1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự tác động của năng lực trí tuệ xúc cảm tới khả năng thích ứng với sự thay đổi của nhân viên nghiên cứu điển hình ở xí nghiệp thương mại mặt đất nội bài

11 636 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 48,5 KB

Nội dung

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰCBÀI TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ “Nghiên cứu sự tác động của Năng lực trí tuệ xúc cảm tới khả năng thích ứng với sự thay đổi của nhân viên..

Trang 1

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

BÀI TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ

“Nghiên cứu sự tác động của Năng lực trí tuệ xúc cảm tới khả năng thích ứng với sự thay đổi của nhân viên Nghiên cứu điển hình ở Xí nghiệp Thương mại mặt đất

Nội Bài”

HỌC VIÊN: NGUYỄN XUÂN LAN

MÃ SỐ HV: CH200776

Trang 2

MỤC LỤC

I Phần mở đầu 3

1 Lý do lựa chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

a Câu hỏi quản lý: 4

b Câu hỏi nghiên cứu: 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

II Mô hình nghiên cứu 4

1 Cơ sở mô hình nghiên cứu 4

a Mô hình trí tuệ cảm xúc thuần năng lực EI 97 của J Mayer và P Salovey: 4

b Đặc tính của Trí tuệ cảm xúc theo Daniel Goleman: 5

c Kỹ thuật đo lường trí tuệ cảm xúc – MSCEIT 6

d Mô hình thay đổi Kurt Lewin: 6

e Đo lường sự thay đổi bằng chỉ số ECI (Emotional Competence Inventory): 7

2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 7

III.Thiết kế nghiên cứu 9

1 Phương pháp thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu 9

2 Tổng thể và phương pháp chọn mẫu 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 3

I Phần mở đầu

1 Lý do lựa chọn đề tài

Thế kỷ 21 là thời đại của sự thay đổi Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế biến động và đầy khó khăn như hiện nay, bất kỳ thay đổi nào của tổ chức, doanh nghiệp, cho dù được đưa ra vào thời điểm tốt nhất cũng không tránh khỏi châm ngòi cho sự lo lắng bao trùm cả tổ chức Tuy nhiên, không phải tất cả các nhân viên đều có phản ứng giống nhau và đều hành động như nhau trước sự thay đổi Điều đó dẫn đến kết quả, có những nhân viên sẽ thích nghi được với sự thay đổi

và thành công, ngược lại, có những nhân viên, không thích nghi được và bị đào thải hoặc tự đào thải Vậy có những yếu tố nào tác động tới khả năng thích nghi với sự thay đổi đó của nhân viên?

Sau hơn 20 năm kể từ khi hai nhà tâm lý học Mỹ John Mayer và Peter Salovey công bố mô hình lý thuyết về trí tuệ cảm xúc (Emotional intelligence -EI) vào năm 1990, loại trí tuệ này trở thành một vấn đề được giới chuyên môn quan tâm nghiên cứu, ứng dụng khá rộng rãi ở nhiều nước khác nhau, trong đó

có Việt Nam Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết cảm xúc, hiểu những gì người khác nói và hiểu được cảm xúc của bản thân ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường thành công trong cuộc sống vì họ làm người xung quanh cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc với họ và điều này cho phép quản lý các mối quan hệ hiệu quả hơn cũng như là một cách thức mạnh mẽ để tập trung năng lượng về một hướng, nhằm đạt được những thành quả trong công việc Bên cạnh đó, một điều đặc biệt của trí tuệ cảm xúc,

đó là nó vô cùng linh hoạt và mọi người đều có thể luyện tập để cải thiện năng lực trí tuệ cảm xúc của bản thân

Vậy, liệu năng lực trí tuệ cảm xúc có phải là một yếu tố tác động đến khả năng chấp nhận sự thay đổi?

Đây là một đề tài mới với nguồn tài liệu hạn chế, nhưng lại là một vấn đề thực tế và cần thiết đối với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm tìm ra cách thức để tăng khả năng thích ứng của nhân viên đối với sự thay đổi, giúp doanh nghiệp có thể thực hiện sự thay đổi một cách dễ dàng và đạt hiệu quả Chính vì lý do đó,

tác giả đề xuất đề tài: “Nghiên cứu tác động của năng lực trí tuệ cảm xúc tới

khả năng chấp nhận sự thay đổi, nghiên cứu điển hình tại Xí nghiệp Thương mại

Trang 4

mặt đất Nội Bài” trong bối cảnh Xí nghiệp vừa có những thay đổi về nhân sự

quản lý cấp cao cũng như một số chính sách nhân sự và quản lý có ảnh hưởng lớn tới nhân viên như chính sách về lao động tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, các quy định về công tác báo cáo và quản trị chất lượng

2 Mục tiêu nghiên cứu

a Câu hỏi quản lý:

- Năng lực trí tuệ cảm xúc tác động như thế nào tới khả năng thích ứng với sự thay đổi của nhân viên?

b Câu hỏi nghiên cứu:

- Thế nào là Năng lực trí tuệ cảm xúc?

- Làm thế nào để đánh giá được năng lực trí tuệ cảm xúc của nhân viên?

- Thế nào là khả năng thích ứng với sự thay đổi của nhân viên?

- Làm thế nào để đánh giá được khả năng thích ứng với sự thay đổi của nhân viên?

- Ảnh hưởng của năng lực trí tuệ cảm xúc tới khả năng thích ứng với sự thay đổi của nhân viên như thế nào?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: nhân viên

- Phạm vi nghiên cứu: Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2012 – tháng 10/2013

II Mô hình nghiên cứu

1 Cơ sở mô hình nghiên cứu

a Mô hình trí tuệ cảm xúc thuần năng lực EI 97 của J Mayer và P Salovey:

- Nhận biết cảm xúc : Nhận biết đúng cảm xúc của bản thân mình và những người xung quanh

- Hiểu cảm xúc: Hiểu, thấu cảm, biết nguyên nhân, hậu quả của các loại cảm xúc

- Tạo ra cảm xúc: Khả năng diễn tả, đáp lại các cảm xúc của người khác

- Quản lý cảm xúc: Khả năng tự quản lý được cảm xúc mình, cư xử hợp

lý và dễ dàng hòa đồng

Trang 5

b Đặc tính của Trí tuệ cảm xúc theo Daniel Goleman:

Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc, theo Daniel Goleman, trí tuệ cảm xúc có 5 đặc điểm sau:

Tự nhận thức

Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự Đồng thời, họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc

Tự điều tiết

Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường không để mình nổi giận hoặc nảy sinh lòng ghen tỵ thái quá, và luôn nghĩ suy nghĩ trước khi hành động Họ luôn suy nghĩ chín chắn, thích ứng tốt với sự thay đổi, chính trực và biết nói “không” khi cần thiết

Động viên, khích lệ

Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường làm việc rất tận tụy với tinh thần lạc quan và đạt hiệu quả cao Họ sẵn lòng hy sinh thành quả trước mắt để đạt được thành công lâu dài Họ thích được thử thách và luôn làm việc một cách hiệu quả

Thấu cảm

Đây có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc Họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ tốt với mọi người Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng Họ luôn quan tâm tới người khác, luôn nắm rõ tâm tư tình cảm và tình hình của người khác và vì vậy, có khả năng truyền cảm cao đối với mọi người

Kỹ năng giao tiếp

Những người giỏi giao tiếp thường có khả năng làm việc nhóm tốt Họ quan tâm đến việc giúp người khác phát triển và làm việc hiệu quả hơn là thành công của chính mình Họ biết cách tranh luận hiệu quả và là những bậc thầy trong việc thiết lập và duy trì quan hệ xã hội

Trang 6

c Kỹ thuật đo lường trí tuệ cảm xúc – MSCEIT

Mayer, Salovey và Caruso thiết kế Test trí tuệ cảm xúc của Mayer-Salovey-Caruso (Mayer- Salovey- Caruso Emotional Intelligence Test, 2002) viết tắt là MSCEIT, để đo lường trí tuệ cảm xúc, liên quan đến đến quá trình xử

lý thông tin và suy luận về cảm xúc Điểm số của MSCEIT đánh giá một người

về khả năng tri giác, sự phản hồi và cách trả lời về những thông tin cảm xúc mà không nhất thiết hiểu biết rõ chúng Thang đo này chỉ báo khả năng hoạt động của người được đo dưới ảnh hưởng của những cảm xúc khác nhau

Phương pháp này đo lường 4 thành tố của mô hình trí tuệ cảm xúc thuần năng lực EI 97 của J Mayer và P Salovey là: nhận biết cảm xúc, hiểu cảm xúc, tạo ra cảm xúc và quản lý cảm xúc Trong đó,

- Nhận biết cảm xúc: thành tố này liên quan đến các năng lực như nhận

biết xúc cảm qua các khuôn mặt, âm nhạc và các câu chuyện kể

- Hiểu cảm xúc: liên quan đến việc giải quyết xử lý những vấn đề của

xúc cảm chẳng hạn như biết những loại xúc cảm nào là tương tự, là đối nghịch và quan hệ giữa chúng

- Tạo ra cảm xúc: thành tố này liên quan đến các năng lực chẳng hạn

như gắn xúc cảm với những cảm giác như là sở thích và mầu sắc và sử dụng xúc cảm trong việc suy luận và giải quyết vấn đề

- Quản lý cảm xúc: liên quan đến việc áp dụng các hành động xã hội

lên từng loại xúc cảm và ứng dụng các qui luật xúc cảm để hiểu bản thân và hiểu người khác

MSCEIT ngắn gọn và người làm test chỉ mất khoảng 30 phút để thực hiện Thang đo MSCEIT đo được nhiều khía cạnh về EI hơn thang đo MEIS Kết quả test MSCEIT cho thấy EI là một dạng trí tuệ thực sự, nhưng khác với trí tuệ nhận thức

d Mô hình thay đổi Kurt Lewin:

Rã đông:

- Người ta đặt vấn đề đối với những thực tiễn và hành vi hiện tại và phát triển động lực để thay đổi

- Các nhà lãnh đạo giúp nhân viên "rã đông" và nhận ra nhu cầu thay đổi

Trang 7

Thay đổi:

- Thực thi các thực tiễn và chính sách mới, học tập hành vi và kỹ năng mới

- Lãnh đạo hỗ trợ nhân viên, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thay đổi, sửa chữa phương pháp khi cần thiết

Tái đông:

- Khuyến khích và hỗ trợ các hành vi mới vừa được học và các thực tiễn mới được thực thi, để nó trở thành một phần của hoạt động thường xuyên của nhân viên

- Các nhà lãnh đạo huấn luyện, đào tạo, và vận dụng hệ thống khen thưởng thích hợp để giúp củng cố những thay đổi đã được thực hiện

Mô hình thay đổi của Lewin có 4 đặc điểm quan trọng phải xem xét:

- Tầm quan trọng của việc thừa nhận sự cần thiết phải thay đổi, chuẩn bị

và động viên nhân viên thực hiện nó

- Sự hiện diện của phản kháng đối với thay đổi là không thể tránh khỏi

- Sự tập trung vào yếu tố con người là nguồn gốc để học hỏi và thay đổi

- Sự cần thiết để hỗ trợ các hành vi mới và cho phép nó hình thành

e Đo lường sự thay đổi bằng chỉ số ECI (Emotional Competence Inventory):

Để đánh giá mức độ thích ứng với sự thay đổi, có thể đo lường bằng chỉ

số ECI (Emotional Competence Inventory) thang đo của Boyatzis (1999) -thang đo cảm xúc thiết kế theo kiểu tự đánh giá và người khác đánh giá

Chỉ số trên được đánh giá thông qua 4 tiêu chí:

- Sự cởi mở với những ý tưởng mới

- Thích ứng với các tình huống

- Xử lý tình huống đột xuất

- Thích ứng hoặc thay đổi chiến lược

2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

- Trên cơ sở đó đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu về tác động của Năng lực trí tuệ cảm xúc tới khả năng thích ứng với sự thay đổi của nhân viên tại Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài với phương pháp đo MSCEIT để đánh giá năng lực trí tuệ cảm xúc của nhân viên, đồng thời, nghiên cứu khả năng chấp nhận sự thay đổi của nhân viên được thể hiện qua các yếu tố: sự cởi mở với các ý tưởng mới, khả năng xử lý

Trang 8

các tình huống đột xuất, khả năng quản lý stress, thái độ với công việc

và hiệu quả công việc của nhân viên theo các đặc trưng cá nhân như:

độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ, bộ phận làm việc, số năm công tác tại công ty

- Mô hình nghiên cứu được tóm tắt bằng hình vẽ như sau:

MSCEIT

Nhận biết cảm

xúc

xúc

Quản lý cảm xúc

Năng lực trí tuệ cảm xúc

Khả năng thích ứng với

sự thay đổi

Sự cởi mở với

những ý tưởng

mới

Xử lý các tình huống đột xuất

công việc

Hiệu quả công việc

 Độ tuổi

 Giới tính

 Tình trạng hôn nhân

 Trình độ

 Bộ phận làm việc

 Thời gian làm việc

 Tự nhận biết

 Tự kiểm soát

 Động cơ

 Thấu cảm

 Kỹ năng giao tiếp

Trang 9

Hệ thống hóa lý thuyết về năng

lực trí tuệ cảm xúc và khả năng

chấp nhận sự thay đổi

Phân tích các tài liệu thứ cấp của Xí nghiệp:

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Báo cáo công tác cán bộ, lao động, tiền lương

- Các công trình nghiên cứu đã công bố Thảo luận nhóm

Đặt giả thuyết về sự tác động của Năng lực trí tuệ cảm xúc tới khả năng thích ứng với sự thay đổi của nhân viên

Thiết kế bảng câu hỏi để phỏng vấn (phỏng vấn sâu và phỏng vấn survey) Lấy thông tin vào bảng hỏi

Nhập số liệu và xử lý số liệu (Nvivo,

SPSS)

Kiểm định thang đo và mô hình hồi

quy

Đo lường mức độ tác động của Năng lực trí tuệ cảm xúc tới khả năng chấp

nhận sự thay đổi

Kết luận và nhận xét

Đề xuất các kiến nghị

Thiết kế lần 1

Thiết kế lại để hoàn

chỉnh

Nội dung xử lý số liệu:

- Kiểm định thang đo

- Đo lường năng lực trí tuệ cảm xúc

- Đo lường khả năng chấp nhận sự thay đổi

- Phân tích mối tương quan giữa Năng lực trí tuệ cảm xúc và khả năng chấp nhận sự thay đổi của nhân viên

Nghiên

cứu định

tính

Nghiên

cứu định

lượng

III Thiết kế nghiên cứu

1 Phương pháp thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu

Trang 10

2 Tổng thể và phương pháp chọn mẫu

- Đối tượng khảo sát là những người lao động đang làm việc tại Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài được phân phối theo bảng sau:

Đối tượng Khối trực tiếp Khối gián tiếp Tổng

Quản lý cấp

trung (Đội, tổ,

nhóm)

Nhân viên/

Chuyên viên 50% (40/80) 20% (200/1200) 240

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguồn Sách:

1 Chủ biên PGS.TS.Trần Thị Thu – PGS.TS.Vũ Hoàng Ngân - Giáo trình

Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công - 2011 - NXB Đại học Kinh

tế Quốc Dân;

2 Chủ biên: PGS.TS Trần Xuân Cầu – PGS.TS Mai Quốc Chánh - Giáo

trình Kinh tế nguồn nhân lực - 2012- NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân;

3 Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội – Giáo trình Điều dưỡng Cộng đồng –

NXB Hà Nội;

Nguồn Internet:

1 GRET - Tổ chức nghề nghiệp đoàn kết và hợp tác quốc tế

http://www.gret.org.vn/projects_thainguyen.htm;

2 Kế hoạc chiến lược tăng cường năng lực Hội điều dưỡng và nghề điều dưỡng Việt Nam 2010 – 2015

http://hoidieuduong.org.vn/vi/vna/notify/detail/270;

3 Quy trình điều dưỡng cộng đồng;

4 Bản thuyết trình “Điều dưỡng học và các nguyên lý cơ bản của điều dưỡng”

Ngày đăng: 29/08/2015, 20:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chủ biên: PGS.TS Trần Xuân Cầu – PGS.TS Mai Quốc Chánh - Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực - 2012- NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân
3. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội – Giáo trình Điều dưỡng Cộng đồng – NXB Hà Nội;Nguồn Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Điều dưỡng Cộng đồng" – NXB Hà Nội
Nhà XB: NXB Hà Nội;"Nguồn Internet
4. Bản thuyết trình “Điều dưỡng học và các nguyên lý cơ bản của điều dưỡng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều dưỡng học và các nguyên lý cơ bản của điều dưỡng
1. GRET - Tổ chức nghề nghiệp đoàn kết và hợp tác quốc tế http://www.gret.org.vn/projects_thainguyen.htm Link
2. Kế hoạc chiến lược tăng cường năng lực Hội điều dưỡng và nghề điều dưỡng Việt Nam 2010 – 2015http://hoidieuduong.org.vn/vi/vna/notify/detail/270 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w