1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN sáng kiến kinh nghiệm tiểu học thực trạng và biện pháp của việc áp dụng mô hình trường học mới (VNEN) tại trường tiểu học tân ninh

38 909 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 549,5 KB

Nội dung

Mô hình VNEN là một trong những mô hình nhà trường phát triển theo xu hướng hiện đại, với định hướng tiếp cận là giáo dục năng lực của người học.. Những ưu điểm và hạn chế trong dạy học

Trang 1

I.PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:

Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sứcbất ngờ và đổi mới rất nhanh chóng Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt ra yêu cầucần phải đổi mới Cần phải có những con người có năng lực chuyên môn, năng lựcgiải quyết vấn đề, đưa ra những quyết định sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, thíchứng với đời sống xã hội Chính vì vậy đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề thenchốt của chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Và trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khoá XIvới nội dung: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hoá - hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới lần nàylà: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyềnthống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vậndụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích họctập suốt đời

Và để thực hiện mục tiêu đó, ngay từ cấp Tiểu học cần phải có định hướngđúng đắn về phương pháp học tập cho các em Trong quá trình lên lớp, giáo viênkhông chỉ cung cấp kiến thức cho các em mà điều quan trọng là dạy cho các em cáchtự học để từng bước rèn kĩ năng tự học và giúp các em có thể tự học suốt cả cuộcđời Chính vì thế việc tổ chức dạy học theo nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện

để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phầnvào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh và phát triển nhiều kĩ năng như:

Kỹ năng tự học và giải quyết vấn đề; kỹ năng giao tiếp, tương tác giữa trẻ với trẻ; kỹnăng tạo môi trường hợp tác; kỹ năng xây dựng niềm tin; kỹ năng giải quyết mâuthuẫn, trong đó quan trọng nhất là kĩ năng tự học

Và dạy học theo nhóm là một phương pháp giảng dạy trong đó người dạy sẽtổ chức người học thành những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động như: Làmviệc theo cặp, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, trong đóhình thức học theo nhóm là chủ yếu Do vậy học sinh cơ bản đãthay đổi thói quen học tập, các em tự nghiên cứu tìm hiểu kiếnthức trong bài và qua tài liệu Những kiến thức khó, các em trao đổivới bạn trong nhóm và mạnh dạn trao đổi vướng mắc với giáo viên.Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để các em phát huy tính độc lập,chủ động tiếp thu kiến thức và hiểu sâu sắc các kiến thức trong bàihọc Đặc biệt là môi trường học thoải mái, các em rất hào hứngtham gia các bài học Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện cáchoạt động của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viêntrong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao Đây là một phương pháp giảng dạy

Trang 2

khá ưu việt, cho phép rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh hiện đang đượcáp dụng rộng rãi cho nhiều môn học và trong nhiều trường học trên thế giới.

Và trong năm học 2014-2015, theo định hướng về việc đổi mới PPDH, cáctrường Tiểu học trên toàn huyện Quảng Ninh đã vận dụng mô hình trường học mớiViệt Nam mức độ 1 Tức là đổi mới cách tổ chức lớp học mà đặc trưng cơ bản là tổchức dạy học theo nhóm Tuy nhiên việc tổ chức dạy học theo nhóm với một số giáoviên còn mang tính hình thức nên đạt hiệu quả chưa cao Vậy làm thế nào để tổ chứccho học sinh hoạt động theo nhóm đạt hiệu quả Đây là điều khiến chúng tôi băn

khoăn, trăn trở và mạnh dạn nghiên cứu đề tài "Thực trạng và biện pháp của việc áp dụng mô hình trường học mới ( VNEN ) tại trường Tiểu học Tân Ninh" nhằm

chia sẻ một số kinh nghiệm về tổ chức dạy học theo nhóm

3.2.Đối tượng nghiên cứu

Trường Tiểu học Tân Ninh

4 Giả thuyết khoa học

Vận dụng mô hình trường học mới (VNEN) góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

5.Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt những mục tiêu đề ra việc xây dựng và giải quyết các nhiệm vụ là hếtsức quan trọng Thông qua các nhiệm vụ chúng tôi sẽ tiến hành từng bước như thếnào để hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu Các nhiệm vụ đó là:

+ Đầu tiên chúng tôi nghiên cứu cơ sở lý luận nắm bắt những nền tảng cơ sở ban đầucủa việc vận dụng mô hình trường học mới ( VNEN ) ở trường Tiểu học Tân Ninh+ Thực trạng của việc vận dụng mô hình trường học mới (VNEN ) tại trường Tiểuhọc Tân Ninh

+ Biện pháp và thực nghiệm vấn đề

Trang 3

6.Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và biện pháp của việc vận dụng mô hìnhtrường học mới (VNEN ) tại trường Tiểu học Tân Ninh

7.Phương pháp nghiên cứu

Để thực tốt các nhiệm vụ đề ra đạt được mục tiêu nghiên cứu thì không thể thiếuđược các phương pháp nghiên cứu Có rất nhiều phương pháp trong nghiên cứu khoahọc thường được áp dụng, với các vấn đề của đề tài này chúng tôi đã sử dụng cácphương pháp:

+ Phương pháp thu thập tài liệu:

Thông qua các giáo trình, tạp chí giáo dục và mạng internet chúng tôi tiến hànhthu thập, nghiên cứu, phân tích các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu

+ Phương pháp điều tra và hỏi ý kiến chuyên gia:

Điều tra thực trạng và biện pháp của việc vận dụng mô hình trường học mới(VNEN ) tại trường Tiểu học Tân Ninh Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi tiến hành thăm

dò ý kiến giáo viên có thể bằng phiếu trưng cầu ý kiến hoặc phỏng vấn trực tiếp nắmbắt số liệu

+ Phương pháp quan sát sư phạm:

Chúng tôi quan sát lớp học trong mỗi tiết dạy của giáo viên đứng lớp haychính tiết dạy của mình

+ Phương pháp phân tích tổng hợp:

Sau khi thu thập các thông tin cũng như số liệu liên quan chúng tôi tiến hànhthống kê và xử lí các số liệu liên quan

Chúng tôi sử dụng phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp

8.Đóng góp mới của đề tài

- Chuyển quá trình truyền thụ kiến thức của giáo viên thành quá trình tự họccủa học sinh dưới sự tổ chức của nhóm trưởng và sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáoviên

- Các nhóm trưởng là các thầy cô giáo nhỏ có vai trò tổ chức cho các thànhviên trong nhóm tự nghiên cứu, trao đổi, kiểm tra; giúp đỡ các thành viên trongnhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập

9.Thời gian thực hiện: 1 tháng

Trang 5

II.PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận của việc vận dụng mô hình trường học mới (VNEN ) tại trường Tiểu học Tân Ninh.

1.1 Một vài nét về mô hình trường học kiểu mới (EN)

Mô hình trường học kiểu mới (Escuela Nueva) được hình thành và phát triển ởkhu vực Caldas – một trong 32 thực thể hành chính của Colombia (nơi mà mô hìnhnày được Ngân hàng thế giới giới thiệu điển hình) Vai trò phát triển giáo dục ở đâycó sự tham gia của nhà nước gắn bó với Hiệp hội cà phê và các tổ chức xã hội khác.Hiệp hội các nhà trồng cà phê Caldas (CGC) đã được thành lập vào năm 1927 Đểgiải quyết vấn đề nhân lực, vốn chủ sở hữu, tình trạng học sinh bỏ học và chất lượnggiáo dục thấp trong các trường học nông thôn ở Caldas, các CGC bắt đầu đầu tư vàogiáo dục Tiểu học từ năm 1981 thông qua phương pháp học mới tại các trường họcnông thôn [1]

Mục tiêu của sáng kiến trường học mới ở Caldas của CGC năm 1981 là tăngcường giáo dục nông thôn (từ lớp 1 đến lớp 5) và cung cấp một nền giáo dục năngđộng hơn Theo dữ liệu có sẵn từ CGC, chương trình đạt trực tiếp 1.113 trường họctrong khu vực Caldas, phục vụ bình quân 50.000 học sinh hàng năm, đào tạo đượckhoảng 3.200 giáo viên để cải thiện cách tiếp cận kiến tạo của họ

Các nguyên tắc dạy học kiến tạo của mô hình trường học mới :

- Học sinh là trung tâm của quá trình học tập

- Học sinh thiết lập nhịp điệu và tốc độ của riêng họ cho việc học, với một chươngtrình đào tạo đó là tự học và khuyến khích làm việc theo nhóm

- Phương pháp giảng dạy thúc đẩy tự học, khuyến khích sáng kiến của học sinh và sựsáng tạo

- Mỗi trường thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cộng đồng và trường học trongđó các thành viên trong gia đình tham gia vào quá trình giáo dục

- Hội đồng tự quản học sinh sử dụng các chiến lược để đảm bảo sự tham gia tích cựccủa thành viên trong đời sống dân chủ của trường, trong đó tăng cường các giá trịnhư hợp tác, tôn trọng và làm việc nhóm

Mô hình trường học mới là xương sống của tất cả các chương trình hỗ trợ đổi mớigiáo dục của Hiệp hội cà phê Các CGC đã mở rộng mô hình này và tạo ra cácchương trình mới sau giáo dục Tiểu học cho THCS (lớp 6-9) và THPT (lớp 10, 11).Tất cả đều sử dụng phương pháp tiếp cận kiến tạo

1.2 Một vài nét về mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)

Mô hình trường học mới Việt Nam là dự án do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợpvới Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục toàn cầu (GPE – Global Partnership forEducation) triển khai ở các trường Tiểu học trên toàn quốc từ 6/2012 đến 6/2015

Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống,vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu họctập, phương pháp dạy học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vậtchất phục vụ cho dạy – học

Mô hình VNEN là một trong những mô hình nhà trường phát triển theo xu hướng hiện đại, với định hướng tiếp cận là giáo dục năng lực của người học Dựa trên cơ

sở mô hình dạy học truyền thống, Dự án GPE-VNEN đã tiến hành nghiên cứu,

Trang 6

chuyển đổi các thành tố trong Chương trình dạy học, đặc biệt các nội dung về mặt sư phạm theo định hướng tiếp cận giáo dục của mô hình.

Mô hình VNEN là một quá trình chuyển đổi từ mô hình dạy học chủ yếu truyền

thụ kiến thức sang mô hình dạy học, giáo dục hình thành nhân cách và phát triểnnăng lực của học sinh

Nhìn chung, theo tư tưởng đổi mới của mô hình VNEN, quá trình dạy học vàgiáo dục, được hiểu là :

• Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh Tổ chức các hoạt độnghọc tập của học sinh cần phải trở thành trung tâm của quá trình giáo dục

• Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, phương pháp tư duy và phương pháp giảiquyết vấn đề Đây là những phẩm chất và điều kiện tốt nhất để có thể duy trì thóiquen học tập thường xuyên và học tập suốt đời

• Tăng cường học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác và học nhóm Họcsinh là chủ thể của quá trình học, tự mình chủ động chiếm lĩnh kiến thức Tạo ra môitrường học tập tương tác, thày - trò, trò - trò vì thế nó có tác dụng rất tốt để phát huynăng lực của mỗi cá nhân học sinh

• Dạy và học chú trọng tới sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu và lợi íchcủa xã hội Dạy học sinh trên những gì các em đã có, tạo hứng thú, óc tò mò, sángtạo cho học sinh Học sinh phải biết cách làm việc độc lập, sáng tạo, biết tổ chứccông việc để giải quyết các đòi hỏi của xã hội và nhu cầu đa dạng, phức tạp của côngviệc sau này

• Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi, học qua trải nghiệm Giáo viên hướng dẫnmang tính định hướng mà không có ý áp đặt trong quá trình học của học sinh

• Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò, của gia đình, cộng đồng Ngoàiđánh giá kết quả học (đánh giá kết thúc) rất coi trọng đánh giá bằng nhận xét quaquá trình học của học sinh (đánh giá theo tiến trình, đánh giá theo từng phần)

1.3 Đặc điểm Mô hình trường học mới Vnen, gọi gọn là Mô hình Vnen

Trang 7

Ảnh minh họa giờ dạy theo Mô hình Vnen+ Học sinh: Tự giác, tự quản;

Tự học, tự đánh giá;

Tự tin, tự trọng

+ Giáo viên: Tự chủ;

Tự bồi dưỡng

+ Nhà trường: Tự nguyện

- Mô hình VNEN có các tài liệu Hướng dẫn các hoạt động giáo dục: Tổ chức dạyhọc;

- Tổ chức các hoạt động giáo dục Đạo đức, Thể chất, Nghệ thuật và Kĩ năng sốngcho học sinh

II Hoạt động dạy học:

Đổi mới căn bản của Mô hình trường học mới là chuyển:

- Hoạt động Dạy của giáo viên thành hoạt động Học của học sinh;

- Hoạt động quy mô lớp thành hoạt động của quy mô nhóm;

- Học sinh từ làm việc với giáo viên thành làm việc với Sách, có sự tương tác vớibạn

1 Vai trò của giáo viên:

Từ đặc thù nêu trên, hoạt động của giáo viên đã thay đổi căn bản Việc chính củagiáo viên là tổ chức lớp học thành các nhóm và̀ theo dõi, hướng dẫn hoạt động củamỗi học sinh ở nhóm học tập

Trong mô hình VNEN, nhóm là đơn vị học tập cơ bản

Nhóm trưởng là người thay mặt giáo viên điều hành các thành viên trong nhóm:tự giác, tích cực hoạt động, tự quản, tự học, tự tìm tòi, khám phá phát hiện kiến thứctheo hướng dẫn của sách Mọi thành viên trong nhóm phải tự nghiên cứu tài liệu, tựhọc, chia sẻ với bạn, báo cáo với nhóm kết quả học tập Các thành viên trong nhómtrao đổi, thống nhất và báo cáo kết quả học tập với giáo viên

Tuy giáo viên không phải soạn bài nhưng phải nghiên cứu kĩ bài học, hiểu rõ quátrình hình thành kiến thức để tổ chức lớp học, chuẩn bị đồ dùng dạy học, điều chỉnh

Trang 8

nội dung, yêu cầu bài học cho phù hợp với đối tượng và dự kiến các tình huống khókhăn mà học sinh dễ mắc phải trong quá trình hình thành kiến thức để có những giảipháp hợp lí, kịp thời

2 Hoạt động của giáo viên:

- Giáo viên chọn vị trí thích hợp để quan sát được hoạt động của tất cả các nhóm,các học sinh trong lớp

Giáo viên chỉ đến hỗ trợ học sinh khi học sinh có nhu cầu cần giúp đỡ hoặc giáoviên cần kiểm tra việc học của một học sinh, hoặc một nhóm

- Thông qua quan sát, kiểm tra, giáo viên đánh giá sự chuyên cần, tích cực củamỗi học sinh; đánh giá hoạt động của từng nhóm và vai trò điều hành của mỗi nhómtrưởng

- Phát hiện những học sinh chưa tích cực, học sinh gặp khó khăn trong quá trình học;kiểm tra, hỗ trợ kịp thời những học sinh yếu để giúp các em hoàn thành nhiệm vụhọc tập

- Chốt lại những vấn đề cơ bản của bài học

- Đánh giá hoạt động học của các cá nhân, các nhóm và cả lớp

- Tạo cơ hội để mỗi học sinh, mỗi nhóm tự đánh giá tiến trình học tập của mình

3 Dự giờ và đánh giá tiết dạy:

Người dự không tập trung quan sát, đánh giá hoạt động của giáo viên mà đánh giáquá trình học, kết quả học của học sinh

Việc đánh giá dựa vào các bước lên lớp của bài học, đánh giá hoạt động và kết quảhọc tập của mỗi nhóm và mỗi học sinh, tập trung vào:

- Học sinh có thực sự tự học ?

- Học sinh có tự giác, tích cực ?

- Học sinh có thực hiện đúng các bước lên lớp ?

- Các nhóm có hoạt động đều tay, sôi nổi ?

- Nhóm trưởng điều hành nhóm có tốt ?

- Các hoạt động học diễn ra đúng trình tự lô gic ?

- Học sinh hoàn thành các hoạt động nêu trong sách ?

- Học sinh có hiểu bài, nắm được bài, hoàn thành mục tiêu bài học ?

4 Đánh giá học sinh:

a/ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua việc quan sát:

- Tình thần, thái độ học tập, tính tự giác, tích cực tham gia hoạt động nhóm;

- Tính hợp tác, thực hiện điều hành của nhóm trưởng;

- Kết quả thực hiện các hoạt động trong bài, đối chiếu với mục tiêu bài học;

- Ghi chép của học sinh

b/ Học sinh tự đánh giá:

Đánh giá việc hoàn thành từng hoạt động trong bài học;

Đánh giá kết quả đạt được sau mỗi hoạt động, sau bài học;

Đánh giá việc hoàn thành mục tiêu bài học

c/ Đánh giá của nhóm:

Tinh thần, thái độ;

Sự tương tác với bạn bè;

Thời gian và chất lượng hoàn thành hoạt động học;

Trang 9

Kết quả các hoạt động học tập.

d/ Cộng đồng đánh giá:

Có thường xuyên trò chuyện với cha mẹ việc học ở trường;

Có thực hiện chăm sóc cây cối, vật nuôi, sức khỏe bản thân và người thântrong gia đình;

Sự tự tin trong trao đổi, trò chuyện, giao tiếp;

Khả năng diễn đạt, đối thoại, tương tác;

Sự chuyên cần trong học tập, tiến bộ trong học tập

e/ Công cụ đánh giá:

Sự quan sát, theo dõi;

Phiếu đánh giá tiến độ học tập;

Bản tổng hợp ý kiến đánh giá của giáo viên, học sinh, nhóm, cha mẹ học sinh vàcộng đồng

1.4 Cấu trúc bài học Mô hình trường học mới Vnen

Mô hình VNEN giữ nguyên nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng và kế hoạch dạy họctheo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Như vậy nội dung, yêu cầu và thờilượng học các môn không thay đổi

Bài học mô hình VNEN được cấu trúc theo một đơn vị kiến thức hoàn chỉnh, nhằmgiải quyết trọn vẹn, liên tục một vấn đề: hình thành, cũng cố, vận dụng, ứng dụngkiến thức vào thực tế

Mô hình VNEN biên soạn SGK (Toán,Tiếng Việt, TN&XH, Khoa học, Lịch sử vàĐịa lí) thành Hướng dẫn học (Toán,Tiếng Việt, TN&XH, Khoa học, Lịch sử và Địalí) cho học sinh và tài liệu dạy của giáo viên

Thông thường, một bài học Toán, TN&XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí học tronghai tiết, bài học môn Tiếng Việt học trong ba tiết, các bài kiểm tra bố trí một tiết; vớibài học bố trí hai tiết, hết tiết một là hết hoạt động cơ bản và đã đáp ứng cơ bản mụctiêu của bài học Tuy nhiên không bắt buộc mọi tiết học mọi giáo viên phải thực hiệnmáy móc điều này Giáo viên có toàn bộ quyền bố trí thời gian để học sinh đạt đượcmục tiêu bài học, nắm được bài

Mỗi bài học được thiết kế khoảng từ 12 đến 15 hoạt động với các nội dung chínhsau:

- Mục tiêu bài học;

- Hoạt động cơ bản;

- Hoạt động thực hành;

- Hoạt động ứng dụng

Phần hoạt động cơ bản giúp HS học qua trải nghiệm, học qua việc làm thực tế, họcqua tìm tòi, khám phá, phát hiện với sự hỗ trợ, giúp đỡ thích hợp với GV

Phần hoạt động thực hành thể hiện các hoạt thực hành của HS nhằm củng cố, rènluyện, phát triển các kiến thức, kĩ năng vừa học

Phần hoạt động ứng dụng khuyến khích HS bước đầu biết vận dụng kiến thức trongthực tế cuộc sống Nhấn mạnh sự quan tâm, hỗ trợ HS học tập từ phía gia đình và

Trang 10

cộng đồng Khuyến khích HS mở rộng vốn kiến thức qua các nguồn thông tin khácnhau ( từ gia đình, cộng đồng thôn xóm, làng bản, …).

Bắt đầu của mỗi hoạt động đều có một hình vẽ (lô gô) cùng với những “Lệnh” thựchiện để HS dễ dàng nhận ra yêu cầu và các hình thức tổ chức thực hiện hoạt độnghọc tập ( học cá nhân, theo cặp, nhóm nhỏ hoặc toàn lớp) (Cụ thể ở trang đầu củaTLHD các môn)

Trong thiết kế bài học, trước mỗi hoạt động đều có các lô gô chỉ dẫn HS nhìn lô gôbiết hoạt động đó thực hiện cá nhân, hay nhóm đôi, nhóm lớn hoặc chung cả lớp

Lô gô làm việc cá nhân hiểu là cá nhân làm việc là chính Nhưng khi làm xong cóthể đổi vở cho bạn để kiểm tra bài làm của nhau, hoặc báo cáo với nhóm kết quảmình đã làm được

Lô gô làm việc nhóm chủ yếu nhắc nhở HS hoạt động theo nhóm có sự tương táctrong nhóm để cùng giải quyết môt nhiệm vụ học tập nào đó Có lô gô hoạt độngnhóm, thì mỗi học sinh vẫn phải suy nghĩ, phải làm việc cá nhân, nhóm không làmthay, học thay cá nhân Như vậy rất cần sự điều chỉnh linh hoạt của giáo viên để hoạtđộng học diễn ra tự nhiên, hiêu quả

1.5 Quy trình 5 bước của Mô hình trường học mới Vnen

1 Gợi động cơ, tạo hứng thú (bước khởi động)

- Kết quả cần đạt:

+ Kích thích tính tò mò, khơi dạy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; HS cảm thấyvấn đề nêu lên rất gần gũi với mình

+ Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú

- Cách làm: đặt câu hỏi; đố vui; kể chuyện; đặt một tình huống; tổ chức trò chơi Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng HS (VD: Hát bài hát vềQuê hương trước khi học bài “Gắn bó với quê hương”; cho HS nhảy theo nhạc trướckhi học Toán …)

2 Tổ chức cho HS trải nghiệm:

- Kết quả cần đạt:

+ Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của HS để chuẩn bị học bài mới.+ HS trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức,những thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới

VD: Hoạt động 1 trong tiết Tiếng Việt: Kể các trò chơi dân gian em biết; Bài 1 tiếttoán: HS dựa vào kiến thức đã học về tìm phần nhiều hơn và tính tổng 2 số để lầnlượt thực hiện trả lời 2 câu hỏi trong bài toán trước khi tìm hiểu về giải toán hợp có

2 phép tính

- Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với HS Có thể thực hiện vớitoàn lớp, nhóm nhỏ hoặc cá nhân từng HS

3 Phân tích – Khám phá – Rút ra kiến thức mới

- Kết quả cần đạt:

+ Huy động vốn hiểu biêt, khái niệm hay quy tắc lý thuyết, thực hành mới

+ Nếu là một dạng toán mới thì HS phải nhận biết được dấu hiệu, đặc điểm và nêuđược các bước giải dạng toán này

Trang 11

VD: Phép tính thứ nhất: Tìm số vở của chị (từ khóa “nhiều hơn”); Phép tính thứ hai:Tìm số vở của cả hai chị em (từ khóa “cả hai”).

- Cách làm: Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp HS thựchiện tiến trình phân tích và rút ra bài học

Có thể sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hìnhthức sáng tạo khác nhằm kích thích tính tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá, pháthiện của HS

4 Thực hành:

- Kết quả cần đạt:

+ HS nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc; làm được các bài tập áp dụng dạng cơbản theo đúng quy trình

+ HS biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong quá trình giải bàitoán dạng cơ bản

- Cách làm:

+ Thông qua việc giải những bài tập rất cơ bản để HS rèn luyện việc nhận dạng, ápdụng các bước giải và công thức cơ bản (đối với môn Toán) GV quan sát, giúp HSnhận ra những khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện.+ Tiếp tục ra các bài tập với mức độ khó dần lên phù hợp với khả năng của HS; GVtiếp tục giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại với các quy tắc, côngthức, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên

+ Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân hoặc theo nhóm, theo cặpđôi, theo bàn, theo tổ HS

5 Vận dụng

- Kết quả cần đạt:

+ HS củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học

+ HS biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tìnhhuống gắn với thực tế đời sống hàng ngày

+ Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới

1.6 Mười bước học tập theo Mô hình trường học mới Vnen

Để tổ chức cho học sinh học tập, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện đúng quytrình 10 bước lên lớp của mô hình VNEN:

1 Em học tập theo nhóm;

2 Em ghi đầu bài vào vở;

3 Em đọc mục tiêu bài học;

4 Em bắt đầu thực hiện hoạt động cơ bản;

Trang 12

5 Kết thúc hoạt động cơ bản, em báo cáo với thầy cô giáo;

6 Em bắt đầu hoạt động thực hành:

- Em bắt đầu bằng hoạt động cá nhân,

- Em chia sẻ với bạn bên cạnh,

- Em trao đổi kết quả với các bạn trong nhóm, kiểm tra sửa lỗi chonhau;

7 Em bắt đầu hoạt động ứng dụng;

8 Em đánh giá cùng với thầy cô giáo;

9 Em tự đánh giá vào bảng đo tiến độ;

10 Em đã hoàn thành bài học hay còn phải học lại phần nào

1.7 Định hướng về vận dụng Mô hình Vnen trong việc hướng dẫn học sinh tự học

1 Hình thức tổ chức lớp học: học cá nhân, tương tác theo cặp, theo nhóm và tương tác cả lớp

- Khi học cá nhân, học sinh tự nghiên cứu tài liệu học hoặc cùng với chỉ dẫn củagiáo viên, độc lập, suy nghĩ, đọc thầm, viết, độc lập chọn giải pháp (chọn câu trả lời,nêu ý kiến nhận xét, nêu ý tưởng cá nhân, nêu cách làm của mình…)

Chẳng hạn khi đọc thành tiếng đoạn văn ngắn, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài trongnhóm, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh nêu kết quả để nhận xét, đánh giá,kết hợp hướng dẫn học sinh đối chiếu với bài đã chữa trên lớp để học sinh tự tìm rakết quả, nếu em cho là sai…

- Khi tương tác theo cặp, học sinh được giáo viên chỉ dẫn thực hiện nhiệm vụ, đổinhiệm vụ với bạn, đánh giá kết quả của bạn, báo cáo kết quả học tập của từng cặp

- Khi học tương tác trong nhóm từ 3 đến 5 HS, các em hoạt động theo phân công củanhóm trưởng, tất cả các học sinh hoàn thành nhiệm vụ nghĩa là cả nhóm hoàn thànhnhiệm vụ, giúp các em học được kĩ năng hợp tác, từ đó hình thành được năng lựchợp tác

- Hình thức tổ chức dạy học toàn lớp được thực hiện khi giáo viên cần thông báo,giải thích, tổng kết các ý kiến của học sinh; Hướng dẫn chung cho cả lớp thực hiệnnhiệm vụ học tập; Tổ chức cả lớp cùng trao đổi hoặc nghe đại diện các nhóm báocáo kết quả làm việc ở nhóm, cùng quan sát một vài học sinh chữa bài sau khi làmviệc cá nhân hoặc cùng tham gia trò chơi học tập do giáo viên tổ chức

Giáo viên cần lựa chọn nội dung cần thiết, thu hút sự chú ý của học sinh, khôngthuyết trình quá dài mà nên minh họa bằng đồ dùng trực quan và gợi ý, tổ chức,hướng dẫn học sinh cùng tham gia giải quyết những vấn đề chung Ngôn ngữ trìnhbày, câu văn cần ngắn gọn, trong sáng và súc tích; Cố gắng sử dụng những từ ngữ,hình ảnh, cách nói gần gũi với học sinh

- GV cần linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học sao cho phát huytính tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp hơn với đặc điểm của từng lớphọc, môn học Với HS tiểu học kiến thức chưa đòi hỏi ở mức độ quá khó, vấn đề cơbản là GV phải biết khơi gợi niềm say mê yêu thích môn học của HS

Trang 13

- Vớí mỗi hình thức tổ chức, ở mỗi hoạt động học tập, GV lưu ý chốt kiến thức mộtcách ngắn gọn Trên cơ sở đó khắc sâu hoặc gợi mở để mở rộng nâng cao một cáchhợp lí với từng đối tượng học sinh.

2 Phát huy Vai trò và cách thức học tập của HS: Tự giác, tự quản; Tự học, tự đánh giá; Tự tin, tự trọng.

- Chọn cử và giúp nhóm trưởng từng bước biết cách điều khiển các hoạt động họctập trong nhóm Nhóm trưởng có thể không phải là HS học tốt nhất trong nhóm, cầnluân phiên để tránh tình trạng phụ thuộc vào các bạn trong nhóm

- Hoạt động nhóm không phải chỉ để cùng bàn nhau thực hiện một nhiệm vụ học tậpmà nhóm trưởng cần lần lượt yêu cầu từng cá nhân ( và cả nhóm trưởng) lần lượtthực hiện nhiệm vụ Như vậy, sau mỗi hoạt động, tất cả HS đều được hoạt động

- Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mốiquan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau, từng học sinh trở thành một thành viên trongnhóm, nhóm muốn hoạt động có hiệu quả và lớn mạnh thì cần sự gắn kết của từngthành viên Mỗi học sinh cũng như toàn nhóm không thể thành công nếu mỗi thànhviên không cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình

- Các thành viên trong nhóm được nhận xét lẫn nhau về thái độ học tập, khả nănghọc tập

- Học sinh được nhận xét tiết học theo yêu cầu của mục tiêu bài

- Trong quá trình tổ chức các nhóm học tập, GV cần bao quát không chỉ hoạt độngcủa các nhóm mà cần bao quát hoạt động của từng học sinh, đặc biệt với đối tượng

HS giỏi hoặc HS còn yếu để có biện pháp hỗ trợ phù hợp

Điều quan trọng trong việc dạy chương trình VNEN là rèn được kỹ năng cho HSnhưng vẫn đảm bảo kiến thức, phát huy được tính tự quản HS tự tin, sáng tạo hơntrong học tập cũng như cuộc sống

1.8 Những ưu điểm và hạn chế trong dạy học của mô hình vnen

1.8.1 Ưu điểm

Mô hình vnen là mô hình giáo dục được cải tiến nhằm khắc phụcnhững hạn chế của giáo dục truyền thống; là quá trình tổ chức chohọc sinh hoạt động để khám phá và chiếm lĩnh các kiến thức và kỹthức mới Bản chất quá trình học tập của vnen được diễn ra thôngqua đối thoại và tương tác lẫn nhau giữa học sinh với học sinh, giữahọc sinh với giáo viên Trong quá trình triển khai, mô hình này đãthể hiện rõ những ưu điểm sau:

Thứ nhất, học sinh được học theo mô hình này chắc chắn sẽ pháttriển toàn diện hơn, các em có năng lực ứng xử với thực tế cuộcsống tốt hơn Học sinh đã tỏ rõ sự mạnh dạn, tự tin hơn trong giaotiếp, kĩ năng sống của các em theo đó được phát triển Điều này, hshọc theo mô hình hiện hành không có

Thứ hai, cán bộ, giáo viên đã có thay đổi sâu sắc quan niệm vềnhà trường Nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ mà còn là nơi dạy,chăm sóc toàn diện cho học sinh Đây thực sự là môi trường học

Trang 14

tập, vui chơi thân thiện, nơi gắn kết các mối quan hệ: quan hệ giữahọc sinh với học sinh, giữa nhà trường với học sinh, giữa nhà trường

và cha mẹ học sinh, giữa giáo viên với học sinh Trong môi trườngnày, các hoạt động giáo dục được thực hiện rất dân chủ, thânthiện, tạo cảm giác tin cậy, ấm áp đối với học sinh

Thứ ba, mô hình dạy học đã làm thay đổi quá trình sư phạm củagiáo viên Giáo viên đã từ chỗ một mình, tự mình quyết định cungcấp cho học sinh những kiến thức gì trong môn học với cách dạyhiện hành thì ở mô hình này, “quyền năng” đó đã được san sẻ chohọc sinh với sự gợi ý của tài liệu hướng dẫn học Học sinh đã thực

sự làm chủ cách học, làm chủ kiến thức

Thứ tư, với mô hình này, học sinh được phát triển các năng lực(năng lực tự quản, năng lực hợp tác, năng lực quản lí, năng lựcthuyết trình, ), đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục nước nhà, đào tạo con người theo định hướng phát triểnnăng lực

Với cách thức tổ chức hoạt động nhóm, học sinh được phát huytối đa sự hiểu biết, năng lực của bản thân; số lần học sinh được bày

tỏ ý kiến nhiều hơn; những học sinh yếu được giáo viên quan tâmnhiều hơn và được các bạn trong nhóm giúp đỡ để hoàn thànhnhiệm vụ Điểm khác biệt lớn nhất là trước kia để đánh giá đượcmức độ hiểu bài của học sinh sau mỗi tiết học, giáo viên cũng chỉ

có thể kiểm tra một vài học sinh; nhưng ở mô hình này, tất cả họcsinh đều được các bạn khác trong nhóm kiểm tra nên không xảy ratình trạng “bị bỏ rơi”

Với chất lượng học tập tại các lớp học vnen, học sinh phát huy

được “5 tự”: tự học, tự sáng tạo, tự tin, tự giác, tự chủ Đảm bảomục tiêu: chuyển giáo dục sang tự giáo dục; việc dạy của giáo viênsang thành việc học của học sinh; dạy học theo lớp chuyển thànhhọc theo nhóm và học theo thầy thành học theo sách Học sinhphát huy tốt kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng

tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau [2]

Thứ năm, thực hiện chương trình vnen mở ra cơ hội để sự phốihợp nhà trường với các đoàn thể, giữa giáo viên với phụ huynh vàcộng đồng xã hội chặt chẽ hơn Phụ huynh trực tiếp tham gia giáodục con em mình, trực tiếp tham gia dạy con em mình thông quaviệc thực hành kỹ năng của các em Nhà trường thường xuyên liênlạc và phối hợp với phụ huynh và các tổ chức xã hội, vấn đề xã hộihóa giáo dục tiến hành rất tốt Dư luận và phụ huynh đồng tình,ủng hộ và mong muốn tham gia vào công việc chung của nhàtrường, của lớp để thể hiện trách nhiệm Vì vậy, công tác xã hộihóa quá trình giáo dục không cần hô hào mà đã trở thành nhu cầu

tự thân Rất nhiều hiệu ứng tích cực từ các lớp học vnen đã tạo rakhông khí lao động sáng tạo ở mỗi nhà trường, điều mà trước đây ở

mô hình dạy học hiện hành là không thể có được [3]

Trang 15

Điểm mới có tính chất tiên quyết trong mô hình vnen là cáchsoạn tài liệu hướng dẫn học Hoạt động đổi mới về tài liệu hướngdẫn học là khâu quan trọng, quyết định đến việc thực hiện hiệuquả dạy học “lấy người học làm trung tâm” Tài liệu học tập “batrong một” (tài liệu hướng dẫn học dùng cho cả ba đối tượng : giáoviên, học sinh, phụ huynh) đã mang lại những ưu điểm nổi bật : họcsinh tự học, hiểu và làm được như sách hướng dẫn, giáo viên hiểu

để tổ chức tốt cho học sinh học, cha mẹ hiểu con học những gì vàhọc như thế nào Thực sự, đây là bước đột phá cho công cuộc đổimới phương pháp dạy học Có thể chốt lại điểm mạnh của mô hìnhvnen:

Mô hình vnen làm thay đổi nhà trường

(i) lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.

(ii) đưa ra một chương trình học phong phú và bổ ích.

(iii) thúc đẩy việc học tập của học sinh Giúp học sinh :

- tự tin, biết cách suy nghĩ;

- biết cộng tác, hợp tác với mọi người;

- có kĩ năng làm việc nhóm;

- biết quan tâm, có trách nhiệm trong các hoạt động;

- biết phấn đấu, làm chủ quá trình học tập của mình;

- có nhiều kĩ năng trong giao tiếp và kĩ năng sống;

(vi) thay đổi quy trình sư phạm của giáo viên :

- nghiệp vụ sư phạm theo hướng đổi mới được nâng cao hơn;

- có kĩ năng điều hành các hoạt động dạy học;

- biết cộng tác theo xu hướng tích cực trong giáo dục;

- biết quan tâm và hỗ trợ đồng nghiệp;

(vii) đối với cha mẹ học sinh, cộng đồng :

- có trách nhiệm và tham gia với nhà trường nhiều hơn;

- hỗ trợ các hoạt động cụ thể cho nhà trường;

- được tiếp nhận, bổ sung tri thức từ nhà trường thông qua họcsinh;

1.8.2 Những hạn chế, bất cập

Học sinh tiểu học còn nhỏ, một số học sinh còn hạn chế về kĩnăng sử dụng tiếng việt nên còn khó khăn trong việc giải quyết cácyêu cầu trong bài

Học sinh nông thôn giao tiếp còn yếu

Sĩ số học sinh trong lớp còn quá đông, rất khó cho việc chianhóm, kê lại bàn ghế đủ cho học sinh trong một lớp thực hiện dạyhọc theo mô hình mới Theo quy chuẩn thì mô hình trường học mớicần phòng học tối thiểu 100 m2 trong khi thực tế phòng học củacác lớp chỉ rộng 50 m2

Không phát huy được khả năng sáng tạo của giáo viên : nhữnghoạt động ứng dụng cho học sinh rất rập khuôn; tài liệu dạy họcđược hướng dẫn quá tỉ mỉ

Trang 16

Không sử dụng tới các thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trongdạy và học.

Tài liệu hướng dẫn học còn nhiều “hạt sạn” Cụ thể :

- Tài liệu được biên soạn quá dài Học sinh ngại đọc Nhất là với đốitượng hs lớp 1, 2 Một số em còn chưa đọc thông viết thạo nên quátrình tự đọc và làm bài rất khó khăn

- Bài tập ứng dụng quá khó Nếu giáo viên không hướng dẫn sẽkhông làm được

- Nhiều ngữ liệu chưa phù hợp với các vùng, miền

- Các logo có khi không phù hợp

- Chưa khai thác được trí thông minh của học sinh

- Học sinh rất ồn Cách bố trí học nhóm tạo điều kiện cho một số

em lười học nói chuyện riêng trong khi cô giáo bận đi hướng dẫncác nhóm khác

- Có một số tiết của một số môn, học sinh không thể ghi kịp đề bàivào vở để làm (sgk hiện hành có vở bài tập ghi đề bài sẵn, học sinhchỉ việc điền vào)

- Một số nội dung chưa phù hợp trong tài liệu hướng dẫn học :

Tài liệu hướng dẫn học tiếng việt 3 [4]:

Bài 28c: vui chơi có những lợi ích gì?

A.hoạt động cơ bản

Hđ1: logo nhóm- cần chỉnh logo hoạt động chung cả lớp Vì yêu cầucủa hoạt động là cả lớp hát một bài về vui chơi hoặc thể thao

Tài liệu hướng dẫn học toán 3 [5]:

Phần nhiều ở các hoạt động thực hành: hầu như hs không đủ thờigian làm bài thực hành trong một tiết, ở lớp giỏi thì hs hoàn thànhkhoảng 2 tiết, ở lớp trung bình, yếu thì hs hoàn thành khoảng 3tiết Vì vậy, đề nghị các bài toán hoạt động thực hành cần phân bố

ra 2-3 tiết để đảm bảo thời gian làm bài cho hs ở các vùng miềnhọc chậm hơn

- chưa chú trọng đến các bài tập dành cho từng đối tượng học sinh

Tài liệu hướng dẫn học tiếng việt 2 [6]:

- tập 1a - bài 5b:một người bạn tốt

- câu b dòng cuối, trò chơi thi tìm từ nhanh có vần en / eng

- cùng nghĩa với xấu hổ (mắc cỡ) câu hỏi này khó, học sinh tìm

không được tiếng thẹn Phải nhờ sự hỗ trợ của giáo viên.

- bài 5c: cùng tìm sách để học tốt.

- tìm các tiếng có vần en/eng

- tranh đầu tiên là hình người cầm chiếc khèn nhưng học sinhkhông nhìn rõ nên không nêu được, phải nhờ sự hỗ trợ của giáoviên cung cấp Chỉ phù hợp với một số vùng miền

- tập 1b, bài 15a: anh em yêu thương nhau.

- bài 4 trang 71 Đọc theo mẫu

A) đọc từ ngữ, từ rất đỗi, lặp lại 2 lần.

Tài liệu hướng dẫn học tự nhiên xã hội 2 [7] :

Trang 17

- bài 7: em cần làm gì khi ở nhà : các hình chụp quá nhỏ học sinh

không quan sát được

Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạyhọc vnen Rất cần thiết phải có những điều chỉnh kịp thời (cả tàiliệu hướng dẫn học và tập huấn cho giáo viên)

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Dạy học theo nhóm đây là mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục nước ta Các phòng học dạy theo mô hình VNEN được bố trí giống như phòng học bộ môn, thư viện linh động với đồ dùng dạy và học sẵn có để HS tham khảo; góc đồ dùng học tập, góc cộng đồng, góc trưng bày sản phẩm Mô hình VNEN thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy HS làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân học sinh Chuyển việc truyền thụ của GV thành việc hướng dẫn HS tự học Lớp học do HS tự quản và được tổ chức theo các hình thức, như: Làm việc theo cặp, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm, trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu Học sinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị gò bó, luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ củabạn học trong lớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em học sinh khá giỏi được phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém được học sinh của nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp Ở đây được coi là một phương phápdạy học Những người tham gia trong nhóm phải có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ

và phối hợp lẫn nhau Nói cách khác là tồn tại tương tác "mặt đối mặt" trong nhóm

Trang 18

HS HS trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung Điều này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của những người khác Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm thực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm Học sinh thường được phát huy hơn, cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những trẻ em nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang bầu không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân HS có cơ hội được tham gia tích cực vào hoạt động nhóm Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận Do đó sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa giáo viên và học sinh.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CUA VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN NINH

2 Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:

a * Thuận lợi :

- Đa số học sinh được trang bị đầy đủ tài liệu HD học và đồ dùng học tập

- Học sinh trong lớp và trường thích học mô hình này.

- Bản thân giaó viên thích nghiên cứu sâu và dạy học theo nhóm học sinh có hiệu quả

Thiết kế của bài học VNEN được xây dựng 3 trong 1 tức là SGK, SGV và VBT cùng trong một quyển, điều đó rất tiện cho GV và HS trong hoạt động dạy và học

- Mô hình dạy học của VNEN chuyển cơ bản từ hoạt động dạy của giáo viên sang

Trang 19

hoạt động học của học sinh Tức là chuyển từ phương pháp dạy truyền thống sang phương pháp học tích cực của học sinh.

* Khó khăn:

Đòi hỏi nhiều thời gian: Một lớp học đông với thời gian giảng dạy từ 35 đến 40 phút học một tiết là một trở ngại rất lớn cho dạy học nhóm thành công Nếu như GV không kiểm soát cẩn thận tương tác giữa HS trong nhóm, thì một vài HS có thể lãng phí thời gian vào việc thảo luận những vấn đề không có liên quan hoặc có thể xảy ra trường học là một HS phụ trách nhóm theo kiểu độc đoán, đa số các thànhviên trong nhóm không tham gia thảo luận mà lại quan tâm đến vấn đề khác…trong nhóm và giữa các nhóm có thể phát sinh tình trạng đối địch, ganh đua quá mức Thường khó để đánh giá từng HS một cách công bằng và một vài em có thể cảm thấy không thoải mái với việc đánh giá dựa trên sự nỗ lực của nhóm và sự bình xét của các bạn

b) Thành công - Hạn chế.

* Thành công:

Dạy học theo nhóm đã được GV sử dụng khá phổ biến và thường xuyên:

Từ khi có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sự thamgia của HS, phát huy tối đa vai trò chủ động, tích cực của các em thì dạy học theo nhóm đã được coi là phương pháp dạy học hữu hiệu và bước đầu đã làm thay đổi bộ mặt phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông GV đã nhận thức được nhữngích lợi của dạy học nhóm: GV đã thấy rõ tác dụng của dạy học theo nhóm trong việcphát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của HS như: mọi HS đều được trình bày ý kiến, HS tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn.v.v và phát triển những kĩ năng XH cho HS, như biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết thống nhất ý kiến,v.v ; Còn đối với GV thì dạy học nhóm giúp họ không phải nói nhiều trên lớp, nhưng chuẩn bị bài cần kỹ lưỡng hơn; hiểu khả năng của HS hơn.v.v

GV đã có kiến thức và một số kỹ năng để tiến hành dạy học theo nhóm: Qua dự giờ của một số giáo viên đều cho thấy về cơ bản GV biết sử dụng phương pháp dạy học nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu và nội dung bài học GV bước đầu đã biết lựa chọn hình thức và cơ cấu nhóm tương đối phù hợp, đã nêu được các bướcdạy học theo nhóm Khâu chuẩn bị của GV cho HS trong nhóm làm việc theo 10 bước học tập cũng rất tốt

Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, vẫn còn những tồn tại nhất định,

cụ thể là: Gia đình các em đa số làm nông, kinh tế một số gia đình khó khăn nên chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em, phải lo cuộc sống mưu sinh còn phó mặc công việc học tập của con em mình cho nhà trường

Ngày đăng: 21/10/2016, 09:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w