1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP cơ bản đổi mới tổ CHỨC hệ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ dân CHỦ ở tây NGUYÊN HIỆN NAY

25 510 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 266 KB

Nội dung

Hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Tây Nguyên giữ một vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị nư¬ớc ta. Nó vừa có những đặc điểm chung của hệ thống chính trị cả nư¬ớc vừa có những đặc điểm riêng, vấn đề riêng. Vì thế, quá trình hoàn thiện hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Tây Nguyên phải đư¬ợc giải quyết trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị nói chung. Trong những năm gần đây nhiều vấn đề bức xúc đã và đang đặt ra cho hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Tây Nguyên. Vì thế, việc đổi mới và tăng cư¬ờng hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Tây Nguyên là vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay, nó đảm bảo cho sự phát triển toàn diện, ổn định, lâu dài của Tây Nguyên; góp phần vào sự phát triển chung của đất nư¬ớc

Trang 1

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐỔI MỚI TỔCHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNHTRỊ, THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TÂY

NGUYÊN HIỆN NAY

Hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Tây Nguyên giữ một vị trí hết sức quantrọng trong hệ thống chính trị nước ta Nó vừa có những đặc điểm chung của

hệ thống chính trị cả nước vừa có những đặc điểm riêng, vấn đề riêng Vì thế,quá trình hoàn thiện hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Tây Nguyên phải được giảiquyết trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị nói chung Trong những nămgần đây nhiều vấn đề bức xúc đã và đang đặt ra cho hệ thống chính trị cấp cơ

sở ở Tây Nguyên Vì thế, việc đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị cấp

cơ sở ở Tây Nguyên là vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay, nó đảm bảo cho

sự phát triển toàn diện, ổn định, lâu dài của Tây Nguyên; góp phần vào sựphát triển chung của đất nước

I.THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀNTÂY NGUYÊN HIỆN NAY

Bốn tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng ( gọi chung là TâyNguyên ) có diện tích tự nhiên 54.474 km, có gần 600 km đường biên giới vớiLào và Campuchia, có khoảng 4,7 triệu dân của 44 dân tộc sinh sống, trong

đó có 1,57 triệu người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 33,5% Toàn vùng có 51đơn vị hành chính cấp huyện, 605 đơn vị hành chính cấp xã ( trong đó: 510

xã, 47 phường, 48 thị trấn )

Tây nguyên là địa bàn có ý nghĩa chiến lược về chính trị, kinh tế- xã hội,quốc phòng và an ninh của đất nước, là vùng có tiềm năng lớn về tài nguyênđất đai, khoáng sản để phát triển nông- lâm nghiệp, thủy điện và một số ngànhcông nghiệp Trong những năm vừa qua, bên cạnh những thành tựu về pháttriển kinh tế-xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng…, tình hình trong vùng có nhiềuphức tạp, bức xúc, qua đó bộc lộ nhiều điểm yếu kém trong tổ chức và hoạtđộng của chính quyền xã, phường, thị trấn Trình độ kiến thức về mọi mặt và

Trang 2

năng lực điều hành, quản lý, thuyết phục, tập hợp quần chúng của đội ngũ cán

bộ cơ sở nói chung còn yếu, khi có vụ việc xảy ra thì lúng túng, không nắm

và tập hợp được dân, không chủ động tìm giải pháp hợp lý để giải quyết tìnhhình, có nơi mất phương hướng, trông chờ cấp trên

- Số lượng các tổ chức ( Đảng, MTTQ, các đoàn thể nhân dân)và các loạicán bộ ( Xã, Trưởng thôn, Già làng) Các tỉnh Tây Nguyên đa số các xã có sốdân dưới 10.000 người, nên hầu hết mỗi xã được bố trí 19 cán bộ Toàn vùng

có 12.846 cán bộ xã phường, thị trấn; trong đó có 3.170 cán bộ chủ tịch Mặttrận và các đoàn thể, 2.261 cán bộ 4 chức danh chuyên môn và 1.346 cán bộcác chức danh khác Số cán bộ là người dân tộc ít người có 3,992 ( chiếm31,07% ), cán bộ nữ có 1.086 ( chiếm 8,45% )

Ngoài ra mỗi xã còn được bố trí 5 cán bộ phó các đoàn thể, với tổng số toànvùng là 3.025 người Do đặc điểm địa hình rừng núi phức tạp, nhiều xã thuộc địabàn xung yếu, vùng biên giới có yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh- trật tự nên đã

bố trí Trưởng công an chuyên trách và thêm chức phó xã đội trưởng

Thôn, buôn ở Tây nguyên có vị trí rất quan trọng, là cộng đồng dân cư

tự quản trong bảo đảm an ninh, trật tự nông thôn, phát huy bản săc văn hoátiên tiến của dân tộc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đồng thời giúp chínhquyền các cấp một số nội dung về quản lý Thôn buôn ổn định, giúp đỡ nhau

sẽ tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển Do đó vai trò, vị trí củatrưởng thôn, buôn rất quan trọng

Theo thống kê của các Tỉnh, vùng Tây nguyên có 6.387 Trưởng thôn,buôn, làng, tổ dân phố Trưởng thôn là người đại diện cho thôn do nhân dânbầu ra với nhiệm kỳ từ 2 đến 2,5 năm và được chỉ định ở những nơi tình hình

an ninh chính trị có vấn đề nổi cộm

Già làng là người có vai trò lãnh đạo cao nhất và được dân làng suy tôn

Đó là người có hiểu biết phong tục, tập quán, lễ nghi, luật tục của dòng họ vàcủa các dân tộc cùng sinh sống trong làng, gương mẫu trong sinh hoạt và sảnxuất, có uy tín, được nhân dân trong làng kính trọng, tôn sùng một cách tự

Trang 3

nhiên và là người điều khiển chung công việc của dòng tộc hoặc dân làng.Hoạt động của già làng được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, khôngđòi hỏi thù lao Các nội dung hoạt động của già làng tập trung chủ yếu vàoviệc hoà giải mâu thuẫn trong nội bộ dòng tộc, nội bộ các dân tộc cùng sinhsống trong một làng; nhắc nhở dân làng giữ gìn tập tục, nghi lễ, giữ gìn bảnsắc văn hoá dân tộc; già làng trực tiếp xét xử đối với người dân trong làng khi

vi phạm luật tục; chủ trì các lễ hội; vận động dân làng đoàn kết thực hiện cácphong trào do chính quyền và đoàn thể phát động

- Chất lượng các tổ chức và đội ngũ cán bộ, đảng viên

Trong những năm gần đây các Tỉnh Tây nguyên đã có sự quan tâm đếnviệc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở nhưng so với yêu cầunhiệm vụ thì còn nhiều cán bộ chưa đáp ứng được Đội ngũ cán bộ hiện nay ở

cơ sở chủ yếu là cán bộ về hưu và bộ đội phục viên, trình độ năng lực khôngđồng đều Chính sách đãi ngộ, sử dụng chưa phù hợp, chưa tạo được động lực

để thu hút cán bộ, hướng phát triển cán bộ chưa rõ… dẫn đến thiếu nguồn cán

bộ để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng

Hiện nay, trình độ văn hoá của cán bộ cơ sở ở các Tỉnh trong vùng Tâynguyên: Cấp 1: 15,79%, cấp 2: 36,91%, cấp 3: 47,30% Trình độ quản lý Nhànước từ sơ cấp trở lên 14,26% Trình độ lý luận sơ cấp: 17,20%, trung cấp:22,31%, đại học: 1,8%, chưa đào tạo: 48,08%

Thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình tổ chức cơ sở đảng và đội ngũđảng viên có chuyển biến tích cực nhất định Phân tích chất lượng đảng viêncho thấy: về tổ chức: đạt TSVM 39,5%, hoàn thành nhiệm vụ 56,79%, yếukém 3,7%; về phân loại đảng viên: 58,3% hoàn thành tốt nhiệm vụ, 32,25%hoàn thành nhiệm vụ, 2,01% không hoàn thành nhiệm vụ Qua kết quả phânloại chất lượng tổ chức và đảng viên cho thấy sức chiến đấu của tổ chức cơ sở

và đảng viên được nâng lên, những ưu, khuyết điểm được xác định rõ, sau khikiểm điểm từng tổ chức và đảng viên đều xác định kế hoạch phát huy ưuđiểm, khắc phục khuyết điểm, phòng ngừa sai phạm

Trang 4

Những hạn chế, yếu kém của đội ngũ cán bộ cơ sở

Trình độ, năng lực còn nhiều hạn chế , bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ,

số tuổi đời cao chiếm tỷ lệ lớn Đa số cán bộ có trình độ học vấn thấp ( hơn70% cán bộ có trình độ cấp 2 trở xuống ); chuyên môn nghiệp vụ chưa đượcđào tạo cơ bản; việc lãnh đạo, quản lý, điều hành chủ yếu theo kinh nghiệm,một số còn bảo thủ, trì trệ trong công tác Hoạt động của cán bộ cơ sở còn bịđộng, lúng túng, chưa khoa học, chưa phân định rõ nội dung công tác, thiếu

sự phối hợp trong thực thi nhiệm vụ Tính ỷ lại trông chờ vào cấp trên cònnặng nề; các chức danh chủ chốt được đào tạo ở trình độ trung cấp còn quá ít;

có nơi bố trí cán bộ cho đủ số lượng, chưa chú ý đến chất lượng, chưa chú ýđến đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ

- Kết quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn Tâynguyên- ưu điểm, khuyết, nhược điểm và những kinh nghiệm

Về xây dựng tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên:

Hầu hết các cấp uỷ thường xuyên làm tốt công tác rà soát, bổ sung quychế làm việc của cấp uỷ, quy chế hoạt động của chi bộ Qua đó đã làm rõchức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, trách nhiệm, quyền hạn của tập thể

và cá nhân, các chế độ làm việc và mối quan hệ công tác Việc thực hiện quychế đã từng bước đi vào nề nếp, đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong đảng,hạn chế được tình trạng buông lỏng hoặc bỏ sót công việc

Việc cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng tiếp tục có kết quả.Trong sinh hoạt, cấp uỷ, tổ chức đảng giữ vững được nguyên tắc tập trung dânchủ Nhiều đồng chí trong cấp uỷ đã nêu cao được tinh thần trách nhiệm vớinhiệm vụ , chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, xác địnhnhiệm vụ trung tâm và khâu then chốt để tập trung vào giải quyết Trong quátrình triển khai thực hiện nghị quyết, cấp uỷ, chi bộ đã bám sát vào nghị quyết,nói và làm theo nghị quyết Nhìn chung hội họp hiện nay từng bước cởi mở,dân chủ hơn, đảng viên đã chủ động nêu lên ý kiến của mình; nghị quyết củacấp uỷ, chi bộ nhiều nơi đạt được các yêu cầu cơ bản, vừa bảo đảm tính định

Trang 5

hướng của Đảng vừa sát thực tế yêu cầu của địa phương.

Việc phân công, kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ và làm công tácvận động quần chúng, tăng cường đoàn kết… được tăng cường hơn Qua đótạo được điều kiện cho đảng viên gần dân, góp phần vào sự lãnh đạo, chỉ đạocủa cấp uỷ đảng, chính quyền có hiệu quả hơn, đồng thời từng bước giúp chotừng hộ gia đình hiểu và thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, những quy định của địa phương, nhất là về chuyểndịch cơ cấu sản xuất, xoá đói giảm nghèo, nâng cao cảnh giác cách mạng, giữvững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương

Công tác kết nạp đảng viên mới được cấp uỷ các cấp chú trọng cả về sốlượng và chất lượng Việc tích cực kết nạp đảng viên đã góp phần xoá “làngtrắng”, “thôn trắng” đảng viên công tác kết nạp đảng được kết hơpù chặt chẽvới tạo nguồn cán bộ cho cơ sở

Về nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND và quản ly, sự điều hành củaUBND Chất lượng đại biểu HĐND nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước cả

về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị Chấtlượng hoạt động của HĐND được nâng lên một bước và theo đúng quy chế

ý kiến, kiến nghị của cử tri bước đầu được quan tâm giải quyết Phần lớn đạibiểu HĐND thể hiện được vai trò đại biểu của dân, phối hợp với các tổ chứckhác nắm tâm tư nguyện vọng của dân và có những kiến nghị xác đáng vàocác nghị quyết, vào quá trình thực hiện pháp luật và thực hiện các nhiệm vụtrên địa bàn UBND xã, phường, thị trấn đã xây dựng và thực hiện được quychế làm việc Nền nếp, thời gian làm việc ở một số nơi đã được duy trìnghiêm túc hơn Phương pháp, chế độ làm việc, chế độ công tác nhiều nơi đãđược cụ thể thành những chương trình, kế hoạch cụ thể và thực hiệu có hiệuquả

Quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các thành viên của UBND đã pháthuy được vai trò trong quản lý, điều hành, theo dõi và chỉ đạo kịp thời việcthực hiện nhiệm vụ của các ban ngành Vì vậy, hiệu quả công tác có chuyểnbiến tích cực Kinh tế- xã hội phát triển; an ninh quốc phòng được giữ vững;

Trang 6

các vấn đề bức xúc về đất đai, cơ bản được giải quyết UBND từng bước thểhiện được vai trò của mình trong hướng dẫn, giúp đỡ và giám sát đối với hoạtđộng tự quản ở các thôn, làng, tổ dân phố Công tác tiếp dân, giải quyết các ýkiến, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân có chuyển biến.

Về đổi mới công tác Mặt trận và các đoàn thể nhân đân ở xã, phường, thịtrấn Đến nay hầu hết các tổ chức này đã xây dựng được quy chế hoạt động vàđang từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Có nơi xây dựngđược chương trình phối hợp hoạt động giữa các đoàn thể thanh niên, phụ nữ,hội cựu chiến binh…

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho hội viên, đoàn viên đã có nhữngchuyển biến tích cực Các tổ chức và đoàn thể nhân dân đã hăng hái tham giagiám sát hoạt động, điều hành của UBND, thể hiện vai trò người đại diện choquyền lợi, nghĩa vụ của đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân góp phầnxoá đói, giảm nghèo, xây dựng thôn, làng, khu phố văn hoá…

Các phong trào do Mặt trận và các đoàn thể phát động được đông đảođoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân ủng hộ, nhiệt tình tham gia vàmang lại hiệu quả thiết thực

Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động của hệ thống chính trị cơ sởtrên địa bàn Tây nguyên còn có những khuyết, nhược diểm như sau:

Về tổ chức đảng và đảng viên

Nhận thức của một số cấp uỷ xã, phường, thị trấn về tầm quan trọng củaviệc đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng chưa sâu,chưa chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng

tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đảng viên Một số nới tuy có quán triệt và thựchiện chủ trương của trên nhưng hiệu quả chưa cao, có nơi còn lúng túng Cónơi lãnh đạo nhưng thiếu kiểm tra Có nơi chưa xác định được những vấn đềyếu kém nên không có giải pháp khả thi trong giải quyết các vấn đề đó Độingũ cán bộ còn có tính ỷ lại, ít chịu khó nghiên cứu,học tập vươn lên…

Tự phê binh và phê bình, đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng

Trang 7

viên chưa nghiêm, còn hình thức, đối phó, chưa đúng với yêu cầu của trên.Còn biểu hiện e dè, nể nang, né tránh, ngại va chạm trong đấu tranh Sau khikiểm điểm chưa xây dựng thành kế hoạch để phát huy ưu điểm, khắc phụckhuyết nhược điểm, ngăn ngừa sai trái

Công tác phát triển đảng chưa được quan tâm đúng mức, có nơi nhiềunăm không kết nạp được đảng viên, có nơi “trắng” đảng viên Số đảng viêntrong đội ngũ công nhân, trong vùng có đạo, là người thiểu số, là thanh niên

và trí thức rất ít

Vai trò, trách nhiệm của số đảng viên được phân công phụ trách hộ, nhóm

hộ ở một số cấp uỷ chưa quan tâm đúng mức, có nơi buông lỏng Còn nhiềuđồng chí chưa gương mẫu trong vận động gai đình và nhân dân trên địa bàn chấphành đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,tham gia công tác xã hội và các quy định, quy ước của khu dân cư

Về HĐND và UBND Một số đại biểu HĐND trình độ, năng lực còn hạnchế, nhiều nơi còn nặng về cơ cấu nên có đại biêu chưa ngang tầm nhiệm vụ.Hoạt động của nhiều đại biểu HĐND còn mang thính hình thức, chưagắn bó với cử tri và do đó không làm tròn trách nhiệm đối với cử tri Bộ máycủa HĐND còn nhiều bất cập, đại biểu HĐND kiêm nhiệm quá nhiều chứctrách trong các tổ chức khác nhau nên ít thời gian giành cho hoạt động củaHĐND Một số chức năng, nhiệm vụ của HĐND chưa cụ thể, không rõ ràng,thiếu kinh phí hoạt động…

Chất lượng nhiều phiên họp còn hạn chế, trình độ của nhiều đại biểu hạnchế nên ngại phát biểu, không phản ảnh được ý kiến của cử tri Một số nơiHĐND hoạt động chỉ mang tính hình thức

Vai trò quản lý, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội của UBND một số nơicòn hạn chế, do đó tình hình phát triển kinh tế-xã hội chưa vững chắc, tìnhhình tội phạm, mại dâm trẻ em không giảm, tình trạng tranh chấp đất đai,khiếu kiện, buông lỏng quản lý hoạt động tôn giáo, quản lý hộ khẩu ảnhhưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số nơi

Trang 8

Nhìn chung chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhânviên UBND còn hạn chế, yếu kém Một số nơi, một bộ phận cán bộ củaUBND giải quyết công việc mang năùng cảm tính, chủ quan, làm việc chưa

có chương trình kế hoạch, thiếu tính định hướng, chủ động

Phong cách làm việc của một số cán bộ UBND còn quan liêu dẫn đến khôngnắm được tình hình, không được lòng dân, giải quyết công việc khó khăn

Về Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng: Nội dung, phương thứchoạt động của các tổ chức này ở xã, phường, thị trấn chậm đổi mới, còn trôngchờ, ỷ lại, hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa nắm chắc được đoàn viên, hộiviên; phong trào chưa đến hoặc chưa đều ở vùng sâu, vùng xa; chưa thực hiệntốt vai trò giám sát hoạt động của chính quyền Đội ngũ cán bộ của các tổchức này còn chắp vá, trình độ hiểu biết pháp luật, kinh tế… hạn chế; nănglực tuyên truyền vận động quần chúng còn yếu

Sự phối hợp giữa Mặt trận và các tổ chức đoàn thể còn một số mặt chưachặt chẽ, có nơi còn hình thức, chưa đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ kinhtế-xã hội, nhất là trong cuộc vận động toàn dân xây dựng cuộc sống mới ởkhu dân cư, phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc

Một số nguyên nhân của những khuyết điểm, hạn chế

Về khách quan:

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tổ chức bộ máy trong

hệ thống chính trị cơ sở còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa rõ ràng, chậm đượcsửa đổi

Cấp trên trực tiếp cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến củng cố, xây dựng

Trang 9

chính trị còn thấp kém, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa

Về chủ quan:

Sự lãnh đạo của cấp uỷ cơ sở về củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở vững mạnh có lúc chưa kịp tnhời, thiếu giải pháp phù hợp với tình hìnhthực tế; công tác kiểm tra đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sởchưa thường xuyên

Quy chế phối hợp công tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ

sở ở nhiều nơi chưa được xây dựng và tổ chức thực hiện

Một số cấp uỷ và chính quyền cơ sở chưa tạo nhiều điều kiện thuận lợicho Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động

Thực hiện chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dântộc vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng có lúc chưa kịp thời và còn kẽ hở

dễ bị kẻ thù lợi dụng; khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng còn lớn

Cán bộ chủ chốt cơ sở nhiều đồng chí tuổi cao, sưc khoẻ yếu, trình độnăng lực hạn chế; nguồn cán bộ trẻ chưa được chuẩn bị đầy đủ nên rất khókhăn trong việc bổ sung, kiện toàn, thay thế khi cần thiết

II PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐỔI MỚI TỔCHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNHTRỊ, THỰC HIỆN TỐT QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN

TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

II.1.những phương hướng cơ bản nhằm khắc phục các nguyên nhân và đổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay.

Từ thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở vùng dântộc thiểu số, trên địa bàn Tây Nguyên, trước yêu cầu của việc thực hiện quychế dân chủ ở cơ sở, có tính đến những nhân tố tác động trực tiếp từ nhữngđặc điểm cư dân, dân tộc - tộc người với thiết chế xã hội truyền thống, từnhững nguyên nhân khách quan, chủ quan làm hạn chế đến tổ chức và hoạtđộng của hệ thống chính trị cấp cơ sở, có thể đưa ra những phương hướng cơ

Trang 10

bản nhằm khắc phục các nguyên nhân và đổi mới tổ chức, hoạt động của hệthống chính trị cấp cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên theo quan điểm của Đảng là:

1 Củng cố đổi mới, xây dựng hệ thống chính trị và thực hiện quy chế dân chủ các vùng dân tộc thiểu số phải luôn luôn tính đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhằm từng bước khắc phục những khó khăn hạn chế và khai thác, phát huy những yếu tố truyền thống tốt đẹp của các dân tộc - tộc người

Quá trình củng cố, đổi mới và xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở là quátrình gắn bó và tác động biện chứng Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cũngkhông thể tách rời quá trình đó Tuy nhiên những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xãhội, dân tộc dân cư ở các vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhữngthiết chế xã hội truyền thống, nhất là sự tồn tại và tác động của phong tục tậpquán, luật tục, vai trò của già làng, trưởng bản, v.v đòi hỏi phải được xem xétkhách quan trong quá trình xây dựng, phát huy vai trò của hệ thống chính trị cũngnhư quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Việc điều tra, khảo sát thực trạng

về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sơ ở nông thôn miền núi,vùng cao, vùng dân tộc thiểu số cũng như sự tác động của luật tục, tộc ước, lệ ước

ở các thôn, bản,v.v là rất cần thiết nhằm tìm ra các giải pháp kết hợp trên cơ sở kếthừa những truyền thống tốt đẹp trong thiết chế dân chủ truyền thống, tính tựquản, tính cộng đồng của các dân tộc thiểu số

Việc đào tạo bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số cũngnhư tuyên truyền giáo dục pháp luật, thực hiện pháp luật Nhà nước cũng cầnphải chú ý đến những yếu tố đặc trưng vừa trình bày ở trên Đối với các vùngdân cư, dân tộc khác nhau không thể rập khuôn, vận dụng máy móc quy chếdân chủ ở cơ sở nói chung Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sởcác địa phương này cũng luôn luôn tính đến những đặc điểm xã hội - tộc người

Trang 11

2 Gắn việc xây dựng, phát huy vai trò của hệ thống chính trị, thực hiện

cơ chế dân chủ ở cơ sở với việc thực hiện tốt những nhiệm vụ phát triển kinh

tế, văn hoá, xã hội vùng dân tộc thiểu số

Trong nhận thức cũng như trong hành động phải thấy rằng, việc pháttriển kinh tế, văn hoá, xã hội là nhiệm vụ thường xuyên và cũng chính là nộidung, mục đích của đổi mới hệ thống chính trị và thực hiện cơ chế dân chủ ở

cơ sở Ở miền núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, những nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội như: thực hiện định canh, định cư, chuyển đổi cơ cấu câytrồng, vật nuôi, xoá đói giảm nghèo, xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, bảo đảm

an ninh an toàn biên giới v.v đang là những nhiệm vụ bức xúc thường xuyên.Bởi vậy, quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng và phát huy vaitrò của hệ thống chính trị cấp cơ sở luôn luôn phải được kết hợp đồng bộ tronglúc triển khai các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá - xãhội ở các địa phương này

Trong thực tế các địa phương đã bước đầu có sự kết hợp giữa đổi mới

tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở với các các nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Thông qua các nhiệm vụ kinh tế - xãhội mà đánh giá, rà soát lại đội ngũ cán bộ các loại trong hệ thống chính trị…Tuy nhiên, nhìn chung ở đa số các địa phương, các nhiệm vụ và vấn đề chínhtrị, kinh tế, xã hội thường bị tách rời nhau, thậm chí chồng chéo nhau, thiếuthống nhất, đồng bộ Hiện nay, việc thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hộinông thôn, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đổi mới hoạt động hệ thống chính trị

ở cơ sở…chính là tạo ra những điều kiện đổi mới để đẩy nhanh tốc độ pháttriển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số

3 Trong quá trình củng cố, xây dựng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cần có

sự chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, theo phương châm hiệu quả, thận trọng, vững chắc

Trang 12

Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở và thực hiện quychế dân chủ ở cơ sở phụ thuộc rất lớn vào sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng vàchính quyền cơ sở Qua tài liệu khảo sát, điều tra và tình hình thực tế ở cácđịa phương cho thấy, các đảng bộ, chi bộ, chính quyền chưa phát huy hết vaitrò của mình, nhất là trong việc vạch ra các nghị quyết, chương trình pháttriển kinh tế - xã hội của các địa phương Phát huy vai trò lãnh đạo, vai trònhân tố hàng đầu của đảng bộ, chi bộ trong xây dựng hệ thống chính trị cầngắn với thực hiện đổi mới cơ cấu, tổ chức và phương thức hoạt động Quy chếdân chủ ở cơ sở chỉ có thể thực hiện đúng đắn, phù hợp khi các cấp bộ đảng

và chính quyền quan tâm chỉ đạo một cách đồng bộ

Do đặc thù về kinh tế - xã hội, tâm lý, tình cảm dân tộc, phong tục tậpquán, v.v quá trình đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, lựa chọnphương thức hoạt động đúng, mở rộng dân chủ theo tinh thần của quy chế dânchủ cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên phải bảo đảmphương châm hiệu quả, thận trọng và vững chắc, tránh tình trạng gây xáo trộnlớn, kém hiệu quả, kém chiều sâu, kém bền vững Đương nhiên, đây là quátrình phải thực hiện thường xuyên và lâu dài

4 Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là nhiệm vụ của tất cả các thành viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở mà trước hết phải chú trọng đến vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở

Vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước là phát huy quyền làmchủ của các tổ chức, đoàn thể quần chúng phải được thể hiện cụ thể từ quá trìnhđổi mới tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị và thực hiện quy chế dân chủ ở

cơ sở Tất cả thành viên của hệ thống chính trị đều phải tích cực tham gia vào quátrình này, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên hoặc phó thác cho cấp uỷhoặc chính quyền Từ yêu cầu của việc phát huy vai trò của hệ thống chính trị,thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cần đặc biệt chú trọng đến đội ngũ cán bộ chủ

Ngày đăng: 13/10/2016, 09:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w