1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển công nghiệp văn hóa kinh nghiệm của nhật bản và bài học cho việt nam

88 1,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 769,84 KB

Nội dung

được chính phủ xếp ngang hàng cùng với những ngành công nghiệp trụ cột là công nghiệp chế tạo ô tô và công nghiệp điện tử, thể hiện sự kỳ vọng của Chínhphủ Nhật Bản đối với những đóng gó

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THU THỦY

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA: KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN VÀ

BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI, 2016

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THU THỦY

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA:

KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN VÀ

BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế học

Mã số : 60.31.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN DUY DŨNG

HÀ NỘI, 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôidưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Duy Dũng, Viện Nghiên cứu ĐôngNam Á thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Nghiên cứu này được tài trợbởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) trong đề tài mã

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô

giáo đã tận tình giảng dạy, trang bị những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiệnthuận lợi nhất để em hoàn thành khóa học

Đặc biệt, em xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tớiPGS.TS Nguyễn Duy Dũng, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á thuộcViện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam, người đã quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảotận tình trong suốt quá trình em thực hiện và hoàn thành được đề tài nghiên cứu

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo và toàn thể cán bộ ViệnNghiên cứu Đông Bắc Á và những người thân đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiệnthuận lợi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này

Mặc dù luận văn đã hoàn thành, nhưng chắc vẫn còn những hạn chế nhấtđịnh Em kính mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo

để luận văn của em được hoàn thiện hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thu Thủy

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA 9

1.1 Khái niệm về công nghiệp văn hóa 9

1.2 Quy trình sáng tạo và phân phối các sản phẩm công nghiệp văn hóa 15

1.3 Vai trò của phát triển công nghiệp văn hóa 17

1.4 Những yếu tố tác động đến sự phát triển của công nghiệp văn hóa 20

1.5 Xu hướng phát triển công nghiệp văn hóa trên thế giới 23

Chương 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Ở NHẬT BẢN28 2.1 Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa của Chính phủ Nhật Bản 28

2.2 Thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản 32

2.3 Vai trò của phát triển công nghiệp văn hóa đối với nền kinh tế Nhật Bản 43 2.4 Những vấn đề tiếp tục đặt ra đối với phát triển công nghiệp văn hóa Nhật Bản 49

Chương 3 PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Ở VIỆT NAM VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP TỪ KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN 52

3.1 Thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam hiện nay 52

3.2 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam 67

3.3 Gợi ý giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam từ kinh nghiệm Nhật Bản 69

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DCAJ Digital Content Association of Japan Hiệp hội nội dung số Nhật Bản

DCMS Department for Culture Media & Sport Bộ Văn hóa, truyền thông và

thể thao

IFPI The International Federation of the

UNESCO United Nations Educational Scientific

and Cultural Organization

Tổ chức Giáo dục, Khoa học vàVăn hóa của Liên hiệp quốc

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Cơ cấu các ngành công nghiệp văn hóa Nhật

Bản 33

Biều đồ 2.1: Xu hướng doanh thu của công nghiệp nội dung số 34

Biểu đồ 2.2 : Biến động doanh thu từ Manga từ năm 2004 – 2013 36

Biều đồ 2.3: Doanh thu xuất khẩu công nghiệp Anime 38

sang thị trường nước ngoài 38 Bảng 2.2: Giá trị gia tăng và số lượng nhân công 48 Biểu đồ 2.4: Trung bình giá trị đóng góp trên từng nhân công 49 trong các ngành công nghiệp 49 Bảng 3.1: Đầu tư, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng Ngân sách cấp cho các đoàn nghệ thuật Trung ương 56

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày một gia tăng nhưhiện nay, “công nghiệp văn hóa” đã cho thấy sức mạnh tổng hợp của sự giao thoagiữa “kinh tế” và “văn hóa” Thực tiễn phát triển công nghiệp văn hóa ở nhiềunước trên thế giới cho thấy, tỉ trọng GDP mà các ngành công nghiệp văn hóa đemlại cho nền kinh tế nhiều khi còn vượt trội hơn so với nhiều ngành kinh tế truyềnthống, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp văn hóa hằng năm cao hơnngành công nghiệp dịch vụ, sản xuất Công nghiệp văn hóa được nhiều nước xácđịnh như một lĩnh vực kinh tế chủ chốt, tạo ra ưu thế cạnh tranh, thúc đẩy sự đổimới, cũng như tạo sự cân bằng, đa dạng hơn cho nền kinh tế Thực tế cũng chothấy, công nghiệp văn hóa có khả năng góp phần giải phóng lực lượng sản xuất,đồng thời khai thác tiềm năng kinh tế dồi dào trong vốn văn hóa truyền thống củamỗi quốc gia như di sản văn hóa vật chất và tinh thần, cảnh quan thiên nhiên,phong tục tập quán bản địa, đặc biệt là sức sáng tạo của văn nghệ sĩ cũng nhưquần chúng nhân dân

Việt Nam có 54 dân tộc anh em với kho tàng văn hóa truyền thống phongphú, đa dạng; bởi thế chúng ta cần phải biết tận dụng những tài sản quý báu này đểphát triển đất nước, hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa Nếu được phát huy thế mạnhvốn có, công nghiệp văn hóa có thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìnphát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, đề cao lòng yêu nước, góp phần chốnglại sự xâm lăng của văn hóa ngoại lai, xây dựng chuẩn mực văn hóa quốc dân, gópphần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Cho đến nay, công nghiệp văn hóa ởViệt Nam phát triển khá chậm chạp Nhận thức về bản chất và tầm quan trọng củalĩnh vực này vẫn còn chưa đầy đủ Hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ vănhóa còn ở giai đoạn phát triển sơ khai chưa thích ứng tốt với cơ chế thị trường và

dễ bị tổn thương trước sự cạnh tranh ngày một khốc liệt với các sản phẩm côngnghiệp văn hóa nhập ngoại Để tăng cường nội lực và tốc độ phát triển cho côngnghiệp văn hóa trong nước thì ngoài việc tăng cường đầu tư, cải thiện hệ thống

Trang 9

chính sách, việc học hỏi kinh nghiệm phát triển của các nước đi trước để rút ranhững bài học có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

Trong khu vực Đông Á, Nhật Bản là một trong những quốc gia đã đạt đượcrất nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực phát triển công nghiệp văn hóa Hiện naycông nghiệp văn hóa với các lĩnh vực nổi trội như phim hoạt hình, truyện tranh,game được chính phủ xếp ngang hàng cùng với những ngành công nghiệp trụ cột

là công nghiệp chế tạo ô tô và công nghiệp điện tử, thể hiện sự kỳ vọng của Chínhphủ Nhật Bản đối với những đóng góp to lớn của ngành này đối với nền kinh tế.Ngoài những nguồn lợi đến từ các sản phẩm văn hóa, ngành công nghiệp văn hóacòn tác động tới sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu vàdịch vụ khác Bằng cách truyền tải cảm hứng, hình thành tình yêu, lòng mến mộđất nước con người Nhật Bản, các sản phẩm văn hóa đã gián tiếp trở thành đònbẩy kích cầu tiêu dùng hiệu quả các sản phẩm, hàng hóa Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ giao lưu ngày càng phát triển, là đốitác chiến lược của nhau Việt Nam và Nhật Bản tuy trình độ phát triển kinh tế cókhác biệt nhưng về mặt văn hóa lại có nhiều nét tương đồng Nhiều bài học pháttriển mà Nhật Bản đã đi qua vẫn còn nguyên giá trị tham khảo với Việt Nam.Cũng vì vậy, việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản trong phát triểncông nghiệp văn hóa là rất cần thiết và sẽ có giá trị rất thiết thực đối với Việt

Nam Chính vì vậy, học viên chọn “Phát triển công nghiệp văn hóa:

Kinh nghiệm của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn

thạc sĩ

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Những công trình nghiên cứu về lý luận chung công nghiệp văn hóa

Trong số các công trình nghiên cứu về những vấn đề lí luận công nghiệp văn

hóa đã công bố không thể không kể đến một số công trình nổi bật như Creative

Industries của Jennifer Radbourne (2004) thuộc Queensland University, Austrlia.

Trong công trình này, công nghiệp văn hóa được coi là “những hoạt động áp dụng

sự sáng tạo, kỹ năng và sở hữu trí tuệ để sản xuất và phân phối các sản phẩm, dịch

vụ có ý nghĩa xã hội và văn hóa” Cuốn Bound to Lead: The Changing Nature of

Trang 10

American Power và (2005) “Soft Power: The Means To Success In

World

Politics” của tác giả Joseph Nye (1990), Nhà xuất bản PublicAffairs, Basic Books,

New York khẳng định văn hóa được coi là nguồn “sức mạnh mềm” của một quốcgia, cùng với các ý tưởng chính trị và chính sách Đặc biệt năm 2007, UNESCO

đã đưa ra đưa ra thống kê và những nhận định tổng quát về tình hình phát triển

công nghiệp văn hóa trên thế giới trong cuốn Statistics on Cultural Industries:

Framework for the Elaboration of National Data Capacity Building Projects,

UNESCO Asia and Pacific Regional Bureau for Education, Bangkok Công trìnhnày đã đưa ra khái niệm khái niệm rất đáng chú ý về công nghiệp văn hóa “ngànhcông nghiệp văn hoá là những ngành công nghiệp sản xuất sản lượng mỹ thuật vàsáng tạo hữu hình hay vô hình, và là những ngành có tiềm năng tạo ra của cải vàthu nhập thông qua việc khai thác các tài sản văn hoá và sản xuất các hàng hoá vàdịch vụ dựa trên tri thức”

Tại Nhật Bản, việc nghiên cứu các vấn đề lí luận công nghiệp văn hóa cũng

có rất nhiều công trình đáng chú ý tập trung vào những vấn đề lí luận như xác địnhkhái niệm công nghiệp văn hóa và những chuyển biến trong nội hàm khái niệm do

sự biến đổi của thực tiễn phát triển công nghiệp văn hóa Ngoài một số ít ý kiếnđồng quan điểm với Frederic P Miller, Agnes F Vadome, John McBrewster trong

tác phẩm “Công nghiệp văn hóa” (Culture Industry) cho rằng công nghiệp văn hóa

với sự sản xuất hàng loạt các sản phẩm văn hóa đã và đang làm “đại chúng hóa” và

“méo mó” văn hóa bác học; phần đông học giả Nhật Bản trong các công trìnhnghiên cứu của mình đều chia sẻ quan điểm rằng công nghiệp văn hóa với việc sảnxuất hàng loạt đã trở thành sản phẩm văn hóa đại chúng không thể thiếu trong thờihiện đại, là một ngành kinh tế quan trọng có ý nghĩa cả về mặt văn hóa và chính trị

Tại Việt Nam, từ những năm thập niên đầu thế kỷ XXI, lí luận về côngnghiệp văn hóa đã từng bước được chú ý nghiên cứu; đặc biệt đã xuất hiện một sốnghiên cứu về chủ đề này được xuất bản dưới dạng các giáo trình Điển hình nhưcuốn “Một số nghiên cứu bước đầu về kinh tế học văn hoá” - Lê Ngọc Tòng (NXBChính trị Quốc gia Hà Nội, 2004), “Các ngành công nghiệp văn hóa”- Phạm Bích

Trang 11

Huyền, Đặng Hoài Thu (NXB Lao Động, 2014) hay “Diện mạo và triển vọng của

xã hội Tri thức”- Nguyễn Văn Dân (NXB Chính Trị Quốc Gia, 2015)

2.2 Những công trình nghiên cứu về công nghiệp văn hóa Nhật Bản

Trong số các công trình nghiên cứu về chủ đề này mà học viên có điều kiện

tham khảo, phải kể đến nhà nghiên cứu Goto Kazuko Trong công trình “Chính

sách công cộng của văn hóa nghệ thuật” xuất bản năm 1996 và “Chính sách văn hóa” xuất bản năm 2001, ông đã phân tích vai trò của văn hóa, cũng như

những thay đổi trong chính sách văn hóa của Chính phủ Nhật Bản Trong công trình

“Toàn cầu hóa và chính sách văn hóa” (グローバル化する文化政文化政策)(2009),Tsuyoshi Kusa Shobo đã dành riêng chương 8 để bàn về chính sách phát triểnngành công nghiệp văn hóa của Nhật Bản, coi đây là ngành kinh tế trụ cột.Nghiên cứu chính sách đối với công nghiệp văn hóa của Nhật Bản cũng là chủ đềthường xuyên được các học giả quan tâm Công nghiệp nội dung số là một lĩnhvực trọng tâm giành được nhiều sự quan tâm nhất Lĩnh vực nội dung số ra đờidựa trên nền tảng phát triển kỹ thuật số hóa và mạng internet, sử dụng tài nguyênthông tin nhằm phục vụ quá trinh sáng tác, phát triển, phân phối, tiêu thụ và tiêu

dùng sản phẩm văn hóa trên phạm vi toàn cầu Trong luận văn “Toward

Sustainable Grouth of Content Industry” Yutaka Shigenobu đã chỉ rõ tầm quan

trọng, ý nghĩa kinh tế, văn hóa và ngoại giao của công nghiệp nội dung số vànhững thảo luận nhằm đưa ngành công nghiệp này hướng theo con đường phát

triển ổn định Tác giả Kawashima Nobuko với tác phẩm “Lý luận về công nghiệp

nội dung số: Kinh tế, luật pháp và quản lý văn hóa sáng tạo” đã quan tâm sâu

sắc đến sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp nội dung số trong thế kỷ XXI vànhững vấn đề chính sách quản lí sự phát triển của ngành công nghiệp đặc biệt này,ông đã phân tích những khuynh hướng phát triển của công nghiệp văn hóa, nhất

là công nghiệp nội dung số Trên cơ sở đó chỉ ra những hướng chiến lược trongchính sách của Chính phủ Nhật Bản đối với việc phát trỉên lĩnh vực công nghiệpđặc biệt này Đáng chú ý, trong những năm gần đây, hàng năm, Bộ Kinh tếcông nghiệp Nhật Bản, Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) và các

Trang 12

cứu, đánh giá rất sát thực trạng phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa trongnước cũng như của các đối thủ cạnh tranh quốc tế như công nghiệp văn hóa của Mỹ,Anh, Hàn Quốc.

Ở Việt Nam, về mảng đề tài nghiên cứu công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản,đến những năm 2000 mới bắt đầu có những bài viết ít nhiều đề cập đến chủ đề nàytập trung ở các nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đặcbiệt là của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Đáng chú ý là từ năm 2009, đã có một sốcông trình nghiên cứu quốc tế ít nhiều liên quan đến lĩnh vực công nghiệp văn hóacủa các nước Đông Bắc Á, trong đó có Nhật Bản, nhất là chiến lược đào tạo nhântài cho sự phát triển của công nghiệp văn hóa của Nhật Bản; chiến lược gia tăng ảnhhưởng tới Châu Á của Nhật Bản qua chiến lược “Cửa ngõ Châu Á” (Đề tài cấp Nhà

nước: “Sự phát triển về văn hóa và con người của một số nước Đông Á- Bài

học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” do GS Đỗ Tiến

Sâm Viện Nghiên cứu Trung Quốc làm chủ nhiệm), chuyên đề cấp Viện về “Chính

sách công nghiệp văn hóa của Nhật Bản trong thập niên đầu thế kỷ XXI – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” do Ths Hạ Thị Lan Phi (2010) Đáng chú ý là đã

có những nghiên cứu được công bố dưới dạng sách chuyên khảo hoặc các bài viếtđăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á như: “Sự phát triển công nghiệp vănhóa ở Nhật Bản và Hàn Quốc”- Phạm Hồng Thái (chủ biên, 2015) NXB KhoaHọc Xã Hội; “Đối sách các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về sự giatăng quyền lực mềm” của tác giả Hoàng Minh Lợi; “Chính sách phát triển côngnghiệp văn hóa của Nhật Bản trong thập niên đầu thế kỷ XXI” của tác giả HạLan Phi, đăng rải rác trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á các năm từ 2011 đếnnay

2.3 Những công trình nghiên cứu về công nghiệp văn hóa của Việt Nam

Ở Việt Nam, sự phát triển của công nghiệp văn hóa còn là một lĩnh vực mới

mẻ Mặc dù khoảng 10 năm trở lại đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đãbắt đầu đề cập tới các chủ đề liên quan đến công nghiệp văn hóa nhưng chưa thực

sự có những công trình nghiên cứu có tính toàn diện Trong các năm từ 2008 - 2010,Viện Văn hóa Nghệ thuật bắt đầu có tổ chức một số cuộc hội thảo do tài trợ của tổ

Trang 13

chức nước ngoài về nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Từ năm

2008, đã bắt đầu thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố và cấp Bộ

đề cập tới mảng đề tài công nghiệp văn hóa tại Việt Nam như đề tài nghiên cứu

khoa học cấp Thành phố: “Nghiên cứu sự phát triển ngành công nghiệp văn

hóa

của Thủ đô Hà Nội thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Sở

Văn hóa Thông tin Hà Nội – 01 X-12/01-2006-3) do PGS.TS Phạm Duy Đức làm

chủ nhiệm Năm 2010, đã có đề tài cấp thành phố “Công nghiệp văn hóa ở

Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” do TS Nguyễn Thị Hương thuộc Viện Văn

hóa và Phát triển - Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm

Nhìn chung, việc nghiên cứu công nghiệp văn hóa ở nước ta qua những côngtrình trên vẫn chỉ dừng lại ở việc bàn thảo bước đầu, còn nghiên cứu về ngành côngnghiệp này của Nhật Bản thì hầu như còn rất khiêm tốn, mới chỉ dừng lại ở kháiquát về tình hình phát triển một số ngành của lĩnh vực công nghiệp văn hóa củaquốc gia này

Như vậy có thể thấy, đây vẫn là mảng nghiên cứu chưa được đề cập đếnmột cách đầy đủ và có hệ thống, chưa đem lại cái nhìn đầy đủ và toàn diện về

sự phát triển của ngành công nghiệp đặc biệt này ở Nhật Bản, quốc gia đang cómối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam Việc nghiên cứu quá trình phát triển côngnghiệp văn hóa của Nhật Bản, đánh giá những thành tựu, ý nghĩa kinh tế vàchính trị- văn hóa của nó và rút ra những bài học cũng như gợi mở xây dựngchính sách phát triển ngành công nghiệp này ở nước ta hiện nay là vấn đề cầnthiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lí luận về công nghiệp văn hóa, luận vănlàm rõ những thành tựu và hạn chế của công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản, từ đó rút ramột số kinh nghiệm cho sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

3.2.Nhiệm vụ nghiên

cứu

- Làm rõ một số vấn đề lí luận về công nghiệp văn hóa

Trang 14

- Phân tích quá trình phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa ở NhậtBản, trong đó làm rõ chính sách của chính phủ Nhật Bản đối với sự phát triển củacác ngành công nghiệp văn hóa

- Đánh giá thành tựu và hạn chế của các ngành công nghiệp văn hóaNhật Bản

- Làm rõ thực trạng công nghiệp văn hóa Việt Nam và kinh nghiêm củaNhật Bản, từ đó đưa ra những gợi ý về phát triển lĩnh vực này ở nước ta

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công nghiệp văn hóa Nhật Bản và Công nghiệp văn hóa Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu quá trình phát triển của công nghiệp văn hóa NhậtBản chủ yếu từ khía cạnh kinh tế Công nghiệp văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn,trong khuôn khổ cho phép của một luận văn cao học, học viên tập trung phân tíchmột số lĩnh vực quan trọng nhất của công nghiệp văn hóa là các ngành côngnghiệp nội dung số Trong quá trình phân tích thực trạng phát triển các ngànhcông nghiệp văn hóa của Nhật Bản, Luận văn tập trung giai đoạn từ đầu thế kỷXXI đến nay Để rút ra được những bài học cho Việt Nam, Luận văn nghiên cứu,đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam trong giai đoạn

từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (1986) đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp phân tích so sánh để xem xét đánh giá vai trò củacông nghiệp văn hóa đối với nền kinh tế Nhật Bản, thực trạng của công nghiệpvăn hóa Việt Nam

- Sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê đánh giá dựa trên tư liệu từ cácnguồn sách, báo, website và hội thảo để làm rõ nội dung nghiên cứu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Trên cở sở làm rõ một số vấn đề lí luận liên quan đến công nghiệp vănhóa, Luận văn đã phân tích chính sách của Chính phủ Nhật Bản trong lĩnh vựcphát triển công nghiệp văn hóa; đồng thời đánh giá, làm rõ thực trạng, ý nghĩa, vaitrò của công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản chủ yếu về phương diện kinh tế trong

Trang 15

những năm từ 2000 đến nay Trên cơ sở đó, Luận văn phân tích thực trạng pháttriển công nghiệp văn hóa Việt Nam hiện nay và đưa ra một số gợi mở nhằm xâydựng các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóaViệt Nam trong thời gian tới.

- Kết quả nghiên cứu luận văn là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu giảngdạy và xây dựng chính sách phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của luận văn bao gồm 3 chương

Trang 16

đã được sản xuất với khối lượng gia tăng và chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầuthưởng thức văn hóa ngày càng lớn của công chúng vượt lên mọi rào cản về địa lý.

Sự bùng nổ của các sản phẩm văn hóa cũng như những tác động đa chiều của nóđến sự phát triển của nhiều quốc gia khiến cho người ta buộc phải thừa nhận vị trítrọng tâm của văn hóa trong một xã hội phát triển, coi văn hóa là mục đích, động cơcủa sự phát triển cũng như là công cụ sắc bén để điều tiết xã hội Từ đó, khái niệmcông nghiệp văn hóa cũng trở thành một đề tài được quan tâm và bàn luận

Trước hết, cần phải khẳng định công nghiệp văn hoá xuất hiện từ thực tế vậnđộng của sáng tạo văn hoá trở thành hoạt động sản xuất xã hội Các sản phẩm vănhóa ban đầu được tạo ra đơn thuần để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo cá nhân cũng nhưthể hiện cái tôi của người nghệ sỹ Vì thế, về bản chất, nói đến sản phẩm văn hóa lànói đến những sáng tạo nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân, giàu tính độc đáo,đơn nhất, nó thể hiện cái tôi và toát lên khí chất và sự kiêu hãnh của người tạo ra nó

Khoảng nửa đầu thế kỷ XX, bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu sáng tạo cánhân, các sản phẩm văn hóa manh nha được sử dụng như một loại hàng hóa để traođổi, mua bán nhằm trang trải cuộc sống Dần dần, lượng cung- cầu các sản phẩmnày ngày càng tăng dẫn đến quy luật cạnh tranh tất yếu; từ đó đòi hỏi sự phát triển,thay đổi không ngừng của phương thức sản xuất cũng như sự kết hợp với khoa họccông nghệ Để bán được nhiều hơn, các sản phẩm văn hóa buộc phải đại chúng hơn,thích nghi được với thị hiếu của số đông người tiêu dùng Vì thế, dần có sự chuyểnmình âm thầm về bản chất của các sản phẩm văn hóa mà ở đó tính đơn lẻ cá biệt

Trang 17

trong những tác phẩm nghệ thuật không còn được đề cao, thay vào đó là tính đại trà,

dễ thích nghi với nhiều đối tượng người tiêu dùng

Các sản phẩm văn hóa được ra đời hàng loạt kiểu này ban đầu được xem nhưmột bước thụt lùi của sáng tạo văn hóa, là một biến thể méo mó, làm mất “chất”những sản phẩm văn hóa nguyên bản lúc ban đầu Bởi vậy, khi khái niệm côngnghiệp văn hóa lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1930 đã gây ra nhiều tranhcãi Bản thân Theodor Adorno, một lý luận gia người Đức, người được cho là cha

đẻ khai sáng ra thuật ngữ “Công nghiệp văn hóa” ban đầu cũng quan niệm côngnghiệp văn hóa giống như một cỗ máy sản xuất hàng loạt các sản phẩm văn hóatheo một tiêu chuẩn cố định và lôi kéo quần chúng vào một xã hội tiêu thụ và thụhưởng văn hóa một cách thụ động [27, tr.9] Thậm chí nhiều nhà văn hóa cho rằngcông nghiệp văn hóa sẽ làm hạn chế tính tự do sáng tạo và cảm thụ con người

Nhiều quan điểm cùng thời cũng cho rằng công nghiệp văn hóa là biến tướngcủa dây chuyền sản xuất sản phẩm văn hóa hàng loạt nhằm “tẩy não”, lôi kéo quầnchúng nhằm phục vụ cho các mục đích riêng của chủ nghĩa tư bản Hay có quanđiểm e ngại rằng công nghiệp văn hóa thực chất là sự “ xâm lăng văn hóa”, “áp đặtgiá trị” đến từ các cường quốc công nghệ cao, có khả năng thống lĩnh thị trường tiêuthụ văn hóa Một số nhà nghiên cứu thì cho rằng “ kinh tế” và ”văn hóa” là haiđường thẳng song song không hề có điểm chung, môt bên là giá trị vật chất, mộtbên là tinh hoa tâm hồn, áp đặt kinh tế và văn hóa vào cùng một phạm trù sẽ làmtầm thường hóa, vật chất hóa các giá trị văn hóa

Thực ra, những quan điểm nhấn mạnh vào mặt tiêu cực của công nghiệp vănhóa như trên không phải là vô căn cứ, nhất là khi hoạt động sản xuất kinh doanh cácsản phẩm văn hóa là các hoạt động hoàn toàn vị kinh tế C.Mác đã từng phê phánviệc biến văn hóa thành sản phẩm công nghiệp phục vụ cho lợi ích kinh tế của giaicấp tư sản Cho đến ngày nay, đây cũng vẫn là một mảng tối của công nghiệp vănhóa [19, tr.28-31]

Tuy nhiên, ngoài những khía cạnh tiêu cực, không thể phủ nhận công nghiệphóa văn hóa đem lại rất nhiều tác động tích cực, bởi bản thân văn hóa có khả năng

Trang 18

tác động mạnh mẽ đến đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân, đáp ứng nhucầu văn hóa đa dạng và phức tạp của xã hội Sự phát triển của công nghiệp văn hóagóp phần tạo nên quá trình đa dạng hóa và dân chủ hóa về tri thức cho xã hội, đồngthời truyền bá sâu rộng những thông tin về nhiều lĩnh vực văn hóa, khuyến khíchsáng tạo và bảo tồn văn hóa Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế cũng như tiến bộcủa khoa học công nghệ, công nghiệp văn hóa dần dần thể hiện vai trò là “một tàisản chiến lược trong chính sách ngoại giao”, “một công cụ hữu hiệu cho tăngtrưởng, đổi mới kinh tế” và là “yếu tố quan trọng trong thương mại và cạnh tranhquốc tế”.

Ngày nay, “công nghiệp văn hóa” vẫn là một khái niệm mở, chưa có mộtđịnh nghĩa thống nhất nào về thuật ngữ này Cũng thật dễ hiểu bởi khó có thể đemmột phạm trù trừu tượng như văn hóa ra để “định tính”, “định lượng” Tuy vậy,khái niệm “công nghiệp văn hóa” được sử dụng rộng rãi nhất cho đến nay là củaUNESCO đưa ra vào năm 2007 Đây là định nghĩa nhận được sự ủng hộ của các

nhà nghiên cứu và quản lý nói chung, lĩnh vực văn hóa nói riêng “Công nghiệp

văn hóa là các ngành sản xuất ra những sản phẩm vật thể và phi vật thể về nghệ thuật và sáng tạo, có tiềm năng thúc đẩy việc tạo ra của cải và thu nhập thông qua việc khai thác những giá trị văn hóa và sản xuất những sản phẩm và dịch vụ đưa vào tri thức (kể cả những giá trị văn hóa hiện địa và truyền thống Điểm chung nhất của các ngành công nghiệp văn hóa là nó sử dụng tính sáng tạo, tri thức văn hóa và văn hóa” (UNESCO, 2007) [18, tr.16-22]; đơn giản hơn có thể

hiểu “công nghiệp văn hóa” là “ngành công nghiệp biến các thành quả sáng tạo văn hóa thành hàng hóa thỏa mãn nhu cầu đa dạng của đại chúng… Đặc trưng của công nghiệp văn hóa là dựa trên quá trình sáng tạo văn hóa và ứng dụng khoahọc- công nghệ cao… Sản phẩm công nghiệp văn hóa có sự kết hợp chặt chẽ giữagiá trị kinh tế và giá trị văn hóa, có sức lan tỏa không bị hạn chế bởi giới hạn biên giới, quốc gia.”

1.1.2 Một số khái niệm liên quan

Trong những năm gần đây, khi ngành công nghiệp văn hóa ngày càng đượcphát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới thì thuật ngữ “công nghiệp văn hóa” cũngđược đề cập trong nhiều nghiên cứu hay các văn bản pháp quy Song song với đó,

Trang 19

có một số thuật ngữ khác cũng xuất hiện phổ biến và đôi khi được sử dụng thay thếcho thuật ngữ “công nghiệp văn hóa” Đó là các thuật ngữ “công nghiệp sáng tạo”(The Creative Industries) và “công nghiệp nội dung số” (The Content Industries).Mặc dù các thuật ngữ này có liên quan và cùng chung một phạm trù sáng tạo nhưngbản chất vẫn có những sắc thái khác nhau cả về mặt ngữ nghĩa và nội hàm.

- Công nghiệp sáng tạo

Thuật ngữ “Công nghiệp sáng tạo“ xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng nhữngnăm 1990 tại Anh và Úc Chính phủ Anh định nghĩa các ngành công nghiệp sángtạo là : “Những ngành công nghiệp có nguồn gốc từ sự sáng tạo, kỹ năng và tàinăng cá nhân, có khả năng tạo ra của cải và việc làm thông qua việc tạo ra vàkhai thác các sở hữu trí tuệ” (Bộ Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Vươngquốc Anh, 1997)

Năm 1997, Chính phủ Anh đã xác định danh mục các ngành công nghiệpsáng tạo bao gồm 13 ngành là quảng cáo, kiến trúc, thịt trường nghệ thuật, đồ cổ,thủ công, thiết kế, thiết kế thời trang, điện ảnh và video, phần mềm giải trí tươngtác, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, xuất bản, phần mềm và các dịch vụ máy tính,truyền hình và phát thanh Mười năm sau, năm 2007, các ngành này được xác địnhlại bao gồm 11 lĩnh vực: Quảng cáo, Kiến trúc, Thị trường nghệ thuật và đồ cổ,Thủ công, Thiết kế, Thiết kế thời trang, Phim, video và nhiếp ảnh, Âm nhạc, nghệthuật thị giác và nghệ thuật biểu diễn, Xuất bản, Phần mềm, các trò chơi má tính

và xuất bản điện tử, Truyền hình và phát thanh [28, tr.34]

Tương tự, các học giả Úc cũng định nghĩa: “Các ngành công nghiệp sángtạo là những hoạt động áp dụng sự sáng tạo, kỹ năng và sở hữu trí tuệ để sản xuất

và phân phối các sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa xã hội và văn hóa”[32, tr.71]

Như vậy, công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo và tạo ra các giá trị mới.Theo các định nghĩa ở trên thì nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệpsáng tạo là sự sáng tạo, kỹ năng, tài năng cá nhân và các sở hữu trí tuệ Cácnguyên liệu này được khai thác, sản xuất và tạo ra các sản phẩm có ý nghĩa xã hội

và văn hóa Các sản phẩm đầu ra là những giá trị sáng tạo và sở hữu trí tuệ mới

Trang 20

Từ những định nghĩa trên, có thể thấy nếu như “công nghiệp văn hóa” nhấn mạnhđến các ngành công nghiệp đa dạng có tính sáng tạo bắt nguồn từ những di sản, trithức truyền thống và các yếu tố nghệ thuật sáng tạo, thì “công nghiệp sáng tạo”nhấn mạnh vào sự sáng tạo cá nhân, sự đổi mới, cách tân, những kĩ sảo, kỹ năngtrong việc khám phá tính đa dạng của tri thức Như vậy, nói đến “ công nghiệp vănhóa”, đặc tính “ văn hóa” và yếu tố truyền thống thường được nhấn mạnh hơn đặctính” sáng tạo” “Công nghiệp sáng tạo” có trọng tâm là các ngành công nghiệpvăn hóa nhưng không bị giới hạn bởi những ngành này; nghĩa là “ Công nghiệpsáng tạo” hàm nghĩa rộng hơn, có thể bao gồm các ngành kinh tế ít mang nội hàmvăn hóa nhưng nặng tính sáng tạo như thiết kế công nghiệp, thiết kế phần mềm, báochí nhấn mạnh hơn vào các hoạt động có tính sáng tạo và hữu ích Nói một cáchkhác, “công nghiệp văn hóa” là một bộ phận của “ công nghiệp sáng tạo”

- Công nghiệp nội dung

số

Công nghiệp nội dung số là một lĩnh vực trọng tâm trong phạm trù côngnghiệp văn hóa, ra đời dựa trên nền tảng phát triển kỹ thuật số hóa, và mạnginternet; sử dụng tài nguyên thông tin nhằm phục vụ quá trình sáng tác, phát triển,phân phối, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm văn hóa trên phạm vi toàn cầu Các sảnphẩm của công nghiệp nội dung số thường thuộc phạm trù văn hóa giải trí và có sứclan tỏa vô cùng manh mẽ như điện ảnh, ca nhạc, truyện tranh, phim hoạt hình, nghệthuật biểu diễn, game, show truyền hình, nhân vật sự kiện Với sự hỗ trợ đắc lựccủa công nghệ thông tin, công nghiệp nội dung số luôn đi đầu bắt kịp hay thậm chí

là tạo ra các sản phẩm mang tính định hướng cho các trào lưu của giới trẻ Theođánh giá của các nhà nghiên cứu, ngành công nghiệp nội dung số trong thời gian tới

sẽ ngày càng khẳng định vài trò to lớn đối với sự phát triển đời sống kinh tế- xã hộisong hành với sự phát triển của công nghệ thông tin và internet Vì vậy, đầu tư pháttriển công nghiệp nội dung số là một việc làm cần thiết, là một sự chuẩn bị sẵn sàngcho xây dựng nền kinh tế tri thức Hiện nay ở Nhật Bản, khi nói đến công nghiệpvăn hóa, người ta chú trọng tới lĩnh vực công nghiệp nội dung số nhiều hơn

Trang 21

1.1.3 Cơ cấu công nghiệp văn

kế mỹ thuật, điện ảnh và video, in ấn xuất bản, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, phátthanh truyền hình và phẩn mềm vi tính [36, tr.55] Nhờ áp dụng những thành tựukhoa học công nghệ đặc biệt là điện tử và tin học mà những ngành nghề trên tậptrung rất nhiều hàm lượng sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu đông đảo quần chúng vàđem lại lợi nhuận khổng lồ

Nếu như các nước châu Âu đưa ra 11 lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp vănhóa như đã nêu trên thì một số nước châu Á lại chỉ đề cập đến 6 hoặc 7 lĩnh vựcnhư: điện ảnh, phát thanh truyền hình, báo chí, xuất bản, in và sản xuất băng đĩa,quảng cáo và dịch vụ giải trí

Ở góc nhìn khác, nếu phân theo các nhóm ngành thì UNCTAD (Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển) phân chia công nghiệp văn hóa ra 4 nhóm ngành:

1 Di sản: Di sản văn hóa được xác định là nền tảng của tất cả các hình thức

nghệ thuật và tâm hồn của ngành công nghiệp văn hóa Đó là di sản mà tập hợp cáckhía cạnh văn hóa từ lịch sử, nhân chủng học, dân tộc, tính thẩm mỹ và xã hội, ảnhhưởng sáng tạo và là nguồn gốc của một số hàng hóa, dịch vụ di sản cũng như cáchoạt động văn hóa Gắn liền với di sản là khái niệm “ kiến thức truyền thống vàbiểu đạt văn hóa” gắn liền với việc sáng tạo trong nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ,cũng như trong văn học dân gian và lễ hội văn hóa truyền thống Do đó, nhóm nàylại được phân ra làm hai nhóm nhỏ:

+ Biểu đạt văn hóa truyền thống: nghệ thuật và hàng thủ công, lễ hội và

Trang 22

2 Nghệ thuật: Nhóm này bao gồm các ngành công nghiệp sáng tạo hoàn toàn

dựa trên nghệ thuật và văn hóa Tác phẩm nghệ thuật được lấy cảm hứng từ di sản, giá trị

bản sắc và ý nghĩa tượng trưng Nhóm này được chia làm hai phân nhóm

nhỏ: + Nghệ thuật thị giác: Hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh và đồ cổ

+Nghệ thuật biểu diễn: Nhạc sống, hát, múa, kịch, xiếc, múa rối v v

3 Truyền thông: Nhóm này bao gồm hai phân nhóm tạo ra nội dung sáng tạo

nhằm mục đích giao tiếp với lượng khán giả đông đảo (phương tiện truyền thôngmới “new media” được phân loại riêng):

+ Xuất bản và báo in: Sách, báo chí và các ấn phẩm khác

+ Nghe nhìn: Phim, truyền hình, phát thanh v v

4 Sáng tạo chức năng: Nhóm này bao gồm các ngành công nghiệp dịch vụ

và theo nhu cầu sáng tạo ra hàng hóa và dịch vụ với mục đích phục vụ cho mộtchức năng nào đó Nhóm này được chia ra thành các nhóm sau đây:

+ Thiết kế: Nội thất, đồ họa, thời trang, đồ trang sức, đồ chơi

+ Truyền thông mới: Phần mềm, trò chơi video và các nội dung sáng tạo

số hóa

+ Dịch vụ sáng tạo: Kiến trúc, quảng cáo, dịch vụ giải trí và văn hóa, nghiêncứu và phát triển sáng tạo (R&D), các dịch vụ sáng tạo kỹ thuật số và các dịch vụsáng tạo liên quan khác

1.2 Quy trình sáng tạo và phân phối các sản phẩm công nghiệp văn hóa

1.2.1 Khái quát quy trình sáng tạo và phân phối sản phẩm công

nghiệp

văn hóaCông nghiệp văn hóa có rất nhiều lĩnh vực khác nhau với những đặc thùriêng biệt và thị trường tiêu thụ độc lập Vì vậy, quy trình để tạo ra một sản phẩmvăn hóa có giá trị thương mại ở những lĩnh vực khác nhau cũng không không giốngnhau Ví dụ như hình thức và cách thức sản xuất, phân phối của ngành mỹ thuậtkhông thể giống ngành âm nhạc Tuy nhiên, với tư cách là một ngành công nghiệpcác lĩnh vực trong nền công nghiệp văn hóa đều phải trải qua những khâu cơ bảnnhư: Hình thành và phát triển ý tưởng; sáng tạo/ sản xuất, phát hành/ phân phối, tiêu

Trang 23

thụ/ bảo quản Đây chính là những mắt xích quan trọng làm nên quy trình sáng tạo

và phân phối sản phẩm của ngành công nghiệp văn hóa Thực chất, hai hệ thống sảnxuất cơ bản nhất của loài người là hệ thống sản xuất vật chất và hệ thống sản xuấttinh thần Nếu hệ thống sản xuất vật chất có nhiệm vụ sản xuất, bảo quản, phân phối

và tiêu thụ hàng hóa vật chất thông thường như máy móc, xe cộ… Chức năng chính

là đảm bảo sự trao đội vật chất giữa con người với tự nhiên, đáp ứng nhu cầu vậtchất của con người như ăn mặc, ở, đi lại… giúp con người tồn tại như 1 sinh thể; thì

hệ thống sản xuất tinh thần lại có nhiệm vụ sản xuất, duy trì, phân phối và tiêu thụcác sản phẩm/giá trị tinh thần như tác phẩm văn học, tranh, ảnh….Chức năng của

hệ thống này là bồi dưỡng con người về mặt tri thức, đạo đức, tình cảm, đáp ứngnhu cầu tinh thần của con người, giúp con người trong xã hội phát triển đồng đều vàkhăng khít hơn Các ngành công nghiệp văn hóa chính là một bộ phận trong hệthống sản xuất tinh thần đó

1.2.2 Một số đặc điểm của quy trình sáng tạo và phân phối sản phẩm công

và dịch vụ thì quá trinh sản xuất, phân phối và tiêu thụ diễn ra đồng thời Ví dụ, vớisản phẩm là vở kịch, múa hát hay chương trình ca nhạc biểu diễn trực tiếp thì quátrình sáng tạo, biểu diễn của người nghệ sỹ diễn ra đồng thời với việc phân phối sảnphẩm này đến với công chúng, diễn ra đồng thời với việc thụ hưởng/ tiêu thụ sảnphẩm nghệ thuật của khán giả Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực khác như hội họa,điêu khắc….thì các khâu trong quy trình sản xuất có thể tách biệt tương đương với

hệ thống sản xuất vật chất

Trang 24

Quá trình sáng tạo và phân phối của công nghiệp văn hóa vừa dựa trên nhữngđiều kiện vật chất như các ngành sản xuất vật chất, vừa dựa trên tài năng, tiềm năngsáng tạo của cá nhân và xã hội Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp vănhóa không chỉ ở dạng vật chất (máy móc, của cải, nguyên liệu thô…) mà còn ở dạngphi vật chất ( kiến thức, kinh nghiệm, gu thẩm mỹ, cảm xúc…) Như vậy sản phẩmtạo ra từ một phần quan trọng là sự sáng tạo và tài năng của nhà sản xuất Do đó,quá trình sản xuất ra sản phẩm văn hóa gắn kết chặt chẽ với tài năng và óc sáng tạocủa người nghệ sỹ/tác giả.

Một trong những đặc điểm khác nữa của quá trình sáng tạo và phân phối cácsản phẩm công nghiệp văn hóa là tính đơn lẻ, cá biệt Trong sản xuất vật chất, cóthể có một tổ chức lao động theo quy mô tập thể như xí nghiệp, nhà máy…hoạtđộng môt cách dập khuôn hay theo quy mô lớn Tuy nhiên, trong ngành côngnghiệp văn hóa, người sáng tác chủ yếu làm việc độc lập, đơn lẻ Tất nhiên, cũng cónhững trường hợp cần đến sự hợp tác nhất định Ví dụ như: họa sỹ hay nhà vănmuốn sáng tạo nghệ thuật thường làm việc độc lập Cũng có trường hợp một cuốnsách được viết bởi nhiều tác giả Trong trường hợp này, sẽ có sự phân công laođộng rõ rệt, mỗi người phụ trách một phần/ chương của cuốn sách Sản phẩm tạo racũng thường mang tính độc lập, đơn nhất, độc đáo Ví dụ như: Cùng một họa sỹnhưng không có bức tranh nào giống như bức tranh nào.[24, tr.26-38]

1.3 Vai trò của phát triển công nghiệp văn hóa

1.3.1 Phát triển công nghiệp văn hóa với phát triển kinh

tế

Ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng đóng góp cho sự phát triển kinh tếcủa mỗi khu vực, mỗi quốc gia hay thậm chí là trên quy mô toàn cầu Ở các nướcphát triển, công nghiệp văn hóa đã và đang trở thành ngành mũi nhọn trong nềnkinh tế

Đối với kinh tế đối nội, khác với các ngành công nghiệp đặc thù trọng vềkhái thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn, công nghiệp văn hóa lại tậptrung khai thác nguồn tài nguyên vô hạn là tài nguyên văn hóa, đem văn hóa trởthành công cụ phục vụ phát triển kinh tế quốc gia Với đặc trưng sáng tạo, kết hợp

Trang 25

cùng công nghệ hiện đại, công nghiệp văn hóa đóng vai trò mở ra hướng đi mới độtphá trong phát triển kinh tế tri thức, kinh tế văn hóa nhằm phát triển toàn diện kinh

tế theo chiều sâu Công nghiệp văn hóa khai thác các giá trị văn hóa trên nền tảng

cơ chế thị trường, tạo nguồn lực cho tái đầu tư phát triển văn hóa Nhờ các thànhtựu khoa học công nghệ tạo ra các phương thức sản xuất mới và nhờ sự sáng tạo,các giá trị văn hóa được tiếp biến, hiện đại hóa và phổ biến hiệu quả

Công nghiệp văn hóa đóng vai trò là một lực lượng sản xuất văn hóa có khảnăng tạo ra các sản phẩm tinh thần cao đẹp cho xã hội đồng thời mang lại hiệu quảkinh tế thiết thực tạo ra sự phát triển bền vững Từ góc độ tăng trưởng kinh tếtruyền thống, bản thân lực lượng sản xuất văn hóa chính là một bộ phận ngày càng

có vị trí quan trọng

Công nghiệp văn hóa có khả năng giải phóng lực lượng sản xuất to lớn vàkhai thác những tiềm năng kinh tế dồi dào trong vốn văn hóa truyền thống của mỗiquốc gia như di sản văn hóa vật chất và tinh thần, cảnh quan thiên nhiên, tập tục bảnđịa Công nghiệp văn hóa không chỉ cần đến những nhà sáng tạo mà còn mang đếncông ăn việc làm cho nhiều lao động ở những khâu trung gian trong quá trình đưasản phẩm văn hóa đến với quần chúng

Công nghiệp văn hóa phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển những ngànhcông nghiệp liên quan như công nghiệp máy móc, công nghiệp sản xuất trang thiết

bị, công nghiệp giải trí và dịch vụ Tại nhiều nước, công nghiệp văn hóa phát triểnmạnh mẽ, đóng vai trò là ngành công nghiệp trụ cột, là điểm sáng về tăng trưởngtrong đời sống kinh tế hiện thực

Đối với kinh tế đối ngoại, công nghiệp văn hóa không những là công cụ tăngtrưởng, đổi mới đem lại lợi nhuận cao cho một nền kinh tế mà trong thời đại toàncầu hóa, nó còn là ngành xuất khẩu đầy triển vọng đối với nhiều nước trên thế giới,

là thành tố quan trọng của thương mại và cạnh tranh quốc tế Cùng với sự hỗ trợ củaquá trình toàn cầu hóa, các phương tiện truyền thông internet hay các dòng di dân,văn hóa cũng như các sản phẩm văn hóa vượt ra khỏi mọi rào cản về biên giới để đitới tất cả những nơi mà con người đặt chân đến, khiến họ có cái nhìn và hiểu biết

Trang 26

sâu sắc hơn về văn hóa, đất nước và con người của một nước khác Xuất khẩu vănhóa hay toàn cầu hóa văn hóa mang lại những cơ hội tương tác kinh tế toàn cầu tậptrung vào 3 khía cạnh: Toàn cầu hóa về văn hóa ảnh hưởng đến sản xuất bởi lẽ vănhóa tạo nên 1 phần giá trị sản phẩm Toàn cầu hóa về văn hóa ảnh hưởng đến tổchức lao động và chất lượng lao động Toàn cầu hóa về văn hóa quy địnnh nhữngtiêu chuẩn trong sản xuất và lưu thông.

Bên cạnh đó, việc tiếp thị, giao lưu, trao đổi, quảng bá văn hóa, xây dựngbiểu tượng văn hóa quốc gia và một số thương hiệu sản phẩm văn hóa quốc gia, sửdụng văn hóa dân tộc để làm ảnh hưởng, tác động tới các quốc gia khác có tác dụngnâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế đồng thời xây dựng thị phần cho côngnghiệp văn hóa quốc gia trên thị trường quốc tế, mặt khác, hình thành xu hướng sửdụng các sản phẩm và dịch vụ văn hóa của đất nước đó Nếu một quốc gia khôngchú trọng tới nền công nghiệp văn hóa, dẫn đến nền công nghiệp văn hóa yếu kémthì sẽ không thể xuất khẩu sản phẩm văn hóa sang nước khác mà chỉ có thể nhậpkhẩu sản phẩm văn hóa của nước khác (do không có sản phẩm văn hóa hay các sảnphẩm văn hóa có chất lượng yếu kém, không thể cạnh tranh) từ đó dẫn đến nhậpsiêu các sản phẩm văn hóa, dẫn đến sự phụ thuộc và bị chi phối từ bên ngoài, kéotheo những hệ lụy khác cả về kinh tế-văn hóa- chính trị

1.3.2 Phát triển công nghiệp văn hóa với phát triển văn hóa - xã hội

và quảng bá hình ảnh quốc gia trên thế giới

Nhờ có công nghiệp văn hóa mà nhiều loại hình văn hóa được phổ biến rộngkhắp, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng và cảm nhận giá trị tinh thần của xã hội Côngnghiệp văn hóa khuyến khích sự đa dạng và tính độc đáo trong suy nghĩ, thúc đẩynhững ý tưởng mang tính sáng tạo, góp phần tăng sự hiểu biết và phát triển xã hội

Từ việc được tiếp xúc, hiểu biết hơn về các giá trị truyền thống-hiện đại của dântộc; mà con người hình thành nên ý thức, niềm tự hào và sự thôi thúc cống hiến chonền văn hóa nói riêng cũng như dân tộc, quốc gia nơi mình sinh sống nói chung.Công nghiệp văn hóa đóng vai trò lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp, tuyêntruyền lịch sử dân tộc, đề cao lòng yêu nước, giúp xây dựng chuẩn mực văn hóa

Trang 27

quốc dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững các giá trị truyền thốngtốt đẹp.

UNESCO 2007 đã khẳng định “công nghiệp văn hóa giúp khỏa lấp khoảng cáchgiữa các nước công nghiệp và các nước đang phát triển, đảm bảo việc tham giacông bằng trong xã hội tri thức Bên cạnh những giá trị kinh tế cốt lõi, công nghiệpvăn hóa chính là công cụ hữu hiệu truyền đạt những giá trị văn hóa của quốc gia đếnvới toàn thế giới, thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau nhằm xây dựng nhữngmối quan hệ hợp tác quốc tế bình đẳng Công nghiệp văn hóa là “sức mạnh mềm”mang ra thế giới những sản phẩm văn hóa đậm đà bản sắc, chủ động đem đến cáinhìn tích cực về diện mạo dân tộc [15, tr.7-11] Từ cái nhìn thiện cảm, tích cực vềmột đất nước mà con người có xu hướng yêu thích, sử dụng và tiêu thụ nhiều hơncác mặt hàng có liên quan tới quốc gia đó, kéo theo nhiều lợi ích kinh tế khác Vănhóa đối ngoại còn góp một phần quan trọng trong quan hệ hợp tác quốc tế; mangvăn hóa hội nhập quốc tế là đỏi hỏi khách quan của sự phát triển, là bộ phận hợpthành quan trọng của sức mạnh tổng hợp đất nước Trình độ phát triển công nghiệpvăn hóa đóng vai trò quan trọng thể hiện trình độ phát triển văn hóa đất nước Đây

là lý do mà nhiều quốc gia chú trọng thúc đẩy chiến lược phát triển công nghiệp vănhóa của nước mình Hơn nữa, trong bối cảnh cần giữ vững chủ quyền và tính độclập của văn hóa, muốn chống lại ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai nhất là sự xâmthực của nhiều hiện tượng phản văn hóa thì việc phát triển công nghiệp văn hóa,nâng cao sức cạnh tranh và tỉ lệ thị phần quốc nội trong thị trường hàng hóa văn hóalại càng trở nên quan trọng

1.4 Những yếu tố tác động đến sự phát triển của công nghiệp văn hóa

Thứ nhất, tác động của xu thế toàn cầu hóa: Hiện nay, toàn cầu hóa và hội

nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu hướng chung của toàn thế giới Toàn cầu hoá

có trục chính là quá trình tư do hoá kinh tế Theo đó, các quá trình di chuyển tự dohàng hoá, dịch vụ, vốn, nguồn nhân lực và kể cả các tài sản văn hoá tinh thần sẽtăng tốc mạnh mẽ Chúng đẩy nhanh các quá trình liên kết - hội nhập và làm sâu sắchơn tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế và khu vực Quốc gia nào có năng

Trang 28

lực hội nhập và phát triển vượt lên, sẽ có vai trò nổi bật trong hệ thống kinh tế toàncầu Quá trình toàn cầu hóa tác động đến sự phát triển của nền công nghiệp văn hóachủ yếu theo hai hướng.

Đầu tiên, toàn cầu hóa hướng tới tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là tiêu chuẩn hóa

về trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thẩm mỹ Nền kinh tế thế giới hoạt độngtheo quỹ đạo của kinh tế thị trường gắn liền với quy luật cung cầu, quy luật giá trị

và cạnh tranh Quá trình hội nhập đòi hỏi các quốc gia phải chấp nhận những tiêuchuẩn chung trên nhiều phương diện Đây là một áp lực rất lớn đối với phát triểncông nghiệp văn hóa, đặc biệt là các nước đang phát triển có nền công nghiệp vănhóa non trẻ, nguồn vốn và cơ sở vật chất hạn chế Những nền công nghiệp văn hóanon trẻ trên phải đứng trước nguy cơ nhập siêu sản phẩm công nghiệp văn hóa từcác cường quốc công nghiệp văn hóa Để hạn chế tình trạng này, buộc các quốc giacần phải tự nhận thức đầy đủ về thực trạng và xu tế phát triển công nghiệp văn hóatại quốc gia mình cũng như tình hình chung của các nền công nghiệp văn hóa trênthế giới nhằm “ rút ngắn” khoảng cách phát triển, đồng thời tập trung đầu tư vàonguồn nhân lực và tiếp nhận, sáng tạo công nghẹ hiện đại cũng như kỹ năng quản

lý lĩnh vực này

Bên cạnh đó, toàn cầu hóa hướng tới xu hướng đa dạng hóa, khai thác các lợithế địa phương, khai thác bản sắc độc đáo của các dân tộc để làm lợi thế trong cạnhtranh và hội nhập toàn cầu Vì vậy, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc địa phương,bản sắc dân tộc là điều kiện tiên quyết để làm nên sự đa dạng khi phát triển côngnghiệp văn hóa Đồng thời đa dạng văn hóa chính là động lực cho sự phát triển.Việc khai thác đặc điểm tư duy thẩm mỹ nghệ thuật độc đáo với các hình thức nghệthuật đặc sắc của dân tộc để phát triển công nghiệp văn hóa là một định hướng đúngđắn cần được các nước phát triển mạnh mẽ

Thứ hai, tác động của phát triển nền kinh tế tri thức: Nền kinh tế tri thức là

nền kinh tế của cấu trúc kinh tế mới, các quan hệ kinh tế mới phát sinh dựa trên đầuvào cốt lõi mới là thông tin, tri thức Nền kinh tế tri thức tạo cơ hội cũng như tháchthức đối với mọi quốc gia Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức tác độngđến phát triển ngành công nghiệp văn hoá hiện nay:

Trang 29

- Nền kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong đó khoa học đã trở thành một

lực lượng sản xuất trực tiếp Khoa học đem đến công nghệ cao, thay đổi những tiêuchuẩn về lao động hiệu quả, tạo ra sản phẩm mới

- Nếu trong các nền kinh tế trước, vốn và lao động là quan trọng nhất thì

trong kinh tế tri thức, tri thức và tài nguyên thông tin (yếu tố tinh thần) là quantrọng nhất

- Trong nền kinh tế tri thức, hàm lượng tri thức trong sản phẩm ngày càng

cao, lao động chất xám có tầm quan trọng hơn cả Trong nền kinh tế tri thức, sảnphẩm có tính sáng tạo và ứng dụng càng cao thì có giá trị càng cao Pháp luật về sởhữu trí tuệ trở thành nội dung chủ yếu trong quan hệ thương mại quốc tế

- Công nghệ thông tin là nguồn gốc mọi sự biến đổi lớn lao trong sản xuất xã

hội, góp phần đẩy mạnh cả sự đổi mới tư duy và tất yếu dẫn tới nền kinh tế tri thứctoàn cầu hoá

Bước chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức đang đưa đến cho thế giới 3tiếp cận phát triển mới liên quan đến ngành công nghiệp văn hoá:

- Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của giai đoạn tới thuộc về nhữngngành dựa trên tri thức và công nghệ cao;

- Nguồn lực phát triển quan trọng nhất là trí tuệ con người phải trở thành sựlựa chọn ưu tiên trong chiến lược phát triển của mọi nước;

- Trong hệ thống phân công lao động quốc tế mới, “mạng sản xuất và chuỗigiá trị toàn cầu” trở thành khuôn khổ phát triển mới để mọi nước tìm kiếm khả năngtham gia phát triển một cách hiệu quả nhất theo lợi thế đặc thù nhằm tận dụng đượccác cơ hội của quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế

Thứ ba, tác động của xu thế số hóa: Để đáp ứng được những thách thức to

lớn của toàn cầu hoá, xu thế số hoá và dịch vụ hoá các hoạt động kinh tế, tự do hoáthương mại, đang có mà đặc biệt là thương mại điện tử đã có những bước phát triểnrất mạnh mẽ Chỉ trong vài ba thập kỷ qua, phương thức làm thương mại của thếgiới đã có những bước tiến quan trọng so với nền thương mại truyền thống đã tồntại hàng ngàn năm qua, đó là sự xuất hiện của Internet và thương mại điện tử Chính

Trang 30

sự xuất hiện và phát triển của nó đã làm cho khoảng cách địa lý giữa các nước gầngũi hơn và tạo ra hướng phát triển mới và mở đường cho giao thương quốc tế Vớiviệc vận dụng thương mại điện tử, chính phủ các nước phát triển đang có những xúctiến mạnh những hiệp định tự do thương mại song phương nhằm tạo cơ và điều kiệncho các công ty xuyên quốc gia mở rộng xâm nhập thị trường quốc gia khác và tạo

ra sức ép cạnh tranh ngày càng lớn đối với các nước đang phát triển Xu thế số hóacùng sự phát triển không ngừng của internet đã tác động trực tiếp đển các nền côngnghiệp văn hóa đặc biệt là các ngành giải trí như điện ảnh, âm nhạc, biểu diễn nghệthuật Số hóa đặc biệt là thương mại điện tử giúp sản phẩm công nghiệp văn hóatiếp được tiếp cận và phân phối hiệu quả tới người tiêu dùng trên toàn thế giới, đemđến nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp, giúp giảm chi phí nhiều hơn lĩnh vực phânphối truyền thống Người tiêu dùng cũng có nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm vàdịch vụ nhờ có thông tin phong phú và thuận tiện Việc tự động hóa các giao dịchthông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 màkhông mất thêm nhiều chi phí

1.5 Xu hướng phát triển công nghiệp văn hóa trên thế giới

Thứ nhất, phát triển công nghiệp văn hóa với tư cách là một trong những lĩnh vực kinh tế trọng tâm ngày càng trở thành xu hướng phổ biến đối với các nước trên thế giới Với tính chất là một lĩnh vực trong nền kinh tế sáng tạo mà cả thế

giới đang hướng đến, công nghiệp văn hóa là một lĩnh vực công nghiệp tạo ra lợi nhuận khổng lồ Nhận thức được điều này, ngày càng có nhiều nước xây dựng các chiến lược và đường lối chỉ đạo mới về công nghiệp văn hóa, nhằm mục tiêu cải thiện mức độ cạnh tranh của nước mình trên thị trường thế giới Theo báo cáo về Kinh tế Sáng tạo năm 2010 của UNCTAD - Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc, xuất khẩu toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ sáng tạo từ các nước đang phát triển ước tính tăng hai lần trong thời gian từ 2002 đến 2008 Tổng giá trị xuất khẩu về hàng hóa và dịch vụ sáng tạo (công nghiệp văn hóa) đạt 592

tỉ USD vào năm 2008, và tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong thời gian 6 năm (2002-2008) đạt trung bình 14% Ở khu vực Châu Á, các ngành công nghiệp văn hóa đã

Trang 31

được định vị như một lĩnh vực kinh tế chủ chốt, tạo ra ưu thế cạnh tranh tổng thể vàthúc đẩy sự đổi mới, cũng như tạo sự cân bằng và đa dạng hơn cho nền kinh tế.

Tại Châu Âu, ngay từ những năm 1990, chính phủ Anh đã nhận thức và xácđịnh rõ đường lối văn hóa của mình, trong đó nhấn manh tới ý nghĩa kinh tế củangành công nghiệp văn hóa, coi công nghiệp văn như là một nguồn tạo việc làmmới và sự tăng trưởng kinh tế Cho đến nay, những ngành sản xuất nội dung sửdụng công nghệ là ngành công nghiệp tăng trưởng đặc biệt trong nền kinh tế sángtạo ở Anh Tại Pháp, công nghiệp văn hóa, đặc biệt là xuất khẩu văn hóa được coinhư phương tiện để duy trì và gia tăng ảnh hưởng của Pháp Vì thế công nghiệp vănhóa có được sự tài trợ tương đối mạnh mẽ từ phía nhà nước Năm 2015, doanh thu

từ công nghiệp văn hóa của Pháp đạt hơn 74 nghìn tỉ EUROS [41], đóng góp choGDP ước tính khoảng 3%

Trong khu vực Châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc đang tăngcường đầu tư cho lĩnh này, coi nó không chỉ là nơi đem lại nhiều lợi nhuận kinh tế

mà còn như phương tiện để gia tăng ảnh hưởng văn hóa, ảnh hưởng sức mạnh mềm

ra thế giới Từ năm 2000, Trung Quốc đã coi công nghiệp văn hóa như một ngànhcông nghiệp then chốt trong bối cảnh kinh tế tri thức, một bộ phận quan trọng củachiến lược phát triển tổng thể, nhằm đưa nền kinh tế cất cánh Để thúc đẩy ngànhcông nghiệp này, từ năm 2007 đầu tư công cho văn hóa ở Trung Quốc đã tăng 23%hàng năm Lợi nhuận của ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc so với doanh thunhìn chung đạt trên dưới 40% và tỉ lệ đóng góp cho GDP cũng có xu hướng tăng,đạt khoảng 3% Công nghiệp văn hóa Nhật Bản năm 2015 đạt mức doanh thukhoảng 45 nghìn tỉ yên, chiếm 7% GDP hàng năm

Thứ hai, xu hướng phân cực trên phạm vi toàn cầu giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp văn hóa Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập

quốc tế gia tăng, một số quốc gia trên thế giới và khu vực do sớm chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa nên đã có lợi thế phát triển, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường sản phẩm công nghiệp văn hóa Hơn thế nữa, thực tiễn phát triển cho thấy, công nghiệp văn hóa của các nước đi trước đều ngày một thể hiện tính hướng

Trang 32

lấy mục tiêu tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài là trọng tâm Chính vì vậy, áp lực cạnhtranh đối với các nước chậm phát triển trong lĩnh vực này ngày một gia tang Ví dụ:

sự nổi trội của các ngành công nghiệp văn hóa Mỹ với sự áp đảo trên thị trườngđiện ảnh, công nghiệp giải trí; sự nổi trội của ngành công nghiệp ghi âm của AnhQuốc, tổ chức sự kiện của Tây Ban Nha, Úc, Anh quốc, bảo tàng của Pháp; sự phổbiến và áp đảo tại các nước Đông Bắc Á của điện ảnh, âm nhạc Hàn Quốc, truyệntranh manga, phim hoạt hình anime của Nhật Bản, game, phim dã sử Trung Quốc…Thực trạng này nổi lên vấn đề rất đang quan tâm Đó là hình thành những nướcthuộc trung tâm sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa và phần còn lại trở thành thịtrưởng tiêu thụ văn hóa Các nước thuộc trung tâm sản xuất sẽ có nhiều ưu thế vàđiều kiện thuận lợi để tiêu thụ hàng hóa do mình sản xuất và qua đó quảng bá giá trịvăn hóa của đất nước ra hải ngoại tạo nên cái gọi là sức mạnh mềm văn hóa Trongkhi đó, các nước tiêu thụ do công nghiệp văn hóa trong nước yếu kém sẽ không chỉđánh mất thị trường mà còn là nơi cho các làn song văn hóa ngoại quốc hoành hành.Những quốc gia này nếu không nhanh chóng đặt công nghiệp văn hóa vào trọng tâmchính sách phát triển sẽ đối mặt với nguy cơ bị “xâm lăng văn hóa” Ở một khíacạnh nào đó, hiện tường “Hàn lưu”, “Nhật lưu”, “Hoa lưu” (làn sóng văn hóa HànQuốc, Nhật Bản, Trung Quốc) trong thời gian vừa qua tại các quốc gia Châu Á lànhững biểu hiện như vậy

Thứ ba, xu hướng liên kết quốc tế đang hình thành Để nhanh chóng tạo dựng

cơ sở vật chất và công nghệ, kinh nghiệm, nhiều quốc gia đang có xu hướng liên kếtvới các nước khác để đẩy nhanh trình độ phát triển và sức cạnh tranh của các ngànhcông nghiệp văn hóa trong nước Ví dụ, thị trường ngành công nghiệp sáng tạo tạiSingapore, với 7000 công ty đa quốc gia đang đặt trụ sở tại Singapore, các công tythiết kế, quảng cáo, truyền thông ở Singapore mỗi năm thực hiện hàng triệu hợpđồng quảng cáo, thiết kế cho các công ty đa quốc gia này và các chi nhánh của họ ởnhiều nước trong khu vực Thị trường sáng tạo ở Singapore đang phát triển mạnh

mẽ và sôi động, vì vậy, có vô số cơ hội học tập, làm việc trong ngành nghệ thuật,thiết kế và truyền thông mới Trên cơ sở đó, Singapore có thể khắc phục được sự

Trang 33

hạn chế về dân số, tận dụng được tiểm năng sang tạo và công nghệ thế giới để tạonên sức mạnh nội lực cho công nghiệp văn hóa.

Thứ tư, lấy các ngành công nghiệp nội dung số (content industries) làm trọng

tâm Đây là lĩnh vực phát triển trọng tâm của thế kỷ XXI Do sự phát triển mạnh cơ

sở hạ tầng thông tin với mạng băng thông rộng và cáp quang cũng như sự phát triểncủa rất nhiều các phần mềm tiện ích ứng dụng 3D cho làm phim, thiết kế đồ họa,thời trang, kiến trúc mà lĩnh vực này ngày một có nhiều lợi thế cả về mặt sang tạo,sản xuất, lưu thong trên phạm vi toàn cầu Đây là lĩnh vực mang tính sang tạo cao,các nước đi sau nếu có chính sách phát triển dung đắn sẽ có nhiều cơ hội để tạo nênsức bật vượt trội Bên cạnh đó, để các ngành công nghiệp nội dung số phát triển

được, các nước có xu hướng phát triển hệ thống công nghiệp phụ trợ đi kèm

một sản phẩm, tạo nên những hiệu ứng “dây chuyền” để gia tăng lợi nhuận Ví dụ,

hình tượng chuột Mikey, mèo Kitty… luôn đi kèm với các loại đồ chơi, truyệntranh, búp bê… và hệ thống phân phối

Tóm lại, công nghiệp văn hóa ngày càng trở thành xu hướng phát triển kinh

tế chủ đạo ở nhiều nước trên thế giới Một điều khiến các nhà đầu tư hết sức quantâm khi nghiên cứu, tìm kiếm thị trường phát triển công nghiệp văn hóa của mình ranước ngoài là vấn đề thông tin môi trường xuất khẩu Càng có nhiều thông tin vềmôi trường xuất khẩu chiến lược thì cơ hội thành công của nhà đầu tư ở thị trường

đó càng cao Những yếu tố quan trọng trong khuôn khổ thông tin môi trường xuấtkhẩu nước ngoài được các nhà đầu quan tâm đến nhiều là: chính trị, tiền năng thịtrường, kinh tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý [43] Để công nghiệpvăn hóa trở thành ngành kinh tế trụ cột đòi hỏi rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như nhậnthức phát triển, sức mạnh tài chính, sự phát triển về mặt khoa học công nghệ và hệthống thể chế, cơ cấu chính sách đi cùng nhằm hiện thực hóa chiến lược đó

Trang 34

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đã tìm hiểu cơ bản và khái quát về các ngành côngnghiệp văn hóa bao gồm khái niệm các ngành công nghiệp văn hóa, quy trình sángtạo và phân phối, đặc điểm cũng như vai trò của ngành công nghiệp văn hóa đối vớiphát triển kinh tế và phát triển văn hóa xã hội Mặc dù khái niệm về công nghiệpvăn hóa cho đến nay còn chưa thống nhất, có nhiều cách gọi, nhiều quan niệm khácnhau ở mỗi quốc gia hay mỗi tổ chức quốc tế, nhưng đều có thế nhận thấy nhữngkhái niệm này đều gặp nhau ở những điểm chung khi nhấn mạnh đến yếu tố sángtạo, sản xuất, và phân phối các sản phẩm văn hóa Từ đó, có thể khẳng định cácngành công nghiệp văn hóa có sự gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa và kinh tế, giữa vănhóa và công nghệ hiện đại Bên cạnh đó, dù mỗi ngành công nghiệp văn hóa đều cóphương thức sản xuất và tiêu thụ riêng nhưng nhìn chung chúng đều tuân theo quytrình bao gồm các công đoạn từ phát triển ý tưởng về sản phẩm, sáng tạo và sảnxuất sản phẩm đến phân phối, tiêu thụ, bảo quản các sản phẩm văn hóa Cùng với sựphát triển và ứng dụng các thành tự khoa học công nghệ, các hoạt động từ sản xuấtđến phân phối, kinh doanh các sản phẩm văn hóa đều có những phương thức hết sứcmới mẻ và đa dạng

Về vai trò, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp cho phát triển kinh tế,thể hiện ở việc tạo thu nhập và việc làm, khai thác các giá trị phi vật thể để tạothành sản phẩm dịch vụ có giá trị kinh tế-xã hội và tạo ra các nội dung, ý tưởng, trithức, góp phần phát triển kinh tế tri thức Về văn hóa-xã hội, các ngành công nghiệpvăn hóa góp phần đổi mới phương thức quản lý văn hóa, tăng cường khả năng tiếpcận văn hóa của người dân và hỗ trợ việc giữ gìn phát huy bản sác dân tộc, bảo vệ

đa dạng văn hóa trên toàn cầu Tuy mỗi nước có chính sách phát triển các ngànhcông nghiệp văn hóa khác nhau nhưng tựu chung lại đều có xu hướng xuất khẩu vàphổ biến các sản phẩm công nghiệp văn hóa ra toàn cầu Mỗi nước đều chú trọngđến các lĩnh vực công nghiệp văn hóa mũi nhọn và tập trung đầu tư, thúc đẩy cáclĩnh vực này

Trang 35

Chương 2

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Ở NHẬT BẢN

2.1 Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa của Chính phủ Nhật Bản

Có thể thấy, những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển các ngànhcông nghiệp văn hóa của Chính phủ Nhật Bản thực sự được chú trọng trongnhững năm đầu thế kỷ XXI Tuy nhiên, ngay từ những năm 1980, sau một thời

kỳ kinh tế tăng trưởng ngoạn mục, nhưng văn hóa lại được coi là chưa có bướcphát triển xứng tầm, Chính phủ Nhật Bản đã nhận thấy cần có những chínhsách thúc đẩy sự phát triển văn hóa nghệ thuật để xây dựng một nước Nhậtxứng đáng là một cường quốc mọi mặt Năm 1990, Quỹ Hỗ trợ phát triển Vănhóa nghệ thuật được thành lập với hơn 54,1 tỉ Yên của chính phủ và 12,6 tỉ Yênhuy động từ phía người dân [48, tr.1] Quy mô này tiếp tục được duy trì chođến hiện nay Theo công bố của Bộ Văn hóa- Giáo dục Nhật Bản, từ năm 1995đến nay, ngân sách dành cho Cục Văn hóa chiếm khoảng 1,18% ngân sách của

Bộ, chiếm 0,094% ngân sách cả nước

Trên cơ sở những thành tựu thu được từ sự phát triển của một số ngành côngnghiệp văn hóa trọng tâm thu được trong những thập niên cuối thế kỷ XX nhưmanga, phim hoạt hình anime, bước sang thế kỷ XXI, Chính phủ Nhật Bản đã đưa

ra hàng loạt đối sách thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển đặc biệt bằng nhữngchính sách cốt lõi như sau:

Trước hết là chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của văn hóa nghệ thuật

Kể từ năm 2002, Cục Văn hóa Nhật Bản đã bốn lần ban hành “Phương châm cơ bảnliên quan đến thúc đẩy phát triển văn hóa nghệ thuật” Lần thứ nhất vào năm 2002,lần thứ 2 vào năm 2007, lần thứ 3 vào năm 2011, lần thứ 4 vào năm 2015 Trong lầnban hành mới đây nhất vào năm 2015, chính sách này đi đề cập đi sâu vào 5 chiếnlược chính: Chiến lược 1: hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật;Chiến lược 2: Tăng cường nguồn nhân lực cho văn hóa và nghệ thuật và tăng cườngchính sách thúc đẩy phát triển văn hóa nghệ thuật ở thế hệ thanh, thiếu niên và trẻ

Trang 36

lược 4: Khuyến khích sự đa dạng văn hóa và sự hiểu biết lẫn nhau trong nước và quốc tế; Chiến lược 5: Thiết lập một hệ thống thúc đẩy phát triển Văn hóa Nghệ thuật.

“Luật liên quan đến xúc tiến hoạt động và bảo hộ sự nghiệp sáng tạo văn hóagiải trí” (2004) cũng là một trong những chính sách thúc đẩy và đảm bảo về mặtpháp lí cho sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa Mục đích của luật này,

đó là nhằm “ Đem lại sự lý giải một cách cơ bản về luật tài sản trí thức”, “ Đưa ranhững giải pháp nhằm thúc đẩy một cách toàn diện và hiệu quả sự bảo hộ, hoạtđộng, và sự sáng tạo của công nghiệp giải trí, hơn thế nữa đó là sự cống hiến cho sựphát triển toàn diện của kinh tế và đời sống sinh hoạt tinh thần của người dân” Bộluật cũng nêu lên trách nhiệm của nhà nước bằng các biện pháp xử lý của cơ quanluật pháp đưa ra giải pháp quản lý sản phẩm văn hóa; Bảo vệ quyền lợi hợp phápcủa người sử dụng, tác giả, và người có quyền sở hữu…Những qui định cơ bản vềtrách nhiệm của những người thực thi chế tác văn hóa, các đoàn thể công cộng, cácđịa phương, và chính phủ…Đây được coi là “ Bộ luật cơ bản về tài sản trí tuệ” vì đãđưa ra các qui định về quyền được phép (sao chép, sử dụng), quyền nhãn hiệu,quyền tác giả…

Năm 2007, Nhật Bản công bố “Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp

du lịch” (6/2007) nhằm thu hút khách du lịch đến Nhật Bản Có một thực tế trongnhiều năm qua là lượng khách du lịch đến Nhật Bản thường thấp hơn nhiều so vớilượng khách Nhật Bản đi nước ngoài du lịch Lý do chủ yếu là bởi giá cả hàng hóatại Nhật Bản khá cao, kèm theo đó là hạn chế về việc sử dụng tiếng Anh tại NhậtBản Nhận thức rõ thực trạng ngành công nghiệp du lịch, tháng 6 năm 2007, NộiCác Nhật Bản đã thông qua chiến lược phát triển công nghiệp du lịch hướng tới 5mục tiêu cụ thể vào năm 2015: (1) Đạt 10 triệu lượt khách du lịch nước ngoài đếnthăm Nhật Bản ; (2) Đạt 20 triệu lượt du khách Nhật Bản đi du lịch nước ngoài; (3)Chi tiêu du lịch trong nước đạt 30 tỉ yên; (4) Các tour du lịch trong nước tăng lên 4ngày đêm; (5) Tăng gấp 5 lần số hội nghị quốc tế [47, tr.17]

Năm 2007, Bộ Kinh tế và Công nghiệp công bố “Chiến lược Toàn cầu hóaCông nghiệp nội dung số”, trong đó nhấn mạnh đến thị trường điện ảnh quốc tế, thị

Trang 37

trường thương mại điện tử và các lễ hội văn hóa quốc tế nhằm quảng bá thông tin.Tiếp theo đó, năm 2010, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhât Bản tiếp tụcđưa ra “Chiến lược xuất khẩu công nghiệp văn hóa” (công bố ngày 19/8/2010).Trọng tâm là các nước châu Á đặc biệt là các thị trường mới nổi như Trung Quốc,Thái Lan, Philipin….Chính sách thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường tiềm năngngoài việc mang lại nguồn doanh thu khổng lồ thì còn xuất phát từ những lý do nhưthị trường nội địa Nhật Bản đang dần co hẹp lại bởi tình trạng già hóa dân số trongkhi tỉ lệ cạnh tranh trong nước là rất cao Bên cạnh đó, việc mở rộng thị trường côngnghiệp văn hóa sang các nước khác cũng là phương thức hữu hiệu để nâng cao tầmảnh hưởng “sức mạnh mềm” của Nhật Bản Chiến lược xuất khẩu sản phẩm côngnghiệp văn hóa nhấn mạnh đến các ngành công nghiệp giải trí như: Manga, anime,game, và âm nhạc (J-pop) và công nghiệp thời trang, đặc biệt là thời trang ứngdụng trong cuộc sống kết hợp với công nghệ cao.

Chiến lược “Cool Japan” (công bố tháng 4/ 2016) như một biểu hiện cho sựtrỗi dậy của Nhật Bản với vị thế của một siêu cường văn hoá “Cool Japan” nỗ lựcphổ biến một Nhật Bản quyến rũ, hấp dẫn đến với thế giới, hỗ trợ đắc lực cho chínhsách xuất khẩu công nghiệp văn hóa của Nhật Bản.[6, tr.65]

Qua các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệpvăn hóa của Nhật Bản có thể thấy nổi lên một số điểm trọng tâm chính sau đây:

Thứ nhất là tăng cường đầu tư nguồn vốn Có thể thấy, nguồn vốn mà Chính

phủ Nhật Bản dành cho văn hóa nghệ thuật luôn luôn ổn định, thậm chí có xuhướng tăng nhanh trong những năm gần đây Năm 2003, lần đầu tiên nguồn vốnnày đạt con số 100 tỉ yên Năm 2004, con số này tăng lên mức 101, 6 tỉ yên Nhữngnăm tiếp sau, mặc dù tình hình kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy giảm songcon số này vẫn được duy trì ở mức ổn định, không suy giảm Đáng chú ý là năm

2014, nguồn vốn này tăng lên mức cao nhất so với các năm trước, đạt 103, 3 tỉ yên.Con số này tiếp tục tăng lên trong năm 2015, đạt mức 103,793 tỉ yên; năm 2016 là103,965 tỉ yên, tăng 172 triệu yên so với năm trước [49, tr.5]

Trang 38

Vốn dành cho công nghiệp văn hóa nằm trong 37,8% ngân sách chi cho xúctiến văn hóa nghệ thuật Các chính sách của Nhật Bản còn tạo điều kiện pháp lí chocác nhà đầu tư bỏ tiền đầu tư kinh doanh thuận lợi trong lĩnh vực công nghiệp vănhóa Hệ thống Ngân hàng Chính sách Nhật Bản đưa ra Chế độ Bảo chứng nợ vàCho vay đối với công nghiệp giải trí Chính phủ đã ban hành những chính sách đãingộ thuế để tạo môi trường đầu tư cho công nghiệp văn hóa.

Thứ hai là đào tạo nguồn nhân lực: gồm 2 khía cạnh đáng chú ý, trước hết là

tăng cường việc đào tạo nguồn nhân lực trong nước thông qua số trường đại họcđào tào cán bộ quản lý văn hóa và nghiên cứu chính sách văn hóa tăng lên Cáctrường đại học của Nhật Bản cũng nghiên cứu và đưa vào giảng dạy các mô hìnhquản lý văn hóa của các nước phương Tây Mặt khác có chính sách thu hút nguồnnhân lực chất lượng cao từ bên ngoài để bù đắp tình trạng thiếu hụt lao động chấtlượng cao trong nước Điều này được thể hiện rất rõ trong “Chiến lược cửa ngõChâu Á” được xây dựng trong năm 2010

Thứ ba là mở rộng thị trường hải ngoại nhằm tăng cường sức tiêu thụ các sản

phẩm công nghiệp văn hóa để phát huy vai trò kinh tế cũng như vai trò quảng bávăn hóa, gia tăng sức mạnh mềm, tạo nên sức mạnh cuốn hút của Nhật Bản ở nướcngoài; đáng chú ý là Châu Á, trong đó có Việt Nam được coi như một trong nhữngtrọng điểm của chính sách quảng bá sản phẩm công nghiệp văn hóa, gia tăng ảnhhưởng văn hóa của Nhật Bản trong những năm gần đây

Thứ tư là tạo mọi điều kiện cho người dân được tiếp xúc và hưởng thụ các

sản phẩm công nghiệp văn hóa Chính phủ Nhật Bản đã cho xây dựng nhiều nhàvăn hóa, nhà hát công cộng; đưa ra nhiều quy định miễn phí vé thăm quan bảo tàng;qui định kênh truyền hình miễn phí… Khuyến khích mọi người dân tham gia hoạtđộng sáng tạo văn hóa; Hỗ trợ tổ chức các lễ hội văn hóa của địa phương…Hỗ trợcho các nghệ sĩ và các nhóm biểu diễn nghệ thuật biểu diễn phục vụ trong các nhàdưỡng lão, cho người tàn tật, trẻ em…

Thứ năm là tăng cường việc chống vi phạm bản quyền Nêu cao trách nhiệm

của nhà nước trong các biện pháp xử lý, giải pháp quản lý sản phẩm văn hóa, bảo vệ

Trang 39

quyền lợi hợp pháp của người sử dụng, tác giả, và người có quyền sở hữu … Nhữngqui định cơ bản về trách nhiệm của những người thực thi chế tác văn hóa, các đoànthể công cộng, các địa phương, và chính phủ…

Có thể thấy, những chính sách phát triển văn hóa cũng như những chính sáchlien quan trực tiếp đến phát triển công nghiệp văn hóa của Chính phủ Nhật Bản đã

có ảnh hưởng định hướng, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, có trọng tâm củacác ngành công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản trong thời gian vừa qua

2.2 Thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản

2.2.1 Cơ cấu ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản

Cuối những năm 1990, kinh tế Nhật Bản bắt đầu phát triển chựng lại và bướcvào giai đoạn giai đoạn hậu kinh tế bong bóng, rồi rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài.Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khác thì thời kỳ kinh tế này lại là thời kỳ mà văn hóa đạichúng Nhật Bản phát triển rực rỡ nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II Chínhthời kỳ này đã làm nảy sinh xu hướng kinh doanh các sản phẩm văn hóa của không

ít các công ty, từ đó tạo ra một thị trường tiêu thụ văn hóa rất lớn trong nước Nhật,hình thành tiền đề cho ngành công nghiệp văn hóa sau này Từ những năm 1990,các sản phẩm văn hóa đại chúng Nhật Bản bắt đầu được xuất khẩu và được đónnhận tại nhiều nước trên thế giới Tính đến nay, tốc độ phát triển cũng như doanhthu của ngành công nghiệp văn hóa hàng năm đã đưa lại một nguồn lợi kinh tếkhổng lồ cho Nhật Bản, giúp Nhật Bản đặt chân vào thị trường các nước mới nổi ởChâu Á, nơi có xu hướng tiêu dùng bình quân ngày càng tăng Theo kết quả điều tracủa Viện Nghiên cứu Chính sách quốc tế, doanh thu của các ngành công nghiệp vănhóa tại Nhật Bản ước tính đạt 44 nghìn tỉ Yên năm 1999, 45,2 nghìn tỉ Yên năm2004; 51,5 nghìn tỉ Yên năm 2011 và năm 2015 đạt 51,8 nghìn tỉ yên [31, tr.27].Các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 6,6 % trong tổng doanh số cácngành công nghiệp Trong số các ngành công nghiệp văn hóa, các mục dịch vụchiếm phần lớn, lên tới 44,3 nghìn tỉ Yên - 86,2% tổng doanh số các ngành côngnghiệp văn hóa Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng công nghiệp văn hóa sẽ tiếp tục mangđến những ảnh hưởng tích cực đồng thời thúc đẩy những nhu cầu tiêu dùng đối vớicác ngành kinh tế có liên quan như du lịch, mua sắm, mỹ phẩm, đồ điện tử nhằmkhôi phục và mở rộng thị trường, nâng cao tầm ảnh hưởng quốc tế

Trang 40

Từ năm 2010, Bộ Kinh tế- Công nghiệp Nhật Bản công bố cơ cấu lĩnh vựccông nghiệp văn hóa nước này gồm 18 ngành chia thành 13 nhóm chính như trìnhbày trong bảng dưới đây

Bảng 2.1: Cơ cấu các ngành công nghiệp văn hóa Nhật

Bản

1 Dệt may và thời trang Dệt

Nhuộm May mặc

2 Thủ công, mỹ thuật, Liên quan đến sản phẩm thủy tinh

nghệ thuật đồ cổ (nghệ

thuật truyền thống

3 Xuất bản

Gốm gia dụngSơn màiBáoXuất bản phẩmViện điều tra và cung cấp thông tin

4 Software

5 Văn hóa nghe, nhìn Công việc liên quan đến chế tác và phân phối sản

phẩm nghe nhìnRạp chiếu phimChụp ảnh

Doanh nghiệp Phát thanh tư nhânDoanh nghiệp Phát thanh truyền hình (truyền dẫn)

8 Nghệ thuật biểu diễn Ngành giải trí, lễ hội (Nơi, địa điểm và doanh

Nhà hangDoanh nghiệp liên quan đến sản xuất nguyên liệuDoanh nghiệp liên quan đến sản xuất đồ gia dụng

Nguồn: Bộ Kinh tế-Công nghiệp Nhật Bản (2010)

Ngày đăng: 13/10/2016, 15:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Cơ cấu các ngành công nghiệp văn hóa Nhật - Phát triển công nghiệp văn hóa kinh nghiệm của nhật bản và bài học cho việt nam
Bảng 2.1 Cơ cấu các ngành công nghiệp văn hóa Nhật (Trang 40)
Bảng 2.2: Giá trị gia tăng và số lƣợng nhân công - Phát triển công nghiệp văn hóa kinh nghiệm của nhật bản và bài học cho việt nam
Bảng 2.2 Giá trị gia tăng và số lƣợng nhân công (Trang 55)
Bảng 3.1: Đầu tƣ, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng Ngân sách cấp cho các đoàn nghệ thuật Trung Ƣơng - Phát triển công nghiệp văn hóa kinh nghiệm của nhật bản và bài học cho việt nam
Bảng 3.1 Đầu tƣ, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng Ngân sách cấp cho các đoàn nghệ thuật Trung Ƣơng (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w