1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Viêm dạ dày cấp mạn

11 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 85,5 KB

Nội dung

VIÊM DẠ DÀY CẤP ĐẠI CƯƠNG Viêm dạ dày cấp là phản ứng viêm xảy ở niêm mạc dạ dày, tác dụng mạnh của các tác nhân hoặc nhiễm khuẩn, có đặc tính là khởi phát, diễn biến nhanh chóng và ít để lại di chứng 1.1 Nguyên nhân 1.1.1 Yếu tố ngoại sinh thường gặp - Do Helicobacter pylori (Hp) - Do vi khuẩn khác (tụ cầu, liên cầu, Helicobacter helmmanii, lao, giang mai…) - Do virut và độc tố của chúng - Do ăn uống: thức ăn quá nóng, lạnh quá, cứng, khó tiêu, nhai không kỹ, rượu, chè, cà phê, mù tạc… - Thuốc: Aspirin, NSAIDs, Quinin, Sulfamid, Cortancyl, Phenylbutazol, Reserpin, Digitalin, kháng sinh… - Các chất ăn mòn: muối kim loại nặng (đồng, kẽm, thủy ngân), kiềm, acid sulphuric, acid chlothydric, Nitrat bạc - Các kích thích nhiệt, dị vật 1.1.2 Các yếu tố nội sinh Do các độc tố nội sinh tràn vào máu gây viêm dạ dày cấp, gặp các bệnh sau: - Các bệnh nhiễm trùng cấp (cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa ), TALTMC, thoát vị hoành… - Urê máu cao, tăng Thyroxin, tăng đường máu - Các stress: bỏng, chấn thương nặng, sau phẫu thuật lớn, shock, nhiễm phóng xạ (1.100r - 2.500r), u não, chấn thương thần kinh tâm thần, tim, bệnh tim - phổi cấp, xơ gan, suy thận… - Dị ứng (thức ăn: tôm, sò, ốc, hến…), viêm thành mạch dị ứng (hội chứng Schoenlein- Hénoch) 1.2 Giải phẫu bệnh Tổn thương có thể khu trú hoặc lan tỏa, tuỳ theo mức độ và nguyên nhân, mà người ta chia làm loại: - Tổn thương dạng viêm long: nổi bật là phù nề, xung huyết mạch máu và thâm nhiễm tế bào viêm đa nhân ở lớp niêm mạc - Viêm dạ dày thể xuất huyết: niêm mạc rải rác có những điểm xuất huyết phá vơ mạch máu ở lớp niêm, vùng cổ tuyến có thâm nhiễm tế bào viêm Loại tổn thương này thường các chất kích ứng dạ dày gây nên - Viêm dạ dày ăn mòn: thường các tác nhân kích ứng mạnh, mức độ tổn thương có thể từ phù nề niêm mạc đến loét, hoại tử, lan rộng đến lớp sâu của thành dạ dày Hoại tử có thể dẫn đến sẹo xơ thành dạ dày - Viêm dạ dày nhiễm khuẩn: dạ dày viêm tấy, có thể viêm mủ làm tách toàn bộ thành dạ dày gây thủng và viêm phúc mạc Một số vi khuẩn sinh có thể gây hoại tử dạ dày (viêm dạ dày hoại thư) TRIỆU CHỨNG 2.1 Lâm sàng Có thể hoàn toàn không có triệu chứng hoặc có thể biểu hiện rầm rộ với những triệu chứng: - Đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có âm ỉ, ậm ạch khó tiêu - Buồn nôn hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, thường nôn xong giảm đau Nôn hết thức ăn thì nôn dịch chua, có nôn cả máu - Có thể lỏng - Lươi bự, miệng hôi, sốt 39 - 400C - Gõ vùng thượng vị đau, dấu hiệu Mendel (+) - Có thể bị trụy tim mạch nôn nhiều 2.2 Xét nghiệm * Xét nghiệm máu: - Bạch cầu tăng, công thức bạch cầu chuyển trái, máu lắng tăng * Dịch vị: - Tăng tiết dịch, tăng toan, dịch có bạch cầu, tế bào mủ * X.quang: giá trị chẩn đoán hạn chế, film có thể thấy các hình ảnh - Các nếp niêm mạc thô, ngoằn ngoèo - Bờ cong lớn nham nhở, túi rộng * Nội soi dạ dày: - Hình ảnh một phần hoặc toàn thể niêm mạc dạ dày đỏ rực, bóng láng, có những đám nhầy dày hoặc mỏng Các nếp niêm mạc phù nề Niêm mạc kém bền vững, dễ xuất huyết (chấm xuất huyết, mảng xuất huyết), vết trợt - Trên nền xung huyết phù nề, có những chỗ mất tổ chức (thường ở phần dưới thân vị, hang vị), có vết nứt kẽ, dài, ngắn, ngoằn ngoèo, chạy dọc các rãnh hoặc cắt ngang qua các niêm mạc, là dạng loét trợt (Aphte), loét dài hẹp CHẨN ĐOÁN 3.1 Chẩn đoán xác định: Bệnh xảy sau một nguyên hóa lý hoặc nhiễm khuẩn - Lâm sàng: đau thượng vị đột ngột không theo chu kỳ, nóng rát, điểm thượng vị đau, dấu hiệu Mendel (+) - Soi dạ dày thấy tổn thương viêm cấp tính ở niêm mạc - X.quang: không thấy hình loét, chỉ thấy niêm mạc thô - Mô bệnh học: hình ảnh phù nề, xuất huyết, bong tróc niêm mạc và thâm nhiễm bạch cầu đa nhân (triệu chứng quyết định chẩn đoán) 3.2 Chẩn đoán phân biệt - Viêm tụy cấp (đau, nôn, chướng bụng, amylaza máu và nước tiểu tăng cao) - Thủng dạ dày (bụng cứng gỗ, X quang bụng: thấy liềm hơi) - Viêm túi mật cấp (sốt, sờ thấy túi mật to) - Cơn đau cấp của loét dạ dày - tá tràng (tiền sử loét, X quang, nội soi dạ dày có ổ loét) - Đợt cấp của viêm dạ dày mạn (chủ yếu phân biệt bằng mô bệnh học) TIẾN TRIỂN, BIẾN CHỨNG 4.1 Tiến triển Quá trình viêm diễn từ vài giờ đến vài ngày, liền sẹo nhanh, phục hồi hoàn toàn sau 1-2 tuần Một số tác giả cho rằng từ viêm dạ dày cấp, nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn, vì niêm mạc bị phá hủy liên tiếp và có vai trò của chế miễn dịch 4.2 Biến chứng - Chảy máu dạ dày - Trụy mạch mất nước và điện giải ĐIỀU TRỊ 5.1 Nguyên tắc điều trị - Loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh - Điều trị triệu chứng và biến chứng (nếu có) - Điều trị bằng kháng sinh nếu là nguyên nhân nhiễm khuẩn 5.2 Chế độ ăn uống Khi nôn nhiều cho bệnh nhân nhịn ăn, hết nôn có thể uống sữa, ăn xúp, ăn từ lỏng đến đặc 5.3 Dùng thuốc chữa triệu chứng * Thuốc chống co thắt, chống nôn - Thuốc ức chế M cholin + Atropin 1/4mg tiêm dưới da ống/ lần x 2-3 lần/ ngày + Thuốc ức chế chọn lọc M1 cholin: Hyoscime - n - Butylbromide (Buscopan) ống 10mg tiêm bắp hoặc tiêm TM - ống/lần x 2-3 lần/ ngày * Các thuốc chống co thắt trơn - Papaverrin ống 40mg, tiêm bắp 1ống/ lần x 3- lần/ ngày viên 40mg uống viên/ lần x 3-5 lần/ ngày - Các chế phẩm của Papaverrin: Dotaverine HCl (Nospa), Alverine Citrat (Spasmaverin, Sapastop) ống 40mg, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch - ống/ lần x - lần/ngày, viên 40mg - viên/lần x 2-3 lần/ ngày - Thuốc điều hòa nhu động dạ dày, ruột: Metoclopramide HCl (Primperan, Metoclop) ống 10mg tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch 1-2 ống/lần x 2-3 lần/ ngày Viên 10 mg x 1viên/lần x 2- lần/ ngày * Thuốc trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thành phần chủ yếu của các thuốc thuộc nhóm này là các Hydrocid hoặc các muối của nhôm, Mage, Silic, có tác dụng trung hoà các acid của dịch vị và tạo một lớp gel bao phủ niêm mạc dạ dày Tốt nhất là dùng ở dạng gel hoặc dạng bột - Phosphalugel 13g dạng gói x 1gói/ lần x - lần/ ngày - Gastropulgite gói 3g x 1gói/ lần x lần/ ngày * Thuốc băng phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày Thuốc gắn với các Protein hoặc chất nhầy niêm mạc tạo nên màng che phủ cho niêm mạc dạ dày - Nhóm Bismuth Subcitrat (Trymo, Denol) viên 0,12 uống viên/lần x 2-3 lần/ ngày - Sucralfat gói 1000 mg dạng gel uống gói/lần x 3- lần/ngày uống trước ăn * Thuốc ức chế tiết Acid - Thuốc ức chế thụ thể H2 histamin + Cimetidin (Tagamet) viên 200mg, 300mg, 400mg, 800mg Liều dùng 800 mg, 1200 mg/ ngày, có thể uống lần hoặc chia lần Dạng tiêm 200 mg ống/lần x - lần/ ngày + Ranitidin (Zantac) viên 150 - 300mg Liều dùng 300mg/ ngày, uống lần hoặc chia lần Ớng tiêm 50mg ớng/lần x - lần/ngày + Famotidin (Pepcid, Pepcidin) viên 20 - 40mg Liều dùng 40 mg/ngày, uống lần hoặc chia lần Dạng tiêm ống 40mg/lần x lần/ngày + Nizatidin (Acid) viên 150 - 300mg Liều dùng 300mg/ngày, uống lần hoặc chia lần - Thuốc ức chế bơm Proton ATPase + Omeprazol (Losec, omez ) viên 20mg Liều dùng 40mg/ ngày Dạng tiêm ống 40 mg/ lần x 1- lần/ ngày + Lansoprazol viên 30mg, liều dùng viên/ngày + Rabeprazol viên 10 - 20mg Liều dùng 1- viên/ngày + Pantoprazol (pantoloc) viên 40mg Liều dùng 40mg/ngày Dạng tiêm ống 40 mg/lần x 1-2 lần/ ngày + Esomeprazol (nexium) viên 40mg Liều viên/ ngày, dạng tiêm ống 40 mg/lần x 1-2 lần/ngày * Thuốc kích thích sản xuất chất nhầy và trì sự tái sinh của niêm mạc dạ dày, cải thiện tuần hoàn của niêm mạc - Teprenon (biệt dược Selbec, Dimixen), viên nén 50mg Liều dùng 100-150 mg/ngày - Pepsane, gói dạng gel bao gồm Dimeticone 3g, Guaiazulene 4mg uống gói/lần x - lần/ ngày trước bữa ăn * Dùng kháng sinh diệt trừ HP ( Xem bài : Viêm dạ dày mạn ) * Điều trị các triệu chứng khác - Truyền dịch bù nước, điện giải nếu nôn nhiều - Truyền dịch, truyền màu nếu có xuất huyết tiêu hóa gây tình trạng thiếu máu - Nếu Bệnh nhân dị ứng cho Dimedrol hoặc Pipolphen ống 25mg tiêm bắp thịt ống/ lần x 2-3 lần/ ngày VIÊM DẠ DÀY MẠN ĐẠI CƯƠNG Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng tổn thương có tính chất kéo dài và tiến triển chậm không đặc hiệu, có thể lan tỏa hoặc khu trú tại một vùng của niêm mạc dạ dày, hậu quả cuối cùng có thể dẫn tới viêm teo niêm mạc dạ dày 1.1 Tổn thương giải phẫu bệnh 1.1.1 Phân loại theo vị tri - Viêm dạ dày mạn type A: Tổn thương ở thân và đáy vị, thường liên quan tới yếu tố tự miễn Hình thái này hiếm gặp - Viêm dạ dày mạn type B : Chủ yếu tổn thương ở hang vị, là hình thái phổ biến, ty lệ mắc tăng lên theo tuổi Bệnh có thể uống rượu kéo dài, trào ngược dịch tá tràng vào dạ dày Theo quan điển hiện nay, vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) vẫn được coi là nguyên nhân chính Điều trị Hp tốt, có thể cải thiện tình trạng tổn thương của niêm mạc - Viêm dạ day mạn type AB: Viêm dạ dày mạn lan rộng cả thân vị và hang vị, thường gặp ở người lớn tuổi Theo thống kê, 78% ở người 50 tuổi và 100% ở người 70 tuổi có hình thái tổn thương này 1.1.2 Hình ảnh tổn thương đại thể qua nội soi Có nhiều cách phân loại, cách phân loại của Hội nghị tiêu hóa Thế giới năm 1990 tại Sydney- Australia và có bổ sung năm 1994, được nhiều tác giả công nhận và sử dụng Theo hệ thống Sydney hình ảnh tổn thương viêm dạ dày nội soi được chia thành type: Viêm dạ dày phù nề xung huyết (ban đỏ hoặc giả mạc): Niêm mạc kém nhẵn bóng, nhạt màu, có những vùng phù nề xung huyết Viêm dạ dày trợt phẳng: Niêm mạc có những vết trợt nhỏ, có giả mạc bám ở rìa và có viền đỏ bao quanh hoặc không bao quanh, hoặc trợt nông chạy dài các nếp niêm mạc ở thân vị Viêm dạ dày trợt nổi: Các cục viêm riêng biệt hoặc sát nổi gồ niêm mạc, đỉnh lõm và có thể trợt hoặc chấm xuất huyết Viêm dạ dày xuất huyết: Có xuất huyết dưới niêm mạc hoặc những đám xuất huyết, máu tụ đen hoặc rỉ máu Viêm dạ dày trào ngược dịch mật: Niêm mạc xuất huyết đỏ rực, có dịch mật trào qua lỗ môn vị hoặc cặn mật dạ dày Viêm dạ dày phì đại: Nếp niêm mạc to, thô, dày, các nếp niêm mạc không xẹp bơm căng Viêm teo niêm mạc dạ dày: Niêm mạc mỏng, nhẵn, trắng nhạt, các nếp niêm mạc thưa thớt và nhìn rõ các mạch máu 1.1.3 Hình ảnh vi thể Phân loại của Whitehead 1985 được nhiều người áp dụng - Viêm dạ dày nông mạn tính: Thâm nhiễm tế bào viêm ở lớp đệm và các khe tuyến không quá 1/3 của khe tuyến Tế bào bề mặt và ở khe tuyến bị tổn thương các tuyến không thay đổi Viêm dạ dày nông mạn tính có thể hồi phục hoàn toàn hoặc có thể chuyển thành viêm dạ dày teo - Viêm dạ dày teo mạn tính: Là sự phối hợp tổn thương xâm nhập tế bào viêm vào toàn bộ chiều dày lớp niêm mạc và hình ảnh giảm số lượng và thể tích các tuyến, giảm số lượng tế bào chính và tế bào thành Có mức độ viêm dạ dày teo: Viêm teo nhẹ: Số lượng, thể tích các tuyến giảm ít, có sự xâm nhập tế bào Lympho, không có hoặc có ít dị sản Viêm teo vừa: Số lượng, thể tích các tuyến giảm song chưa mất hết Có sự xâm nhập nhiều tế bào Lympho và tương bào, mô liên kết tăng sinh làm các tuyến cách xa Nhiều dị sản ruột Viêm teo nặng: Các tuyến giảm rõ rệt hoặc mất, các tuyến còn lại phân thành từng nhóm, tế bào tuyến kém biệt hoá, bề dày lớp niêm mạc giảm, thay thế vào đó là tổ chức xơ tăng sinh, tế bào viêm xâm nhập ít đi, ngược lại, dị sản ruột nặng lên Dị sản ruột là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tế bào biểu mô hình trụ của dạ dày được thay thế bằng những tế bào biểu mô hình đài của ruột non, thậm chí còn thấy cả các nhung mao giống ở ruột Các thành phần này không có ở niêm mạc dạ dày bình thường Tùy theo tình trạng tổn thương mà người ta chia thành mức độ: nặng, vừa, nhẹ Ngoài ra, theo hệ thống Sydney còn phân loại theo cường độ hoạt tính của viêm dạ dày mạn Viêm dạ dày mạn không hoạt động biểu hiện bằng không có bạch cầu đa nhân Viêm dạ dày mạn hoạt động: biểu hiện có bạch cầu đa nhân trung tính mô đệm, khe tuyến, biểu mô phủ bề mặt và nhất là ở cổ tuyến, độ hoạt động của viêm dạ dày mạn tính cũng được chia thành mức: nặng, vừa và nhẹ 1.2 Nguyên nhân Cho tới nay, nguyên nhân viêm dạ dày mạn tính vẫn chưa được xác định rõ Tuy vây, có nhiều yếu tố được coi là có tác động gây bệnh Trên một bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính thường có nhiều yếu tố phối hợp Một số nguyên nhân được nhiều tác giả công nhận là: - Do rượu - Do thuốc lá - Do các thuốc giảm đau chống viêm Steroid và Non-steroid - Do chế độ ăn: ăn nhiều gia vị chua cay, chế độ ăn thiếu đạm, thiếu các vitamin, không tốt, sức nhai kém, lạm dụng caphê, chè đặc, ăn không đúng giờ - Các yếu tố học, hóa - lý (phóng xạ, quang tuyến), một số thuốc nhuận tràng dùng kéo dài, các thuốc bột kiềm gây trung hòa dịch vị quá mức dẫn tới phản ứng đột biến tăng tiết axit HCl làm tổn thương niêm mạc dạ dày - Các yếu tố nhiễm khuẩn: Gây viêm dạ dày mạn hoặc trì viêm dạ dày mạn (đặc biệt cần chú ý các nhiễm khuẩn ở tai mũi họng, răng, viêm phế quản mạn) - Các rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật, có thể gây nên viêm dạ dày và rối loạn tiêu hoá - Do trào ngược dịch tá tràng vào dạ dày: Các chất muối mật, acid mật phá vơ sức căng bề mặt của lớp nhầy bao phủ dạ dày làm tăng sự khuyếch tán các ion H + kéo dài gây viêm dạ dày mạn - Rối loạn nội tiết: Trong suy yếu tuyến yên, bệnh Hashimoto, thiểu cận giáp, bệnh Addison, bệnh đái đường… - Dị ứng: Một số bệnh ngoài da (mày đay, eczema, lichen…) hoặc ăn uống - Yếu tố miễn dịch: Mới phát hiện thấy có các kháng thể kháng tế bào thành, kháng yếu tố nội sinh (chỉ thấy bệnh Biermer), song chế bệnh lý chưa rõ - Yếu tố di truyền: Thấy rõ cả bệnh Biermer (hấp thu B12 kém) - Vai trò của Helicobacter pyori: Sự phát hiện vi khuần Hp của Marshall và Warren( 1982) đă làm thay đổi nhiều quan niệm về nguyên nhân của viêm dạ dày mạn tính Rất nhiều nghiên cứu đă chứng minh Hp cư trú tại niêm mạc dạ dày người, có khả gây phản ứng viêm điển hình của bệnh viêm dạ dày mạn tính 80% bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có sự có mặt của Hp, sau điều trị tiệt trừ Hp thì hình ảnh lâm sàng và mô bệnh học được cải thiện rõ rệt Quan điểm hiện của hầu hết các tác giả là: Hp là nguyên nhân hàng đầu bệnh viêm dạ dày mạn tính 1.3 Cơ chế bệnh sinh Thuyết khuyếch tán ngược các ion H + của Davenport (1952) đã phần nào giải thích chế bệnh sinh của viêm dạ dày nói chung và viêm dạ dày mạn tính nói riêng Bình thường lớp hàng rào bảo vệ của niêm mạc dạ dày có khả ngăn chặn sự khuyếch tán ngược các ion H+ từ lòng dạ dày tới niêm mạc dạ dày Các yếu tố hại dạ dày như: NSAIDs, Corticoid, muối mật, vi khuẩn Hp có khả làm phá vơ hàng rào niêm mạc, làm tăng sự khuyếch tán ngược của các ion H + vào niêm mạc dạ dày và gây tổn thương các tế bào Tổn thương kéo dài sẽ dẫn tới viêm dạ dày mạn tính Trong trường hợp tề bào biểu mô bị hủy hoại quá nhiều, các tế bào tái sinh sẽ có hiện tượng tự phân cực tạo thành các tế bào biệt hóa, quá trình này thường diễn song song với quá trình teo các tuyến đáy Cấu trúc niêm mạc có thể tự biến đổi, thành một lớp bao phủ giống ở niêm mạc ruột non, đó là dị sản ruột non TRIỆU CHỨNG 2.1 Lâm sàng Không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của viêm dạ dày mạn Bệnh nhân có những rối loạn chức (tương tự rối loạn tiêu hóa xảy sớm, sau ăn, nhất là sau bữa ăn trưa): - Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ cảm giác đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường - Nóng rát vùng thượng vị: xuất hiện sau hoặc ăn, đặc biệt rõ sau ăn uống một số thứ như: bia, rượu, vang trắng, gia vị cay, chua hoặc ngọt Sau ăn xuất hiện nóng rát có thể là trào ngược dịch mật vào dạ dày Có một số trường hợp nóng rát xuất hiện muộn sau bữa ăn - Đau vùng thượng vị: không đau dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ thường xuyên tăng lên sau ăn - Khám thực thể: thể trạng bình thường hoặc gầy chút ít Da khô tróc vẩy, có vết ấn của rìa lươi, ổ loét, chảy máu lợi Lươi bự trắng Đau tức vùng thượng vị gõ hoặc ấn sâu 2.2 Xét nghiệm - Chụp X.quang dạ dày: Giá trị của X.quang chẩn đoán viêm dạ dày rất hạn chế - Nội soi: Tổn thương niêm mạc dạ dày qua nội soi theo phân loại của hệ thống Sydney có giá trị tương đối chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính (xem phần 1.1.2) - Sinh thiết dạ dày xét nghiệm mô bệnh học: Mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính ( xem phần 1.1.3) - Xét nghiệm dịch vị: - Trong viêm dạ dày nhẹ: Nồng độ acid Chlohydric giảm, khối lượng dịch tiết bình thường hoặc tăng - Trong viêm teo dạ dày: Lượng dịch tiết và nồng độ acid Chlohydric giảm nhiều dần dần tiến tới vô toan - Xét nghiệm huyết thanh: Xác định nồng độ Pepsinogen và Gastrin huyết có giá trị chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính, đánh giá được tình trạng viêm teo của hang vị và thân vị và nguy phát triển thành ung thư Đây là xét nghiêm sàng lọc có ý nghĩa định hướng chẩn đoán bệnh viêm dạ dày mạn tính cộng đồng Tuy vậy, xét nghiệm này chưa được phổ biến ở nước ta - Mức Pepsinogen I thấp (dưới 20 microgam/lít), ty lệ Pepsinogen I/pepsinogen II thấp (dưới 1,0) và mức Gastrin cao nói lên tình trạng viêm teo dạ dày ở vùng thân vị - Mức Pepsinogen I thấp kèm theo mức Gastrin thấp hoặc bình thường, nói lên tình trạng viêm teo dạ dày toàn bộ, có nguy cao phát triển ung thư dạ dày CHẨN ĐOÁN VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT 3.1 Chẩn đoán xác định: chẩn đoán xác định viêm dạ dày mạn chủ yếu dựa vào: - Các triệu chứng lâm sàng - Hình ảnh nội soi - Mô bệnh học kết hợp với lấy dịch vị xét nghiệm 3.2 Chẩn đoán phân biệt - Loét dạ dày tá tràng - Viêm dạ dày cấp - Rối loạn chức dạ dày - Ung thư dạ dày Chẩn đoán phân biệt viêm dạ dày mạn tính với các bệnh trên, chủ yếu cứ vào hình ảnh nội soi và mô bệnh học TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG 4.1 Tiến triển Viêm dạ dày mạn tính tiến triển từ từ, hình thái niêm mạc thay đổi dần dần từ viêm phì đại đến viêm teo (thể teo đơn thuần, thể teo có loạn sản) 4.2 Biến chứng - Ung thư dạ dày - Xuất huyết tiêu hoá - Viêm quanh dạ dày, tá tràng - Viêm túi mật mạn, viêm tụy mạn ĐIỀU TRỊ 5.1.Nguyên tắc - Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh - Diệt trừ vi khuẩn Hp nếu có - Dùng các thuốc kích thích sản xuất chất nhầy trì sự tái sinh của niêm mạc, cải thiện tuần hoàn của niêm mạc - Điều trị các rối loạn chức liên quan tới vận động và tiết dịch của dạ dày 5.2 Chế độ ăn uống - Cần tránh tuyệt đối các thức ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày : rượu, bia, thuốc lá, thức ăn chua, cay, không nên uống các loại nước ngọt có nhiều ga - Nên ăn nhiều bữa ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no - Nên dùng các loại nước khoáng có nhiều calci 5.3 Dùng thuốc đợt tiến triển 5.3.1 Nhóm thuốc bảo vệ, bọc phủ niêm mạc dạ dày - Nhóm thuốc muối Bismuth: các tinh thể muối này với liên kết SH gắn chặt với các Albumin của dịch rỉ viêm và các Glyco protein tạo thành một màng bọc, có tác dụng củng cố hàng rào bảo vệ niêm mạc, chống sự khuếch tán ngược của các ion H +, kích thích tăng tiết Prostaglandin E2 Ngoài ra, các thuốc thuộc nhóm Bismuth còn có tác dụng ức chế vi khuẩn Hp + Colloidal Bismuth Subcitrat (CBS) + Tripotassium Dicitrat Bismuth (TDB) Biệt dược Trymo, Pylocid, Denol, viên nén 125 mg, 120 mg Uống - viên/ ngày, uống trước ăn nửa giờ - Sucralfat viên 1000 mg, thuốc này liên kết với Pepsin và muối mật phủ lên vùng niêm mạc bị viêm uống 1viên/lần x - lần/ngày, uống trước bữa ăn 30 phút 5.3.2 Nhóm thuốc trung hoà Acid: thuốc nhóm muối nhôm và Magesium - Gastropulgit gói 3g uống - gói/ngày, pha nước uống sau ăn - Maalox viên nén 400 mg, nhai - viên/lần x – lần/ngày - Kremyl- S 325 mg, nhai - viên/lần x – lần/ ngày sau ăn - Phosphalugel gói 12,38g, uống - gói/lần x - lần/ngày sau ăn 5.3.3 Nhóm thuốc điều chỉnh chức vận động dạ dày - Thuốc chống co thắt giảm đau: có thể dùng một những loại sau: + Spasmaverin 40 mg uống 2viên/lần x - lần/ngày + Spasfon viên bọc đường, viên ngậm dưới lươi, bao gồm Phloro glucinol 40mg và Trimethyl phloro glucinol 40mg, uống viên lần x - lần/ngày + Meteospasmyl viên nang bao gồm Alverine Citrat 60 mg, Simethicone 300 mg, uống viên/lần x - lần/ngày - Thuốc điều hoà nhu động dạ dày: có thể dùng một những loại sau: + Metoclopramid HCL (Primperan) viên nén 10 mg uống viên/lần x – lần/ngày + Domperidone Maleate (Motilium - M) viên nén 10 mg uống viên/lần x - lần/ ngày trước ăn 30 phút - Thuốc tác động lên thần kinh trung ương: có thể dùng một những loại sau: + Sulpiride (Dogmatil) viên nang 50 mg uống - viên/lần x lần/ngày + Seduxen mg uống viên tối trước ngủ + Stinox viên nén 10 mg uống viên tối trước ngủ + Bromazepin (Lexomyl) viên nén mg, uống 1/4 – 1/2 viên/lần x2 lần/ ngày vào buổi sàng và tối trước ngủ 5.3.4 Nhóm thuốc tăng bài tiết nhầy, tái sinh niêm mạc, cải thiện tuần hoàn của niêm mạc dạ dày - Prostaglandin E2 (Cytotec, Misoprostol), viên 200 microgam, uống viên/ ần, lần/ngày - Thuốc kích thích tiết Prostaglandin E2 gây tăng tiết nhầy, tăng sinh niêm mạc + Teprenone (Dimixen, Selbec), viên nén 50 mg, uống viên/lần, - lần/ ngày + Pepsane, gói dạng gel bao gồm Dimeticol 3g, Guaiazulene mg, uống 1gói/ lần x - lần/ngày trước bữa ăn - Các loại vitamin B1, B6, B12, vitamin C 5.3.5 Nhóm thuốc điều chỉnh hỗ trợ chức tiết Acid của dạ dày - Nếu giảm toan dịch vị dạ dày, có thể cho uống dung dịch Acid clohydric 1% 50 ml/ lần x lần/ngày sau bữa ăn - Nếu tăng toan nhiều dùng thuốc ức chế tiết Acid: thuốc ức chế thụ thể H2Histamin của niêm mạc dạ dày, thuốc ức chế bơm Proton ATPaza (PPI) (Xem phần điều trị loét dạ dày - tá tràng) 5.3.6 Nhóm diệt vi khuẩn Helicobacter pylori: có thể phối hợp - kháng sinh kết hợp với một loại thuốc ức chế tiết acid (nếu dịch vị tăng toan) hoặc một loại thuốc của nhóm Bismuth hoặc cả hai, một số phác đồ sau + Amoxicyclin (1,5 - 2g/ngày) + Metronidazon (1 - 1,5g/ngày) + thuốc ức chế acid họăc Bismuth hoặc cả hai + Tetracyclin (1,5g/ngày) + Metronidazon (1- 1,5g/ngày) + thuốc ức chế acid họăc bismuth hoặc cả hai + Amoxicyclin (1,5 - 2g/ngày) + Clarythromycin (0,5-1g/ngày + thuốc ức chế acid họăc Bismuth hoặc cả hai + Amoxicyclin (1,5 - 2g/ngày) + Tinidazol (0,5-1g/ngày + thuốc ức chế acid họăc Bismuth hoặc cả hai + Amoxicyclin (1,5 – 2g/ngày) + Clarythromycin (0,5-1g/ngày) + Tinidazol (1g/ ngày) + thuốc ức chế Acid hoặc Bismuth hoặc cả hai + Tetracyclin + Metronidazol + Trymo + thuốc ức chế acid họăc Bismuth hoặc cả hai ... 3.2 Chẩn đoán phân biệt - Loét dạ dày tá tràng - Viêm dạ dày cấp - Rối loạn chức dạ dày - Ung thư dạ dày Chẩn đoán phân biệt viêm dạ dày mạn tính với các bệnh trên,... loại theo cường độ hoạt tính của viêm dạ dày mạn Viêm dạ dày mạn không hoạt động biểu hiện bằng không có bạch cầu đa nhân Viêm dạ dày mạn hoạt động: biểu hiện có bạch... niêm mạc dạ dày - Các yếu tố nhiễm khuẩn: Gây viêm dạ dày mạn hoặc trì viêm dạ dày mạn (đặc biệt cần chú ý các nhiễm khuẩn ở tai mũi họng, răng, viêm phế quản mạn)

Ngày đăng: 15/10/2016, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w