1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIEN CUU DAT MAN O VN

27 2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Chiếm 17% tổng diện tích đất ơ ûđồng bằng sông Cửu Long, đất mặn phânbố ở hầu khắp các tỉnh như: Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Gang…Đất mặn có nguồngốc hình thành, phân bố, phân loại, đặc điể

Trang 1

Lớp 2A-K34



Bài thuyết trình Thổ Quyển:

Gvhd:Thầy Nguyễn Tấn Viện

Nhóm thực hiện:Nhóm 10

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 10/2009

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

KHOA:ĐỊA LÝ LỚP 2A-K34



Bài thuyết trình thổ quyển:

GVHD: Thầy Nguyễn Tấn Viện SVTH: Vũ Kiều Anh ( 3460300 ) Trần Thị Kim Anh (34603005 ) Phạm Thị Hằng (34603023 ) Lê Thị Hoa ( 34603029) Phạm Thị Hương (34603036 ) Vũ Thị Ngân ( 34603054 )

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 10-2009

Mục lục

Mục lục 2

Lời mở đầu 4

I Khái quát chung về đồng bằng sông Cửu Long: 5

II Khái niệm đất mặn: 6

Trang 3

III Nguồn gốc hình thành: 6

IV Phân bố đất mặn: 10

V Đặc điểm và phân loại đất mặn: 13

VI Biện pháp sử dụng và cải tạo đất mặn: 19

Phụ lục 23

Lời kết 25

Tài liệu tham khảo 26

Trang 4

Lời mở đầu

Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia vàcàng đặc biệt có ý nghĩa hơn đối với những nước sản xuất nông nghiệp như ViệtNam

Tài nguyên đất nước ta rất đa dạng và phong phú Đi dọc chiều dài của đấtnước mỗi vùng đều gắn với một hoặc nhiều loại đất khác nhau và có khi lại mangnét đặc trưng của vùng đó Chẳng hạn như nói đến đồng bằng sông Hồng là nóiđến đất phù sa, Tây Nguyên thì có đất đỏ bazan, còn nhắc đến đồng bằng sông CửuLong lại đặc trưng bởi đất phèn và đất mặn

Chiếm 17% tổng diện tích đất ơ ûđồng bằng sông Cửu Long, đất mặn phânbố ở hầu khắp các tỉnh như: Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Gang…Đất mặn có nguồngốc hình thành, phân bố, phân loại, đặc điểm và vấn đề sử dụng và cải tạo như thếnào? Đây không chỉ là vấn đề của riêng vùng mà nó còn là vấn đề chung cho Đảngvà Nhà Nước đối với “vùng sản xuất lương thực – thực phẩm lớn nhất cả nước”này

Sau đây xin mời thầy và các bạn cùng với nhóm đến với bài thuyết trình

“tìm hiểu về đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long” để phần nào đó hiểu hơn vềvấn đề này

Trang 5

I Khái quát chung về đồng bằng sông Cửu Long:

ồng bằng sông Cửu Long là

một châu thổ ( delta) nhiệt

đới, được thành tạo do sông Cửu

Long bồi đắp vịnh biển cũ đồng

bằng châu thổ sông Cửu Long như

là một đồng bằng phù sa màu mỡ,

đất tự nhiên là 3950000 ha bao

gồm 13 tỉnh: Long An, Đồng Tháp,

Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,

Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và AnGiang Vùng có những điều kiện đặc biệt về tự nhiên, rất thuận lợi cho việc pháttriển nông nghiệp toàn diện và phát triển ngư nghiệp Đây cũng là “vùng trọngđiểm số 1 về lương thưc- thực phẩm” của cả nước Bên cạnh đặc điểm tự nhiên nêutrên về xã hội đây là một trong hai đồng bằng có dân cư tập trung cao Dân số16,7tr.người(2002) mật độ dân số trên 400 người/km2 Những vấn đề mà nhómchúng tôi muốn đề cập và trao đổi với các bạn ở đây đó là đất mặn ở đồng bằngnày

Đ

Đất mặn là một dạng đất ngập nước nằm ở phía bờ biển phân bố chủ yếu

ở vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau chiếm 18,1%diện tích của đồng bằng Đất ở đây mặn vì có hàm lượng muối trong đất vượt quá0,1%

Bản đồ ĐB.S Cửu Long

Trang 6

II Khái niệm đất mặn:

Đất mặn là loại đất có chứa nhiều catrion Na+ hấp phụ trên bề mặt keo đấtvà trong dung dịch đất

Diện tích phân bố:

Đất mặn chiếm diện tích khoảng 971356ha rải từ Bắc vào Nam, nhưngchiếm nhiều nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể ở các tỉnh: Minh Hải,Tiền Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre…

III Nguồn gốc hình thành:

Tự nhiên:

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa trên nềntảng cận xích đạo, vị trí nước ngầm lại gần mặt đất và có kiểu chế độ nước bốc hơisẽ xảy ra hiện tượng tích lũy muối ở lớp đất mặt Độ mặn của đất là do nước cóchứa muối xâm nhập theo các mao quản, đi lên từ mạch nước ngầm sau đó bốc hơiđể lại muối trong đất Các loại muối thường có gốc là Cacbonac, Sunfat với cáckim loại kiềm Đất có chứa lượng muối dễ hòa tan lớn hơn hoặc bằng 1% ở tầngđất mặt được gọi là đất Xolonsac Qúa trình hình thành đất này cũng được gọi làquá trình Xolonsac( quá trình mặn hóa)

Quá trình mặn hóa:

Khái niệm:

Mặn hóa là quá trình xâm nhiễm và tích tụ các muối và các kim loại kiềmtrong môi trường đất, nước khi các môi trường này chưa bị mặn trở nên mặn Sựmặn hóa có thể bị nhiễm theo hai yếu tố sau:

 Mặn hóa do muối

Trang 7

(gồm các muối NaCl, Na2SO4, MgSO4, MgCl2, NaNO3, Mg(NO3)2, CaCl2,CaSO4…là muối kim loại kiềm và kiềm thổ có gốc axit là những anion: Cl-, SO42-,NO3-, CO32-, mà Cl- đóng vai trò chủ đạo

 Mặn hóa do kiềm (Là các kim loại kiềm và kiềm thổ như Na, K, Mg, Ca) tích lũy với hàm lượng caotrong đất nhất là Na

Nguyên nhân của quá trình mặn hóa:

Bay hơi: khi các muối hòa tan tích lũy ở những nơi mà quá trình bayhơi trội hơn quá trình kết tủa Đó là nơi tập trung nước từ nơi khác đổvề và bốc hơi từ lòng đất lên, hay quá trình nước ngầm mặn đè lên bềmặt đất bằng mao dẫn kết hợp với các muối tan trên mặt đất

Nước tưới mặn: khi sử dụng nước mặn để tưới, các ion Ca2+, Mg2+ bịgiữ lại trong đất dạng kết tủa CO32- Còn Na+ thì bị giữ lại ở dạng dungdịch hay hấp phụ

Aûnh hưởng của mặn hóa lên môi trường sinh thái đất:

Trong hầu hết các trường hợp mà đất hấp thụ ion Na+ đều được giải thíchtheo phản ứng sau:

Sét-Ca + 2Na  Sét Na2 + Ca2+

Sét-Mg + 2Na  Sét Na2 + Mg2+

Nếu Ca2+ và Mg2+ được giải phóng và kết tủa ở dạng muối không hòa tanthì phương trình trên nghiêng về bên phải và trong từng trường hợp, phản ứng nàygần như diễn ra hoàn toàn Kết quả nghiên cứu của Kelley Lumins(1921) cho thấy,sử dụng nhiều muối Na:

Trang 8

Thêm 10

(m.e)

với các muối

Các bazơ trong dung dịch (m.e) Na+ được hấp thu

1.01.00.2

7.67.15.0

2.42.95.0

BSL : Ảnh hưởng của các loại muối Na khác nhau lên đất Yolo (Kelley và

Cummins, 1921)

Và như vậy một lượng lớn Na+ được hấp thụ hay Ca+ và Mg+ dạng dungdịch, rất ít khi sử dụng

NaCO3 bằng NaCl hay

NaNO3 Các muối của Ca2+

và Mg2+ có gốc chloride hay

nitrate dễ hòa tan hơn các

gốc khác trước khi chúng

được thay thế Trong khi với

gốc cacbonat, Mg2+ và Ca2+ ở

dạng muối này hòa tan nhiều

hơn một ít Khi đó mức độ

hòa tan của Na+ của các bazơ

trao đổi trong đất bị ảnh hưởng lâu dài bởi các loại muối Na tích tụ trong đất Nóichung, đất mặn chứa một nồng độ muối Na2CO3 cao thì tương đối dễ hòa tan hơnmuối NaCl (đất đen mặn, theo Hilgard), Na+ cũng dễ hòa tan hơn khi trao đổi vớicác nguyên tố khác trong đất không có Na2CO3

Tuy nhiên, nguyên nhân làm cho đất của vùng bị nhiễm mặn còn là domuối NaCl có trong thuỷ triều hoặc nước mặn trên mặt xâm nhập vào trong đất và

Đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long

Trang 9

sự khoáng hoá của xác thực vật ưa mặn Một số nơi của vùng, đặc biệt là vùng hạlưu châu thổ là vùng trũng thấp thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóngbiển Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất nhanh tạo điều kiện cho những lướinước mặn ngấm dần vào trong đất ở một số vùng cực Nam Cà Mau và dải đấtduyên hải ở Gò Công- Bến Tre.

Con người :

Sự hình thành đất mặn củađồng bằng sông Cửu Long khôngchỉ là do thiên nhiên tạo ra mà cònchịu tác động của con người Việctưới tiêu không hợp lí làm dângmực nước ngầm chứa muối cũnggây nên mặn hóa ở một số nơitrong vùng

Ví dụ: Tóm tắt tình hình xâm nhậpmặn từ ngày 20 đến 28/2/2009 tạiBến Tre dưới tác động chủ yếu là do người dân:

Trên Cửa Đại:

 Tại Bình Đại:19,3‰

ngày 26-02-2009

 Tại Lộc Thuần:11,1‰

ngày 26-02-2009Trên kênh Giao Hòa:

 Tại Giao Hòa :0,3‰

ngày 2527-02-2009Trên sông Hàm Luông:

Bản đồ tỉnh Bến Tre Tưới tiêu không hợp lý cũng là

nguyên nhân gây mặn ỡ vùng

Trang 10

 Tại An Thuận:17,8‰ ngày 27-02-2009

 Tại Phú Khánh :2,4‰ ngày 26-02-2009

 Tại Sơn Đốc: 4,5‰ ngày 26-02-2009Trên sông Cổ Chiên:

 Tại Bến Trại: 20,0‰ ngày 20-02-2009

 Tại Hương Mỹ :1,7‰ ngày 26-02-2009

 Tại Thành Thới 0,2‰ ngày 22-02-2009

IV Phân bố đất mặn:

IV.1 Phân bố chung:

Quỹ đất đồng bằng sông Cửu Long rất phong phú bên cạnh diện tích đất

phù sa >1 triệu ha (chiếm 23%diện tích tự nhiên ), đất phèn vàđất mặn khoảng 1,8 triệu ha(chiếm 48% diện tích của vùng).Riêng đất mặn chiếm khoảng

70000 ha (chiếm 17%) Ngoài ra,còn có các loại đất khác như đấtxám, đất than bùn, đất đồi núi…Đất mặn được phân bố chủ yếuchạy thành một dải men theo phíaĐông Nam của tỉnh Long An qua phần lớn tỉnh GòCông cũ (Đông Nam tỉnh Tiền Giang), phía Đôngtỉnh Bến Tre( bên ngoài đường nối liền Giong Trôm-Mỏ Cày), phần lớn tỉnh TràVinh( đến tận Vũng Liêm), phần lớn tỉnh Sóc Trăng, đại bộ phận hai tỉnh Cà Mauvà Bạc Liêu, 1/3 tỉnh Hậu Giang( xa nhất đến quá Kế Sách, ven biển Phú Quốc)

Bản đồ phân bố đất mặn ở đồng

bằng sông Cửu Long

Trang 11

Nếu so với diện tích đất nông nghiệp của cả nước thì đất ở đồng bằng sôngCửu Long chiếm tỉ lệ là 63,4% Có thể nói vốn đất là vốn quý nhất ở đồng bằngsông Cửu Long.

IV.2 Phân bố ở một số tỉnh tiêu biểu:

IV.2.1 Long An:

Vùng có đất phù sa nhiễm mặn phân bố ở Cần Đước, Cần Giuộc, ChâuThành, Tân Trụ… chiếm diện tích khoảng 1,26% diện tích toàn tỉnh Đất có dinhdưỡng khá, thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô nên hạn chế trong sản xuấtnông nghiệp Vùng đất nhiễm mặn thường trồng các loại cây như đước, sú, vẹt…

IV.2.2 Cà Mau:

Nhóm đất mặn có diện tích 208.500ha, chiếm 40% diện tích tự nhiên: phânbố chủ yếu ở các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước vàxen kẽ ở Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, Thành Phố Cà Mau Những nơi có độmặn ít có khả năng sản xuất 1 đến hai vụ lúa trong mùa mưa, trồng cây lâu nămhoặc nuôi tôm vào mùa khô kết hợp trồng cấy 1 vụ lúa trong mùa mưa

IV.2.3 Bạc liêu:

Diện tích tự nhiên 2.582,46 km2 đất đai của tỉnh được chia thành nhiềunhóm Nhóm đất mặn chiếm 32,6% quỹ đất của tỉnh Tổng diện tích đất tự nhiêncủa tỉnh là 258.247 ha

IV.2.4 Bến Tre:

Nhóm đất mặn ở Bến Tre: Bao gồm:

Đất mặn ít mặn từng thời kì 37630 ha

Đất mặn trung bình, mặn từng thời kì 25568 ha

Đất mặn nhiều, mặn từng thời kì 14297 ha

Trang 12

Đất mặn nhiều thường xuyên dưới rừng ngập mặn 19243 ha.

Chiếm diện tích lớn nhất so với các nhóm đất khác ở Bến Tre Loại đấtmặn nhiều thường phân bố ở địa hình trung bình từ 0,8 – 1,2m cách xa biển và sônglớn Loại đất này được canh tác khá lâu đời, mùa khô bị kiệt nước và bỏ trống, chếđộ bốc hơi rất mạnh, nênh đất ở nay bị kết vón ở độ sâu từ 80 -100c ( Ba Tri,Thạnh Phú…)

Loại đất mặn nhiều, mặn từng thời kì thường phân bố ở địa hình thấp hơn,khi triều cường nước tràn lên, khiến tầng đất mặt có độ mặn cao rất khó rửa nhanhvào mùa mưa

Loại đất mặn thường xuyên dưới rừng ngập mặn phân bố thành dải dọc venbiển Bến Tre, dưới các thảm rừng sú, vẹt, mắn mà ngày nay đã bị tàn phà nhiều, bịngập thường xuyên do thủy triều, đất thường có đô mặn rất cao không thuận lợi chocây trồng phát triển

Chiếm diện tích khoảng 96.739 ha ( chiếm tỉ lệ 43,11% diện tích toàn tỉnh),phân bố hầu hết tỉnh ven biển như Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú

IV.2.5 Kiên Giang:

Chiếm diện tích khoảng 2030ha Đất mặn phân bố dọc ven biển hoặc vensông ở các huyện An Biên, An Minh, Gò Quao và một ít ở ChâuThành, Hòn Đất,Hà Tiên, Rạch Gía… tình trạng nhiễm mặn tăng cường vào mùa khô Đất mặn ít cóthể trồng lúa 2 vụ, đất mặn trung bình thường trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủysản, đất mặn nhiều chủ yếu là trồng rừng và nuôi trồng thủy sản

IV.2.6 Tiền Giang:

Nhóm đất mặn của tỉnh có bốn đơn vị đất:

Đất mặn dưới rừng ngập mặn bị ngập triều quanh năm, luôn bão hòa muốinacl Đất phân bố sát ven biển theo hai cửa sông (cửa Đại, cửa Soài Rạp) chiếm1,39% diện tích tự nhiên với 3263 ha

Trang 13

Đất mặn nhiều:

Phân bố ở những nơi có địa hình thấp ven theo bờ biển và dọc theo các cửasông (cửa Soài Rạp, cửa Đại, cửa Tiểu) Chiếm 2,46%diện tích tự nhiên với5747ha.Dưới đất thịt trên mặt là lớp cát xám xanh có xác sò, ốc biển, nước ngầmmặt ở lớp cát theo mao quản lên gây mặn cho lớp đất trên mặt

Đất mặn trung bình:

Được phân bố tại nơi có địa hình cao hơn, nằm xa biển và sông rạch nướcmặn, chiếm 5,52% diện tích tự nhiên với 12.902 ha

Đất mặn ít:

Với 12.232 ha ,chiếm 5,22% diện tích tự nhiên, mằn xa biển và sông rạchnước mặn, có địa hình cao dễ thoát mặn vào mùa mưa, trải qua thời gian dài canhtác nên đã được cải tạo nhiều (ít mặn)

IV.2.7 Một số tỉnh khác:

An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp…cũng có đất mặn nhưng thường phân bố rải rác ở một số cửa sông

V Đặc điểm và phân loại đất mặn:

V.1 Đặc điểm và tính chất của đất mặn:

Đặc tính cơ bản phân biệt đất mặn với các đất khác là nồng độ muối chủ yếulà muối Cl, trừ tầng tích tụ sú, vẹt do lưu huỳnh nhiều nên sunfat có thể chiế ưuthế Thàn phần cơ giới nặng % sét cao tới 50-60 đất bí chặt thấm nước kém, khikhô: Đất co lại, nứt nẻ, rắn chắc Khi ướt: đất dẻo, dính, vùng rễ cây hoạt độngkém, đất khó làm

Trang 14

Đất kiềm hoặc trung tính: Trị

số PH của đất mặn có thể thay

đổi khoảng 6,0-7,5 và tỷ lệ thuận

với nồng độ muối

Có chứa nhiều mối hòa tan

Hoạt động của vi sinh vật yếu

Tùy theo nồng độ muối và

nồng độ cl trong đất mà xác định

mặn nhiều hay ít

BẢNG PHÂN LOẠI ĐẤT MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

V.2 Phân loại đất mặn:

Phân loại đất mặn căn cứ vào nồng độ muối và phản ứng của dung dịch, theo Lê Bá Thảo phân thành 4 loại:

Đất mặn sú, vẹt,đước:

Đất mặn ở đồng bằng sông Cửu

Long

Trang 15

Hình thành dưới các thảm rừng sú, vẹt, mắm mà ngày nay đã bị tàn phánhiều, bị ngập thường xuyên do triều Có nồng độ muối rất cao( tỉ lệ muối hòa tanlớn hơn 1%), nồng độ clo lớn hơn 0,25%, đất thịt trung bình, màu xám đen, nhiềumùn nhão lẫn xác hữu cơ bán phân

giải, bị ngập triều thường ngày ,

nói chung đất còn ở dạng bùn lỏng

chưa cố định , giàu chất dinh dưỡng

độ ph tầng đất trên 5,8-6,5 ,lầy

thụt, không thuận lợi cho các loại

cây trồng nông nghiệp

Đất mặn nhiều:

Loại đất này có nồng độ Cl- lớn hơn 0,25%, tổng số muối hòa tan lớn hơn1% Về mùa mưa các trị số trên thường hạ thấp hơn Đất mặn nhiều thường chứacác chất dinh dưỡng trung bình đến khá Thành phần cơ giới từ sét đến limon haythịt pha sét Thường phân bố ở địa hình thấp hơn, khi triều cường nước tràn lên,khiến tầng đất mặt có độ mặn cao rất khó rửu nhanh vào đầu mùa mưa Ơû tầng đấtsâu 50-80 cm thường có lớp cát xám xanh của bãi thủy triều, có chứa mica vànhiều mảnh vở vôi gốc biển

Đất mặn trung bình:

Cả 2 loại đất mặn nhiều và

đất mặn trung bình đều chịu ảnh

hưởng của biển chủ yếu thông qua

ảnh hưởng của thủy triều hay các

mạch mặn( tỉ lệ muối hòa tan từ

1,0%-0,25%, nồng độ clo từ

0,25%-0,05%)

Đất mặn trung bình

Trang 16

Đất mặn ít:

Nằm xa biển, chủ yếu sâu trong đất liền Trước kia chứa nhiều muối mặnnhưng nay đã rửa trôi đi nhiều( tỉ lệ muối hòa tan nhỏ hơn 0,25%, nồng độ clo nhỏhơn 0,05%) Bởi tác động của nước mưa, dòng chảy trên mặt

Tuy nhiên nồng độ các chất trong đất mặn vẫn thường xuyên thay đổi theomùa trong năm

Phân loại theo vùng nhiệt đới( xét theo điều kiện khí hậu Việt Nam), theo Lê Huy Bá phân thành 3 loại:

Mặn đầm lầy:

Xảy ra do có sự tù đọng nước mặn được nuôi dưỡng bởi nước biển

Mặn Sú,Vẹt, Đước :( mặn Mangrove):

Được quyết định bởi thủytriều thể hiện ở thành phầnmuối, chiếm ưu thế là muối

Na và muối Mg

Mặn Soda:

Xuất hiện ít hơn và thườngliên quan tới những dòngnước khoáng trong đất Dùphân loại theo cách nào tacũng thấy được sự đa dạng về thành phần, tính chất, cách phân bố của đất mặn

Ngày đăng: 14/10/2016, 15:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w