Tiểu luận XÂY DỰNG MA TRẬN SWOT CHO NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

12 957 8
Tiểu luận XÂY DỰNG MA TRẬN SWOT CHO NGÀNH CAO SU VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

XÂY DỰNG MA TRẬN SWOT CHO NGÀNH CAO SU VIỆT NAM I- Ngành cao su thế giới. 1. Nguồn cung cao su thế giới. Trong khi nhu cầu thị trường thế giới về cao su ngày một tăng mạnh thì hầu hết các nước sản xuất cao su lớn đều sụt giảm về sản lượng do diện tích đất trồng không được mở rộng, thiên tai xảy ra trong vài năm gần đây như súng thần, hạn hán kéo dài, bão lũ đã làm giảm nguồn cung cao su của các nước Đông Nam Á, nơi chiếm tới 80% sản lượng của toàn cầu. Nguồn cung cao su thế giới năm 2009 giảm một phần chủ yếu do ba quốc gia xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới (chiếm 70% lượng cao su thiên nhiên sản xuất ra trên thế giới) là Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã thống nhất sẽ cắt giảm sản lượng vào năm 2009. Tại Thái Lan, sản lượng cao su năm 2009 sẽ chỉ đạt 2,84 triệu tấn, giảm 7,8% so với năm 2008. Malaysia dự kiến cắt giảm 10% sản lượng cao su vào năm 2009 so với năm 2008. Năm 2009, sản lượng cao su thiên nhiên của Malaysia dự kiến đạt 962,000 tấn. Sản lượng cao su dự kiến tại Indonesia trong năm 2009 chỉ đạt 2,66 triệu tấn, giảm 7% so với mức 2,86 triệu tấn của năm 2008. Trong khi đó, Malayxia bắt đầu chuyển sang tập trung vào cây cọ dầu (nước này cũng có thể mất 250.000 ha cây cao su trong giai đoạn 2008-2020 do công nghiệp hoá mạnh mẽ và tăng diện tích trồng cọ dầu),Thái Lan thiếu đất trồng cây cao su trầm trọng và diện tích trồng mới tại Braxin, Indonesia, Lào, Campuchia… cần một khoảng thời gian khá dài để đưa vào khai thác. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Indonexia, Indonexia đang hướng tới tốc độ tăng trưởng sản lượng 4,12%/năm nhằm nâng sản lượng cao su lên 3,072 triệu tấn vào năm 2010. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Indonexia có kế hoạch phục hồi 250.000 ha cao su tiểu điền đã cũ và trồng mới 50.000 ha cao su tiểu điền cho đến năm2010. 2. Nguồn cầu cao su thế giới Theo Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), trung bình mỗi năm trên thế giới tiêu thụ khoảng 9,7 triệu tấn cao su tự nhiên, trong đó các sản phẩm dùng cho ngành công nghiệp chế biến săm lốp chiếm tới hơn 50% tổng cầu. Dự kiến, tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới năm 2008 sẽ đạt khoảng 10,1 triệu tấn và đến năm 2020 sẽ là 31,3 triệu tấn Giá dầu mỏ - nguyên liệu để sản xuất cao su tổng hợp – tăng cao và thường giữ ở mức trên 100 USD/thựng. Điều này làm tăng chi phí sản xuất cao su tổng hợp, đẩy giá thành của cao su tổng hợp lên cao, khiến các nhà sản xuất chuyển sang cao su tự nhiên để thay thế cho cao su tổng hợp. Nhu cầu của các nước tiêu thụ tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt tại các nền kinh tế phát triển nhanh như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil; trong khi nguồn dự trữ ở cả các nước sản xuất, các nhà nhập khẩu, nhất là cỏc hóng sản xuất lốp xe đều eo hẹp. Giá mủ cao su thế giới liên tục tăng cao trong 3 năm trở lại đây do nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh, có thời điểm giá cao su xuất khẩu đạt mức kỷ lục mới là 2.475 USD/tấn. Giá tăng quá cao vào năm 2009 đã khiến thương gia và các nhà sản xuất không dám mua nhiều, dẫn đến việc kho dự trữ không được củng cố. Do vậy, nhu cầu về cao su tự nhiên được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. II- Ngành cao su Việt Nam 1. Tình hình sản xuất cao su Nhờ giá cao su liên tục tăng cao trong nhiều năm qua góp phần kinh doanh thuận lợi và đạt hiệu quả cao nên diện tích vườn cây cao su không ngừng được mở rộng. Hiện nay, cả nước hiện có hơn 500.000 ha cao su được trồng tập trung ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Bắc Trung Bộ (41.500 ha) và duyên hải Nam Trung Bộ (6.500 ha). Trong tổng diện tích 500.000 ha trồng cây cao su ở nước ta, có 63% diện tích đang ở độ tuổi khai thác. Dự kiến năm 2010, diện tích cây cao su đạt mức 700.000 ha. Tuy nhiên, quỹ đất trồng mới cao su tại Việt Nam hiện còn không nhiều. Các doanh nghiệp Việt Nam để mở rộng sản xuất đã chuyển hướng sang trồng và khai thác tại nước bạn Lào và Campuchia nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2015, Tập đoàn Cao su Việt Nam sẽ đạt diện tích trồng cây cao su ở Lào và Campuchia là khoảng 100.000 ha/nước. Sản lượng đạt trung bình 450.000 tấn/năm, trong đó trên 80% sản lượng dùng để xuất khẩu. Lượng cao su xuất khẩu của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) chiếm hơn 70%. Nhưng cho đến nay, Việt Nam mới có 63% diện tích cao su được đưa vào khai thác, do đó tiềm năng phát triển còn rất lớn. Từ năm 2006 đến nay, giá cao su nguyên liệu tăng liên tục, trong khi các đơn vị cao su quốc doanh hầu như không còn đất để mở rộng diện tích trồng mới thì người dân ở nhiều địa phương trong nước ta đổ xô trồng cao su với mức tăng bình quân 3%/năm và được dự báo sẽ tăng cao hơn trong năm 2010. Riêng tại khu vực Đông Nam Bộ bình quân mỗi năm diện tích cao su tiểu điền tăng từ 13.000 đến 20.000 ha. Theo Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA) ,năm 2007 diện tích cao su tiểu điền chiếm khoảng 253.320 ha, bằng 46,1% tổng diện tích với trên 75.000 hộ trồng cao su ở 24 tỉnh thành. Mục tiêu mà Chính phủ đưa ra là đến năm 2010, diện tích cao su VN sẽ tăng lên 700.000 ha so với 549.600 ha hiện nay, trong đó diện tích trồng mới chủ yếu là cao su tiểu điền (dự kiến chiếm 350.000 ha trong 700.000 ha). Tuy nhiên diện tích cao su tiểu điền được đầu tư vốn nhỏ, diện tích nhỏ lại đa phần nằm ở vùng sâu vùng xa nên rất khó để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng đồng bộ. Bên cạnh đó, cao su tiểu điền trồng phân tán nên việc thu gom mủ gặp nhiều khó khăn, chất lượng mủ giảm và giá thành cao. Sản phẩm làm ra chưa gắn với khâu chế biến, thường bị tư thương ép giá khiến người nông dân chưa được hưởng lợi tương xứng với những thành quả mà họ đáng được hưởng. Do điều kiện canh tác, đất đai khác nhau nên năng suất cao su của Việt Nam có sự khác nhau giữa các vùng, dẫn đến chi phí sản xuất, chế biến ở một số tỉnh cũng khác nhau tương đối lớn, ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận từ quá trình sản xuất chế biến cao su. Trong thời gian qua, ngành cao su Việt Nam đa chú trọng đầu tư thâm canh nên đã nâng cao đáng kể được năng suất trên mỗi diện tích vườn cây, từ 1,73 tấn/ha năm 1995, tăng lên 1,96 tấn/ha năm 2006 và 2,07 tấn năm 2007, đưa Việt Nam xếp thứ 2 trên thế giới về năng suất. Năng suất cạo mủ của công nhân, có ảnh hưởng lớn đến năng suất khai thác mủ cao su, tùy thuộc vào kinh nghiệm và sức khỏe của công nhân. Nguồn lực lao động dồi dào, chi phí lao động thấp cộng với việc áp dụng phương pháp canh tác hiệu quả nên đa tạo ra lợi thế cạnh tranh của ngành cao su so với các ngành khác. 2. Thị trường tiêu thụ Cao su luôn là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xuất khẩu có giá trị cao. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam là đơn vị chính cung ứng gần như tất cả sản lượng mủ cao su xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong và ngoài nước, chiếm tỷ trọng quy mô trên 70% toàn ngành cao su Việt Nam, là hạt nhân phát triển cao su ra diện rộng. Đặt biệt, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam còn được Chính phủ giao trách nhiệm phát triển 150.000 ha cao su tại Lào và Campuchia, 50.000 ha cao su tại Tây Nguyên, 100.000 ha cao su tại Tây Bắc. Thị trường trong nước khá nhỏ bé so với thị trường xuất khẩu. Nhu cầu về sản phẩm cao su của thị trường trong nước chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng sản lượng mủ cao su sản xuất hàng năm. Do đầu tư cho công nghiệp chế biến cao su còn thấp nên hiện nay chỉ có khoảng 20% cao su tự nhiên được chế biến. Các sản phẩm chế biến từ cao su tiêu thụ tại thị trường trong nước chủ yếu bao gồm: các loại săm lốp, găng tay y tế, băng chuyền, đai, phớt dùng trong sản xuất công nghiệp, và cả một số sản phẩm được dùng trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh như các loại lốp dùng cho các máy bay. Trong cả nước có 3 doanh nghiệp lớn sản xuất các sản phẩm từ cao su là Công ty cao su Sao vàng, Công ty cao su miền Nam và Công ty cao su Đà nẵng. Việc xây dựng các công ty liên doanh sản xuất các sản phẩm từ cao su đa tăng lên trong những năm gần đây. Điều đó cũng có nghĩa là một phần sản lượng mủ cao su cũng được sử dụng nhiều hơn tại thị trường trong nước để làm nguyên liệu cho các nhà máy này. Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu cao su thiên nhiên sang 71 nước, không sụt giảm nhiều so với năm 2008 (năm 2008 là 73 thị trường). Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu với số lượng khoảng 494, 62 ngàn tấn quy khô, chiếm 67,6 % về lượng và tăng khoảng 6,6 % so với cùng kỳ năm trước, đạt trị giá 789 triệu đô-la. Ngoài thị trường Trung Quốc, một số thị trường cũng tăng trưởng mạnh trong năm 2009 là Malaysia: 33,94 ngàn tấn (tăng 81,5%), Đài Loan: 23,97 ngàn tấn (tăng 29 %), Hàn Quốc: 23,6 ngàn tấn (tăng 3,2%), Bỉ: 15,1 ngàn tấn (tăng 172,6 %), Ấn Độ: 5.800 tấn (tăng 137,2 %). Những thị trường lớn sụt giảm là Đức: 19,34 ngàn tấn (-4,7 %), Hoa Kỳ: 14,22 ngàn tấn (-12,5%), Nga: 11,1 ngàn tấn (-4,9%) và Nhật: 8,57 ngàn tấn (- 19,1%). Hiện nay, Việt Nam có gần 10 chủng loại cao su xuất khẩu, nhưng cao su khối SVR3L vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, tới 70% tổng sản lượng xuất khẩu. Đây cũng là chủng loại cao su xuất được giá cao nhất hiện nay so với các chủng loại khác. Mặc dù lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam rất lớn nhưng hơn 90% sản lượng cao su của Việt Nam phục vụ xuất khẩu dưới hình thức cao su nguyên liệu thô, chỉ có 10% chiếm khoảng 50.000 tấn là được chế biến phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỉ lệ này quá thấp so với nguồn cao su nguyên liệu có khả năng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Do đó, lợi nhuận từ cao su thấp hơn rất nhiều so với Malaysia hay Thái Lan. Mặt khác, hình thức gia công, quy mô sản xuất còn nhỏ và năng suất của cao su cũng chưa thực sự đạt được như mong muốn. Vì vậy, những mặt hàng thị trường cần và có giá cao như cao su ly tâm, SVR10, 20… thì Việt Nam sản xuất ít, trong khi đó các loại SVR3L giá thấp, thị trường trên thế giới cần ít (ngoài Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu nhiều) nên Việt Nam bị phụ thuộc rất lớn vào thị trường này. Một điểm yếu nữa của cao su Việt Nam là hầu như không có thương hiệu trên thị trường nên luôn phải bán với giá thấp hơn so với các nước khác. Để thúc đẩy phát triển ngành chế biến cao su, cao su Việt Nam cần phải đa dạng hoá sản phẩm, giảm xuất khẩu nguyên liệu thụ, phỏt triển chế biến sản xuất, thay đổi cơ cấu ngành hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường như EU, Bắc Mỹ và giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Theo số liệu thống kê sơ bộ, tháng 3/2009 cả nước xuất khẩu đạt trên 40 ngàn tấn cao su các loại với kim ngạch 55,3 triệu USD, tăng 10,32% về lượng và tăng 6,53% về trị giá so với tháng trước. So với tháng 2/2009, lượng xuất khẩu các chủng loại cao su chính đều tăng. Trong đó, tăng mạnh nhất là cao su RSS3 tăng 513,95%; SVR 10 tăng 310,89%; CSRL tăng 139,81%; CSR10 tăng 107,14% Tuy nhiên, lượng xuất khẩu một số chủng loại cao su khác lại giảm như Latex, cao su hỗn hợp SVRCV 60, SVR5, SVRCV 50.Tổng lượng cao su xuất khẩu quý I/2009 đạt khoảng 116 ngàn tấn với trị giá 157 triệu USD, giảm 6,14% về lượng và giảm 46,21% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009 .Quý I/2009, cao su khối SVR3L vẫn là chủng loại xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm 46% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 53,37 ngàn tấn với trị giá trên 74 triệu USD, giảm 6,52% về lượng và giảm 48,47% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và các nước châu Âu đã làm chậm tốc độ phát triển kinh tế, lượng mua sắm ôtô và săm lốp ở các nước phát triển chững lại làm cho sức mua cao su giảm. Bên cạnh đó, hiện nay cao su Việt Nam đang bước vào thời kỳ tăng sản lượng của cao su nên lượng mủ cao su bán ra trên thị trường tăng mạnh làm cho giá mua mủ cao su sụt giảm mạnh. Mặc dù sản lượng cao su của Việt Nam vẫn tăng nhưng nguồn nhập khẩu cao su của Việt Nam từ các nước láng giềng cũng chiếm một tỷ lệ tương đối. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội cao su Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2008, nước ta nhập khẩu cao su từ Thái Lan đạt 24342 tấn; từ Nga 6836 tấn; từ Singapore 123 tấn; từ Pháp 808 tấn; từ Nhật Bản đạt 8261 tấn. Lượng cao su nhập khẩu của nước ta chủ yếu để tái xuất khẩu, đặc biệt là sang Trung Quốc. Định hướng của ngành cao su Việt Nam tới năm 2010 là nâng diện tích trồng cao su lên 700.000 ha (gấp 1,5 lần hiện tại), sản lượng đạt 520.000 tấn mủ, chuyển đổi sản xuất cao su nguyên liệu và định hướng phát triển sản xuất cao su công nghiệp, xuất khẩu cao su thành phẩm kết hợp cùng với cao su nguyên liệu. Ngoài ra, ngành cao su nước ta cần phải thay đổi cấu trúc sản xuất theo tiến trình phát triển của ngành để khai thác triệt để những thế mạnh của cây cao su, tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cùng với kế hoạch chung cho toàn ngành đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020. Ma trận SWOT Điểm mạnh (S) 1.Việt Nam mới chỉ có 63% diện tích cao su được đưa vào khai thác, do đó tiềm năng phát triển còn rất lớn. Bên cạnh việc phát triển nguồn cao su trong nước, các doanh nghiệp cũng đang tích cực đầu tư trồng mới các đồn điền cao su lớn tại Lào và Campuchia 2.Nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công rẻ. Đây là một lợi thế đáng kể của Việt Nam khi ngành khai thác và sơ chế mủ cao su là ngành cần rất nhiều lao động và chi phí lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất Điểm yếu (W) 1. Cơ cấu sản phẩm chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường. Cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm cao su tự nhiên chưa được xử lý và ở dạng nguyên thủy như SVR 3L. Nhu cầu loại cao su này của thế giới rất thấp, trừ Trung Quốc. 2.Trình độ tay nghề của công nhân chưa cao nên năng suất khai thác cao su thấp hơn so với các nước trong khu vực. 3.Vườn cây cao su của nước ta ngày càng già cỗi, một số vườn cây kém hiệu (70%) trong chi phí giá thành sản xuất. 3.Việt Nam được nhóm 3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới (Thái Lan, Indonesia và Malaysia) mời gia nhập Consortium cao su quốc tế (IRCO) để cùng hợp tác giữ bình ổn giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới. Đây là một thuận lợi lớn cho ngành xuất khẩu cao su Việt Nam bởi vì IRCO hiện đang chiếm 75% tổng sản lượng cao su tự nhiên thế giới, với sự tham gia của Việt Nam, thị phần của IRCO sẽ tăng lên 80%. 4. Ngành cao su nước ta đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, vươn lên trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Ngành cao su đứng thứ 7 trong 10 ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất Việt Nam và đang đứng thứ 4 thế giới về số lượng xuất quả được tổ chức để thanh lý trồng lại, trong khi đó đất tốt để trồng cây cao su không còn nhiều vì thế diện tích trồng cao su khó có thể mở rộng. 4.Công nghệ chế biến mủ cao su của các công ty hiện đang dừng lại ở mức sơ chế, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là bán thành phẩm. Trong tương lai, nếu phải cạnh tranh về chất lượng hàng hóa thì các doanh nghiệp cao su Việt Nam sẽ khó giành được thị phần. 5.Cao su Việt Nam hầu như không có thương hiệu trên thị trường thế giới nên luôn phải bán qua trung gian với giá thấp hơn so với các nước khác. Ngoài ra, tình trạng tranh mua tranh bán của các doanh nghiệp cao su Việt Nam với nhau cũng gây bất lợi cho thị trường. khẩu. Các cơ hội (O) 1.Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mang lại những ảnh hưởng tích cực và tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam. Việt Nam sẽ được hưởng ưu đai về thuế khi xuất khẩu sang nhiều nước và có nhiều cơ hội tốt để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. 2.Ngành công nghiệp ôtô thế giới, đặc biệt là của Trung Quốc và Ấn Độ, đang có tốc độ phát triển rất nhanh nên nhu cầu sử dụng lốp xe là rất lớn, trong khi cao su là nguyên liệu chính để sản xuất lốp xe. 3.Bên cạnh đó, cao su còn được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng, như găng tay, đệm, zoăng v.v. 4.Giá dầu thô, nguyên liệu chính để sản xuất cao su tổng hợp, trong vài năm gần đây liên tục có biến động -Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.( S1,S4,O1,O3) -Chiến lược tăng trưởng tập trung: phát triển thị trường. (S1,S2,S3,O1,O2,O4,) - Chiến lược đa dạng hóa. (W1,W5,O1,O3) -Chiến lược tăng trưởng theo hướng hội nhập: liên doanh. (W4,W5,W1,O1) tăng khiến cho các nhà sản xuất đa chuyển sang sử dụng cao su tự nhiên. Xu hướng này làm tăng nhu cầu và giá mủ cao su nguyên liệu trong tương lai. Các nguy cơ (T) 1.Thời tiết trong những năm gần đây có những biến đối khó lường, ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất và diện tích trồng cây cao su của Việt Nam cũng như các quốc gia xuất khẩu cao su lớn khác như Indonesia, Thái Lan… 2.Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam còn thiếu sự đa dạng hóa. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính (chiếm 60%) nên rủi ro là rất lớn. Chỉ cần có những thay đổi nhỏ về chính sách đối với ngành cao su cũng như sản xuất lốp xe, ôtô của chính phủ Trung Quốc cũng khiến cho giá cao su của Việt Nam biến động theo. 3.Lạm phát tăng cao làm giá cả nhiều loại vật tư phục vụ cho sản xuất cao su tự nhiên -Chiến lược tăng trưởng theo hướng hội nhập: liên kết ngang, dọc. (S1,S4,T1,T4) - Chiến lược ổn định. (S1,S2,S4,T2,T3,T4) -Chiến lược ổn định. (W1,W2,W4,W3,T2,T3,T 4) -Chiến lược thu hẹp. (W3,W4,W5,T1,T2,T4) [...]... trồng cao su còn nhiều tiềm năng, ngoài ra còn mở rộng trồng cao su ở Lào, Campuchia vì thế có thể gia tăng sản lượng cao su có thể đủ đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao ( nhu cầu cao su sản xuất săm lốp ở 1 số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, nhu cầu mủ cao su tăng do giá dầu tăng) Việt Nam là 1 trong số các nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, lại vừa được mời gia nhập Consortium cao su quốc... thích hợp để trồng cây cao su đối diện với nguy cơ bị thu hẹp chuyển sang sử dụng cho những mục đích khác Các doanh nghiệp cao su đã có hướng phát triển sang các nước lân cận nơi còn rất nhiều tiềm năng phát triển cây cao su Tuy nhiên, việc trồng cao su tại Lào và Campuchia cũng không hoàn toàn thuận lợi do cũng có rất nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc và Thái Lan sang đầu tư trồng cao su Các kết hợp S1,S2,S3,O1,O2,O4... tăng do giá dầu tăng) Việt Nam là 1 trong số các nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, lại vừa được mời gia nhập Consortium cao su quốc tế (IRCO), cái vị thế đó cũng giúp cao su Việt Nam dễ thâm nhập thị trường thế giới hơn Việt Nam lại mới ra nhập WTO nên được hưởng các ưu đãi về thuế khi xuất khẩu sang nhiều nước Ngoài ra giá nhân công lại rẻ => giá thành sản phẩm cũng rẻ theo nên chúng ta có thể . XÂY DỰNG MA TRẬN SWOT CHO NGÀNH CAO SU VIỆT NAM I- Ngành cao su thế giới. 1. Nguồn cung cao su thế giới. Trong khi nhu cầu thị trường thế giới về cao su ngày một tăng mạnh. làm cho sức mua cao su giảm. Bên cạnh đó, hiện nay cao su Việt Nam đang bước vào thời kỳ tăng sản lượng của cao su nên lượng mủ cao su bán ra trên thị trường tăng mạnh làm cho giá mua mủ cao su. lớn cho ngành xuất khẩu cao su Việt Nam bởi vì IRCO hiện đang chiếm 75% tổng sản lượng cao su tự nhiên thế giới, với sự tham gia của Việt Nam, thị phần của IRCO sẽ tăng lên 80%. 4. Ngành cao su

Ngày đăng: 28/06/2015, 22:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan