nghiệp ra công chúng, doanhnghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa có thể thu hút sự tham gia mua cổ phầncủa những người có trình độ và kinh nghiệm về kỹ thuật, tài chính, quản lý vàthương mại Họ là những người quản lý giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao vàhoạt động thực sự vì lợi ích của doanh nghiệp

Cổ phần hóa thực sự là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước,một giải pháp quan trọng để đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước,hình thành các doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao không chỉ tại thị trườngViệt Nam mà còn tại thị trường nước ngoài Cho đến nay, việc cổ phần hóachỉ được thực hiện và áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước đơn lẻ hoặc bộphận doanh nghiệp nhà nước với quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, cơ cấu

tổ chức đơn giản, giá trị phần vốn nhà nước thấp và số lượng lao động ít Tuynhiên, cổ phần hóa đối với các tổng công ty nhà nước lớn là một vấn đề hoàntoàn mới mẻ

Tính phức tạp của cổ phần hóa tổng công ty nhà nước thể hiện ở chỗtổng công ty nhà nước có quy mô lớn, thậm chí rất lớn; phạm vi và lĩnh vựchoạt động rộng, đa dạng không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nước ngoài; cơ cấu tổchức phức tạp bao gồm hàng chục, thậm chí hàng trăm doanh nghiệp với cácloại hình khác nhau như doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công tytrách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh; giá trị phần vốn nhà nước tại tổngcông ty nhà nước cũng rất lớn; đông lao động Nhiều vấn đề như phươngthức cổ phần hóa tổng công ty nhà nước, xác định giá trị doanh nghiệp của

Trang 14

tổng công ty với tư cách là tổng hợp của nhiều doanh nghiệp, xác định giá trịthương hiệu chung của tổng công ty và các đơn vị thành viên là những vấn

đề cần làm rõ và có cách hiểu thống nhất, tạo điều kiện cho việc triển khai cổphần hóa thành công tổng công ty nhà nước Do đó, việc lựa chọn một số tổngcông ty nhà nước để thí điểm cổ phần hóa sẽ làm tiền đề cho việc đúc rút kinhnghiệm và triển khai cổ phần hóa các tổng công ty tiếp theo nếu việc thí điểmnày thành công

1.2 THÍ ĐIỂM CỔ PHẦN HÓA MỘT SỐ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

1.2.1 Sự cần thiết phải cổ phần hóa tổng công ty nhà nước

Các tổng công ty nhà nước được thành lập chủ yếu dựa vào việc tậphợp mang tính chất thu gom các doanh nghiệp nhà nước có quan hệ ngangtheo quyết định hành chính nhằm làm giảm đầu mối quản lý Do đó, tổngcông ty chưa thực sự thành một thể thống nhất, phát huy được sức mạnh tổngthể của toàn tổng công ty; chưa đạt được mục tiêu khắc phục sự rời rạc, tạo sựliên kết giữa các đơn vị thành viên gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, côngnghệ, thị trường, chiến lược kinh doanh ; trong nội bộ cơ quan quản lý vàđiều hành tổng công ty còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, cản trở quá trình pháttriển kinh doanh của tổng công ty

Đồng thời, các cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính đối với tổng công

ty, doanh nghiệp thành viên cũng chưa tạo điều kiện để tổng công ty pháttriển thành tập đoàn kinh tế mạnh nhằm tăng cường khả năng kinh doanh củacác đơn vị thành viên Vì vậy, cho đến nay chúng ta chưa có các tập đoànkinh tế mạnh Tổng công ty chưa có được những đặc trưng của một doanhnghiệp có khả năng và tạo điều kiện để phát triển các đơn vị thành viên, bảođảm các đơn vị này độc lập tương đối trong mối liên hệ với tổng công ty vàtạo điều kiện phát triển chung tổng công ty Ngoài ra, các quy định của phápluật về tổng công ty nhà nước còn thể hiện một số bất cập sau:

Trang 15

- Thứ nhất, không tách bạch rõ tư cách pháp nhân của tổng công ty và

của các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập tương tự như tư cách phápnhân của công ty mẹ và công ty con dẫn đến tình trạng pháp nhân (doanhnghiệp thành viên hạch toán độc lập) trong pháp nhân (tổng công ty) làmquan hệ về vốn, tài sản, lợi ích trong nội bộ tổng công ty không rõ Luật quyđịnh nhà nước giao vốn cho tổng công ty sau đó vốn được giao cho các đơn vịthành viên nên dẫn đến tình trạng không rõ tính chất pháp lý của hành vi giaovốn chỉ là uỷ quyền quản lý, sử dụng vốn cho doanh nghiệp thành viên còntổng công ty vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng hay vốn sau khi giao thuộc vềpháp nhân doanh nghiệp thành viên và tổng công ty có quyền và nghĩa vụ như

cổ đông nắm toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp Hơn nữa, do vốn, tài sảncủa tổng công ty đã nằm ở doanh nghiệp thành viên trước khi thành lập tổngcông ty nên thực chất tổng công ty giao cái mà tổng công ty không có và saukhi giao vốn thì tổng công ty không còn gì để quản lý Đồng thời, pháp luậtcũng chưa phân định rõ quyền, lợi ích giữa tổng công ty và doanh nghiệpthành viên Do đó, quan hệ pháp lý khi xẩy ra tranh chấp, hợp đồng kinh tếgiữa một doanh nghiệp thành viên với các đơn vị khác, đặc biệt với các doanhnghiệp nước ngoài không rõ ràng, dẫn đến tình trạng tổng công ty phải liênđới chịu trách nhiệm

- Thứ hai, cơ chế quản lý trong tổng công ty còn có nhiều bất cập

như: việc giao kế hoạch nhiều khi chỉ mang tính hình thức vì tổng công tykhông có thực lực và chế tài; tổng công ty quản lý các doanh nghiệp thànhviên như một cấp hành chính biểu hiện thông qua việc chỉ đạo, quản lý, hướngdẫn, theo dõi các doanh nghiệp thành viên, quản lý nhà nước về ngành kinh tế kỹthuật (xây dựng chiến lược, quy hoạch ngành; ban hành định mức kinh tế kỹthật, đơn giá)

Như vậy, cơ chế điều chỉnh quan hệ giữa tổng công ty và doanhnghiệp thành viên là theo kiểu hành chính mà không dựa trên cơ sở quan hệvốn, đầu tư, hợp đồng kinh tế hoặc các quan hệ bình đẳng diễn ra giữa các

Trang 16

pháp nhân nên trong hoạt động chưa có sự thống nhất về quyền và lợi ích giữatổng công ty và doanh nghiệp thành viên, gây khó khăn cho việc điều hànhcác doanh nghiệp thành viên của tổng công ty.

- Thứ ba, theo quy định, các doanh nghiệp có quyền gia nhập tổng

công ty do yêu cầu khách quan về phát triển kinh tế; tuy nhiên thực tế áp dụngpháp luật cho thấy quyền quyết định tham gia hay không tham gia vào tổngcông ty là quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại tổng công

ty Như vậy, việc không thực hiện quy định này và không có cơ chế liên kếtnêu trên đây làm cho mô hình tổng công ty khó phát huy được tác dụng

- Thứ tư, quan hệ pháp lý giữa tổng công ty và các cơ quan quản lý

nhà nước mang các đặc điểm quan hệ của pháp nhân doanh nghiệp nhà nướcvới đại diện sở hữu, đồng thời lại có các đặc điểm không phải của pháp nhânkinh tế, đặc biệt là đối với tổng công ty 91 Các tổng công ty 91 vừa được coi

là các đơn vị sản xuất - kinh doanh, đồng thời lại có thể coi là một cấp hànhchính (đơn vị hành chính ngang Bộ trong tiếp nhận, xử lý các văn bản phápquy)

- Thứ năm, tổng công ty do hội đồng quản trị quản lý Về hình thức,

hội đồng quản trị là cơ quan có quyền hạn cao nhất trong tổng công ty, thựchiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp Tuy nhiên, trongthực tế ở nhiều tổng công ty vai trò của hội đồng quản trị trong đó có chủ tịchhội đồng quản trị rất mờ nhạt Lý do chính là do các thành viên hội đồng quảntrị thực hiện quyền của mình rất hạn chế Do không phải là chủ thực sự củadoanh nghiệp nên họ tham gia hội đồng quản trị chỉ là hình thức Nhiều vấn

đề quan trọng của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền hội đồng quản trị nhưngthực chất đã được quyết định từ trước Thậm chí, nghị quyết hay quyết địnhcủa hội đồng quản trị chỉ là hợp pháp hóa các vấn đề đã được thực hiện từtrước Vì vậy, hội đồng quản trị đã không thực hiện tốt chức năng đại diện sởhữu nhà nước tại tổng công ty [6, tr 13]

Trang 17

Trong thực tế ở một số tổng công ty, Hội đồng quản trị thậm chí còn

bị vô hiệu hóa Ngoài ra còn phải kể đến việc mâu thuẫn triền miên giữa chủtịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc trong một số tổng công ty đã làm ảnhhưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp như đã xảy ra tại Tổngcông ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Thủy sản Việt Nam

Như vậy, việc tổ chức thực hiện mô hình tổng công ty trong hơn 10năm qua chưa đạt được kết quả như mong đợi, đồng thời mô hình tổng công

ty còn có nhiều ý kiến khác nhau, chủ yếu là do chưa xác định được rõ tưcách pháp lý, quan hệ về tài sản, vốn, quyền lợi, nghĩa vụ giữa tổng công ty

và doanh nghiệp thành viên Tổ chức quản lý tổng công ty theo mô hình hộiđồng quản trị và tổng giám đốc chưa phù hợp

Do những bất cập và hạn chế của các quy định của pháp luật về tổngcông ty nhà nước nên trong thời gian qua, tổng công ty nhà nước đã bộc lộnhiều hạn chế, yếu kém và không thể hiện được vai trò đầu tàu của kinh tếnhà nước, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà nhà nước giao Để có thểđổi mới và phát triển các tổng công ty nhà nước thì việc nghiên cứu và ápdụng các mô hình mới cho tổng công ty đóng vai trò rất quan trọng Các môhình đã được áp dụng như chuyển một số tổng công ty nhà nước có quy môrất lớn sang mô hình tập đoàn, chuyển đổi tổng công ty nhà nước sang hoạtđộng theo mô hình công ty mẹ - công ty con Để thúc đẩy hơn nữa quá trìnhđổi mới các tổng công ty nhà nước, Chính phủ đã cho phép thí điểm cổ phầnhóa ba tổng công ty nhà nước và tiến tới cổ phần hóa tiếp các tổng công tykhác nếu thu được kết quả khả quan từ quá trình thực hiện thí điểm này

1.2.2 Thí điểm cổ phần hóa một số tổng công ty nhà nước

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IXngày 24/9/2001 về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về một số chủ trương, chính sách,

Trang 18

giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX của Đảng ngày 3/2/2000 đã đưa ra một bước đột phá trong chínhsách đổi mới và cải cách doanh nghiệp nhà nước, đó là tiến hành cổ phần hóa

kể cả một số tổng công ty nhà nước lớn hoạt động trong các ngành như điện lực,luyện kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đường bộ,đường sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm [32]

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra theo phương án tổng thểsắp xếp doanh nghiệp nhà nước, tại Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày13/5/2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thực hiện thí điểm cổ phầnhóa một số tổng công ty nhà nước lớn trong năm 2004 Theo quyết định này,

ba tổng công ty lớn đầu tiên trong các ngành xây dựng, giao thông vận tải,công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm cổ phần hóagồm: Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Bộ Xây dựng), Tổngcông ty Thương mại - Xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải); Tổng công ty Điện

tử - Tin học (Bộ Công nghiệp) [21, tr 1]

Các tiêu chí của các tổng công ty được lựa chọn tiến hành thí điểm cổphần hóa bao gồm:

- Hoạt động kinh doanh có hiệu quả;

- Có tình hình tài chính lành mạnh;

- Có nhiều đơn vị thành viên đã được chuyển đổi sang hoạt động theoLuật Doanh nghiệp;

- Đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường

Khác với việc cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước thông thường,

cổ phần hóa tổng công ty nhà nước là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ và chưa

có văn bản pháp luật điều chỉnh cụ thể Nhiều vấn đề như phương thức thựchiện cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, tên gọi, mô hình tổ chức vàhoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa là những vấn đề rất mới mẻ

Trang 19

cần có sự đúc rút kinh nghiệm từ việc thực hiện thí điểm cổ phần hóa các tổngcông ty nêu trên.

Trên cơ sở thành công của thí điểm cổ phần hóa ba tổng công ty nêutrên, Chính phủ sẽ xem xét tiếp tục cổ phần hóa các tổng công ty nhà nướckhác hội tụ đầy đủ các điều kiện cho việc cổ phần hóa Việc cổ phần hóa cáctổng công ty nhà nước sẽ góp phần tạo ra một động lực mới cho sự phát triểncủa các doanh nghiệp, thúc đẩy sự ra đời các doanh nghiệp quy mô lớn, tiềmlực tài chính mạnh, cơ chế hoạt động năng động và hiệu quả đủ sức cạnhtranh với các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ tại thị trường Việt Nam mà

cả thị trường nước ngoài

Trang 20

Tại Việt Nam, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được triển khaithực hiện trong suốt 15 năm qua Phù hợp với yêu cầu đổi mới và phát triển kinh

tế của từng thời kỳ, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về cổ phầnhóa cũng khác nhau Qua nghiên cứu các chính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước về cổ phần hóa trong thời gian qua, có thể khái quát và đánh giá xuhướng phát triển của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam theo cácnội dung sau:

2.1.1 Cổ phần hóa được thực hiện từ thí điểm đến xây dựng thành một chính sách lớn của Đảng trong việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước

Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam đã được

đề cập từ năm 1987 Tuy nhiên, chủ trương này có thể coi là sớm so với điềukiện thực tế lúc đó khi mà khu vực kinh tế quốc doanh vẫn chưa bộc lộ rõnhững yếu kém một cách đầy đủ, đồng thời những hiểu biết của chúng ta vềkinh tế thị trường, về cổ phần hóa vẫn còn nhiều hạn chế Do vậy, trong thờigian này, vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa được xem xét vàđánh giá một cách đầy đủ

Đến năm 1990, Chính phủ có Quyết định số 143/HĐBT ngày10/05/1990 về làm thí điểm một số doanh nghiệp nhà nước cùng với việc sắpxếp lại khu vực kinh tế quốc doanh Nhưng việc thí điểm cổ phần hóa trong

Trang 21

thời gian này cũng không đạt được kết quả nào Nguyên nhân chính cản trởviệc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian này là do:

- Trong một số lãnh đạo các cấp vẫn còn tồn tại quan điểm cho rằngChủ nghĩa xã hội là phải gắn với "quốc doanh", "quốc lập" Vì thế chưa thôngsuốt với chủ trương cổ phần hóa, sinh ra chần chừ, do dự, thiếu quyết tâm

- Lãnh đạo và công nhân một số doanh nghiệp nhà nước còn mangnặng lối sống bao cấp, ỷ lại, muốn bám vào nhà nước đến cùng để khỏi vất

vả, để cho an toàn sản xuất kinh doanh theo lối "lời ăn, lỗ không chịu", còn tàisản của nhà nước thì còn đục khoét; lãng phí, thất thoát, mất tài sản của nhànước thì chỉ là khuyết điểm chung, rút kinh nghiệm

- Do quyết tâm của lãnh đạo các cấp chưa cao, nhận thức về cổ phầnhóa còn hết sức hạn hẹp, các cơ quan chức năng hướng dẫn chưa kịp thời,việc tuyên truyền về cổ phần hóa chưa sâu rộng

Đến năm 1991, chủ trương cổ phần hóa mới thực sự được quan tâm vàlần đầu tiên chủ trương này mới được đề cập đến trong Nghị quyết Hội nghị lần

thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (11/1991) đã nêu rõ "Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp" Tiếp theo

đó, Nghị quyết của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII ngày 26/12/1991 về

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (1991-1995) cũng nhấn mạnh: "Cần thí điểm cổ phần hóa một số cơ sở kinh tế quốc doanh để rút kinh nghiệm và

có thêm nguồn vốn phát triển" [29].

Có thể phân chia các văn bản pháp quy liên quan đến tiến trình cổphần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam theo các giai đoạn với các cơchế đặc thù và kết quả khác nhau như sau:

Trang 22

- Giai đoạn thí điểm cổ phần hóa (từ tháng 6/1992 đến tháng 5/1996):

Để thí điểm việc cổ phần hóa, ngày 8/6/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 202/HĐBT về tiếp tục thí điểmchuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Tiếp theo đó làQuyết định số 203/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chọn

7 doanh nghiệp nhà nước làm thí điểm và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tàichính xem xét và quyết định về danh sách các doanh nghiệp nhà nước khácđược phép làm thí điểm cổ phần hóa của các Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị Các bộ, ngành đã ban hành một sốvăn bản liên quan để thực hiện cổ phần hóa như Thông tư 09/LĐTBXH ngày22/7/1992 hướng dẫn về chính sách đối với người lao động trong doanhnghiệp nhà nước, Thông tư 36 ngày 7/5/1993 hướng dẫn về tài chính khi cổphần hóa doanh nghiệp nhà nước

Sau đó, ngày 4/3/1993 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 84/TTg vềviệc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và cácgiải pháp đa dạng hóa hình thức sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước

- Giai đoạn mở rộng cổ phần hóa (từ tháng 5/1996 đến tháng 5/1998): Trên cơ sở đánh giá tình hình triển khai cổ phần hóa và kết quả bước

đầu của các công ty cổ phần, ngày 4/4/1997, Bộ Chính trị đã có Thông báo số63/TB-TW về triển khai tích cực, vững chắc việc cổ phần hóa doanh nghiệpnhà nước làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản của nhà nước ngày càng mộttăng lên Tư tưởng cơ bản của Nghị quyết là cổ phần hóa phải xuất phát từyêu cầu phát triển doanh nghiệp nhà nước, phải làm cho tiềm lực kinh tế củanhà nước tăng lên Phải xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ và côngnhân trong doanh nghiệp mua cổ phần và có chính sách hỗ trợ cho công nhânnghèo mua cổ phần Cần xây dựng phương án phân loại doanh nghiệp nhànước làm cơ sở áp dụng các hình thức đa dạng hóa các hình thức cổ phần hóa

và tùy điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà xác định hình thức cổ phầnhóa phù hợp

Trang 23

Tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII tháng12/1997, Nghị quyết của Đảng nhấn mạnh thêm về đẩy mạnh, đổi mới vàquản lý có hiệu quả các loại hình doanh nghiệp, tiếp tục đổi mới và phát triển

khu vực doanh nghiệp nhà nước Nghị quyết chỉ rõ: "Đối với doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, cần lập kế hoạch cổ phần hóa để tạo động lực phát triển, thúc đẩy làm ăn có hiệu quả" Nghị quyết đã đề ra định hướng

bán cổ phần cho người nước ngoài, khuyến khích nông dân sản xuất nguyênliệu, tham gia mua cổ phần ở các doanh nghiệp chế biến nông sản [30, tr 4]

Sau ba năm thực hiện Chỉ thị 84/TTg, lần đầu tiên văn bản pháp luậtcủa nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được nâng lên ở hànhlang pháp lý cao hơn; ngày 7/5/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/

CP về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, lần đầutiên quy định một cách hệ thống từ mục đích, yêu cầu, đối tượng đến phươngthức tiến hành, chế độ đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanhnghiệp cổ phần hóa Vì vậy tốc độ cổ phần hóa đã nhanh hơn

Trong 2 năm đã cổ phần hóa được 25 doanh nghiệp, bằng 5 lần giaiđoạn thí điểm Diện cổ phần hóa cũng rộng hơn: 3 Bộ và 9 tỉnh, thành phố códoanh nghiệp cổ phần hóa Quy mô doanh nghiệp cũng lớn hơn, có doanhnghiệp vốn trên 120 tỷ đồng, 5 doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng

- Giai đoạn đẩy mạnh cổ phần hóa (từ tháng 6/1998 đến nay): Chính

phủ đã ban hành Nghị định 44/ CP ngày 29/6/1998 về chuyển doanh nghiệpnhà nước thành công ty cổ phần thay thế cho Nghị định 28/CP trước đây,cùng với các văn bản hướng dẫn Nghị định 28/CP Nghị định này đã xác định

rõ và giảm thiểu danh mục ngành nghề nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, nhànước nắm giữ cổ phần đặc biệt, cổ phần chi phối, không hạn chế quy môdoanh nghiệp Do đó, chỉ trong 6 tháng, đến 31/12/1998 cả nước đã có 86doanh nghiệp được cổ phần hóa, bằng 3 lần giai đoạn trước đây

Đặc biệt từ khi có Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII

và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VIII thì

Trang 24

chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được khẳng định rõ Tuynhiên, trong quá trình áp dụng, Nghị định 28/CP đã bộc lộ nhiều thiếu sót,chưa khuyến khích được các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa Chính vìvậy, sau hai năm thực hiện cổ phần hóa theo Nghị định 28/CP, ngày 29/6/1998,Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/CP về chuyển doanh nghiệp nhà nướcthành công ty cổ phần thay thế Nghị định 28/CP Nghị định này đã có nhiềuđiểm mới so với Nghị định trước đây đặc biệt là vấn đề mua cổ phần và chínhsách đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa làm cho sốlượng doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần ngày càng nhiều,góp phần mạnh mẽ vào việc đổi mới và cải cách khu vực quốc doanh

Từ đầu năm 1999 đến nay, quá trình cổ phần hóa được đẩy nhanh hơncác năm trước Trong giai đoạn này Chính phủ đã ban hành một số văn bảnnhằm thúc đẩy hơn nữa quá trình cổ phần hóa như Quyết định 145/TTg ngày28/6/1999 về ban hành quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương (khóa IX)tháng 8/2001 về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp nhà nước đã nhấn mạnh: "Đẩy mạnh cổ phần hóa những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước" [32].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương (khóa IX)

về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợiNghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, tháng 2/2002 đã chỉrõ:

Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hóa, kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lớn Giá trị tài sản doanh nghiệp nhà nước thực hiện

cổ phần hóa, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất, về nguyên tắc

Trang 25

phải do thị trường quyết định Việc mua bán cổ phiếu phải công khai trên thị trường, khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp [32].

Trên cơ sở đánh giá 3 năm thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển vànâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; ngày 22/10/2004,

Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 45-CT/TW về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, pháttriển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong hai năm 2004-2005.Chỉ thị đã yêu cầu các cấp, các ngành nhất là các doanh nghiệp nhà nước phảixác định việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong năm 2005

và những năm tiếp theo Phải đẩy nhanh tiến độ và mở rộng hơn diện doanhnghiệp cổ phần hóa, kể cả một số tổng công ty lớn trong một số ngành quantrọng Đồng thời, Chỉ thị đã đưa ra những định hướng về cơ chế chính sáchtrong quá trình cổ phần hóa, như: việc tiến hành cổ phần hóa trên cơ sởphương án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, để xác định rõ nhu cầu vốnđầu tư, số cổ phần để lại bán cho người lao động trong doanh nghiệp và số cổphần bán ra ngoài; việc bán cổ phiếu phải công khai trong doanh nghiệp cũngnhư trên thị trường, kiên quyết không cổ phần hóa khép kín trong nội bộdoanh nghiệp; khẩn trương thực hiện chủ trương thí điểm các doanh nghiệpđầu tư kinh doanh tài chính của nhà nước để thực hiện hiệu quả chức năng đạidiện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp

Sau 4 năm thực hiện, Nghị định 44/1998/NĐ-CP đã được thay thế bằngNghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 Sau gần 3 năm thực hiện, Chínhphủ đã ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyểndoanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần thay thế cho Nghị định64/2002/NĐ-CP

Bên cạnh đó, liên quan đến một số vấn đề về cổ phần hóa doanhnghiệp nhà nước có một số văn bản luật quan trọng như: Luật Doanh nghiệp

Trang 26

nhà nước (sửa đổi) năm 2003, Luật Kế toán 2004, Luật Xây dựng 2004, LuậtĐất đai 2003 (sửa đổi) đã được ban hành.

Như vậy, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện ở ViệtNam trong 15 năm qua đã có xu hướng phát triển rõ rệt là từ thực hiện thíđiểm cổ phần hóa một số doanh nghiệp quốc doanh đến việc xác định cổ phầnhóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nướctrong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhànước Việc thay đổi chính sách này xuất phát từ thực tế triển khai và nhữngkết quả tích cực thu được từ việc triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp nhànước Khi cổ phần hóa đã được xác định là một chủ trương lớn của Đảng vàNhà nước thì chủ trương này sẽ được thực hiện sâu rộng và quyết liệt trongviệc đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước

2.1.2 Cổ phần hóa được thực hiện từ các doanh nghiệp có quy

mô vừa và nhỏ đến cổ phần hóa các doanh nghiệp có quy mô lớn, thậm chí rất lớn

Qua nghiên cứu các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, có thể thấy rõ trong thời gian quaviệc cổ phần hóa mới chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp nhà nước quy mô vừa

và nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, thậm chí những doanh nghiệp nhà nướckhông cần nắm giữ Điều này xuất phát từ các lý do sau:

+ Nhận thức của những nhà hoạch định chính sách về cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước còn hạn chế Họ cho rằng việc cổ phần hóa các doanhnghiệp nhà nước quy mô nhỏ và vừa không ảnh hưởng đến sức mạnh của khuvực kinh tế nhà nước Nhà nước vẫn nắm giữ các doanh nghiệp lớn, quan trọng

+ Khung pháp lý về cổ phần hóa chưa theo kịp với sự phát triển củaquá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Các quy định của pháp luật về

Trang 27

cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mới chỉ quy định việc cổ phần hóa cácdoanh nghiệp nhà nước hoặc bộ phận doanh nghiệp đơn lẻ.

+ Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một vấn đề phức tạp Nhiềudoanh nghiệp nhà nhà nước chưa có nhận thức đầy đủ về những lợi ích cóđược từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Ngoài ra, nhiều vấn đề như xác địnhgiá trị doanh nghiệp, xử lý tài chính hoặc xử lý lao động dôi dư đối vớidoanh nghiệp là những vấn đề rất khó khăn và mất nhiều thời gian Do vậy,nếu chỉ triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước quy mô vừa và nhỏthì khả năng thành công sẽ cao hơn và thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóacác doanh nghiệp nhà nước khác

Trong thời gian qua mặc dù đã triển khai cổ phần hóa được hàngnghìn doanh nghiệp nhà nước nhưng do quy mô của các doanh nghiệp cònhạn chế nên thực tế hiệu quả không cao Số lượng vốn nhà nước thu về do bánphần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa không đáng kể Mặtkhác, các doanh nghiệp được cổ phần hóa trong thời gian qua phần lớn là hoạtđộng không có hiệu quả nên việc thu hút các cổ đông tham gia mua cổ phầngặp nhiều khó khăn Thậm chí nhiều doanh nghiệp nhà nước được cổ phầnhóa không bán được cổ phần Mặt khác, do yêu cầu phát triển kinh tế và quátrình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế đòi hỏi phải

có những doanh nghiệp Việt Nam thực sự đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh

và có khả năng sinh lời cao Nếu theo các chính sách và pháp luật về cổ phầnhóa đã có trước đây thì không thể hình thành bất kỳ doanh nghiệp nào có khảnăng cạnh tranh cao Từ thực tế này đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải nghiêncứu và thay đổi về chính sách cổ phần hóa cụ thể là về đối tượng cổ phần hóa

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương (khóa IX)

về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợiNghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, tháng 2/2002 đã

chỉ rõ: "Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và mở rộng diện các doanh nghiệp

Trang 28

nhà nước cần cổ phần hóa, kể cả một số tổng công ty và doanh nghiệp nhà

nước lớn" [32]

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Thủ tướng đã cho phép cổ phần hóamột số doanh nghiệp nhà nước lớn như Công ty Sữa Việt Nam, Nhà máyThủy điện Sông Hinh, Công ty điện lực Khánh Hòa Đặc biệt, Thủ tướng đãban hành Quyết định số 84/2005/QĐ-TTg cho phép thí điểm cổ phần hóa batổng công ty: Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam -VINACONEX (Bộ Xây dựng); Tổng công ty Điện tử - Tin học (Bộ Côngnghiệp), Tổng công ty Thương mại - Xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải) đồngthời Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho phép Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam, ngân hàng quốc doanh đầu tiên của Việt Nam được phép tiến hành thíđiểm cổ phần hóa toàn bộ ngân hàng

Như vậy, đối tượng cổ phần hóa trong thời gian qua đã có sự thay đổiđáng kể Từ đối tượng cổ phần hóa trước đây là các doanh nghiệp nhà nướcquy mô vừa và nhỏ, đến nay, cổ phần hóa đã được thực hiện đối với cácdoanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, thậm chí là rất lớn như đã phân tích nêutrên

2.1.3 Cổ phần hóa được thực hiện từ việc bán cổ phần nội bộ (cổ phần hóa khép kín) nay được chuyển sang bán cổ phần công khai hoặc thông qua niêm yết

Trong các văn bản pháp luật về cổ phần hóa như Nghị định 28/CP ngày7/5/1996, Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998; Nghị định 64/2002/NĐ-CPngày 19/6/2002 về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa đềuđược thực hiện theo hình thức khép kín tại doanh nghiệp Điều này có nghĩa

là cổ phần bán ra của doanh nghiệp chỉ bán trong nội bộ của doanh nghiệpnghĩa là bán cho những người quản lý và những người lao động tại doanhnghiệp, không có bất kỳ cổ phần nào được bán ra bên ngoài Điều này làkhông phù hợp với mục tiêu của cổ phần hóa Đó là đa dạng hóa sở hữu của

Trang 29

doanh nghiệp thông qua việc thu hút vốn của công chúng đồng thời cũng thuhút được sự tham gia của các cổ đông có năng lực và kinh nghiệm tham giavào công tác quản lý của doanh nghiệp Lý do của việc cổ phần hóa khép kínnày có thể xác định như sau:

+ Những nhà quản lý hiện tại ở doanh nghiệp lo ngại rằng khi có sựtham gia của các cổ đông bên ngoài doanh nghiệp sẽ phức tạp trong công tácquản lý, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp

+ Sự hình thành các tổ chức tài chính trung gian như các công tychứng khoán, công ty tư vấn trong thời gian qua ở Việt Nam còn hạn chế.Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải tự làm tất cả các công việc có liênquan đến công tác cổ phần hóa trong đó có việc tổ chức bán cổ phần

+ Các trung tâm giao dịch chứng khoán chưa được hình thành ở ViệtNam trong thời gian vừa qua cũng ảnh hưởng nhiều đến việc bán cổ phần củadoanh nghiệp Nếu muốn bán ra ngoài, họ không biết tổ chức bán ở đâu, cơchế bán thế nào? Do đó, tốt nhất đối với các nhà quản lý doanh nghiệp là bánngay tại doanh nghiệp, vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm được chi phí

+ Trong thời gian này, công chúng còn do dự về hiệu quả của công tác

cổ phần hóa doanh nghiệp và lợi ích của họ thu được từ việc mua cổ phần Dovậy, trong trường hợp bán cổ phần ra ngoài doanh nghiệp thậm chí không cóngười mua

Việc bán cổ phần trong nội bộ doanh nghiệp hay nói cách khác là cổphần hóa khép kín là một trong những nguyên nhân làm cản trở tiến trình cổphần hóa Một số nhược điểm của việc cổ phần hóa nội bộ doanh nghiệp cóthể nhận thấy như sau:

+ Việc bán cổ phần trong nội bộ doanh nghiệp không giúp cho doanhnghiệp thu hút các cổ đông có năng lực tài chính, kinh nghiệm và kỹ năngquản lý tham gia điều hành doanh nghiệp Nếu những người quản lý và laođộng trong doanh nghiệp mua toàn bộ cổ phần phát hành của doanh nghiệp

Trang 30

thì việc cổ phần hóa chỉ là hình thức Có người còn gọi là cổ phần hóa trongtrường hợp này là "bình mới - rượu cũ" Nếu cổ phần hóa được thực hiện nhưvậy thì doanh nghiệp sẽ không thể có được sự thay đổi căn bản về chất trongcông tác quản lý và điều hành doanh nghiệp

+ Khả năng tài chính của những người quản lý và người lao độngtrong doanh nghiệp rất hạn chế Họ không có khả năng thanh toán ngay phầngiá trị thực tế mà họ đã đăng ký mua Điều này dẫn đến việc nhiều doanhnghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa còn để lại một số lượng lớn cổ phầnchưa phát hành được chỉ vì những người trong nội bộ doanh nghiệp không cókhả năng mua mặc dù đã có cam kết

+ Cổ phần hóa khép kín làm giảm tính thanh khoản của cổ phiếu vàkhông góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán

Nhận thức được những nhược điểm và hạn chế của việc cổ phần hóakhép kín, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương (khóaIX) về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện Nghịquyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, tháng 2/2002 đã chỉ rõ:

"Việc mua bán cổ phiếu phải công khai trên thị trường, khắc phục tình trạng

cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp" [32]

Để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và phù hợpvới yêu cầu công tác cổ phần hóa, đặc biệt là hạn chế của việc cổ phần hóakhép kín, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày16/11/2004 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành CTCP thay thế Nghịđịnh số 64/2002/NĐ-CP Nghị định 187/2004/NĐ-CP đã quy định rõ việc bán

cổ phần phát hành của doanh nghiệp phải thông qua tổ chức tài chính trunggian (nếu giá trị bán từ 1 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng) và bán tại trung tâmgiao dịch chứng khoán (nếu giá trị cổ phần bán trên 10 tỷ đồng) Như vậy,theo quy định của Nghị định này thì việc bán cổ phần trong nội bộ doanhnghiệp đã hoàn toàn bị xóa bỏ

Trang 31

2.1.4 Cổ phần hóa được thực hiện từ việc ấn định giá bán cổ phần nay được chuyển sang cơ chế bán đấu giá cổ phần thông qua tổ chức tài chính trung gian

Theo các quy định trước đây về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,giá của cổ phần phát hành được thực hiện theo cơ chế ấn định giá Điều này

có nghĩa là giá sẽ không thay đổi trong suốt quá trình chào bán Người muachỉ tiến hành đăng ký số lượng cổ phần cần mua mà không cần quan tâm đếngiá của cổ phiếu Trước khi Nghị định 187/2004/CP-NĐ ra đời thì giá cổphiếu được ấn định giá trên mỗi cổ phiếu Sở dĩ việc ấn định giá cổ phần đượcthực hiện trong một thời gian dài trước đây là do sự quan tâm của công chúngđến việc mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa còn hạn chế vì

họ chưa nắm được hiệu quả do cổ phần hóa đem lại Mặt khác, việc ấn địnhmệnh giá cổ phần giúp cho việc cổ phần hóa được diễn ra nhanh chóng và thủtục đơn giản Người mua cổ phần chỉ cần đăng ký số lượng cổ phần mua vàđối chiếu với giá cổ phần sẽ xác định được ngay tổng giá trị mà người đó phảitrả cho công ty

Cùng với việc nâng cao nhận thức về hiệu quả thu được từ việc mua

cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa, nhiều nhà đầu tư là tổ chức và cánhân đổ xô vào việc tìm kiếm các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có khảnăng sinh lời cao để mua cổ phần Từ thực tế này dẫn đến việc ấn định giá cổphần bán ra bên ngoài là không còn phù hợp và sẽ ảnh hưởng đến lợi ích củanhà nước và của chính doanh nghiệp Chính vì vậy, Nghị định 187/2004/NĐ-

CP đã xóa bỏ cơ chế bán cổ phần theo giá sàn cho người lao động trongdoanh nghiệp Toàn bộ cổ phần phát hành lần đầu phải bán theo giá trị trườngxác định thông qua đấu giá Giá đấu giá là giá đấu giá trung bình của cácphiên đấu giá Trong thời gian qua, thông qua hình thức bán đấu giá cổ phầnphát hành của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, nhà nước đã thu về đượcnhiều vốn phục vụ cho các nhu cầu đầu tư phát triển của nhà nước Một sốdoanh nghiệp đã thành công trong việc bán cổ phần thông qua đấu giá tại

Trang 32

trung tâm giao dịch chứng khoán như Công ty Sữa Việt Nam - VINAMILK,Nhà máy Thủy điện Sông Hinh, Công ty Điện lực Khánh Hòa

Tóm lại, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước về cổ phần

hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua đã có sự thay đổi căn bản tùytheo yêu cầu phát triển của từng thời kỳ Mục tiêu là huy động vốn, tạo điềukiện để người lao động tham gia đóng góp ý kiến vào công tác quản lý củadoanh nghiệp, tạo động lực bên trong, thay đổi phương thức quản lý nhằmnâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Phương châm chỉ đạocủa Đảng là đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;đối tượng bán cổ phần bao gồm mọi cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, các

tổ chức và pháp nhân khác để huy động vốn cho đầu tư phát triển, không cổphần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; chú trọng tạo điều kiện cho cán

bộ công nhân viên trong doanh nghiệp có sở hữu cổ phần Giá trị tài sảndoanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, trong đó có giá trị quyền sửdụng đất là do thị trường quyết định

2.2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CỔ PHẦN HÓA TỔNG CÔNG TY VINACONEX TRỰC THUỘC BỘ XÂY DỰNG

2.2.1 Thí điểm cổ phần hóa Tổng công ty VINACONEX

Là đơn vị được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn thí điểm cổ phần hóatheo Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg, VINACONEX đã khẩn trương triểnkhai nghiên cứu và xây dựng Đề án thí điểm cổ phần hóa Tổng công ty trình

Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Hiện nay, VINACONEX làmột trong các doanh nghiệp mạnh của Bộ Xây dựng, hoạt động đa doanh đangành, thị trường hoạt động rộng trong và ngoài nước, kinh doanh có hiệu quả

và có nhiều đơn vị thành viên đã chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần

Nhịp độ tăng trưởng của VINACONEX trong các năm từ 1996 đếnnăm 2002 đã có những tiến bộ đáng kể thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính như:tổng doanh thu năm 2002 đạt 2.257 tỷ đồng tăng 3,55 lần so với năm 1996;

Trang 33

lợi nhuận trước thuế đạt 41,31 tỷ đồng tăng 1,3 lần; nộp ngân sách nhà nước117,9 tỷ đồng tăng 2,08 lần; đầu tư phát triển đạt 852,6 tỷ đồng tăng 13,25lần Đặc biệt trong năm 2003, do có sự tăng trưởng đột biến về doanh thu vàlợi nhuận thu được từ đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh phát triển nhà, tổngdoanh thu của VINACONEX đạt 3.746 tỷ đồng tăng 5,9 lần, lãi trước thuếtăng 13,6 lần, nộp ngân sách nhà nước tăng 2,8 lần, đầu tư phát triển tăng 21,5lần so với năm 1996.

Đến nay, VINACONEX đã thực hiện cổ phần hóa được 28 doanhnghiệp thành viên và đạt được những thành công nhất định trên các chỉ tiêukinh tế: doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách tăng nhiều so với trước Theo

đó việc cổ phần hóa sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh củadoanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó

có sự tham gia của người lao động trong doanh nghiệp; tạo động lực và cơchế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sảncủa doanh nghiệp

Trong thời gian sắp tới, mục tiêu của VINACONEX là chuyển đổi môhình Tổng Công ty hiện nay thành một tổ hợp kinh tế đa sở hữu, đa doanhhoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con để tiếp tục phát triển và trởthành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam, hoạt động cóhiệu quả, tăng trưởng bền vững, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế và lợiích xã hội, góp phần phát triển của đất nước

Việc cổ phần hóa sẽ giúp cho VINACONEX đổi mới được cơ chếquản lý và phương thức hoạt động nhằm tạo ra một mô hình tổ chức hoạtđộng đa dạng, năng động và hiệu quả, phát huy nội lực và vai trò làm chủthực sự của người lao động và sức mạnh của các cổ đông Bên cạnh đó thuhút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác trong và ngoài nước nhằm tạobước chuyển biến cơ bản về năng lực sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu

về vốn cho chiến lược phát triển và tạo nên sức cạnh tranh trên thị trường Việt

Trang 34

Nam và nước ngoài Hơn nữa, xuất phát từ chính yêu cầu phát triển của TổngCông ty trong việc đổi mới hình thức sở hữu, phương thức quản lý, cơ cấu tổchức nhằm phù hợp với tính đa doanh, đa ngành của VINACONEX.

Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình đổi mới và sắp xếp lạidoanh nghiệp đồng thời để thực hiện đúng chủ trương, đường lối và chínhsách của Đảng và nhà nước đối với việc sắp xếp lại cơ cấu doanh nghiệp nhànước, VINACONEX tiến hành xây dựng Đề án thí điểm cổ phần hóa TổngCông ty trình Thủ tướng Chính phủ làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện cổphần hóa và cho mọi hoạt động của VINACONEX khi chuyển sang hoạt độngtheo mô hình cổ phần theo Luật Doanh nghiệp

Tiến trình cổ phần hóa của VINACONEX được thực hiện theo đúngcác qui định của Chính phủ và pháp luật bao gồm việc nắm bắt được tinh thần

vổ nội dung của Nghị quyết Trung ương III vổ Nghị quyết Trung ương khóaIX; đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh, tăng trưởng vổ phát triển với nhịp

độ cao, bền vững; đảm bảo lợi ích của các cổ đông và tuân thủ các qui địnhliên quan của pháp luật, đảm bảo dân chủ, công khai trong quá trình thực hiện

cổ phần hóa Tổng Công ty

2.2.2 Thực trạng của VINACONEX trước cổ phần hóa

Tiền thân của VINACONEX là Công ty dịch vụ và xây dựng nướcngoài trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 1988 theoQuyết định số 1118 BXD/TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Do yêu cầu mởrộng quy mô và hoạt động của Tổng công ty, ngày 10 tháng 8 năm 1991, Bộtrưởng Bộ Xây dựng đã ra Quyết định số 432 BXD/TCLĐ về việc chuyểnCông ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài thành Tổng công ty xuất nhập khẩuxây dựng Việt Nam - VINACONEX hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xuấtkhẩu lao động, xây lắp và xuất nhập khẩu

Trang 35

Tháng 11 năm 1995, Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX được Chính phủ quyết định trở thành một tổng công ty nhànước (tổng công ty 90) với nhiều thành viên mới là các công ty trực thuộc BộXây dựng trước đây Từ đó đến nay, nhiều công ty của các địa phương như

-Hà Tây, -Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Huế, Quảng Nam, Đắc Lắc, ĐồngTháp, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa và Nghệ An cũng đã gia nhập thành viêncủa Tổng công ty, cùng với nhiều công ty cổ phần thành lập mới, liên doanhtạo nên một VINACONEX như hiện nay

Trải qua những năm tháng xây dựng và trưởng thành, cho đến nay,VINACONEX đã trở thành tổng công ty hoạt động đa doanh đa ngành trựcthuộc Bộ Xây dựng với chức năng chính là: xây lắp, tư vấn đầu tư - thiết kế -khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệuxây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài và đặc biệt đầu tưvào các lĩnh vực của nền kinh tế nhằm chuyển đổi cơ cấu và mở rộng quy

mô sản xuất kinh doanh đáp ứng xuất cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóanền kinh tế

Với đội ngũ hơn 30.000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viêntrong đó có nhiều người đã được đào tạo và làm việc tại nước ngoài và với độingũ nhân viên như vậy, VINACONEX có khả năng đáp ứng các yêu cầu đadạng của khách hàng

Ngoài ra, VINACONEX đã thực hiện đa dạng hóa các dịch vụ trongcác lĩnh vực dân dụng, công cộng, công nghiệp, giao thông, truyền tải điện,viễn thông, cấp thoát nước, xử lý môi trường, thủy lợi và thiết kế các côngtrình với kỹ thuật chuyên ngành khác nhau Là đơn vị có truyền thống hàngđầu của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, cho đến nay,VINACONEX đã đưa trên 50.000 người bao gồm kỹ sư, quản lý, kỹ thuậtviên, công nhân các ngành nghề khác nhau sang làm việc tại trên 20 nước trên

Trang 36

thế giới Chiến lược về đào tạo nguồn, phát triển và quản lý xuất khẩu laođộng đã giúp cho VINACONEX ngày càng phát triển và mở rộng uy tín đốivới khách hàng [45, tr 25].

Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng là một trong những lĩnh vực hoạt độngchính của VINACONEX với mạng lưới bạn hàng rộng khắp thế giới Do đó,kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm của VINACONEX tăng xấp xỉ 20%

Hiện tại VINACONEX đang đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực trọngđiểm của nền kinh tế như: phát triển đô thị, bất động sản, các công trình hạtầng kỹ thuật, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, thương mại và côngnghệ cao đang là chiến lược ưu tiên số một cho sự phát triển lâu dài củaVINACONEX Hiện nay, VINACONEX đang được biết đến như một trongnhững tổng công ty hàng đầu về xây lắp, xuất nhập khẩu và xuất khẩu laođộng ở Việt Nam, ngày càng khẳng định được vị thế, khả năng và uy tín củamình trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt

Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý

Mô hình tổ chức

VINACONEX là tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng hoạtđộng theo mô hình hai cấp: cấp tổng công ty và cấp các đơn vị thành viênhạch toán độc lập Mạng lưới các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc củaVINACONEX được đặt hầu hết tại các tỉnh, thành phố trong cả nước

- Cấp tổng công ty gồm:

+ Cơ quan Tổng công ty;

+ Các đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc;

+ Các Ban quản lý Dự án trọng điểm;

+ Các trường đào tạo công nhân kỹ thuật và đào tạo lao động đi làmviệc ở nước ngoài

Trang 37

- Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập:

+ 6 công ty 100% vốn nhà nước (hoạt động theo Luật Doanh nghiệpnhà nước 2003);

+ 37 công ty cổ phần có vốn chi phối của Tổng công ty, trong đó: 24công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, 13 công

- Các phòng ban chức năng của cơ quan Tổng công ty;

- Các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các Ban quản lý, Văn phòng đạidiện trong và ngoài nước

Sơ đồ 2.1: Sơ đổ tổ chức quản lý cơ quan Tổng công ty VINACONEX

và các đơn vị hạch toán phụ thuộc

Hội đồng quản trị Tổng công ty

Tổng giám đốc Tổng công ty

Ban Kiểm soát Tổng công ty

Các phòng ban chức năng Tổng công ty

Các Ban quản

Các chi nhánh,

Các đơn vị

hạch toán

phụ thuộc

Trang 38

Cơ chế quản lý của VINACONEX

Cơ chế quản lý của VINACONEX được điều chỉnh và thực hiện theocác văn bản sau đây:

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của VINACONEX ban hành kèm theoQuyết định số 932 BXD/TCLĐ ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng vềviệc phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty VINACONEX;

- Quy chế Tài chính của VINACONEX đối với các đơn vị hạch toánnội bộ thuộc Tổng công ty ngày 9/9/1996;

- Quy chế Tài chính của VINACONEX ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 2248/VN-TCKT ngày 28/8/1997 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổngcông ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam về việc ban hành Quy chế tàichính;

- Các quy chế khác có liên quan bao gồm về đầu tư và lao động v.v Tổng công ty VINACONEX là một tổng công ty 90 và là doanhnghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng (Thủ tướng Chính phủ ủy quyềncho Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết định thành lập) Theo đó, Bộ Xây dựnghiện nay, cùng với chức năng quản lý nhà nước, là cơ quan chủ quản, đồngthời là đại diện chủ sở hữu vốn đối với VINACONEX, có quyền hạn và tráchnhiệm theo quy định của nhà nước Bộ Xây dựng thực hiện một số quyền hạnđối với VINACONEX như sau:

- Thành lập, tách, nhập, tổ chức lại, giải thể Tổng công ty;

- Phê chuẩn Điều lệ và các nội dung bổ sung, sửa đổi Điều lệ củaVINACONEX;

TỔNG CÔNG TY VINACONEX (Cơ quan Tổng công ty, Các đơn vị hạch toán phụ thuộc)

Các doanh nghiệp nh à

nước

Các trường

đ o t à ạo v à dạy nghề

Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn góp chi phối

Các công ty liên doanh, hợp doanh

Trang 39

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật các thành viên Hộiđồng quản trị, Tổng giám đốc; giới thiệu người tham gia Ban kiểm soát;

- Tham gia giao vốn và các nguồn lực khác cho VINACONEX; kiểmtra hoạt động của VINACONEX; VINACONEX có nhiệm vụ báo cáo theoquy định của pháp luật;

- Chỉ đạo VINACONEX trong việc bảo đảm các cân đối lớn của nhànước; đáp ứng nhu cầu của thị trường về những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu

mà VINACONEX kinh doanh để thực hiện việc bình ổn giá cả theo quy địnhcủa nhà nước;

- Cho phép VINACONEX thành lập liên doanh với nước ngoài, mởvăn phòng đại diện, chi nhánh của VINACONEX ở nước ngoài;

- VINACONEX còn bị chi phối, kiểm tra, giám sát của Bộ Xây dựngtrong phạm vi, chức năng khác của Bộ Xây dựng theo quy định của pháp luật;

- Các nội dung khác

Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp quản lý vốn nhà nướctại Tổng công ty và thực hiện chức năng quản lý hoạt động sản xuất kinhdoanh của Tổng công ty, Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về sự phát triểncủa Tổng công ty theo nhiệm vụ nhà nước giao và thực hiện quyền trong một

số lĩnh vực sau:

- Xem xét, phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việcgiao vốn, tài sản và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên và phương

án điều hòa vốn, tài sản và các nguồn lực khác giữa các đơn vị thành viên;

- Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trong VINACONEX;

- Thông qua đề nghị của Tổng Giám đốc để trình Bộ trưởng Bộ Xâydựng phê duyệt chiến lược; quy hoạch; kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch

5 năm của VINACONEX

Trang 40

- Phê duyệt điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thànhviên theo đề nghị của VINACONEX;

- Phê duyệt phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh của Tổngcông ty do Tổng giám đốc trình;

- Phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc hình thành

và sử dụng các quỹ tập trung, tương ứng với kết quả kinh doanh, kế hoạch tàichính của Tổng công ty;

- Thỏa thuận phương án nhân sự để Tổng giám đốc quyết định bổ nhiệm;

- Thỏa thuận phương án nhân sự để Tổng giám đốc quyết định bổnhiệm, miễn nhiệm giám đốc các đơn vị thành viên;

- Thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm khác theo Điều lệ củaVINACONEX

Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân và là người điều hành cao nhấtcủa Tổng công ty và cũng là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị,trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng và trước pháp luật về điều hành các hoạt độngcủa Tổng công ty Tổng giám đốc có một số quyền hạn như sau:

- Kiến nghị lên Hội đồng quản trị phương án điều chỉnh vốn và nguồnlực khác khi giao lại cho các đơn vị thành viên;

- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương ánđược Hội đồng quản trị phê duyệt;

Xây dựng chiến lược phát triển hàng năm và kế hoạch dài hạn đồngthời xây dựng các dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tưvới các đối tác trong và ngoài nước; phương án liên doanh v.v

- Tổ chức điều hành các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty theoNghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị;

Ngày đăng: 26/10/2016, 21:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (1998), Báo cáo tiến trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 1998, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tiến trình sắpxếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 1998
Tác giả: Ban Chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp
Năm: 1998
2. Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (2000), Báo cáo tiến trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Báo cáo tiến trình sắpxếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2000
Tác giả: Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp
Năm: 2000
3. Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (2003), Báo cáo tiến trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tiến trình sắpxếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2003
Tác giả: Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp
Năm: 2003
4. Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (2004), Báo cáo tiến trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2004, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tiến trình sắpxếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2004
Tác giả: Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp
Năm: 2004
5. Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp (2005), Báo cáo tiến trình sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Báo cáo tiến trình sắpxếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước năm 2005
Tác giả: Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp
Năm: 2005
6. Ban soạn thảo Luật doanh nghiệp nhà nước - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Báo cáo tổng kết Luật Doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết Luật Doanh nghiệp nhà nước
Tác giả: Ban soạn thảo Luật doanh nghiệp nhà nước - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2003
7. Hòa Bình (2002), "Hiện trạng khối doanh nghiệp hậu cổ phần hóa", Đầu tư chứng khoán, (138) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng khối doanh nghiệp hậu cổ phần hóa
Tác giả: Hòa Bình
Năm: 2002
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1998), Thông tư 11/LĐTBXH ngày 21/8 hướng dẫn về chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 11/LĐTBXHngày 21/8 hướng dẫn về chính sách đối với người lao động khichuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 1998
9. Bộ Tài chính (1998), Thông tư 104/BTC ngày 18/7 hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 104/BTC ngày 18/7 hướng dẫn những vấn đềvề tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổphần theo Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 1998
10. Chính phủ (1996), Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ về chuyểnmột số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1996
11. Chính phủ (1998), Chỉ thị 20/CT ngày 21/4 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 20/CT ngày 21/4 của Thủ tướng Chính phủ vềđẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1998
12. Chính phủ (1998), Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6 của Chính phủvề chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1998
13. Chính phủ (1999), Quyết định 145/TTg ngày 28/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 145/TTg ngày 28/6/1999 của Thủ tướngChính phủ về ban hành Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nướcngoài
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1999
14. Chính phủ (1999), Quyết định 177/TTg ngày 30/8 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 177/TTg ngày 30/8 của Thủ tướng Chínhphủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1999
15. Chính phủ (2000), Nghị định số 03/2000/CP-NĐ ngày 3/2 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 03/2000/CP-NĐ ngày 3/2 của Chính phủhướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2000
16. Chính phủ (2002), Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4 của Chính phủvề chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệpnhà nước
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2002
17. Chính phủ (2002), Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6 của Chính phủ vềchuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2002
18. Chính phủ (2002), Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4 của Thủtướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanhnghiệp nhà nước, tổng công ty nhà nước
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2002
21. Chính phủ (2004), Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước lớn trong năm 2004, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5 của Thủtướng Chính phủ về thí điểm cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhànước lớn trong năm 2004
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
22. Chính phủ (2004), Nghị định số 153/2004/CP-NĐ ngày 9/8 của Chính phủ về tổ chức quản lý tổng công ty, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 153/2004/CP-NĐ ngày 9/8 của Chính phủvề tổ chức quản lý tổng công ty, công ty nhà nước độc lập theo môhình công ty mẹ - công ty con
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w