1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm chuyển các doanh nghiệp nhà nước thuộc công ty điện tử hà nội thành công ty cổ phần

24 286 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 879,19 KB

Nội dung

Phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm chuyển các doanh nghiệp nhà nước thuộc công ty điện tử hà nội thành công ty cổ phần

Trang 1

HG ĐẠI HỌC: KINH TẾ QUOC DAN

Ae oe Hs

Nguyễn Quốc Minh

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

THUỘC CÔNG TY ĐIỆN TỬ HÀ NỘI ~ THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

Chuyên ngành: Kinh tế, quản lý và KHI - KPOD

¬ (Kinh tế Cơng nghiệp)

Lx ge is €

Ma số: 5.02.05

TÓM TẮT

LUẬN ÁN PHÓ TIEN SI KHOA HOC KINH TE

HÀ NỘI - 1995

Trang 2

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH

'TAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI NHỮNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

¡/ Lê Văn Tâm Phó giáo sư phó tiến sĩ chủ nhiệm Bộ môn Quản trị doanh nghiệp Truong dai hoc KTQD

2/ Phạm Ilữu Iluy Phó giáo sư, phó tiến sĩ Trường đại học KTQD Người nhận xét 1:

Người nhận xét 2:

Cơ quan nhận xét:

Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án nhà nước họp tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân vào hồi: Giờ; ngày tháng

năm 1995,

Có thể tìm hiểu luận ấn tại thư viện Quốc gia và thư viện trường Đại

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

L/ Tính cấp thiết của đề tài luận an

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình đổi mới chuyển từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của

Nhà nước theo định hướng XHCN Kinh tế Nhà nước mà cốt lõi là các

doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) sau mội thời gian giảm sút đã đi dần vào ổn định Tuy nhiên tiếp tục cái tổ các DNNN vẫn là vấn dé quan trọng Một trong những phương hướng cải tổ đó là cổ phần hoá các

DNNN

Vị vậy, tác gia đã chon đề tài: “Phương hướng và biện pháp chủ

yêu nhằm chuyển các DNNN thuộc Công ty điện tử Hà nội thành công

ty cổ phân” với hy vọng góp phần nhỏ bé thúc đẩy quá trình cải tổ

IXNNN hiện nay

2/ Mục đích nghiền cứu của luận án

- Góp phần làm sáng tô quan điểm chuyển một số doanh nghiệp

Nhà nước thành công ty Cổ phần

- Phan tích đánh giá thực trạng tỉnh hình sản xuất kinh doanh ở

Công ty điện tử [là nội nói chung và các doanh nghiệp thành viên nói

riêng căn cứ vào kết quả hoạt động của Công ty để tìm ra các điều kiện

cần thiết cho việc chuyển các đơn vị thuộc Công ty thành công ty cổ phần

- Luận án đề xuất các phương hướng và biện pháp chính nhằm chuyển các doanh nghiệp thuộc Công ty điện tử [là nội thành công ty cổ phần

3/ Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của luận án

Đề tài luận ấn chỉ piới hạn phạm vĩ nghiên cứu ở Công ty điện

tử Hà nội trong đó đi sâu nghiên cứu cụ thể từng doanh nghiệp trực thuộc công ty

4/ Phương pháp nghiên cứu của luận án

Trong quá trình làm luận án, tác giả sử dụng phương phấp duy

vật biện chứng duy vặt lịch sử, phương phấp điều tra phân tích, phương

Trang 4

pháp hệ thông và mơ hình hố phương pháp quy nạp và diễn giải để trinh bày

Ngoài ra tắc giả cũng sử dụng phương pháp thực chứng để đối

chiếu, xem xét các sự Kiện

5/ Những đóng góp của luận án

a/ Tlệ thống hố và luận giải có cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề cơ bản về việc chuyển các doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần Thông qua các tài liệu về công ty cổ phần ở trong và ngoài nước để nghiên cứu vận dụng cho phù hợp với điều kiện của ta

b/ Phan tích và đánh giá đúng thực trạng tỉnh hình hoạt động

sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Công ty dién tu Ia

nội trong nhiều năm qua Từ đó rút ra những điều kiện để chuyển các đơn vị này thành những công ty cổ phần

c/ Đề xuất những phương hướng và biện pháp chủ yếu để

chuyển có hiệu quả cá doanh nghiệp thuộc Công ty điện tử Hà nội thành

công ty cổ phần

6/ Kết cấu của luận án

Ngoài lời mở đầu và kết luận luận ân bao gồm 3 chương:

Chương thứ nhất: Luận cứ khoa học của việc chuyển doanh nghiép Nha nước thành công ty cổ phần

Chương thứ hai: Phân tích thực trạng tỉnh hình sản xuất kinh

doanh những điều kiện và khả năng chuyển các doanh nghiệp thuộc

Công ty điện tử Hà nội thành công ty cổ phần

Chương thứ ba: Phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm

Trang 5

CHƯƠNG THỨ NHẤT

LUAN CU KHOA HOC CUA VIEC CHUYEN DOANH NGHIEP NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CÔ PHẦN

OK SEK

U CÔNG TY CO PHẦN - LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

PHO BIEN TRONG NEN KINH TE THI TRUONG

1/ Doanh nghiép va cac loa hinh doanh nghiép:

Ly luan và thực tiễn đã chỉ ra rằng, trong nền kinh tế thị trường

có nhiều loại hình doanh nghiệp như kinh tế hộ gia đình, các doanh nghiệp tư nhàn, hỗn hợp các doanh nghiệp Nhà nước Tuy mỗi loại hình này có những chức năng kinh tế và quan ly khác nhau, song giữa chúng đều có mối quan hệ chặt chế với nhau tác động qua lại lẫn nhau

trong quá trình sản xuất - kinh doanh

Các doanh nghiệp của ta hiện nay dang tiến triển theo xu hướng, đa dạng hố về loại hình đạn xen nhiều chế độ sở hữu khác nhau Theo luật về cơng ty thì có 2 dạng khác nhau: Công ty trách nhiệm hữu hạn

và công ty cổ phần

2/ Công ty cổ phần - loại hình doanh nghiệp phổ biến trong nền

kinh tế thị trường

Tiền thân của công ty cô phần là llội chung vốn: các thành viên cùng nhau phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn

Hội chung vốn phát triển thành công ty chung vốn dưới nhiều

loại hình phổ biến như công ty hợp doanh công ty dân sự và công ty hợp

tư đơn gian

Công ty chung vốn chỉ tồn tại trong một giai đoạn ngắn của quá

trình phát triển nền kinh tế thị trường bị thay thế bởi hình thái cơng ty

trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần Công ty cổ phần ra đời đầu

tiên trong nghành thương mại và ngân hàng đã bảo đảm việc duy trì và phát triển của thị trường tài chính và góp phần thúc đẩy công ty cổ phần trong các nghành công nghiệp phát triển

3/ Vai trò và những nét đặc trưng của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường

Trang 6

Công ty cổ phần là một tổ chức sản xuất kinh doanh có tư cách

pháp nhân hoạt động trên cơ sở vốn do nhiều người đóng góp dưới

hình thức mua cổ phâần.cổ phiếu

Công ty cổ phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp dân

cư trong việc đầu tư có lợi nhuận và an tồn

Cơng ty cổ phần đã thực hiện được việc tách biệt giữa quyền sở

hữu về tài sản của các cổ động quyền quan lý sử dụng tài sản của các nhà quản lý

Cổ phiếu trái phiếu do công ty cổ phần phát hành được phép

chuyển nhượng một cách dé dang, thuận tiện thông qua thị trường

chứng khoản

Tóm lại, cơng ty cổ phản đã thực sự giữ được vai trò đặc biệt

quan trọng trong việc tổ chức nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị

trưởng

1 CỔ PHẦN HOÁ VÀ TƯ NHÂN HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1/ Quốc hữu hoá trong nền kinh tế thị trường:

- Quốc hữu hoá ở các nước diễn ra không chi vi mục tiêu chính trị mà còn là mục tiêu kinh tế xã hội

2/ Van đề tư nhân hoá trong nền kinh tế thị trường

Từ đầu năm 80 trở lại đây, ở các nước TayÂu lại diễn ra một tiến trình tư nhân hoá trái ngược với tiến trình quốc hữu hoá

Vương quốc Anh tiến trình tư nhân hố được bất đầu bằng công việc bán nhà ở của nhà nước cho những người đang trong giai đoạn thuê nhà của Nhà nước

Nước Pháp tư nhân hoa được tiến hành một cách mạnh mẽ vào những năm I986 - 1988 Riêng năm 1987 chính phủ Pháp đã thực

Trang 7

3/Vấn đề cổ phần hoá trong nền kinh tế thị trường

“Cổ phần hoá là việc Nhà nước bán một phần hay toàn hộ giá trị

cổ phần của mình trong xí nghiệp cho các đối tượng tư nhân trong va ngoài nước hoặc cho cần bộ quản lý và cơng nhân của xí nghiệp bằng đấu giá công khai bay thông qua thị trường chứng khốn để hình thành

các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”

“Cổ phần hoá” nhằm diễn đạt một chủ trương mới của Đảng và

Nhà nước về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp Nhà nước thành các

công ty cơ phần

Nhà nước có thể giữ lại trên hoặc dưới 50% giá trị cổ phần hay cô phiếu tuỳ theo đặc điểm của từng ngành kinh tế - kỹ thuật và từng

loại doanh nghiệp

III/ TỔ CHỨC BỘ MAY QUAN LLY CONG TY CO PHAN

TRONGi NÊN KINII TẾ THỊ TRƯỜNG

Bộ máy quản lý này được minh hoa qua sơ đồ sau:

| Đại hội cổ đông |

Hội đồng quan tri Ban kiểm soát

| Giám đốc điều hành | (chi so dé 1)

IV/ SỰ CẨN THIẾT VÀ DIEU KIEN DE CO PHAN HOA

CAC DOANH NGHIEP NHA NUGC NOI CHUNG

VA CAC DOANH NGHIEP THUOC

CONG TY BIEN TU HA NỘI NÓI RIÊNG

1/ Ý nghĩa kinh tế xã hội của việc áp dụng hình thức công ty cổ phần

Trang 8

Công ty cổ phần là biện pháp hữu hiệu để huy động một cách nhanh chồng với số lượng vốn lớn, tạo ra môi trường đầu tư của nước

ngoài mở rộng thị trường sử dụng có hiêu quả lao động, góp phần to lớn vào việc phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán

2/ Việc áp dung hinh thai cong ty cổ phần trong ngành điện tử ở nước ta là cần thiết phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước hiện

nay

3/ Những điều kiện cần thiết nhằm chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần

- Phải là đơn vị đang hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả

-_ Đội ngũ cán bộ cơng nhân có trình độ có tính thần đồn kết

nhất trí cao

- Có quy mơ vừa, có số vốn hợp lý và hợp pháp

- Khơng ở vào vị trí đặc biệt quan trọng và khơng giữ vai trị

then chốt quyết định nền kinh tế thị trường

- Phải kết hợp một cách hài hoà 3 lợi ích: Nhà nước - Doanh nghiệp và cả nhân người lao động

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp và đổi mới chính sách quản lý

Trang 9

CHƯƠNG THỨ HAI

PHAN TICH THUC TRANG KINH DOANH VA PHAN TÍCH

NHUNG DIEU KIEN, KHA NANG CHUYEN CAC DOANH

NGHIEP THUOC CONG TY DIEN TU HA NỘI

THANH CONG TY CO PHAN xedcsk

[/ THUC TRANG THI DIEM CO PHAN HOA MOT SỐ

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở NUGC TA TRONG

THỜI GIAN QUA

Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đã được thể

hiện trong quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/87

Ngày 10/10/1990 Nhà nước lại ra quyết định 143/HĐÐBT về việc

làm thí điểm cổ phần hoá Nhưng qua thực tiễn hai năm (1990 - 1991) chủ trương làm thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước cũng chỉ dừng lại ở bước dự thảo các văn bản chưa đưa ra được các quyết định và phương ân cụ thể

Ngày 08/06/1992 Nhà nước lại ra quyết định 202/TIÐBT về cổ phân hoá kèm theo đề ân chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành

công (ty cổ phần Tháng 3 năm 1993 đã có 5 doanh nghiệp gửi đề án cổ

phần hoá lên văn phịng Chính phủ và Bọ Tài chính, đó là các đơn vị:

- Công ty Ligamex tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Liên hiệp sẵn xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Moan kiém tai

lla not

- Công ty đại lý liên hiệp van chuyển thuộc Bộ Giao thông Vận tal

- Công ty thiết bị thương nghiệp ăn uống dịch vụ thuộc Bộ

Thương Mại

- Xí nghiệp nhựa Bình Minh thuộc Bộ Công nghiệp Nhẹ

Trang 10

chấp nhận cho làm thí điểm cổ phần hoá tại 3 doanh nghiệp (Nhựa Bình

Minh ILipamex Liên hiệp vận chuyển)

Từ quý II năm 1993 đến nay, tiến trình thực hiện cổ phần hoá

diễn ra hết sức chậm chạp và nấy sinh một số vấn đề vướng mắc về quan điểm lợi ích phương pháp và cách sử lý cụ thể vấn đề tài sản của

mỗi doanh nghiệp nguyên nhân:

a/ Chưa có sự nhất quán trong việc chị đạo

b/ Chưa có sự nhậy cảm đối với vấn đề chính trị kinh tế - xã hội

cũng như sự thiếu hụt về tr¡ thức và kinh nghiệm trong việc thực hiện cổ phần hoá

c/ Chưa có đề ân tổng quát về việc cải cách toàn bộ các đoanh nghiệp Nhà nước

d/ Tư tưởng cục bộ địa phương về lợi ích

H/ THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ Ở CÁC NƯỚC VÀ NHỮNG

KINH NGHIEM CO THE VAN DUNG VAO VIET NAM

1/ Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là vấn dé có tính phổ

biến đối với các nước kinh tế thị trường

Chính phủ các nước tìm cách giảm bớt tỷ trọng doanh nghiệp Nhà nước bằng cách cổ phần hoá

2/ Những nét đặc trưng của cổ phần hoa các doanh nghiệp Nhà nước,

Ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển và đặc biệt là đã có thị trường chứng khoán phát triển mạnh và hoạt động có hiệu quả

thì việc tiến hành cổ phần hoá được diễn ra một cách thuận lợi

Các nước Đông Âu tiến hành cổ phần hoá với những phương

pháp đặc thù và diễn ra phức tạp lâu dài hơn nhiều so với những nước

Trang 11

3/CØ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước phíi được coi là mội

quá trình khơng thể nóng vội tiến hành một cách 6 at trong mot thoi

gian ngắn

4/ Cơ phần hố các doanh nghiệp Nhà nước được diễn ra trong

môi trường pháp lý tương đối hoàn chỉnh của nên kinh tế thị trường III/ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CO ANH

HUONG DEN HOAT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CUA CÔNG TY ĐIỆN TỬ HÀ NỘI TRONG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

CO PHAN HOA

Công ty điện tử Hà nội ra đời ngay 17/12/1984, trén co sở quấn

triệt nghị quyết 9 của Đáng bộ Hà nội và theo quyết định của UBNID Thành phố Hà nội Khi mới thành lập Công ty, cơ sở vật chất - kỹ thuật hầu như chưa có gì đáng kể, khơng có nhà xưởng khơng có đủ nơi làm việc vốn thiếu những đến nay, công ty đã phát triển vượt bậc

Cong ty đã có 5 đơn vị tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

một cách độc lập đó là:

Xí nghiệp điện tu Thanh cong: sản xuất một số loại vô tuyến do

Ciiám đốc công ty trực tiếp quản lý

Xí nghiệp dịch vụ điện tử dân dung lam nhiệm vụ sửa chữa bảo

hành các mặt hàng điện tử dân dụng Tổ chức mạng lưới đại lý tiêu thụ

các loại sản phẩm của công ty

Xí nghiệp dịch vụ điện tứ chuyên dùng làm nhiệm vụ cung ứng các loại thiết bị chuyên dùng và tổ chức các đại lý bán hàng cho công ty

điện tử Hà nội

Xí nghiệp cơ khí điện tử sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ

ngành điện tử như máy ổn áp máy biến áp anten chấn lưu.v.v ngoài nhiệm vụ sản xuất ra xí nghiệp cịn làm nhiệm vụ tổ chức mạng lưới

tiêu thụ sẵn phẩm cho cơng ty

Xí nghiệp vật liệu điện tử sản xuất vật liệu phục vụ cho ngành điện tứ Ngồi ra cịn san xuất anten và day anten làm loa và tổ chức

mạng lưới đại lý ban hang cho cong ty

Trang 12

Cơng ty có hai vần phòng đại diện, một ở HIãi phòng và một ở

Thành phố Hồ Chí Minh

Công ty đã tổ chức liên doanh với DAIEWOO và xây dựng khu

Công nghiệp kỹ thuật cao ở Sài đồng

Về trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Công ty điện tử được thể hiện qua biểu sau:

Tình hình chất lượng đội ngũ lãnh đạo lãnh đạo của Công ty:

Chức danh | So lượng | Văn hoá Chuyên tron Tuổi đời Tuổi

nghề Ciiám đốc I PV Si KT điện tử 55 30

P.Gidm déc ] DI nt 49 25

Truong 8 - kinh tế ngoại 33 10

phòng (hương

P.trudng 3 - cac nghanh + 1Ơ

phịng

Quản đốc 2 - KT kinh tế 40 10

P.quan đốc 2 V.V 38 10

Qua biểu trên ta thấy: Trình độ chun mơn của đội ngũ cần hộ

lãnh đạo công ty điện tử cao, vì tất ca cần bộ đều là kỹ sư, vừa có trình

độ chun mơn về kỹ thuật điện tử, vừa có trình độ quản lý kinh tế tuổi

đời bình quân là trên 40 tuổi nghề bình quân là !5 năm

IV/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN TỬ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA NHẰM TÌM RA ĐIỀU KIEN VA KHA NANG THUC HIEN

CO PHAN HOA

Phần này đi sâu phân tích các vấn dé: sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm kết qua sản xuất kinh doanh, thu nhập bình quân của

người lao động và tình hình sử dụng vốn ở các đơn vị thuộc Công ty

điện tử Hà nội

1/ Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở công

ty: Nhìn chung từ năm 1992 đến năm 1994 việc sản xuất và tiêu thụ sản

Trang 13

phẩm ở các doanh nghiệp thuộc công ty đã ăn khớp nhau sẵn xuất ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu

liêng xí nghiệp cơ khí điện tử còn một số sản phẩm tồn kho 2/ Phân tích về kết quả sản xuất, kinh doanh:

Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Công ty điện tử Hà nội từ năm 1992 đến năm 1994 thông qua việc thực hiện các chỉ tiêu: doanh số về tiêu thụ, lợi nhuận và chỉ tiêu nộp ngân sách đều tăng mức tăng của năm sau cao hơn năm trước rất cao Điều này

nối lên Công ty điện tử Hà nội nói chung và các đơn vị sản xuất kinh

doanh thuộc Cơng ty nói riêngkhơng chỉ trụ vững trên thị trường mà con phat trién Day chính là một trong những điều kiện cơ bản để các

đơn vị thuộc công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần một cách

thuận lợi Thực chất của điều kiện này là ở chỗ các đơn vị thuộc công

ty dang Ở trạng thái làm ăn có lãi Vì vậy, nếu các đơn vị này được

chuyển thành những công ty cổ phần thì chắc chắn sẽ hấp dẫn các chủ

đầu tư

3/ Phan tích về thu nhập bình quân của người lao động ở các doanh nghiệp thuộc Công ty điện tử Hà nội:

Thu nhập bình quan của người lao động ở tất cả các doanh nghiệp thuộc công ty điện tử Hà nội đều có xu hướng tăng lên năm sau

cao hơn năm trước Đặc biệt là ở xí nghiệp điện tử Thành cơng thu

nhập bình quân của người lao động ở múc cao nhất Do thu nhập bình quân của người lao động tăng nhanh, nên mọi người đều an tâm, phấn khởi tin tưởng vào cách làm ăn của mỗi doanh nghiệp nói riêng và tồn

cơng ty nói chung

4/ Phân tích việc sử dụng vốn ở các doanh nghiệp thuộc Công ty điện tử Hà nội:

Việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp thông qua cấc chỉ tiêu:

lợi nhuận so với doanh thu lợi nhuận so với vốn đều được cải tiến qua

các năm ( tuy không đều giữa các doanh nghiệp) Các doanh nghiệp

đều bảo toàn và phát triển được vốn

Trang 14

V/ ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIÊN VÀ KHẢ NĂNG CHUYỂN CAC

DOANH NGHIỆP THUỘC CÔNG TY ĐIỆN TỬ HÀ NỘI THÀNH CONG TY CO PHAN

1/ Những điều kiện thuận lợi để cổ phần hoa các doanh nghiệp thuộc Công £y điện tử Hà nội

a/ Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, có triển vọng Giữa sản Xuất và tiêu thụ có sự gắn bó chặt chế với nhau, khối lượng sản xuất

và tiêu thụ của năm sau đều cao hơn năm trước

b/ Kết quả sản xuất kinh doanh: Căn cứ vào số liệu từ năm 1992

đến năm 1994 đã nêu ở trên ta thấycác chỉ tiêu: doanh số về tiêu thụ các

loại hàng hoá; lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách của các đơn vị

thuộc cơng ty có xu hướng năm sau cao hơn năm trước

c/ Thu nhap binh quan tháng của người lao động Mức thu

nhập có xu hướng ngày càng tăng nên người lao động yên (âm phấn

khởi tin tưởng vào cách làm ăn của công tin tưởng vào chủ trương chuyển các đơn vị thuộc công ty thành các công ty cổ phần Vì thế chúng ta có thể coi đây cũng là khả năng và điều kiện thuận lợi để thực hiện chủ trương cổ phần hố của cơng ty

d/ Vấn đề bảo toàn và phát triển vốn: Những số liệu trong biểu trên đã chỉ cho ta thấy: vốn của các đơn vị thuộc Công ty điện tử Hà nội

kể cả vốn cố định và vốn lưu động nói chung đã được bảo toàn Hai chỉ

tiêu cơ bản: 1ÿ xuất lợi nhuận tính theo vốn từ năm 1992 đến năm 1994 tuy ở mức độ khác nhau đổi với từng năm song đều đem lại hiệu quả

thiết thực Vì thế chúng ta vẫn có thể coi đây là khả năng và điều kiện thun lợi để thực hiện chủ trương cổ phần hoá của công ty

2/ Những hạn chế và khó khăn của q trình cổ phần hố các doanh nghiệp thuộc Công ty điện tử Hà nội

a/Kết quả sản xuất, kinh doanh tuy có lãi nhưng mức độ đạt

được không đều nhau giưã các doanh nghiệp Xí nghiệp đạt được lợi nhuận cao nhất là xí nghiệp điện tử Thành công, đạt được lợi nhuận ít hơn là xí nghiệp dịch vụ điện tử dân dụng

b/ Mức thu nhập bình quân Aháng của người lao động chênh

lệch nhau đáng kể giữa các doanh nghiệp Xí nghiệp điện tử Thành công

là 840.000 đ thì ở xí nghiệp dịch vụ điện tử dân dụng lại chỉ được

Trang 15

270.000 đ Mức này (270.000 đ) chưa đu sức kích thích người lao động

say sưa, thích thú cơng việc với cổ phần hoá

c/ Việc báo toàn và phát triển vốn chưa được thực hiện đồng đều

và vững chắc ở tất cả các doanh nghiệp thuộc công ty Đơn vị thực hiện tốt hơn ca là xí nghiệp điện từ Thành cơng, cịn cậc đơn vị khác chỉ Ở mức độ trung bình Vị thế trong một mức độ nhất định, vấn đề này cũng

gây khó khăn cho việc thực hiện chủ trương cổ phần hố của cơng ty

Mặt khác việc xác định giá trị của công ty cũng chưa được hàn định

Trang 16

CHƯƠNG THỨ BA | PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIẾN PHÁP CHỦ YẾUNHẰM CHUYỂN

CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC CÔNG TY ĐIỆN TỬ HÀ NỘI

THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

KOK

PHAN I: PHUGNG HUGNG CHU YEU NHAM CO PHAN HOA

CAC DOANH NGHIEP THUOC CONG TY ĐIỆN TỬ HÀ NỘI

1/ Cổ phần hoá doanh nghiệp nhưng không được làm thất thoát tài sẵn của Nhà nước không ảnh hưởng xãu đến sản xuất kinh doanh và không lầm giảm thu nhập của người lao động

Đây là một hướng đặc biệt quan trọng không chỉ đối với các

doanh nghiệp thuộc Công ty điện tử Hà nội mà còn đối với mọi doanh nghiệp cổ phần hóa

Mọi tài sẵn của mỗi doanh nghiệp Nhà nước đều thuộc sở hữu

Nhà nước Còn phần vốn mà lâu nay chúng ta thường gọi là vốn tự có

của các doanh nghiệp về thực chất loại vốn này được tạo ra từ hai nguồn: lợi nhuận thu được và tiền khấu hao cơ bản được Nhà nước cho phép giữ lại để thực hiện tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp vì thế lẽ đương nhiên là số vốn này phải thuộc về Nhà nước và trở thành vốn cổ

phần khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành hình thái cơng ty cổ

phần

2/ Phải thận trọng và bảo đảm chính xác trong việc xác định giá trị còn lại của doanh nghiệp Nhà nước khi chuyển sang công ty cổ phần

Khi xác định giá trị còn lại của doanh nghiệp Nhà nước để tiến

hành cổ phần hoá phải coi trọng các nhân tố cấu thành: Giá trị của

doanh nghiệp dưới dạng hữu hình và vô hinh Giá trị dưới dạng hữu hình gồm: giá trị toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm cổ phần hoá va giá trị đất đai của doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng mặt bằng của doanh nghiệp

3/ Khơng cổ phần hố tràn lan vội vàng đốt cháy giai đoạn

Để tránh thất bại hoặc đổ vỡ trong việc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước không thể nóng vội làm tràn lan theo kiểu

Trang 17

phong trào hoặc quá chú ý về hình thức mà quên mất nội dung kinh tế

hiệu qua kinh tế - xã hội của việc cổ phần hố Do đó cần phải coi

trọng việc làm thí điểm cổ phần hố lựa chọn doanh nghiệp có quy mô

vừa phải với số vôn hợp lý và đang làm ăn có lãi hoặc trước mắt tuy có

pặp khó khăn song có hướng phát triển tốt có thuận lợi về thị trường

tiêu thụ và chắc chắn làm ăn sẽ có hiệu quả

4/ Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với công ty cổ

phần

Sau khi doanh nghiệp Nhà nước được chuyển thành công ty cổ phần khơng có nghĩa là Nhà nước buông lỏng vai trị quần lý cho cơng ty mà với cương vị là một cổ đông lớn phải tiếp Lục quản lý và tạo mọi

điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động

PHAN II: NHUNG BIEN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN

CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC CÔNG TY ĐIỆN TỬ HÀ NỘI

SANG CONG TY CO PHAN

/ TICH CUC TAO NHUNG DIEU KIEN, TIEN DE DE CO THE

CHUYEN CAC DOANH NGHIEP THUOC CONG TY DIEN TU HA NOI THANH CONG TY CO PHAN

1/ Xác định chính xác giá trị còn lại của doanh nghiép

a/ Cần có sự thống nhất về nhận thức trong việc xác định giá trị

còn lại của doanh nghiệp

- Thị trường vốn thị trường tài chính ở ta chưa phái triển mạnh

việc xác định giá trị còn lại của doanh nghiệp chưa có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn

Tình hình lạm phát vẫn cịn ở mức hai con số và cịn kéo đài tình hinh biến động của giá cả thị trường và mặt khác cịn phải tính đến

tỉnh hình hao mịn về tài sản cố định coi trọng việc thu nhập các thông

tin, thống ke, kế toán tài chính

Trang 18

b/ Các nguyên tắc xác định giá trị còn lại của doanh nghiệp

- Toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp không phân biệt nguồn vốn từ đâu đều nằm trong giá trị của doanh nghiệp

- Toàn bộ gia tri của doanh nghiệp được chia thành hai phần:

một phần được dùng để tiến hành cổ phần hố, phần khác khơng được

sử dụng để cổ phần hoá phải được xử lý riêng (được trình bày rõ ở phần

sau)

- Phải căn cứ vào tài liệu và số liệu kiểm kê ngày OI tháng 01

năm 1990: Văn bản giao vốn có tính đến các hệ điều chỉnh tăng giảm

theo thời gian do Bộ Tài chính hướng dẫn, phải giải quyết ngay sao cho hợp lý vốn tư bổ sung

- Diện tích đất đai mà doanh nghiệp đang sử dụng không được

tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp để cổ phần hoá

- Khi doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần muốn sử dụng loại đất đai này phải tuân theo luật đất đai của Nhà nước

- Khi được phép sử dụng đất đai công ty cô phần phải trả tiền sử dụng đất đai của Nhà nước đưới hình thức thuế đất

c/( Xác định giá trị của doanh nghiệp ở thời điểm thực hiện cổ

phần hoá (giá trị tài sản đưa vào cổ phần hoá) là giá trị tài sản mà người bán (Nhà nước) và người mua cổ phần (các cổ đông) có thể chấp nhận

được

d/ Thanh toán dứt điểm các khoản nợ và tính tốn lại các quỹ của từng doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp là con nợ phải bảng mọi sự nỗ lực, cố gắng để

trang trải và thanh toán dứt điểm các khoản nợ nần trước khi chuyển

thành công ty cổ phần

Nếu doanh nghiệp là chủ nợ bị người khác chiếm dụng vốn họ khơng có khả năng thanh toán Nhà nước cần phải can thiệp

e/ Xác định thoả đáng phần vốn của Nhà nước trong tổng số vốn của công ty cổ phần Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước chiếm giữ 50% hay nhỏ hơn trong tổng số vốn của công ty cô phần là tuỳ thuộc vào: vị trí chiến lược của công ty trong nền kinh tế: khả năng mua cổ phần của các chủ đầu tư: những quy định của Nhà nước được thể hiện trong luật

Trang 19

công ty và điều lệ của công ty cổ phần: mục đích cổ phần hố và trình độ quản lý của cán bộ, nhân viên ở công ty cổ phần

Hiện tại cần bộ, công nhân của các đơn vị thuộc Công ty điện tử [là nội nói chung cịn nghèo nên khổ năng huy động vốn bị hạn chế

Vậy theo chúng tôi tỷ lệ cổ phần của Nhà nước phải chiếm phần

lớn (hơn 50%) trong tổng số vốn của doanh nghiệp cổ phần hoá

IU/ QUY ĐỊNH BƯỚC ĐI THÍCH HỢP CHO TỪNG DOANH NGHIEP CHUYEN SANG CO PHAN HOA

1/ Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển các

doanh nghiệp thuộc Công ty điện tử Hà nội thành công ty cổ phần

- Các doanh nghiệp đã quen dần với cơ chế thị trường có mơi

trường pháp luật về cơ bản đã được xác lập

- Việc chuyển các doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ

phần vừa mang tính phổ biến trong nền kinh tế thị trường vừa được

Đăng, và Nhà nước tá thực sự quan tâm và cô quyết tâm thực hiện

- Giá cả thị trường tương đối ổn định, mức lãi suất đã có sự kích thích các chủ đầu tư trong quá trình huy động vốn mọi người sẽ quen dần với cách mua bán tín phiếu trái phiếu, cổ phiếu trong quá trình tạo

lập công ty cổ phần

- Thu nhập của các tầng lớp dân cư của công nhân viên chức

được nâng lên

Những khó khăn chính can trở việc thực hiện cổ phần hố ở

Cơng ty điện tử Hà nội

Mơ hình công 1y cổ phần không những cịn q ít mà còn xa lạ

với nhiều người pây bỡ ngỡ, lang túng cho các chủ đầu tư mà còn cho

cả những người làm công tác quần lý và sử dụng vốn đầu tư được hình

thức cổ phần cổ phiếu, chưa có thị trường chứng khốn - thị trường

trung tâm ảnh hưởng trạng thái hoạt động của các công ty cổ phần trong nền kinh tế

- Hệ thống tài chính ngân hàng tín dụng cịn có những nhược điểm gây khó khăn cho việc thực hiện tiến trình cổ phần hố doanh

nghiệp Nhà nước

Trang 20

2/ Các bước tiến hành cụ thể

a/ Dự đoán triển vọng và xây dựng chiến lược phát triển sản xuất

- kinh doanh của doanh nghiệp

Bảo đảm cho công ty ở vào thế mạnh kiếm được lãi trong lĩnh

vực hoạt động của mình tạo cơ sở hấp dân đầu tư

b/ Thành lập một ban làm nhiệm vụ xác định giá trị còn lại của

doanh nghiệp và tổ chức ra các nhóm cần bộ trong và ngồi cơng ty làm

chức năng cổ động hay cổ phiếu sáng lập công ty

Dựa vào chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh tổng hợp của

công ty để hoạch định các luận chứng kinh tế - kỹ thuật về các mặt hoạt động chủ yếu của công ty cổ phần trong giai đoạn trước mắt và trong tương lai Trong các luận chứng này cần phải nêu rõ: Nhu cầu về vốn

về công nghệ kỹ thuật về lao động, các định rõ các loại thị trường

trong và ngoài nước để giải quyết hợp lý các yếu tố đầu ra và các yếu tố

đầu vào; xác định hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn, mức lãi

hay loi nhuận sẽ đạt được

Xác định các hình thức phát hành (bán) cổ phần cổ phiếu trái phiếu sao cho phù hợp với tỉnh hình đặc điểm kinh tế xã hội của từng

thời kỳ và phù hợp với những quy định của Bo Tài chính và Ngân hàng

Nhà nước

c/ Tổ chức quản lý công ty cổ phần: xác lập cơ cấu tổ chức quản lý công ty: xác định cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý công ty, xắc

định các tổ chức có thấm quyền làm nhiệm vụ chỉ đạo điểm công ty cổ

phần

Vĩ những lẽ trên theo chúng tôi không thể cổ phần hoá một lúc

các doanh nghiệp thuộc Công ty điện tử Hà nội mà trước mắt, chuẩn bị

điều kiện để cổ phần hố xí nghiệp cơ khí điện tử vì tạm có đủ những điều kiện tiền đề cổ phần hoá.(Biểu 7)

II/ XÁC ĐỊNH HỢP LÝ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CƠ CHE HOAT DONGDOI VGI CONG TY CO PHAN THUOG

CÔNG TY ĐIỆN TỬ HÀ NỘI

Trang 21

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần thuộc Công ty điện tử

Hà nội được thể hiện tron gsơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Bộ Tài chính Đại hội đồng cổ đông Hội nghị 4 cong nhan “| viên chức ` ^ ⁄ Ban Hội đồng z 7

kiểm soát quản trị a“

⁄ , ⁄ z7 Giam đốc Z điểu hành lŸ

Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản tri va Ban kiểm soái

với số thành viên theo quy định

Chủ tịch llội đồng quản trị có thể kiêm hay khơng kiêm chức

danh giám đốc cơng ty

Ban kiểm sốt gồm ba thành phần: đại diện cho các cổ đông do

Đại hội đồng cổ đông bầu ra; đại diện cho tập thể lao động do Hội nghị công nhân viên chức bầu ra, và một loại đại diện cho Bộ Tài chính do Bộ Tài chính cử ra

[lội nghị công nhân viên chức vẫn được tiên hành mỗi năm hai

lần nhiệm vụ quan trọng là lựa chọn và cử đại biểu tham gia Hội đồng

quan trị và Ban kiểm soát, kiến nghị với piám đốc và Hội đồng quản trị

Đại hội đồng cổ đồng là cơ quan có thấm quyền cao nhất, quyết định mọi vấn đề lớn và quan trọng cô liên quan đến sự tồn tại phát

triển phá sản của Công ty

Trang 22

IV/ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH VÀ BÁN CỔ PHIẾU CHO CÁN BỘ,

CÔNG NHÂN LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY VÀ CHO

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VỚI ĐIỂU KIỆN CHO PHÉP

1/ Bán cổ phiếu cho cần bộ, công nhân làm việc tại cơng ty

Mục đích:

- Tạo thêm điều kiện thuận lợi cho người lao động làm chủ thực sự đối với tài sản của mình và của công ty và làm chủ sức lao động của

minh

- Bảo đảm sự gắn bó chặt chẽ 3 lợi ích: cá nhân người lao động

công ty cổ phần và Nhà nước

- Khuyến khích và động viên mạnh mẽ người lao động thực hiện và tham gia có hiệu quả vào các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh

doanh của công ty cổ phần

Các hình thức ưu tiên, ưu đãi trong việc bán cổ phiếu cho người

lao động có ý nghĩa rất thiết thực đối với các doanh nghiệp thuộc Công ty điện tứ IIà nội Nhưng hinh thức phát không cổ phiếu cho người lao động thị hiện này không nên 4p dung

Ban cổ phiếu cho can bộ, cơng nhân dưới hình thức trả chạm sau

một thời gian nhất định có thể từ 1 đến 5 năm khơng tính lãi

Giảm giá cổ phiếu so với mệnh giá đã xác định, có thể giảm từ

20 đến 25%

2/ Bán cổ phiếu cho người nước ngoài với điều kiện cho phép

Nhà nước cần sớm bổ sung, hoàn chỉnh luật đầu tư, ban hành

các văn bản pháp quy về việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phiếu, về

việc tham gia quản lý công ty cổ phần và việc chuyển lợi tức cổ phần ra

nước ngoài cho các cổ đông là các tổ chức các đơn vị và cá nhân người

nước ngoài

V/ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ TRONG QUÁ TRÌNH

CHUYỂN CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC CÔNG TY ĐIỆN TỬ

HA NOI SANG CONG TY CO PHAN

Trang 23

KẾT LUẬN

Từ tất cả những nội dung trình bày trong luận ấn tác gii đã hoàn thành được những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

3

X

I Đã hệ thống hoá được những vấn đề lý luận và phương pháp luận chính có liên quan đến chủ trương rất quan trọng của Đẳng và Nhà nước hiện nay là cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước

2/ Tác giả cũng rình bày rõ tình hinh cổ phần hoá ở các nước

trên thế giới và những kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt nam nói chung và Công ty điện tử Hà nội nói riêng

*

3/ Luan an giành nội dung lớn cho việc nêu và phân tích đánh

giá thực trạng tỉnh hình sản xuất kinh doanh quản ly thu nhập Ở CÁC doanh nghiệp thuộc Công ty điện tử Hà nội Trên cơ sở đó khẳng định

những điều kiện thuận lợi khó khăn cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc công ty

4/ Luận án đã nêu lên 4 phương hướng cơ bản và 5 biện pháp

chính nhằm chuyển các doanh nghiệp thuộc Công ty điện từ HHà

nộithành công ty cổ phan +

Với những kết qui trình bày trên tác giả luận án hy vọng gốp

phần nhỏ bé tạo điều kiện cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc Công ty

điện tử Hà nội nói riêng và tiến trình cổ phân hoá đoanh nghiệp Nhà

nước ở nước ta nói chung trong thời gian tới

Trang 24

CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ ĐÃ ĐƯỢC CONG BO LIEN QUAN DEN LUAN AN

1/ Nguyén Quée Minh: Bàn về vấn đề cổ phản hoá doanh nghiệp Nhà

nước NX thông tin kinh tế KH - 1/1994

2/ Phạm Hữu Huy - Nguyễn Quốc Minh:Để doanh nghiệp Nhà nước cơ

người chủ đích thực của mình - Tạp chỉ Công nghiệp nhẹ - 4/1994

3/ Nguyễn Quốc Minh: Nghành công nghiệp Hà nội đi sâu trong hiện

đại hoá đất nước và mở rộng thị trường: xuất khẩu - NXB Thông tin kinh

tê KII - 5/1994

4/ Nguyễn Dương - Bút danh Nguyễn Quốc Minh: Vai trò quản lý vĩ

mơ trong q trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước - NXB

Thông tin kinh tế KH - 3/1994 (UBKHNN)

5/ Nguyễn Quốc Minh - Bàn về lợi ích của người lao động khi thực

hiện cổ phần hoá DNNN - NX Thông tin kinh tế KIT - 6/1994

6/ Tràn Km Hào - Nguyễn Quốc Minh: Khuynh hướng và mơ hình phát triển kinh tế tư nhân ở Việt nam trong thời gian tới - Viên Quản lý Kinh

tế TW xuất bản 1994,

7/Nguyên Quốc Minh - Công ty cổ phần với những khái niệm liên quan

trong nền kinh tế thị trường - NXB Nông nghiệp số 1/1994

8/ Nguyễn Quốc Minh - Nguyễn Văn Thao: Doanh nghiệp cơng nghiệp ngồi quốc doanh - Thực trạng và dự đoán hướng phái triển - NXB Nông nghiệp 1/1994

9/ Nguyễn Quốc Minh - Bàn về vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp

khi cổ phần hoá - NXB Thông tin kinh tế KII - 9/1994

Ngày đăng: 06/04/2014, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w