I. PHẦN MỞ ĐẦU: I.1. Lý do chọn đề tài: Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và tiến trình hội nhập, hình thức tổ chức thị trường và phương thức hoạt động thương mại đã thay đổi, hoạt động giao tiếp giữa các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế thương mại ngày càng phát triển mở rộng và mang tính khu vực hóa và toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ. Với việc tham gia một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Trước những yêu cầu của bối cảnh mới, hoạt động xúc tiến thương mại cần được nâng cao cả về chất và lượng, triển khai phối hợp đa dạng với nhiều biện pháp cả trong nước lẫn ngoài nước, hướng tới mục tiêu tăng cường tối đa tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác này. Trong đó, hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. I.2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu, thị trường trong nước, thương mại miền núi, biên giới và hải đảo; Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; Gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch. I.3. Đối tượng nghiên cứu: Các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành. II. PHẦN NỘI DUNG: II.1. Tổng quan: Theo các nhà lý luận của các nước tư bản thì xúc tiến là hình thái quan hệ xác định giữa người bán và người mua, là một lĩnh vực hoạt động định hướng vào việc chào hàng một cách năng động và có hiệu quả nhất. Các nhà kinh tế ở các nước Đông Âu cho rằng: xúc tiến là một công cụ, một chính sách hoạt động kinh doanh nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa người bán và người mua, là một hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm mục tiêu đạt được sự chú ý và chỉ ra những lợi ích của tập khách hàng tiềm năng về hàng hoá và dịch vụ. Tổng quan ta thấy được xúc tiến là các hoạt động có chủ đích của các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ kinh doanh. Xúc tiến hỗn hợp bao gồm các hoạt động chính như: quảng cáo, Marketing trực tiếp, kích thích tiêu thụ, quan hệ quần chúng và tuyên truyền, bán hàng trực tiếp. II.2. Bản chất: Hoạt động xúc tiến thương mại là một công cụ quan trọng, là vấn đề cốt lõi của bất kỳ tổ chức nào để thực hiện chiến lược và chương trình Marketing. Thực chất xúc tiến thương mại là cầu nối giữa cung và cầu để người bán thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời giảm được chi phí và rủi ro trong kinh doanh. Nhờ có xúc tiến thương mại mà người tiêu dùng biết được rằng có những sản phẩm gì trên thị trường? được bán ở đâu? hay sản phẩm muốn mua thì loại nào tốt nhất? Mặt khác các biện pháp xúc tiến thương mại các nhà kinh doanh không bán được hàng hoá mà tác động vào thay đổi cơ cấu tiêu dùng để tác động tiếp cận phù hợp với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật và để gợi mở nhu cầu. Hiệu quả kinh doanh tăng lên rõ rệt khi thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại cho dù phải bỏ ra một lượng chi phí không nhỏ cho công tác này. Bản chất của hoạt động XTTM còn là việc tìm kiếm cơ hội cơ hội kinh doanh một cách chủ động, định hướng hoạt động bán hàng theo kịp xu thế thị trường. Để đạt được hiệu quả truyền thông lớn nhất công ty cần phối hợp kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống Marketingmix của mình để phát huy tác dụng xúc tiến thương mại tối đa nhất. II.3. Xúc tiến thương mại là gì? Xúc tiến thương mại là hoạt động trao đổi và hỗ trợ trao đổi thông tin giữa người bán và người mua, hoặc các khâu trung gian nhằm tác động tới thái độ và hành vi mua bán, qua đó thúc đẩy việc mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ chủ yếu nhằm mở rộng và phát triển thị trường. Là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. II.4. Đặc điểm của xúc tiến thương mại: Về tính chất: nó là hoạt động thương mại nhưng khác với các hoạt động thương mại khác ở chỗ nó có ý nghĩa thúc đẩy hỗ trợ hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay các hoạt động thương mại có mục đích sinh lời khác,… Về chủ thể: chủ thể chủ yếu là thương nhân, phải có tư cách pháp lý độc lập. Pháp luật không cho phép văn phòng đại diện của thương nhân tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, chỉ có chi nhánh của thương nhân mới được tham gia một số hoạt động xúc tiến thương mại. Về mục đích: hỗ trợ thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ nhằm kiếm lợi nhuận (không bao gồm xúc tiến đầu tư). Về cách thức: thương nhân tự tiến hành hay thuê dịch vụ, thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, hội trợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu II.5. Vai trò của xúc tiến thương mại: Xúc tiến thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất, một hệ thống phân phối sản phẩm. Xúc tiến thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường một cách bình đẳng, hiệu quả với nguồn lực của mình. Xúc tiến thương mại tác động và góp phần làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng. Xúc tiến thương mại hỗ trợ hoạt động bán hàng, giúp cho việc bán hàng dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng hóa vào kênh phân phối hợp lý, có lợi thế cho doanh nghiệp, từ đó giúp giảm chi phí và đạt doanh thu cao. Như vậy hoạt động xúc tiến thương mại không chỉ là những biện pháp hỗ trợ cho chính sách giá, chính sách sản phẩm mà còn trực tiếp nâng cao hiệu quả của những chính sách đó, cũng chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh. II.6. Các hình thức xúc tiến thương mại: Quảng cáo: quảng cáo thương mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại. Khuyến mãi: là hoạt động xúc tiến nhằm bổ sung cho quảng cáo, kích thích khách hàng tìm tới hành vi mua sắm, nhanh chóng mang lại mức tiêu thụ cao hơn so với quảng cáo. Tuy nhiên chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Hội chợ triển lãm: doanh nghiệp phải mang đến triển lãm những hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp để giớ thiệu, quảng cáo, song song đó là tiêu thụ sản phẩm. Bán hàng trực tiếp: Bán hàng là hành vi thương mại của thương nhân, là sự giao tiếp giữa người bán hàng với khách hàng tiềm năng. Trong đó người bán hàng có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho người mua và nhận tiền. Quan hệ công chúng và các hoạt động khuếch chương khác: quan hệ công chúng là những quan hệ với quần chúng nhằm tuyên truyền tin tức tới các giới dân chúng khác nhau ở trong và ngoài nước. II.7. Thực trạng Việt Nam: Tốc độ tăng trưởng đạt mức khá cao, thị trường nội địa ngày càng phát triển và thị trường nước ngoài ngày càng mở rộng. Sản phẩm xuất dùng ngày càng tăng. Thành tựu đạt được này có sự góp mặt khá quan trọng của xúc tiến thương mại. Xúc tiến thương mại thể hiên rõ nét hoạt động xúc tiến thương mại ở các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ tạo nên không khí đầy phấn khích. Thể hiện ở chi phí quảng cáo không ngừng tăng lên trong các năm. Năm 1993 là 12,17 triệu USD vậy mà đế năm 1997 đã tăng lên đến 448 triệu USD tốc độ tăng chi phí quảng cáo lên đến chóng mặt. Tuy nhiên, vẫn có mặt hạn chế. Như việc hành lang pháp lý vẫn còn một số điều chưa rõ nét, một số quy định chưa cụ thể. Các hệ thống tổ chức xúc tiến hoạt động chưa thật sự hiệu quả thông tin thu được còn ở dạng thô với chất lượng chưa cao. II.7. Những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt trong xúc tiến xuất khẩu hiện nay ? Doanh nghiệp Việt Nam thiếu năng động trong tìm kiếm khách hàng và thị trường. Yếu kém trong xây dựng thương hiệu , quảng bá thương hiệu, thậm chí các doanh nghiệp không cần cả thương hiệu , chỉ cân bán được hàng. Các doanh nghiệp chưa có sự thay đổi kịp thời để nhanh chóng nắm bắt điểm yếu khá lớn của các doanh nghiệp. Nguồn ngân sách cho xúc tiến bán hàng còn thấp. II.8. Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại: Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực, thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước có hiệu quả. Không ngừng đổi mới sản phẩm để tăng cường cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nước cũng như ngoài nước, lựa chọn mặt hàng và thị trường có lợi nhất cho mình để phát triển và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động thương mại cả ở thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Xây dựng và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp thương mại trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Nâng cao sự hiểu biết của doanh nghiệp về vị trí và vai trò của xúc tiến bán hàng với kinh doanh thương mại. Lựa chọn đội ngũ cán bộ có trình độ có khả năng chuyên môn nghiệp vụ và sự nhiệt tình với công việc. Tổ chức hoạt động quảng cáo phải phù hợp với quy mô của kinh doanh, loại hình kinh doanh, mặt hàng kinh doanh cũng như trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Phải có chính sách thương mại đúng đắn, phù hợp nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh thông qua quan hệ buôn bán quốc tế để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường khu vực và thị trường thế giới cho mình.Thực hiện tốt các cam kết với WTO và các cam kết song phương khác về thương mại. III. PHẦN KẾT LUẬN: Hiểu rõ vấn đề và dần khắc phục công tác tổ chức, kinh doanh cũng như quản lý nền kinh tế. Xúc tiến thương mại có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra. Xúc tiến thương mại cần phải được hiểu rõ và vận dụng một cách hợp lý vào quá trình hoạt động kinh doanh thì mới đem lại hiểu quả tốt được.
Trang 1ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN
Đề tài: Xúc tiến thương mại quốc gia
Nhóm tiểu luận:
Tất Thu Hồng _ MSSV: 030631150248
Võ Thị Thùy Linh _ MSSV: 030633171033 (Nhóm trưởng)
Đỗ Thị Bích Phượng _ MSSV: 030633171709
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1 Lý do chọn đề tài:
- Trong điều kiện hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và tiến trình hội nhập, hình
thức tổ chức thị trường và phương thức hoạt động thương mại đã thay đổi, hoạt động giao tiếp giữa các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế thương mại ngày càng phát triển mở rộng và mang tính khu vực hóa và toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ
- Với việc tham gia một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng Trước những yêu cầu của bối cảnh mới, hoạt động xúc tiến thương mại cần được nâng cao cả về chất và lượng, triển khai phối hợp đa dạng với nhiều biện pháp cả trong nước lẫn ngoài nước, hướng tới mục tiêu tăng cường tối
đa tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác này Trong đó, hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước
I.2 Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển xuất khẩu, thị trường trong nước, thương mại miền núi, biên giới và hải đảo; Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; Gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch
I.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành
II PHẦN NỘI DUNG:
II.1 Tổng quan:
- Theo các nhà lý luận của các nước tư bản thì xúc tiến là hình thái quan hệ xác định giữa người bán và người mua, là một lĩnh vực hoạt động định hướng vào việc chào hàng một cách năng động và có hiệu quả nhất
- Các nhà kinh tế ở các nước Đông Âu cho rằng: xúc tiến là một công cụ, một chính sách hoạt động kinh doanh nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa người bán và người mua, là một hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm mục tiêu đạt được sự chú ý và chỉ ra những lợi ích của tập khách hàng tiềm năng về hàng hoá và dịch vụ
- Tổng quan ta thấy được xúc tiến là các hoạt động có chủ đích của các doanh nghiệp
Trang 3II.2 Bản chất:
- Hoạt động xúc tiến thương mại là một công cụ quan trọng, là vấn đề cốt lõi của bất kỳ tổ chức nào để thực hiện chiến lược và chương trình Marketing
- Thực chất xúc tiến thương mại là cầu nối giữa cung và cầu để người bán thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời giảm được chi phí và rủi ro trong kinh doanh
- Nhờ có xúc tiến thương mại mà người tiêu dùng biết được rằng có những sản phẩm gì trên thị trường? được bán ở đâu? hay sản phẩm muốn mua thì loại nào tốt nhất?
- Mặt khác các biện pháp xúc tiến thương mại các nhà kinh doanh không bán được hàng hoá mà tác động vào thay đổi cơ cấu tiêu dùng để tác động tiếp cận phù hợp với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật và để gợi mở nhu cầu
- Hiệu quả kinh doanh tăng lên rõ rệt khi thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại cho
dù phải bỏ ra một lượng chi phí không nhỏ cho công tác này
- Bản chất của hoạt động XTTM còn là việc tìm kiếm cơ hội cơ hội kinh doanh một cách chủ động, định hướng hoạt động bán hàng theo kịp xu thế thị trường
- Để đạt được hiệu quả truyền thông lớn nhất công ty cần phối hợp kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống Marketing-mix của mình để phát huy tác dụng xúc tiến thương mại tối đa nhất
II.3 Xúc tiến thương mại là gì?
- Xúc tiến thương mại là hoạt động trao đổi và hỗ trợ trao đổi thông tin giữa người bán và người mua, hoặc các khâu trung gian nhằm tác động tới thái độ và hành vi mua bán, qua
đó thúc đẩy việc mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ chủ yếu nhằm mở rộng và phát triển thị trường
- Là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại
II.4 Đặc điểm của xúc tiến thương mại:
- Về tính chất: nó là hoạt động thương mại nhưng khác với các hoạt động thương mại khác ở chỗ nó có ý nghĩa thúc đẩy hỗ trợ hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay các hoạt động thương mại có mục đích sinh lời khác,…
Trang 4- Về chủ thể: chủ thể chủ yếu là thương nhân, phải có tư cách pháp lý độc lập Pháp luật không cho phép văn phòng đại diện của thương nhân tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, chỉ có chi nhánh của thương nhân mới được tham gia một số hoạt động xúc tiến thương mại
- Về mục đích: hỗ trợ thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ nhằm kiếm lợi nhuận (không bao gồm xúc tiến đầu tư)
- Về cách thức: thương nhân tự tiến hành hay thuê dịch vụ, thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, hội trợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu
II.5 Vai trò của xúc tiến thương mại:
- Xúc tiến thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất, một hệ thống phân phối sản phẩm
- Xúc tiến thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường một cách bình đẳng, hiệu quả với nguồn lực của mình
- Xúc tiến thương mại tác động và góp phần làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng
- Xúc tiến thương mại hỗ trợ hoạt động bán hàng, giúp cho việc bán hàng dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng hóa vào kênh phân phối hợp lý, có lợi thế cho doanh nghiệp, từ đó giúp giảm chi phí và đạt doanh thu cao
- Như vậy hoạt động xúc tiến thương mại không chỉ là những biện pháp hỗ trợ cho chính sách giá, chính sách sản phẩm mà còn trực tiếp nâng cao hiệu quả của những chính sách
đó, cũng chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh
II.6 Các hình thức xúc tiến thương mại:
- Quảng cáo: quảng cáo thương mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại
- Khuyến mãi: là hoạt động xúc tiến nhằm bổ sung cho quảng cáo, kích thích khách hàng tìm tới hành vi mua sắm, nhanh chóng mang lại mức tiêu thụ cao hơn so với quảng cáo Tuy nhiên chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn
Trang 5- Bán hàng trực tiếp: Bán hàng là hành vi thương mại của thương nhân, là sự giao tiếp giữa người bán hàng với khách hàng tiềm năng Trong đó người bán hàng có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho người mua và nhận tiền
- Quan hệ công chúng và các hoạt động khuếch chương khác: quan hệ công chúng là những quan hệ với quần chúng nhằm tuyên truyền tin tức tới các giới dân chúng khác nhau ở trong và ngoài nước
II.7 Thực trạng Việt Nam:
- Tốc độ tăng trưởng đạt mức khá cao, thị trường nội địa ngày càng phát triển và thị trường nước ngoài ngày càng mở rộng Sản phẩm xuất dùng ngày càng tăng
- Thành tựu đạt được này có sự góp mặt khá quan trọng của xúc tiến thương mại
- Xúc tiến thương mại thể hiên rõ nét hoạt động xúc tiến thương mại ở các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ tạo nên không khí đầy phấn khích
- Thể hiện ở chi phí quảng cáo không ngừng tăng lên trong các năm Năm 1993 là 12,17 triệu USD vậy mà đế năm 1997 đã tăng lên đến 448 triệu USD tốc độ tăng chi phí quảng cáo lên đến chóng mặt
- Tuy nhiên, vẫn có mặt hạn chế Như việc hành lang pháp lý vẫn còn một số điều chưa rõ nét, một số quy định chưa cụ thể Các hệ thống tổ chức xúc tiến hoạt động chưa thật sự hiệu quả thông tin thu được còn ở dạng thô với chất lượng chưa cao
II.7 Những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt trong xúc tiến xuất khẩu hiện nay ?
- Doanh nghiệp Việt Nam thiếu năng động trong tìm kiếm khách hàng và thị trường
- Yếu kém trong xây dựng thương hiệu , quảng bá thương hiệu, thậm chí các doanh nghiệp không cần cả thương hiệu , chỉ cân bán được hàng
- Các doanh nghiệp chưa có sự thay đổi kịp thời để nhanh chóng nắm bắt điểm yếu khá lớn của các doanh nghiệp
- Nguồn ngân sách cho xúc tiến bán hàng còn thấp
Trang 6II.8 Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại:
- Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực, thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước có hiệu quả
- Không ngừng đổi mới sản phẩm để tăng cường cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nước cũng như ngoài nước, lựa chọn mặt hàng và thị trường có lợi nhất cho mình để phát triển và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
- Hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động thương mại cả ở thị trường trong nước và thị trường ngoài nước Xây dựng và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp thương mại trên cả thị trường trong nước và quốc tế
- Nâng cao sự hiểu biết của doanh nghiệp về vị trí và vai trò của xúc tiến bán hàng với kinh doanh thương mại Lựa chọn đội ngũ cán bộ có trình độ có khả năng chuyên môn nghiệp vụ và sự nhiệt tình với công việc
- Tổ chức hoạt động quảng cáo phải phù hợp với quy mô của kinh doanh, loại hình kinh doanh, mặt hàng kinh doanh cũng như trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
- Phải có chính sách thương mại đúng đắn, phù hợp nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh thông qua quan hệ buôn bán quốc tế để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường khu vực và thị trường thế giới cho mình.Thực hiện tốt các cam kết với WTO và các cam kết song phương khác về thương mại
III PHẦN KẾT LUẬN:
- Hiểu rõ vấn đề và dần khắc phục công tác tổ chức, kinh doanh cũng như quản lý nền kinh tế.
- Xúc tiến thương mại có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra.
- Xúc tiến thương mại cần phải được hiểu rõ và vận dụng một cách hợp
lý vào quá trình hoạt động kinh doanh thì mới đem lại hiểu quả tốt được.