Những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 36)

III. Những hạn chế, thách thức và bài học kinh nghiệm trong tiến trình hội nhập ASEAN của Việt Nam

3.Những bài học kinh nghiệm

Để thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập, ASEAN cần tiếp tục đẩy nhanh liên kết kinh tế nội khối, tích cực đàm phán với các đối tác bên ngoài để hình thành các khu vực mậu dịch tự do rộng lớn hơn. Nhưng để liên kết kinh tế nội khối và việc đàm phán xây dựng các FTA với các nước ngoài khu vực được tiến triển nhanh, ASEAN cần giải quyết 3 vấn đề rất trọng yếu sau:

- Một là, ASEAN cần nỗ lực thực hiện đầy đủ các cam kết đã có và tiếp tục đề ra các sáng kiến mới nhằm đẩy nhanh tiến trình liên kết kinh tế nội khối, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên, tiến tới hình thành AEC đúng tiến độ.

- Hai là, xây dựng các FTA với các đối tác cần phải được tiến hành theo một lộ trình phù hợp, cùng có lợi, cùng phát triển.

- Ba là, sự tham gia của các doanh nghiệp cần được thúc đẩy ở cả hai phía. Một mặt, các chính phủ cần xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp để xây dựng các khu vực mậu dịch tự do; mặt khác, chính doanh nghiệp cũng cần chủ động khai thác triệt để những cơ hội mà các FTA mang lại.

Kế hoạch tổng thể cho tiến trình hợp tác kinh tế và hội nhập của ASEAN tới năm 2015 là thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). AEC sẽ hội tụ những biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thương mại, cải thiện hạ tầng kinh doanh, giảm chi phí giao dịch thương mại, tăng tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư của ASEAN, củng cố hệ thống giải quyết tranh chấp nội bộ khối.

Khi AEC trở thành hiện thực, sẽ tồn tại một khu vực kinh tế ASEAN cạnh tranh, thịnh vượng và ổn định, ở đó có sự dịch chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, dịch chuyển tự do hơn cho các dòng vốn, phát triển kinh tế công bằng và giảm đói nghèo cũng như bất bình đẳng kinh tế-xã hội.

Hiến chương ASEAN sẽ giúp khu vực Đông Nam Á trở thành một tổ chức có cơ cấu chặt chẽ hơn nhằm đáp ứng tốt hơn những thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập khu vực, sự mở rộng các mối quan hệ đối ngoại và toàn cầu hoá nhanh

chóng. Trong khi thực hiện điều này, ASEAN phải duy trì một sân chơi hiệu quả trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực.

Hiến chương ASEAN sẽ thiết lập một khuôn khổ và nền tảng pháp lý cho ASEAN tái cơ cấu cơ chế hiện hành của nó, cải tiến quá trình ra quyết định nhằm củng cố

hiệu lực và bảo đảm việc thực hiện đúng tiến độ các hiệp định, quyết định của ASEAN. Liên kết kinh tế ASEAN được coi là trụ cột chính, là yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế khu vực.

Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình này, ASEAN rất cần có sự tham khảo tiến trình liên kết của các tổ chức khu vực, nhất là mô hình liên kết EU. Tuy hai mô hình liên kết này có những khác biệt, nhưng từ kinh nghiệm EU và thực tiễn, ASEAN cần sáng tạo đưa ra hướng đi hợp lý cho AEC./.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 36)