MỤC LỤC
- Phân tích quá trình phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản, trong đú làm rừ chớnh sỏch của chớnh phủ Nhật Bản đối với sự phỏt triển của các ngành công nghiệp văn hóa. - Làm rừ thực trạng cụng nghiệp văn húa Việt Nam và kinh nghiờm của Nhật Bản, từ đó đưa ra những gợi ý về phát triển lĩnh vực này ở nước ta.
- Đánh giá thành tựu và hạn chế của các ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản.
Trên cơ sở đó, Luận văn phân tích thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam hiện nay và đưa ra một số gợi mở nhằm xây dựng các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu luận văn là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu giảng dạy và xây dựng chính sách phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Nếu hệ thống sản xuất vật chất có nhiệm vụ sản xuất, bảo quản, phân phối và tiêu thụ hàng hóa vật chất thông thường như máy móc, xe cộ… Chức năng chính là đảm bảo sự trao đội vật chất giữa con người với tự nhiên, đáp ứng nhu cầu vật chất của con người như ăn mặc, ở, đi lại… giúp con người tồn tại như 1 sinh thể; thì hệ thống sản xuất tinh thần lại có nhiệm vụ sản xuất, duy trì, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm/giá trị tinh thần như tác phẩm văn học, tranh, ảnh….Chức năng của hệ thống này là bồi dưỡng con người về mặt tri thức, đạo đức, tình cảm, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, giúp con người trong xã hội phát triển đồng đều và khăng khít hơn. Ví dụ, với sản phẩm là vở kịch, múa hát hay chương trình ca nhạc biểu diễn trực tiếp thì quá trình sáng tạo, biểu diễn của người nghệ sỹ diễn ra đồng thời với việc phân phối sản phẩm này đến với công chúng, diễn ra đồng thời với việc thụ hưởng/ tiêu thụ sản phẩm nghệ thuật của khán giả.
Bên cạnh đó, việc tiếp thị, giao lưu, trao đổi, quảng bá văn hóa, xây dựng biểu tượng văn hóa quốc gia và một số thương hiệu sản phẩm văn hóa quốc gia, sử dụng văn hóa dân tộc để làm ảnh hưởng, tác động tới các quốc gia khác có tác dụng nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế đồng thời xây dựng thị phần cho công nghiệp văn hóa quốc gia trên thị trường quốc tế, mặt khác, hình thành xu hướng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ văn hóa của đất nước đó. Nếu một quốc gia không chú trọng tới nền công nghiệp văn hóa, dẫn đến nền công nghiệp văn hóa yếu kém thì sẽ không thể xuất khẩu sản phẩm văn hóa sang nước khác mà chỉ có thể nhập khẩu sản phẩm văn hóa của nước khác (do không có sản phẩm văn hóa hay các sản phẩm văn hóa có chất lượng yếu kém, không thể cạnh tranh) từ đó dẫn đến nhập siêu các sản phẩm văn hóa, dẫn đến sự phụ thuộc và bị chi phối từ bên ngoài, kéo theo những hệ lụy khác cả về kinh tế-văn hóa- chính trị.
Để hạn chế tình trạng này, buộc các quốc gia cần phải tự nhận thức đầy đủ về thực trạng và xu tế phát triển công nghiệp văn hóa tại quốc gia mình cũng như tình hình chung của các nền công nghiệp văn hóa trên thế giới nhằm “ rút ngắn” khoảng cách phát triển, đồng thời tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực và tiếp nhận, sáng tạo công nghẹ hiện đại cũng như kỹ năng quản lý lĩnh vực này. Xu thế số hóa cùng sự phát triển không ngừng của internet đã tác động trực tiếp đển các nền công nghiệp văn hóa đặc biệt là các ngành giải trí như điện ảnh, âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật..Số hóa đặc biệt là thương mại điện tử giúp sản phẩm công nghiệp văn hóa tiếp được tiếp cận và phân phối hiệu quả tới người tiêu dùng trên toàn thế giới, đem đến nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp, giúp giảm chi phí nhiều hơn lĩnh vực phân phối truyền thống.
Ví dụ, thị trường ngành công nghiệp sáng tạo tại Singapore, với 7000 công ty đa quốc gia đang đặt trụ sở tại Singapore, các công ty thiết kế, quảng cáo, truyền thông ở Singapore mỗi năm thực hiện hàng triệu hợp đồng quảng cáo, thiết kế cho các công ty đa quốc gia này và các chi nhánh của họ ở nhiều nước trong khu vực. Mặc dù khái niệm về công nghiệp văn hóa cho đến nay còn chưa thống nhất, có nhiều cách gọi, nhiều quan niệm khác nhau ở mỗi quốc gia hay mỗi tổ chức quốc tế, nhưng đều có thế nhận thấy những khái niệm này đều gặp nhau ở những điểm chung khi nhấn mạnh đến yếu tố sáng tạo, sản xuất, và phân phối các sản phẩm văn hóa.
Bộ luật cũng nêu lên trách nhiệm của nhà nước bằng các biện pháp xử lý của cơ quan luật pháp đưa ra giải pháp quản lý sản phẩm văn hóa; Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng, tác giả, và người có quyền sở hữu…Những qui định cơ bản về trách nhiệm của những người thực thi chế tác văn hóa, các đoàn thể công cộng, các địa phương, và chính phủ…Đây được coi là “ Bộ luật cơ bản về tài sản trí tuệ” vì đã đưa ra các qui định về quyền được phép (sao chép, sử dụng), quyền nhãn hiệu, quyền tác giả…. Thứ ba là mở rộng thị trường hải ngoại nhằm tăng cường sức tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp văn hóa để phát huy vai trò kinh tế cũng như vai trò quảng bá văn hóa, gia tăng sức mạnh mềm, tạo nên sức mạnh cuốn hút của Nhật Bản ở nước ngoài; đáng chú ý là Châu Á, trong đó có Việt Nam được coi như một trong những trọng điểm của chính sách quảng bá sản phẩm công nghiệp văn hóa, gia tăng ảnh hưởng văn hóa của Nhật Bản trong những năm gần đây.
Bởi vậy, trong khuôn khổ của luận văn, người viết xin được đi sâu vào thực trạng một số ngành tiêu biểu trong công nghiệp nội dung số (manga, anime, phim, âm nhạc, game…) để lấy đó làm những đại diện tiêu biểu cho một nền công nghiệp văn hóa đang phát triển và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế tại Nhật Bản. Nếu trước kia phải mất 46 năm để những bộ phim hoạt hình chiếu ở rạp được phát sóng trên TV và thêm 17 năm nữa để được phân phối dưới hình thức các video game thì từ năm 2000, nhờ có sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông và internet, các sản phẩm có nội dung anime đã truyền tải dễ dàng hơn đến tất cả mọi thế hệ, mọi lứa tuổi; đồng thời củng cố và đang dạng hóa các loại anime khác nhau.
Thậm chí, ngành in ấn xuất bản là ngành kinh doanh mang tính chuyên môn nhằm phổ biến kiến thức, trí tuệ, thông tin bằng chữ viết cũng được Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài bằng việc chuyển giao kỹ thuật in hiện đại và việc tăng cường xuất khẩu đem lại ngoại tệ trong một số trường hợp. Tại Nhật Bản, với một số biến động do môi trường quốc tế và trong nước, cán cân thương mại thể hiện tích cực trong suốt ba thập kỷ trước khi bị ảnh hưởng bởi trận động đất Tohoku và thảm họa hạt nhân năm 2011 (thảm họa kép), khiến ngành điện hạt nhân phải đình chỉ buộc Nhật Bản phải tăng nhập khẩu nguyên liệu hóa thạch.
Ở Nhật Bản, chính phủ đã ban hành luật cấm xâm phạm bản quyền với khung hình phạt rất nặng, tuy nhiên song song với chính sách thúc đẩy xuất khẩu văn hóa thì các sản phẩm công nghiệp văn hóa được xuất khẩu ra ngoài thế giới, đặc biệt là xuất khẩu sang các nước đang phát triển rất khó quản lý và dễ dàng bị sao chế. Trên cơ sở nghiên cứu những thành công cũng như vấn đề còn đang cần tháo gỡ của một cường quốc công nghiệp văn hóa đi trước như Nhật Bản; luận văn trên cơ sở đó sẽ đưa ra những đề xuất, bài học, giải pháp cho các ngành công nghiệp văn hóa nước ta trong thời gian tới nhằm phát huy hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội của các ngành này, đóng góp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vì là một công nghệ tổ chức nên đã hình thành một chuỗi các sự kiện/hoạt động, từ sáng tạo (nhà thiết kế, đạo diễn, tuyển chọn), đến tổ chức sự kiện (nhà sản xuất, các chuyên gia về biểu diễn, hoá trang, âm thanh ánh sáng, sân khấu, các cuộc thi…). Việt Nam là nước được đánh giá có tiềm năng trong lĩnh vực thời trang, song chưa có. một chiến lược phát triển chúng, bảo đảm các yếu tố nghệ thuật, thương mại và công nghệ. Thứ hai, về thực trạng vốn đầu tư cho ngành: Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này chiếm chủ yếu từ ngân sách Nhà nước. Các nguồn vồn khác hầu như không có hoặc có cũng chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn trong tổng vốn được đầu tư. Điều này, một mặt phản ánh sự khó khăn trong lượng vốn đầu tư phát triển ngành. Mặt khác, phản ánh quá trình kinh doanh các sản phẩm văn hóa của ngành chưa được phát huy đúng tiềm năng, đồng thời đặt ra vấn đề phải tạo ra một hệ thống các giải pháp về cơ chế, chính sách, thể chế trong sự phát triển ngành này thành một ngành công nghiệp văn hóa trong hội nhập quốc tế. Bảng 3.1: Đầu tƣ, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng Ngân sách cấp cho các đoàn nghệ thuật Trung Ƣơng. Số tiền Tỉ Số tiền lệ. từ nhà nước Ngân sách từ các hoạt động của đơn vị Ngân sách từ tài trợ:. đồng)Theo bảng thống kê, trong 3 năm nguồn từ ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cuả ngành đều chiếm từ 83% đến gần 92 % tổng vốn đầu tư cho ngành. Những năm 1980 với sự phát triển của hệ thống và mạng lưới truyền hình và thị trường video, ngành Điện ảnh Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, ngân sách không đầy đủ, phương tiện kỹ thuật lạc hậu, chỉ có các hãng phim nhà nước như : Hãng phim truyện Việt Nam, Phim Giải Phóng, Hãng Phim truyện 1..Do đó, số lượng phim sản xuất đã giảm dần từ năm 1987, ngày càng nhiều phim nhập ngoại từ châu Á, châu Âu, và Mỹ.
Từ đó, kinh nghiệm trên của Nhật Bản, có thể thấy nếu Việt Nam tận dụng và làm chủ được công nghiệp văn hóa, thì đây cũng sẽ là công cụ để gia tăng sức mạnh văn hóa dân tộc, vì trong quá trình phát triển, công nghiệp văn hóa có sức phát huy hiệu quả nhất các giá trị văn hóa truyền thống thông qua việc biến chúng thành những thương phẩm văn hóa trên. Ở Việt Nam, những việc này cần được tiến hành đồng bộ với việc đẩy nhanh quá trình đổi mới nhận thức, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí văn hóa và tăng cường học tập kinh nghiệm xây dựng chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của các nước phát triển, nhất là kinh nghiệm của Nhật Bản vì đây là quốc gia trong khu vực, có văn hóa truyền thống với nhiều nét tương đồng với văn hóa Việt Nam.