1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

De cuong tieu luan GDHPT

3 343 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 48 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHOA ĐỊA LÝ *** Đề cương Bài tiểu luận hết môn Giáo dục học HP2 Đề tài: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG SONG SONG TRONG CÔN

Trang 1

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐỊA LÝ

***

Đề cương Bài tiểu luận hết môn Giáo dục học (HP2)

Đề tài:

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG SONG SONG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

Ở TRƯỜNG THPT GVHD : TS Nguyễn Thị Thu Huyền

SVTH : Trần Thế Hiển 34.603.028

I Lý do chọn đề tài

Ở trường phổ thông, đặc biệt là bậc THPT, người giáo viên chủ nhiệm(GVCN) lớp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường GVCN lớp là những người thay mặt Ban Giám hiệu, Hiệu trưởng trực tiếp quản lý, giáo dục toàn diện học sinh (HS) một lớp Họ là người tổ chức, chỉ huy và làm cố vấn cho lớp mình thực hiện các hoạt động tự quản của tập thể HS (học tập, lao động, công tác, phong trào…) theo kế hoạch nhà trường và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các HS GVCN lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường, từ Đoàn trường đến Chi đoàn Giáo viên, Hội Phụ huynh HS… Hoàn thành tốt cả nhiệm vụ dạy học và giáo dục HS trong lớp mình phụ trách là một công việc đầy khó khăn, thường xuyên tạo ra nhiều áp lực nặng nề cho người GVCN

Thực trạng nền giáo dục nước ta hiện nay vẫn chưa có những chính sách, những văn bản luật cũng như các văn bản quản lý giáo dục cần thiết để hỗ trợ người GVCN lớp làm tốt trọng trách này Ngoài ra, một bộ phận không ít GVCN có những quan niệm và nhận thức sai lầm về tầm quan trọng của chức vụ này dẫn đến quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, để cho học sinh

tự do, hư hỏng Có lẽ đây cũng là một phần nguyên nhân của sự gia tăng đến mức báo động tình trạng bạo lực học đường trong thời gian gần đây

Công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người GVCN không chỉ có khả năng vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo tất cả các phương pháp giáo dục nói chung mà còn phải có hiểu biết đầy đủ và có kỹ năng sử dụng tốt các phương pháp tác động đặc thù Không có phương pháp là vạn năng, có ưu điểm tuyệt đối Nhưng theo tôi – một sinh viên sư phạm năm 3 đã từng trải qua những tháng ngày ngồi trên ghế nhà trường phổ thông và với vốn hiểu biết của mình, tôi nhận thấy phương pháp tác động song song, sử dụng tập thể HS như một phương tiện và lực lượng quan trọng tác động đến mọi

HS trong lớp, giúp HS tự điều chỉnh hành vi cá nhân theo hướng tích cực là một phương pháp hay

và tương đối toàn diện Việc áp dụng một cách thuần thục và linh hoạt phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong việc giáo dục toàn diện đạo đức, nhân cách HS phổ thông Vì vậy, trong bài

tiểu luận hết môn Giáo dục học (HP2) này, tôi xin chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu thực trạng và

đề ra các giải pháp vận dụng phương pháp tác động song song trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT”.

II Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng sử dụng phương pháp tác động song song của GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS để đề ra những biện pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS, góp phần hoàn thiện nhân cách HS ở trường THPT

III Nhiệm vụ nghiên cứu

 Nghiên cứu lý luận về vai trò của tập thể đối với cá nhân HS, bản chất và cơ sở khoa học của phương pháp tác động song song

1

Trang 2

 Tìm hiểu thực trạng việc GVCN lớp đã sử dụng phương pháp tác động song song như thế nào và đã đạt kết quả ra sao trong công tác giáo dục đạo đức HS phổ thông

 Từ những trải nghiệm thực tế của bản thân qua việc quan sát thầy cô chủ nhiệm khi còn là học sinh phổ thông và vốn hiểu biết từ sách báo, các phương tiện truyền thông, Internet… đề ra những giải pháp cụ thể để nhân rộng việc vận dụng phương pháp tác động song song một cách hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức HS ở trường THPT

IV Phương pháp nghiên cứu

1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

a) Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục

b) Nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục

2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích và tổng hợp lý thuyết

 Thu thập những thông tin lý luận từ sách vở, giáo trình… về vai trò của tập thể đối với cá nhân HS, bản chất và cơ sở khoa học của phương pháp tác động song song

 Thu thập những thông tin về thực trạng sử dụng phương pháp tác động song song của GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet…

2

Trang 3

DÀN Ý BÀI TIỂU LUẬN

Chương 1: Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu

1 Các khái niệm

a) Phương pháp

b) Phương pháp giáo dục

c) Cá nhân

d) Tập thể

e) Đạo đức

f) Nhân cách

2 Tập thể học sinh

g) Khái niệm

h) Đặc trưng của tập thể học sinh

i) Vai trò của tập thể đối với cá nhân học sinh

j) Các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh

3 Phương pháp tác động song song

a) Khái niệm

b) Bản chất của phương pháp

c) Cơ sở khoa học của phương pháp

Chương 3: Thực trạng sử dụng phương pháp tác động song song trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông

1 Thực trạng sử dụng phương pháp tác động song song trong nền giáo dục trước đây

2 Thực trạng sử dụng phương pháp tác động song song trong nền giáo dục cải cách hiện nay

Chương 4: Các giải pháp vận dụng phương pháp tác động song song trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT

1 Đánh giá hiệu quả tác động của phương pháp tác động song song

2 Các giải pháp để vận dụng phương pháp tác động song song có hiệu quả

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

3

Ngày đăng: 14/10/2016, 15:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w