Tiếp thu quan điểm chủ nghĩa Mác Lê nin về vai trò to lớn của nông dân trong cách mạng vô sản, xuất phát từ thực tiễn cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định nông dân là lực lượng cơ bản của cách mạng. Trước sau như một, Đảng luôn luôn vì lợi ích của nhân dân nói chung và của nông dân mà phấn đấu. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã động viên, tổ chức nông dân hăng hái tham gia giành chính quyền, góp công, góp của để đấu tranh thống nhất nước nhà, góp phần đưa cả nước đi lên CNXH
Trang 1Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ĐTNCSHCM
Tiếp thu quan điểm chủ nghĩa Mác- Lê nin về vai trò to lớn của nông dân trong cáchmạng vô sản, xuất phát từ thực tiễn cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn xác định nông dân là lực lượng cơ bản của cách mạng Trước sau như một,Đảng luôn luôn vì lợi ích của nhân dân nói chung và của nông dân mà phấn đấu Chính vì vậy,Đảng Cộng sản Việt Nam đã động viên, tổ chức nông dân hăng hái tham gia giành chính quyền,góp công, góp của để đấu tranh thống nhất nước nhà, góp phần đưa cả nước đi lên CNXH Trảiqua mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương, chính sách thiếtthực nhằm giải quyết tốt hơn lợi ích nông dân Thực tiễn hơn 17 năm thực hiện đường lối đổimới, lợi ích nông dân đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Từ đó, đời sống xã hộinông thôn và cuộc sống của người nông dân ngày càng phát triển Tốc độ đô thị hoá nông thôndiễn ra nhanh chóng, đã và đang mở ra một triển vọng sớm đưa đất nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp.
Hiện nay, trong cơ cấu dân số nước ta có gần 76% là nông dân, đây là một lực lượng cơbản góp phần vào thành công của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN Trong
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,lợi ích nông dân về cơ bản thống nhất với lợi ích giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức Tuy
Trang 2nhiên, lợi ích nông dân xét về mặt lý luận và thực tiễn còn nhiều vấn đề đòi hỏi Đảng và Nhànước cần phải tiếp tục làm sáng tỏ và giải quyết.
Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàndân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Động lực chủ yếu để xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc là “Đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và tríthức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềmnăng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội” (Văn kiện ĐH IX, ĐCSVN)
Để tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, một vấn đề cực kỳ quan trọng là “xây dựng
cơ sở chính trị- xã hội, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; coi trọng xây dựng thếtrận trên các địa bàn chiến lược trọng yếu; xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ và công an, bảo
vệ cơ sở” Chính vì vậy, giải quyết vấn đề lợi ích nông dân một cách đúng đắn, thoả đáng sẽ trựctiếp góp phần tăng cường cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh bảo
vệ Tổ quốc Thực tế giải quyết lợi ích nông dân trong thời gian qua ở một số địa phương còn bịxem nhẹ, chưa thoả đáng, một bộ phận nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạngcòn chịu nhiều thua thiệt Vấn đề đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới tăng cường cơ sở chính trị- xãhội nền quốc phòng toàn dân
Chính vì những lý do chủ yếu trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Giải quyết lợi ích nông dân góp phần tăng cường cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam hiện nay” (qua
khảo sát ở tỉnh Phú Thọ) làm đề tài nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Giải quyết lợi ích cho người lao động trong đó có lợi ích nông dân đã được C.Mác,Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đề cập trong nhiều tác phẩm Đây là cơ sở lý luận vàthực tiễn để Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo vào giải quyết lợi ích nông dân trênthực tế ở nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay
Nghiên cứu lợi ích và lợi ích nông dân đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước
quan tâm Ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học có liên quan đến đề tài: “Về sự kết hợp các lợi ích kinh tế” của tập thể tác giả, Nxb Thông tin lý luận, H.1983; “Lợi ích kinh tế với vấn đề đổi mới tư duy ở nước ta hiện nay” của Vũ Hữu Ngoạn, Tạp chí lý luận số1+2 năm 1987; “Lợi ích kinh tế nông dân ở nước ta hiện nay”- luận án tiến sĩ khoa học kinh tế của tác giả Vương Đình Cường, H.1992; “Lợi ích kinh tế của người lao động và vận dụng vào lực lượng vũ trang trong
Trang 3thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta”- luận án tiến sĩ quân sự của Chử Văn Tuyên, H.1998; “Lợi ích với tư cách là động lực phát triển xã hội”- Luận án PTS triết học của Nguyễn Linh Khiếu, Nxb
KHXH, H.1999; Các công trình khoa học và các bài báo khoa học đề cập đến nhiều vấn đề, dướicác góc độ khác nhau Song, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu với tư cách là một đềtài độc lập giải quyết lợi ích nông dân góp phần tăng cường cơ sở chính trị- xã hội của nền quốcphòng toàn dân hiện nay (qua khảo sát ở tỉnh Phú Thọ)
Vì vậy, tác giả luận văn kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học đã được công bố,đồng thời đặt vấn đề nghiên cứu một cách cơ bản đề tài trên
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích: Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn giải quyết lợi ích nông dân góp phần
tăng cường cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân hiện nay, luận văn đề xuấtnhững giải pháp cơ bản nhằm giải quyết tốt lợi ích nông dân góp phần tăng cường cơ sở chínhtrị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam XHCN
*Nhiệm vụ:
- Làm rõ thực chất giải quyết lợi ích nông dân, cơ sở chính trị- xã hội của nền quốcphòng toàn dân và sự tác động giải quyết lợi ích nông dân đối với việc tăng cường cơ sở chínhtrị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân
- Đánh giá khách quan thực trạng giải quyết lợi ích nông dân hiện nay và tác động của
nó đối với cơ sở chính trị- xã hội nền quốc phòng toàn dân ở nước ta (qua khảo sát ở tỉnh PhúThọ)
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết lợi ích nông dân góp phần tăngcường cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
*Đối tượng nghiên cứu: giải quyết lợi ích nông dân góp phần tăng cường cơ sở chính
trị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân hiện nay
*Phạm vi nghiên cứu: Từ góc độ triết học- xã hội, luận văn nghiên cứu giải quyết lợi ích
nông dân góp phần tăng cường cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân từ năm
1986 đến nay, Các số liệu được khảo sát trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Trang 4- Cơ sở lý luận của đề tài là các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, Các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nghị quyết của Đảng uỷ quân sựTrung ương về vấn đề nông dân, liên minh công- nông- trí thức, về đại đoàn kết toàn dân, về lợi ích giaicấp, chính sách xã hội, xây dựng cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc
- Cơ sở thực tiễn: Thực tế giải quyết vấn đề lợi ích nông dân tỉnh Phú Thọ; cơ sở chính
trị- xã hội tỉnh Phú Thọ hiện nay Luận văn còn dựa vào các tài liệu báo cáo tổng kết của tổ chứcĐảng, Chính quyền, Hội Nông dân tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và các số liệu khảo sát phỏngvấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Phương pháp nghiên cứu : luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phươngpháp lôgíc và lịch sử để làm sáng tỏ góc độ chính trị- xã hội đề tài nghiên cứu
6 Ý nghĩa của luận văn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học để khẳng
định tính tất yếu giải quyết lợi ích nông dân góp phần tăng cường cơ sở chính trị- xã hội của nềnquốc phòng toàn dân Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu khoa học, giảngdạy những nội dung có liên quan đến chính sách xã hội, kiến thức quốc phòng ở các học viện nhàtrường trong và ngoài quân đội
7 Kết cấu của luận văn: luận văn gồm phần Mở đầu, 2 chương 4 tiết, Kết luận, Danh mục
tài liệu tham khảo và Phụ lục
Chương 1
THỰC CHẤT GIẢI QUYẾT LỢI ÍCH NÔNG DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI CỦA NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆNNAY
1.1 Thực chất giải quyết lợi ích nông dân ở Việt Nam hiện nay
1.1.1 Lợi ích và lợi ích nông dân
Khái niệm lợi ích
Lợi ích tiếng la tinh interest, có nghĩa là sự quan trọng, cần thiết, là nguyên nhân hiệnthực của hành động xã hội, các sự kiện, thành tựu ẩn giấu đằng sau những sự thúc đẩy trực tiếp
Trang 5động cơ, ý đồ, lý tưởng của cá nhân, tập đoàn xã hội, giai cấp tham gia vào những hành động
đó Vấn đề lợi ích đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà triết học ở các giai đoạn lịch sử khácnhau Một trong những nhà triết học tiêu biểu nghiên cứu về lợi ích có tính hợp lý hơn là Căng.Ông viết: “Nếu xét kỹ lịch sử, chúng ta thấy rõ rằng hành động của con người bắt nguồn từ nhucầu của họ, từ ham muốn của họ, và chỉ những cái đó mới đóng vai trò chủ yếu Con người tìmcách thoả mãn lợi ích của mình, nhưng nhờ vậy mà còn thực hiện được cái xa hơn, cái ẩn giấutrong các lợi ích nhưng không được họ nhận thức và không nằm trong ý định của họ”[49, tr.319]
Tư tưởng về lợi ích của ông có yếu tố hợp lí nhưng bản chất vẫn mang tính duy tâm, ông chưavượt qua được sự hạn chế về tư tưởng mà thời đại ông đang sống Xanh Xi Mông là nhà XHCNkhông tưởng thế kỷ XIX đã gắn nhu cầu với lợi ích và muốn đặt con người vào tình thế như thếnào để lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội luôn có được sự kết hợp với nhau và mong muốn sựhoàn thiện dần dần của đạo đức con người để thực hiện kết hợp lợi ích cá nhân với lợi ích xãhội
Chủ nghĩa Mác- Lênin đã kế thừa những tinh hoa các nhà triết học trong việc lý giải vềvấn đề lợi ích Ph.Ăngghen viết: “Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểuhiện trước hết dưới hình thức lợi ích”[1, tr.376]
Lênin xác định: Tìm nguồn gốc của những hiện tượng xã hội trong những quan hệ sảnxuất, và phải quy những hiện tượng ấy vào lợi ích của những giai cấp nhất định
Ở Việt Nam có nhiều tác giả cũng nghiên cứu vấn đề lợi ích dưới góc độ tiếp cạn khácnhau Tác giả Lê Hữu Tầng có một sự trình bày khá sâu sắc về vấn đề lợi ích Theo ông: “Nhucầu là những đòi hỏi của con người, của từng cá nhân, của các nhóm xã hội khác nhau, hay củatoàn xã hội muốn có điều kiện tồn tại dể phát triển Nhu cầu nảy sinh do kết quả tác động qua lạicủa hoàn cảnh bên ngoài với trạng thái riêng của từng chủ thể, trong đó hoàn cảnh bên ngoàiđóng vai trò quan trọng và trong phần lớn các trường hợp là quyết định”[42, tr.38] Lợi ích là cáiđáp ứng nhu cầu, nó chỉ có nghĩa khi đặt trong mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng của thếgiới bên ngoài với nhu cầu của chủ thể; còn về mặt nội dung, lợi ích là cái thoả mãn nhu cầu, đápứng lại nhu cầu Nhu cầu quyết định cái đối với chủ thể là lợi ích, do đó nó là cơ sở của lợi ích,còn lợi ích ngược lại xuất phát từ nhu cầu, là sự thể hiện của nhu cầu
Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn nhất trí với quan điểm trên và phân tích nhu cầucon người không chỉ có một mà rất nhiều nhu cầu, từ nhu cầu về vật chất, nhu cầu tinhthần, nhu cầu hiểu biết thậm chí cả nhu cầu được nổi tiếng Nhu cầu ở mỗi giai đoạn,hoàn cảnh khác nhau thì khác nhau Tuy nhiên, trước sau nhu cầu vẫn là một sức mạnhthúc đẩy con người hoạt động Phương tiện để thoả mãn nhu cầu là lợi ích, cho nên lợiích quyết định hành vi, quyết định hành động của con người”[7, tr.35] Tác giả NguyễnLinh Khiếu quan niệm lợi ích là biểu hiện mối quan hệ tất yếu của con người: “Lợi ích làmột sự vật hay một hiện tượng khách quan biểu hiện những mối quan hệ tất yếu của conngười và dùng để thoả mãn những nhu cầu cấp bách của họ trong một hoàn cảnh sinh
Trang 6sống nhất định”[22, tr.50] Còn tác giả Đinh Quang Tuấn đã trình bày một cách khái quát
về lợi ích: “Lợi ích là các giá trị về vật chất và tinh thần, nhằm thoả mãn những nhu cầucủa con người trong điều kiện kinh tế- xã hội nhất định”[43, tr.18]
Kế thừa những quan niệm phong phú về lợi ích của nhiều tác giả Tác giả luận văn kháiquát một số nội dung của phạm trù lợi ích như sau:
Thứ nhất, lợi ích là hiện tượng xã hội khách quan tồn tại trong đời sống xã hội, gắn liền
với chủ thể Trong xã hội có đối kháng giai cấp lợi ích cũng mang tính giai cấp và tính lịch sử cụthể
Thứ hai, cơ sở để hình thành lợi ích là nhu cầu Ăngghen đã từng chỉ ra rằng “Đáng lẽ
phải giải thích hoạt động của mình từ nhu cầu của mình, thì người ta lại quen giải thích hoạtđộng của mình từ tư duy của mình”[2, tr.651] Nhu cầu là những đòi hỏi của con người, của từng
cá nhân, nhóm xã hội khác nhau hay của toàn xã hội Vai trò của nhu cầu là rất quan trọng, làđộng lực thúc đẩy con người hành động Khi nhu cầu được thoả mãn là lợi ích, vì vậy, lợi ích làcái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có ý nghĩa khi lợi ích đặt trong quan hệ với nhu cầu Ngoài mốiquan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa Trong mối quan hệ nhu cầu và lợiích, nhu cầu quyết định lợi ích Do đó, nó là cơ sở của lợi ích, còn lợi ích, ngược lại, xuất phát từnhu cầu dựa trên nhu cầu là sự thể hiện của nhu cầu
Thứ ba, lợi ích con người phong phú đa dạng do tính phong phú của nhu cầu quy định.
Hoạt động của con người bao giờ cũng có mục đích Trong cuộc đấu tranh vì sự sống của mình,con người có nhu cầu chung phải liên kết với nhau, những nhu cầu chung là cơ sở hình thành lợiích chung Ngoài những lợi ích chung con người lại có những lợi ích riêng nảy sinh từ các nhucầu trong một hoàn cảnh cụ thể Bên cạnh những nhu cầu chung của tập thể, xã hội, còn có nhucầu riêng của cá nhân, những nhu cầu này hình thành nên lợi ích chung và lợi ích cá nhân
Từ đó, tác giả quan niệm lợi ích là hiện tượng xã hội khách quan gắn liền với chủ thể, được nảy sinh từ nhu cầu nhằm thoả mãn nhu cầu con người trong một điều kiện kinh tế- xã hội nhất định
Thực chất lợi ích nông dân
Nông dân là một giai cấp chuyên sản xuất những sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở sở
hữu tư nhân hoặc sở hữu hợp tác xã về tư liệu sản xuất và tham gia sản xuất bằng lao động củachính mình
Bản chất xã hội và địa vị của nông dân trong xã hội là do phương thức sản xuất thống trịquy định và được thay đổi cùng với sự thay đổi của hình thái kinh tế- xã hội, và ngay trong sựphát triển của mỗi hình thái kinh tế xã hội
Trong CNTB, bản chất nông dân có tính hai mặt, một mặt họ là người lao động, mặtkhác họ là người tư hữu Do địa vị của họ mà nông dân đi theo giai cấp công nhân hoặc đitheo giai cấp tư sản, không có con đường trung gian Trong các xã hội dựa trên chế độ tưhữu, nông dân là người bị bóc lột nặng nề Trong CNXH, nông dân là người làm chủ tư liệusản xuất, nên vai trò của giai cấp nông dân ngày càng được phát huy trong sự nghiệp xây
Trang 7dựng CNXH Quá trình phát triển CNXH, giai cấp nông dân trưởng thành về mọi mặt, trình
độ dân trí ngày càng cao Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xu hướng giai cấpnông dân giảm tương đối về số lượng bởi có sự dịch chuyển từ nông dân nông nghiệpsang công nhân công nghiệp Ở nước ta hiện nay, giai cấp nông dân là một lực lượng laođộng cơ bản trong khối liên minh công nhân- nông dân- trí thức do Đảng cộng sản lãnhđạo Trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, giai cấp nông dân sản xuất kinh doanh trong cácloại hình HTX Trong luận văn chủ yếu nghiên cứu lợi ích nông dân ở các HTX nông nghiệp vàcác hộ ngoài HTX nhưng sản xuất nông nghiệp
Lợi ích người lao động nói chung, lợi ích nông dân ở nước ta nói riêng rất phong phú, đa dạng Dù lợi ích nông dân giữa các vùng miền còn có sự chênh lệch nhau về thu nhập nhưng lợi
ích nông dân xét tổng thể đều gắn liền với đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nước trong từng thời kỳ cách mạng Vậy, thực chất lợi ích nông dân là những nhu cầu về vật chất và tinh thần của nông dân được thoả mãn trong những điều kiện lịch sử xã hội nhất định Ở Việt Nam, lợi ích nông dân nhất trí với lợi ích tập thể, xã hội và thống nhất với lợi ích giai cấp công nhân, lợi ích dân tộc Tác giả xin làm rõ một số đặc trưng cơ bản của lợi ích nông dân:
Thứ nhất, lợi ích nông dân thống nhất với lợi ích tập thể, xã hội
Cơ sở khách quan của sự thống nhất các lợi ích này là: Chủ thể của các lợi ích đều thamgia vào hệ thống kinh tế có bản chất kinh tế- xã hội đồng nhất, đó là quan hệ sản xuất XHCN,quan hệ làm chủ về kinh tế của người lao động nói chung và nông dân nói riêng
Mỗi chủ thể lợi ích ở đây đồng thời có mặt trong cả ba lợi ích Người nông dân xuấthiện với ba tư cách: vừa là cá nhân người lao động, vừa là thành viên của HTX, vừa làngười chủ xã hội Các lợi ích này đan xen vào nhau, sự tồn tại của lợi ích này là điều kiệntồn tại phát triển của lợi ích kia và ngược lại Các lợi ích này không tồn tại biệt lập với nhau
mà quan hệ thống nhất với nhau Vì vậy, nếu nhấn mạnh cực đoan, thái quá lợi ích nào đóthì rốt cuộc sẽ dẫn đến thiệt hại cho ngay chính lợi ích đó Các lợi ích này đều bắt nguồn
từ một nguồn gốc đó là tư liệu sản xuất thuộc về sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân Xét
về bản chất, cơ sở khách quan trên chính là điều kiện để cho các lợi ích thống nhất vớinhau
Tuy nhiên, giữa các lợi ích trên đều có một ranh giới nhất định về định tính cũng nhưđịnh lượng, bảo đảm tính chính xác của mỗi loại chủ thể mà nếu thu hẹp hay xoá bỏ ranh giới đóthì không có các chủ thể cụ thể Ngược lại vượt quá ranh giới đó thì chủ thể lợi ích này sẽ gâytổn thất cho chủ thể kia Như vậy mỗi chủ thể có một phạm vi tồn tại tương đối độc lập về lợi ích.Chính từ đây đã phát sinh một số mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế và chủ thể của chúng Mâuthuẫn này thể hiện ở khả năng tách rời tương đối về mặt lợi ích của các chủ thể trong mộtkhoảng thời gian, không gian nhất định Lợi ích này có thể trội lên, lợi ích kia có thể bị tụt xuống.Tuy vậy, những mâu thuẫn này không nảy sinh từ bản chất của chế độ kinh tế, của quan
hệ sản xuất, vì thế có thể khắc phục được trong quá trình phát triển Vấn đề kết hợp ba lợi
Trang 8ích đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong dự thảo Hiến pháp năm 1959 “Trong chế độ
ta, lợi ích của nhà nước, của tập thể cùng lợi ích của cá nhân căn bản là nhất trí[37,tr.593] Trung thành với quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã sử dụng đúng đắn quan
hệ ba lợi ích để đẩy mạnh sản xuất nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.Đảng ta khẳng định “Thực hiện đúng đắn sự thống nhất giữa ba lợi ích, bảo đảm lợi íchtoàn xã hội, bảo đảm lợi ích tập thể, chú ý đúng mức lợi ích thiết thân của người laođộng”[10, tr.79-80] Các quan điểm đường lối chính sách của Đảng đề ra trong sự nghiệpđổi mới đất nước tiếp tục khẳng định tính thống nhất giữa ba lợi ích, nhấn mạnh lợi íchtrực tiếp người lao động trong đó có lợi ích nông dân Nghị quyết Bộ Chính trị về đổi mớiquản lý kinh tế nông nghiệp ngày 5/4/1988 nhấn mạnh “Giải quyết đúng các mối quan hệ
về lợi ích, nhất là bảo đảm lợi ích chính đáng của người sản xuất, trước hết là đối vớingười trồng lúa, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân lao động, góp phần tích luỹ cho
sự nghiệp xây dựng CNXH”[11, tr.4] Đảng ta quan tâm lợi ích của người nông dân nhưngkhông hạ thấp các lợi ích khác Hiện nay, kinh tế hộ nông dân phát triển, lợi ích nông dânđược bảo đảm, nông dân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước và các loại quỹ đốivới địa phương Xét trong mối quan hệ giữa các lợi ích, nông dân lại được hưởng trực tiếphay gián tiếp các nguồn lợi từ xã hội hay tập thể mang lại Lợi ích nông dân, lợi ích tập thể,lợi ích xã hội trong chế độ XHCN là thống nhất về căn bản
Thứ hai, lợi ích nông dân bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
Cũng như các giai cấp khác, nhu cầu được thoả mãn về vật chất và tinh thần là lợi ích
cơ bản nhất của nông dân hiện nay Bởi vì nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần là điều kiệncho sự tồn tại và phát triển của con người Lợi ích với tư cách là các phương thức, phương tiệnhướng vào sự thoả mãn các nhu cầu con người trong đời sống xã hội Lợi ích vật chất và lợi íchtinh thần gắn bó với nhau trong mỗi con người
Lợi ích vật chất là những lợi ích dùng để thoả mãn các nhu cầu vật chất, nhằm duy trì sự
tồn tại và phát triển đời sống sinh học và hoạt động của con người Trong mối quan hệ giữa lợiích vật chất và lợi ích tinh thần thì lợi ích vật chất xét đến cùng là quan trọng hơn lợi ích tinhthần C.Mác đã khẳng định “Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới làm ra lịch sử Nhưngmuốn sống được thì trước hết con người cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một
số thứ khác nữa”[26, tr.40] Từ cách tiếp cận như vậy xem xét nhu cầu lợi ích của nông dân mớiđảm bảo khách quan
Những biểu hiện lợi ích vật chất cơ bản của nông dân
Một là, nhu cầu về ruộng đất của nông dân:
Nhu cầu lợi ích vật chất của nông dân trước đây và hiện nay vẫn là vấn đề ruộng đất.Ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản là điều kiện để nông dân bảo đảm lợi ích cho họ Thực tếsau cách mạng tháng Tám năm 1945, hậu quả của chủ nghĩa thực dân và chế độ phong kiến đểlại rất nặng nề, nhất là quan hệ ruộng đất ở nông thôn Địa chủ chiếm số ít trong dân cư nhưng
Trang 9chiếm hơn nửa ruộng đất ở nước ta Nông dân chiếm 97% dân số chỉ được sở hữu ít hơn sốruộng đất của địa chủ Hơn 50% nông dân không có ruộng phải đi cày thuê cuốc mướn Nạn đóinăm 1945 đã làm hai triệu đồng bào ta chết đói chủ yếu là nông dân Vì vậy sau khi giành đượcchính quyền, chính phủ đã giải quyết ruộng đất cho nông dân tạo điều kiện cho họ sản xuất vàbảo đảm cuộc sống Năm 1953 Chính phủ ban hành luật cải cách ruộng đất đã tạo ra được mộtkhí thế mới, động lực mới tiếp sức cho hàng triệu hộ nông dân hăng hái tăng gia sản xuất Mơước ngàn đời “người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực ở nhiều vùng nông thôn cả nước Saucải cách ruộng đất nông dân tự nguyện tham gia HTX nông nghiệp, tổ chức sản xuất trồng trọt vàchăn nuôi, từ đó lợi ích của người nông dân ngày càng được đảm bảo Nhưng tiếc rằng nhữngyếu kém trong phong trào hợp tác hoá nông nghiệp theo mô hình sản xuất tập thể quản lý tậptrung mang nặng tính chủ quan, nóng vội và bình quân chủ nghĩa đã gây nên những tổn hại nhấtđịnh đến lợi ích nông dân Tình trạng ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân đượctập trung vào HTX bậc cao theo mô hình tập thể hoá triệt để nên đã không được sử dụng hiệuquả, trong khi đó người nông dân chỉ còn quyền sử dụng đất 5% mà HTX dành cho để làm kinh
tế phụ Ruộng đất, tư liệu sản xuất thành của chung, bị sử dụng lãng phí kém hiệu quả bởi vì
“Cha chung không ai khóc” Hậu quả sản xuất bị sa sút, người nông dân làm quần quật suốtngày mà vẫn đói
Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước được độc lập thống nhất, vấn đề cải tạo nôngnghiệp được thực hiện, mô hình HTX ở miền Nam được rập khuôn từ miền Bắc Thành côngbước đầu không thể phủ nhận nhưng do công tác quản lý yếu kém của HTX đã không làm chonông dân mặn mà thiết tha với HTX Hậu quả là hàng vạn nông dân bỏ ruộng, bán máy móc,chặt cây lâu năm, đời sống nông dân rơi vào cảnh đói nghèo Để tháo gỡ khó khăn, chấn chỉnh
tổ chức thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, quan tâm cải thiện đời sống nông dân, năm 1981, Ban Bíthư TW Đảng ra chỉ thị 100 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động Ngườinông dân gắn bó với ruộng đất, khắc phục cơ bản tình trạng “vô chủ” trong cơ chế tập thể hoáruộng đất theo mô hình HTX nông nghiệp bậc cao Khoán 100 đã giải phóng lực lượng sản xuấttạo ra quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn, thúc đẩy sản xuất phát triển Tuy nhiên do cách khoánkhâu nên động lực cơ chế khoán vẫn còn hạn chế, người nông dân vẫn chưa được quyền sửdụng đất với tư cách là người chủ Sự chi phối của HTX vào quá trình sản xuất theo cơ chế quanliêu vẫn còn lớn nên những năm 1986, 1987 quan hệ ruộng đất lại diễn biến phức tạp, sản xuấtnông nghiệp có dấu hiệu “dậm chân tại chỗ” và từng bước giảm sút Để khắc phục tình trạngtrên, nhiều địa phương đã thí điểm phương thức khoán hộ Từ thực tế ở các địa phương, ngày5/4/1988, Bộ Chính trị ra nghị quyết 10 về đổi mới quản lý nông nghiệp, đó là nghị quyết quantrọng đánh dấu bước đổi mới toàn diện và sâu sắc trong quan hệ sản xuất, nhất là quan hệruộng đất trong nông nghiệp và nông thôn Sau nghị quyết 10 một loạt các chính sách của Đảng
về nông nghiệp, nông thôn và nông dân được ban hành Năm 1993 với Luật đất đai sửa đổi thừa
Trang 10nhận 5 quyền sử dụng đất (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp) đã làmcho nông dân yên tâm trong sản xuất.
Việc khai thác ruộng đất từ khi có khoán 10 đến nay đã khắc phục được những hạn chếtrong cơ chế quan liêu bao cấp, nhờ quyền sử dụng đất nên nông dân đã làm chủ thực sự ruộngđất Đất đai canh tác được bảo vệ, sử dụng tiết kiệm Các hộ gia đình nông dân đã thâm canhtăng vụ để đạt lợi ích cao Đất hoang hoá, bãi bồi, thùng đấu được tận dụng một cách triệt để.Nông dân trồng hết diện tích, đúng thời vụ, áp dụng khoa học công nghệ mới đã làm tăng sảnlượng lương thực, đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân và xuất khẩu thu ngoại tệ về chođất nước
Tuy nhiên, giao ruộng đất theo “khoán 10” cũng bộc lộ những mâu thuẫn mới trên conđường đưa nông nghiệp ra khỏi tự túc tự cấp tiến lên sản xuất hàng hoá Đất đai canh tác bị xé
lẻ ra thành nhiều mảnh mâu thuẫn với sản xuất tập trung chuyên canh của các hộ nông dân cóđiều kiện cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp Mặt khác nhu cầu bức xúc hiện nay của nông dân lànhà nước phải khẩn trương cụ thể hoá Luật đất đai để bảo đảm quyền lợi cho họ, bảo đảmquyền bình đẳng trong sử dụng đất giữa nông dân với các chủ thể sử dụng ruộng đất khác Nôngdân không thể chấp nhận họ phải mua đất để làm kinh tế trang trại trong khi đó nông trường quánhiều đất chẳng phải mua mà nghĩa vụ cả hai đều phải thực hiện giống nhau Nông dân cũngkhông thể ngồi yên khi phải “cắt ruột” chuyển nhượng đất cho các chủ sở hữu khác sử dụng saimục đích không vì lợi ích xã hội mà buôn bán lòng vòng “trên lưng” họ để kiếm lợi nhuận bấtchính Lợi ích vật chất của nông dân được bảo đảm từ trước đến nay là gắn liền với quan hệruộng đất và chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước
Hai là, lợi ích vật chất của giai cấp nông dân còn được biểu hiện ở nhu cầu về xây dựng
cơ sở hạ tầng ở nông thôn Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm đường giao thông, hệ thống điện
thắp sáng, trường học, trạm y tế Nếu như cơ sở kinh tế- kỹ thuật này được bảo đảm sẽ là điềukiện cho nông dân phát triển nông nghiệp và cải thiện đời sống Hơn nữa còn là môi trường hấpdẫn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn Vấn đề đó không chỉ có ý nghĩa về pháttriển kinh tế mà nó còn có ý nghĩa phát triển về văn hoá xã hội, củng cố quốc phòng an ninh ởđịa phương
Lợi ích tinh thần của nông dân hiện nay
Lợi ích tinh thần của nông dân là những nhu cầu tinh thần của nông dân được thoả mãnnhằm duy trì và phát triển đời sống tinh thần của họ
Trước đây cả nước tập trung để thực hiện mục tiêu đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, giảiphóng dân tộc và thống nhất đất nước Mục tiêu đó đã lôi cuốn cả dân tộc hướng vào giải quyếtnhu cầu chính trị tinh thần lúc đó Thực tế lịch sử đã chứng tỏ đó là nguồn động lực vô cùngmạnh mẽ, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Vào thời kỳ ấy, lẽ sống của mỗi ngườiViệt Nam là: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”
Trang 11Sau năm 1975 những nhu cầu, lợi ích tinh thần được thoả mãn Lợi ích vật chất trướcđây ở vị trí thứ yếu thì thời kỳ này lại nổi lên vị trí số một Thế nhưng toàn xã hội khi đã thoát khỏitình trạng đói nghèo thì lợi ích tinh thần sẽ ngày càng quan trọng Kinh tế thị trường định hướngXHCN với động lực lợi ích có vai trò kích thích sản xuất nhưng mặt trái của nó đang tác động tiêucực trên các lĩnh vực, trong đó có đời sống văn hoá tinh thần xã hội Những bài học được rút ra
từ thực tiễn các nước trên thế giới và trong nước về giải quyết quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợiích tinh thần đã cho chúng ta nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vai trò quan trọng của nhân tốchính trị- tinh thần trong xã hội Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dântộc vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển đất nước Với nhận thức đó, nông dân ngày naykhông chỉ quan tâm đến nhu cầu vật chất mà họ quan tâm cả nhu cầu về tinh thần
Những biểu hiện cơ bản lợi ích tinh thần của nông dân
Một là, nhu cầu xây dựng môi trường dân chủ XHCN ở nông thôn: Nhu cầu dân chủ về
kinh tế Tức là nhu cầu của nông dân về quyền tự do trong sản xuất kinh doanh những ngànhnghề mà pháp luật không cấm, quyền được định đoạt, sở hữu thành quả lao động, quyền đượchưởng từ các quỹ phúc lợi xã hội, quyền được giám sát tài chính, xây dựng cơ bản, xây dựng kếtcấu hạ tầng và các loại quỹ ở địa phương mà nông dân đóng góp Dân chủ về chính trị là nhữngnhu cầu của nông dân đối với nhà nước phải thông tin về đường lối, chính sách, pháp luật để họhiểu rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ của mình Nông dân được biết, được bàn, được kiểm tra kếhoạch phát triển kinh tế ở địa phương, quyền được đóng góp về dự thảo nghị quyết của Đảng.Vấn đề quan trọng dân chủ về chính trị là quyền được lựa chọn dại biểu để bầu cử vào các cơquan chính quyền nhà nước Nhu cầu nông dân hiện nay còn có cả những nhu cầu được thừanhận vị thế xã hội của họ, nhu cầu có một cuộc sống tương lai tốt đẹp cho bản thân và gia đình.Dân chủ về xã hội là những nhu cầu của nông dân được nhà nước giải quyết việc làm, chăm sócsức khoẻ khi ốm đau, có chế độ bảo hiểm xã hội khi nông dân không còn sức lao động
Hai là, lợi ích tinh thần của nông dân biểu hiện ở nhu cầu được nhà nước quan tâm đầu
tư phát triển văn hoá xã hội ở nông thôn Khi đời sống vật chất nông dân được cải thiện thì đờisống tinh thần cũng biến đổi theo Nhu cầu của nông dân về nâng cao dân trí, phát triển giáo dụcđào tạo, nâng cao cơ sở trường lớp Trong nền KTTT, nhu cầu của nông dân về phát triển khoahọc- công nghệ, đặc biệt những công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp Lợi ích tinh thần củanông dân còn được biểu hiện ở nhu cầu được hưởng thụ những giá trị thẩm mỹ, những cái mớicái đẹp trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí Chỉ lĩnh vực văn hoá cũng cóthể thấy nhu cầu của nông dân là rất lớn, như nhu cầu được bảo tồn trùng tu các di sản văn hoávật thể, bảo lưu văn hoá và phát triển những di sản văn hoá phi vật thể, công nhận xếp hạng các
di tích văn hoá Kinh tế nông thôn những năm gần đây được phát triển, phương thức và nội dungsinh hoạt đời sống tinh thần phong phú hơn, nhu cầu văn hoá có chiều hướng phát triển
Thứ ba, lợi ích giai cấp nông dân nhất trí với lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích dân tộc Sự gắn bó lợi ích nông dân với lợi ích công nhân có cội nguồn từ trong lịch sử đấu
Trang 12tranh chống kẻ thù phong kiến và đế quốc Xét về nguồn gốc, giai cấp công nhân và giai cấpnông dân có quan hệ gắn bó máu thịt Dưới chế độ phong kiến, giai cấp nông dân là giai cấp bịbóc lột bằng sưu cao thuế nặng Nông dân nhiều lần đã vùng lên đấu tranh nhưng tất cả cáccuộc đấu tranh họ đều bị thất bại Sở dĩ như vậy là vì họ không có tư tưởng độc lập, không đạidiện cho một phương thức sản xuất tiên tiến nên không thể vạch ra được một cương lĩnh đúngđắn cho cuộc đấu tranh vì lợi ích của mình và của cả dân tộc.
Nông dân Việt Nam trong lịch sử đã bị áp bức hơn một ngàn năm bởi phong kiếnphương Bắc và hơn 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp Nông thôn, nông dân Việt Nam
bị chìm ngập trong vòng lạc hậu, không có bước chuyển đáng kể nào, sản xuất tự cung tự cấp làchủ yếu Nông dân Việt Nam bị một cổ hai tròng, đời sống vô cùng cực khổ Nhiều phong tràonông dân yêu nước đứng lên đấu tranh nhưng đều bị thất bại vì không có đường lối đúng Tuythất bại nhưng đã rèn luyện cho giai cấp nông dân ý thức dân tộc và ý thức đấu tranh cáchmạng Họ đã tìm thấy người đại diện chân chính cho quyền lợi dân tộc, đó là giai cấp công nhânViệt Nam Tuy mới ra đời, song giai cấp công nhân mang trong mình sức mạnh của thời đại và
có mối quan hệ mật thiết với nông dân Ngay từ khi xuất hiện trên vũ đài chính trị, giai cấp côngnhân Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của giai cấp nông dân Giai cấp côngnhân trở thành người lãnh đạo trong khối liên minh công- nông Nông dân đi với giai cấp côngnhân thì sức mạnh mới được nhân lên, ước mơ giành độc lập dân tộc, ruộng đất mới được thoảmãn Không những thế ý thức dân tộc của nông dân còn được bổ sung thêm ý thức giai cấpcông nhân Họ hiểu lợi ích trước mắt phải đấu tranh, lợi ích lâu dài phải tiến tới cùng toàn thểdân tộc chiến thắng kẻ thù xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Đảng ta khẳng định: “Cáchmạng phản đế và điền địa là hai cái mấu chốt của cách mạng tư sản dân quyền Không giảiquyết được cách mạng điền địa thì không giải quyết được cách mạng phản đế Trái lại, khônggiải quyết được cách mạng phản đế thì không giải quyết được cách mạng điền địa”[9, tr.58]
Để giải quyết vấn đề dân tộc phải giải quyết cách mạng điền địa vì lợi ích nông dân gắn
bó với lợi ích giai cấp công nhân, lợi ích dân tộc Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp sắpkết thúc, tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư khoá II, Hồ Chí Minh còn khẳng định “Nền tảng củacách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân”[32, tr.15] Để thấy được vai trò to lớn của nôngdân đối với cách mạng, Đảng và Chính phủ từng bước cải cách ruộng đất để bồi dưỡng nôngdân hăng hái kháng chiến kiến quốc Cách mạng dân tộc, dân chủ thành công nhờ đường lốiđúng đắn của Đảng đã tập hợp được tất cả lực lượng lấy liên minh công- nông làm cơ sở Xét vềquan hệ lợi ích thì rõ ràng lợi ích của nông dân hay lợi ích công nhân đều nhất trí ở một điểm làđộc lập dân tộc, là sự ấm no, tự do, hạnh phúc
Khi cả nước bước sang giai đoạn mới là xây dựng CNXH, liên minh giai cấp công nhânvới giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức ngày càng được tăng cường Nội dung liên minh công-nông- trí thức được đề cập toàn diện trên mọi lĩnh vực Trên lĩnh vực chính trị trước hết thể hiện
Trang 13sự ủng hộ đường lối chính trị của giai cấp công nhân từ phía nông dân, trí thức cùng nhau hợpsức thực hiện đường lối Mặt khác, công nhân, nông dân, trí thức có thể quan hệ với nhau thôngqua các tổ chức đại diện lợi ích của mình trong hệ thống chính trị.
Liên minh trên lĩnh vực kinh tế là nhằm thoả mãn các nhu cầu kinh tế của cả công nhân,nông dân, trí thức bao gồm các nhu cầu sinh tồn, điều kiện hoạt động Lợi ích kinh tế của nôngdân thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức Lợi ích kinh tế là chất keokết dính công nhân, nông dân và trí thức Quá trình kết hợp các lợi ích biểu hiện bằng sự tácđộng qua lại giữa công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ, đặc biệt quan hệ giữa nhànước và nông dân, trí thức, giữa kinh tế Trung ương với kinh tế địa phương, giữa nghiên cứu vàtriển khai các kết quả nghiên cứu khoa học vào hoạt động sản xuất với chăm lo đời sống củacông nhân, nông dân và trí thức
Liên minh trên lĩnh vực văn hoá xã hội để xoá bỏ sự bất công, bất bình đẳng xã hội, tạo
ra môi trường trong sạch cho hoạt động của họ Sự hợp tác của công nhân, nông dân, trí thứctạo ra sự hội nhập để khắc phục dần sự khác biệt giữa các giai cấp, giai tầng trong xã hội, giữathành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc
Hiện nay, Đảng và nhà nước đề ra đường lối CNH, HĐH đất nước, chú trọng CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn, một mặt tạo môi trường gắn kết công- nông- trí thức, mặt khác bảo đảmlợi ích vật chất và tinh thần cho giai cấp nông dân được cải thiện hơn, qua đó để nâng cao chấtlượng liên minh giai cấp công- nông- trí thức lên một bước mới Hội nghị lần thứ 5 Ban chấphành TW Đảng khoá IX đã đề ra một số chính sách có liên quan trực tiếp đến nông dân Nghịquyết chỉ rõ: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ các quyền về đấtđai và khuyến khích nông dân thực hiện dồn điền đổi thửa trên cơ sở tự nguyện, cho phép nôngdân được sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh,liên kết tạo điều kiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng theo quy định được thuận lợi”[18,tr.106]
Qua những phân tích trên đây có thể khái quát về thực chất giải quyết lợi ích nông dân ở Việt Nam hiện nay là: Đảng và Nhà nước có cơ chế chính sách để từng bước thoả mãn những
nhu cầu về vật chất và tinh thần cho nông dân; Kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi íchtập thể và lợi ích xã hội, tạo nên sự thống nhất chặt chẽ với lợi ích của giai cấp công nhân và lợiích dân tộc; Nhằm bồi dưỡng lực lượng cách mạng để phát triển kinh tế- xã hội, ổn định chính trị,củng cố quốc phòng an ninh và thực hiện chiến lược giải phóng con người, bảo đảm mọi người
đều được ấm no, tự do, bình đẳng, hạnh phúc.
1.1.2.Những nhân tố tác động đến lợi ích nông dân hiện nay
Trang 14Tình hình nông thôn và nông dân nước ta hiện nay
Theo kết quả điều tra dân số năm 2000, ở nước ta dân số là 77,7 triệu người, trong đó nôngdân là 59,1 triệu người chiếm 76,06% dân số Như vậy, nông dân nước ta vẫn là lực lượng cơ bản vàchủ yếu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước Sau hơn 17 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạtđược những thành tựu toàn diện và to lớn Từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp lạc hậu, đến nay đãphát triển thành một nền nông nghiệp hàng hoá bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và nhiều nôngsản xuất khẩu chiếm vị cao trong khu vực và trên thế giới
Từng vùng và từng địa phương đều có những sản phẩm hàng hoá đặc thù Đã hìnhthành một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với công nghiệp chế biến như lúa gạo ở đồngbằng sông Cửu Long, chè ở trung du miền núi phía Bắc, cà phê ở Tây Nguyên, cao su ở ĐôngNam bộ, nuôi, trồng thuỷ sản ở các tỉnh ven biển Khoa học áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp;công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn bước đầu được khôi phục và phát triển, đã góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới phù hợp theo hướngxây dựng nền nông nghiệp hàng hoá với nhiều thành phần kinh tế tham gia
Điều kiện đi lại ở nông thôn cơ bản được thuận lợi, trường lớp đã được xây dựng cơbản, 100% số xã đồng bằng đã có trường tiểu học và trung học cơ sở Điều kiện chữa bệnhđược thuận lợi, trám xá xã nhiều nơi đã bảo đảm số lượng bác sỹ, y sỹ, hộ lý để phục vụ nhândân Đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện
Do kinh tế phát triển nên thu nhập bình quân đầu người khá hơn so với trước đây, bìnhquân đạt 10 triệu đồng/hộ/năm; tăng 29,8% so với năm 1993 Hộ đói nghèo giảm từ 29% nămxuống còn 11% năm 2000 Điều kiện ăn ở, sinh hoạt của nông dân được cải thiện, trình độ dântrí được nâng lên
Hệ thống chính trị ở cơ sở từng bước được tăng cường, dân chủ trong nông thôn đượcphát huy, an ninh, trật tự an toàn được bảo đảm
Tuy nhiên, trong nông nghiệp nông thôn nước ta vẫn còn những mặt yếu kém nhất định.Trình độ kỹ thuật hầu hết còn lạc hậu, các khâu canh tác nông nghiệp vẫn dùng sức người vàsức kéo của gia súc là chủ yếu Năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp so vớicác nước trong khu vực Năng suất lúa ở nước ta chỉ bằng 80% Inđônêxia, 60% của TrungQuốc Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nhiều hơn Thái Lan nhưng mức xuất khẩu thuỷ sản cũng chỉbằng 1/5 của Thái Lan Khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản từ nông thôn còn hạn chế.Tiêu thụ nông sản đang là một thách thức đối với phát triển nông nghiệp Giá nông sản thấp, giáhàng hoá công nghiệp cao, điều đó đã gây bất lợi cho nông dân
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa gắn bó với thị trường Cơ cấu kinh tế nông thôncòn nặng về nông nghiệp (70%), trong nông nghiệp còn nặng về trồng trọt (80%) Sản xuất nôngnghiệp còn phân tán, quy mô nhỏ lẻ nhất là ở miền núi Hàng chục năm nay, tỷ lệ giá trị chănnuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp chỉ ở mức 20 đến 22% Dân số trong nông thôn tăngnhanh số người thiếu việc làm thường xuyên và không có việc làm rất lớn
Trang 15Chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng và ngay từngvùng gia tăng Nếu năm 1994 mức thu nhập bình quân một nhân khẩu nông thôn là 1 thìthu nhập 1 nhân khẩu ở thành thị là 2,25, đến năm 1999 tăng lên 3,71 Riêng trong nôngthôn thu nhập của 20% nhóm cao nhất so với 20% nhóm thấp nhất thì năm 1994 chỉ chênh5,4 lần, đến năm1999 gấp 6,3 lần Trong nông thôn, nhiều tệ nạn xã hội gia tăng, các thủtục cũ khôi phục, phát triển Tài nguyên bị giảm sút, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng ởnhiều địa phương.
Những nhân tố kinh tế- xã hội tác động đến lợi ích nông dân hiện nay
+Thứ nhất, tác động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Kể từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có sựchuyển biến và đổi mới sâu sắc Từ một nền kinh tế thuần nhất về thành phần và chế độ sở hữuchuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần và sở hữu đa dạng Từ nền kinh tế hiện vật chuyểnsang nền kinh tế hàng hoá Từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chếthị trường có sự quản lý của Nhà nước Từ nền kinh tế khép kín chuyển sang nền kinh tế mởcửa với các nước trên thế giới Định hướng XHCN trong phát triển kinh tế đòi hỏi phải giảiquyết giữa phát triển lực lượng sản xuất với xây dựng quan hệ sản xuất mới, vừa khắcphục nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực, vừa xây dựng thành côngCNXH Để giải quyết những mâu thuẫn trên, Đảng ta đã xác định “Nền kinh tế nước ta lànền kinh tế thị trường định hướng XHCN”[16, tr.86]
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bao gồm cơ chế thị trường và thể chế kinh tếthị trường Cơ chế kinh tế thị trường là chế độ vận hành của nền kinh tế thị trường theo yêu cầucủa các quy luật kinh tế, tức là nguyên lý vận hành của nền kinh tế thị trường mang tính kháchquan Thể chế KTTT là nói đến các quy tắc, quy định của nhà nước để điều tiết nền kinh tế trên
cơ sở nhận thức các quy luật và nguyên lý vận hành Do đó, nó là sản phẩm chủ quan của nhànước KTTT luôn gắn với các phạm trù kinh tế, đồng thời phản ánh mối quan hệ giữa con ngườitrong quá trình sản xuất, trao đổi, tiêu dùng KTTT định hướng XHCN do bản chất của chế độchính trị xã hội quy định cả mục tiêu và đặc điểm Trong nền KTTT định hướng XHCN các thànhphần kinh tế có sự cạnh tranh và hợp tác để phát triển, trong đó kinh tế nhà nước có vai trò chủđạo Vì vậy, có thể khẳng định rằng cả cơ chế thị trường nói chung và thể chế KTTT do nhànước quy định đều tác động đến lợi ích của giai cấp nông dân
Khi thực hiện cơ chế quản lý kinh tế cũ, sản xuất theo kế hoạch nên ít quan tâm tới nhucầu thị trường, chế độ phân phối theo chủ nghĩa bình quân, sự bình đẳng trong phân phối chỉ làhình thức Khi xây dựng nền KTTT định hướng XHCN thì lợi ích là động lực thúc đẩy giai cấpnông dân tích cực sản xuất, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sảnphẩm
KTTT định hướng XHCN tạo ra nhiều cơ hội để giai cấp nông dân phát huy mọi khả năng
về vốn, sức lao động, trí tuệ làm giàu cho mình và cho xã hội Động viên nông dân liên kết với
Trang 16các giai tầng xã hội khác đặc biệt với công nhân và trí thức để tạo ra năng suất chất lượng caotrong sản xuất kinh doanh Do đó, nâng cao đời sống nông dân và phát triển kinh tế nông thôn.Khi nhu cầu sản xuất kinh doanh được bảo đảm, trong các chủ thể kinh tế có sự bình đẳng tấtyếu sẽ tạo ra sự đồng thuận trong xã hội.
Tuy nhiên, khi thực hiện KTTT định hướng XHCN không tránh khỏi những tác động tiêucực đến cơ cấu giai cấp nông dân hiện nay Trong giai cấp nông dân có nông dân cá thể, nôngdân HTX nông nghiệp, nông dân làm dịch vụ Sự chênh lệch về mức sống, thu nhập, sự phânhoá giàu nghèo sẽ ảnh hưởng nhất định đến mối quan hệ giữa nông dân với nhau và giữa nôngdân với công nhân, trí thức Nông thôn hiện nay không còn bình yên như thời bao cấp nữa, nôngthôn đang cuốn hút vận động trong nền KTTT, bởi thế những sự tác động tiêu cực đến nông thôn
là không thể tránh khỏi Các hiện tượng cờ bạc, nghiện hút, các sản phẩm văn hoá độc hại đanglan vào nông thôn
+Thứ hai, tác động của quá trình CNH, HĐH đất nước:
Đẩy mạnh CNH, HĐH là một quá trình phát triển mới của đất nước Quá trình đó sẽ đưađến những thay đổi to lớn trên mọi lĩnh vực Trước hết, đó là sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấukinh tế Khi cơ cấu kinh tế thay đổi sẽ làm thay đổi cơ cấu giai cấp- xã hội và quan hệ giữa cácgiai tầng trong xã hội Sự thay đổi cơ cấu kinh tế diễn ra trong tất cả các ngành, các vùng lãnhthổ Theo nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII dự báo đến năm 2010, nông nghiệp còn
16 đến 17%; công nghiệp và xây dựng 40% đến 41%; dịch vụ 41% đến 43% Lao động côngnghiệp và lao động dịch vụ sẽ tăng lên, lao động nông nghiệp sẽ giảm, từ đó một bộ phận khálớn nông dân sẽ phải chuyển đổi nghề Nhưng trên thực tế sự chuyển đổi nghề của nông dânkhông theo kịp với sức ép của tốc độ CNH, HĐH, một bộ phận nông dân sẽ thiếu việc làm Theonghị quyết Trung ương lần thứ 9 khoá IX nhận định: “Lao động nông nghiệp chuyển sang cácngành nghề khác còn rất khó khăn, áp lực dư thừa lao động sẽ tiếp tục gay gắt trong những nămtới”[20, tr.28]
Đẩy mạnh CNH, HĐH sẽ thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, các khu dân cư cao tầng
sẽ được xây dựng, các thị trấn, thị tứ ngày càng nhiều Các nhà máy xí nghiệp, các trung tâmdịch vụ sẽ được xây dựng Điều đó sẽ làm cho đời sống nhân dân ta được cải thiện mà nôngdân là người được hưởng thành quả từ CNH, HĐH CNH, HĐH không phải chỉ có những thuậnlợi, mà trên thực tế đang đặt ra những mâu thuẫn mới cần phải giải quyết để đảm bảo lợi ích chogiai cấp nông dân ngày một tốt hơn Quá trình CNH, HĐH cần rất nhiều đất cho xây dựng mặtbằng nhà xưởng, điều đó liên quan đến đất nông nghiệp, vấn đề đất đai trở nên phức tạp hơn.Hiện tượng tranh chấp đất đai, khiếu kiện về đất đai xảy ra ở nhiều địa phương, đặc biệt gầntrung tâm các thành phố, thị xã
Sự xáo trộn cơ cấu dân cư; sự dịch chuyển từ nông thôn vào thành thị ngày một tăng,nhu cầu nhà ở nơi tái định cư mới, bảo đảm công ăn việc làm còn rất nan giải
Trang 17Phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo là một quốc sách, là cái gốc để đẩymạnh CNH, HĐH đất nước Sự phát triển đó đòi hỏi giai cấp nông dân phải được nâng cao trình
độ văn hoá để nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp Sự phát triển khoa học công nghệ giáodục- đào tạo không chỉ liên quan đến phát triển kinh tế mà còn tác động đến vấn đề xã hội, đến
sự phát triển giai cấp, quan hệ giai cấp, tầng lớp Khoa học công nghệ và đào tạo luôn có sự đổimới, vì vậy đòi hỏi một sự nỗ lực rất cao của nông dân Sản phẩm hàng hoá ngày càng được kếttinh bởi hàm lượng khoa học, sự cạnh tranh theo quy luật mạnh được, yếu thua, cả thị trườngtrong nước và ngoài nước Do vậy, cũng đặt ra cho giai cấp nông dân phải nâng cao hơn nữachất lượng sản phẩm bằng sự liên kết hợp tác Hơn nữa, khi có sự đổi mới về giống cây trồngvật nuôi, công nghệ trồng trọt và chăn nuôi, bản thân nông dân không thể tự mình giải quyếtđược mà phải có sự giúp đỡ của trí thức
Nhân tố chính trị- xã hội tác động đến lợi ích nông dân
+Quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Thời kỳ 1975-1985:
Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước ta hoàn toàn độc lập thống nhất, cả nước vữngbước trên con đường XHCN Ngay sau những ngày kháng chiến thành công, chúng ta bắt tayvào khôi phục cải tạo và phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị và giải quyết vấn đề xã hội.Bên cạnh những thành tựu to lớn, nền kinh tế nước ta vẫn còn mất cân đối nghiêm trọng Đểtừng bước khắc phục những sai lầm yếu kém nhất là trên lĩnh vực kinh tế, Đảng ta xác định cầnphải tập trung phát triển nông nghiệp đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN, đẩy mạnh 3chương trình kinh tế lớn lương thực, thực phẩm hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Việc xácđịnh vị trí hàng đầu của nông nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao đời sống của nôngdân và bảo đảm bảo nhu cầu đông đảo nhân dân lao động Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhânkhác nhau, nông nghiệp nước ta lúc đó vẫn chưa có những chuyển biến tích cực Ở nước tanhững năm đầu của thập kỷ 80 thế kỷ XX đã có những biểu hiện của một cuộc khủng hoảngkinh tế, nhất là trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp Nếu như mô hình HTX giai đoạn 1970-1980còn thích hợp thì sang giai đoạn 1980-1985 không còn phù hợp nữa, những dấu hiệu suy thoáikhủng hoảng bộc lộ ngày càng rõ Tập thể hoá tràn lan, lao động được sắp xếp thành các độichuyên bên cạnh các đội cơ bản, áp dụng hình thức khoán việc là chính Nông dân chỉ quan tâmtới công điểm mà không biết đến sản phẩm cuối cùng Cơ chế quản lý mang nặng tính chất quanliêu bao cấp, kế hoạch dội từ trên xuống không căn cứ vào thực tế, hạch toán giả, sai lệch không
có ý nghĩa kinh tế, vì thế kết quả thua lỗ là phổ biến Năng suất chất lượng vật nuôi cây trồnggiảm Cùng với việc hợp tác hoá, thực hiện chính sách phân phối mang tính cào bằng đã làm tổnhại đến lợi ích chính đáng của người nông dân, gây lãng phí đất đai nghiêm trọng, lợi ích ngườinông dân bị vi phạm Một số chính sách cấm đoán lưu thông lương thực, thực phẩm, ngăn sôngcấm chợ đã làm giảm động lực của quá trình xã hội hoá sản xuất Thời gian từ 1976 đến 1980bình quân hàng năm trong sản xuất nông nghiệp chỉ tăng 2%; sản lượng lương thực tăng 1,6%,
Trang 18trong khi đó dân số tăng 2,2% Sản lượng lương thực đầu người giảm từ 275kg (1976) xuống268kg/1người/1năm (1980).
Tuy nhiên, nông dân Việt Nam là những con người chất phác, cần cù lao động thuỷchung đã khắc phục gian khổ, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, ra sức tìm tòi sáng tạo, tháo gỡkhó khăn và khát khao chờ đợi một sự quyết định thay đổi về cơ chế sản xuất và các chính sách
cụ thể của Đảng và Nhà nước có thể tạo nên động lực để phát triển sản xuất nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần cho họ
Với quyết tâm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng tiến lên xây dựng CNXH, từ thực tiễn ởHải Phòng và Vĩnh Phú (cũ) đã xuất hiện những tìm tòi sáng tạo mới Đảng ta đã tổng kết thựctiễn khái quát cho ra đời chỉ thị 100 với nội dung cơ bản là “khoán sản phẩm” Chỉ thị 100 nêu rõ:
“Bảo đảm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên cơ sở lôi cuốn được mọi ngườihăng hái lao động, kích thích tăng năng suất lao động, sử dụng tốt đất đai và các cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện có, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất củng cố và tăng cường quan
hệ sản xuất XHCN ở nông thôn, nâng cao thu nhập cho xã viên, tăng tích luỹ HTX, làm trònnhiệm vụ và không ngừng tăng khối lượng nông sản cung ứng cho nông nghiệp”[12, tr.10]
Chỉ thị 100 đã tìm lối ra cho phát triển nông nghiệp và cải thiện đời sống nông dân.Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, hình thức này đã giải quyết được một bướcquyền làm chủ của nông dân đối với lao động, với tư liệu sản xuất mở ra một hướng mới chonông dân yên tâm sản xuất vì họ thấy được lợi ích chân chính của mình Sản xuất nông nghiệpthời kỳ 1980 đến 1985 đã tăng 5%/1năm Sản lượng lương thực bình quân trên đầu người tăng
từ 268kg (1980) lên 304kg (1985) Tuy nhiên, chế độ khoán mới chưa thể đưa nông nghiệp thoátkhỏi mô hình HTX được xây dựng dựa vào chế độ tập trung quan liêu Xã viên phải lo tất cả cáckhâu, các bước trong sản xuất Mâu thuẫn giữa sản xuất trong từng gia đình tiến hành với yêucầu sản xuất của HTX còn rất gay gắt
Thời kỳ từ 1986 đến nay:
Để tháo gỡ những ách tắc đó, Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước màđiểm khởi đầu là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế Nông nghiệp được xác định là mặt trậnhàng đầu Đảng đổi mới đồng bộ từ nhận thức cơ chế, chính sách đến điều hành làm cho kinh tếnông nghiệp vận hành theo đúng quy luật khách quan nhằm đưa nông nghiệp thoát khỏi tự cấp
tự túc chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá Ngày 5-4-1988 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10 về đổimới công tác quản lý nông nghiệp Sau nghị quyết 10, hàng loạt cơ chế và chính sách mới củaĐảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân được ban hành Năm 1993, Luật đấtđai sửa đổi trong đó nổi bật là thừa nhận 5 quyền của người sử dụng đất (chuyển đổi, chuyểnnhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp) Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VII) về chuyển đổi cơcấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 64/CP về giao đất nông nghiệp cho hộ; Nghị định14/CP cho nông dân vay vốn sản xuất; nghị định 13/CP về khuyến nông, nghị định 73/CP vềphân hạng đất và tính thuế sử dụng đất nông nghiệp cùng nhiều chính sách và cơ chế mới thông
Trang 19thoáng hơn đã đổi mới một cách cơ bản Tháng 11/1998 nghị quyết 06 của Bộ Chính trị (khoáVIII) về nông nghiệp và nông thôn ra đời, trong đó có nội dung thừa nhận hình thức kinh tế trangtrại, khuyến khích nông dân làm giàu chính đáng Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ IXkhẳng định tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trước hết là CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn Điểm mới của nghị quyết là tích cực ứng dụng khoa học vào sản xuất, thúc đẩy sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế, phát huy lợi thế của từng vùng để sản xuất hàng hoá quy mô lớn với chấtlượng hiệu quả cao; Phát triển mạnh kinh tế hộ sản xuất hàng hoá, các loại hình doanh nghiệpvừa và nhỏ ở nông thôn; CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn chú trọng giải quyết các vấn đề xãhội, việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nông dânvùng nông thôn nhất là đồng bào dân tộc ít người CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải kếthợp với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựngphát triển một nền nông nghiệp phát triển toàn diện
Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Tăng cường sự chỉ đạo và huy độngcác nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Tiếp tục phát triển vàđưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học vàcông nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, quy hoạch sử dụng đất hợp
lý, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích, giải quyết tốt vấn đề tiêuthụ nông sản hàng hoá, đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội nông thôn Pháttriển công nghiệp dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nôngnghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệpdịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và
cư dân nông thôn”[16, tr.93]
Đánh giá kết quả thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nghị quyết lần thứ 5 của Đảngkhoá IX đã đánh giá: “Sau hơn 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnhđạo, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã đạt được những thành tựu toàn diện và to lớn”[17,tr.86] Đời sống nông dân ở hầu hết các vùng được cải thiện Thu nhập bình quân hộ đạt 10 triệuđồng/năm, tăng 29,8% so với năm 1993 Hộ đói nghèo nông thôn giảm từ 29% năm 1990 xuốngcòn 11% năm 2000 Điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh được cải thiện, bộ mặt nôngthôn có nhiều thay đổi, đời sống văn hoá tinh thần, trình độ dân trí được nâng lên
+Chất lượng hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn
Hệ thống chính trị cấp cơ sở có vai trò quan trọng trong công việc tổ chức nhân dân thựchiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhândân Do đó, hệ thống chính trị cơ sở có ảnh hưởng nhất định đến lợi ích nhân dân nói chung vànông dân nói riêng Đối với nông thôn, kinh tế- xã hội còn chậm phát triển, trình độ dân trí cònthấp Nhiều vùng dân tộc đất rộng, người thưa, công tác quản lý gặp khó khăn Các tổ chứcĐảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân vẫn phải đối mặt với ba vấn đề gay gắt Kinh tế kémphát triển; trình độ dân trí còn thấp so với đô thị; các thế lực thù địch đặc biệt là đế quốc Mỹ đang
Trang 20âm mưu phá hoại từ nông thôn, chủ yếu vùng dân tộc, vùng tôn giáo Trong nông thôn đã cóbước đột phá vươn lên, hệ thống chính trị thật sự là chỗ dựa nông dân trong việc phát triển kinhtế- xã hội Quy chế dân chủ cơ sở ở xã, phường được thực hiện nghiêm túc, những vướng mắccủa nông dân cơ bản đã được giải quyết Những hiện tượng tham nhũng, quan liêu, thiếu tráchnhiệm đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân đấu tranh xử lý, từ đó lợi ích nông dân về vật chất
và tinh thần cơ bản được bảo đảm trong điều kiện cho phép Nông dân phát huy truyền thốngcách mạng hăng hái phát triển kinh tế, xây dựng chính quyền đoàn thể ở địa phương Mối quan
hệ Đảng với nhân dân, chính quyền với nhân dân cơ bản là tốt Trật tự trị an được bảo đảm, các
tổ chức vũ trang ở địa phương hoạt động có hiệu quả, từ đó đã tạo ra môi trường thuận lợi đểnông dân yên tâm sản xuất kinh doanh
Bên cạnh những tiến bộ đáng ghi nhận, hệ thống chính trị cơ sở nông thôn còn nhiều bấtcập so với yêu cầu phát triển của địa phương trong quá trình phát triển một nền nông nghiệptoàn diện và quá trình CNH, HĐH nông thôn Tổ chức Đảng trong vai trò vận động quần chúngthực hiện nghị quyết của Đảng chưa sâu Thực tế hiểu biết của nông dân về các chế độ chínhsách của Đảng, Nhà nước còn hạn chế Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dânlàm chủ” và quy chế dân chủ ở một số địa phương chưa được thực hiện tốt Phương châm “dânbiết, dân bàn, dân kiểm tra” đối với bộ phận nông dân vùng sâu vùng xa vẫn chỉ là một khái niệm
mơ hồ Việc xây dựng hệ thống chính trị giữa miền núi, đồng bằng không tính đến đặc điểm củađối tượng quản lý có những nét đặc trưng khác nhau Hoạt động của các cơ sở Đảng cấp xã gặpnhiều khó khăn, cán bộ phần lớn chưa được đào tạo qua trường lớp Hội đồng nhân dân cấp xãhoạt động chưa thật có hiệu quả, chủ yếu thực hiện một số chức năng quản lý hành chính, cònhoạt động kinh tế có nhiều bỡ ngỡ, nhất là trong việc chỉ đạo xây dựng các dự án Hoạt động cácđoàn thể xã còn thụ động Sự phối hợp của cấp uỷ Đảng, UBND với các tổ chức xã hội còn lúngtúng, ranh giới giữa lãnh đạo, tham gia quản lý và quản lý chưa rõ ràng Tất cả những hạn chếtrên đã ảnh hưởng đến lợi ích của nông dân
+Các phong trào cách mạng ở nông thôn
Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của nôngnghiệp, nông thôn và nông dân Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng lấy nông nghiệp làm khâu độtphá, nông thôn là địa bàn trọng điểm và đã có nhiều chủ trương quyết sách đúng, hợp lòng dân
vì thế đã tạo được động lực mới, khơi dậy các nguồn lực tiềm năng thế mạnh của từng vùng,từng địa phương, kết quả phong trào thi đua yêu nước của nông dân đã góp phần và thành tựuchung của đất nước
Có thể thấy được vai trò to lớn của hội nông dân, của các tổ chức chính trị- xã hội ở địa phươngtrong việc khơi dạy truyền thống giai cấp nông dân Việt Nam trước đây vào sự nghiệp CNH, HĐH đấtnước Nhận thức và ý thức trách nhiệm của đại bộ phận cán bộ địa phương, của nông dân có sự đổi mớitrong tư duy, cách suy nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế- xã hội, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực đểnâng cao đời sống tinh thần cho nông dân và nông thôn Niềm tin của nông dân đối với Đảng được củng
Trang 21cố Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi do hội nông dân Việt Nam và Bộ nông nghiệp vàphát triển nông thôn phát động từ năm 1988 đã trở thành phong trào cách mạng của nông dân trong thời
kỳ đổi mới Phong trào đã phát triển cả bề rộng và chiều sâu cuốn hút hàng triệu hộ nông dân tham gia trởthành động lực quan trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và nội lực của từng giađình Phong trào đã kích thích nông dân năng động sáng tạo, thích ứng với cơ chế mới, đạt hiệu quả trongsản xuất và kinh doanh Bình quân cả nước đã có hơn 6 triệu hộ đạt danh hiệu “sản xuất kinh doanh giỏi’.Nhiều hộ đã có vốn kinh doanh hàng trăm triệu đồng Những hộ sản xuất kinh doanh giỏi cũng là những
hộ tích cực tham gia các phong trào xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhànước ở nông thôn Nhiều cá nhân điển hình là nông dân đã có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trịgóp phần đưa năng suất lao động lên cao
Phong trào sản xuất kinh doanh giỏi đã và đang tạo ra những tiền đề và điều kiện cần thiết đểchuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, xây dựngquan hệ sản xuất mới phù hợp Nhiều hộ đã vươn lên thành chủ các doanh nghiệp tổ hợp tác và HTX.Nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã nhiệt tình giúp đỡ các hộ đói nghèo về kinh nghiệm sảnxuất, cách làm ăn, cho vay vốn, hỗ trợ vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi; phong trào nông dânthi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng đã đượcĐảng và Nhà nước đánh giá rất cao
Hiện nay, toàn dân đang thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hoá” Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vệ sinh môi trường xây dựnglàng xã an toàn, tự quản, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễhội, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống Các hội thi tiếng hát nông dân, làngvui chơi, làng ca hát, cúp bóng đá bông lúa vàng, giải vật truyền thống đã góp phần nâng caođời sống tinh thần cho nông dân góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới
Quân đội nhân dân cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ với Hội nông dân các tỉnh thànhtrong cả nước thực hiện cuộc vận động xây dựng cơ sở chính trị ở nông thôn thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng Qua 13 năm thực hiện, cơ quan chính trị các đơn vị trong quân đội đã phối hợpvới các hội nông dân ban ngành toàn thể địa phương triển khai rất tích cực nội dung cuộc vậnđộng như: tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, xoá đói giảm nghèo, phòngchống bão lụt thiên tai, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, tham gia giải quyết các điểmnóng góp phần ổn định tình hình chính trị- xã hội ở địa phương
-Những tác động về văn hoá- xã hội đối với lợi ích của giai cấp nông dân
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã giải thích tất cả những biểu hiện, nhữnghiện tượng tinh thần của xã hội bằng những biến động của đời sống vật chất C.Mác vàPh.Ăngghen đã chỉ rõ những phương thức sản xuất vật chất quyết định những quan hệ, nhữngphương thức sản xuất tinh thần, khi cái thứ nhất thay đổi thì cũng kéo theo sự thay đổi của cáithứ hai Trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết “lịch sử chứngminh gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật
Trang 22chất”[27, tr.625] Đời sống tinh thần của xã hội ta chịu sự quy định của đời sống vật chất của xãhội Lợi ích tinh thần cũng vậy, thường xuyên chịu sự chi phối của lợi ích vật chất Sau hơn 17năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đời sống vật chất được nâng lên rõ rệt, kéo theo đờisống tinh thần của xã hội cũng được cải thiện Vai trò của văn hoá, khoa học có ý nghĩa tích cựcthúc đẩy sản xuất phát triển Nhu cầu làm chủ khoa học công nghệ đang là vấn đề cấp thiết đểđẩy mạnh CNH, HĐH đất nước của nhân dân ta Khoa học công nghệ được áp dụng trên mọilĩnh vực của đời sống xã hội Trong nông nghiệp áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mớivào ứng dụng quá trình sản xuất từ việc tạo ra cây, con giống cho đến thu hoạch bảo quản chếbiến Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo được coi trọng và quan tâm đúng mức.Nông dân đã thấy vai trò to lớn của giáo dục nên rất quan tâm đầu tư cho việc học tập của con
em và coi đó là đầu tư cho tương lai, cho sự phát triển Các giá trị, truyền thống văn hoá được đềcao, các lễ hội truyền thống được phục hồi, các di sản văn hoá vật chất được khôi phục và tôntạo Hiện nay, thưởng thức văn hoá trở thành nhu cầu không thể thiếu được của người nôngdân Những hoạt động thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh đã góp phần nâng cao trình độ dântrí, sự hiểu biết của nông dân về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; cách thức sảnxuất- kinh doanh đạt hiệu quả cao, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ trật tự antoàn xã hội ở thôn xóm
Tuy nhiên, những biểu hiện tiêu cực trong đời sống tinh thần xã hội cũng tác động khôngnhỏ tới lợi ích nông dân Lối sống thực dụng, các tệ nạn xã hội, sự phục cổ các hủ tục lạc hậuđang làm xói mòn truyền thống tốt đẹp trong nông thôn và mối quan hệ của nông dân
1.2.Vai trò của việc giải quyết tốt lợi ích nông dân góp phần tăng cường cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân
1.2.1.Tăng cường cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân hiện nay
Quốc phòng là công việc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể hoạt động đối nội và
đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đốicủa Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước Trong sức mạnh quốc phòng thì sức mạnhquân sự là đặc trưng nhằm giữ hoà bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù
và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô Quốc phòng làhoạt động của cả nước, trong đó lực lượng vũ trang là lực lượng nòng cốt Kẻ thù xâm lược từbên ngoài thường cấu kết với lực lượng phản động bên trong, do đó, quốc phòng phải luôn kếthợp với an ninh và đối ngoại để bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ Tổ chức quốc phòng của mỗinước phụ thuộc trực tiếp vào chế độ xã hội của nước đó, đồng thời còn phụ thuộc vào truyềnthống của dân tộc và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước
Quốc phòng toàn dân là quan điểm cơ bản của Đảng ta chỉ đạo việc xây dựng nền quốc
phòng của nước CHXHCN Việt Nam Đó là nền quốc phòng mang tính chất vì dân, do dân, củadân, phát triển theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và ngàycàng hiện đại dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của Nhà nước, nhằm giữ
Trang 23vững hoà bình, ổn định của đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi loại hình xâm lược và bạo loạn lật
đổ của các thế lực đế quốc và phản động, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN
*Cơ sở chính trị của nền quốc phòng toàn dân:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì cơ sở chính trị làcái làm nền tảng để dựa vào đó hay từ đó mà phát triển của chế độ chính trị, đời sống chính trịcủa giai cấp, quốc gia, dân tộc
Chính trị tức là công việc của nhà nước hay của xã hội có liên quan đến nhà nước, làphạm vi hoạt động gắn liền với những quan hệ giai cấp, dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau.Theo Lênin, cái quan trọng nhất trong chính trị là “tổ chức chính quyền nhà nước” Chính trị làbiểu hiện những lợi ích căn bản của các giai cấp và sự quan hệ với nhau giữa các giai cấp, cáccộng đồng xã hội về vấn đề nhà nước, là sự tham gia của nhân dân vào các công việc của nhànước, là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các Đảng phái, các nhà nước để thực hiện đườnglối Chính trị cũng là biểu hiện quan hệ giữa các dân tộc và giữa các nước
Là một trong những lĩnh vực hoạt động cơ bản trong đời sống xã hội, chính trị chịu sựquy định của chế độ kinh tế và đồng thời lại có vai trò nổi bật trong kiến trúc thượng tầng thíchứng với chế độ kinh tế ấy ở một giai đoạn lịch sử nhất định của một dân tộc Cơ sở chính trị- xãhội đến nay đã có một số công trình bàn đến và bước đầu đưa ra được những nội dung của kháiniệm
Trong chuyên đề 6 “Tăng cường quốc phòng và an ninh” được in trong cuốn sách “Quántriệt nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX” do Nxb QĐND ấn hành năm 2001; trong mụcIII: nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong giai đoạn mới có đoạn “Xây dựng cơ sở chính trị- xã hội,thế trận và bảo vệ cơ sở”, tác giả đã phân tích: nhân tố quan trọng nhất trong thế trận quốcphòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân ở nước ta là “Thế trận lòng dân” tức là toàn dânđoàn kết thành một khối vững chắc xung quanh Đảng và Chính phủ, giữ vững niềm tin, quyếttâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ đập tan mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch,phấn đấu quên mình vì mục tiêu, lý tưởng XHCN Thế trận ấy chính là phản ánh kết quả xâydựng cơ sở chính trị- xã hội ở các cấp, các ngành; hay nói cách khác, xây dựng cơ sở chính trị-
xã hội cốt là để tạo ra thế trận lòng dân của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân Vìvậy, chúng tôi cho rằng, cơ sở chính trị xã hội của nền quốc phòng toàn dân gồm nhiều vấn đềrộng lớn, song thể hiện tập trung ở một số nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, ý thức chính trị của nhân dân về nền quốc phòng toàn dân Ý thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội nên nó thể hiện ở hai cấp độ: ý thức thông thường là những biểu hiện của các dạng tâm lý nảy sinh từ hoạt động thực tiễn, từ ảnh hưởng môi trường, từ nhu cầu bảo vệ để phát triển Ý thức chính trị thông thường đã phản ánh những chi tiết của đời sống chính trị xã hội như niềm tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng, tin tưởng ở khả năng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta.
Cấp độ thứ hai: cấp độ tư tưởng lý luận đó là những quan điểm tư tưởng lý luận cáchmạng khoa học thể hiện lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, bảo vệ nhân dân lao động Ở
Trang 24nước ta, chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội
Thứ hai, đó là toàn bộ các tổ chức chính trị xã hội bao gồm tổ chức Đảng, chính quyền
nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanhniên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dânViệt Nam
Thứ ba, đó là khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nhân với nông
dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, tạo thành phong trào cách mạng thi đua yêu nước xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc XHCN
Như vậy cơ sở chính trị xã hội của nền quốc phòng toàn dân là nền tảng sức mạnh tổnghợp của toàn dân và cả hệ thống chính trị, thể hiện cả ý thức và hành động của nhân dân quyếttâm sản xuất và chiến đấu, sẵn sàng chịu đựng gian khổ hy sinh trước mọi khó khăn thử thách
để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong mọi tình huống
Vị trí của cơ sở chính trị- xã hội trong nền quốc phòng toàn dân:
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là một quan điểm trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc ởnước ta hiện nay Xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm nhiều nội dung như: xây dựngtiềm lực quốc phòng đặc biệt là lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh; xây dựng thế trận quốcphòng vững chắc; xây dựng nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, hiện đại
Trong xây dựng tiềm lực quốc phòng hiện nay thì xây dựng cơ sở chính trị- xã hội củanền quốc phòng là một nội dung cơ bản Giáo sư Trần Xuân Trường khẳng định “Mục tiêu yêucầu bảo vệ Tổ quốc hiện nay là phải xây dựng cơ sở chính trị- xã hội, xây dựng thế trận lòngdân”[45, tr.12]
Trong cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân, yếu tố nhân dân được giácngộ cách mạng, có ý chí và niềm tin cách mạng vững chắc, đoàn kết xung quanh Đảng Cộng sảnViệt Nam có vai trò quyết định của sức mạnh lòng dân
Nội dung tăng cường cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân:
Thứ nhất, nhận thức và thái độ của hệ thống chính trị và toàn dân về quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân:
Sau cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Lê nin đã nêu rõ quan điểm của giai cấp vôsản là phải tập hợp lực lượng sẵn sàng đối phó với chính phủ tư sản Lê nin còn chỉ rõ rằng:
“Một cuộc cách mạng chỉ có ý nghĩa chỉ khi nào nó được bảo vệ” Người còn khẳng định tính tấtyếu khách quan phải bảo vệ Tổ quốc “Kể từ ngày 25 tháng 10 năm 1917, chúng ta là nhữngngười chủ trương bảo vệ Tổ quốc Chúng ta tán thành “bảo vệ Tổ quốc”, những cuộc chiến tranhgiữ nước mà chúng ta đang đi tới, là một cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc XHCN, bảo vệ CNXHvới tính cách là Tổ quốc, bảo vệ nước Cộng hoà Xô viết với tính cách là một đơn vị trong đạoquân thế giới của CNXH”[23, tr.102] Và Lê nin khẳng định chúng ta là người chủ trương bảo vệ
Tổ quốc nên chúng ta đòi hỏi phải có một thái độ hết sức nghiêm túc đối với khả năng quốc
Trang 25phòng và khả năng chuẩn bị chiến đấu của nước nhà Theo Lênin, củng cố quốc phòng là sứmệnh của nhà nước chuyên chính vô sản đồng thời là nghĩa vụ của toàn dân; Nghĩa vụ tuyệt đốicủa toàn thể quần chúng lao động là đem hết sức mình ra để khôi phục và tăng cường khả năngphòng thủ của đất nước Mọi người phải có thái độ nghiêm túc đối với việc quốc phòng Trongxây dựng nền quốc phòng XHCN, Lênin đặc biệt coi trọng phát huy động lực nhân tố chính trị-tinh thần trong nhân dân Kế thừa những luận điểm của Lênin, Hồ Chí Minh coi bảo vệ Tổ quốc
là một tất yếu khách quan Bảo vệ Tổ quốc thể hiện trước hết ở ý chí quyết tâm rất cao sự gắn
bó giữa mục tiêu bảo vệ Tổ quốc với mục tiêu bảo vệ nền độc lập dân tộc với bảo vệ chế độXHCN, là sự thống nhất giữa nội dung dân tộc, nội dung giai cấp, nội dung thời đại trong bảo vệ
Tổ quốc Bảo vệ Tổ quốc XHCN là trách nhiệm là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người Việt Namyêu nước Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh của toàn dân, của truyền thống, của hiện đại,sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại Để bảo vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh chủ trươngxây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp xây dựng với bảo vệ
Tổ quốc XHCN Hồ Chí Minh chỉ rõ “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc Kháng chiến có thắnglợi thì kiến quốc mới thành công Kiến quốc có chắc thành công kháng chiến mới mau thắnglợi”[28, tr.49] Năm 1955 khi miền Bắc bước vào xây dựng CNXH, Hồ Chí Minh chỉ rõ “Chúng taphải ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hoà bình, cho nên chúng ta phải củng cố quốc phòng, bộ đội
ta phải thi đua học tập chính trị kỹ thuật, giữ vững kỷ luật và tác phong khắc khổ”[34, tr.429]
Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng thực dân Pháp và đếquốc Mỹ, giành độc lập tự do cho dân tộc Sau thắng lợi trọn vẹn mùa xuân năm 1975, cả nướcbước vào kỷ nguyên độc lập tự do gắn liền với CNXH Trong khi đặt lên nhiệm vụ hàng đầu làphát triển kinh tế, xã hội, nhưng nhiệm vụ củng cố quốc phòng không bao giờ Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta lơi lỏng Từ đại hội lần thứ V của Đảng ta đến nay, Đảng ta đều xác định hainhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là: xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN, hainhiệm vụ đó gắn bó chặt chẽ với nhau Trên thực tế Đảng ta đã giải quyết đúng đắn mối quan hệgiữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh, giữa nhiệm vụ xây dựng đất nước và bảo
vệ Tổ quốc Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 1991 xác định: “Trong khi đặt lên hàng đầunhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta phải luôn luôn cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng” [13, tr.10]
Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Trong khi đặt trọng tâm vàonhiệm vụ xây dựng CNXH, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn luôncoi trọng quốc phòng- an ninh, coi đó là hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ”[14, tr.39-40]
Các quan điểm về bảo vệ Tổ quốc đã được phát triển để phù hợp với giai đoạn cáchmạng mới Đại hội IX và Hội nghị lần thứ 8 khoá IX của Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trongtình hình mới tiếp tục làm rõ hơn nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc: “Bảo vệ Tổ quốc XHCN là bảo vệvững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an
Trang 26toàn xã hội và nền văn hoá, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, bảo vệ sựnghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc”[19, tr.8].
Rõ ràng là trải qua các giai đoạn của cách mạng, Đảng ta đã xây dựng và hoàn thiệnđường lối bảo vệ Tổ quốc cho phù hợp với yêu cầu mới Nhân dân ta luôn tin tưởng ở đường lốichính trị của Đảng, hăng hái trong lao động sản xuất, thực hiện nghĩa vụ công dân và làm trònnghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Trong tình hình hiện nay, cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòngtoàn dân cần được xây dựng trên một nền tảng văn hoá trong sáng, bền chặt dưới sự địnhhướng đúng đắn và sáng suốt trong một trạng thái tinh thần ổn định và tích cực, đặc biệt coitrọng xây dựng trận địa lòng dân Xây dựng cơ sở vững mạnh nhất là cơ sở các địa bàn trọngđiểm, các vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng Thực hiện tốt các chính sách xã hội,chống tệ tham nhũng, quan liêu, sách nhiễu với nhân dân, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân,không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần văn hoá của nhân dân Xây dựng cơ sởchính trị- xã hội nhất thiết phải là thành quả đóng góp đấu tranh của nhiều ngành và của cả hệthống chính trị
Thứ hai, cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân biểu hiện ở chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền.
Sự vững mạnh của hệ thống chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với việc động viên nhândân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ quốcphòng an ninh Sức mạnh của hệ thống chính trị là tổng hợp sức mạnh của các thành tố từ TWđến cơ sở, bao gồm cả cơ cấu, số lượng và chất lượng Chất lượng của hệ thống chính trị đượcthể hiện thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng trong các lĩnh vực xã hội, năng lực cán bộ, đảngviên trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh và quyền làm chủ của mình Chất lượng hệ thống chính trị ở
cơ sở còn được thể hiện ở năng lực điều hành quản lý xã hội, phát triển kinh tế và năng lực chỉđạo, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương Nhân dân hiện nay đòi hỏi đội ngũ cán bộ cơ
sở phải thật sự gương mẫu, trong sạch, có tác phong công tác khoa học, có tri thức toàn diệngần dân và sâu sát tình hình thực tiễn; Kịp thời giải thích tất cả những băn khoăn của nhân dân,làm cho dân hiểu dân tin; Trước khó khăn không lùi bước, trước những cám dỗ về vật chấtkhông bị sa ngã tha hoá
Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong thời bình, tổ chức Đảng và chính quyềncác cấp có năng lực trong việc tuyên truyền và giáo dục quốc phòng trong nhân dân, xây dựngtrật tự- an ninh ở địa phương luôn được ổn định, hạn chế được những tệ nạn xã hội và nhữngmâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; Chăm lo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, quản lý xâydựng lực lượng dự bị động viên, xây dựng lực lượng an ninh nhân dân để ngăn ngừa và làm thấtbại âm mưu “DBHB” và bạo loạn lật đổ của kẻ thù Các tổ chức Đảng, chính quyền cấp cơ sởphải đặc biệt chăm lo xây dựng các tổ chức chính trị- xã hội vững mạnh như Mặt trận, đoànthanh niên, Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân, tham gia tuyên truyền vận động nhân
Trang 27dân phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, thực hiện phong trào bảo vệ an ninh ở địa phương Chấtlượng HTCT còn được thể hiện ở sự chăm lo bồi dưỡng nguồn cán bộ trẻ, chăm lo công tác pháttriển đảng viên mới để tăng cường sức mạnh lãnh đạo của Đảng.
Thứ ba, cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là động lực để phát triển đất nước và là nền tảngsức mạnh vô địch trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là sứcmạnh của các dân tộc, các tôn giáo, giai cấp, các tầng lớp xã hội, mọi thành phần, mọi giới, mọilứa tuổi, cả người trong Đảng và người ngoài Đảng, là người Việt Nam ở trong nước hay ởngoài nước Cốt lõi của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh công- nông- trí thức dưới sựlãnh đạo của Đảng Sức mạnh đại đoàn kết là sức mạnh nội lực của dân tộc, sức mạnh vật chất
và sức mạnh tinh thần, sức mạnh truyền thống dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại.Truyền thống đại đoàn kết của dân tộc ta có nguồn gốc từ cuộc đấu tranh chống chọi với thiênnhiên và đấu tranh với kẻ thù xâm lược trong hàng ngàn năm lịch sử Thực tiễn đã dạy chochúng ta, đoàn kết thì thắng lợi, chia rẽ thì nhất định thất bại Đúng như Hưng Đạo đại VươngTrần Quốc Tuấn khẳng định: cha ông ta thời Trần ba lần đánh tan giặc Nguyên- Mông là vì “cảnước một lòng, anh em hoà mục” Ông còn là một tấm gương tiêu biểu vì ý nghĩa sống còn củađại đoàn kết dân tộc mà gác mối thù riêng, xoá bỏ hiềm khích để quy tụ con người về một mốiquyết tâm giết giặc bảo vệ Tổ quốc Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò của đoàn kết dân tộc “Trongbầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết dântộc”[35, tr.276]
Quan điểm về đại đoàn kết dân tộc đã được Đảng ta đề cập từ năm 1930, quan điểm đóđược nhân dân hưởng ứng và đã tạo thành một phong trào cách mạng sôi nổi trong nhân dân
Nó thực sự là nguồn sức mạnh và là động lực to lớn, nhân tố có ý nghĩa hàng đầu góp phầnquyết định vào thắng lợi của dân tộc ta trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ, đưa toàn dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và đi lên CNXH
Từ ngày hoà bình lập lại trên đất nước ta, động lực phát huy đại đoàn kết dân tộc lạiđược phát huy trong sự nghiệp đổi mới đất nước Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 1991,Đảng ta chỉ rõ “Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố mở rộng mặt trận dân tộcthống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh”[13, tr.10] ĐếnĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng nhận định “Thời kỳ đổi mới của công cuộc xây dựng đấtnước, nhân dân càng có điều kiện mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh giữa giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng” Đại hội IX của Đảng xácđịnh: Đại đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và là động lực to lớn đểxây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc được phát huy mạnh mẽ tạo ra động lực to lớn pháttriển kinh tế, văn hoá, xã hội, làm cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta được cải
Trang 28thiện, bộ mặt thành thị, nông thôn nhanh chóng được biến đổi theo hướng CNH, HĐH Trong tìnhhình đó sẽ tạo ra tiềm lực vững chắc cho quốc phòng- an ninh.
Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được phát huy sẽ làm cho đất nước được ổn định vềchính trị, dân chủ XHCN được bảo đảm, tăng cường sức mạnh cho nhà nước XHCN Phát huysức mạnh đại đoàn kết dân tộc quy tụ muôn người như một, tạo được một sự thống nhất cao, sựđồng thuận trong xã hội, tạo thành một sức mạnh vĩ đại trong xây dựng đất nước và bảo vệ Tổquốc, không một thế lực nào, không một đế quốc nào có thể xâm lược được Đúng như Hồ ChíMinh đã khẳng định “Khi một dân tộc đã đoàn kết và đứng lên kiên quyết đấu tranh giành quyềnđộc lập của mình thì dân tộc ấy nhất định thắng lợi và dù bao nhiêu đế quốc cũng không ngăn trởđược thắng lợi ấy”[30, tr.146]
1.2.2.Vai trò giải quyết tốt lợi ích nông dân góp phần tăng cường cơ sở chính
trị-xã hội của nền quốc phòng toàn dân
Vị trí nông dân trong khối liên minh công- nông- trí thức
Bảo vệ Tổ quốc XHCN là trách nhiệm của toàn dân, của tất cả các ngành, các cấp, giaicấp, tầng lớp xã hội, của mọi thành phần kinh tế Bảo vệ Tổ quốc diễn ra hàng ngày trên tất cảcác lĩnh vực, ở mọi phạm vi liên quan đến hoạt động của đất nước, của toàn xã hội Đó là sựnghiệp chính nghĩa cách mạng được tổ chức chặt chẽ, thống nhất, chủ động nhưng lại diễn ratrong hoàn cảnh phức tạp Do đó cần phải tạo ra sức mạnh tổng hợp để hoàn thành mọi nhiệm
vụ chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống
Nhìn từ góc độ nhân tố con người, sức mạnh tổng hợp biểu hiện ra ở tính nhân dân, tínhtoàn dân của nền quốc phòng toàn dân Nhìn từ góc độ sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần,sức mạnh tổng hợp biểu hiện ra ở tính toàn diện của nền quốc phòng toàn dân Thực tế trong sựnghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổquốc XHCN, nông dân luôn là một lực lượng cơ bản, đông đảo, nguồn lực dồi dào của cáchmạng Trong kháng chiến, tăng gia sản xuất nuôi bộ đội, nhân công sửa đường làm cầu phần lớn
là lực lượng nông dân Sau thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh gửi thư chonông dân Việt Nam, Người viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp Nền kinh tế của talấy canh nông làm gốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nôngdân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước ta giàu Nông nghiệp tathịnh thì nước ta thịnh”[29, tr.215] Và trong kháng chiến chống Pháp, Người khẳng định: “Đại đa
số dân ta là nông dân, mấy năm nay nhờ lực lượng nông dân mà kháng chiến thắng lợi, sau nàycũng nhờ lực lượng nông dân mà kháng chiến được hoàn toàn thắng lợi, kiến quốc đi đến thànhcông”[33, tr.179]
Trong quá trình giải quyết vấn đề lực lượng cách mạng, Đảng ta trung thành với quanđiểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh giai cấp công nhân với giaicấp nông dân Chỉ có xây dựng được khối liên minh công nông do Đảng lãnh đạo mới có thểđánh đổ các thế lực phản cách mạng, giành lấy và củng cố chính quyền của nhân dân lao động
Trang 29hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên CNXH Nôngdân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân luôn được xác định là nền tảng của vấn đề dântộc đồng thời cũng là nền tảng của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN.
Hồ Chí Minh còn chỉ rõ “Cách mạng muốn thắng lợi thì phải giải quyết vấn đề nông dân”[36,tr.572] phải liên minh với nông dân bởi đó là nhu cầu tồn tại và phát triển của cả công nhân, nôngdân và trí thức
Quan hệ giữa công- nông- trí thức là yếu tố nội tại trong kết cấu xã hội- giai cấp củaCNXH Trong khối liên minh công- nông- trí thức, vai trò lãnh đạo thuộc về giai cấp công nhân
Sự lôi kéo nông dân và trí thức về phía công nhân là điều kiện để giai cấp công nhân củng cố vaitrò chính trị tiên phong của mình Trong thực tế, sự tăng trưởng và chất lượng giai cấp côngnhân diễn ra trong mối quan hệ hữu cơ với giai cấp nông dân và trí thức Về phía nông dân dođịa vị kinh tế xã hội và bản chất giai cấp của mình, nông dân tự nguyện đến với giai cấp côngnhân Không liên kết với công nhân và trí thức thì họ sẽ bị các giai cấp bóc lột lợi dụng lôi kéo trởlại cuộc đời nô lệ Trong hoà bình, nông dân càng gắn bó với công nhân và trí thức, nông dâncần có sự hỗ trợ của công nhân và những trí thức khoa học Đây chính là nhu cầu thiết thực đểnông dân tìm đến gắn bó với các cơ quan nghiên cứu Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nông dân, côngnhân, lao động trí óc đều phải dựa vào nhau Nông dân không có sự giúp đỡ của công nhân thìkhông được Công nhân không có nông dân cũng không được Lao động trí óc không có côngnhân, nông dân cũng không được”[31, tr.621-622]
Vai trò của việc giải quyết tốt lợi ích nông dân góp phần tăng cường cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân
Một là, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, chăm lo bồi dưỡng sức dân để xây dựng cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòng toàn dân
Mục tiêu cách mạng của Đảng ta là đưa đất nước phát triển lên CNXH Chỉ có xây dựngCNXH thành công thì nhân dân ta mà đại đa số là nông dân mới được hưởng tự do, hạnh phúc.Bởi vậy quá trình xây dựng CNXH là quá trình không ngừng nâng cao đời sống người nông dân.Mục tiêu đó được thể hiện trong đường lối chính sách của Đảng: Đẩy mạnh phát triển nôngnghiệp; coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; phát triển một nền nông nghiệp toàn diện; xâydựng nông thôn mới Thực chất là để giải quyết vấn đề lợi ích nông dân, thực tế đã cho thấy giảiquyết vấn đề lợi ích nông dân không thể tách rời phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn.Mỗi bước phát triển của nông nghiệp phải là mỗi bước nâng cao thu nhập của nông dân và pháttriển nông thôn mới Nông thôn là môi trường sinh sống của cư dân nông thôn mà đa số là nôngdân Đã là môi trường sống của tầng lớp dân cư, tầng lớp xã hội, nông thôn phải từng bước đápứng những điều kiện vật chất tinh thần Nông thôn thời kỳ đổi mới không đơn thuần chỉ là sảnxuất nông nghiệp Vì vậy, trong những năm vừa qua, Đảng chú trọng khuyến khích nông dânphát triển các ngành nghề, dịch vụ để nâng cao thu nhập Sự đột phá này được thực hiện từ nghịquyết TW 5 khoá VII, (1993) cho đến hiện nay đã nhấn mạnh vấn đề phát triển kinh tế xã hộinông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn Sự quan tâm
Trang 30của Đảng và nhà nước chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giai cấp nông dân là thể hiệnmột tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh “Tất cả đường lối, phương châm, chính sách của Đảng đềuchỉ nhằm nâng cao đời sống của nhân dân nói chung, của nông dân nói riêng”[38, tr.380].
Đời sống nông dân được cải thiện thì những chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra
sẽ được nông dân nhiệt tình hưởng ứng Nếu còn đói khổ thì nông dân thờ ơ với chính trị, vì vậy
dù chính sách có hay đến bao nhiêu cũng không thể thực hiện Trong giai đoạn hiện nay, Đảng
và Nhà nước ta đã và đang thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao đờisống nông dân một cách toàn diện cả về vật chất và tinh thần; Đời sống nông dân được cải thiện
và có tích luỹ sẽ là điều kiện tốt để giải quyết các nhu cầu khác Cơ sở vật chất nông thôn đượctăng cường sẽ là nền tảng kinh tế để phát triển về văn hoá và tăng cường tiềm lực cho quốcphòng
Hai là, phát huy nguồn lực con người ở nông thôn trong xây dựng nền quốc phòng toàn dânThời kỳ đổi mới của đất nước không những đem lại những thành tựu to lớn trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội, mà còn cho chúng ta những bài học quý giá “Lấy việc phát huynguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” Nguồn lực conngười được xác định là nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất, là chủ thể của mọi sự sángtạo các giá trị vật chất và tinh thần, nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội Nguồn lực conngười được hiểu là sự cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, sự phát triển cao
về trí tuệ, sự phong phú về tâm hồn Sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội ở nông thôn
có vai trò to lớn trong sự phát triển nguồn nhân lực Đời sống nông dân được cải thiện sẽtăng cường về thể chất và tạo điều kiện để nông dân học tập nâng cao trình độ về mọi mặtđáp ứng yêu cầu sản xuất và đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho quốc phòng nhữngcon người khoẻ mạnh, có học vấn, có phẩm chất đạo đức, chịu đựng được tính khắcnghiệt của hoạt động quân sự Trong chiến tranh hiện đại, vũ khí kỹ thuật rất quan trọngnhưng yếu tố con người vẫn là nhân tố quyết định nhất Lực lượng vũ trang hiện nay từ sĩquan cho đến chiến sĩ và hạ sĩ quan phần đông vẫn xuất thân từ nông dân Vì vậy, sứcmạnh của quân đội sẽ được tăng cường một phần sẽ phụ thuộc vào nguồn nhân lực ởnông thôn và thanh niên nông thôn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001) đã đề rachủ trương và giải pháp đồng bộ về nông dân, nông nghiệp, nông thôn Văn kiện Đại hộiviết: “Đối với giai cấp nông dân, ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trògiai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới Phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm,xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới”[16,tr.125]
Ba là, giải quyết tốt lợi ích nông dân, nâng cao niềm tin của nông dân với Đảng, chế độ XHCN và củng cố quốc phòng- an ninh
Chủ nghĩa Mác- Lênin đã khẳng định tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội Sự phát triểnnông thôn và đời sống nông dân thời kỳ đổi mới sẽ tác động đến ý thức chính trị của nông dân làmột tất yếu khách quan Niềm tin của nông dân đối với Đảng và Chính phủ sẽ được tăng cường
Trang 31khi lợi ích nông dân ngày càng được bảo đảm Nông dân ngày nay vừa quan tâm đến phát triểnkinh tế vừa quan tâm đến những vấn đề chính trị- xã hội Họ nhận thức rằng sự phát triển ở nôngthôn và nông dân ngày nay bắt nguồn từ đường lối đổi mới của Đảng Quá trình CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn đã tạo điều kiện môi trường để họ làm giàu cho gia đình và cho xã hội
Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc thực dân, nông dân tin Đảng, nguyện đi theoĐảng để giải phóng đất nước thoát khỏi sự áp bức bóc lột Ngày nay, nông dân tin yêuĐảng, đã lãnh đạo nhân dân xây dựng CNXH Giai cấp nông dân rất tự hào có một Đảngcách mạng kiên cường, dày dạn kinh nghiệm và tràn đầy năng lực sáng tạo Nhữngthành tựu của công cuộc đổi mới là một kỳ tích đối với dân tộc ta và sự ngưỡng mộ đốivới bạn bè thế giới Đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và có tích luỹ từ nội
bộ, tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây đều tăng trên 7%, chính trị ổn định, vănhoá xã hội phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững Đời sống vật chất tinh thầnnông dân được cải thiện, ý thức nông dân về quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhà nướcđược phát huy Nông dân tích cực hưởng ứng đường lối quan điểm về CNH, HĐH đấtnước, tích cực đầu tư trong sản xuất và năng động tìm kiếm việc làm, tạo ra nhiều việclàm để có thu nhập chính đáng
Nông dân có ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, tích cực động viêncon em họ hăng hái lên đường làm nghĩa vụ quân sự Mặc dù hiện nay trên đất nước ta còn cónhiều xã nghèo, hộ nghèo, đời sống nông dân còn nhiều khó khăn nhưng khi đóng góp cho việctăng cường sức mạnh quốc phòng, họ không bao giờ tính toán thiệt hơn, sẵn sàng hy sinh ruộngvườn, nhà cửa để làm đường, xây dựng khu công nghiệp vì mục tiêu phát triển kinh tế hay mụcđích quốc phòng- an ninh
Bốn là, giải quyết tốt lợi ích nông dân tạo ra phong trào cách mạng sôi nổi trong nông thôn, củng cố khối liên minh công- nông- trí thức
Lợi ích nông dân được bảo đảm sẽ trở thành động lực thúc đẩy phong trào cách mạng
và củng cố khối liên minh công- nông- trí thức ngày càng vững chắc Từ những năm đầu củathập kỷ 90 của thế kỷ XX, Hội nông dân Việt Nam đã phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và pháttriển nông thôn tổ chức phát động phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoànkết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng” Hơn 10 năm qua phong trào đã pháttriển mạnh mẽ, rộng khắp, liên tục đạt hiệu quả thiết thực, tạo ra bước chuyển đổi cơ cấu nôngnghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá Năng suất chất lượng hiệu quả trongsản xuất nông nghiệp có bước phát triển Từ kết quả đó đã góp phần vào xoá đói giảm nghèo,thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn Tình làng nghĩa xóm được vun đắp, đoàn kết giaicấp công- nông- trí thức được tăng cường Cùng với phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, HộiNông dân còn phát động nông dân tham gia phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng gia đìnhnông dân văn hoá, làng xã văn hoá” Kết quả của phong trào là những giá trị truyền thống đượcnhân dân gìn giữ, hiệu quả các thiết chế văn hoá được nâng cao, công tác thông tin đại chúng vàcác hoạt động văn hoá được phát triển Các tệ nạn xã hội bị đẩy lùi góp phần xây dựng nông
Trang 32thôn mới Phong trào bảo vệ an ninh thôn xóm góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội ở nôngthôn làm vô hiệu hoá các âm mưu phá hoại của kẻ thù Phong trào thu hút nhiều lực lượng thamgia và đã đạt được nhiều kết quả góp phần củng cố cơ sở chính trị- xã hội của nền quốc phòngtoàn dân.
Năm là, giải quyết lợi ích nông dân trực tiếp góp phần củng cố hệ thống chính trị các cấp
ở địa phương
Lợi ích nông dân luôn có mối quan hệ mật thiết với hệ thống chính trị nói chung nhất là
hệ thống chính trị ở cơ sở Đảng đề ra chủ trương phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ gìn trật
tự trị an, củng cố quốc phòng quân sự địa phương Chính quyền cơ sở quản lý xã hội và tổ chứcthực hiện nghị quyết chỉ thị của Đảng Các tổ chức chính trị, xã hội đặc biệt là Hội Nông dân tổchức phong trào thi đua, vận động nông dân hăng hái tăng gia sản xuất Nông dân là lực lượngchủ yếu, có vai trò to lớn trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở Nếu lợi ích nông dân đượcbảo đảm cả về lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần thì quan hệ nông dân với hệ thống chính trị mớigắn bó Tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể trong sạch, vững mạnh mới lãnh đạo và tổ chứcthực hiện nhiệm vụ quốc phòng Lợi ích kinh tế nông dân được bảo đảm tạo điều kiện thuận lợicho xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp văn minh
Giải quyết tốt lợi ích nông dân sẽ là điều kiện thuận lợi để có thể huy động tiềm lực kinh
tế và tiềm lực chính trị tinh thần trong nông thôn phục vụ bộ đội huấn luyện sẵn sàng chiến đấu
và chiến đấu thắng lợi Đặc biệt trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao như hiện nay, thì nhànước chăm lo đảm bảo lợi ích chính trị tinh thần cho nông dân là hết sức quan trọng Dân tinĐảng, Đảng vì dân thì không một thế lực nào có thể xâm lược được
Kết luận chương 1 Lợi ích là hiện xã hội khách quan, tồn tại trong quan hệ xã hội và luôn gắn liền với chủthể cụ thể Lợi ích mang tính giai cấp và tính lịch sử nhất định Lợi ích là sự đáp lại nhu cầu vàkhi nhu cầu được thoả mãn mới trở thành lợi ích
Lợi ích nông dân là nhu cầu về vật chất và tinh thần của nông dân được thở mãn trongđiều kiện xã hội nhất định Giải quyết lợi ích nông dân là Đảng, Nhà nước thông qua đường lối, chínhsách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chính sách phát triển văn hoá xã hội nhằm đảm bảothoả mãn nhu cầu nông dân
Giải quyết tốt lợi ích nông dân có vai trò tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế nôngnghiệp, bảo đảm đời sống nông dân, tăng cường chất lượng khối liên minh công- nông- trí thức,
vì vậy, góp phần ổn định tình hình chính trị- xã hội ở nông thôn
Hiện nay, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta đang tác động sâu sắcđến lợi ích nông dân có cả mặt thuận lợi và khó khăn Vì vậy, nghiên cứu sự tác động kháchquan đó sẽ là điều kiện cần thiết để giải quyết lợi ích nông dân phù hợp với khả năng thực tế
Chương 2
Trang 33THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIẢI QUYẾT LỢI ÍCH NÔNG DÂN GÓP PHẦN TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI CỦA NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY 2.1.Thực trạng giải quyết lợi ích nông dân góp phần tăng cường cơ sở chính trị-
xã hội của nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó
2.1.1.Thực trạng giải quyết lợi ích nông dân ở nước ta hiện nay (qua khảo sát ở tỉnh Phú Thọ)
Đặc điểm chung của tỉnh Phú Thọ
Vị trí địa lý:
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi mới được tái lập tháng 1/1997, cách thủ đô Hà Nội vềphía Tây Bắc gần 100km; diện tích tự nhiên tỉnh Phú Thọ là 351.894km2, phía Đông giáp tỉnhVĩnh Phúc, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình, Sơn La; phíaNam giáp tỉnh Hà Tây Địa hình tỉnh Phú Thọ phức tạp, phía Tây là núi cao, rừng rậm, phía Đôngphần lớn là đồi thấp xen ruộng nước Phú Thọ là nơi hội tụ của ba con sông lớn (sông Đà, sôngThao, sông Lô) để tạo thành sông Hồng lớn nhất miền Bắc hiện nay Với đặc điểm về tự nhiên cónhiều thuận lợi, Phú Thọ có tiềm năng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, du lịch Phú Thọ làcầu nối giữa vùng đồng bằng với các tỉnh miền Tây Bắc của Tổ quốc và nơi đặt sở chỉ huy Bộ tưlệnh Quân khu 2
Hiện nay, toàn tỉnh có số dân là 1.290.885 người; mật độ dân số 362 người/km2 Đơn vịhành chính gồm 12 đơn vị, trong đó có 1 thành phố, 10 huyện, 1 thị xã, 273 xã, 14 phường và 9thị trấn
Đặc điểm về kinh tế: Phú Thọ là tỉnh có thế mạnh về phát triển công nghiệp, nông, lâm
nghiệp và du lịch
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnh lần thứ 15 (2001-2005), sau 3 năm kinh tế trong tỉnh đã thu được nhiều thành tựu quantrọng, khẳng định bước đi vững chắc những năm đầu của thế kỷ XXI Đến nay, cơ cấu kinh tếdịch chuyển theo hướng tích cực Công nghiệp xây dựng tăng từ 38,1% năm 2000 lên 38,7%năm 2003; nông, lâm nghiệp giảm từ 29,1% xuống 28,6%; dịch vụ ổn định 32,7% trong các năm
Công nghiệp có bước phát triển mới, công nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh Sự phát triển CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã tạođiều kiện cho hàng vạn lao động có việc làm Thanh niên nông thôn Phú Thọ ly nông nhưngkhông ly hương, đa số lao động trong các doanh nghiệp ngay trên quê hương chứ không đi vàocác thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh như những năm trước đây
Phú Thọ có tiềm năng phát triển nông nghiệp toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi, khaithác lâm thổ sản Hệ thống sông suối dọc ngang điều kiện thuận lợi cho xây dựng các trạm thuỷlợi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp Diện tích đất tự nhiên rộng lớn, đất đai phì nhiêu
Trang 34có khả năng trồng lúa, trồng màu, trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây lấy
gỗ, thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại có quy mô lớn
Đặc điểm về chính trị:
Nhân dân lao động trong tỉnh có truyền thống yêu nước nồng nàn, lao động cần cù sángtạo, đoàn kết thuỷ chung, anh dũng kiên cường trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm Truyềnthống đấu tranh anh dũng đã trở thành động lực tinh thần cổ vũ toàn thể nhân dân trong tỉnhbước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng
Phú Thọ có 781 cơ sở Đảng, trong đó có 4558 chi bộ với 70.359 đảng viên, chất lượng
và năng lực lãnh đạo tốt, 611 tổ chức Đảng đạt trong sạch vững mạnh Khác với Đảng bộ cáctỉnh đồng bằng dân cư tập trung nên công tác lãnh đạo có nhiều thuận lợi Còn ở Phú Thọ cóhơn 200 xã miền núi dân cư thưa thớt, xã nọ cách xã kia hàng chục cây số, dân trí ở vùng sâuvùng xa, vùng dân tộc, tôn giáo còn thấp, điều kiện đi lại khó khăn, nhưng Đảng bộ đã làm tốtcông tác tuyên truyền làm cho nhân dân trong tỉnh có giác ngộ chính trị khá, tin tưởng tuyệt đốivào sự lãnh đạo của Đảng và định hướng XHCN Mặc dù trong những năm vừa qua tình hìnhdân tộc, tôn giáo trên thế giới và trong nước có nhiều phức tạp nhưng tình hình chính trị- xã hội
ở tỉnh Phú Thọ cơ bản ổn định, không xảy ra điểm nóng Dân chủ cơ sở được bảo đảm, mọingười dân được thể hiện quyền dân chủ của mình theo pháp luật
Hoạt động của Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp đã xác định rõ hơn vaitrò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình Từng thành viên trong bộ máy chính quyềnbước đầu phát huy hiệu quả trong quản lý điều hành, tổ chức và hướng dẫn nhân dân hoạt độngtheo pháp luật Do điều kiện phát triển kinh tế từng vùng khác nhau nên cơ cấu và chất lượng độingũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện, xã khác nhau Các xã vùng đồng bằng có nhiềugiai tầng tham gia hệ thống chính trị, chất lượng cán bộ cao và trình độ cán bộ khá Các xã vùngcao cơ cấu hệ thống chính trị phải có đủ đại diện các dân tộc, nhưng trình độ cán bộ còn hạnchế
Hoạt động của mặt trận và các đoàn thể nhân dân tích cực, đúng chức năng, bám sát sựchỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, tích cực đổi mới nội dung và hình thức hoạt động, đẩymạnh tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, khẳng định vai trò to lớn trong hệ thống chính trị.Trong các đoàn thể chính trị- xã hội, vai trò Hội nông dân tỉnh có ảnh hưởng rất lớn đến đảm bảolợi ích của nông dân cả về lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần Nhiều năm qua Hội nông dân tỉnh
đã phối hợp hoạt động với lực lượng vũ trang, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ
nữ, Hội cựu chiến binh, Ngân hàng nông nghiệp, công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm thao,Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam giúp đỡ nông dân phát triển sản xuấtnông nghiệp góp phần nâng cao đời sống
Đặc điểm văn hoá xã hội: Phú Thọ là một tỉnh nghèo về kinh tế nhưng văn hoá- xã hội có
sự phát triển Thực hiện nghị quyết TW 2 khoá VIII, nghị quyết 07 (12/10/2002) của Đảng bộ tỉnh,trong những năm qua giáo dục đào tạo được phát triển và đang phát huy có hiệu quả Cơ sở vật