Việc truyền bá kiến thức lịch sử bằng hình thức thơ ca truyền thống, nhất là thể thơ lục bát là một cách làm thông minh, dễ có hiệu quả, cổ nhân đã từng làm. Từ lẽ đó, tác giả đã cho ra đời tác phẩm “Đại cương thế giới sử thi”, một tập thơ lục bát liên hoàn dài 3.456 câu viết về lịch sử thế giới từ thời nguyên thủy đến năm 2015. Qua tác phẩm, tác giả đã tóm tắt lịch trình phát triển của thế giới khá đầy đủ, tinh gọn, mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp thu và đưa ra nhận xét, phẩm bình, đánh giá các sự kiện, thời đại và nhân vật lịch sử chứng tỏ sự hiểu biết thấu đáo của một nhà giáo chuyên tâm với môn lịch sử.
Trang 1
VỀ TẬP THƠ “ĐẠI CƯƠNG THẾ GIỚI SỬ THI”
CỦA LÊ VĂN CƯỜNG
Hoàng Việt Quân
Thoạt nhìn tên gọi tác phẩm “Đại cương thế giới sử thi”
của Lê Văn Cường, tôi ngỡ tưởng đây là một công trình nghiên
cứu - biên soạn mang tính khoa học, hóa ra không phải Đó là một
tập thơ lục bát liên hoàn dài 3.456 câu viết về lịch sử thế giới từ
thời nguyên thủy đến năm 2015 Ngạc nhiên hơn bởi mấy năm
gần đây Lê Văn Cường xuất hiện trên thi đàn Văn nghệ Yên Bái
với giọng thơ trẻ, thơ tình yêu, ngay cả tập thơ đầu tay “Thơ tình
cho em” (N.x.b Văn học, tháng 3/2015) cũng thấm đẫm khát vọng
yêu thương, hạnh phúc đôi lứa giúp anh vừa được kết nạp vào Hội
Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái cuối năm 2015, ai ngờ
anh lại có ngay tập thơ mới về đề tài lịch sử thế giới, một đề tài
thật khó viết, lại đòi hỏi phải có kiến thức khoa học lịch sử sâu
rộng và có cảm xúc dồi dào, sâu sắc mới sáng tác được Vậy mà Lê Văn
Cường đã làm được
Đọc tập thơ “Đại cương thế giới sử thi”, trước hết ta hiểu
tác giả là một nhà giáo yêu nghề và có niềm đam mê bộ môn lịch
sử Bản thân nhà giáo Lê Văn Cường trong quá trình dạy bộ môn
lịch sử ở trường trung học phổ thông Cảm Ân, huyện Yên Bình,
tỉnh Yên Bái vẫn luôn mong muốn tìm ra phương pháp giảng dạy
và phương thức hoạt động tạo hứng thú, gây hấp dẫn cho các em
học sinh trong việc tiếp thu kiến thức lịch sử Anh nhận thấy thơ
ca là một trong những phương tiện hữu ích trong việc truyền đạt
kiến thức lịch sử đến thế hệ trẻ hôm nay Anh tâm sự: “Hiện nay
cách dạy học lịch sử truyền thống ở các trường phổ thông vẫn bị coi là khô khan, nhàm chán, do vậy học sinh nhìn chung còn thờ ơ với môn học này Chính vì thế, sau nhiều trăn trở, tôi đã cố gắng
hoàn thành tác phẩm “Đại cương thế giới sử thi” theo thể thơ lục
bát dễ thuộc dễ nhớ dài 3.456 câu Tôi hy vọng tác phẩm này có thể trở thành một cuốn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các em học sinh nói riêng và góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao nhận thức lịch sử cho người dân nói chung”
Việc truyền bá kiến thức lịch sử bằng hình thức thơ ca truyền thống, nhất là thể thơ lục bát là một cách làm thông minh,
dễ có hiệu quả, cổ nhân đã từng làm Bác Hồ trong quá trình vận động cách mạng ở Việt Bắc cũng từng viết lịch sử nước ta bằng
thể thơ lục bát truyền thống: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường
gốc tích nước nhà Việt Nam” Lê Văn Cường đã biết tiếp thu
cách làm này để viết về lịch sử thế giới, lịch sử loài người:
Ngẫm trong lịch sử loài người Công xã nguyên thủy là thời đầu tiên Kéo dài trì trệ triền miên
Dã man, thấp kém, kiếm tìm cái ăn
Và cứ thế, anh lần lượt kể chuyện về các hình thái nhà nước
từ thời cổ đại đến trung đại, cận đại, hiện đại với các chế độ xã hội: công xã nguyên thủy, phong kiến, tư bản, xã hội chủ nghĩa, cùng với quá trình hình thành và phát triển của các loại đạo giáo, tôn giáo, các mối xung đột nhà nước, giai cấp, tôn giáo, sắc tộc, các cuộc chiến tranh đẫm máu tranh giành quyền lực, đất đai, thị
Trang 2trường dẫn đến đại chiến thế giới lần thứ nhất, thứ hai; các cuộc
đấu tranh cách mạng, phong trào giải phóng dân tộc v.v… gắn
liền với các địa danh, các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trên
khắp thế giới Đọc tập thơ này, thấy tác giả đã tóm tắt lịch trình
phát triển của thế giới khá đầy đủ, tinh gọn, mạch lạc, rõ ràng, dễ
hiểu, dễ tiếp thu Đôi lúc anh có lời nhận xét, phẩm bình, đánh giá
các sự kiện, thời đại và nhân vật lịch sử bằng những câu thơ giản
dị, ngắn gọn mà không kém phần tinh tế, sâu sắc, chứng tỏ sự
hiểu biết thấu đáo của một nhà giáo chuyên tâm lịch sử Ngay cả
ở thời đại ngày nay khi “trật tự hai cực tan mau” và “toàn cầu
hóa đã gọi mời”, thế kỷ XXI đang mở ra “trật tự thế giới mới
càng rõ hơn”, anh cũng chỉ ra được tình hình thế giới đang có
chuyển biến theo xu hướng mới, tích cực:
“Toàn cầu hóa” đã và đang
Xu thế tất yếu khách quan bình thường Nước đang phát triển tìm đường
Với “Toàn cầu hóa” tấm gương soi mình Kinh tế, chính trị, hòa bình
Bản sắc, văn hóa, văn minh, chủ quyền Vươn lên trong thế vững bền
Thời cơ - thách thức, bon chen - hòa đồng
Bên cạnh thời cơ mới, vận hội mới của thế kỷ XXI, anh
cũng thâu tóm tình hình thế giới đang diễn ra hơn chục năm qua
với những thách thức mới, hiểm họa mới gây nên “bao nhiêu biến
cố, can qua cõi người” Đó là tình hình nội chiến ở nơi này nơi
khác, những xung đột khu vực, những phần tử li khai, các tổ chức
khủng bố gây nên bao cảnh tượng xót xa, đau lòng Đó là “một
nguy cơ mới hiện hình/ Dân tộc, tôn giáo,chấp tranh, hận thù…”
Đó là cảnh “đói nghèo, dịch bệnh lại cùng thiên tai”, biến đổi khí hậu với “hiệu ứng nhà kính, biển tuôn nước đầy” Đó là tình hình
“Biển Đông dậy sóng chính trường/ Trung Hoa thách thức với
“đường bịa ra”"", rồi dịch bệnh Ebola, nhà nước tự xưng đạo Hồi
với các chiến binh IS tàn bạo, các mối quan hệ Triều Tiên - Đại Hàn v.v… Có thể nói những trang thơ cuối cùng là những lời thơ điểm tin thời sự nóng hổi cả về thời cơ và thách thức mới để con người tỉnh táo nhận biết, khôn khéo xử thế với mong muốn cháy bỏng:
Mong cho thế giới sống trong yên bình Hạnh phúc cho mọi sinh linh
Chiến tranh cùng những chiến binh, lụi tàn
Kết thúc tác phẩm, anh nói “Đôi dòng thế sự buồn vui” về
lịch sử thế giới từ thời nguyên thủy đến nay mong cho mọi người
quan tâm, tin tưởng vào tương lai tươi sáng, tin tưởng vào “văn
minh tiến hóa ở gần ánh dương” của nhân loại với lời thỉnh cầu
tha thiết, chân tình:
Năm châu, bốn biển, mười phương Nắm tay tiến bước con đường trái tim Thời gian cho dẫu lặng im
Sử thi thế giới: ta tìm thấy ta!
Thế là rõ: cái tâm, cái tình, trái tim và khối óc của nhà giáo - nhà thơ Lê Văn Cường vẫn hướng về một tương lai tốt đẹp, vẫn muốn thế giới này đoàn kết cùng nhau xây dựng và phát triển trên
con đường của “trái tim” mách bảo, ghi thêm những trang sử vàng của thế giới để nhân loại tự “ta tìm thấy ta”
Tôi được biết ngoài tập thơ viết về đại cương lịch sử thế giới, Lê Văn Cường còn vừa hoàn thành tập thơ viết về lịch sử
Trang 3Việt Nam cũng bằng thể thơ lục bát, cũng bằng những lời kể thấu
đáo và sâu sắc với độ dài nhiều hơn, điều đó càng chứng tỏ anh
yêu lịch sử và muốn cống hiến sức lực, truyền bá lịch sử bằng
những vần thơ truyền thống của dân tộc
Với thể thơ lục bát và lời thơ trần thuật kiến thức lịch sử đã
được xác định, thật khó cho Lê Văn Cường có những vần thơ
sáng tạo mang tính huyền thoại và anh hùng ca như các bản
trường ca, lại càng khó có các câu thơ mang tính ẩn dụ hoặc lãng
mạn vốn là đặc trưng của thơ hay thường thấy Bảo đó là hạn chế
cũng được, bảo đó là cách thể hiện tất yếu của lối thơ gần với diễn
ca cũng được Vấn đề cơ bản là Lê Văn Cường đã đạt được mục
đích của mình là làm thơ để truyền đạt những kiến thức cơ bản về
lịch sử thế giới cho người học, người xem dễ hiểu, dễ nhớ, gây
cho người ta hứng thú với những vấn đề lịch sử Đứng ở góc độ
này, chúng ta thấy tác phẩm “Đại cương thế giới sử thi” của Lê
Văn Cường có ý nghĩa thiết thực, bổ ích, rất cần cho người học và
những người yêu thích tìm hiểu lịch sử thế giới, lịch sử loài
người Mong rằng chúng ta tìm đọc và tự mình thưởng thức, đánh
giá với các giá trị của tác phẩm một cách thấu đáo, khách quan,
hẳn sẽ tìm thấy nhiều điều lý thú
Yên Bái, xuân Bính Thân 2016
ĐẠI CƯƠNG THẾ GIỚI SỬ THI
(Viết từ nguyên thủy đến 2015 dài 3.456 câu lục bát)
Ngẫm trong lịch sử loài người Công xã nguyên thủy là thời đầu tiên Kéo dài trì trệ triền miên
Dã man, thấp kém, kiếm tìm cái ăn
Đồ đá công cụ khó khăn Ghè đẽo - mài đá, vạn năm không đùa Làm chi có của dư thừa
Chưa giai cấp - Nhà nước chưa - Công bằng
Tổ tiên xin hỏi biết chăng?
Một câu hỏi lớn thưa rằng như sau:
Sáu triệu năm trước đã lâu
Từ loài “Vượn cổ” bắt đầu tiến lên Lao động tìm kiếm tự nhiên
Phát minh ra lửa, gọi “tên” nhau dần
Tứ chi biến đổi tay chân
Cơ thể linh hoạt, não phần to lên
Ăn tươi nuốt sống đầu tiên
Ăn chín sưởi ấm, lạnh liền bớt đi Việt Nam, Tây Á, Đông Phi Xương hóa thạch tìm thấy thì chứng minh Đông Phi, Gia-va, Bắc Kinh…
Di cốt “Người tối cổ” rành rành đây Bốn triệu năm trước cách nay Việt Nam ( Thanh Hóa) cũng hay sơ kỳ
“Bầy người nguyên thủy” là chi
Ăn lông ở lỗ có gì tiến không?
Trải qua năm tháng mênh mông Bốn vạn năm trước “Người tinh khôn” thành Khắp nơi trên trái đất xanh
Ba chủng tộc trắng, đen, vàng thích nghi
Trang 4Cung tên bắn với lao phi
Hái lượm, săn bắn tức thì tiến xa
Từ hang động tới “cửa nhà”
Đan lưới, nặn gốm đựng và nấu ăn
Cách ngày nay khoảng vạn năm
Cách mạng đá mới: trồng - chăn - săn - thuần
Lột da thú làm áo quần
Đồ trang sức đeo tay chân “điệu đà”
Sáo xương, đàn đá, trống da
Thị tộc, bộ lạc trẻ già sống chung
Chung lưng đấu cật phân công
Và như thế xã hội không giàu nghèo
Thời đại kim khí tiếp theo
Công cụ đá, gỗ, xương, tre lùi dần
Cách nay năm nghìn rưởi năm
Đồng đỏ kim loại cư dân biết rồi
Bốn ngàn năm cách nay thôi
Với dân trái đất là thời đồng thau
Ba ngàn năm trước chưa lâu
Cư dân Tây Á, Nam Âu sắt dùng
Năng suất lao động không ngừng
Tăng lên nhanh chóng để thường xuyên dư
Của công chiếm thành của tư
Xã hội phân biệt chẳng như ban đầu
Tư hữu, giai cấp, nghèo - giàu
Gia đình phụ hệ đứng đầu người cha
Thị tộc, bộ lạc tan ra
Xã hội cổ đại đến là hiển nhiên
* *
*
Nhà nước cổ đại đầu tiên
Ở trên lưu vực các triền con sông Văn minh cổ đại phương Đông
Ra đời rất sớm, nghề nông hàng đầu Trước tiên đáp ứng nhu cầu
Vùng mình rồi đến nối cầu vùng kia
Ai Cập – Kim Tự Tháp kìa Sáu ngàn năm trước ở rìa sông Nin
Từ các công xã liên minh Nhà nước Ai Cập đã hình thành ra Người Su-me ở Lưỡng Hà
Sông Ấn- Ấn Độ, Hoàng Hà-Trung Hoa Lần lượt xuất hiện quốc gia
Thời kỳ cổ đại gọi là khai sinh Trị thủy, xây dựng công trình
Tù trưởng bộ lạc biến thành ông vua Quý tộc của cải dư thừa
Nông dân công xã cày bừa nộp tô
Nô lệ bị mất tự do:
Tù binh bị bắt, nợ do quá nghèo Nhất nhất hầu hạ nghe theo Tầng lớp quý tộc, gieo neo kiếp người Tối cao-vua chỉ kém trời
Chuyên chế cổ đại ta thời gọi quen Văn hóa cổ đại xét xem
Lịch, thiên văn học, khá khen người đời Chữ viết phát minh tuyệt vời
Tượng hình, tượng ý thế rồi tượng thanh Toán học: Đại số với hình
Nghệ thuật kiến trúc công trình nghìn năm Phương Tây cổ đại khó khăn
Đồng bằng nhỏ hẹp cỗi cằn đất đai
Trang 5Ba ngàn năm cách chưa dài
Địa Trung Hải dùng sắt mài, gian nan
Lúa, nho, ô liu, chanh, cam…
Lương thực không đủ, nhập phần phương Đông
Gốm sứ, các xưởng thủ công
Buôn bán nô lệ ước mong hàng đầu
Đồng tiền xuất hiện từ lâu
Rô-ma, Hi Lạp mạnh giàu một phương
Thị quốc còn gọi thành bang
Vua không có, chỉ “Hội đồng năm trăm”
Hàng năm “Đại hội công dân”
Chế độ dân chủ (một phần) chủ nô
Chèo thuyền, khuôn vác, hái nho
Khai mỏ, đấu sĩ, ném lò chiến tranh
Hai trăm chỉ tám mươi người thoát thân
Capu, tập hợp nghĩa quân
Phía Nam Ý bảy mươi ngàn người theo
Hướng Bắc Hi Lạp hiểm nghèo
Hai vạn quân Ý dân nghèo tách ra
(1): Võ sĩ giác đấu
Đội quân tiếp tục theo đà Theo đơn vị vạn thế là mười hai Đổi ý, hướng nam bước dài Chống Rô-ma sao phải ngoài Rô-ma?
Rô-ma kinh hãi, nề hà Tăng cường binh lực để mà tấn công Xpactacút theo dòng
Xi-xin vượt biển, nhưng không có thuyền Rô-ma đuổi gấp sau liền
Dồn quân khởi nghĩa xuống miền cực nam Lũy cao hào rộng cắt ngang
Trước biển sau địch, đầu hàng đi thôi!
Mùa xuân bảy mốt tới rồi (71 TCN) Một trận kịch chiến sục sôi chiến trường Xpactacút bị thương
Đến hơi thở cuối tấm gương anh hùng
Nô lệ nháo nhác vẫy vùng Rôma tàn sát lạnh lùng ghê tay Sáu hai trước công nguyên này (62 TCN) Rô-ma cũng mới diệt bay phong trào Lịch sử thế giới ghi vào
Xpactacút anh hào cổ thi Khởi nghĩa nô lệ khắc ghi
Vĩ đại nhất mọi thời kì trước nay
Vô sản cổ đại cho hay
Áp bức có đấu tranh ngay, hãy chờ!
Văn hóa xin tiếp vần thơ Lịch, chữ viết đến bây giờ chẳng sai Nhiều nhà khoa học kỳ tài
Văn học, nghệ thuật đền đài cao siêu
* *
*
Trang 6Cổ đại, trung đại tiếp theo
Chế độ phong kiến trải nhiều ngàn năm
Trung Quốc thời đại nhà Tần (221 TCN)
Thống nhất đất nước Thủy Hoàng dựng xây
Chế độ phong kiến từ đây
Cha truyền con nối, triều này triều kia
Tây Âu thế kỉ III kìa
Rô-ma bị đánh ra rìa diệt vong
Chiếm nô thời đại long đong
Thế kỷ V, châu Âu phong kiến giờ
Phương Đông bóc lột địa tô
Lĩnh canh : địa chủ sống “nhờ” nông dân
Chuyên chế không mất, còn tăng
Vương quốc rộng lớn, quyền năng cao vời
Đến XVII – XVIII thôi
Phương Đông phong kiến rơi vào hoang mang
Tây Âu muộn năm trăm năm
Lãnh chúa chiếm ruộng nông dân mà thành
Lãnh địa phong kiến riêng mình
Lâu đài, thành quách chình ình mọc lên
Tường cao, hào sâu cố kiên
Nhà kho, chuồng trại, đất miền xung quanh
Còn gọi là đất khẩu phần
Nông nô cày cấy nộp bằng thuế tô
Sản xuất tiến bộ bất ngờ
Nhưng tự trao đổi đừng mơ bên ngoài
Lãnh địa, lãnh chúa trị cai
Quốc gia thu nhỏ hình hài mà thôi
Vua quyền lực chẳng hơn người
Giống lãnh chúa lớn, hơn thời mấy đâu
Thành thị trung đại Tây Âu
Thế kỷ XI bắt đầu, tươi vui
Hội chợ, buôn bán, nụ cười Lãnh địa đóng kín tự thời mở ra
Tự do, tri thức mọi nhà Các trường đại học dần dà từ đây Hậu kỳ trung đại đổi thay (XV) Phát kiến địa lý Đông-Tây nối liền Đi-a-xơ rất tự nhiên
Mũi Hảo Vọng ở mãi miền Nam-Phi (1487) Cô-lôm-bô cũng ra đi
Tìm ra châu Mĩ tưởng thì Ấn thôi (1492) Va-xcô đơ Ga-ma rời
Cảng Li-xbon tìm sang trời phương Đông (1498) Ma-gien-lan lại đi vòng
Quanh thế giới, Thái Bình Dương vòng về
Mở ra cơ hội tràn trề Thị trường mở rộng, nối liền năm châu Quan hệ phong kiến châu Âu
Tan rã và tư bản mau định hình Tuy nhiên tiêu cực nảy sinh Cướp bóc thuộc địa hình thành thực dân
Tư sản-vô sản phân tầng
“Rào đất cướp ruộng”, “Cừu ăn thịt người”
“Văn hóa Phục hưng” một thời Tấn công phong kiến đồng thời Ki-tô
Trang 7Phong kiến ở cuối con đường
Tư bản chủ nghĩa mạnh nhường ngay thôi!
Đến đây xin viết đôi lời
Đông-Tây tranh chiến của thời đại trên
“Thập tự chinh” kể trước tiên
Rô-ma tòa thánh đánh miền phương Đông
Xâm lược cướp bóc tấn công
Viễn chinh tám cuộc cuối cùng ra sao?
Một không chín sáu, viết vào (1096)
Viễn chinh lần một thế nào, từ đâu?
Giáo hoàng Uyếc banh (II) hô hào :
“Người Tuốc, Ả rập đã vào phương Đông
Những người Hồi giáo tấn công
Thiên đường đất rộng tươi hồng Ki-tô
Phương Tây chật hẹp, bó gò
Phương Đông giàu có, tự do, tiến nào!”
Tín đồ vỗ tay rào rào
“Hồng thập tự” đã khâu vào áo ngay
Kị binh chuẩn bị đêm ngày
Nông dân Pháp, Đức chẳng hay mở đường
Đoàn quân ô hợp nhiễu nhương
Công-tăng-ti-nốp nhằm phương tiến liều
Đến Tiểu Á, còn bao nhiêu?
Bị người Tuốc đánh tiêu điều xác xơ
Lời Giáo hoàng chẳng như mơ
Thương thay thân phận ngu ngơ dân nghèo!
Tháng tám, kỵ sĩ tiếp theo
Công-tăng-ti-nốp, Bi-dăng-tin vào
Thẳng tay cướp bóc kêu gào
Đoàn quân Thập tự tiến vào Á châu
Giêrudalem bắt đầu
Một cuộc tàn sát cư dân đạo Hồi
Vương quốc được tập đồng thời (1099)
Đông Địa Trung Hải một trời kị binh Nhân dân địa phương bất bình
Vương quốc, tiểu quốc tình hình rối ren Gần nửa thế kỉ đứng lên
Người Tuốc đánh chiếm, muộn phiền Rô-ma An-ti-ốt, Ê-đét-xa
Sai sứ cầu cứu thiết tha giáo hoàng Tây Âu lần nữa rộn ràng
Kị sĩ Pháp-Đức tìm sang tức thì (1147) Tấn công Đa-mát thực thi
Tuy nhiên đại bại, làm gì, rút nhanh (1149) Một một tám bảy, sự tình (1187)
Xalađin (2) đã thình lình tấn công Giêrudalem bại vong
Tây Âu cay đắng xung phong trả thù (1189) Quân Đức nội bộ rối mù
Quân Pháp về nước mưu đồ cá nhân Chỉ còn Anh vẫn dấn thân
Không hi vọng thắng thôi đành hòa binh (1192) Vậy là cuộc đại viễn chinh
Lần ba thất bại quả tình đắng cay Viễn chinh lần bốn kể ngay (1202-1204) Giáo hoàng muốn đánh chiếm Ai Cập vì Chiếm được Ai Cập một khi
Giêrudalem tức thì chiếm luôn Trong khi chuẩn bị lên đường Bi-dăng-tin đến cầu mong giúp mình Nội bộ quyền lực tranh giành
Thái tử mong muốn nhanh nhanh đòi về Nhân Bi-dăng-tin bộn bề
Đội quân Thập tự quen nghề ác ôn
(2): Viên tướng Ai Cập đảo chính xưng vua
Trang 8Cướp bóc, tàn sát uất hờn
Lửa cháy liên tục đếm tròn ba đêm
Của cải trông đến phát thèm
Giêrulalem cần thêm làm gì
Công-tăng-ti-nốp chẳng đi
Lập lên “đế quốc La tinh” cho mình
Người Bi-dăng-tin đấu tranh
Một hai sáu mốt, lại dành về tay (1261)
Bốn lần rầm rộ, đau thay
Người lớn không được, đổi thay nhi đồng!
Sứ mệnh giải phóng thiêng liêng
Trẻ em trong trắng mới mong hoàn thành
Năm mươi ngàn trẻ mục đồng
“Giải phóng mộ chúa” cũng không được nào
Viễn chinh xem ra thoái trào
Bốn lần tiếp nữa xem sao, được gì?
Lần năm, Ai Cập xông phi (1217-1219)
Nêđéclan, Áo, Đức đi không về
Lần sáu, Giêrudalem (1228-1229)
Nhiều thành phố Palextin chiếm dần
Đang hăng thì phải rút quân
Ai Cập chiếm “đất thánh thần” từ đây
Giêrudalem trong tay
Của người Hồi giáo đến nay muôn đời
Lần bảy, Pháp-Anh đồng thời (1248-1254)
Ai Cập thẳng tiến nhưng rồi lại thua
Vua Pháp bị bắt nhục chưa?
Dùng tiền chuộc lớn để mua mạng mình
Lần tám, phục hận bại binh (1270)
Vua Pháp lần nữa chẳng thành, tử vong
Thập tự không lại về không
Ác-cô cứ điểm cuối cùng tan hoang (1291)
Viễn chinh thất bại hoàn toàn Tây Âu giáo hội, giáo hoàng mất uy Gần hai thế kỷ, thấy gì?
Chiến tranh xâm lược thôi thì hỡi ôi Đông, Tây mấy chục vạn người Chiến trường bỏ mạng, cướp rồi giết ngay Sản xuất đình đốn bao ngày
Di sản văn hóa tiếc thay hoang tàn Tuy nhiên tích cực khách quan Công bằng nhận thấy rõ ràng như sau Một số thành phố Tây Âu
Giao thương buôn bán đã giàu lên nhanh
Về sau phát triển trở thành Những thành phố lớn long lanh đón chào Tây Âu nghề mới nhập vào
Thủy tinh, thuốc súng với bao cây trồng Kiều mạch, dưa hấu…phương Đông Cùng với kinh nghiệm học xong mang về Bi-dăng-tin thêm bộn bề
Tây Âu chớp lấy tràn trề vượt qua Đông-Tây gặp gỡ giao thoa
Tiếp thu văn hóa mới và văn minh Lịch sự, tao nhã cung đình
Thức ăn, quần áo…ngon lành, đẹp hơn Lãnh chúa giải phóng nông nô
Ít nhiều suy yếu, tự do thị thành Vua tăng thêm được quyền hành Vốn xưa trước đó tranh giành đất đai Mông Cổ kể đến thứ hai
Trung đại, xâm lược kéo dài Á-Âu Kinh động thế giới bấy lâu
Thành Cát Tư Hãn bắt đầu xuất binh
Trang 9Vốn dân du mục địa hình
Bắn tên cưỡi ngựa song hành tuyệt hay
Đầu thế kỉ XIII này
Tây Hạ (Trung Quốc) đánh ngay tức thì
Tây Hạ thua, đến nước Kim (1211)
Kim bị sát nhập vào miền người Mông
Tây Liễu cũng bị tấn công (1218)
Mông Cổ mở rộng sát vùng Á Trung
Khôrezmơ số phận chung
Không thể chống đỡ quân Mông bạo tàn
Phá sông cho nước ngập tràn
Dân chúng chết đuối vô vàn tang thương
Tiện thể đánh Ấn Độ luôn
Gặp phải chống cự tạm đường rút lui
Adécbaigian cũng xui
Khi quân Mông Cổ một thời tràn qua
Một ngàn hai trăm hai hai (1222)
Cápcadơ vượt, tiến dài bước xa
Chiến dịch bờ sông Can-ca
Tám mươi ngàn liên quân Nga đắng lòng
Bắt trói ngay các vương công
Bắc ván đầu họ ăn mừng, vui không?
Sau đó quay về phía đông
Tây Hạ lần nữa hãi hùng xin thua (1227)
Đến đây Thành Cát băng hà (25-8-1227)
Các đời con cháu tiếp đà xâm lăng
Vó ngựa hủy diệt hung thần
Lại một lần nữa tiến gần nước Kim (1230)
Gọi thêm Nam Tống liên minh
Vua Kim tự tử, nước mình diệt vong (1234)
Cao Ly cũng bị tấn công (1231)
Hai lần nhưng mãi quyết không chịu hàng
Cao Ly kháng chiến toàn dân Mãi sau Mông Cổ mới thần phục xong (1253) Mười năm vạn kị binh Mông
Phía Tây ồ ạt tấn công Nga hoàng (1237) Mátxcơva cũng phải hàng (1238)
Ki-ép cổ kính cũng tàn phá luôn (1240) Hung-ga-ri, Ba Lan chờn
Châu Âu cầu chúa, hãi hồn Tác Ta (3)
Giáo hoàng La Mã Grêgoa (IX)
Hô hào Thập tự chống đà giặc Mông Thắng nhưng hao tổn theo cùng Ba-tu chỉ đạo hướng đông quay đầu Vôn-ga sông ấy châu Âu
Đại binh tạm nghỉ trước sau phục hồi Một hai lăm mốt, tới rồi (1251) Mông Ca được cử lên ngồi hãn vương Nam Tống hùng cứ một phương Mông Ca quyết định tìm đường bao vây (1252)
Tứ Xuyên, Vân Nam tiến ngay Tiêu diệt Đại Lý một tay em mình (1253) Hốt Tất Liệt trở về nhanh
Sai Ngột Lương Hợp Thai giành chỉ huy Đại Việt tấn công tức thì (1258)
Hầu mong các xứ Man Di phục tùng Bàn đạp Nam Tống chọc lưng Không ngờ đại bại ở vùng nước Nam!
(Đại quân Mông Cổ bạo tàn Còn hai lần nữa ngập tràn đắng cay) (1285, 1287-1288) Tạm gác lại thất bại này
Trung Hoa hai mũi xuống ngay đồng thời
(3): Chỉ người Mông Cổ
Trang 10Mông Ca tử trận mất rồi
Hốt Tất Liệt về tranh ngôi, tạm ngừng
Tương tàn huynh đệ lung tung
Hốt Tất Liệt thắng, nước Nguyên ra đời (1271)
Nam Tống, chinh phục miếng mồi
Một hai bảy chín cũng thời chiếm xong (1279)
Hướng tây, Trung Á, tấn công
Ả rập thất thủ diệt vong vương triều (1258)
Xiri, Ai Cập, tiến liều
Tuy nhiên Ai Cập chẳng chiều Nguyên-Mông (1260)
Hơn nửa thế kỷ tiến công
Vó ngựa du mục, hí lồng Á-Âu
Thảm họa quỷ khốc thần sầu
Đế quốc Mông Cổ một màu bao la
Từ Thái Bình Dương đổ ra
Tận bờ Hắc Hải một nhà, khiếp sao!
Lịch sử Mông Cổ tự hào
Một thời vang bóng lùi vào dư âm
Trải qua những cuộc phong trần
Lịch sử thế giới xoay vần lẫn nhau
Đến đây dừng lại đôi câu
Tư tưởng, tôn giáo từ màu cổ-trung
Tự do tín ngưỡng xem chừng
Nguyên nhân chính trị nhiều vùng quốc gia
Ảnh hưởng đến mỗi chúng ta
Trước nay chưa hết, còn là ngày sau
Tư tưởng Nho giáo kể đầu
Khởi xướng Nho học, Khổng Khâu, thời nào?
Thế kỷ thứ sáu ghi vào
Trước công nguyên, một đỉnh cao thời kỳ
Đến thời Hán Vũ Đế thì
Trở thành công cụ thực thi quyền hành
Quan niệm phong kiến rõ rành
“Tam cương” đạo đức phải thành kỉ cương
Bề tôi với vua một lòng Trung thành tuyệt đối quyết không đổi dời Cha-con, chồng-vợ muôn đời
“Ngũ thường” quân tử phải người trước sau Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đầu
Tu nhân, tích đức mới mau nên người
Đề cao giáo dục mọi thời Tuy nhiên bảo thủ, suy đồi về sau Trọng nam khinh nữ giữ lâu
“Tam tòng, tứ đức” âu sầu nữ nhi Chế độ phong kiến truyền kì Lợi dụng Nho giáo một khi cầm quyền Mấy ngàn năm kéo triền miên
Xã hội tuân thủ mọi miền phương Đông Sức mạnh tư tưởng theo dòng
Tích cực, tiêu cực theo cùng thời gian Đạo Phật kể đến đôi trang
Một tôn giáo lớn mấy ngàn năm qua
Ấn Độ cổ đại sinh ra Theo truyền thuyết vốn thuộc là lâm li Cùng thời Khổng Tử Nho gia
Người sáng lập Xít-đác-ta nhiệm màu Hoàng hậu May-a mang bầu
Mơ thấy voi trắng sáu ngà chui vô Mười tháng sinh hạ nào ngờ Lọt lòng hoàng tử từ từ đứng lên Thông minh, tài giỏi bắn tên
Ra ngoài cung điện mới bèn dạo chơi Lần gặp người đã già rồi
Lần gặp người ốm, lần thời đám ma
Trang 11Khổ đau, phiền não đâu ra
Làm sao giải thoát chúng ta bây giờ?
Một lần thái tử tình cờ
Cửa thành gặp một nhà sư tu hành
Đoan trang, nghiêm nghị, lòng thành
Con đường giải thoát, quyết đành xuất gia
Nhưng phải theo lệnh vua cha
Lấy vợ sinh La Hầu La ra đời
Vua biết ý bày trò vui
Canh phòng nghiêm ngặt nhưng rồi một hôm
Tiệc tan chẳng thấy ai còn
Thái tử phi ngựa ra luôn ngoài thành
Lời thề với chính lòng mình
“Không diệt đau khổ không đành quay lưng”
Từ bỏ êm ấm gấm nhung
Ra đi cứu vớt con đường chúng sinh
Đến miền núi tuyết trắng tinh
Cắt tóc, đổi áo một mình tu thân
Nhịn ăn, nhịn mặc gian truân
Sáu năm khổ hạnh kiếp trần hiểu đâu
Đứng dậy đi tắm sông sâu
Uống một bát sữa trong đầu tinh thông
Gốc cây bồ đề hướng đông
Ngày thứ bốn chín rạng đông sáng lòa
Xít-đác-ta Gô-tô-ma
Tu hành đắc đạo tìm ra con đường
Chúng sinh trong biển đau thương
Nguyên do biết hóa vô thường thế gian
Phật- “Người giác ngộ” thấu tràn
Muốn diệt khổ nạn phải làm ra sao?
“Tứ diệu đế” là thế nào?
Khổ, tập, diệt, đạo xin chào nỗi đau
Trầm luân bể khổ gieo sầu Cám dỗ trần tục trước sau lánh dần
Vô minh mê muội sai lầm Lòng tham lòng dục xa gần bỏ ngay Con đường giải thoát sao đây?
“Bát chính đạo” phải ngày ngày chân tu Chính kiến với chính tư duy
Chính ngữ, chính nghiệp thôi thì chớ quên Chính mệnh, chính tinh tiến nên
Chính niệm, chính định tu thêm luân hồi
“Tam học”, giác ngộ tới rồi Giới, định, tuệ phải đồng thời bước chân Giải thoát lên tới Niết bàn
Ngày đêm giới luật hoàn toàn tránh xa Năm điều ngăn cấm nhớ là
Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, dối lừa Thêm tội uống rượu say sưa Cùng thân, khẩu, ý của mười điều hay Đắc đạo, Phật Tổ đêm ngày
Thuyết pháp, truyền bá ở ngay sông Hằng Bốn mươi năm để thấy rằng
Đến khi nhập diệt vĩnh hằng hào quang Bình đẳng, dân chủ giai tầng
Đông đảo quần chúng nhân dân hả lòng Vua Asôka góp công (III-TCN)
Truyền bá đạo Phật khắp vùng Á châu Xrilanca bước đầu
Đông Nam Á, Trung Á và Trung Hoa Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan Đại Thừa phật giáo rồi sang Tiểu Thừa Tăng ni, Phật tử hết chưa?
Gấp nhiều hơn thế tại gia tu hành
Trang 12Hòa bình thế giới an lành
Tư tưởng phật giáo chiến tranh không màng
Góp phần giáo dục nhân văn
Lịch sử thế giới song hành đến nay
Đạo Ki-tô kể tiếp ngay
Palextin ấy có hay thời kì
Thế kỉ I, vẫn còn ghi
Rô-ma cổ đại truyền kì nhân gian
Giêxu Cờrít trời ban
Đức bà sinh hạ vẫn làm đồng trinh
Năm ba mươi tuổi nhận mình
Vị “Chúa Cứu thế” chúng sinh buồn rầu
Giêrudalem bắt đầu
Truyền giáo tư tưởng trước sau bình quyền
Tố cáo tội giai cấp trên
Những lời rao giảng thành niềm ước ao
Nô lệ, dân nghèo vui sao
Thiên đàng hy vọng, tin vào đổi thay
Thầy tu, chủ nô khiếp ngay
Tuyên là phản loạn ra tay bạo hình
Thánh giá chữ thập đóng đinh
Nhưng Ki-tô giáo hình thành từ đây
Trải bao năm tháng vơi đầy
Ban đầu đàn áp, dần dày đổi ngôi
Giáo hoàng nhận thấy Ki-tô
Tinh thần, vật chất đồng thời guồng quay
Từ đó đã lợi dụng ngay
Biến thành quốc giáo phương Tây lan truyền
Cựu ước, Tân ước gọi tên
Kinh mười điều dạy chớ nên sai lời
Thờ phụng kính Chúa cao vời
Chớ kêu tên Đức chúa Trời vô duyên
Giữ ngày chúa nhật, thảo hiền
Chớ giết người, tà dâm phiền quên ngay Trộm cắp, nói dối dở thay
Vợ chồng người, của người- này bỏ đi Bảy phép bí tích lễ nghi
Giêxu đã dạy trước khi về trời
Ân huệ Thiên chúa cho người Thiên đàng, địa ngục hay lời phán chung…
Giáo phái ba loại chia xong Công giáo, Chính thống, ước mong Tin lành
Cổ, trung, cận đến hiện hành Tôn giáo lớn nhất trở thành niềm tin Không phân địa vị sang hèn
Tôn giáo chủ đạo của nền văn minh Đạo Ixlam kể sự tình
A rập thế kỷ VII thành lập ra Hồi-hột, Tây Bắc Trung Hoa Sau theo nên gọi đạo Hồi từ đây
“Phục tùng”, “tuân lệnh” nghĩa này
Ai người sáng lập, cho hay gọi là Mô-ha-mét ở Méc-ca (570-632)
Mồ côi cha mẹ : ông bà, chú nuôi Mô-ha-mét thuở thiếu thời
Lận đận, thiếu thốn lần hồi hiểm nguy
Mù chữ nhưng chịu nghĩ suy Giúp việc góa phụ rồi thì cưới luôn Tinh thần vật chất khá hơn
Mô-ha-mét thả tâm hồn suy tư Thấy rằng Do Thái, Ki-tô Chỉ một Thượng đế tôn thờ không thôi Đúng vào năm sáu trăm mười (610) Thiên thần cất tiếng gọi thời tên ông:
“Sứ giả Thượng đế” ước mong Mô-ha-mét đã tự xưng mình là
Trang 13Sứ giả của Thánh Ala
Bắt đầu truyền giáo Méc-ca quê mình
Bình dân đông đảo tôn vinh
Khiến tôn giáo mới trở thành nỗi lo
Bọn quý tộc, bọn chủ nô
Lo tượng thờ phụng hững hờ trong dân
Thu thuế tín ngưỡng mất dần
Cho nên quý tộc, thương nhân sát tàn
Mô-ha-mét để an toàn
Cũng đành chạy trốn mở màn kỷ nguyên
Ixlam chính thức gọi tên
Sáu trăm hai hai, đầu tiên đạo Hồi (622)
Chiến tranh khói lửa ngút trời
Sáu trăm ba mươi cuộc chơi hạ màn (630)
Huy động quân tới mười ngàn
Mô-ha-mét thắng dễ dàng Méc-ca
Nhà nước A rập lập ra
Thánh địa chủ yếu Méc-ca đến giờ
“Tảng đá đen” được tôn thờ
Ca-a-ba của tín đồ Ixlam
Mô-ha-mét dùng chiến tranh
Thu phục bộ lạc, áp đàn gieo neo
Bán đảo A rập dần theo
Không phân biệt kẻ giàu nghèo, ở đâu
Viễn chinh truyền bá bắt đầu
Xiri, Palextin, sau vùng nào?
Ai Cập, Ba Tư cưỡng sao
Địa Trung Hải, Bắc Phi vào Ixlam
Ngày phán xét cuối, phục sinh, độc thần…
Ngũ trụ-giáo luật Ixlam Đức tin là Thánh Ala, nguyện cầu
Ăn chay tháng Ramadan
Bố thí thu nhập hàng năm, phần mười Một lần ít nhất trong đời
Tùy theo điều kiện phải thời hành hương Thánh địa Méc-ca con đường
Đền linh thiêng “Khối lập phương” tìm về Đạo Ixlam vốn bộn bề
Trọng nam khinh nữ, đa thê bình thường Bảo thủ, hiếu chiến, tín cuồng
Truyền bá tôn giáo theo đường chiến tranh Lạc hậu, thánh chiến, cực đoan
Chiến binh cảm tử, sẵn sàng hy sinh…
Đạo Hồi phát triển khá nhanh Tín đồ hơn tỷ, đứng thành số hai Cổ-trung đôi nét sơ sài
Bánh xe lịch sử : ván bài cuộc chơi
Trang 14Tây Ban Nha gây khó khăn
Hà Lan tiếp tục đấu tranh lâu dài
Cuối cùng phong kiến nước ngoài
Công nhận độc lập, tương lai huy hoàng (1648)
Cách mạng tư sản Hà Lan
Một thời đại mới tân-tàn, “tư”-“phong”
Trên đà phong kiến suy vong
Thế kỷ XVIII ghi công Anh liền
Một sáu bốn mươi đầu tiên (1640)
Vua Anh tăng thuế lấy tiền chiến tranh
Quốc hội phản đối rất nhanh
Xảy ra nội chiến sáu năm khốc tàn (1642-1648)
Một sáu bốn chín đầu năm
Vua Anh xử tử, Anh thành tự do (1649)
Tư bản tiến bộ ước mơ
Dần thay phong kiến bây giờ kém thua
Mười ba thuộc địa Anh xưa
Bắc Mĩ, XVIII bộn bừa bất công
Nhân dân thuộc địa một lòng
“Chè Bô-xtơn” đã thổi bùng chiến tranh (1773)
Ba tàu chở chè của Anh
Bị “dân da đỏ” (cải thành) tấn công
Anh liền phong tỏa Bô-xtơn
Điều quân chiếm đóng, uất hờn tăng thêm
“Đại hội lục địa” đầu tiên (1774)
Vua Anh tuyên bố chẳng kiêng nể gì
Chiến tranh bùng nổ tức thì
“Đại hội lục địa” thứ nhì diễn ra (1775)
Oa-sinh-tơn, tướng tài ba
Đứng đầu quân đội để mà đấu tranh
Thuộc địa đòi tách khỏi Anh
“Tuyên ngôn Độc lập”, Mĩ thành nước riêng (4-7-1776)
Xa-ra-tô-ga, Anh phiền (1777) I-oóc-tao quân Anh liền chịu thua (1781) Anh chính thức từ bây giờ
Công nhận độc lập đất xưa “của mình” (1783) Cách mạng tư sản thực tình
Giải phóng Bắc Mĩ, dân sinh mở đường Cuối XVIII, Pháp bình thường
Nông nghiệp lạc hậu, đói thường xuyên luôn Công thương nhờ có bán buôn
Trên đà phát triển con đường kinh doanh Tuy nhiên xã hội phân thành
Ba đẳng cấp thực rõ rành bất công
“Tăng lữ”, “Quý tộc” ngồi không
“Đẳng cấp thứ ba” long đong kiếp người
“Triết học Ánh sáng” tuyệt vời Xây nhà nước mới rạng ngời tiến lên Lu-i XVI vay tiền (1789)
Ban hành thuế mới làm phiền chúng dân Quốc hội phản ứng ầm ầm
Vua và quý tộc bạo tàn ra tay Bất bình trước hành động này Dân chiếm ngục Ba-xti ngay sợ gì (14-7-1789) Nước Pháp sôi sục Pari
Cách mạng đô thị, thôi thì nông thôn Chủ ngân hàng, chủ thuyền buôn Tài chính-“Lập hiến” chiếm luôn chính quyền
“Tuyên ngôn Nhân quyền-Dân quyền”
“Tự do”, “Bình đẳng” đầu tiên ghi vào
“Bác ái” cũng thật tự hào Toàn dân tộc Pháp vui sao quyền mình
Tư sản cái lợi rõ rành Tuy nhiên đời sống dân sinh còn nghèo
Trang 15“Quân chủ lập hiến” Pháp theo (1791)
Lu-i XVI như mèo xù lông
Kêu gọi Áo-Phổ tấn công
Chiến tranh Pháp-Áo-Phổ không thể đừng (4-1792)
“Mác-xây-e” hát vang lừng
Pari thẳng tiến tưng bừng vũ trang
Vua và hoàng hậu bắt giam
Công thương Gi-rông-đanh làm chỉ huy
“Cộng hòa thứ nhất” được ghi (21-9-1792)
Lu-i XVI chém vì phản vong (21-1-1793)
Tuy nhiên Pháp vẫn long đong
Nặng nề thử thách cả trong lẫn ngoài
Gi-rông-đanh chẳng mấy tài
Gia-cô-banh lập tức thay thế liền (2-6-1793)
Giải quyết ruộng đất đầu tiên
Xóa đẳng cấp, Tổng động viên quân tình
Quân xâm lược đuổi ra nhanh
Cách mạng nước Pháp trở thành đỉnh cao (8-1793)
Mâu thuẫn nội bộ tiếc sao
Khiến cho cách mạng thoái trào từ đây (27-7-1794)
Chế độ “Đốc chính” lắt lay
“Độc tài quân sự”lại ngay tức thì
Na-pô-nê-ông làm gì?
“Đế chế thứ nhất” bại vì chiến tranh (1815)
Quân chủ phục hồi rất nhanh
Tuy nhiên cách mạng sử xanh muôn đời
“Đại cách mạng” Pháp sáng ngời
Một thời đại mới dưới trời châu Âu
Cách mạng công nghiệp tiếp sau
Cuối XVIII, với đi đầu nước Anh
Bắt đầu từ những phát minh
Trong ngành dệt vải bông-ngành lãi cao
Giêm Ha-gri-vơ xem nào
“Gien-ni” năng suất vui sao chục lần (1764) Ác-crai-tơ thay thế dần
Chạy bằng sức nước chẳng cần chân tay (1769) Crôm-tơn khéo léo thay
Kéo được sợi nhỏ vừa hay lại bền (1779) Ét-mơn Các-rai gọi tên
Máy dệt sức nước tăng lên nhiều lần (1785) Tuy nhiên hạn chế rõ ràng
Mùa đông khi nước đóng băng chịu liền Giêm Oát là một nhân viên
Một trường đại học đã nghiên cứu thành
“Máy hơi nước” thật tài danh (1784) Năng suất lao động tăng nhanh trăm lần Hoàn toàn thay thế tay chân
Quá trình “công nghiệp hóa” Anh bắt đầu Luyện than, gang, thép, xây cầu
Tàu thủy, xe lửa nhu cầu giao thông Phơn-tơn, Xti-phen-xơn
Đường thủy, đường sắt nhanh hơn trước nhiều Nước Anh xứng đáng một điều
“Công xưởng thế giới” xem chiều vinh danh Pháp, Đức cách mạng sau Anh
Vươn lên mạnh mẽ cũng thành công to
Bộ mặt châu Âu bấy giờ Thay da đổi thịt ai ngờ trước kia Hai giai cấp được phân chia
Tư sản công nghiệp, ai kìa nữa đây?
Vô sản công nghiệp khổ thay Đấu tranh giai cấp gắt gay không ngừng Cách mạng tư sản chưa dừng
Giữa XIX, châu Âu cùng Mĩ theo
Trang 16Trước XIX, Đức còn nghèo
Cách mạng công nghiệp Đức leo lên dần
Gia tăng đội ngũ công nhân
Béc-lin phát triển trung tâm hàng đầu
Quý tộc địa chủ từ lâu
Giờ tư sản hóa mạnh giàu-“Gioongke”
Vương quốc chia xẻ tứ bề
Khiến cho đất nước chẳng về một phương
Phổ là vương quốc dẫn đường
Dựng lên Bi-xmác am tường chiến tranh
Ba cuộc chiến lớn ghi danh
Đan Mạch, Áo, Pháp trở thành kẻ thua
“Sắt và máu” thật không đùa
Véc-xai cung điện, Pháp thừa nhận đau
Hoàng đế Vin-hem (I) đứng đầu
Đế chế Đức rồi “chuyển màu” Liên bang (1871)
Đất nước thống nhất thênh thang
Cách mạng tư sản vẻ vang nước mình
Giữa XIX, cũng kì tình
I-ta-li-a chia thành bảy “phe”
Chỉ có Pi-ê-môn-tê
Giữ được độc lập chẳng theo Áo gì
Liên minh với Pháp thôi thì (1859)
Đánh đế quốc Áo cút đi, tơi bời
Ga-ri-ban-đi tuyệt vời
“Đội quân áo đỏ” kịp thời tấn công
Áo rơi vào thế chạy dông
Còn hai vùng nữa là xong toàn phần (1860)
Áo, Pháp xem ra đuối dần
Áo thua, Pháp bại hoàn thành bài ca
Thống nhất I-ta-li-a (1870)
Chủ nghĩa tư bản tạo đà tiến lên
Đại Tây Dương cũng gọi tên Nội chiến ở Mĩ bước thêm con đường Giữa XIX, Mĩ một phương
Ba mươi bang, Thái Bình Dương kéo về Nam-Bắc phát triển không đều
Trại chủ miền Bắc vốn nhiều, đang lên Chủ nô miền Nam kém hèn
Bóc lột nô lệ không thèm canh tân Khoa học kĩ thuật chẳng màng Kinh tế Mĩ vươn tiếp làm sao đây?
Miền Bắc tính kế ra tay Miền Nam bảo thủ cũng gay gắt liền Một tám sáu mươi phát phiền (1860) Lin-côn trúng cử nắm quyền trong tay Diễn văn ông đọc thế này:
“Bãi bỏ nô lệ phải ngay tức thì!”
Chủ nô phản đối bởi vì
Đe dọa quyền lợi còn chi là mình
“Hiệp bang” tuyên bố tách thành
“Liên bang” chuẩn bị chiến tranh, tất rồi Một tám sáu mốt hỡi ôi! (1861)
Tương tàn huynh đệ máu rơi xác tàn Lin-côn cấp đất cho dân
Bãi bỏ nô lệ ban hành tiếp ngay
“Liên bang” càng đánh càng hay Nội chiến kết thúc thắng đầy vẻ vang (1865) Xóa bỏ nô lệ miền Nam
Nền kinh tế Mĩ sẽ càng sáng tươi Cuối XIX đầu XX
Tư bản chủ nghĩa sang thời, gọi tên
“Đế quốc chủ nghĩa” tiến lên Khoa học kĩ thuật làm nền bước nhanh
Trang 17Lực lượng sản xuất tạo thành
Phát minh khoa học mọi ngành theo nhau
Vật lý : Ôm, Pha-ra-đây
Giun, Len-xơ năng lượng đầy khả quan
Tôm-xơn bác học người Anh
Nguyên tử không phải thành phần hết chia
Béc-cơ-ren phóng xạ kia
Pi-e cùng với Ma-ri kiếm tìm
Rơ-đơ-pho, nguyên tử nhìn
Rơn-ghen tia X phát minh xuất thần
Hóa học : Định luật tuần hoàn
Men-đê-lê-ép hoàn toàn tự tin
Sinh học: “Tiến hóa” Đác-uyn
Nguồn gốc sinh giới, tự nhiên, sinh tồn
Lu-i Pa-xtơ thành công
Vắc-xin chó dại tấn công con người
Páp-lốp dành nhiều năm trời
Thần kinh, phản xạ cũng thời bản năng
Kĩ thuật tiến bộ nhiều lần
Lò Bét-xme, Mác-tanh một thời
Dầu hỏa thắp sáng khắp nơi
Công nghiệp hóa học ra đời từ đây
Máy điện tín thật là hay
Ô tô cùng với máy bay song hành (1903)
Nông nghiệp máy móc tăng nhanh
Phân bón hóa học trở thành cứu tinh
Khoa học kĩ thuật, phát minh
Tư bản chủ nghĩa thay hình, “đổi tên”
Một loạt tổ chức Độc quyền
Anh, Pháp, Đức, Mĩ giàu lên quay cuồng
Công nghiệp cộng với ngân hàng
Tư bản tài chính tập đoàn bá vương
Mở rộng thuộc địa, thị trường Tất yếu dẫn đến con đường ngoại xâm
Đế quốc chủ nghĩa, thực dân Mâu thuẫn xã hội tăng dần trước sau
Đế quốc-đế quốc với nhau
Đế quốc- nhân dân khổ đau xích xiềng Nội bộ đế quốc nói riêng
Tư sản-vô sản cũng kiềng nhau luôn Đấu tranh giai cấp sâu hơn
Cách mạng xã hội sống còn, nhục vinh
Đế quốc phát triển tài tình Bành trướng thuộc địa của mình chẳng ngơi Nước Anh “Đế quốc Mặt Trời”
Một phần tư diện tích nơi địa cầu!
Pháp nhiều thuộc địa và giàu Đem cho vay lãi “cắt đầu” người ta Lúc đế quốc Đức sinh ra
Đất đai thế giới thuộc nhà Pháp, Anh Bức xúc cộng với bất bình
Đức đâm hiếu chiến, nhiệt tình chiến tranh
Mĩ bành trướng Mĩ La tinh Gây chiến tranh để tranh giành đất đai
“Củ cà rốt-cái gậy dài”
Bánh xe chọc gậy miệt mài đến nay!
Chủ nghĩa tư bản càng “hay”
Tư sản-vô sản càng gay gắt nhiều Công nhân khổ cực trăm chiều Đồng lương chết đói tiêu điều xác thân Trẻ em, phụ nữ, công nhân
Cũng làm quần quật lương phần kém hơn Mười bốn-mười tám tiếng trơn
Nóng lực, ẩm thấp “sống mòn” ngựa trâu
Trang 18Vậy mà đã kể hết đâu
Ngôi nhà ổ chuột gối đầu ước mơ
Ngày mai mất việc bơ vơ
Thương cho thân phận xô bồ đáng quên
Vậy điều gì đã gây nên?
Họ tưởng máy móc: tức điên chúng mày!
Đập phá, đốt, đốt, đốt ngay
Phong trào “tự phát” đầu tay khốn cùng
Bọn tư bản vẫn lạnh lùng
Thẳng tay đàn áp tăng cường đòn roi
Mặc dù thất bại nhưng thời
“Các nghiệp đoàn” đã ra đời đấu tranh
Nửa đầu XIX đến nhanh
Phong trào giai cấp công nhân chuyển mình
Nhận ra đau khổ thực tình
Là do tư sản, bất bình đứng lên
Một tám ba mốt hãy xem (1831)
Ở Pháp, Li-ông, ngày đêm có gì?
Thợ dệt khởi nghĩa, trong khi
Một tám ba tư cũng thì thợ tơ (1834)
Tăng lương, ngày làm giảm giờ
Ở Anh tiếp diễn những tờ “Hiến chương” (1836-1848)
Công nhân ở Đức cùng đường
Sơ-lê-din vốn chán chường, phá kho (1844)
Anh, Pháp, Đức nhỏ hay to
Dẫu rằng thất bại chẳng lo lắng nhiều
Công nhân học được nhiều điều
Phải có chính đảng, sớm chiều quyết tâm
Đường lối chính trị rõ ràng
Thực tiễn, lý luận sẵn sàng rút ra
Cũng từ tình cảnh trên mà
“Xã hội không tưởng” thế là ghi danh
Các nhà tư tưởng Pháp, Anh Mong một xã hội tốt lành tương lai Phê phán sâu sắc công khai
Xã hội tư bản vốn hai mặt liền
Dự đoán xã hội tiến lên Tuy nhiên thực tế họ quên mất rằng
Có điều đó được hay chăng Phải trong điều kiện san bằng “nó” chưa?
Ai đứng ra? Lại xin thưa:
Chính vô sản, lãnh đạo là công nhân
Ít nhiều “không tưởng” góp phần Tiền đề học thuyết Mác cần dựng xây Các Mác, Ăng-ghen là đây
Một tình bạn lớn chung tay cứu đời Thông minh uyên bác hẳn rồi Nhận ra sứ mệnh của người đấu tranh
Vô sản, nòng cốt công nhân Giải phóng giai cấp, nhân dân lao cùng
“Đồng minh” cương lĩnh soạn xong
“Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” công bố liền (2-1848)
Vô sản đoàn kết chớ quên Nhớ rằng điều đó mới nên nghiệp vàng Con đường thắng lợi vẻ vang
Chủ nghĩa cộng sản trên toàn hành tinh
“Quốc tế thứ nhất” khai sinh Luân Đôn, với cuộc mít tinh quần hùng (1864) Mười hai năm đã thành công
Chủ nghĩa Mác đi vào trong phong trào Một tám bảy mốt tự hào (1871)
Pari Công xã đi vào trái tim Lúc bấy giờ Pháp rối ren Chiến tranh Pháp-Phổ hai bên ý đồ
Trang 19Pháp lùi khủng hoảng nguy cơ
Phổ muốn thống nhất Đức giờ cho nhanh
Pháp thua, Đế chế (II) tan tành
Tư sản phản quốc hoan nghênh Phổ vào
Quốc dân quân có nghe nào
Mặc quân Chính phủ thét gào tấn công
Nhân dân kéo đến rất đông
Tại đồi Mông-mác quyết không chịu lùi
Quốc dân quân đánh liên hồi
Khiến quân Chính phủ phải rời thủ đô (18-3-1871)
“Hội đồng Công xã” ước mơ (26-3-1871)
Nhà nước kiểu mới bây giờ khác xưa
Công nhân làm chủ lạ chưa?
Vừa do dân cũng lại vừa vì dân
Tiếc thay chớm nở đã tàn
Tư sản với Phổ tiến hành phản công
“Tuần lễ đẫm máu” viết xong (28-5-1871)
Bảy hai ngày ấy ước mong chưa tròn
Tấm gương Công xã mãi còn
Vô sản thế giới chẳng sờn đấu tranh
Từ Âu sang Mĩ rất nhanh
Số lượng, chất lượng công nhân tăng nhiều
Với tư sản thật trớ trêu
Đức, Anh, hay Pháp cũng đều giống nhau
Mĩ xem ra lại càng sâu
Si-ca-gô đã đi đầu bãi công
Một tám sáu sáu nhớ không (1-5-1886)
Bốn mươi vạn người mong ước gì?
Ngày làm tám tiếng, thôi thì
Buộc giới chủ phải thực thi ít nhiều
Không dưng một sớm một chiều
“Quốc tế lao động” thành điều hiển nhiên
Lúc này phong trào đang lên
“Quốc tế thứ hai” ắt liền lập ra (1889) Ăng-ghen mất, thật xót xa
“Chủ nghĩa xét lại” dần dà chiếm ưu Lê-nin kiên quyết loại trừ
Xem học thuyết Mác cũng như máu mình
Đệ nhất thế giới chiến tranh
“Quốc tế II” cũng thôi đành dừng đây Cũng trong khoảng thời gian này Nước Nga khủng hoảng với đầy khó khăn Công nhân cùng với nhân dân
Mấy tầng áp bức, cơ hàn, bất công Phong kiến, tư sản ngoài trong Chiến tranh với Nhật, thua, không còn gì (1904-1905) Không thể sống được vậy thì
Đứng lên khởi nghĩa còn chi mất nào?
Một chín lẻ năm ghi vào
“Chủ nhật đẫm máu”, phải sao bây giờ? (9-1-1905) Bãi công đông đến không ngờ
Mít tinh, khởi nghĩa thủ đô, mọi miền Một chín lẻ bảy mới yên (1907)
Thất bại nhưng lần đầu tiên, ngược đời Dân chủ tư sản khi thời
Vô sản lãnh đạo sáng ngời niềm tin Con đường ấy của Lê-nin
Của Mác, của Ăng-ghen đi đầu Vừa rồi Bắc Mĩ, châu Âu Lịch sử cận đại nối nhau theo dòng Bây giờ kể đến phương Đông
Á, Phi, Mĩ La tinh cùng luận xem Nhật Bản xin kể trước tiên
Minh Trị gương sáng vua hiền Duy tân
Trang 20Thống trị hơn hai trăm năm
Chế độ Mạc phủ, Tướng quân đứng đầu
Rơi vào khủng hoảng âu sầu
Kinh tế, xã hội một màu bi quan
Chính trị, danh nghĩa Thiên hoàng
Tuy nhiên phủ Chúa hoàn toàn nắm binh
Phương Tây tỏ vẻ miệt khinh
Ép kí hiệp ước bất bình nhiễu nhương
Nhật đứng trước hai con đường
Phong kiến trì trệ hay phương Tây nào?
Bàng quan trước mọi kêu gào
Nhân dân chán ghét lật nhào Tướng quân
Thiên hoàng Minh Trị Duy tân (1-1868)
“Quân chủ lập hiến” công dân bình quyền
Kinh tế thống nhất đồng tiền
Quân sự huấn luyện mời chuyên gia ngoài
Giáo dục đào tạo nhân tài
Khoa học kĩ thuật miệt mài học “Tây”
Duy tân, cải cách tài thay
Nhật từ khủng hoảng rồng bay siêu cường
Chiến tranh Trung-Nhật dọn đường (1894-1895)
Chiến tranh Nga-Nhật khó lường Nhật chưa? (1904-1905)
Độc quyền xuất hiện như mưa
Đế quốc phong kiến Nhật thừa tiềm năng
Sinh sau, thuộc địa khó khăn
Quân phiệt hiếu chiến ai ngăn được nào?
Công nhân cực khổ làm sao
Nghiệp đoàn xuất hiện, phong trào đấu tranh
Một chín lẻ một ghi nhanh
Đảng Xã hội dân chủ thành lập ra
Ca-tai-a-ma Xen là
Lãnh tụ vô sản thiết tha hết mình
Giữa XIX, thực dân Anh
Ấn Độ kia đã hoàn thành xâm lăng Cai trị hà khắc ý rằng
Biến Ấn Độ thành thị trường quan tâm Cuối XIX, hai nhăm năm
Hai sáu triệu chết, đói ăn ai màng Ấn-Anh chung một Nữ hoàng Cai trị trực tiếp, buộc ràng tay sai Thế nên khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859) Tiêu biểu cho nỗi đắng cay dân tình Lính Ấn trong quân đội Anh
Đối xử tệ bạc, phận thân kém hèn Tín ngưỡng lại bị nén chèn
Mỡ bò, mỡ lợn chẳng kiêng nể gì Rạng sáng tháng năm trong khi Anh phạt áp giải lính Xi-pay, thì Lính Ấn vây bắt chỉ huy
Nông dân phụ cận cũng thì tham gia Bắc và Trung Ấn lan ra
Chính quyền thành lập, thật là đáng khen Anh dùng mưu bẩn kế hèn
Đàn áp khởi nghĩa một phen bạo tàn Trói nòng đại bác bắn tan
Bạo lực hòng khiến đầu hàng đấu tranh Xi-pay còn mãi sử xanh
Tinh thần bất khuất viết thành bài ca Giữa XIX, tư sản ra
“Quốc dân đại hội” Đảng là đầu tiên (1885) Hai mươi năm đấu tranh liền
Ôn hòa, cải cách chẳng phiền vũ trang Thất vọng Ti-lắc “cực đoan”
Phản đối chia cắt Ben-gan hai miền
Trang 21Hát vang “Tổ quốc Mẹ hiền…”
Ấn của người Ấn thiêng liêng muôn đời
Anh bắt Ti-lắc tức thời
Sáu năm tù - sáu ngày trời bãi công
Ben-gan Anh dám cắt không?
Áp lực quần chúng đắng lòng chịu thua
Dẫu Anh có phả sương mù
Tinh thần dân tộc nghìn thu chẳng mờ
Trung Quốc giống cái bánh to
Đế quốc xâu xé chẳng cho yên bình
Tám nước đế quốc nhiệt tình
“Chiến tranh thuốc phiện”, Nam Kinh kí vào
Đức, Anh, Pháp, Nhật, nữa nào…
Khổ thân cái bánh ngọt ngào – đắng cay
Triều đình Mãn Thanh bó tay
Thỏa hiệp đế quốc đánh ngay dân mình
“Thái bình Thiên quốc”dấy binh (1851)
Chính quyền dựng ở Thiên Kinh kéo dài
Bình quyền nam nữ, đất đai…
Đế quốc, phong kiến cả hai áp đàn
Dẫu sao với Hồng Tú Toàn
Khởi nghĩa lớn nhất nông dân trước giờ
Cuối XIX, hai nhà nho
Khang - Lương ấy hai thầy trò thiết thân
Mậu Tuất “Bách nhật Duy tân” (1898)
Thất bại do chẳng lấy dân làm đầu
“Nghĩa Hòa đoàn” cũng rất mau
Tấn công sứ quán Mĩ, Âu đất mình
Liên quân tám nước điều binh
“Điều nước Tân Sửu” Mãn Thanh đầu hàng (1901)
Trung Quốc rộng lớn cho đang
Phong kiến-thuộc địa rõ ràng từ đây
Giai cấp tư sản ra tay Tôn Trung Sơn thành lập ngay Đảng này (1905)
“Trung Quốc Đồng minh hội” nay
“Tam dân” học thuyết đánh bay triều đình Dân tộc, dân quyền, dân sinh
Trung Hoa Dân quốc công bình ấm no Cách mạng Tân Hợi khiến cho
Vua Thanh thoái vị, giấc mơ nửa vời (1911) Trung Hoa Dân quốc ra đời
Nhưng Viên Thế Khải lại ngồi ghế trên Dân chủ tư sản thế nên
Mãi không triệt để bởi quên dân cày Đông Nam Á, kể tiếp ngay
Cuối XIX bị phương Tây “kiếm tìm”
Xem ra chỉ trừ có Xiêm Còn lại sống kiếp ưu phiền thực dân
“In-đô” (4) là của Hà Lan Phi-líp-pin, Mĩ chiếm làm của riêng Mi-an-ma, Anh xích xiềng
Pháp chiếm ba nước Đông Dương ngon lành Xiêm là “vùng đệm” Pháp-Anh
Ngoại giao mềm dẻo giữ mình được thôi Đông Nam Á hận ngút trời
Đấu tranh, đế quốc đứng ngồi không an In-đô chống lại Hà Lan
A-chê, Ca-li-man-tan anh hùng Nông dân, công nhân tưng bừng Đảng Cộng sản lại tiếp đường tự do (1920) Phi-líp-pin khiến Mĩ lo
Không cân sức, “cây gậy to” Mĩ dùng
(4): In-đô-nê-xi-a
Trang 22Cam-pu-chia đánh thẳng thừng
Hoàng thân Si-vô-tha cùng nhân dân (1861-1892)
Pháp đang nao núng tinh thần
A-cha Xoa chẳng ngại ngần tiếp ngay (1863-1866)
Pu-côm-bô, một sư thầy
Tấm gương yêu nước sáng tày trăng sao (1866-1867)
Đầu XX, nhân dân Lào
Theo Pha-ca-đuốc đánh vào vùng biên (1901-1903)
Trên cao nguyên Bô-lô-ven
Ong Kẹo, Com-ma-đam bền bỉ thay (1901-1937)
Việt Nam chống Pháp đêm ngày (1858)
Nhân dân anh dũng, dở hay triều đình
Hoang mang thương lượng binh tình
Đang trên thế thắng, cúi mình kí thua (1884)
Hỏi Xiêm mất nước? Rằng chưa!
“Cuốn theo chiều gió” sớm trưa xuân hè
Ngoại giao theo kiểu cây tre
Lúc Anh, lúc Pháp ai dè lại hay
Châu Phi kể đến sau đây
Một châu lục lớn với đầy tài nguyên
Kênh đào Xuy-ê nối liền
Phương Tây tư bản “đua thuyền” xé xâu
Anh, Pháp cạnh tranh lẫn nhau
Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
Mười bảy năm với Áp-đen đứng đầu (1830-1847)
“Ai Cập trẻ” tiến lên mau!
Đế quốc ngăn chặn dễ đâu tinh thần (1879-1882)
Thực dân Anh ở Xu-đăng Mu-ha-mét cùng nhân dân sống còn (1882-1898) I-ta-li-a mất hồn
Ê-ti-ô-pi-a dồn đến thua Thảm bại ở trận A-dua I-ta-li-a khiếp chưa? (Cúi đầu) Li-bê-ri-a tiếp sau
Giữ nền độc lập trước sau cho mình (1896) Sôi nổi cùng với nhiệt tình
Tuy nhiên hạn chế do trình độ chênh Ngoài hai nước mới kể trên
Châu Phi hầu hết chưa nên nghiệp thành Đến khu vực Mĩ La tinh
Đầu XIX, nhiều nước giành tự do Một tám lẻ tư chẳng mờ (1804) Hai-i-ti nước Cộng hòa da đen
Mĩ La tinh là đầu tiên Sau dù thất bại vẹn nguyên tinh thần Ác-hen-ti-na tiếp phần (1816)
Mê-hi-cô, Pê-ru dần thành công (1821) Một vài vùng đất chưa xong
Mĩ La tinh vẫn sáng bừng niềm tin Kinh tế, xã hội đi lên
Mĩ lại bành trướng rối ren tình hình
“Mơn-rô” rồi lại “Liên minh”
“Đoàn kết”-Mĩ La tinh thành “sân sau”
“Đô la”không được – “Gậy” đâu?
Một tay che lấp “vùng sâu” của mình Vậy là đã rõ sự tình
Tư bản phát triển bất bình lẫn nhau
Đế quốc nào cũng tham giàu Lòng tham vô đáy thổi dầu chiến tranh
Trang 23Thế kỉ XX rõ rành
Chiến tranh thế giới lệ đành tuôn rơi
Bút ghi sao hết nghẹn lời
Đắng cay tả lại cuộc chơi vô tình
* *
*
Ngẫm trong lịch sử văn minh
Chiến tranh cùng với hòa bình song song
Trải bao biến cố bão giông
Hai cuộc đại chiến long đong loài người
Mới hơn thế kỷ trước thôi
Đại chiến lần một, hỡi ôi, bắt đầu
Một chín mười bốn chứ đâu (1914)
Hai phe đế quốc giành nhau thị trường
Tranh giành thuộc địa tang thương
Cũng do phát triển nhiễu nhương không đều
Một bên Anh, Pháp trớ trêu
Bo bo thuộc địa, động kêu la làng
Một bên Mĩ, Đức, Nhật đang
Vươn lên mạnh mẽ, nghênh ngang cậy tiền
Bên “già”, bên “trẻ’ không yên
Khiến cho thế giới đảo điên rối bời
Cuối mười chín đầu hai mươi (XIX-XX)
Chiến tranh cục bộ nhiều nơi bắt đầu
Trung-Nhật, Nhật chiếm Mãn Châu (1894-1895)
Rồi Triều Tiên với Đài Loan, Bành Hồ
Mĩ-Tây Ban Nha, ra trò (1898)
Chiến tranh Anh với Bô-ơ nữa và (1899-1902)
Chiến tranh Nhật Bản với Nga (1904-1905)
Nga thua, Nhật chiếm Xa-kha-lin về
Đức, Áo-Hung, Thổ Nhĩ Kỳ
“Liên minh” tiến đánh cái phe “đất nhiều”
Anh, Pháp, Nga chẳng dễ chiều Cùng nhau “Hiệp ước” ra điều: “Sợ chưa?”
Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu Chạy đua vũ khí quyết mưu sự thành Chủ yếu mâu thuẫn Đức-Anh
Ngoài ra chủ nghĩa sô vanh góp phần Củi than lò lửa ngút ngàn
Áo-Hung tập trận rèn quân ngang tàng Thái tử Áo, Phéc-đi-năng
Đến Xa-ra-giê-vô rằng: “Tập đi!”
Những người yêu nước Xéc-bi
“Bàn tay đen” đã tức thì ra tay Phéc-đi-năng đâu có hay Boxnia, bị bắn ngay mất rồi (28-6-1914) Đức chỉ đợi thế kêu trời
Vin hem (II)quát Áo đòi nợ đi Áo-Hung tuyên chiến Xéc-bi (28-7-1914) Đức cũng tuyên chiến tức thì với Nga (1-8-1914) Hai hôm sau lại lên loa
Tuyên chiến với Pháp rất là hung hăng (3-8-1914) Hôm sau, Anh tuyên bố rằng:
“Đức kia, ta quyết san bằng mới thôi!” (4-8-1914) Phía Tây, Đức đánh Pháp rồi
Nguy cơ tiêu diệt, đứng ngồi Pari May cho Pháp, phía Đông, khi Nga đánh Đông Phổ, Đức thì phân tâm Pari được cứu reo ầm
“Chiến tranh chớp nhoáng” sa sầm, Đức cay Hai bên cầm cự đêm ngày
Biển Bắc tới Thụy Sĩ gay gắt trời Năm sau phía Đông sục sôi (1915) Đức, Áo-Hung cũng tơi bời cùng Nga
Trang 24Đơ-nhi-ép đến Ri-ga
Xem ra thế trận lại hòa hai bên
Cũng trong năm, lần đầu tiên
Xe tăng, hơi độc, bom rền chiến tranh
Một chín mười sáu tới nhanh (1916)
Phía Tây, trận Véc-đoong thành mồ chôn
Đức quyết tâm, Pháp bị dồn
Mười tháng, bảy mươi vạn hồn ma oan (12-1916)
Hai bên không thể hoàn toàn
Đánh cho phe địch phải hàng nhận thua
Hai năm tranh chiến khiếp chưa?
Mười sáu triệu vừa chết vừa bị thương
Một chín mười bảy khó lường (1917)
Tháng hai năm ấy Nga hoàng bị rơi
Chính phủ tư sản lâm thời
Ăn xôi cố đấm cuộc chơi chưa tàn
Lúc này, Đức lại âm thầm
Cắt đuôi “Hiệp ước”-“tàu ngầm chiến tranh”
Gây nhiều thiệt hại cho Anh
Nhưng phe “Hiệp ước” vẫn giành phần hơn
Mĩ ta khôn lỏi lon ton
Từ bán vũ khí thấy ngon nhảy vào
Theo phe “Hiệp ước” chứ sao
Ăn phần dây máu thế nào chẳng hay
Một cớ tự viện ra ngay
Tháng tư tuyên chiến: “Đức này còn tôi!” (2-4-1917)
“Hiệp ước” hoan hỉ thành lời:
“Ơn giời, may,cậu đây rồi anh em!”
Thế nhưng Mĩ vẫn e hèm
Khoanh tay chưa quyết để xem tình hình
Pháp, Anh, Nga, Ý nhiệt tình
Đức, Áo-Hung, phe “Liên minh” cố cùng
Đức dồn lực lượng tấn công Đánh Nga, loại Ý khỏi vòng địch ta Cũng lúc này ở nước Nga
“Tháng Mười cách mạng” chói lòa muôn nơi (11-1917) Nhà nước Xô viết ra đời
“Hòa bình sắc lệnh” gọi mời bãi binh Anh, Pháp, Mĩ vẫn lặng thinh
Bởi vì họ muốn phe mình thắng cơ
Xô viết không thể đợi chờ Chính quyền non trẻ thờ ơ thế nào
“Bret Litốp” kí vào (3-3-1918) Chiến tranh: “Thôi nhé, xin chào nước Nga!”
Khi này, Mĩ vẫn chưa qua Quân Đức tranh thủ lấy đà tấn công Bốn lần đánh Pháp chạy dông Pari chuẩn bị lại “không gia đình”
Quý nhân phù trợ cho mình Sáu mươi lăm vạn bộ binh Mĩ vào (7-1918)
Vũ khí đạn dược khiếp sao Ngư ông đắc lợi thay vào chỗ Anh Pháp, Anh dựa sức đồng minh Phản công quân Đức tan tành khói mây Mác-nơ, sông Xen và đây
Xanh Mi-hi-en phơi thây Đức nhiều Đức thua liên tiếp biết điều
Từ Pháp, Bỉ, chạy cố liều giữ thân
“Liên minh” vì thế tan dần Bungari, Thổ đầu hàng theo nhau Áo-Hung cũng bị thua đau (2-11-1918) Lúc này Đức muốn hòa, cầu phe kia
Mĩ không chấp nhận bởi vì Muốn cho Đức phải suy vi kiệt cùng
Trang 25Nước Đức cách mạng nổ bùng (9-11-1918)
Vin-hem II chạy sang vùng Hà Lan
Hai ngày sau Đức đầu hàng (11-11-1918)
Không một điều kiện, bẽ bàng “Liên minh”
Cho hay muôn sự nhục vinh
Chiến tranh phi nghĩa tại mình kêu ai?
Bốn năm cuộc chiến kéo dài
Một phảy năm tỷ người ngoài lẫn trong
Cuốn vòng khói lửa mênh mông
Ba mươi triệu phải thương vong, phế tàn
Làng mạc, cầu cống tan hoang
Tám mươi lăm tỷ (USD) theo làn khói bay
Châu Âu khủng hoảng nguy thay
Mĩ bán vũ khí thành tay kếch xù
Nhật Bản hùng cứ một khu:
Đông Á, Thái Bình Dương từ chiến tranh
“Cách mạng Tháng Mười” rất nhanh
Cục diện thế giới trở thành khác đi
Chủ nghĩa xã hội thực thi
Thế nên dễ hiểu một khi rằng là
Mười bốn đế quốc kêu ca
Cấu kết nội phản trong nhà đánh Nga
Riêng tư bản, hậu chiến “hòa”
Trật tự thế giới tạm và mỏng manh
“Véc-xai” chẳng thể phân giành (1919-1920)
“Oasinhtơn” cũng tạm đành do đâu?
Nước giàu thuộc địa thêm giàu
Nước ít thuộc địa càu nhàu hơn xưa
Bắt tay nhưng mặt chẳng ưa
Thị trường, thuộc địa vẫn chưa rõ ràng
Thế nên dễ đoán ra rằng
Lần hai tất yếu, có chăng lúc nào?
Một chín hai chín khơi mào
Khủng hoảng kinh tế lao đao toàn cầu (1929-1933)
Vì không thuộc địa thành ra não nề Liên minh Phát xít lập phe
Chiến tranh xâm lược thu về đất đai Ngang nhiên gây chiến công khai Hòa bình mặc, chẳng coi ai ra gì Nhật đánh Trung Quốc gan lì (1931-1937)
Ý đánh Ê-ti-ô-pi-a và Tham chiến ở Tây Ban Nha Cùng Phát xít đánh Cộng hòa ở đây Đức cũng chọc gậy ở “Tây” (5)
“Véc-xai” xé, “Đại Đức” này ước mơ!
Liên Xô không thể làm ngơ Cùng Anh, Pháp chống nguy cơ bạo tàn Anh, Pháp, Mĩ lại hoang mang
Lo sợ Phát xít, ghét đàng Liên Xô Cho nên thái độ ỡm ờ
Nhượng bộ Phát xít, hững hờ Liên Xô
Mĩ còn “trung lập” thờ ơ Bên ngoài châu Mĩ chẳng lo lắng gì Phe Trục được thế xông phi
Giương oai giễu võ một khi đã liều
(5): Tây Ban Nha
Trang 26Đức xem ra chẳng dễ chiều
Lấy Áo xong lại muốn nhiều đất hơn
“Xuy-đét” cũng để tính thôn ( 3-1938)
Chiếm luôn Tiệp Khắc, quá khôn quá tài
Liên Xô phản đối công khai
Trong khi Anh, Pháp miệt mài vỗ tay
Hiệp định Muy-ních kí ngay (29-09-1938)
Hít-le trúng quả tính ngày tính đêm
Ba Lan lựa chọn đầu tiên
Nhưng mà trước hết phải kiềng Liên Xô
Liên Xô trong thế bị cô
Đành kí Hiệp ước Đức-Xô (tạm thời!)
Mùng một tháng chín đến rồi (1-9-1939)
Một chín ba chín sục sôi bắt đầu
Đức đánh Ba Lan chiếm mau
(“Chiến tranh chớp nhoáng” chỉ sau tháng trời)
Hai ngày sau chẳng thể ngồi
Anh, Pháp tuyên chiến bằng lời: “Đức kia!”
Phía Tây dàn trận trông kìa
“Chiến tranh kỳ quặc” bởi vì hai bên
Anh, Pháp ảo tưởng, kém hèn
Trong khi Đức muốn có thêm thì giờ
Ba Lan thành kẻ bơ vơ
Anh, Pháp hứa, có ai ngờ thế đâu
Thế rồi tháng tư năm sau (4-1940)
Đức chuyển hướng: Bắc Âu và Tây Âu
Đan Mạch, Na Uy, Bỉ đau
Hà Lan, Lúc-xăm-bua sầu thiên thu
Tháng sáu Pháp chạy về Tua
Sáu tuần chiến đấu chịu thua kềnh càng
Đờ Gôn chẳng chịu đầu hàng
Pê-tanh Quốc trưởng lại làm tay sai
Tháng bảy một chín bốn mươi Đức đánh Anh quốc nhưng thời dở dang Tạm thời để đó, sang trang
Tháng mười, Đức đánh Đông-Nam Âu liền Ru-ma-ni, Hung-ga-ri
Cùng với cả Bun-ga-ri- chư hầu Nam Tư, Hy Lạp cúi đầu
Hè năm sau, chiếm châu Âu gần tròn (6-1941) Bây giờ mục tiêu sống còn
Dồn toàn lực lượng ra đòn Liên Xô Vẫn bài “chớp nhoáng” xô bồ Đánh nhanh thắng lớn, bất ngờ tấn công (22-6-1941) Hít-le huy động cực đông
Năm phảy năm triệu hiệp đồng bao vây Suốt dọc biên giới phía tây
Lúc đầu chiến thắng cũng ngây ngất lòng Đạo quân phía bắc theo dòng
Lê-nin-grát quyết không chần chờ Quân trung tâm tới thủ đô
Nam chiếm Ki-ép, U-cờ-rai-na Hồng quân thấy giặc đến nhà Đuổi Đức khỏi Mát-xcơ-va sợ gì (12-1941)
“Chiến tranh chớp nhoáng” thôi thì Cũng đành phá sản, nước đi tính lầm Đức chuyển ngay xuống phía Nam Xta-lin-grát làm sao đây?
Hai tháng rền rã nơi này Quân Đức ngao ngán: “Bó tay, chịu rồi!”
Mặt trận Bắc-Phi xa xôi Tháng chín một chín bốn mươi có gì?
Ý đánh, Ai Cập chẳng hề Một bên Đức-Ý, bên thì Mĩ-Anh
Trang 27Tháng mười, Đức-Ý thất thanh
En A-la-men thắng giành Mĩ-Anh
Thái Bình Dương dậy sóng xanh
Mĩ phản đổi Nhật chiếm phần Đông Dương
Mĩ cảm thấy bị “tổn thương”
Trong khi Nhật Bản không thương thuyết gì
Chẳng cần tranh cãi làm chi
Mùng bảy tháng mười hai thì tấn công (7-12-1941)
Trận Trân Châu Cảng hãi hùng
Ba ngàn lính Mĩ tiêu tùng thương vong
Nhật Bản có vẻ hài lòng
Mĩ thì nổi giận đùng đùng quát ngay:
“Nhật Bản, Đức, Ý nghe này
Đôi quân phát xít chúng bay hãy chờ!”
Nhật thì tranh thủ thời cơ
Chiếm Đông Nam Á, bãi bờ đại dương
Tám triệu ki lô mét vuông
Vùng châu Á-Thái Bình Dương hoành hành
“Đồng minh” lập tức hình thành (1-1-1942)
Liên Xô cùng với Mĩ, Anh đứng đầu
Quyết tâm diệt phát xít mau
Hòa bình nhân loại cùng nhau giữ gìn
Liên Xô tham chiến, tầm nhìn
Chiến tranh chính nghĩa vì nền văn minh
Quyết đem tất lực lượng mình
Đổi lấy hai chữ “Hòa Bình” mà thôi!
Mặt trận Xô-Đức xem coi
Xta-lin-grát tơi bời Đức thua(11/1942-2/1943)
Ba ba vạn tên không thừa
Tiêu diệt, bắt sống bộn bừa xác thây
Phe “Đồng minh” cũng từ đây
Tấn công đồng loạt, trở tay thế nào?
Vòng cung Cuốc-xcơ tự hào (7-8/1943) Đức năm mươi vạn quân nhao nhao hàng
Ba năm vệ quốc thánh thần (6-1944) Lãnh thổ rộng lớn bảo toàn vẹn nguyên Bắc Phi, phát xít không yên
Mĩ-Anh phối hợp quét liền đối phương (3-5/1943) Đức-Ý ngao ngán chán chường
Bắc Phi thôi nhé, tìm đường tháo lui Mặt trận Ý, cũng chung vui
“Đồng minh” đánh đảo Xi-xin, Ý hàng Mút-xô-li-ni tống giam
Quân Đức giải thoát, dựng tàn quân lên Lập lại phát xít Bắc miền
Hơn hai năm mới chịu đền tội chung (5-1945) Thái Bình Dương, Nhật khốn cùng
Gua-đan-ca-nan não nùng, đắng cay (8/1942-1/1943)
Mĩ giờ thoải mái ra tay Chiếm dần các đảo ở đây cho mình Liên Xô đi đầu “Đồng minh”
Hồng quân giải phóng nước mình, Đông Âu Mĩ-Anh vốn chần chừ lâu
Đến giờ Mặt trận Tây Âu mở màn Noóc-măng-đi (Bắc Pháp) sang Phong trào khởi nghĩa vũ trang lớn dần Nước Pháp giải phóng hoàn toàn Lúc-xăm-bua, Bỉ, Hà Lan vui cùng Mặt trận Xô-Đức phía Đông (1-1945) Liên Xô cũng đã tấn công tức thời
“Tam cường hội nghị” ra đời (2-1945) Liên Xô, Mĩ với Anh ngồi phân chia Liên Xô hứa đánh Nhật kia
Sau khi Đức đã ra rìa chiến tranh
Trang 28Phía Tây, quân Đức tan tành
Hồng quân tấn công Đức giành Béc-lin
Một triệu quân Đức đứng nhìn
En-bơ sông ấy Đồng minh reo hò
Búa liềm cờ đỏ Liên Xô
Nóc nhà Quốc hội, sững sờ Hít-le
Đớn đau xen lẫn ê chề
Hít-le tự sát thảm thê tên trùm (30-4-1945)
Mùng chín tháng năm, còn run (9-5-1945)
Đức không điều kiện, bút cùn kí tên
Châu Âu chấm dứt ngay liền
Giờ chỉ còn mỗi Nhật miền Á châu
Mĩ-Anh đánh Nhật khó đâu
Miến Điện, Phi-líp-pin thâu tóm về
Pốt-xđam hội nghị, vấn đề
Tiêu diệt phát xít Nhật kề cận hơn
Ngày sáu tháng tám kinh hồn (6-8-1945)
Hi-rô-si-ma, quả bom chết người
Mĩ dùng nguyên tử thật rồi!
Liên Xô tuyên bố cuộc chơi cuối cùng (8-8-1945)
Bảy mươi vạn quân Quan Đông
Mãn Châu (Trung Quốc), Nhật không còn gì
Mùng chín, Na-ga-xa-ki (9-8-1945)
Quả bom nguyên tử thứ nhì Mĩ rơi
Ba ngày, hai quả, hỡi ôi!
Thương thay hàng vạn dân phơi xác tàn
Mười lăm tháng tám, Nhật hàng (15-8-1945)
Vô điều kiện, khép bức màn chiến tranh
Đệ nhị thế chiến ghi danh
Chủ nghĩa phát xít hoàn toàn bại vong
Liên Xô, Mĩ, Anh chủ công
Hòa bình thế giới quyết không được đùa
Nặng nề hậu quả, xin thưa:
Bảy mươi sáu quốc gia vừa tham gia Sáu mươi triệu biến thành ma
Chín mươi triệu tàn phế và bị thương Thành phố, làng mạc, cầu đường Thống kê sao hết tận tường nỗi đau
Hai cuộc đại chiến trước sau
Vô cùng khốc liệt, ai cầu chiến tranh?
Tôn thờ chủ nghĩa nhân văn Mong cho nhân loại bình an kiếp người Tạm thời xin kết một lời :
“Trái Đất ta phải là nơi hòa bình!”
* *
*
Đến đây dừng lại luận tình Phân kỳ lịch sử chia thành trước sau Thời cận đại tính đến đâu?
Một chín mười bảy nhuốm màu thời gian (1917) Cách mạng Tháng Mười hân hoan
Mở ra thời đại hoàn toàn khác đi Văn hóa cận đại có gì?
Chế độ phong kiến thành trì tấn công Con người tư sản mới hơn
Quan điểm, tư tưởng chẳng còn như xưa Nhiều tác gia lớn văn thơ
Tiêu biểu nước Pháp mộng mơ cũng nhiều Coóc-nây bi kịch một chiều
La Phông-ten với những điều ngụ ngôn Mô-li-e hài hước luôn
Công bằng khát vọng đẹp hơn cuộc đời
Trang 29Bét-tô-ven nhạc không lời
Thiên tài âm nhạc bao người mê say
Mô-da hợp xướng ngất ngây
Những bản giao hưởng tuyệt hay siêu phàm
Hà Lan họa sĩ Rem-bran
Chân dung, phong cảnh tuyệt trần đẹp tươi
“Triết học Ánh sáng” ra đời
Góp phần thắng lợi Pháp thời đấu tranh
Mông-te-xki-ơ tài danh
Vôn-te với Rút-xô thành bộ ba
Mê-li-ê, nhóm Bách khoa
Đi-đơ-rô vốn tài hoa đứng đầu
Tư tưởng triết học châu Âu
Vô cùng tươi sáng nhuốm màu văn minh
Văn học, nghệ thuật tiến trình
Chủ nghĩa tư bản vươn mình đứng lên
Giai đoạn đế quốc gọi tên
Nhân dân lao động cực thêm trăm phần
Văn học hiện thực khách quan
Hiện diện tác phẩm khá toàn diện thay
Vích-to Huy-gô là đây
“Những người khốn khổ” dở hay cõi người
Nhà văn Lép Tôn-xtôi
“Chiến tranh và hòa bình” thôi con đường
Mác Tuên trào phúng yêu thương
Phê phán xã hội nhiễu nhương đương thời
Ban-dắc viết “Tấn trò đời”
An-đéc-xen cổ tích lời thân quen
Pus-kin với “Tôi yêu em”
Mô-pát-xăng với muộn phiền buồn vui
Sê-khốp “Số phận con người”
Giắc Lơn-đơn chút mỉm cười nhân sinh
Béc-tơn Brếch tài tình Nhân vật lao động nghèo thành trung tâm Phương Đông, phản ánh nhân dân
Anh hùng quật khởi đấu tranh luyện rèn Ta-go, Ấn Độ không quên
“Thơ Dâng” đoạt giải Nô-ben năm nào (1913)
Lỗ Tấn, Trung Quốc tự hào
“AQ chính truyện” thét gào Trung Hoa Hô-xê Ri-dan tài ba
Phi-líp-pin: Tây Ban Nha căm thù Hô-xê Mác-ti tự do
Độc lập dân tộc ước mơ tinh thần Kiến trúc, âm nhạc lớn dần Điêu khắc, mĩ thuật bảo tàng nguy nga Hội họa tên tuổi lớn là
Van Gốc với Phu-gi-ta xuất thần Pi-cát-xô, Lê-vi-tan
Vẽ tranh phản chiến vô vàn nghĩ suy
Âm nhạc có Trai-cốp-xki
“Hồ thiên nga” vở ba lê mãi còn…
Tư tưởng tiến bộ mới hơn Các nhà “không tưởng” ước mong không thành Một xã hội mới an lành
Duy trì tư bản: đấu tranh thua liền Phoi-ơ-bách với Hê-ghen
Triết học tôn giáo xét xem loài người Xmít, Ri-các-đô thời
“Giá trị lao động” tìm tòi đầu tiên Chủ nghĩa xã hội viết lên
Mác, Ăng-ghen với Lê-nin soi đường
Kế thừa chọn lọc tinh tường Xây dựng quan điểm lập trường đấu tranh