Tập huấn cho các các thầy cô nhằm nâng cao hiểu biết về LGBT Cần có một bác sĩ tâm lý ở trường để cho cac em có thể tư vấn chia sẻ Ra nội quy về chống bạo hành LGBT trong nhà trường Tạo điều kiện cho các tổ chức LGBT đến nói chuyện Đưa giáo dục đa dạng giới vào trung học phổ thông Mở rộng chương trình “Trường Học Cầu Vồng” Đa dạng hóa các loại hình tư vấn về giới Tuyên truyền giáo dục cho các em học sinh về đa dạng giới Vận động mỗi thầy cô là một nhà tư vấn tâm lý về đa dạng giới Lồng ghép các kiến thức về LGBT vào chương trình Giáo dục giới tính Lấy thầy cô làm gương không kỳ thị LGBT Lập ra một số mô hình như “hòm Thư Yêu Thương”, “đường dây tâm tình” cho toàn ngành Gd để là nơi có thể sớm phát hiện các vấn đề mà các em học sinh thuộc cộng đồng LGBT gặp phải. Vận động các thầy cô trở thành nhà tuyên truyền cho LGBT trước các phụ huynh để giúp các em thêm tự tinh khi công khai giới tính thật Mỗi trường nên có một tổ chức cho các em thuộc cộng đông LGBT
Trang 1Đoàn TNCS Hồ Chí Minh BÀI DỰ THI TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC
ĐỀ TÀI “ĐẨY LÙI NẠN KỲ THỊ LGBT TRONG HỌC ĐƯỜNG”
TÁC GIẢ: VÕ THÀNH NGUYÊN ĐỊA CHỈ: TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN, BÌNH SƠN, QUẢNG
NGÃI SĐT :01654109664 EMAIL:nguyenthanhvo16@gmail.com
Tóm tắt đề tài: Gồm các phần chính sau:
I.Giới thiệu đề tài
II Các số liệu chi tiết
III các đề suất cơ bản
Trang 2GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI
I Giới thiệu chungi:
1 LGBT là gì? :
LGBT là tên viết tắt của Cộng đồng những người đồng tính luyến con gái (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái(Bisexual) và Hoán tính hay còn gọi là Người chuyển giới (Transgender).LGBT thể hiện sự đa dạng của các nền văn hoá nhân loại dựa trên thiên hướng tình dục và bản dạng giới Thiên hướng tính dục của con người được chia thành 3 loại chủ yếu: dị tính luyến
ái, đồng tính luyến ái và song tính luyến ái, còn theo bản dạng giới thì phân thành:người chuyển giới và người không chuyển giới Trong đó, LGBT là cộng đồng những người thuộc các thiên hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số trong
xã hội
2 Các tổ chức LGBT tại Việt Nam
Các tổ chức và hoạt động dành cho người đồng tính ở Việt Nam là khá hiếm và không đa dạng Gần đây, một số câu lạc bộ dành cho MSMđược thành lập như câu lạc bộ Hải Đăng ở Hà Nội, Ánh Sao Đêm ở Đà Nẵng, Muôn Sắc Màu ở Khánh Hoà, Bầu Trời Xanh ở thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Xanh ở Cần Thơ Các câu lạc bộ này cung cấp cho những người nam có quan hệ tình dục với nam kiến thức
cơ bản về HIV/AIDS và tình dục an toàn, cũng như giúp các thành viên có cơ hội chia sẻ khó khăn trở ngại để cùng tìm cách giải quyết Ngoài ra còn có biểu diễn văn nghệ, thời trang, hài kịch lồng ghép với các chủ đề về HIV/AIDS hay đánh giá
về hành vi tình dục Người tham gia chủ yếu là các MSM, nhưng cũng có không ít người dân đến xem Bên cạnh đó, vận động chính quyền, các tổ chức để cung cấp thông tin về cho người dân hiểu thêm về MSM để họ có cái nhìn thiện cảm hơn về MSM Người tham gia cũng được tham vấn xét nghiệm HIV miễn phí, giấu tên Là một trong những hoạt động hiếm hoi được tổ chức một cách công khai, cuộc thi Manstyle 2008 tìm kiếm nam vương của người đồng tính Việt Nam đã diễn ra vào tối ngày 20/12/2008 tại thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11 năm 2008, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường đã kết hợp với đại diện của một số diễn đàn internet dành cho người đồng tính như Tình yêu trai Việt, Táo xanh, Vườn tình nhân, và Bạn gái Việt Nam thành lập ra Nhóm kết nối và chia sẻ thông tin vì một hình ảnh tích cực của người đồng tính Việt Nam (ICS team-Information Connecting & Sharing) Tổng cộng, số thành viên của các diễn đàn này lên tới vài chục ngàn lượt người
Theo báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong hai ngày 22 và 23 tháng 4 năm 2009 tại Hà Nội, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) và Nhóm Kết nối và Chia sẻ Thông tin (ICS) tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy và bảo vệ Quyền của cộng đồng LGBT" Tham gia Hội thảo có hơn 30 đại diện của các câu
Trang 3lạc bộ và website dành cho người đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới, cùng các nhóm hoạt động xã hội của nhóm MSM (nam có quan hệ tình dục với nam) trên cả nước Cộng đồng LGBT (viết tắt của Lesbian, Gay, Bisexual và Transgender) bao gồm đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng giới và chuyển giới
Năm 2009, một Đường dây tư vấn ra đời với mục đích cung cấp thông tin và tư vấn tâm lý cho những người đồng tính nữ, gia đình hoặc bạn bè của họ, những người muốn tìm hiểu thêm thông tin về đồng tính
1.số liệu cơ bản về LGBT trong học đường
Ở Việt Nam chưa từng có thống kê trên cả nước hoặc một vùng nào đó về số lượng hay tỉ lệ người đồng tính trong dân chúng cũng như những khía cạnh kinh
tế, xã hội, văn hóa, sức khỏe của người đồng tính Một số cuộc thăm dò quy mô nhỏ hoặc chỉ hướng tới một số đối tượng đã được thực hiện Một cuộc thăm dò của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 tiến hành trên
300 học sinh của ba trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 42% học sinh cho rằng 1% học sinh trong trường mình là đồng tính, 2% học sinh cho rằng tỉ lệ này là 5%, 8% học sinh cho rằng 10%, còn 25% học sinh còn lại cho rằng nhiều hơn nữa
Giữa năm 2013, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có một khảo sát về số lượng sinh viên là người đồng tính trong trường và kết quả đáng kinh ngạc: Có hơn
200 sinh viên thuộc cộng đồng LGBT
2 bạo hành, kỳ thị LGBT trong nhà trường:
Kết quả cuộc khảo sát toàn cầu về sức khỏe học sinh thực hiện tại Việt Nam năm
2013 cho thấy: 26,1% học sinh lứa tuổi 13 – 15 và 23,4% học sinh lứa tuổi 13 – 17
đã từng bị bắt nạt một hoặc nhiều lần trong vòng 30 ngày gần nhất tính đến thời gian khảo sát
Theo thống kê của đường dây nóng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bạo lực học đường năm 2012 đã tăng 13 lần so với 10 năm trước Cả học sinh nam và nữ đều phải hứng chịu những hậu quả, ảnh hưởng tiêu cực của việc bắt nạt và bạo lực với các biểu hiện, mức độ khác nhau
Đối với học sinh LGBT, theo một cuộc điều tra do Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe
và Dân số (CCIHP) tiến hành với 520 người đồng tính, song tính và chuyển giới cho thấy, khoảng 41% trong số này phải chịu đựng sự phân biệt đối xử và bạo lực ở nhà trường phổ thông hoặc đại học
Trang 4Kết quả từ một nghiên cứu gần đây của Bộ GD-ĐT và UNESCO về bạo lực trên cơ
sở giới liên quan đến nhà trường tại 6 tỉnh, thành phố của Việt Nam cũng cho thấy một bộ phận học sinh vẫn coi việc trêu chọc, bắt nạt các bạn LGBT là “trò đùa vô hại” (19% đồng ý) Hầu hết các em LGBT tham gia phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm đều trả lời mình đã từng ít nhất một lần bị bạo lực về mặt tinh thần trong nhà trường như bị nói xấu, kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc cô lập
Chúng tôi bị bạo hành trong môi trường giáo dục Trong giờ ra chơi bị bạn bè lấy
ra làm trò đùa, thậm chí là bạo hành về thể xác Chúng tôi bị các thầy cô vi phạm quyền riêng tư, chia sẻ thông tin bí mật trong nhật kí, thậm chí là đọc trước toàn trường
Đó là lời chia sẻ của chị Lâm Thanh Vinh (tên gọi Lộ Lộ), trong câu lạc bộ người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) ở Việt Nam trong buổi hội thoại về những thách thức pháp luật và xã hội đối với cộng đồng người đồng tính, song tính
và chuyển giới ở Việt Nam được tổ ngày 5/6 tại Hà Nội Sự kỳ thị biến môi trường giáo dục thành nỗi sợ hãi khủng khiếp!Chị Lộ Lộ (người liên minh giữa Les và Gay), đại diện cho cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới chia sẻ: LGBT bị kì thị trong chính môi trường giáo dục Đó là điều rất kinh khủng! Trong giờ ra chơi chúng tôi bị bạn bè lấy ra làm trò đùa, thậm chí là bạo hành về thể xác Chúng tôi bị các thầy cô vi phạm quyền riêng tư, chia sẻ thông tin bí mật trong nhật kí, thậm chí là đọc trước toàn trường Khi độ tuổi còn đi học, tâm trí còn rất non nớt, bị xúc phạm như vậy thì thật là một điều không thể tượng tưởng nổi, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý chúng tôi.Có nhiều bạn bị bạn bè lột quần áo trần truồng để xem các bộ phận sinh dục có đúng giống như mọi người hay không Một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này
là thiếu những thông tin cần thiết, không chỉ học sinh với nhau mà ngay cả các giáo viên cũng không hiểu về chúng tôi Điều đó đã vô tình gây cho môi trường giáo dục trở thành một môi trường rất khủng khiếp trong tâm trí chúng tôi lúc đó.Hơn nữa, vấn đề giới tính của chúng tôi không được dạy cho nên việc kì thị càng trở nên nặng nề Hậu quả là có bạn phải bỏ học, hoặc khi học xong không tìm được việc làm Điều đó đã khiến những người LGBT trở thành một gánh nặng cho xã hội
III Các đề xuất góp ý:
-Tập huấn cho các các thầy cô nhằm nâng cao hiểu biết về LGBT
- cần có một bác sĩ tâm lý ở trường để cho cac em có thể tư vấn chia sẻ
- ra nội quy về chống bạo hành LGBT trong nhà trường
- tạo điều kiện cho các tổ chức LGBT đến nói chuyện
- đưa giáo dục đa dạng giới vào trung học phổ thông
- mở rộng chương trình “Trường Học Cầu Vồng”
Trang 5- đa dạng hóa các loại hình tư vấn về giới
- tuyên truyền giáo dục cho các em học sinh về đa dạng giới
- vận động mỗi thầy cô là một nhà tư vấn tâm lý về đa dạng giới
- lồng ghép các kiến thức về LGBT vào chương trình Giáo dục giới tính
- lấy thầy cô làm gương không kỳ thị LGBT
- lập ra một số mô hình như “hòm Thư Yêu Thương”, “đường dây tâm tình” cho toàn ngành Gd để là nơi có thể sớm phát hiện các vấn đề mà các em học sinh thuộc cộng đồng LGBT gặp phải
- vận động các thầy cô trở thành nhà tuyên truyền cho LGBT trước các phụ huynh để giúp các em thêm tự tinh khi công khai giới tính thật
- mỗi trường nên có một tổ chức cho các em thuộc cộng đông LGBT
Đó là một số đề suất mà tôi nghĩ ra được nhưng hơn tất cả là đó là các bạn học sinh cần phải đối xử với nhau bằng sự yêu thương Nếu như giao được lòng yêu thương vào các em học sinh thì đó là một thành công lớn xin cảm ơn…