1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tieu luan su dung PP neu guong cho giao duc HS

24 2,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 187 KB

Nội dung

Phương pháp nêu gương cũng là một trong các phương pháp giáo dục đạo đức cơ bản trong đó tấm gương của nhà giáo dục luôn luôn được chú trọng tuy nhiên trong nền giáo dục nước ta hiện nay tính hiệu quả của phương pháp nêu gương còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tấm gương của nhà giáo dục. Bản thân nhà giáo dục hiện nay chưa thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, do đó đã hạn chế tính hiệu quả của hoạt động giáo dục, đặc biệt là tính hiệu quả của phương pháp nêu gương. Do phương pháp nêu gương cũng chỉ là một trong số các phương pháp giáo dục nên chưa có nhiều nghiên cứu đề cập tới vấn đề này về lí luận cũng như thực tiễn, đặc biệt là về tác động của tấm gương nhà giáo dục trong khi đó việc vận dụng tốt phương pháp nêu gương và việc hình thành tấm gương chuẩn mực của nhà giáo dục sẽ có sức ảnh hưởng và khả năng thuyết phục cao trong việc hình thành nhân cách học sinh. Vì thế tôi chọn đề tài “Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp nêu gương trong giáo dục” nhằm nghiên cứu, đánh giá để sử dụng phương pháp này có hiệu quả, làm rõ ảnh hưởng của tấm gương nhà giáo dục cũng như những phẩm chất mà nhà giáo dục cần có để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc vận dụng phương pháp nêu gương.

Trang 1

KHOA ĐỊA LÝ



Bài tiểu luận môn: GIÁO DỤC HỌC PHỔ THÔNG

GVHD: Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền SVTH: Hà Hải Vân

Lớp: Địa 3A MSSV: 34603108

Tp Hồ Chí Minh tháng 12/2010

Trang 2

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐỊA LÝ



Bài tiểu luận môn: GIÁO DỤC HỌC PHỔ THÔNG

GVHD: Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền SVTH: Hà Hải Vân

Lớp: Địa 3A MSSV: 34603108

Tp Hồ Chí Minh tháng 12/2010

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

à một sinh viên sư phạm và tương lai là những người giáo viên cùng tham giavào công tác đào tạo thế hệ trẻ thì chúng tôi không chỉ làm tốt vai trò giảng dạychuyên môn của mình mà giáo dục học sinh cũng là một trách nhiệm mà chúng tôiphải đảm đương Thông qua dạy chữ để dạy người – vì vậy giảng đường đại họckhông chỉ cung cấp cho chúng tôi những kiến thức, những kĩ năng chuyên môn cầnthiết trong công tác giảng dạy của mình sau này mà cả những lý luận, những tư duy và

kĩ năng sư phạm chúng tôi cũng được trang bị đầy đủ Tất cả không chỉ củng cố thêmvào hành trang kiến thức của chúng tôi mà còn góp phần hình thành và phát triển tìnhcảm, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp

L

Chúng tôi sắp bắt đầu vào kì thực tập sư phạm đợt 1 của mình với nội dungchính là thực tập giáo dục Thực tập đợt này không chỉ giúp chúng tôi tìm hiểu thực tếgiáo dục mà còn góp phần củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm.Qua các học phần Tâm lý giáo dục, Giáo dục học đại cương, Giáo dục học phổ thôngchúng tôi đã được trang bị về lý luận, thực tập đợt này sẽ là cơ hội cho chúng tôi vậndụng vào trong hoạt động giáo dục của mình

Đối với riêng bản thân tôi bài tiểu luận Giáo dục học phổ thông này không chỉ

là bài thi kết thúc học phần mà đó còn là bước đầu làm quen với công tác nghiên cứugiáo dục – nghiên cứu một lĩnh vực nghề nghiệp cực kì quan trọng mà tôi sẽ phải trảinghiệm trong tương lai Bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những sai sót do hạnchế của bản thân cũng như thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhưng đây là tất cảnhững cố gắng và nỗ lực của bản thân để hoàn thành một cách tốt nhất bài viết này

Tôi cũng xin chân thành cám ơn quý thầy cô giáo đã giảng dạy chúng tôi cáchọc phần về Tâm lý cũng như Giáo dục, đã trang bị cho chúng tôi những nền tảng cơbản để chúng tôi có thể hoàn thành tốt thực tập sư phạm đợt 1 và cả con đường nghềnghiệp trong tương lai

Sinh viên thực hiện

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

MỤC LỤC 3

Chương 1: MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

Chương 2: ĐÚC KẾT CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI 6

1 Phương pháp giáo dục 6

2 Nhóm phương pháp tác động vào ý thức cá nhân 8

3 Phương pháp nêu gương 9

3.1 Khái niệm 9

3.2 Cơ sở của phương pháp nêu gương 9

3.3 Các đặc điểm và yêu cầu khi sử dụng phương pháp 10

3.4 Các hình thức thể hiện phương pháp 13

Chương 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 5

Chương 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nêu gương về đạo đức đã được biết đến từ lâu trong lịch sử như là một yêu cầu,một phương thức giáo dục đạo đức Xưa kia, Nho giáo coi tu thân và gương mẫu (lotrước thiên hạ, vui sau thiên hạ) là yêu cầu đạo đức hàng đầu đối với việc giáo dục conngười và quản lý xã hội Tuy nhiên, Nho giáo chỉ đặt trọng tâm nêu gương vào nhữngngười quản lý xã hội (quân tử)

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục conngười, sự nghiệp trồng người Trong giáo dục đạo đức, Người rất coi trọng phươngthức “nêu gương” Người đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức của người xưa:

“Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (nghĩa là trước hết phải giáo dục bằng tấm gươngsống của chính mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói) Người quan niệm, giáo dụcđạo đức là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể vàcũng là đối tượng của giáo dục đạo đức Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luônnêu tấm gương về đạo đức

Phương pháp nêu gương cũng là một trong các phương pháp giáo dục đạo đức cơbản trong đó tấm gương của nhà giáo dục luôn luôn được chú trọng tuy nhiên trongnền giáo dục nước ta hiện nay tính hiệu quả của phương pháp nêu gương còn nhiềuhạn chế, đặc biệt là tấm gương của nhà giáo dục

Bản thân nhà giáo dục hiện nay chưa thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noitheo, do đó đã hạn chế tính hiệu quả của hoạt động giáo dục, đặc biệt là tính hiệu quảcủa phương pháp nêu gương

Do phương pháp nêu gương cũng chỉ là một trong số các phương pháp giáo dụcnên chưa có nhiều nghiên cứu đề cập tới vấn đề này về lí luận cũng như thực tiễn, đặcbiệt là về tác động của tấm gương nhà giáo dục trong khi đó việc vận dụng tốt phươngpháp nêu gương và việc hình thành tấm gương chuẩn mực của nhà giáo dục sẽ có sứcảnh hưởng và khả năng thuyết phục cao trong việc hình thành nhân cách học sinh Vì

thế tôi chọn đề tài “Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp nêu gương trong giáo

dục” nhằm nghiên cứu, đánh giá để sử dụng phương pháp này có hiệu quả, làm rõ ảnh

Trang 6

hưởng của tấm gương nhà giáo dục cũng như những phẩm chất mà nhà giáo dục cần

có để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc vận dụng phương pháp nêu gương

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp nêu gương trong giáo dục nhằm nâng caochất lượng và hiệu quả của việc giáo dục, hình thành nhân cách học sinh thông quaviệc vận dụng hiệu quả phương pháp nêu gương, đặc biệt là tấm gương của nhà giáodục

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đúc kết cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài (phương pháp giáo dục, nhómphương pháp thuyết phục, phương pháp nêu gương)

Tìm hiểu thực trạng vận dụng phương pháp nêu gương đối với việc hình thànhnhân cách học sinh trong nền giáo dục

Tìm hiểu mức độ tác động của tấm gương nhà giáo dục đối với việc hình thànhnhân cách học sinh và những phẩm chất cần thiết để xây dựng tấm gương nhà giáodục

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp lý thuyết

- Thu thập những thông tin từ sách vở, giáo trình… xử lý và tổng hợp kiến thức

để đúc kết cơ sở lý luận liên quan đến đề tài

- Thu thập và phân tích những thông tin về thực trạng vận dụng phương pháp nêu gương trong việc hình thành nhân cách học sinh và những phẩm chất cần có để trởthành tấm gương của nhà giáo dục trên các tập san giáo dục, trên Internet…

Trang 7

Chương 2: ĐÚC KẾT CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI

1 Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục trong nhà trường là phương thức hoạt động chung, gắn

bó giữa tập thể và nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, giữa tập thể và cá nhân học sinhdưới các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng nhằm chuyển hóa những yêu cầu,chuẩn mực của xã hội thành những phẩm chất và năng lực của cá nhân người học sinh

Một cách cụ thể, phương pháp giáo dục là phương thức tác động của nhà giáo

dục và tập thể học sinh đến đối tượng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách theo yêu cầu của xã hội cụ thể.

Phương pháp giáo dục phản ánh mối quan hệ phối hợp, thống nhất giữa cáchthức hoạt động của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục trong đó hoạt động của nhàgiáo dục giữa vai trò chủ đạo còn hoạt động của đối tượng giáo dục là hoạt động tựgiác, tích cực, chủ động để tự giáo dục, tự vận động và pháp triển theo mục tiêu pháttriển nhân cách đã xác định

Một số đặc điểm cơ bản của phương pháp giáo dục:

Phương pháp giáo dục là thành tố phụ thuộc vào mục đích giáo dục Mục

đích giáo dục khác nhau sẽ có phương pháp giáo dục khác nhau, khi mục đích giáo dụcthay đổi thì phương pháp giáo dục cũng phải thay đổi theo Xưa kia, Nho giáo coi tuthân và gương mẫu (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ) là yêu cầu đạo đức hàng đầuđối với việc giáo dục con người và quản lý xã hội Tuy nhiên, Nho giáo chỉ đặt trọngtâm nêu gương vào những người quản lý xã hội (quân tử) Dưới chế độ phong kiến,mục đích giáo dục nhằm đào tạo ra những con người phục tùng vô điều kiện (Quânbức thần tử, thần bất tử bất trung Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu) thì phươngpháp giáo dục chủ yếu là áp đặt, cưỡng bức, nhồi nhét và thiên về thuyết giảng đạođức Ngược lại mục đích giáo dục của xã hội ta nhằm đào tạo những con người của xãhội cộng sản thì phương pháp giáo dục của chúng ta là thuyết phục, tổ chức hoạt độngnhằm tạo mọi điều kiện, mọi cơ hội cho cho cá nhân phát triển

Phương pháp giáo dục phụ thuộc vào mục đích giáo dục do đó khi lựa chọn và

sử dụng phương pháp giáo dục phải căn cứ vào mục đích giáo dục của xã hội cụ thể

Trang 8

Ngược lại phương pháp giáo dục là điều kiện, cách thức để thực hiện mục đích giáodục của xã hội đã đề ra.

Phương pháp giáo dục phụ thuộc vào nội dung giáo dục Nội dung giáo dục

khác nhau sẽ phải sử dung phương pháp giáo dục khác nhau Mỗi nội dung giáo dụcphải có hệ thống truyền tải riêng mới có hiệu quả cao Nhà giáo dục căn cứ vào nộidung giáo dục cụ thể để lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp

Quá trình giáo dục được diễn ra qua ba khâu từ nhận thức đến thái độ, niềm tinđến hành vi và thói quen Phương pháp giáo dục nhằm tác động vào từng khâu hoặc tất

cả các khâu của quá trình giáo dục Mỗi khâu của quá trình giáo dục đòi hỏi phải có

phương pháp riêng Hình thành tri thức về các chuẩn mực xã hội nhằm xây dựng ý

thức cá nhân chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết phục như đàm thoại, giảng giải, nêugương… Còn hình thành hành vi và thói quen chủ yếu sử dụng phương pháp luyệntập, rèn luyện…

Phương pháp giáo dục phụ thuộc vào trình độ và năng lực của nhà giáo dục

trong việc lựa chọn phương pháp và hiệu quả sử dụng vì vậy trong quá trình tiến hànhgiáo dục, các nhà giáo dục phải xác định được khả năng, vị thế và uy tin của mình đểlựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp

Phương pháp giáo dục còn phụ thuộc vào đối tượng giáo dục Mỗi con người

là một thế giới riêng những nét độc đáo về đặc điểm tâm sinh lý, về điều kiện hoàncảnh sống, về kinh nghiệm cá nhân, vì thế phương pháp giáo dục phụ thuộc vào từngđối tượng cụ thể, mỗi đối tượng có cách giáo dục riêng, không có phương pháp giáodục chung cho mọi đối tượng

Phương pháp giáo dục liên quan chặt chẽ với phương tiện, hoàn cảnh cụ thể của quá trình giáo dục Phương tiện giáo dục càng đa dạng, càng phong phú càng

thuận lợi cho việc lựa chọn phương pháp giáo dục, càng có điều kiện nâng cao chấtlượng giáo dục Trong những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống khác nhau cũng phảilựa chọn phương pháp giáo dục khác nhau Không thể tiến hành giáo dục có hiệu quảnếu không biết lựa chọn phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với tình huống vàđiều kiện hoàn cảnh cụ thể Nhà giáo dục phải căn cứ vào phong tục, tập quán, truyềnthống văn hóa, đặc điểm tôn giáo của từng vùng, miền, vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể

để tiến hành giáo dục Phương pháp giáo dục phụ thuộc vào phương tiện, hoàn cảnh cụ

Trang 9

thể vì vậy khi những điều kiện này thay đổi nhà giáo dục cũng phải điều chỉnh, thayđổi phương pháp giáo dục thì mới nâng cao được hiệu quả giáo dục.

Phương pháp giáo dục còn liên quan chặt chẽ với hình thức tổ chức giáo dục Hình thức tổ chức giáo dục được phân loại theo số lượng học sinh tham gia vào

hoạt động giáo dục (toàn trường, lớp học, nhóm, tổ hay cá nhân) hoặc theo tính chấthoạt động chung giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục Mỗi hình thức giáo dục phảilựa chọn một phương pháp giáo dục thích ứng

Nói tóm lại, phương pháp giáo dục hết sức đa dạng, phong phú và phụ thuộcvào nhiều yếu tố khác nhau của quá trình giáo dục Nhà giáo dục phải biết vận dụnglinh hoạt, lựa chọn các phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với mục đích, nội dunggiáo dục, với trình độ, năng lực của bản thân nhà giáo dục và đối tượng giáo dục cũngnhư các điều kiện hoàn cảnh cụ thể

2 Nhóm phương pháp tác động vào ý thức cá nhân

Nhóm phương pháp giáo dục tác động vào ý thức cá nhân hay còn gọi là nhómphương pháp thuyết phục

Ý thức cá nhân là một thể thống nhất giữa tri thức và niềm tin cá nhân về nhữngchuẩn mực xã hội đã được quy định Trong thực tế thực tiễn giáo dục, muốn hìnhthành ý thức cá nhân nhà giáo dục thường dùng phương pháp thuyết phục

Nhóm phương pháp giáo dục tác động vào ý thức cá nhân là phương pháp tácđộng trực tiếp đến nhận thức và tình cảm của cá nhân người được giáo dục thông quaviệc dùng các lí lẽ xác đáng, dùng các dẫn chứng sinh động, dùng các tấm gương tiêubiểu trong thực tế để phân tích, chứng minh, khuyên giải… giúp học sinh nhận, hiểu ra

và tin làm theo những giá trị chân thiện mĩ của cuộc sống, ủng hộ, bảo vệ lẽ phải, lên

án, loại trừ cái xấu, cái không phù hợp

Chức năng của nhóm phương pháp này chủ yếu nhằm hình thành các tri thứcđúng đắn về các chuẩn mực xã hội, hình thành niềm tin, tình cảm cho cá nhân để từ đóxây dựng nền tảng ý thức cho cá nhân

Muốn sử dụng phương pháp này có hiệu quả cần lưu ý:

 Các chủ đề giáo dục phải đảm bảo tính hệ thống, tính logic, tính giáo dụcphục vụ cho mục đích và nội dung giáo dục

Trang 10

 Sử dụng lời nói có tính thuyết phục cao, lựa chọn những dẫn chứng, sựkiện sinh động, hấp dẫn, phù hợp với kinh nghiệm, vốn hiểu biết của học sinh nhằmlàm tăng thêm sức thuyết phục của lời nói.

 Thái độ của nhà giáo dục phải tự tin, chân thành và thiện chí để tăngmức độ tác động đến tình cảm nhận thức của học sinh, tạo hiệu quả cao trong giáodục

Nhóm phương pháp giáo dục này bao gồm một số phương pháp như phươngpháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu gương, phương pháp kểchuyện…

3 Phương pháp nêu gương

3.1 Khái niệm

Một trong các phương pháp giáo dục cụ thể thuộc nhóm phương pháp giáo dụctác động vào ý thức cá nhân là phương pháp nêu gương (thân giáo) – thuyết phục đềcao ưu điểm nhằm làm cho người được giáo dục thấy rõ mặt mạnh, mặt tốt của bảnthân nhờ đó cố gắng “làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa xuân vàphần xấu mất dần đi”

Nêu gương là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục dùng những tấm gương sáng của cá nhân cụ thể hoặc bằng hành động của chính bản thân mình như là một mẫu mực để kích thích người được giáo dục cảm phục, noi theo và làm theo những tấm gương nhằm đạt mục đích giáo dục đã đề ra

3.2 Cơ sở của phương pháp nêu gương

Cơ sở của phương pháp nêu gương là sự tác động qua lại giữa chủ thể và môitrường, tạo ra những ảnh hưởng tâm lý lành mạnh trong tập thể, còn gọi là “bắtchước” Tâm lý bắt chước có mặt ở mọi lứa tuổi, ở học sinh các em hay suy tôn vàthần thánh hoá những người mà các em yêu thích Vì vậy phương pháp nêu gương đềcác em bắt chước làm theo là một phương pháp giáo dục rất quan trọng trong nhàtrường Tâm lý bắt chước được diễn ra dưới nhiều mức độ và có tính chất khác nhau,tuỳ thuộc vào độ tuổi, vốn kinh nghiệm và trình độ phát triển trí tuệ, đạo đức của họcsinh

Trang 11

Học sinh cấp I thường bắt chước giáo viên nhưng chúng làm điều đó hoàn toànmột cách máy móc tất cả vì chúng chưa có khả năng phân tích những biểu hiện củanhân cách, tách ra và nhận thức được những nét nhân cách ổn định

Trong quá trình trưởng thành có sự tích lũy kinh nghiệm và sự phát triển trí tuệhọc sinh sẽ bắt chước chọn lọc và tổng hợp một cách có ý thức Khi bắt đầu tự chomình là người lớn thiếu niên cố bắt chước những cử chỉ và hành động của người lớn

Vì thế ở các em xuất hiện hứng thú và sự chú ý sắc bén đối với hành vi của người lớnxung quanh đặc biệt là những người gần gũi nhất và có uy tín nhất đối với chúng Giáoviên càng có uy tín thì niềm tin, tri thức, kĩ năng của họ càng có ảnh hưởng lớn tới họcsinh Trong khi bắt chước một cách có ý thức những đặc điểm nào đó của người lớn,thiếu niên thường bắt chước cả những đặc điểm và hành vi xấu của họ Nếu giáo viên

là người có tính mục đích, tính nguyên tắc và kiên định, thực hiên một cách kiên quyếttrách nhiệm của mình thì họ đòi hỏi chính điều đó ở học sinh của mình cũng dễ dànghơn Ngược lại tính dễ bị kích thích của giáo viên, tính thô bạo, thiếu tự chủ, khôngkhiêm tốn của họ sẽ ảnh hưởng xấu tới học sinh

Và khi bước vào tuổi thanh niên học sinh bắt chước khái quát và tổng hợp có sựbiến đổi phù hợp điều kiện và tình huống nảy sinh trong cuộc sống Ở độ tuổi này họcsinh đã có nhiều trưởng thành về tri thức, niềm tin và kinh nghiệm trong cuộc sốngcũng như có quan điểm lập trường cá nhân vì vậy khi học tập những chuẩn mực đạođức thường có chọn lọc để phù hợp với hoàn cảnh cũng như nhu cầu Giáo viên phảiđịnh hướng rõ cho học sinh các tấm gương và các chuẩn mực mà nhà giáo dục muốnhọc sinh noi theo đều là những chuẩn mực được xã hội thừa nhận và đánh giá, học sinhchỉ nên linh động biến đổi ở một mức độ nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh bảnthân và môi trường khách quan

3.3 Các đặc điểm và yêu cầu khi sử dụng phương pháp

Phương pháp nêu gương là một trong số các phương pháp giáo dục do đó nómang những đặc điểm của phương pháp giáo dục

Phương pháp nêu gương cũng phụ thuộc rất lớn vào mục đích giáo dục khi mụcđích giáo dục thay đổi thì bản thân phương pháp cũng có sự biến đổi cho phù hợp vớimục đích giáo dục của xã hội cụ thể Xưa kia, Nho giáo rất coi trọng vấn đề tu thân và

Trang 12

gương mẫu tuy nhiên, Nho giáo chỉ đặt trọng tâm nêu gương vào những người đượccoi là bậc chính nhân quân tử với đầy đủ 5 đức tính Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tínnhằm mục đích đào tạo ra những con người lý tưởng của chế độ phong kiến biết phụctùng vô điều kiện những bậc đứng trên mình, nắm được mệnh trời và sống theo mệnhtrời đã sắp đặt thì phương pháp nêu gương mất đi bản chất thuyết phục mà thiên về sựthuyết lý đạo đức mang tính áp đặt Sự thuyết lý này cũng làm thay đổi nhận thức, tìnhcảm hình thành các tri thức đúng đắn về các chuẩn mực xã hội của chế độ phong kiếntuy nhiên người được giáo dục không đảm bảo được vai trò tự giác, tích cực của mình.

Đối với xã hội xã hội chủ nghĩa như hiện nay như A.G.Cavaliop đã nhận xét: không

được lẫn lộn giữa hình thức thuyết phục học sinh với sự thuyết lý đạo đức – nêu

gương phải là sự thuyết phục, tổ chức hoạt động nhằm tạo mọi điều kiện, mọi cơ hộicho cho cá nhân phát triển, phát huy vai trò chủ động của bản thân học sinh để từ đólàm cho học sinh hình thành và chuyển biến về ý thức, tư tưởng, tình cảm từ biết đếntin theo và muốn làm theo

Phương pháp nêu gương cũng phụ thuộc vào nội dung giáo dục Nhưng thuộcnhóm phương pháp giáo dục tác động vào ý thức cá nhân nên nêu gương có thể dễdàng phù hợp cho cả 5 nội dung giáo dục cho học sinh trong nhà trường phổ thông vềgiáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục thể chất, giáo dục lao động và cả giáodục hướng nghiệp Quan trong nhất là người giáo dục phải lựa chọn được các tấmgương điển hình phù hợp với nội dung giáo dục

Phương pháp nêu gương phù hợp với khâu hình thành tri thức về các chuẩnmực xã hội nhằm xây dựng ý thức cá nhân trong quá trình giáo dục vì vậy để đạt hiệuqua cao trong giáo dục nên sử dụng phương pháp này ở khâu tổ chức và điều khiểnhọc sinh nắm vững tri thức về các chuẩn mực xã hội và hình thành tình cảm, niềm tintích cực đối với những chuẩn mực đã quy định

Trong phương pháp nêu gương uy tín của nhà giáo dục có vai trò rất quan trọngảnh hưởng đến kết quả của việc vận dung phương pháp Tấm gương chính bản thânnhà giáo dục có ảnh hưởng đặc biệt trong giáo dục bằng nêu gương Vì vậy việc làm

và lối sống của nhà giáo dục không đi đôi với lời nói hoặc lời nói cũng sai trái sẽ tạo ra

sự bất lực và không hiệu quả trong công tác giáo dục Tấm gương sống của người giáoviên có sức mạnh thuyết phục hơn mọi lời giải thích và đề nghị của họ với học sinh

Ngày đăng: 14/10/2016, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w