1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG (BIDV AN GIANG)

182 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 182
Dung lượng 787,73 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiTrong giai đoạn Công nghiệp hoá Hiện đại hoá đất nước đang diễn ra mạnh mẽ, hoạt động giao thương giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ cũng ngày càng được chú trọng thông qua các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn. Cụ thể là các hiệp định thương mại song phương, đa phương đã và đang được ký kết nhằm phát triển hoạt động thương mại quốc tế và tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng cho Việt Nam nói riêng và các nước tham gia nói chung. Mới đây nhất, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến được ký kết vào năm 2015 đã tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên những thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc... Từ những điều kiện khách quan đó, hoạt động thanh toán quốc tế một khâu quan trọng trong thương mại toàn cầu cần được hoàn thiện trên nhiều phương diện từ pháp luật đến quy trình nghiệp vụ trong từng phương thức thanh toán để góp phần đảm bảo phát triển thương mại quốc tế bền vững.Trong những phương thức thanh toán hiện nay, tín dụng chứng từ là phương thức phổ biến nhất vì có mối liên kết chặt chẽ giữa các bên tham gia trong thanh toán quốc tế. Có thể nói đây là phương thức đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên liên quan. Chính vì vậy, sự phát triển của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (LC) trong tương lai là yếu tố tất yếu thúc đẩy giao thương phát triển. Nhận thấy thực trạng đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang đã mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán tín dụng chứng từ nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trên đại bàn và các vùng lân cận. Song trong phương thức thanh toán này, ngân hàng bên cam kết với nhà xuất khẩu và nhập khẩu cũng mang nhiều rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và uy tín trên thị trường. Nhất là giai đoạn 2011 – 2013, hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang đã gặp nhiều rủi ro khi tình hình kinh tế trên địa bàn và thế giới có nhiều biến động. Từ thực tế đó, nhận thấy sự cần thiết đẩy mạnh công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi tham gia thanh toán tín dụng chứng từ để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như uy tín trên thị trường. Tác giả đã chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG (BIDV AN GIANG)” để góp phần phát triển hệ thống tín dụng chứng từ tại ngân hàng BIDV ngày càng hoàn thiện hơn.2.Tính mới của đề tàiTừ cơ sở lý thuyết về thanh toán tín dụng chứng từ và rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ, đề tài tiến hành nghiên cứu các trường hợp rủi ro thực tế trong thanh toán LC đã và có khả năng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang trong giai đoạn 2010 – 2014. Bên cạnh đó, đề tài khái quát tình hình kinh doanh LC cũng như các chính sách và định hướng trong tương lai của ngân hàng trong lĩnh vực này. Đây là lần đầu tiên rủi ro và phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thanh toán LC được nghiên cứu và đánh giá chi tiết dựa vào thực tế tại chi nhánh. Từ đó, đề tài đề xuất một giải pháp phù hợp nhằm nâng cao công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng.3.Mục tiêu nghiên cứuTrên cơ sở phân tích rủi ro có thể xảy ra và biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang (BIDV – AG) nói riêng và các bên tham gia nói chung trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng BIDV, chuyên đề đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và hậu quả khi rủi ro xảy ra đối với Ngân hàng TMCP BIDV An Giang. Từ đó kiến nghị đến các bên liên quan để phát triển phương thức thanh toán này ngày càng chặt chẽ hơn.4.Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu bao gồm: Thứ nhất, rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và tình hình rủi ro hiện tại đối với ngân hàng BIDV AG. Thứ hai, các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được ngân hàng áp dụng trong quá khứ và hiện tại.5.Phạm vi nghiên cứuĐề tài nghiên cứu phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng BIDV chi nhánh An Giang trong giai đoạn 2010 – 2014.6.Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp gồm:Thống kê mô tả: nhằm mục đích thống kê số liệu về tình hình thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2014 Phân tích: áp dụng xử lý thông tin về các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro ngân hàng đã và đang áp dụng So sánh: áp dụng để so sánh kết quả kinh doanh qua các thời kỳ, tình hình rủi ro.Tư duy logic: đây là phương pháp chủ yếu thực hiện nghiên cứu để xử lý số liệu và các thông tin liên quan khác.7.Kết cấu đề tàiNgoài các danh mục tham khảo và phụ lục, chuyên đề gồm 4 chương:CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪCHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2014CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2010 2014CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG.Với nội dung, thông tin thu thập được và thời gian làm bài còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những nhầm lẫn và thiếu sót cũng như chưa bao quát hết tầm vĩ mô của đề tài. Mong Thầy (Cô) thông cảm Dưới đây là nội dung đề tài nghiên cứu. Rất mong nhận được đóng góp của Thầy (Cô) và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ1.1.Tín dụng chứng từ phương thức thanh toán phổ biến hiện nay1.1.1.Khái niệmTheo PGS.TS Lê Văn Tề trong Thanh toán và tín dụng xuất nhập khẩu: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận giữa ngân hàng mở thư tín dụng với nhà nhập khẩu cam kết trả tiền cho người bán (người hưởng lợi) theo yêu cầu và chỉ thị của người mua để trả ngay, hoặc tới một thời điểm xác định hoặc tại một thời điểm có thể xác định được trong tương lai, một số tiền đã được xác định trong phạm vi thời hạn đã xác định và căn cứ vào các chứng từ đã quy định”.Như vậy, thư tín dụng chứng từ (LC) là một chứng thư do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của bên yêu cầu phát hành LC (người nhập khẩu), trong đó ngân hàng phát hành cam kết sẽ trả tiền cho bên hưởng lợi (người xuất khẩu) nếu người hưởng lợi đáp ứng đúng và đầy đủ điều kiện của thư tín dụng (xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo theo điều kiện của thư tín dụng).Trong phương thức thanh toán LC, bộ chứng từ là cơ sở để ngân hàng chấp nhận thanh toán và chiết khấu chứng từ, cũng là cơ sở để bên yêu cầu phát hành LC thực hiện hoàn trả cho ngân hàng. Do đó, bộ chứng từ mang ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi các bên trong thanh toán LC. 1.1.2.Các bên tham gia trong thanh toán tín dụng chứng từTrong quá trình thực hiện thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ có thể có các bên sau đây tham gia:Bên yêu cầu mở thư tín dụng là người nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ hoặc là người mua uỷ thác.Bên hưởng lợi là người xuất khẩu, cung cấp hàng hoá, dịch vụ.Ngân hàng phát hành thư tín dụng là ngân hàng đại diện bên yêu cầu mở thư tín dụng, cấp tín dụng cho người nhập khẩu và cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu khi đáp ứng đầy đủ điều kiện thư tín dụng.Ngân hàng thông báo là ngân hàng ở nước người hưởng lợi, có chức năng thông báo LC cho người hưởng lợi.Ngân hàng xác nhận là ngân hàng đảm bảo khả năng thanh khoản của thư tín dụng cho người hưởng lợi. Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng nào khác do người hưởng lợi đề nghị. Ngân hàng chỉ định là ngân hàng được các bên thoả thuận để thực hiện công việc thanh toán bộ chứng từ xuất trình cho người hưởng lợi và được quy định cụ thể trong thư tín dụng do người nhập khẩu yêu cầu phát hành.1.1.3.Các văn bản điều chỉnh1.1.3.1.Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP)UCP là một bộ các quy tắc về tín dụng chứng từ được giới thiệu lần đầu tiên năm 1933 nhằm mục đích giảm thiểu các hiểu nhầm gây ra bởi việc riêng lẻ các quy tắc của các quốc gia trong thanh toán tín dụng chứng từ. Trong UCP, có nhiều điều khoản được quy định cụ thể từ các chứng từ thương mại, chứng từ vận tải đến việc hoàn trả giữa các ngân hàng và các quy định liên quan LC như thời hạn hiệu lực, xuất trình, chuyển nhượng LC... UCP là bộ quy tắc thành công nhất trong lĩnh vực thương mại cho đến ngày nay. Chính vì vậy đã thu hút nhiều quốc gia chấp nhận và sử dụng. Ngày nay, UCP là nguồn luật điều chỉnh chính trong phương thức tín dụng chứng từ hiện nay. Ấn phẩm sửa đổi mới nhất là ấn phẩm thứ 6 (UCP600) có hiệu lực từ 172007.Nhìn chung, UCP600 có 39 điều khoản, trong đó có các điều khoản chung nhằm diễn giải các khái niệm và từ ngữ dùng trong thư tín dụng chứng từ cũng như nghĩa vụ của mỗi ngân hàng trong thanh toán LC. Ngoài ra, các quy định về chứng từ liên quan như vận đơn đường biển, hóa đơn thương mại,... cũng được đề cập.Ngày nay khi công nghệ ngày càng phổ biến dẫn đến hoạt động ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều vào công nghệ, theo đó eUCP được phát hành dùng bổ sung cho UCP khi thực hiện xuất trình chứng từ bằng điện tử.1.1.3.2.Tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho việc kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP)ISBP là một tập quán ngân hàng hướng dẫn việc kiểm tra chứng từ trong thanh toán tín dụng chứng từ. Thực tế đây là một bộ tài liệu bổ sung cho UCP trong quá trình áp dụng để hạn chế bất đồng trong diễn giải các điều khoản UCP. Ấn phẩm đầu tiên của ISBP là 645 được Uỷ ban Ngân hàng ICC phát hành năm 2002. Sau hơn 4 năm sử dụng, Uỷ ban Ngân hàng ICC tiến hành sửa đổi, bổ sung thành ấn phẩm ISBP681 vào năm 2007. Mới đây nhất, ISBP745 được phát hành 1742013 là phiên bản sửa đổi, bổ sung cho ấn phẩm 681 trước đó.Khi kiểm tra các chứng từ xuất trình của người hưởng lợi, ngân hàng phải tuân thủ theo điều khoản của ISBP để đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Trong bộ tập quán ngân hàng này có các điều khoản liên quan đến hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn đường biển theo hợp đồng tàu chuyến và tàu chợ, chứng từ vận tải đa phương thức, chứng từ vận tải đường hàng không, bộ, sắt, biển và đưởng sông, chứng từ bảo hiểm và giấy chứng nhận xuất xứ. ISBP hướng dẫn cụ thể và rõ ràng về các chứng từ cần thiết trong thanh toán quốc tế nhằm hạn chế tranh chấp trong quá trình xuất trình và kiểm tra bộ chứng tại ngân hàng. Chính vì vậy đây là bộ quy tắc các tập quán quan trọng đối với ngân hàng khi tiến hành thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.1.1.3.3.Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng trong thư tín dụng chứng từ (URR)Đây là bộ các quy tắc liên quan đến hoạt động hoàn trả giữa các ngân hàng với nhau trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Và được sử dụng kèm theo UCP nhằm bổ sung rõ ràng thêm các điều khoản của UCP về hoàn trả liên ngân hàng. Ấn phẩm URR mới nhất là 725 có hiệu lực từ 01102008. Đây là ấn phẩm được cập nhật cho bản 525 trước đó.URR725 gồm 17 điều khoản trong đó có các điều khoản chung như giới thiệu chung về URR, định nghĩa và các điều khoản về trách nhiệm và quyền lợi của

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI SVTT: NGUYỄN PHƯƠNG NAM LỚP: 11DTM1 KHOÁ: 08 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG (BIDV AN GIANG) CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GVHD: Th.s MAI XUÂN ĐÀO TPHCM, THÁNG NĂM 2015 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI SVTT: NGUYỄN PHƯƠNG NAM LỚP: 11DTM1 KHOÁ: 08 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG (BIDV AN GIANG) TPHCM, THÁNG NĂM 2015 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp trình củng cố áp dụng kiến thức học vào thực tế, hội tích góp kinh nghiệm nâng cao khả thích ứng với môi trường làm việc cho sinh viên học trường Do vậy, để hoàn thành tốt trình thực tập, đòi hỏi sinh viên cần tổng hợp từ yếu tố kiến thức; kỹ vận dụng, liên hệ thực tế; khả thu thập thông tin tổng hợp liệu Với yêu cầu tầm quan trọng thực tập tốt nghiệp, để có báo cáo tốt sinh viên cần trau đồi học tập nhiều từ hệ trước Chính thế, tác giả chân thành cảm ơn Th.s Mai Xuân Đào giúp đỡ hỗ trợ kiến thức giải đáp xác đáng thắc mắc suốt trình thực tập Bên cạnh cảm ơn Trường Đại học Tài – Marketing cung cấp tư liệu tham khảo kiến thức trình giảng dạy Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang tạo điều kiện thuận lợi suốt thời gian thực tập ngân hàng Đồng thời, xin cảm ơn Anh, Chị phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt Anh Lê Hồng Nhân nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn hoàn thành đề tài tốt nghiệp Đề tài “Một số giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang (BIDV An Giang)” hoàn thành với tinh thần đóng góp hoàn thiện hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro toán L/C Ngân hàng BIDV nói chung chi nhánh An Giang nói riêng Do trình thực tập nhiều khó khăn, đề tài tránh khỏi sai sót, hy vọng Thầy (Cô) thông cảm Một lần xin chân thành cảm ơn Th.s Mai Xuân Đào Anh Lê Hồng Nhân giúp đỡ nhiệt tình trình thực tập Xin chúc Cô Anh nhiều sức khoẻ thành công Rất mong nhận ý kiến đóng góp từ Thầy (Cô) bạn đọc để báo cáo hoàn thiện nội dung hình thức! TPHCM, ngày 16 tháng năm 2015 Nguyễn Phương Nam NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Tác phong của sinh viên Số liệu đề cập Nội dung đề tài TP Long Xuyên, ngày 15 tháng năm 2015 Đơn vị thực tập NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Giảng viên hướng dẫn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt BIDV Bank of Investment and Development in Vietnam Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam BCT Bộ chứng từ EU European Union Liên minh Châu Âu ISBP International Standard Banking Practice for Examination of Documents under Documentary Credits Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng cho kiểm tra chứng từ phương thức tín dụng chứng từ JPY Japanese Yen Đồng Yên Nhật L/C Letter of Credit Thư tín dụng chứng từ QHKH Quan hệ khách hàng QLTD Quản lý tín dụng PCRT Phòng chống rửa tiền QLRRTT&T N Quản lý rủi ro thị trường tác nghiệp TDCT Tín dụng chứng từ TFC Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TPP Trans – Pacific Strategic Economic Parnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TTQT Thanh toán quốc tế TTTM Tài trợ thương mại SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication Hiệp hội Viễn thông Tài liên ngân hàng giới UCP The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits Quy tắc thực hành thống tín dụng chứng từ URR Uniform Rules for Bankto-Bank Reimbursement Quy tắc thống hoàn trả liên ngân hàng USD United State Dollar Đô la Mỹ XNK Xuất nhập STT Tên bảng Trang DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt trình hình thành phát triển Ngân hàng BIDV 24 Bảng 2.2 Kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – Quý I/2015 34 Bảng 2.3 Phí thu từ hoạt động toán quốc tế theo phương thức toán Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang từ 2010 – 2014 38 Bảng 2.4 Danh mục dịch vụ toán phương thức tín dụng chứng từ Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang 44 Bảng 2.5 Số phí toán L/C Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – Quý I/2015 44 Bảng 2.6 Số phí thu từ hoạt động toán tín dụng theo L/C xuất nhập Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – 2014 48 Bảng 2.7 Số phí thu từ hoạt động toán L/C theo thời hạn toán Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – 2014 53 Bảng 2.8 Số lượng doanh nghiệp giao dịch phương thức tín dụng chứng từ Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – Quý I/2015 58 Bảng 2.9 Tóm tắt doanh nghiệp sử dụng phương thức tín dụng chứng từ Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – Quý I/2015 60 10 Bảng 2.10 Danh sách một số ngân hàng đại lý của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 62 11 Bảng 2.11 Số lượng chứng từ toán phân theo 63 thời hạn toán Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – 2014 ST T Tên biểu đồ Trang DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 –Quý I/2015 36 Biểu đồ 2.2 Số L/C tốc độ tăng trưởng số Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – Quý I/2015 Biểu đồ 2.3 Phí thu L/C tốc độ tăng trưởng phí thu L/C Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – Quý I/2015 46 47 Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng số L/C xuất nhập Ngân hàng BIDV chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – 2014 50 Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng phí thu L/C xuất nhập Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – 2014 52 Biểu đổ 2.6 Tỷ trọng số L/C trả trả chậm Ngân hàng BIDV chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – 2014 55 Biểu đồ 2.7 Tỷ trọng phí thu L/C trả trả chậm Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – 2014 57 Biểu đồ 2.8 Số lượng doanh nghiệp giao dịch phương thức tín dụng chứng từ Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – Quý I/2015 59 Biểu đồ 2.9 Số lượng chứng từ toán L/C phân theo thời hạn toán Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – 2014 65 DANH MỤC SƠ ĐỒ GVHD: Th.s Mai Xuân Đào Thông qua công tác tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, Hội sở chính phục vụ và hỗ trợ chi nhánh hiệu quả BIDV chuyển đổi từ chế phân tán sang xử lý tập trung Với bước cải tiến này, các giao dịch kiểm soát tốt hơn, song khối lượng công việc tại Hội sở chính là áp lực cho Ngân hàng BIDV Chính vì thế, tiếp tục cải tiến công nghệ và ứng dụng khoa học – ky thuật vào hoạt động và xử lý của chi nhánh góp phần nâng cao hiệu quả mô hình tạp trung của ngân hàng Bên cạnh đó, công tác tập huấn cán bộ ky và nghiệp vụ cũng cần chú trọng chính sách hỗ trợ các chi nhánh BIDV Đội ngũ cán bộ tại Hội sở chính với kinh nghiệm và ky có là nguồn nhân lực chất lượng để các chi nhánh hướng đến, là ky sử dụng các phần mềm xử lý phức tạp Đây là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả toán tín dụng chứng từ toàn hệ thống BIDV 4.3.1.2 Xây dựng sách cảnh báo rủi ro toàn hệ thống Có thể thấy Hội sở chính là quan đầu mối thực hiên các giao dịch và chuyển điện SWIFT đến các đối tác nước ngoài cho chi nhánh Tại đây, Hội sở chính có nhiệm vụ rà soát và kiểm soát các chứng từ và điện thông báo cuối cùng trước thực hiện giao dịch với ngân hàng nước ngoài Do vậy, các rủi ro Hội sở chính nắm bắt kịp thời và nhanh chóng so với các chi nhánh Cũng thông tin cập nhật đầy đủ phạm vi hoạt động rộng lớn Vì thế, Hội sở chính cần có chính sách cảnh báo rủi ro nắm cho các chi nhánh thời gian sớm và đầy đủ theo định kỳ từng tháng hoặc quý Điều này giúp các chi nhánh nắm bắt tình hình rủi ro cụ thể Song song là các biện pháp cần thực hiện để đối phó với các rủi ro có thể xảy Hiện tại, công tác này hình thành và cập nhật mạng nội bộ của Ngân hàng BIDV Tuy nhiên, chỉ là các bản tin và cảnh báo vắn tắt, chưa thể hiện đầy đủ nội dung và biện pháp giải quyết, xử lý rủi ro Do đó, Hội sở chính cần có chính sách cụ thể xuất bản các ấn phẩm, tạp chí nội bộ để cảnh báo rủi ro cho chi nhánh SVTH: Nguyễn Phương Nam 168 GVHD: Th.s Mai Xuân Đào 4.3.1.3 Hoàn thiện chế toán tín dụng chứng từ Cơ chế toán tín dụng chứng từ là một hệ thống các quy tắc và quy định Hội sở chính ban hành và thực hiện bởi các ngân hàng chi nhánh Đây chính là sở để các chi nhánh và sở giao dịch hoạt động và kinh doanh Do đó, Hội sở chính cần hoàn thiện hệ thống các quy định và quy tắc này để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và mức độ kiểm soát rủi ro của ngân hàng Hiện tại toán L/C tại Ngân hàng BIDV An Giang dựa quy định 5566 Tác nghiệp tài trợ thương mại Trung tâm TN&TTTM ban hành Tuy vậy, tình hình kinh tế và chế hoạt động của ngân hàng có thay đổi bản thì việc tích cực điều chỉnh các quy định góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho các chi nhánh và Hội sở chính thực hiện giao dịch toán ngoại tệ Vì vậy, Ngân hàng BIDV cần đẩy mạnh công tác này, từ hoàn thiện các chinh sách và khắc phục rủi ro chế mang lại 4.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước 4.3.2.1 Quản lý tốt sách ngoại hối Chính sách ngoại hối một phần chi phối hoạt động toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng BIDV An Giang nói riêng và ngành ngân hàng nói chung Khi các chính sách thay đổi ảnh hướng đến mức dự trữ ngoại tệ và khả thực hiện toán các hợp đồng lớn cũng đối tượng khách hàng của chi nhánh hướng đến Xuất phát từ đặc trưng đó, Ngân hàng nhà nước cần có các chính sách hợp lý với tình hình thực tế và điều phối ngành ngân hàng một cách hiệu quả Điều này góp phần giảm thiểu các rủi ro từ tỷ giá và chính sách ngoại tệ đối với chi nhánh cũng với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Và kết quả giúp Ngân hàng BIDV An Giang hạn chế các rủi ro từ phía khách hàng khả toán, tình hình tài chính và đảm bảo nguồn ngoại tệ toán L/C của chi nhánh 4.3.2.2 Tích cực hỗ trợ cho ngân hàng thương mại SVTH: Nguyễn Phương Nam 169 GVHD: Th.s Mai Xuân Đào Khi một ngân hàng thương mại hoạt động, nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu cho các chiến lược kinh doanh và chính sách đổi của các ngân hàng Do vậy, ngân hàng trung ương cần có chính sách hỗ trợ các ngân hàng thương mại và BIDV để thúc đẩy quá trình cải tiến công nghệ - ky thuật và nâng cao hiệu quả hoạt động Thông qua các chương trình “Gói hỗ trợ” hoặc các buổi hội thảo chuyên đề ngân hàng thương mại và các rủi ro có thể xảy ra, Ngân hàng nhà nước thúc đẩy hiệu quả hoạt động kiểm soát rủi ro của ngân hàng Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cần cung cấp thông tin thị trường, đối tác, ngân hàng nước ngoài cho các ngân hàng nước để có cái nhìn khách quan tình hình rủi ro toán quốc tế và cả ngành ngân hàng 4.3.3 Đối với quan nhà nước 4.3.3.1 Cải thiện hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật Việt Nam cần thiết có tương đồng với pháp luật các quốc gia cũng các quy tắc và thông lệ quốc tế để hạn chế khoảng cách khác biệt các hệ thống pháp luật giao thương Trong đó, Luật thương mại (2005), Luật thương mại điện tử (2005), Luật các công cụ chuyển nhượng (2005), Pháp lệnh ngoại hối là bộ luật liên quan mật thiết với hoạt động thương mại quốc tế cần cải thiện, phù hợp với hoạt động giao thương của Việt Nam thời gian tới, là giai đoạn hội nhập quốc tế của Việt Nam diễn mạnh mẽ Về luật chi phối các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hiện tình trạng các luật và thông tư hướng dẫn thi hành luật tại Việt Nam còn chồng chéo, thậm chí trái ngược gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Mặc dù nguyên tắc, luật là sở bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh Do đó, việc cải thiện pháp luật tham gia các hiệp định thương mại song phương, đa phương với các quốc gia và vùng lãnh thổ tạo hội cho hoạt động toán quốc tế phát triển an toàn SVTH: Nguyễn Phương Nam 170 GVHD: Th.s Mai Xuân Đào Về luật điều chỉnh ngân hàng, Nhà nước cần có bước tiến xây dựng và cải cách hệ thống pháp luật nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng hoạt động thuận lợi gồm Luật Ngân hàng Nhà nước (2010), Luật Ngân hàng thương mại (2009), Luật các tổ chức tín dụng (2011) Trong đó, hoạt động ngân hàng cần chú trọng phát triển cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp giai đoạn đất nước hội nhập Tái cấu trúc hệ thống pháp lý và chế quản lý của Việt Nam là giải pháp tảng cho phát triển bền vững của ngân hàng nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung, là phòng ngừa và hạn chế rủi ro tham gia thương mại quốc tế 4.3.3.2 Tạo điều kiện mở rộng thị trường cho doanh nghiệp xuất nhập Hiện nay, hoạt động ngoại thương các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới gặp nhiều vấn đề khó khăn, là Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế toàn cầu Điển hành là các Hiệp định thương mại song phương, đa phương khu vực và thế giới và ký kết nhằm tạo môi trường kinh doanh bền vững cho các doanh nghiệp Trước tình hình đó, các doanh nghiệp nước với quy mô và ky thuật sản xuất còn thô sơ khiến họ phải nhượng bộ nhiều điều khoản bất lợi giao thương với đối tác nước ngoài Chẳng hạn các điều kiện toán L/C phức tạp các chứng từ chất lượng và số lượng, giấy chứng nhận xuất xứ và kiểm dịch đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Chính điều này làm gia tăng rủi ro quá trình kinh doanh và toán hợp đồng Mặt khác, kinh tế Việt Nam và thế giới suy thoái tác động đến thị trường giao thương của các doanh nghiệp địa bàn tỉnh An Giang và các vùng lân cận Để giải quyết vấn đề, các doanh nghiệp này phải mở rộng thị trường nhanh chóng, từ làm gia tăng rủi ro thông tin đối tác không rõ ràng hoặc uy tín trường quốc tế thị trường Banglasdesh, Châu Phi, Dẫn đến xuất hiện nhiều hành vi gian lận toán tín dụng chứng từ thời gian qua Vì vậy, nhà nước cần có chính sách và định hướng giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường hợp lý và vững chắc, có biện pháp tích cực ứng phó với khủng hoảng kinh tế và biến động thị trường thực hiện thương mại quốc tế SVTH: Nguyễn Phương Nam 171 GVHD: Th.s Mai Xuân Đào 4.3.4 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập 4.3.4.1 Chủ động đảm bảo quyền lợi thông qua điều khoản L/C Bằng các quy định trọng tài, thời hạn giao hàng, toán, doanh nghiệp nước giảm thiếu rủi ro thực hiện và toán hợp đồng Đây là biện pháp hạn chế các rủi ro có thể xảy tham gia toán L/C Đối với hoạt động toán L/C, các điều khoản là sở để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên toán Do vậy, điều khoản không rõ ràng, chi tiết dẫn đến các tranh chấp quá trình thực hiện và trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi các bên Về phía xuất khẩu, nhiều trường hợp doanh nghiệp Việt Nam chậm nhận tiền toán hoặc hàng hoá Về phía nhập khẩu, doanh nghiệp có thể nhận hàng không đúng quy định hợp đồng hoặc tiền toán Vì thế, họ cần chủ động các điều khoản L/C thời hạn hiệu lực; ngân hàng phát hành, xác nhận; các chứng từ yêu cầu, Khi nhận thông báo L/C hoặc mở một L/C, các doanh nghiệp này nên thận trọng tham khảo ý kiến các chuyên gia tư vấn hoặc nhân viên ngân hàng để đảm bảo các điều kiện phù hợp và có thể đạt 4.3.4.2 Nâng cao trình độ nhân viên chứng từ Nhân viên chứng từ là cán bộ phụ trách lập và xem xét các bộ chứng từ để thực hiện toán tín dụng tại ngân hàng Trên nguyên tắc, bộ chứng từ phải đảm bảo các yêu cầu thư tín dụng và phù hợp thông lệ quốc tế Do đó, tính đúng đắn tuyệt đối và chính xác là cần thiết để ngân hàng thực hiện toán BCT xuất trình Vì thế, doanh nghiệp cần nâng cao trình độ của nhân viên chứng từ để giảm thiểu các rủi ro từ chối toán BCT không phù hợp hoặc lỗi bất đồng ngân hàng và người hưởng lợi Doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cán bộ thông qua các buổi hướng dẫn thực tế hoặc các khoá đào tạo để cải thiện trình độ nhân viên chứng từ Mặt khác, doanh nghiệp cần tuyển chọn ứng viên đáp ứng đủ yêu cầu của thương mại quốc tế ky ngoại ngữ, kiến thức để hạn chế các rủi ro SVTH: Nguyễn Phương Nam 172 GVHD: Th.s Mai Xuân Đào thực hiện sai quy định và thông lệ quốc tế toán Như vậy góp phần giảm thiểu rủi ro cho cả ngân hàng và bản thân doanh nghiệp Kết luận chương Trước tình hình rủi ro và biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro của Ngân hàng BIDV An Giang, một số giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro của ngân hàng Các biện pháp này chủ yếu tập trung vào nguồn nhân lực, đối tượng khách hàng và tầm kiểm soát rủi ro của chi nhánh song các biện pháp cần thực hiện đồng bộ và triệt để Trên sở đó, phối hợp từ các bên liên quan Ngân hàng nhà nước, các quan ban ngành và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng hiệu quả quản lý và phòng ngừa, hạn chế rủi ro hoạt động toán tín dụng chứng từ Một cách khái quát, kết quả đạt từ các giải pháp là uy tín và chất lượng toán quốc tế của Ngân hàng BIDV An Giang cải thiện và các rủi ro giảm thiểu thời gian tới SVTH: Nguyễn Phương Nam 173 GVHD: Th.s Mai Xuân Đào KẾT LUẬN Ngày phát triển của thương mại quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá diễn ngày càng mạnh mẽ, thể hiện qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương các quốc gia nhiều lĩnh vực kinh tế – văn hoá chính trị Trong bối cảnh đó, hoạt động toán quốc tế - một khâu quan trọng thương mại cũng ngày càng chú trọng nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia Trong đó, toán tín dụng chứng từ là một phương thức toán quốc tế có tính pháp lý chặt chẽ thông qua các nguồn luật chi phối Quy tắc thực hành thống tín dụng chứng từ, Tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho việc kiểm tra chứng từ phương thức tín dụng chứng từ, Quy tắc thống hoàn trả liên ngân hàng thư tín dụng chứng từ và các luật quốc gia Chính vì vậy, tín dụng chứng từ và trở thành một phương thức toán phổ biến thương mại quốc tế Trong phương thức này, ngân hàng đóng vai trò quan trọng, trở thành một bên tham gia toán với các điều kiện ràng buộc và cam kết cho khách hàng Trên đại bàn tỉnh An Giang, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang biết đến với vai trò là nhà cung cấp các sản phẩm/dịch vụ toán tín dụng chứng từ chất lượng cao Với thế mạnh uy tín cả thị trường nước và quốc tế, BIDV An Giang và không ngừng phát triển loại sản phảm này nhằm phục vụ tốt cho khách hàng Chính vì vậy, năm qua, hoạt động toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng BIDV An Giang gặt hái một số thành tựu đáng kể, góp phần nâng cao tính cạnh tranh cho ngân hàng Điều thể hiện qua số lượng khách hàng doanh nghiệp tăng từ doanh nghiệp năm 2010 đến 15 doanh nghiệp năm 2014 Bên cạnh là các chỉ tiêu phí thu từ hoạt động toán L/C có chuyển biến tích cực suốt giai đoạn từ 2010 – 2014 SVTH: Nguyễn Phương Nam 174 GVHD: Th.s Mai Xuân Đào Tuy nhiên, với đặc trưng thương mại quốc tế, toán L/C cũng mang nhiều rủi ro cho các bên tham gia từ nhà xuất khẩu, nhập khẩu đến ngân hàng thực hiện giao dịch Tuỳ thuộc vào bối cảnh kinh tế và vai trò khác mà Ngân hàng BIDV An Giang chịu một số rủi ro đặc trưng khác Trong đó, rủi ro lớn đối với ngân hàng là khoản tiền toán L/C và uy tín với đối tác Cụ thể là việc khả toán của doanh nghiệp ngân hàng phát hành L/C Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đối mặt với một vài rủi ro từ nhân viên giao dịch và chế của ngân hàng Với các quy định riêng biệt, ngân hàng chịu rủi ro đặc trưng thực hiện chiết khấu BCT với một chứng từ chưa xuất trình Theo đó, BIDV An Giang cũng áp dụng một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro hạn mức tín dụng, ký quy mở L/C nhằm đảm bảo lợi ích của mình toán tín dụng chứng từ Thông qua các phân tích rủi ro thực tế, đề tài “Một số giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ Ngân hàng TMCP Đầu tư vừ Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang (BIDV An Giang)” khái quát thực trạng rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tại ngân hàng giai đoạn 2010 – 2014 Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế hiện cũng thực trạng rủi ro của ngân hàng Tuy nhiên, đề tài tồn tại một số hạn chế quá trình thực hiện còn gặp khó khăn Cụ thể, hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa phân tích chuyên sâu vì số liệu chưa đầy đủ Mặt khác, thực trạng rủi ro toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng chưa đối chiếu so sánh với các đối thủ cạnh tranh vậy chưa khái quát tình hình rủi ro chung của các ngân hàng địa bàn tỉnh An Giang Về biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ, ngân hàng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đề cũng tích cực phát huy tinh thần doanh nghiệp “BIDV – Chia sẻ hội, Hợp tác thành công” thời gian tới để có hiệu quả tốt Trong đó, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hoá công nghệ và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ mang đến hiệu quả dài hạn Trái lại, giải pháp công tác thẩm định đánh giá khách SVTH: Nguyễn Phương Nam 175 GVHD: Th.s Mai Xuân Đào hàng doanh nghiệp cũng công tác chăm sóc, tư vấn khách hàng là biện pháp có ảnh hưởng ngắn hạn và là sở để ngân hàng phòng ngừa rủi ro từng thời kỳ định Song để các giải pháp thực hiện hiệu quả và các rủi ro toán L/C kiểm soát tốt hơn, Ngân hàng BIDV An Giang cần hỗ trợ từ Hội sở chính nguồn vốn, kinh nghiệm và đào tạo nhân viên toán tín dụng chứng từ nói riêng, hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung Bên cạnh đó, các quy định và chính sách từ các quan nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước cần có chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tế ngành ngân hàng Mặt khác hỗ trợ tích cực từ Ngân hàng nhà nước cũng góp phần nâng cao công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán L/C của BIDV An Giang Thứ hai, hệ thống pháp luật cần hoàn thiện, là thương mại và toán quốc tế Đây là sở thiết yếu cho phát triển của hoạt động toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Cuối cùng là chủ động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia toán L/C tại chi nhánh Các doanh nghiệp này cần chú trọng nâng cao trình độ nhân viên và tích cực tìm hiểu, phòng ngừa rủi ro tham gia thương mại quốc tế, là nắm bắt thông tin thị trường và khách hàng Từ chủ động có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ SVTH: Nguyễn Phương Nam 176 GVHD: Th.s Mai Xuân Đào TÀI LIỆU THAM KHẢO • Giáo trình, sách tham khảo Võ Thị Thuý Anh, Hồ Hữu Tiến (2011), Thanh toán quốc tế, Nhà xuất tài Hà Nam Khánh Giao (2012), Quản trị kinh doanh quốc tế, Nhà xuất tổng hợp TPHCM Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Minh Kiều (2013), Thanh toán quốc tế, Nhà xuất lao động xã hội Lê Văn Tề (2011), Thanh toán tín dụng xuất nhập khẩu, Nhà xuất tài Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro kinh doanh • ngân hàng, Nhà xuất thông kê Tài liệu ngân hàng Quy định tác nghiệp tài trợ thương mại bảo lãnh quốc tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có hiệu lực ngày 1/12/2012 Bản tin nghiệp vụ tài trợ thương mại của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 Tổng hợp tình rủi ro toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang Báo cáo kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 Báo cáo kết hoạt động toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 Một số website Lịch sử phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV, http://bidv.com.vn/Gioithieu/Lich-su-phat-trien.aspx, truy cập ngày 12/3/2015 Ngân hàng Nhà nước www.sbv.gov.vn Các công trình nghiên cứu Lữ Thị Thanh Bạch (21/6/2010), Các giải pháp hạn chế rủi ro toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ Ngân hàng phát triển SVTH: Nguyễn Phương Nam GVHD: Th.s Mai Xuân Đào nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Gia Định, Khoa Thương mại, Trường Đại học Tài chính – Marketing Bế Quang Minh (09/2008), Rủi ro toán tín dụng chứng từ VPBank vá biện pháp phòng ngừa, Khoa Thương mại du lịch, Trường Đại học Kinh tế TPHCM Phạm Hồng Vy (2013), Một số giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động toán quốc tế Ngân hàng xuất nhập Việt Nam chi nhánh Chợ Lớn, Khoa Thương mại, Trường Đại học Tài chính – Marketing Tống Lâm Vy (2013), Một số giải pháp nâng cao hiệu hoạt động toán quốc tế Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang, Khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh, Trường Đại học An Giang SVTH: Nguyễn Phương Nam GVHD: Th.s Mai Xuân Đào PHỤ LỤC I TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG GIAO DỊCH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Tiêu chí Yêu cầu nghiệp vụ Phát hành, sửa đổi L/C ngày Kiểm tra chứng từ L/C nhập ngày Thanh toán chứng từ theo L/C nhập ngày Phát hành thư bảo lãnh nhận hàng ½ ngày Chiết khấu chứng từ xuất ngày Thông báo thư tín dụng, thư bảo lãnh ngày Chuyển nhượng thư tín dụng Tình thô ng lệ – ngày Ký hậu vận đơn Chuyển điện sang ngân hàng Thời nước gian Kiểm tra chứng từ theo L/C xuất Tính chín h xác Yêu cầu – ngày Xác nhận thư tín dụng ngày Phát hành bảo lãnh sở bảo lãnh đối ứng ngày Tất nghiệp vụ Đúng dẫn quy định ngân hàng Tất nghiệp vụ Thự chiện theo quy định BIDV phù hợp với thông lệ quốc tế không trái pháp luật SVTH: Nguyễn Phương Nam GVHD: Th.s Mai Xuân Đào Thái độ phụ c vụ Tất nghiệp vụ Lịch sự, nhiệt tình, mực Lưu ý: Thời gian tính từ phận xử lý trực tiếp tác nghiệp tài trợ thương mại nhận hồ sơ đầy đủ, đáp ứng đúng, đủ yêu cầu quy định BIDV “Ngày” tính theo thời gian làm việc BIDV giao dịch Các hồ sơ, chứng từ nhận sau giao dịch BIDV tính vào Nguồn: Cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ toán quốc tế BIDV SVTH: Nguyễn Phương Nam GVHD: Th.s Mai Xuân Đào PHỤ LỤC II MỘT SỐ BẢN TIN DỰ BÁO RỦI RO CỦA TFC SVTH: Nguyễn Phương Nam GVHD: Th.s Mai Xuân Đào PHỤ LỤC III BỘ CHỨNG TỪ MẪU SVTH: Nguyễn Phương Nam

Ngày đăng: 21/10/2016, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w