1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn xuôi sau 1986 có những “đột biến” “thật sự mạnh mẽ và sâu sắc”. Đổi mới cách nghĩ và lối viết được xem là nhu cầu sống còn của văn nghệ nói chung và của nhà văn nói riêng. Tạ Duy Anh là một trong những tác giả tâm huyết với khuynh hướng cách tân. Sáng tác nào của ông khi ra đời cũng gây được sự chú ý của cả giới phê bình lẫn công chúng yêu văn học. Tuy không phải đại diện tiêu biểu nhất cho thế hệ nhà văn đương đại nhưng Tạ Duy Anh là cây bút gây cho độc giả nhiều trăn trở về cả nội dung hiện thực lẫn hình thức thể hiện. 1.2. Suốt 20 năm cầm bút, Tạ Duy Anh được xem là cây bút sung sức không ngại thể nghiệm trên nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn… Nhưng có lẽ, tiểu thuyết chính là thể loại tạo nên dấu ấn riêng cho sáng tác của ông. Ở lĩnh vực này, nhà văn bộc lộ sở trường, bản lĩnh nghệ thuật và thực tế đã có những thành công đáng ghi nhận về đổi mới thể loại được xem là quan trọng và “phức tạp” bậc nhất này. 1.3. Tạ Duy Anh thu hút sự chú ý không nhỏ của giới phê bình, do đó, những công trình nghiên cứu về ông cũng hết sức phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, từ góc độ thể loại, tiểu thuyết Tạ Duy Anh chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Cho dù ranh giới thể loại ngày càng bị nhòe mờ, thể loại vẫn được xem là “nhân vật chính” của nền văn học. Bởi vậy, xem xét tiểu thuyết từ góc nhìn thể loại là vấn đề không mới nhưng vẫn là một hướng nghiên cứu thiết thực và ý nghĩa. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những công trình đề cập đến tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong khi đánh giá chung về văn học đổi mới Trong khi nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, Nguyễn Thị Bình đã xem Tạ Duy Anh là một trong những cây bút có đóng góp tích cực cho cao trào đổi mới văn xuôi đồng thời ghi nhận Tạ Duy Anh với tư cách là một trong những tác giả hình thành nên dòng chính của văn xuôi đương đại. Bùi Thanh Truyền khi viết về Sự hồi sinh của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam cũng thừa nhận tính tích cực của sự cách tân hình thức nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh… Trong bài viết Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, Bích Thu cũng ghi nhận những thành công của các tác giả đang trên đường thể nghiệm sáng tạo trong cách nhìn và lối viết như Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài… Như vậy, những bài viết này tuy có nhắc tới Tạ Duy Anh nhưng mới chỉ dừng lại ở những đánh giá khái quát, mà chưa xem Tạ Duy Anh như một đối tượng nghiên cứu độc lập. 2.2. Những công trình đánh giá toàn bộ sáng tác của Tạ Duy Anh Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến đã dùng chính tên một sáng tác của Tạ Duy Anh để định danh cho một dòng văn học sau đổi mới “có một dòng văn học bước qua lời nguyền”. Nguyên Ngọc cũng đánh giá cao những bước tiến vượt bậc của Tạ Duy Anh khi cho rằng anh “đã bước qua được chính anh” (Văn xuôi sau 1975 thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển). Với một tiểu luận khá bề thế về Tiến trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh (nhìn từ lối viết), Đoàn Ánh Dương nhận thấy sự vận động phát triển tư duy và nghệ thuật tiểu thuyết ở Tạ Duy Anh khi cho rằng đây là “một tiến trình “kép”, tiến trình của ý thức đối thoại với lịch sử sáng tác cá nhân và tiến trình của ý thức phản biện đối với tinh thần, tư tưởng thời đại”. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Tạ Duy Anh, Mai Hương trong Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi cho rằng nhà văn họ Tạ “đặt nhân vật trong mối quan hệ với lịch sử” và lựa chọn phản ánh hiện thực “từ “cái ác” để lay thức cái “thiện””. Thu Hà trong Tạ Duy Anh – tôi là người không dễ bị khuất phục đã phát hiện “Tạ Duy Anh mang đến một cái nhìn đa chiều về hiện thực”. Việt Hoài trong bài viết Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác đã có nhìn khái lược về sáng tác của Tạ Duy Anh. Ông gọi tác giả là “nhà văn của những thời điểm”, là người đứng “trên lằn ranh thiện ác” với “trái tim yêu thương trong thể xác khổ hạnh”. Trong công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, Trần Thị Bích Thủy đã nghiên cứu về những nội dung thẩm mỹ, thế giới nhân vật cũng như nghệ thuật tiểu thuyết của ông. Cuốn Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh được tập hợp từ ba luận văn thạc sĩ Ngữ văn cho thấy sự quan tâm của giới nghiên cứu chuyên và không chuyên dành cho nhà văn. Nhìn chung, các bài viết trên đã ghi nhận những đóng góp của Tạ Duy Anh trên những phương diện nổi bật nhưng chưa nghiên cứu một cách hệ thống và quy mô để thấy được cá tính sáng tạo của nhà văn. 2.3. Những công trình đánh giá về từng tác phẩm Trong Bàn về tiểu thuyết, Bùi Việt Thắng cho rằng: “Sau Khúc dạo đầu còn chưa thoát khỏi lối ghi chép tiểu thuyết, Tạ Duy Anh đã cho ra mắt Lão Khổ một cuốn sách mặn chát vị đời và lừng lững con người thời đại”. Nguyễn Thị Bình thì xem Lão Khổ như một điển hình của “cuộc thử nghiệm hình thức”. Thụy Khuê gọi Tạ Duy Anh là “Người đi tìm nhân vật”, bà cũng làm một phép so sánh giữa Lão Khổ, Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối để thấy được sự gắn bó chặt chẽ trong tương quan họ hàng, làng nước. Đến Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh một lần nữa gây những luồng tranh luận trái chiều. Nếu Nguyễn Chí Hoan cảm thấy “Hai điều đáng tiếc và một sự cuồng giản thời hiện đại” thì Ngô Thị Kim Cúc lại xem việc kết hợp tính luận đề và hiện thực tần nhẫn là thành công của nhà văn. Cuốn tiểu thuyết gần đây, Giã biệt bóng tối cũng nhận được nhiều sự quan tâm của văn giới. Nguyễn Thị Bình gọi đó là “bản tụng ca say đắm về sức mạnh của lòng khoan dung và tha thứ”. Nguyễn Thanh Tú lại có phát hiện mới về tính nhại ý thức trong thiên tiểu thuyết. Phạm Vĩnh Cư cho rằng Giã biệt bóng tối đậm tính luận đề và “đó cũng là xu hướng chung của văn học thế giới”. Có thể thấy, Tạ Duy Anh giành được nhiều sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và giới phê bình, có một số công trình nghiên cứu khá kĩ lưỡng về tiểu thuyết của ông. Tuy nhiên, nghiên cứu từ góc nhìn thể loại vẫn là một hướng nghiên cứu thiết thực, mới mẻ và ý nghĩa. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Từ góc nhìn thể loại, đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề trong phạm trù thể loại của tiểu thuyết. Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung vào những vấn đề cốt lõi nhất, để qua đó nhận diện nét đặc sắc của tiểu thuyết Tạ Duy Anh, bao gồm: kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu tập trung khảo sát 4 tiểu thuyết của Tạ Duy Anh: 1 Lão Khổ, Nxb Văn học, 1992; 2 Đi tìm nhân vật (in trong Trò đùa của số phận), Nxb Đồng Nai, 2008; 3 Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng, 2004; 4 Giã biệt bóng tối, Nxb Hội Nhà văn, 2008. Chúng tôi cũng khảo sát những sáng tác truyện ngắn của nhà văn và một số tiểu thuyết tiêu biểu thời kì đổi mới cùng một vài tiểu thuyết hiện đại trên thế giới. 4. Mục đích nghiên cứu Thứ nhất, đưa ra một cái nhìn mang tính khái quát đối với tiểu thuyết Tạ Duy Anh từ góc độ thể loại. Thứ hai, đề ra một mô hình nghiên cứu linh hoạt, kết hợp nghiên cứu văn học trên bình diện cấu trúc thể loại và xã hội học văn học. Thứ ba, góp phần khẳng định cá tính sáng tạo và đóng góp của Tạ Duy Anh trong công cuộc đổi mới văn học. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp loại hình; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp thống kê, phân loại; Phương pháp so sánh; Phương pháp tiếp cận thi pháp học. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong bối cảnh văn xuôi đương đại Việt Nam Chương 2: Nhân vật và kết cấu trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Văn xuôi sau 1986 có những “đột biến” “thật sự mạnh mẽ và sâu sắc”.
Đổi mới cách nghĩ và lối viết được xem là nhu cầu sống còn của văn nghệ nóichung và của nhà văn nói riêng Tạ Duy Anh là một trong những tác giả tâm huyếtvới khuynh hướng cách tân Sáng tác nào của ông khi ra đời cũng gây được sự chú
ý của cả giới phê bình lẫn công chúng yêu văn học Tuy không phải đại diện tiêubiểu nhất cho thế hệ nhà văn đương đại nhưng Tạ Duy Anh là cây bút gây cho độcgiả nhiều trăn trở về cả nội dung hiện thực lẫn hình thức thể hiện
1.2 Suốt 20 năm cầm bút, Tạ Duy Anh được xem là cây bút sung sức khôngngại thể nghiệm trên nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn… Nhưng
có lẽ, tiểu thuyết chính là thể loại tạo nên dấu ấn riêng cho sáng tác của ông Ở lĩnhvực này, nhà văn bộc lộ sở trường, bản lĩnh nghệ thuật và thực tế đã có nhữngthành công đáng ghi nhận về đổi mới thể loại được xem là quan trọng và “phứctạp” bậc nhất này
1.3 Tạ Duy Anh thu hút sự chú ý không nhỏ của giới phê bình, do đó,những công trình nghiên cứu về ông cũng hết sức phong phú, đa dạng Tuy nhiên,
từ góc độ thể loại, tiểu thuyết Tạ Duy Anh chưa được nghiên cứu một cách hệthống Cho dù ranh giới thể loại ngày càng bị nhòe mờ, thể loại vẫn được xem là
“nhân vật chính” của nền văn học Bởi vậy, xem xét tiểu thuyết từ góc nhìn thể loại
là vấn đề không mới nhưng vẫn là một hướng nghiên cứu thiết thực và ý nghĩa
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Những công trình đề cập đến tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong khi đánh giá chung
về văn học đổi mới
Trang 2Trong khi nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, Nguyễn Thị Bình đã
xem Tạ Duy Anh là một trong những cây bút có đóng góp tích cực cho cao trào đổimới văn xuôi đồng thời ghi nhận Tạ Duy Anh với tư cách là một trong những tácgiả hình thành nên dòng chính của văn xuôi đương đại
Bùi Thanh Truyền khi viết về Sự hồi sinh của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam cũng thừa nhận tính tích cực của sự cách tân hình thức nghệ
thuật trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh…
Trong bài viết Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, Bích
Thu cũng ghi nhận những thành công của các tác giả đang trên đường thể nghiệmsáng tạo trong cách nhìn và lối viết như Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, TạDuy Anh, Phạm Thị Hoài…
Như vậy, những bài viết này tuy có nhắc tới Tạ Duy Anh nhưng mới chỉdừng lại ở những đánh giá khái quát, mà chưa xem Tạ Duy Anh như một đối tượngnghiên cứu độc lập
2.2 Những công trình đánh giá toàn bộ sáng tác của Tạ Duy Anh
Nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến đã dùng chính tên một sáng tác của Tạ Duy
Anh để định danh cho một dòng văn học sau đổi mới “có một dòng văn học bước qua lời nguyền” Nguyên Ngọc cũng đánh giá cao những bước tiến vượt bậc của
Tạ Duy Anh khi cho rằng anh “đã bước qua được chính anh” (Văn xuôi sau 1975 thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển)
Với một tiểu luận khá bề thế về Tiến trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh (nhìn từ lối viết), Đoàn Ánh Dương nhận thấy sự vận động phát triển tư duy và nghệ thuật tiểu thuyết ở Tạ Duy Anh khi cho rằng đây là “một tiến trình “kép”, tiến trình của
ý thức đối thoại với lịch sử sáng tác cá nhân và tiến trình của ý thức phản biện đối với tinh thần, tư tưởng thời đại”.
Trang 3Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Tạ Duy Anh, Mai
Hương trong Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi cho rằng nhà văn họ Tạ “đặt nhân vật trong mối quan hệ với lịch sử” và lựa chọn phản ánh hiện thực “từ “cái ác” để lay thức cái “thiện”” Thu Hà trong Tạ Duy Anh – tôi là người không dễ bị khuất phục đã phát hiện “Tạ Duy Anh mang đến một cái nhìn đa chiều về hiện thực”.
Việt Hoài trong bài viết Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác đã có nhìn khái lược về sáng tác của Tạ Duy Anh Ông gọi tác giả là “nhà văn của những thời điểm”, là người đứng “trên lằn ranh thiện ác” với “trái tim yêu thương trong thể xác khổ hạnh”
Trong công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, Trần Thị Bích Thủy đã nghiên cứu về những nội dung thẩm mỹ, thế giới nhân vật cũng như nghệ thuật tiểu thuyết của ông Cuốn Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh được tập hợp từ ba luận văn thạc sĩ Ngữ văn cho thấy sự quan tâm của giới
nghiên cứu chuyên và không chuyên dành cho nhà văn
Nhìn chung, các bài viết trên đã ghi nhận những đóng góp của Tạ Duy Anhtrên những phương diện nổi bật nhưng chưa nghiên cứu một cách hệ thống và quy
mô để thấy được cá tính sáng tạo của nhà văn
2.3 Những công trình đánh giá về từng tác phẩm
Trong Bàn về tiểu thuyết, Bùi Việt Thắng cho rằng: “Sau Khúc dạo đầu còn chưa thoát khỏi lối ghi chép tiểu thuyết, Tạ Duy Anh đã cho ra mắt Lão Khổ - một cuốn sách mặn chát vị đời và lừng lững con người thời đại” Nguyễn Thị Bình thì xem Lão Khổ như một điển hình của “cuộc thử nghiệm hình thức”
Trang 4Thụy Khuê gọi Tạ Duy Anh là “Người đi tìm nhân vật”, bà cũng làm một phép so sánh giữa Lão Khổ, Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối để thấy được sự
gắn bó chặt chẽ trong tương quan họ hàng, làng nước
Đến Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh một lần nữa gây những luồng tranh luận trái chiều Nếu Nguyễn Chí Hoan cảm thấy “Hai điều đáng tiếc và một sự cuồng giản thời hiện đại” thì Ngô Thị Kim Cúc lại xem việc kết hợp tính luận đề
và hiện thực tần nhẫn là thành công của nhà văn
Cuốn tiểu thuyết gần đây, Giã biệt bóng tối cũng nhận được nhiều sự quan tâm của văn giới Nguyễn Thị Bình gọi đó là “bản tụng ca say đắm về sức mạnh của lòng khoan dung và tha thứ” Nguyễn Thanh Tú lại có phát hiện mới về tính nhại ý thức trong thiên tiểu thuyết Phạm Vĩnh Cư cho rằng Giã biệt bóng tối đậm tính luận đề và “đó cũng là xu hướng chung của văn học thế giới”.
Có thể thấy, Tạ Duy Anh giành được nhiều sự quan tâm của đông đảo bạnđọc và giới phê bình, có một số công trình nghiên cứu khá kĩ lưỡng về tiểu thuyếtcủa ông Tuy nhiên, nghiên cứu từ góc nhìn thể loại vẫn là một hướng nghiên cứuthiết thực, mới mẻ và ý nghĩa
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Từ góc nhìn thể loại, đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn
đề trong phạm trù thể loại của tiểu thuyết Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung vàonhững vấn đề cốt lõi nhất, để qua đó nhận diện nét đặc sắc của tiểu thuyết Tạ DuyAnh, bao gồm: kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 5Luận văn chủ yếu tập trung khảo sát 4 tiểu thuyết của Tạ Duy Anh: 1 - Lão Khổ, Nxb Văn học, 1992; 2 - Đi tìm nhân vật (in trong Trò đùa của số phận), Nxb Đồng Nai, 2008; 3 - Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng, 2004; 4 - Giã biệt bóng tối, Nxb Hội Nhà văn, 2008.
Chúng tôi cũng khảo sát những sáng tác truyện ngắn của nhà văn và một sốtiểu thuyết tiêu biểu thời kì đổi mới cùng một vài tiểu thuyết hiện đại trên thế giới
4 Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, đưa ra một cái nhìn mang tính khái quát đối với tiểu thuyết Tạ Duy Anh từ góc độ thể loại Thứ hai, đề ra một mô hình nghiên cứu linh hoạt, kết hợp nghiên cứu văn học trên bình diện cấu trúc thể loại và xã hội học văn học Thứ
ba, góp phần khẳng định cá tính sáng tạo và đóng góp của Tạ Duy Anh trong công
cuộc đổi mới văn học
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp loại hình; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp thống
kê, phân loại; Phương pháp so sánh; Phương pháp tiếp cận thi pháp học
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dungchính của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong bối cảnh văn xuôi đương đại Việt Nam Chương 2: Nhân vật và kết cấu trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
Trang 6PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CẤU TRÚC THỂ LOẠI VÀ TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH
1.1 CẤU TRÚC THỂ LOẠI VĂN HỌC
1.1.1 Thể loại
Khái quát và đưa ra những khái niệm về thể loại theo các từ điển thuật ngữ
chuyên ngành (Từ điển thuật ngữ văn học, 150 thuật ngữ văn học, Từ điển tu từ phong cách – thi pháp), những công trình nghiên cứu quy mô của các nhà nghiên cứu lỗi lạc (Thi pháp tiểu thuyết – M Bakhtin, Thi pháp văn học Nga cổ - D X Likhachev, Bản mệnh của lí thuyết – A Compagnon) cùng các giáo trình lí luận
-chuyên ngành được sử dụng trong các trường đại học
1.1.2 Cấu trúc và cấu trúc thể loại
1.1.3 Cấu trúc và đặc trưng tiểu thuyết
1.1.3.1 Tiểu thuyết
Tiểu thuyết không có một đặc trưng cố định và “rắn chắc” nào cả, do đó,cho đến nay vẫn chưa có một quan niệm nào thực sự hoàn tất và thống nhất về thể
Trang 7loại “phức tạp bậc nhất” này Tuy vậy, các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan
điểm rằng: Tiểu tuyết là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”.
1.1.3.2 Đặc trưng tiểu thuyết
Tiểu thuyết được xem là “sử thi của thời đại chúng ta”, hay là sử thi của
hiện tại chưa hoàn tất và luôn luôn bị nhận thức lại, tư duy lại Tuy vậy, các nhànghiên cứu hầu hết đều thống quan điểm ở các đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, tiểu thuyết nhìn con người ở góc độ đời tư, do vậy cũng rút ngắn
khoảng cách trần thuật Một điểm nữa cần lưu ý là tiểu thuyết luôn đặc tả “conngười nếm trải”, khái quát một hiện thực của kinh nghiệm, hiện thực của niềm tin
Thứ hai, tiểu thuyết là thể loại mang đậm chất văn xuôi Chất văn xuôi mở ra
vùng tiếp xúc hiện thực tối đa còn tính tự sự lại đem đến cho tiểu thuyết khả năngtái hiện đời sống vừa cụ thể vừa hết sức khái quát
Thứ ba, ngôn ngữ tiểu thuyết “phức âm, phân tầng” rõ rệt Tuy nhiên, tính
phức điệu, tính đối thoại lại phụ thuộc vào từng loại tiểu thuyết cụ thể
Thứ tư, tiểu thuyết gắn với thời gian “hiện tại chưa hoàn thành” và không
gian “gần gũi, hiện thực” Đó cũng là thể loại ưu thế trong việc mô phỏng tính quátrình, cảm nhận các sự kiện như đang diễn ra, mở rộng tối đa tầm vóc hiện thựctrong tác phẩm
Có thể thấy, tiểu thuyết là một thể loại phức tạp, cần có sự linh hoạt tối đatrong từng thời điểm để có thể tiếp cận một cách phù hợp và hiệu quả
1.1.3.3 Cấu trúc thể loại tiểu thuyết
Ở đây, chúng tôi tiếp cận cấu trúc thể loại tiểu thuyết trên hai bình diện cơbản: cấu trúc hình tượng (nhân vật…) và cấu trúc tự sự (kết cấu, ngôn ngữ, giọngđiệu)
1.2 TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH
Trang 81.2.1 Tạ Duy Anh – Đời và văn
1.2.1.1 Cuộc đời
Tạ Duy Anh tên thật là Tạ Viết Đãng Ông sinh ngày 09/09/1959 tại làngĐồng Trưa (tên chữ là Cổ Điền, sau đổi thành An Hiền), xã Hoàng Việt, huyệnChương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
Sau khi tốt nghiệp trường trung cấp thí nghiệm đất đá, ông về làm cán bộgiám sát bê-tông các công trình ngầm tại Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình Sau đó,
Tạ Duy Anh theo học trường Viết văn Nguyễn Du khóa IV (1989 – 1992) Ôngđược giữ lại trường công tác, là giảng viên Bộ môn Sáng tác tới năm 2000 Hiệnông là biên tập viên tại nhà xuất bản Hội Nhà văn
1.2.1.2 Hành trình sáng tạo
Ngoài bút danh Tạ Duy Anh, nhà văn còn sáng tác dưới các tên khác nhưLão Tạ, Chu Qúy, Qúy Anh, Bình Tâm
Những năm 80 (thế kỷ XX), một số truyện ngắn đầu tay của ông được đăng
trên báo Lao động cùng với bút danh Tạ Duy Anh Sự kiện bước ngoặt đánh dấu
việc ông trở thành nhà văn chuyên nghiệp là trở thành học viên khoá IV trườngViết văn Nguyễn Du Sự nghiệp cầm bút hơn hai mươi năm của Tạ Duy Anh đượcghi dấu với nhiều giải thưởng có giá trị Tạ Duy Anh cũng là cây bút thể nghiệmtrên nhiều lĩnh vực, từ truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, kí, đến truyện viết chothiếu nhi Ở mảng nào, Tạ Duy Anh cũng có những thành công đáng ghi nhận
1.2.2 Tiểu thuyết Tạ Duy Anh trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại
1.2.2.1 Khái lược tiểu thuyết đương đại Việt Nam
Về đặc điểm, có thể khái quát tiểu thuyết đương đại Việt Nam trên những nét chính như sau: Thứ nhất, không ngoài quy luật của văn xuôi sau 1986 nói chung,
tiểu thuyết vận động theo hướng dân chủ hóa, biểu hiện ở mặt quan niệm lẫn bình
diện nghệ thuật Thứ hai, tiểu thuyết giai đoạn này mang đậm tinh thần nhân bản
Trang 9và sự thức tỉnh ý thức cá nhân Thứ ba, tiểu thuyết thời kì này phát triển phong
phú, đa dạng, phức tạp, hướng tới tính hiện đại hóa
Về thành tựu, tiểu thuyết sau 1986 nổi bật ở sự đổi mới về tư tưởng nghệ
thuật (quan niệm về hiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người) và sự đổi mớitrong thi pháp thể loại (đặc biệt trên phương diện kĩ thuật tự sự)
1.2.2.2 Vị trí của Tạ Duy Anh trong dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Có thể nhận thấy vị trí của Tạ Duy Anh qua những đóng góp của ông với
tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi đương đại nói chung Thứ nhất, “Tạ Duy Anh là một trong những người khơi thông và bồi đắp dòng chảy tiểu thuyết ngắn hiện nay” (Bùi Việt Thắng) Thứ hai, Tạ Duy Anh là một trong những cây bút không
ngại thể nghiệm và góp phần tạo nên những đổi mới tích cực của tiểu thuyết ViệtNam hiện đại, đặc biệt trên phương diện thi pháp thể loại
1.3 TIỂU KẾT
Thể loại tiểu thuyết đóng vai trò nhân vật trung tâm của nền văn học Nghệthuật tiểu thuyết Việt Nam đương đại ghi dấu những cách tân đáng kể trên cả haiphương diện cấu trúc hình tượng và cấu trúc tự sự Tạ Duy Anh là một trongnhững cây bút miệt mài tìm tòi đổi mới và chạm đến những giá trị sâu sắc về nộidung tư tưởng cũng như nghệ thuật trần thuật
CHƯƠNG 2 NHÂN VẬT VÀ KẾT CẤU TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH 2.1 NHÂN VẬT
2.1.1 Giới thuyết về nhân vật
Các từ điển thuật ngữ cũng như những nghiên cứu mang tính công cụ hầuhết đều thống nhất ở một số điểm chung sau: Nhân vật là con người (hay sự vật,loài vật mang dáng dấp con người) trong tác phẩm, và là phương tiện khái quát
Trang 10hiện thực cũng như thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn Nhân vật thuộc cấp độhình tượng thẩm mĩ, tuy vậy, nếu xét từ góc độ trần thuật, nhân vật lại là chất liệumang tính bản thể của văn bản tự sự.
2.1.2 Nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
Khi nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, chúng tôi khôngphân loại theo vai xã hội (nhân vật phụ nữ, trẻ em, nông dân, trí thức…) mà phânloại theo tính chất bản thể (do đó, nghiên cứu nhân vật theo hai xu hướng: tiết giảnhoặc phức thể hoá)
2.1.2.1 Nhân vật phức hợp – đa bình diện
Cấp độ tâm lí – tính cách
Nhu cầu muốn nhìn thấy con người cá nhân – thân phận trở nên cấp thiếthơn bao giờ hết Bước đi đầu tiên của tiểu thuyết sau đổi mới chính là sự dịchchuyển “phạm vi sống” của nhân vật trung tâm từ đời sống xã hội vào đời sống tâm
lí – tâm linh cá thể Nhân vật của Tạ Duy Anh tồn tại nhiều “con người” khác nhau:
có ý thức (consciousness), tiềm thức (subconsiousness) và vô thức(unconsciousness) Nhân cách được phân hóa thành các nhân vật phân thân Kiểunhân vật đặc biệt này là kết quả của sự dịch chuyển điểm nhìn, đồng thời là biểuhiện của quan niệm Tạ Duy Anh về con người hiện đại: vong bản và hoài nghi,thường xuyên truy vấn và tìm lại chính mình
Cấp độ thân phận – hành động
Ở cấp độ này, chúng tôi xét đến ba trường hợp chính: 1 – kiểu nhân vật
“chủ thể lịch sử” (người trong cuộc, nắm giữ và can thiệp vào lịch sử), 2 – kiểunhân vật “chứng nhân lịch sử” (người đứng ngoài quan sát), 3 – kiểu nhân vật “nạnnhân của lịch sử” (bị đẩy vào tiến trình sự kiện, lạc lõng và tha hóa thành mẫunhân vật khác)
Trang 11Lão Khổ -Tạ Khổ -Người chứng + chủ thể + nạn nhân -Kiểu 1: 5/7
-Kiểu 2: 5/7-Kiểu 3: 4/7
=>Dạng đơn vai:
3 NV
=>Dạng ghépvai: 4 NV
Đi tìm
nhân vật
-“Tôi”
-Thảo Miên-“Hắn”
-Người chứng + nạn nhân + chủ thể-Nạn nhân + người chứng lịch sử
-Người chứng + nạn nhân + chủ thể-Chủ thể lịch sử
Cấp độ nhân tố tự sự
Hiện tượng một nhân vật cùng lúc đóng nhiều vai trở nên khá phổbiến trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh Nhân vật có thể là người kể chuyện, người trựctiếp tham gia vào câu chuyện, cũng có thể là người đọc, người viết của chính câuchuyện; có thể là nhân vật chính của lớp truyện này nhưng trở thành nhân vật phụcủa một tuyến truyện khác Sự hoán đổi liên tục vị trí của nhân vật với các “vai” tự
sự tạo cho tác phẩm độ dày hình tượng con người Bên cạnh đó, “việc gấp bội điểm nhìn khiến câu chuyện có những sắc thái lạ lẫm, đa âm bởi sự hiện diện của nhiều giọng nói, biểu lộ tính chất mập mờ của sự thật, của chân lí” (dẫn theo Đặng
Anh Đào) Sự phức tạp và xáo trộn vai kể đem lại hiệu ứng giọng điệu đa thanh rấtđặc trưng của tiểu thuyết Tạ Duy Anh Nhân vật không chỉ là một nhân tố của tự
sự, nó đang ngày càng trở thành chủ thể của tự sự
2.1.2.2 Nhân vật kí hiệu – biểu tượng và phản nhân vật
Nhân vật kí hiệu – biểu tượng
Nhìn chung, đây là kiểu nhân vật bị “làm dẹt”, “tẩy trắng” và xóa mờ mọiđường viền lịch sử (tiểu sử/ tâm lí/ tính cách), chỉ còn lại một cái tên – một kiểu kíhiệu Họ thường hiện diện trong hình hài của kí ức, không diện mạo, không lailịch