Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh quảng ngãi
KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC TỒN TẠI CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ KINH TẾ NHÀ NƯỚC NÓI RIÊNG TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ Ở NƯỚC TA : 1. Tính tất yếu khách quan của việc tồn tại thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần. Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật chung cho mọi phương thức sản xuất. Trong nền kinh tế chưa thực sự phát triển cao, lực lượng sản xuất luôn tồn tại ở nhiều trình độ khác nhau; tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất. Do đó, cơ cấu của nền kinh tế, xét về phương diện kinh tế - xã hội phải là cơ cấu nhiều thành phần. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau, do đó chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ có nhiều hình thức, tức là nền kinh tế sẽ có nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập với nhau mà có quan hệ hữu cơ với nhau tạo thành cơ cấu kinh tế. Xét về vị trí, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ những lĩmh vực then chốt, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế và góp phần khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường. Kinh tế nhà nước bao gồm các DNNN, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiễm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể dựa vào vòng chu chuyển kinh tế. Trong đó DNNN là một bộ phận quan trọng nhất của kinh tế nhà nước, giữ vị trí then chốt; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng xuất chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật. Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần nói chung và kinh tế nhà nước nói riêng và mặc nhiên tồn tại DNNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là tất yếu khách quan. Thực tiển ở Việt Nam qua những năm đổi mới đã chứng minh, nhờ phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất, góp phần vào quyết định việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua. Điều đó cũng nói lên được tính tất yếu khách quan của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. 2. Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân . KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI a. Khái niệm chung về doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước là cơ sở kinh tế do Nhà nước sở hữu hoàn toàn hay một phần quyền sở hữu thuộc về Nhà nước, là đặc điểm để phân biệt DNNN với doanh nghiệp tư nhân, còn hoạt động kinh doanh là đặc điểm để phân biệt DNNN với các tổ chức cơ quan khác của Chính phủ.Tuy nhiên, sự xác định giới hạn của DNNN ở mỗi nước trên thế giới khác nhau. Riêng ở Việt Nam nói về DNNN có thể khái quát ra những đặc trưng cơ bản sau đây: Nhà Nước có một tỷ lệ vốn nhất định trong doanh nghiệp nhờ đó có thể gây ảnh hưởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp, các doanh nghiệp đều tổ chức theo chế độ công ty là một pháp nhân, nguồn thu chủ yếu từ hoạt động kinh doanh, và phải thực hiện song song các mục tiêu sinh lời lẫn mục tiêu xã hội. Ở Việt Nam, DNNN đã có một quá trình hình thành và phát triển trên 50 năm và trải qua nhiều thời kỳ đổi mới, ở mỗi thời kỳ nhận thức về DNNN cũng rất khác nhau. Điều này được thể hiện rõ qua hai thời kỳ: thời kỳ trước đổi mới ( trước Đại hội lần thứ VI ) và từ năm 1986 cho đến nay. Trước thời kỳ đổi mới doanh nghiệp được nhìn nhận như cơ quan chính phủ hơn là tổ chức kinh doanh. Mục tiêu của DNNN là thực hiện những chỉ tiêu hiện vật chứ không vì mục tiêu lợi nhuận. Từ những năm đổi mới (từ Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986 đến nay) nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN thì quan niệm DNNN cũng có sự thay đổi. Trước hết thể hiện qua định nghĩa DNNN trong điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh ban hành kèm theo Nghị định 50/ HĐBT ngày 23/8/1998 qui định: “Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh là một đơn vị sản xuất hàng hoá có kế hoạch đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho xã hội, có tư cách pháp nhân và hạch toán kinh tế độc lập“. Trong quy chế thành lập - giải thể DNNN ban hành kèm theo Nghị định 388/HĐBT, ngày 20/11/1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng quy định “DNNN là một tổ chức kinh doanh do nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu DNNN là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp Luật và bình đẳng trước pháp Luật “. Gần đây, tại điều 1 một doanh nghiệp Nhà nước sửa đổi năm 2003 quy định : “ DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần ,vốn góp chi phối (trên 50% cổ phần ), được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước ,công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn .Hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hịên các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn nhà nước quản lý. DNNN có tên gọi, có dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam ”. Ngày nay trong điều kiện sản xuất hàng hoá với nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, đan xen, trong xu thế hội nhập quốc tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài, việc nhận rõ DNNN là một yêu cầu hết sức cần thiết để có cơ chế quản lý thích hợp. Tuỳ theo góc KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI độ xem xét mà DNNN được phân chia thành các loại khác nhau, để định ra thể chế quản lý phù hợp của DNNN, hiện nay được phân chia thành hai loại sau: + Loại thứ nhất: DNNN hoạt động kinh doanh, là doanh nghiệp có chức năng hoạt động tìm kiếm lợi nhuận theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp này được nhà nước giao quyền và sử dụng vốn có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, các doanh nghiệp này thưc hiện hạch toán kinh doanh tự chủ trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của mình, chịu sự điều chỉnh của pháp luật như các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác . + Loại thứ hai: DNNN hoạt động công ích, là doanh nghiệp hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ công cộng theo chính sách của nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Ngoài ra, loại hình DNNN này còn tổ chức hoạt động kinh doanh bổ sung nhưng không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính sách là hoạt động công ích do nhà nước giao. Đồng thời cũng phải chấp hành và chịu sự điêù chỉnh của pháp Luật như các doanh nghiệp khác, với loại hình doanh nghiệp này nhà nước ưu tiên đầu tư vốn, miễn thuế (mức thuế thu nhập doanh nghiệp). b.Vai trò của DNNN trong nền kinh tế quốc dân: Trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chúng ta thấy vai trò của DNNN được nhấn mạnh ở khía cạnh kinh tế chính trị, vì mục tiêu xây dựng quan hệ sở hữu toàn dân trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân hơn là khía cạnh kinh tế vì mục tiêu tăng trưởng. Hiện nay trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hưóng XHCN. Hệ thống kinh tế nhà nước bao gồm đất đai và tài nguyên, hệ thống kết cấu hạ tầng, ngân sách nhà nước, ngân hàng nhà nước, hệ thống dự trữ quốc gia, các DNNN và một phần vốn của DNNN góp vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Như vậy DNNN là một bộ phận kinh tế nhà nước, hệ thống kinh tế nhà nước có nghĩa rộng như trên mới có vai trò chủ đạo, chi phối và định hướng của nền kinh tế. Hệ thống này được lãnh đạo trực tiếp bởi đại diện sở hữu và phát huy sức mạnh đựơc nhân lên bởi quyền lực chính trị của nhà nước do pháp luật quy định hoàn toàn có khả năng và cần thiết thực hiện vai trò chủ đạo định hướng nói trên . Trong hệ thống kinh tế nhà nước, các DNNN là một hệ phân hợp thành hết sức quan trọng, vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. DNNN góp phần thực hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước trên các mặt sau: Một là: DNNN đóng vai trò là một công cụ kinh tế, một lực lượng vật chất trong tay nhà nước để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo các chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nhìn lại chặn đường hình thành và phát triển DNNN của các nền kinh tế trên thế giới cho thấy: sự tồn tại của DNNN tùy thuộc vào sự quy định của chiến lược và chính sách phát triển, cách thức lựa chọn giải pháp, công cụ mỗi nước .Như vậy, vai trò DNNN tăng hay giảm tùy thuộc vào chính sách,chiến lược phát triển trong những giai đoạn nhất định và còn tùy thuộc vào sự lựa chọn phương thức trực tiếp hay gián tiếp để điều tiết thúc đẩy nền kinh tế . KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI Với nền kinh tế chậm phát triển cũng có ý nghĩa mức độ ,tập trung sản xuất rất thấp, hệ thống kinh doanh nhỏ, phân tán, ít vốn, kỹ thuật công nghệ lạc hậu .Muốn bước khỏi trình trạng trên và hộI nhập vào trào lưu phát triển hiện đại cần phải lựa chọn chiến lược và những giảI pháp cho sự tăng trưởng mang tính chất tăng tốc và lâu bền . Để thực hiện chiến lược trên nhà nước tất yếu phải lựa chọn giải pháp để phát triển DNNN. Ở đây việc lựa chọn này không phảI mang tính chủ quan, mà có sự quy định của bản thân nền kinh tế và bản thân của chế độ chính trị, vì DNNN có những ưu thế tuyệt đối ở thời kỳ quá độ của sự phát triển, các ưu thế của DNNN thể hiện ở chỗ có khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới tiên tiến, và có cơ hội hội nhập với nền kinh tế thế giới, những ưu thế này khiến cho DNNN trở thành một yếu tố quyết định cho chiến lược phát triển rút ngắn, tăng tốc. Vì vậy DNNN giữ vai trò then chốt là ‘’bánh lái’’ của nền kinh tế. DNNN là cầu nối, định hướng công nghệ và xu hướng phát triển cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Trong giai đoạn hiện nay vị trí, vai trò chủ đạo của DNNN chỉ là tương đối với vị trí và vai trò của các thành phần kinh tế mà thôi, không có sự tồn tại và phát triển các thành phần kinh tế khác thì chẳng có vai trò chủ đạo của DNNN phải thể hiện qua sự phân công và phối hợp một cách hợp lý giữa chức năng của khu vực DNNN vớI chức năng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Có thể nói rằng DNNN trong việc đầu tư vào những ngành quyết định cho sự phát triển dài hạn và hiệu quả sử dụng của nền kinh tế làm cho nó có vai trò. Đặc biệt là vai trò giá đỡ của nền kinh tế. Đây là vai trò lâu bền của khu vực DNNN ngay cả khi doanh nghiệp tư nhân đã trưởng thành. Khi DNNN thu hẹp lại thì vao trò trong việc cung cấp hàng hoá dịch vụ công cộng, khắc phục khuyết tật thị trường và vai trò làm giá đỡ cho nền kinh tế vẫn được duy trì. Hai là: Vai trò chủ đạo của DNNN phải được thể hiện không ngừng nâng cao hiệu quả và khả năng điều tiết trong nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản, thậm chí là mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp tư nhận, do đó không có lợi nhuận thì đối với họ kinh doanh là mục tiêu vô nghĩa và đượng nhiên họ không đầu tư. Còn DNNN lại khác, lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất và thậm chí cũng không phải là mục tiêu chủ yếu. Tuy nhiên nó đóng vai trò động lực để xem xét đến lợi ích chính trị, xã hội, kinh tế của đất nước. Vì thế, hiệu quả của DNNN có thể là hiệu quả tổng hợp kinh tế, chính trị và hiệu quả xã hội. Do đó, trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích phải đặt mục đích lợi nhuận xuống hàng thứ yếu. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng thể toàn bộ khu vực DNNN đều không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp thì tất yếu phải dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước hay tiền thuế của doanh nghiệp tư nhận đóng để tồn tại. Điều này sẽ làm cho DNNN mất sức cạnh tranh thiếu sức sống, trở thành gánh nặng cho cả Nhà nước và xã hội, vì thế vai trò chủ đạo của nó khó có thể thực hiện được một cách có hiệu quả. Ba là: Vai trò của DNNN có tính quy định lịch sử cụ thể, nên vai trò chủ đạo của DNNN phải thay đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế. KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI Sở dĩ trong thời kỳ quá độ, DNNN đóng vai trò chủ đạo, vì sự phát triển của nó tạo đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ cho bước chuyển nền kinh tế chậm phát triển sang phát triển được rút ngắn. Đồng thời nó cũng là công cụ phân bổ hữu hiệu các nguồn lực trong nền kinh tế, khi mà các quan hệ vĩ mô của nền kinh tế thị trường chưa phát triển. Ở thời kỳ này vai trò DNNN gắn với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Với nền kinh tế phát triển Nhà nước tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển và tham gia vào các khu vực kinh tế mà trước đây chỉ do DNNN đảm nhận. Như vậy trong tương lại khu vực DNNN có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đốI với nền kinh tế thị DNNN vẫn phải giữ một tỷ trọng nhất định, đủ mạnh để chi phối, định hướng các thành phần kinh tế khác theo quỹ đạo của CNXH, vai trò định hướng của DNNN trong việc mở đường ở các ngành mũi nhọn cũng phải thay đổi linh hoạt theo các giai đoạn phát triển, đồng thời tăng cường các công cụ quản lý gián tiếp để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Bốn là: DNNN có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hộI theo định hướng XHCN do Đảng và Nhà nước đề ra. Trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN và thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội do Đảng và Nhà nước ta đề ra, thì DNNN là một bộ phận kinh tế nền tảng và là công cụ trực tiếp chi phối cho các thành phần kinh tế khác thực hiện chính sách theo hướng XHCN. Trong quan hệ với công tác an ninh quốc phòng, các DNNN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường quốc phòng ở các vùng chiến lược. Trong việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, thì các DNNN có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những hàng hoá, dịch vụ cho các hoạt động quốc phòng mà trong điều kiện tư nhân không được phép làm như: sản xuất vũ khí, thuốc nổ, bưu chính viễn thông. Năm là: DNNN có vai trò quan trọng trong việc khắc phục những khuyết tật do cơ chế thị trường tạo ra, đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là lĩnh vực kinh doanh lãi ít, nhiều rủi ro, thu hồi vốn chậm, nhưng sự tồn tại phát triển của chúng quyết định đến sự phát triển chung của nền sản xuất xã hội, sản xuất đồ dùng cho người tàn tật, các hoạt động nghiên cứu cơ bản Như vậy, trong khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường mà coi nhẹ DNNN hoặc tư nhân hoá tất cả các tư liệu sản xuất là sai lầm. Song, duy trì DNNN tràn lan, hoạt động không hiệu quả, hạn chế sự phát triển kinh tế, làm lãng phí tài sản của Nhà nước thì thực chất là hạ thấp vai trò của DNNN. Vai trò chủ đạo của hệ thống kinh tế Nhà nước nói chung và DNNN nói riêng gắn liền với vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế theo định hướng XHCN phục vụ cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Nó khác với vai trò, qui mô, bản chất của DNNN ở các nước tư bản chủ nghĩa. KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI II/ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN VÀ ĐẢNG TA VỀ KINH TẾ NHÀ NƯỚC NÓI CHUNG VÀ DNNN NÓI RIÊNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƠI: 1. Một số quan điểm của Chủ Nghĩa Mác-Lênin và Đảng ta về kinh tế Nhà nước nói chung, DNNN nói riêng. a. Một số quan điểm của Chủ Nghĩa Mác-Lênin. Trong nền kinh tế chưa thực sự phát triển cao, lực lượng sản xuất luôn tồn tại ở nhiều trình độ khác nhau; tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất. Do đó cơ cấu của nền kinh tế xét về phương diện kinh tế xã hội phải là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn có vai trò to lớn đối với đời sống kinh tế xã hội, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong đó các DNNN, bộ phận quan trọng nhất của kinh tế, giữ những vị trí then chốt; phải đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật trong chính sách kinh tế mới, Lênin có nói rằng “Cần củng cố lại DNNN”, Lênin đã chỉ ra hình thức phân phối theo lao động trong DNNN là tiền lương. Trong kế hoạch xây dựng CNXH của V.I.Lênin có các nội dung sau: Một là, Nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất. Hai là, quốc hứu hóa XHCN nhằm thủ tiêu sở hữu tư nhân của giai cấp bóc lột về tư liệu sản xuất chủ yếu, chuyển nó thành sở hữu toàn dân. Ba là, hợp tác hóa để chuyển những người lao động cá thể thành người lao động tập thể. Mặc khác, theo V.I. Lênin chủ nghĩa tư bản Nhà nước là hình thức kinh tế cao hơn so với “Sản xuất nhỏ’’. Việc sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước là cần thiết để phát triển lực lượng sản xuất, nó như những ‘’Cầu nối’’, ‘’Trạm trung gian’’ cần thiết để đưa đất nước từ sản xuất nhỏ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. b. Một số quan điểm của Đảng ta. Vận dụng tư tưởng của Lênin về sự tồn tại tất yếu của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Đảng ta đã xác định ở nước ta hiện nay còn tồn tạI nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là một bộ phận cấu thành cơ bản, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và giữ chức năng là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước ta. Các DNNN, một bộ phận quan trọng nhất của kinh tế Nhà nước, giữ những vị trí then chốt phải đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật. Nắm giữ các ngành, các lĩnh vực kinh tế liên quan đến an ninh quốc phòng, chính sách xã hội và các ngành mũi nhọn, trọng yếu nhất của nền kinh tế. Sự có mặt của các DNNN trong các ngành, các lĩnh vực quan trọng có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng của nền kinh tế, duy trì ổn định chính trị - xã hội. KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI Khu vực DNNN phải giữ vai trò đòn bẩy, giá đỡ trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần DNNN là công cụ Nhà nước huy động tập trung vốn vào những lĩnh vực mang tính chiến lược của nền kinh tế thực hiện việc chuyển giao công nghệ, tiếp nhận công nghệ hiện đại, tiếp cận nghệ thuật quản lý tiên tiến trên thế giới, tạo cơ sở kinh tế cho các ngành kinh tế khác phát triển. Khu vực DNNN phải đi đầu trong quá trình công nghệp hoá, hiện đại hoá theo hướng mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vai trò của DNNN phải thay đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào từng giai đoạn mà Nhà nước trao cho sứ mệnh phải gánh vác. • Một số quan điểm về DNNN trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Quảng Ngãi: Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước. Tiếp tục sắp xếp lại DNNN theo loại hình DNNN làm nhiệm vụ kinh doanh và DNNN làm nhiệm vụ công ích. tiếp tục hoàn thiện tổ chức, quản lý DNNN như: sắp xếp, sáp nhập, giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Tổ chức các doanh nghiệp phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ vào những ngành cần thiết cho sự phát triển có hiệu quả và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân như: kết cấu hạ tầng, tài chính, ngân hàng, an ninh quốc phòng và những DNNN trong một số ngành sản xuất dịch vụ cần thiết trong nền kinh tế. Thông qua đó mà Nhà nước có thể điều tiết, hỗ trợ các DNNN và các thành phần kinh tế khác. Tiếp tục đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tổ chức và quản lý doanh nghiệp theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là cơ sở và điều kiện để DNNN duy trì vai trò chủ đạo của mình. Trong điều kiện ngày nay sự quản lý của Nhà nước XHCN nhằm sửa chữa ”những thất bại của thị trường’’, thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà bản thân cơ chế thị trường không thể làm được, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN (bàn tay vô hình của Nhà nước). Vai trò quản lý của nhà nước XHCN là hết sức quan trọng. Nó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đảm bảo công bằng xã hội. 2. Một số kinh nghiệp của một số nơi. a. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. • Ở Malaixia (1) : Malaixia là một nước đang phát triển. Vào năm 1957, sau khi giành được độc lập, Malaixia đã có 23 DNNN trong các ngành dịch vụ công cộng, giao thông, thông tin liên lạc, nông nghiệp và tài chính. Vào cuối những năm 60, Chính phủ Malaixia ban hành ‘’Chính sách kinh tế mới’’. Nội dung của chính sách này là tăng cường sự can thiệp của Chính phủ vào phát triển kinh tế, với chính sách kinh tế mới Malaixia đã phát triển mạnh khu vực DNNN trong ngành thương mại và công nghiệp. Mục tiêu mở rộng DNNN trong những năm 60 chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1966-1970) chi tiêu của Chính phủ dành cho DNNN là 1,4 tỷ đô la, chiếm 32% toàn bộ chi tiêu công cộng. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1971-1975) con số này là 3,9 và 40%. KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI Xu hướng mở rộng phát triển DNNN tiếp tục duy trì, trong kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1976-1980) chi tiêu cho DNNN là 12 tỷ đô la và chiếm 48% chi tiêu công cộng. Các DNNN được thành lập nhiều trong ngành công nghiệp nặng; trong kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1981 – 1985) con số này tăng lên là 30 tỷ và 50%. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1986 – 1990) các DNNN được nhà nước kế hoạch hóa và quản lý chi tiêu gọi là các DNNN phi tài chính. Các DNNN phi tài chính với cổ phần của Nhà nước chiếm hơn 50% và doanh thu hơn 5 tỷ được liệt vào hoạt động của khu vực công cộng. Vào năm 1986, các DNNN phi tài chính đóng góp 24% GDP, trong đó tất cả các DNNN đóng góp 30%. Nếu không tính nông nghiệp, DNNN đóng góp 40% GDP. Ở Malaixia DNNN có 3 loại, được phân theo cách phân loại của Liên Hiệp Quốc, tức là: 1) Doanh nghiệp hành chính sự nghiệp; 2) Doanh nghiệp công cộng; 3) Doanh nghiệp sở hữu Nhà nước. Hiệu quả hoạt động của các DNNN ở Malaixia, đặc biệt là của DNNN phi tài chính và DNNN hoạt động vì mục đích xã hội rất kém, tỷ lệ các DNNN hoạt động thua lỗ cao, trong ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, DNNN hoạt động không có hiệu quả bằng các ngành khác. Đến năm 1988, tình hình họat động của các DNNN cũng không thay đổi. Trong tổng số 770 DNNN được điều tra về lãi và lỗ, chỉ có 387 doanh nghiệp hoạt động có lãi với tổng lợi nhuận là 4,868 tỷ đôla và 383 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ 5.610 đôla. Phần lớn doanh nghiệp bị thua lỗ là doanh nghiệp có quy mô lớn và ở trong công nghiệp nặng. Nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả của DNNN ở Malaixia là yếu kém trong quản lý, kiểm soát và kế hoạch của Chính phủ, những mục tiêu trái ngựơc nhau của các DNNN, thiếu sự linh hoạt trong môi trường kinh tế. Malaixia đang tiến hành cải cách trong công tác kế hoạch hoá, bỏ những cản trở về nguồn nhân lực, giảm can thiệp Chính phủ, cải thiện môi trường hoạt động kinh doanh. Gần đây hệ thống khuyến kích theo cơ chế thị trường được áp dụng trong việc lập chính sách cho các DNNN. *Ở Trung Quốc (2) : Giống như các nước XHCN khác, tỷ trọng của khu vực DNNN trong nền kinh tế quốc dân ở Trung Quốc rất cao. DNNN giữ vị trí chủ đạo, hoạt động của DNNN theo cơ chế tập trung quan liêu tỏ ra rất kém hiệu quả. Trung Quốc đã tiến hành cảI cách khu vực DNNN vào cuối những năm 70. Từ năm 1978 đến nay, cuộc cải cách các DNNN ở Trung Quốc có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ năm 1978 đến 1984) là giai đoạn Trung Quốc tập trung vào thay đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Nội dung chính của cải cách trong giai đoạn này là trao quyền tự do cho các DNNN. Cải cách này đã biến doanh nghiệp từ một tổ chức hành chính của Chính phủ thành một đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên việc mở rộng quyền tự chủ của các DNNN không mang lại kết quả gì về mặt thu nhập tài chính cho Nhà nước, thu nhập tài chính của Nhà nước trong vòng 4 năm gần như không tăng. KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI Giai đoạn thứ hai (từ năm 1984 đến 1991) là giai đoạn cải cách toàn diện DNNN. Nội dung chính của cải cách trong giai đoạn này là giao quyền tự chủ về tài chính cho DNNN. Năm 1986, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chế độ khoán doanh nghiệp. đến năm 1988 những doanh nghiệp nhận thầu chiếm 78% tổng số doanh nghiệp trong nước và chiếm 96% số doanh nghiệp ở Bắc Kinh, Việc thực hiện chế độ khoán có tác dụng kích thích tính tích cực sản xuất kinh doanh trong các DNNN, làm cho sản xuất tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên sau một thời gian cải cách, thuế nộp cho Nhà nước không tăng nếu tính cả yếu tố lạm phát. Một điểm quan trọng của việc thực hiện chế độ khoán là doanh nghiệp xem nhẹ đầu tư phát triển dài hạn, DNNN luôn có xu hướng dùng lợi nhuận cho tiêu dùng trong thời gian hiện tại. Chế độ khoán đã bộc lộ những hạn chế cần được điều chỉnh. Giai đoạn thứ ba từ năm 1992 đến nay là giai đoạn xây dựng cơ chế kinh tế thị trường, xây dựng quy chế xí nghiệp hiện đại phù hợp với nhu cầu của cơ chế kinh tế thị trường XHCN, tạo môi trường cho DNNN trở thành một tổ chức pháp nhân độc lập và một đối tượng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Trong giai đoạn này Trung Quốc đã tiến hành cổ phần hoá hàng lọat các DNNN. Đến cuối năm 1993, số DNNN tiến hành cổ phần hóa là 3.800. Sau gần 20 năm cải tổ, DNNN ở Trung Quốc giảm đáng kể về số lượng và tỷ trọng trong GDP. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của DNNN vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Năm, 1994, Trung quốc có tới 45,9% DNNN làm ăn thua lỗ với tổng số tiền lỗ là 34,4 tỷ nhân dân tệ (NDT). Việc cải cách các DNNN ở Trung Quốc vẫn còn là vấn đề đang nổi cộm, Những vẫn đề đặt ra đối với việc cải tổ khu vực DNNN cũng là những vấn đề cần phải nghiên cứu và giải quyết ở Việt Nam. b. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước: * Ở ĐăkLăk (3) : DNNN tỉnh ĐăkLăk những năm vừa qua đã có những biến đổi đáng kể, tính đến nay có 111 DNNN thuộc tỉnh quản lý. Tình hình hoạt động thích ứng được với cơ chế thị trường, tuy nhiên vẫn còn một số hoạt động kém hiệu quả, bị thua lỗ trong sản xuất kinh doanh, nhìn chung chưa có tính ổn định. Qua đó cho thấy: cơ chế bao cấp đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, trong khi đó bộ máy chỉ đạo của các doanh nghiệp cồng kềnh, chi phí quản lý quá lớn, cơ cấu chủng loại sản phẩm còn nghèo nàn, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cà phê, cao su, gỗ Để DNNN giữ được vị trí chủ đạo thực sự, Nhà nước cần phải củng cố để có được sự phát triển đúng hướng, phục vụ tốt cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh trong những năm tới. Việc triển khai sắp xếp doanh nghiệp theo chỉ thị 500/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện được công tác quy hoạch tổng thể, sắp xếp lại doanh nghiệp theo ngành kinh tế kỹ thuật gắn với lãnh thổ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng Nhà nước về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở từng doanh nghiệp rất đa dạng. Do vậy đã làm cho quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp được tự chủ và chịu trách nhiệm về kinh tế hoặc sản xuất kinh doanh của mình, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức liên KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: TH.S TRẦN ĐÌNH MAI doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác, cung ứng các dịch vụ về kinh tế kỹ thuật, thu mua sản phẩm, góp phần tạo ra bước phát triển ổn định cho nền kinh tế của tỉnh. Sau khi thực hiện phương án sắp xếp DNNN của tỉnh hiện nay toàn tỉnh gồm có 122 doanh nghiệp. Như vậy có thể nói sự tồn tại của DNNN là một tất yếu khách quan, DNNN được sử dụng như một công cụ điều tiết của Chính phủ, vừa làm chức năng chính trị và xã hội, vừa đảm bảo cho nền kinh tế ngày càng tăng trưởng, xã hội phát triển công bằng và ổn định. DNNN góp phần thực hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước. [...]... công nghệ và quản lý của đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước II PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI : 1 Phương hướng sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà nước : a Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh : Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, bao gồm, vật liệu nổ, hoá chất độc, chất... PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI I QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NGÃI: 1 Quan điểm tổng quát : Tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần với sự tồn tại và đan xen các hình thức sở hữu, hình thành quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và. .. biển Quảng Ngãi Cty môi trường Quảng Ngãi Cty phát triển CSHT Quảng Ngãi Cty cơ khí và xây lắp Quảng Ngãi Cty vậ tư ytế Quảng Ngãi Cty dược Quảng Ngãi Cty khai thác công trình thuỷ lợI Quảng Ngãi Cty vật tư kỷ thụât nông lâm nghiệp Quảng Ngãi Cty tư vấn xây dựng và đầu tư Quảng Ngãi Xí nghiệp vận tải ôtô Quảng Ngãi Cty TNXP xây dựng NTvà MN Quảng Ngãi Địa chỉ 63 Phan Đình Phùng, TX Quảng Ngãi Ba Tơ, Quảng. .. Chương II THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI I THỰC TRẠNG CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG CẢ NƯỚC Hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương và giải pháp tích cực nhằm sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hệ thống DNNN Đến nay đã giải thể 3.450 doanh nghiệp (chiếm trên 50% tổng số doanh nghiệp) chủ yếu là doanh nghiệp địa phương quá nhỏ bé, làm... nước Quảng Ngãi TX Quảng Ngãi Cty phát hành sách và VHTH 391 quang Trung,TX Quảng Ngãi Quảng Ngãi 982Quang Trung,TX Cty công trình Quảng Ngãi Quảng Ngãi Cty thương mại tổng hợp Quảng 451Quang Trung,TX Ngãi Quảng Ngãi 321Quang Trung,TX Cty du lịch Quảng Ngãi Quảng Ngãi Cty Nông lân sản xuất khẩu 108Quang Trung,TX Quảng Ngãi Quảng Ngãi Cty quản lý và xây dựng giao 494Quang Trung,TX thông Quảng Ngãi Quảng. .. được xem xét chặt chẽ đúng định hướng, có yêu cầu và có đủ các điều kiện cần thiết 2 Một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ngãi: a Giải pháp sắp xếp và đổi mới, cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua đã đóng góp những mặt tích cực cho nền kinh tế - xã hội Song, số doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả,... Quảng Ngãi 939 Quang Trung, TX Quảng Ngãi 48 Phan Xuân Hoà, TX Quảng Ngãi 118 Lê Trung Đình, TX Quảng Ngãi 176 Lê Trung Đình, TX Quảng Ngãi khốI 8 F.Trần phú, TX Quảng Ngãi Thôn 3 ,quảng Phú, TX Quảng Ngãi số 6 Nguyễn Thuỵ, TX Quảng Ngãi 970 Quang Trung, TX Quảng Ngãi 974 Quang Trung, TX Quảng Ngãi 978 quang Trung, TX Quảng Ngãi 94 Nguyễn chánh, TX Quảng Ngãi 112 Phan Đình Phùng, TX Quảng Ngãi Phường Quảng. .. Trung -Căn cứ vào tình hình hoạt động và thực trạng của doanh nghiệp nhà nước hiện nay và xu hướng phát triển trong những năm đến và căn cứ vào tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo Quyết định 58 /CP của Chính phủ về sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo quan điểm , mục tiêu và phương hướng đề ra Phương hướng sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2003-2005: Nhóm 1: Hợp nhất ,sáp nhập các doanh nghiệp, một... Quảng Ngãi 431 Quang Trung,TX Xí nghiệp in Quảng Ngãi Quảng Ngãi 268 Trần Hưng Đạo, Cty chế biến thuỷ sản Quảng Ngãi TX Qngãi Xí nghiệp bến xe khách Quảng 26 Lê Thánh Tôn,TX Ngãi Quảng Ngãi Trà Tân Trà bồng Lâm trường Trà Tân Quảng Ngãi 504 Quang Trung,TX Cty thương mại quảng Ngãi Quảng Ngãi Thị trấn Sơn Tinh Cty thương mại tổng hợp Sơn ,Sơn Tịnh ,Quảng Tịnh Ngãi Trà Bồng ,Quảng Lâm trường Trà Bồng Ngãi. .. 2003 ( Nguồn: Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Ngãi) + với DNNN hoạt động công ích: Đến năm 2003 số lượng DNNN hoạt động công ích trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là 5 DN: Cty Thanh niên xung phong xây dựng nông thôn và miền núi tỉnh Quảng Ngãi, Cty khai thác CTTL Quảng Ngãi, ty môi trường tỉnh Quảng Ngãi, Cty quản lý va xây dựng giao thông Quảng Ngãi, Cty phát hành sách và VHTH Quảng Ngãi KHOA MÁC – LÊNIN GVHD: . DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI . 1. Tổng quan về tình hình kinh kế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi a. Vị trí địa lý: Quảng Ngãi là tỉnh ven. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI I. THỰC TRẠNG CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG CẢ NƯỚC. Hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực