Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
2,6 MB
Nội dung
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM 1.1. Bạc màu đất Theo GLASOD, bạc màu đất là tiến trình mô tả hiện tượng do con người gây ra dẫn đến giảm sút khả năng của đất hỗ trợ đời sống của con người. Là tiến trình làm mất đi một phần hoặc toàn bộ các chức năng của đất: chức năng sinh thái; chức năng liên quan đến hoạt động của con người. 1.2. Chua hoá đất - Tiến trình dẫn đến sự tăng nồng độ ion H + trrong dung dịch và làm giảm pH của đất. - Các nguồn gây chua: + Al 3+ và H + hoạt động trong dung dịch: độ chua hoạt động. + Al 3+ và H + trong hệ trao đổi: độ chua tiềm tàng. + Hydroxyt nhôm Al(OH)xy + : độ chua dư tồn chiếm phần lớn trong đất. 1.2.1. Đất chua Đất chua là đất có nhiều axit, chứa ion H + hoặc có nhiều ion sắt (Fe 3+ ), nhôm (Al 3+ ) tự do. Các ion này gây ra nhiều bất lợi cho việc giữ gìn và cung cấp thức ăn cho cây, đồng thời làm cho đất ngày càng suy kiệt cả về lý tính, hóa tính và sinh học của đất. 1.2.2. Đất phèn Đất phèn là đất có chứa các vật liệu sinh phèn mà kết quả của các tiến trình sinh hoá xảy ra là acid sulfuric được tạo thành với một số lượng có ảnh hương lâu dài đến những đặc tính chủ yếu của đất. Diện tích và phân bố Đất phèn: diện tích 1.600.263 ha, là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất và phức tạp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Đất phèn phân bố ở các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau. Ở vùng Đồng Tháp Mười, phần lớn đất phèn hình thành từ trầm tích sét nặng có độ thấm cao, khi bị oxy hóa dễ dàng xuất hiện khoáng Jarosite. Ở Tứ giác Long Xuyên đất phèn tương đối đồng đều về nguồn gốc hình thành và độc tố, ít có những biến động lớn trong cùng một khu vực. Đất phèn vùng bán đảo Cà Mau hình thành trên trầm tích sông biển hỗn hợp chứa Pyrite bị phủ một lớp trầm tích sông mỏng bên trên, do đó lượng chất độc không cao, đất thường bị nhiễm mặn vào mùa khô bởi nước biển tràn vào sông rạch. CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN ĐẤT BỊ CHUA HOÁ 2.1. Sự rửa trôi Do rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới quá thừa. Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có nhiều chất kiềm như canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)… xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ…. làm cho đất mất chất kiềm, biến thành chua. 2.2. Do cây trồng hấp thụ nhiều nguyên tố có tính kiềm Do cây hút thức ăn : ngoài đạm, lân, kali (NPK) cây hút khá nhiều Ca, Mg… một vụ lúa trung bình cây hút 40 – 50kg canxi của đất (tính trên 1 ha) ; trồng nhiều vụ/năm, giống năng suất cao, lượng Ca và Mg trong đất mất đi càng nhiều. Nếu hàng năm không bón bù vào số cây bị lấy đi, càng làm cho đất chóng chua. 2.3. Sự phân giải chất hữu cơ Sự phân giải chất hữu cơ luôn thải ra nhiều loại axit cacbonic H 2 CO 3 , axit Sunfuric (H 2 SO 4 ), axit Nitric (HNO 3 ) axit Axetic (CH 3 COOH)… các axit này hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua. 2.4. Do sự oxi hoá hoặc khoáng hoá các hợp chất đạm dạng hữu cơ Bón phân khoáng (hóa học) mang gốc axit như phân SA (Sunfat amôn), KCl (Clorua kali), K 2 SO 4 (Sunfat kali), Suppe lân … Các gốc axit SO 4 - , Cl - cây không hút hoặc hút rất ít, tồn tại trong đất, cùng với nước tạo thành axit làm cho đất chua. 2.5. Do oxy hoá vật liệu sinh phèn Đất phèn được hình thành từ các vật liệu chứa nhiều chất sunfua, sắt, nhôm, được chia thành hai nhóm: đất phèn tiềm tàng (Potential Acid Sulfate Soil) có chứa vật liệu sinh phèn (sulfidic materials) và đất phèn hoạt động (Actual Acid Sulfate Soil) có chứa vật liệu phèn (sulfuric materials) và có thể có vật liệu sinh phèn bên dưới tầng phèn hoặc xen lẫn nhau. Tầng sinh phèn chứa vật liệu sinh phèn (chủ yếu là khoáng Pyrite FeS 2 và chất hữu cơ, khoáng sét có màu đặc trưng từ màu xám đến xám đen) và tầng phèn chứa vật liệu phèn (chủ yếu là khoáng Jarosite có màu đặc trưng là vàng rơm). Các chất này bị phân huỷ giải phóng các nguyên tố kim loại như sắt, nhôm, magie và nồng độ hydro H + gia tăng làm cho môi trường đất trở nên chua (độ pH của đất và nước trong đất rất thấp) gây độc hại cho cây trồng và làm ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, khi nói đến đất phèn là nói đến độ chua của đất. CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA CHUA HOÁ ĐẤT 3.1. Đến sinh vật Trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các vấn đề về cải tạo đất sản xuất ở các vùng đất nhiễm phèn, các vùng đất chua do có pH thấp đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiển sản xuất. Một trong những khó khăn trở ngại khi sản xuất trên các vùng đất này là do ảnh hưởng của pH. - Cá sống trong môi trường có pH thấp thì số lượng hồng cầu trong máu cao hơn ở môi trường có pH cao. Do sống trong môi trường có pH thấp, khả năng liên kết của oxy với hemoglobin giảm vì sự chênh lệch về nồng độ H + giữa trong và ngoài cơ thể, HbH không thể phân ly thành Hb và H + , do đó oxy không thể gắn kết với hemoglobin. - Tôm nuôi trong ao bị nhiễm phèn bên cạnh tôm bị mềm vỏ do sự thiếu calcium và những nhân tố cần thiết cho quá trình hình thành vỏ, chúng còn bị ảnh hưởng bởi vật chất lơ lững của sắt đóng trên bề mặt mang. - Loài phù du (Ephemera danica) khi sống trong môi trường pH thấp sẽ làm tăng tính độc của Al lên chúng do nhôm hydroxide kết tủa làm hình thành trên mang lớp màng nhầy, từ đó làm giảm quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, trao đổi ion, làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp do giảm sự di chuyển của oxy. Sinh vật phản ứng lại bằng cách gia tăng tần số hô hấp dẫn đến tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và sinh sản. - Khi pH thấp, các ion kim loại ở dạng tan (Fe 2+ , Al 3+ ) tác dụng với photphat (lân) tạo thành các hợp chất không tan, hạn chế sự phát triển của tảo, từ đó làm giảm nguồn thức ăn cần thiết cho thủy động vật và làm tiêu tốn một lượng phân lân lớn trong quá trình cải tạo ao. 3.2. Đến sản xuất nông nghiệp - Sự ngộ độc phèn của cây lúa thường diễn ra ở rễ, làm cho rễ có màu đen, ngắn và dễ gãy. Lúa bị ngộ độc phèn thể hiện bằng sự kém đẻ nhánh, cây lùn lại, hạt lép nhiều, lá lúa trở màu vàng cam, lá non bị đỏ, lá lúa thường có màu xanh đậm, mọc thẳng hơn lá bình thường. - Các loại cây trồng được trên đất có pH thấp rất hạn chế chủ yếu là cây 1 lá mầm và phải qua quá trình cải tạo đất mới có thể canh tác được. Đất chua nặng về bản chất không thích hợp với nông sản khác hơn cây Tràm, tuy nhiên cải thiện điều kiện tưới tiêu và dùng vôi với lân đã giúp trồng trọt các sản phẩm khác có thể gồm lúa. CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 4.1. Biện pháp bón phân - Tăng cường bón phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, phân Komix…). Với đất cát nhẹ, đất bạc màu bón được 20 – 30 tấn/ha hàng năm càng tốt. Nếu có điều kiện lấy đất sét nặng trộn với đất mặt cũng là biện pháp cải tạo đất cát, đất bạc màu để tăng khả năng hấp thụ của đất. - Dùng phân hóa học nên chọn loại phân trung tính hoặc kiềm như DAP, KNO 3 , CA(NO 3 ) 2 , lân nung chảy, Apatic, Phosphorit, Urê, NH 4 NO 3 ,… Không dùng phân chua sinh lý như SA, KCl, K 2 SO 4 , Suppe lân… 4.2. Biện pháp bón vôi Ca và Mg sẽ dần dần bị mất theo thời gian do thực vật, rửa trôi… nên độ bão hòa base và pH ngày càng giảm thấp, nhất là các vùng nhiệt đới ẩm. Do đó, cần thiết phải bón vôi theo chu kỳ nhất định cho các vùng đất này nhằm duy trì hàm lượng Ca, Mg, pH và độ bão hòa base cho đất. 4.3. Kỹ thuật canh tác - Trong mỗi ruộng nên làm những mương giáp vòng quanh ruộng để xả phèn, bề rộng và sâu chỉ cần khoảng 50 – 70cm. - Đối với những ruộng lớn nên xẻ thêm các mương xương cá trên ruộng nối với các mương giáp vòng để xả phèn tốt hơn. - Việc làm đất cần phải lưu ý giữ nước thường xuyên trong ruộng để trồng lúa, không nên để nước cạn và tuyệt đối không cài ải đối với đất phèn. - Đối với đất phèn nhẹ, phèn trung bình có thể cày sâu khoảng 20 – 25cm, sau một thời gian sẽ làm cho tầng canh tác đất dày lên và tăng khả năng khoáng hóa chất hữu cơ, giảm được độc sắt. - Đối với đất phèn nặng, có tầng phèn tiềm tàng gần tầng đất mặt, không được cày sâu vì nếu cày sâu thì vô tình sẽ lật cả tầng phèn lên trên và gây độc cho lúa. Canh tác cây trồng cạn, trồng rừng. Do rửa trôi mạnh nên trong canh tác cần thiết đưa cây họ đậu vào hệ thống luân canh nhằm duy trì hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra, cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật sau: - Chống xói mòn đất. - Duy trì chất hữu cơ cho đất. - Bón phân hợp lý. - Tưới tiêu hợp lý. CHƯƠNG 5. NHẬN DẠNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN Ở ĐBSCL 5.1. Giới thiệu Đất phèn là đất có chứa các vật liệu sinh phèn mà kết quả của các tiến trình sinh hóa xảy ra là các acid sunfuric được tạo thành với một số lượng có ảnh hưởng lâu dài đến những đặc tính chủ yếu của đất. Dựa trên sự hình thành và phát triển của đất, Pons (1973) đã chia đất phèn ra làm hai loại: đất phèn tiềm tàng (Pontential acid sulphate soil) và đất phèn thật sự hoặc đất phèn hiện tại (Actual acid sunphate soil). Tiêu chuẩn chẩn đoán của đất phèn tiềm tàng và đất phèn thật sự trong hệ thống phân loại đất theo Soil taxonomy (USDA, 1975) là tầng có chứa pyrite (vật liệu sulfidic) và tầng sulfuric với pH < 3,5 và những đốm màu vàng rơm của Jarosite. Hoặc không có đốm vàng rơm, nhưng pH < 3,5, đất giàu chất hữu cơ bán phân hủy vẫn được xếp vào nhóm đất phèn thật sự có tầng perdysic. Đất phèn tiềm tàng thường xuất hiện ở những vùng đất ngập nước, ngập lũ theo triều, vùng đất thấp ven biển và thảm thực vật dày đặc. Dấu hiệu của đất phèn tiềm tàng là vật liệu sulfidic. Vật liệu sulfidic là vật liệu đất hữu cơ hoặc khoáng ngập nước chứa > 0,75% lưu huỳnh, chủ yếu ở các dạng sulfide và có hàm lượng CaCO 3 không quá 3 lần hàm lượng lưu huỳnh. Đất phèn hoạt động phát triển từ đất phèn tiềm tàng. Khi pyrite bị oxi hóa, H 2 SO 4 được hình thành, đất trở nên chua. Dấu hiệu của đất phèn hoạt động là tầng sulfuric. Tầng sulfuric là vật liệu đất hữu cơ hoặc khoáng có pH < 3,5 và có các đốm jarosite (Aard và Lawoo, 1992). Tùy theo độ sâu của tầng sinh phèn và tầng phèn mà đất phèn có thể được chia thành các tiểu nhóm khác nhau: đất phèn nặng (nếu độ sâu xuất hiện tầng phèn hoặc tầng sinh phèn trong vòng 50cm), đất phèn trung bình (tầng phèn xuất hiện từ 50 - 100cm) và đất phèn nhẹ (tầng phèn xuất hiện từ 100 – 150cm). 5.2. Nguồn gốc và phân loại Khi đề cập đến đất phèn, cần phân biệt hai trạng thái phèn: Phèn tiềm tàng (potential) và phèn hoạt động (actual). Dựa trên sự hình thành và phát triển của đất, Breeman (1976) đã chia đất phèn ra làm hai loại: Đất phèn tiềm tàng (Potential acid sulphate soil) và đất phèn thật sự hoặc đất phèn hoạt động (Actual acid sulphate soil). Trạng thái tiềm tàng hình thành trong điều kiện khử, nhưng trạng thái hoạt động phải có sự oxid hoá. Tiêu chuẩn chẩn đoán của đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động trong hệ thống phân loại đất theo Soil Taxonomy (USDA, 1975 và 1999) là tầng sulfidic chứa khoáng pyrite ( FeS 2 ) và tầng sulfuric với PH<3,5 có sự hiện diện của những đốm màu vàng rơm (2.5Y8/6) của khoáng Jarosite (KFe 3 (SO 4 ) 3 (OH) 6 ). 5.2.1. Đất phèn tiềm tàng Đất phèn tiềm tàng nằm trong bộ Entisol, thuộc bộ phụ Aquent, với 3 nhóm lớn là Sulfaquents, Hydraquent và Fluvaquent, vùng ẩm ướt ở đầm lầy ngập triều, trên những nơi mà ở đó đất bị bão hòa nước liên tục hoặc từng thời kỳ, hoặc vùng ven biển ngập triều. Đất phèn tiềm tàng được tạo thành chủ yếu do vật liệu Pyrite (FeS 2 ), chất khoáng này thường chiếm 2-10% trong đất. * Sự tạo thành khoáng pyrite Sự tạo thành pyrite thích hợp ở pH từ 4,0-8,0 liên quan đến sự khử SO 4 2- thành sulfide S 2- có sự tham gia của vi khuẩn. Sau đó sulfide bị oxy hoá từng phần thành S dưới tác động qua lại giữa Fe +2 và Fe +3 (Rickard, 1973; Breement, 1976). Các phản ứng tạo thành pyrite được Pons và Breement , (1982) diễn tả như sau: Fe 2 O 3 (S) + 4SO 4 2- (aq) + 8CH 2 O +1/2O 2 → 2FeS 2(S) +8HCO 3 - (aq) +4H 2 O (1) Các điều kiện cần thiết cho sự tạo thành pyrite từ phương trình trên là : Nguồn sắt có trong trầm tích biển: FeOOH→Fe 2 O 3 +H 2 O Nguồn sulfate hoà tan có trong nứơc biển, nước lợ. Chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho sự khử sulfate. Môi trường yếm khí đầm nước lợ, rừng đước. Sự loại bỏ chất kiềm HCO 3 - sinh ra dễ bị cuốn trôi. Thời gian. Vi khuẩn khử sulfate vi sinh vật dị dưỡng Desulfovibrio và Sulfotomaculumm. Như vậy sự hình thành đất phèn tiềm tàng chủ yếu bao gồm sự tạo thành khoáng pyrite chiếm 2-10% trong tổng khối đất này . Một vùng đất trũng thấp có trở nên phèn hay không ngoài việc dựa vào lượng pyrite đựơc tạo thành, còn tuỳ thuộc vào những chất có khả năng trung hoà độ chua. Những chất đó gồm: (a)- Carbonate (3% CaCO 3 trung hòa được 1% pyrite). Phần lớn vùng trũng thấp nhiệt đới chịu ảnh hưởng của triều, lượng CaCO 3 rất ít hoặc không có vì HCO 3 - sinh ra do phản ứng khử sulfate thường không được giữ lại trong trầm tích do sự kết tủa CaCO 3 mà bị cuốn trôi do thủy triều. (b)- Cation baze trong phức hệ hấp thu (Ca, Mg, Na, K): Vào khoảng 50 meq/100g đất trong sét biển trung hòa được 0,5% pyrite. (c)- Khoáng sét silicate dễ bị phá hủy có khả năng trung hòa độ chua (trung hòa ở pH<4,9 phản ứng xảy ra chậm). * Sự oxy hóa pyrate Khi mực nước rút khỏi tầng pyrite, quá trình oxy hóa xảy ra. Sự oxy hóa pyrite trong đất phèn trải qua nhiều giai đoạn, bao gồm cả hai tiến trình hóa học và sinh học. Tiến trình oxy hóa như sau: Đầu tiên oxygen hoặc Fe 3+ hòa tan phản ứng chậm với pyrite, tạo thành sắt (II), sulphate hoặc nguyên tố S: FeS 2 + 1/2O 2 + 2H + Fe 2+ + 2S + H 2 O (2) Phản ứng (2) cho thấy sự oxy hóa học thuần túy của pyrite, không có Fe 3+ tham gia ở môi trường ẩm và thoáng khí. Khi có Fe 3+ tham gia: FeS 2 + 2Fe 3+ 3Fe 2+ + 2S (3) 2S + 12Fe 3+ + 8H 2 O 12 Fe 2+ + 2SO 4 2- + 16H + (4) Khi pH< 3,5 sự oxy hóa hóa học của Fe 2+ thành Fe 3+ rất chậm (phản ứng 5), tốc độ của phản ứng không tùy thuộc vào pH: Fe 2+ + 1/4O 2 + H + Fe 3+ + 1/3H 2 O (5) Khi pH bằng hoặc lớn hơn 3,5 phần lớn Fe 3+ bị thủy phân và kết tủa dưới dạng Fe(OH) 3 (6), phản ứng này xảy ra rất nhanh so với sự oxy hóa hóa học thuần túy Fe 3+ ở phản ứng (5): Fe 3+ + 3H 2 O Fe(OH) 3 + 3H + (6) Sự oxy hóa nguyên tố S bởi O 2 xảy ra rất chậm nếu thiếu sự tham gia của Vi sinh vật (7): 2S + 3O 2 + 2H 2 O 2SO 4 2- + 4H + (7) Kết hợp phản ứng (2) và (3): FeS 2 + 14Fe 3+ + 8H 2 O 15Fe 2+ + 2SO 4 2- + 16H + (8) Từ phản ứng (8) lượng Fe 3+ giảm đi nếu Thiobacillus ferroxidans không tiếp tục oxy hóa Fe 2+ thành Fe 3+ : Fe 2+ + 1/4O 2 + H + Fe 3+ + 1/2H 2 O (9) Điều này giải thích tại sao ở pH thấp Fe 2 O 3 , Fe 2 (SO 4 ) , jarosite không thể tồn tại trong vùng tiếp cận pyrite. Do đó FeSO 4 sinh ra từ phản ứng (10) chỉ có thể bị oxy hóa ở điểm cách xa pyrite sau khi khuyết tán và H + sinh ra từ các phản ứng này làm gia tăng độ chua trong đất: FeS 2 + 7/2O 2 + H 2 O Fe 2+ + SO 4 2- + 2H + (10) Cả hai sản phẩm FeSO 4 và H 2 SO 4 đều rất dễ hòa tan và thường hiện diện dưới dạng ion trong dung dịch nước. Tuy nhiên khi đất khô lại thì trên mặt đất có thể hình thành những tinh thể có chứa FeSO 4 khác nhau (như Szomolnokite FeSO 4 .H 2 O; Rosenite FeSO 4 .4H 2 O; Hexahydrite FeSO 4 .6H 2 O; hoặc Melanterite FeSO 4 .7H 2 O) tùy thuộc vào ẩm độ của đất. Các ion Fe 2+ được hình thành từ phản ứng trên tiếp tục bị oxy hóa để cho ra Fe(OH) 3 và Jarosite: Fe 2+ + SO 4 2- + 1/4O 2 + 5/2H 2 O Fe(OH) 3 + 2H + + SO 4 2- (11) Fe 2+ + SO 4 2- + 1/4O 2 + 3/2H 2 O + 1/3K + 1/3KFe 3 (SO 4 ) 2 (OH) 6 + 3H + +4/3SO 4 2- (12) Jarosite Kết hợp (10) và (12) ta có: FeS 2 + 15/4O 2 + 5/2H 2 O + 1/3K + 1/3KFe 3 (SO 4 ) 2 (OH) 6 + 3H + +4/3SO 4 2- (13) Fe 2 O 3 tạo thành từ phản ứng oxy hóa Fe 2+ hòa tan (11), và sự tạo thành Goethite từ sự oxy hóa 1 mole FeS 2 sản sinh ra 2 moles acid sulfuric: FeS 2 + 7/4O 2 + 5/2H 2 O FeOOH + 4H + + SO 4 2- (14) Tốc độ oxy hóa pyrite có thể rất nhanh, tùy thuộc và sự hiện diện của O 2 tự do, nếu O 2 tự do nhiều sẽ oxy hóa nhanh pyrite để tạo thành đất phèn. * Hình thái phẫu diện và nhận dạng đất phèn tiềm tàng Để có thể nhận dạng đất phèn, một trong những đặc điểm quan trọng nhất là hình thái phẫu diện đất. Do hiện diện trong điều kiện khử và có tầng sinh phèn nên thường nền đất có màu xáu đen, nhất là nơi có chứa khoáng pyrite (FeS 2 ). Một số nơi, nền đất có thể có màu xám hơi xanh nhưng quan sát kỹ thì chúng có thể nhận dạng ra được những đốm đen chen lẫn trong đất. Đất kém phát triển, không thuần thục (unripe) nên thường không có cấu trúc hoặc có cấu trúc rất yếu trên tầng mặt. Thường đất có chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy đến bán phân hủy và có thể quan sát bằng mắt thường. Do phẫu diện đất thường được bão hòa nước thường xuyên nên ẩm độ đất khá cao ngay cả trong mùa khô. Việc xác định đất phèn tiềm tàng có thể được thực hiện ngoài đồng qua việc oxy hóa nhanh đất bằng H 2 O 2 trong khoảng 5 – 10 phút, nếu pH hạ thấp xuống thấp đến < 2 thì đất chua có vật liệu sinh phèn. 5.2.2. Đất phèn hoạt động (Dent, 1986) Đất phèn thật sự nằm trong bộ Inceptisols, bộ phụ Aquepts với 3 nhóm lớn là Sulfaquepts, Tropaquepte, Humaquepte, là loại đất thoát thủy từ kém đến tốt, có tầng đất thay đổi theo mùa. Tiêu chuẩn phân loại là không có vật liệu Sulfidic trong vòng 50 cm đất mặt nhưng có tầng jarosite, pH đất thấp, thường trong khoảng tử 3 đến 4, độ thuần thục của đất bằng hoặc nhỏ hơn 0,7 trong một hoặc nhiều phụ tầng ở độ sâu 20 – 50 cm. Trong điều kiện thoáng khí như thoát thủy, mực thủy cấp xuống sâu hơn sẽ làm cho khoáng pyrite bị oxid hóa thành các khoáng sắt ở dạng Fe (III) và các hợp chất khách cũng như có nhiều ion H + được sinh ra. pH giảm thấp, nhiều hợp chất bị hòa tan và môi trường trở nên rất acid và rất độc, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cho thực vật và thủy sản. Khi đất phèn tiềm tàng bị oxid hóa trở thành đất phèn hoạt động thì hình thái đất bị biến đổi đầu tiên với sự hiện diện của tinh khoáng jarosite (KFe 3 (SO 4 ) 2 (OH) 6 ) màu vàng rơm (2,5Y8/6 – 2,5Y8/8) theo bảng so màu đất (Munsell). Đây là khoáng có màu đặt trưng dùng để chuẩn đoán tầng phèn (sulfuric) và là một trong những tiêu chuẩn được dùng để phân loại đất phèn hoạt động. thông thường, các khoáng này tập trung ở những khe nứt, ống rể thực vật bị phân hủy và có thể phân bố tập trung hoặc phân tán đều tuỳ theo điều kiện oxy xâm nhập vào trong đất. Ngoài ra, có thể có những khoáng hydroxide sắt (Fe(OH) 3 ) màu nâu trong những tế khổng đất. Khi đất phèn hoạt động trải qua một thời gian khá dài, các khoáng Goethite (FeO.OH) màu vàng hoặc nâu và khoáng hematite [...]... pháp nhằm khai thác và sử dụng đất phèn một cách có hiệu quả nhất Trên cơ sở các đặt tính về đất và các chất lượng đất đai ảnh hưởng đến các kiểu sử dụng đất và trên cơ sở lựa chọn các kiểu sử dụng đất có triển vọng, công tác đánh giá khả năng thích nghi của đất đối với từng kiểu sử dụng đất đã được thực hiện Lê Quang Trí (1996) đã đề nghị các kiều sử dụng cho các vùng đất phèn Tân Thạnh, Tri Tôn, Phụng... phòng trừ cỏ lồng vực cho lúa sạ ở ĐTM; bón phân cho lúa trên đất phèn trung bình, trên đất xám; khai hoang, trồng lúa trên đất phèn nặng ĐTM; canh tác cây đay; canh tác cây khoai mỡ * Khóm ở Tiền Giang: Khóm sinh trưởng tốt trên đất chua, nhưng đất phải thoát nước để trồng, nông trại cần làm đê bao Đất không được lợi từ lũ và hơn nữa, lá và thân khóm không thể vùi vào đất do sinh khối thấp Như vậy,... trên cơ sở chế độ bón phân hợp lý và cân đối đảm bảo không ngừng cải thiện các đặc tính hoá học, vật lý và sinh học của đất, đồng thời góp phần năng cao hiệu quả sử dụng phân bón và cải thiện các đặc tính bất lợi của đất Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa (1985), trên đất phèn nặng ở Hoà An cho thấy bón vôi 15, 30, 45 ngày trước sạ không có ảnh hưởng làm gia tăng năng suất ở vụ đầu, bón vôi ở liều... tan các muối nhôm trên mặt đất và ở bề mặt các khe nứt, Sau đó các muối này sẽ được mao dẫn và tích luỹ lại trên mặt đất Đất cực kỳ chua và có hàm lượng Al3+ , Fe3+ cao + Khi mưa nhiều và mặt đất trở nên bị ngập, tiến trình khử bắt đầu + Vào cuối mùa mưa, sau thời gian ngập nước, pH trong dung dịch đất tăng đến trung bình đạt 5,8 và có thể lên tới 6,7 trên đất phèn nặng ở Hòa An, Phụng Hiệp (Hậu Giang)... trồng lúa khi đất đang ở trong tình trạng khử, lớp đất đế cày vẫn chưa bị nứt nẻ, có thể ngăn cản sự di chuyển acid từ tầng jarosite lên mặt đất Khi đất bắt đầu khô, các trở ngại bắt đầu, pH giảm, Al 3+ gia tăng Các khe nứt tiến sâu vào lớp đất bên dưới sẽ mang acid và các muối Al lên bề mặt đất, và tiến trình oxy hóa acid hóa lại bắt đầu + Sự ngập nước liên tục ảnh hưởng có lợi làm pH đất tăng, giảm... các hoạt động thoát thuỷ, xáo trộn làm oxi hoá pyrite làm gia tăng diện tích đất bị phèn hoá - Cần có những nghiên cứu đánh giá về sự chua hoá và ô nhiễm kim loại nặng trong nước do hậu quả các hoạt động bao đê, thoát thuỷ, cải tạo đất phèn để trồng lúa trên các vùng đất phèn nặng 5.6 Mô hình canh tác trên đất phèn Quản lý đất chua phèn phải tập trung hạn chế quá trình phèn hoá Đối với lâm nghiệp cần... trong đất Với một độ dày xuất hiện và mật dộ của jarosite mà có thể hình thành tầng phèn trong đất 5.3 Tác hại của đất phèn Khi khoáng pyrite trong đất phèn tiềm tàng bị oxid hoá hoàn toàn để hình thành khoáng jarosite ở đất phèn hoạt động thì cứ 1 mole FeS 2 khi bị oxid hoá sẽ sản sinh ra 4 mole ion H+ Do có sự gia tăng nồng độ H + nhiều như thế nên có sự gia tăng độ chua trong đất Môi trường đất lúc... sinh phèn ở sâu, ví dụ, nằm dưới mặt đất 1 – 2 m hoặc sâu hơn thì tỷ lệ Fe, Al ở trên bề mặt ruộng ít hơn Còn những ruộng có tầng sinh phèn ở nông, ví dụ chỉ cách lớp đất mặt dưới 1 m (50 – 60cm chẳng hạn) thì người ta thường nói đó là đất phèn hoạt động, lượng Fe, Al trong ruộng sẽ nhiều hơn và biện pháp cải tạo sẽ khó khăn hơn 5.3.1 Tính chất vật lý: - Gần 100% đất phèn hình thành trên đất có sa... nhiều phẫu diện đất phèn ở vùng châu thổ sông Mekong cho thấy phần lớn có cấu trúc lăng trụ (prismatic) hoặc cấu trúc khối (blocky structure) Tuy nhiên, ở tầng phèn thì các cấu trúc này thường bị phá vỡ do sự hình thành jarosite để hình thành những cấu tử đất có cấu trúc nhỏ Đặc tính này thường thấy ở những đất phèn hoạt động phát triển khá; người nông dân khó có thể đào để lấy những tảng đất to như những... được xem là biện pháp khuyến cáo để cải tạo đất phèn Bón vôi ở liều lượng thấp 0.2 – 0.5 tấn/ha để bổ sung dưỡng chất Ca cho đất cũng rất cần thiết (Nguyễn Mỹ Hoa, 1997) Kết quả nghiên cứu về sử dụng phân lân của Đỗ Thị Thanh Ren (1985) cho thấy bón 30 – 60 kg P2O5/ha, đối với phân super phosphate và bón 120 kg đối với phân Apatite là thích hợp Bón phân ở các thời điểm 1 ngày trước khi cấy hoặc phối . trường đất trở nên chua (độ pH của đất và nước trong đất rất thấp) gây độc hại cho cây trồng và làm ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, khi nói đến đất phèn là nói đến độ chua của đất. CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG. lợi của đất. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa (1985), trên đất phèn nặng ở Hoà An cho thấy bón vôi 15, 30, 45 ngày trước sạ không có ảnh hưởng làm gia tăng năng suất ở vụ đầu, bón vôi ở liều. và sử dụng đất phèn một cách có hiệu quả nhất. Trên cơ sở các đặt tính về đất và các chất lượng đất đai ảnh hưởng đến các kiểu sử dụng đất và trên cơ sở lựa chọn các kiểu sử dụng đất có triển vọng,